Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tháp chiên đàn quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HĨA - THƠNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
------------------------------------

HỒ VĂN QUANG

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
THÁP CHIÊN ĐÀN - QUẢNG NAM

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60 31 70
Luận văn thạc sĩ văn hoá học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Lê Đình Phụng

HÀ NỘI – 2006


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: THÁP CHIÊN ĐÀN TRONG HỆ THỐNG THÁP



6

CHĂMPA
1.1. Vài nét về Vương quốc Chămpa .............................................................

6

1.2. Sơ lược lịch sử hình thành kiến trúc tháp Chămpa .................................

9

1.3. Những đặc trưng cơ bản của kiến trúc tháp Chămpa ........... …………… 11
1.4. Khơng gian vănhóa và lịch sử hình thành tháp Chiên Đàn…………...

18

Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA THÁP CHIÊN

21

ĐÀN
2.1. Đôi nét về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chămpa………………..

21

2.1.1. Nghệ thuật kiến trúc……………………………………………….

21


2.1.2. Nghệ thuật điêu khắc……………………………………………..

23

2.2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tháp Chiên Đàn…………………..

24

2.2.1. Nghệ thuật kiến trúc……………………………………………..

24

2.2.2. Nghệ thuật điêu khắc……………………………………………..

31

2.3. Tháp Chiên Đàn trong mối tương quan với hệ thống tháp Chămpa .......

62

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ

68

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA
THÁP CHIÊN ĐÀN
3.1. Vai trò của tháp Chiên Đàn đối với đời sống cư dân .............................

68


3.1.1. Vai trò của tháp Chiên Đàn trong lịch sử .....................................

68


3.1.2. Vai trò của tháp Chiên Đàn ngày nay ............................................

71

3.2 . Thực trạng và giải pháp………………………………………………

72

3.2.1. Thựctrạng…………………………………………………………….

72

3.2.2. Giải pháp .......................................................................................

75

3.2..3. Kiến nghị.......................................................................................

79

KẾT LUẬN.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO.


84

PHỤ LỤC

88


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa Chămpa cũng như bao nền văn hóa trong 54 sắc màu văn hóa của
dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa đó phát triển khá sớm và cực thịnh trong thời gian
dài, tạo nên sự phong phú và đa dạng. Trong quá trình tồn tại và phát triển người
Chăm đã sáng tạo nên nhiều giá trị văn hóa độc đáo, văn hóa vật thể và phi vât thể.
Nổi bật nhất mà người Chăm để lại cho văn hóa Việt Nam và nhân loại là những
loại hình di tích: đền tháp, thành qch, các tác phẩm điêu khắc đá, và những bi
ký...Thế nhưng, trải qua năm tháng các di tích văn hóa Chăm đã bị ảnh hưởng ít
nhiều do sự tác động của thiên nhiên, sự vô thức của con người và sự tàn phá của
chiến tranh, làm hư hại, làm mất đi khá nhiều những di tích q báu đó. Mặc dầu
vậy, nhưng nền văn hóa ấy vẫn cịn tồn tại những đền tháp, những tác phẩm điêu
khắc cùng những lễ hội... và góp phần tơ thắm cho vườn hoa đa sắc màu của dân
tộc và tỏa sáng trong nền văn minh nhân loại.
Cũng như các di tích Chăm khác, nhóm tháp Chiên Đàn (Tam An, Phú Ninh,
Quảng Nam) có những giá trị văn hóa về nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu
khắc và đời sống tâm linh của cư dân Chăm trong lịch sử. Nhóm tháp Chiên Đàn
gồm ba kiến trúc xếp thành một hàng thẳng theo trục Bắc Nam, được gọi theo
thứ tự: tháp Bắc, tháp Giữa, tháp Nam và được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI đầu thế kỷ XII. Tháp Chiên Đàn có giá trị đặc biệt về hình khối kiến trúc với
các trụ ốp tường và các đường gờ của khối hình chữ nhật hẹp dọc theo chân tháp
làm cho tháp có vẻ duyên dáng cao hơn. Mỗi tháp có ba cửa giả và một cửa ra

vào quay mặt về hướng đơng, phía trên các cửa có vịm cuốn và một bức phù
điêu dạng hình lá đề. Trên các đường diềm mái bằng sa thạch có chạm các mặt
Kala tương tự nhau. Ngoài vẻ đẹp vốn có của đền tháp, di tích tháp Chiên Đàn
cịn có hàng ngàn di vật, cổ vật quý giá.Với những giá trị đặc biệt như trên, tháp
Chiên Đàn đã được xếp hạng di tích Quốc gia vào năm 1989.


Như vậy, nhóm tháp Chiên Đàn có nhiều giá trị về văn hoá nghệ thuật
và kiến trúc điêu khắc, nên việc nghiên cứu tìm hiểu một cách tồn diện để
bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của di tích là việc làm quan trọng và cấp
thiết hiện nay. Đó là lý do để tơi chọn đề tài: “ Bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa tháp Chiên Đàn – Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học chun
ngành Văn hóa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong suốt một thế kỷ qua, các di tích văn hóa Chămpa trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam cũng như tháp Chiên Đàn đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu
ở các lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến một số cơng trình chủ yếu.
Trong những năm 1887 đến 1907 các nhà khoa học người Pháp là C.Lemire,
C.Paris, L.Finot và H.Parmentier… Đã đi điều tra và công bố những bài viết về
các di tích Chăm. Đây mới là bước đầu tiếp cận, các nhà khoa học chỉ giới thiệu là
chủ yếu. Tiếp sau là các nhà nghiên cứu Việt Nam như: Lương Ninh, Cao Huy
Đỉnh, Lê Đình Phụng… Các tác phẩm: Bảo tồn và phát huy Di sản Văn Hóa Việt
Nam, của Lưu Trần Tiêu; Tháp cổ Chămpa sự thật và huyền thoại của Ngơ Văn
Doanh; Di tích Chăm ở Quảng Nam của Hồ Xuân Tịnh; Di tích và Danh thắng
Quảng Nam của Sở Văn hố - Thơng tin Quảng Nam; Phế tích Chămpa khảo luận
về kiến trúc đền tháp của Trần kỳ Phương và Shigeeda Yutaka… là những cơng
trình nghiên cứu có nhiều đóng góp và làm sáng tỏ giá trị văn hóa của các di tích
Chăm.
Nhìn chung, các tác giả mới bước đầu giới thiệu sơ lược vị trí, địa lý cũng
như vài nét về văn hóa thơng qua nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc của

các di tích Chăm nhằm giới thiệu khái quát về nền văn hóa Chăm vùng đất Quảng.
Cũng có một số bài viết trên các tạp chí, thơng tin… có đề cập một vài khía
cạnh nhỏ đến nhóm tháp Chiên Đàn, nhưng hết sức sơ lược. Gần đây có một số bài


nghiên cứu chuyên khảo về tháp Chiên Đàn, góp thêm những nhận thức mới về di
tích này trong văn hóa Chămpa.
Như vậy, nhóm tháp Chiên Đàn bước đầu đã được các tác giả quan tâm đề
cập đến, nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ
và độc lập, riêng biệt, mà chỉ nghiên cứu trong tổng thể của các tháp Chăm.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu và kết quả nghiên cứu của các tác giả đi
trước về tháp Chăm nhằm tìm hiểu lịch sử hình thành, tồn tại và hiện trạng của
nhóm tháp Chiên Đàn.
- Nêu lên những đặc điểm, giá trị nổi bật của nhóm tháp Chiên Đàn trong hệ
thống kiến trúc tháp Chămpa. So sánh tổng thể, cấu trúc mặt bằng và nghệ thuật
điêu khắc của nhóm tháp Chiên Đàn với các tháp Chămpa khác và các tháp gạch
trong khu vực lân cận có cùng dạng mặt bằng như: Khương Mỹ, Dương Long,
Hưng Thạnh, Hoà Lai.
- Sưu tầm, kiểm kê, khảo tả, và bước đầu nghiên cứu các hiện vật có tại di
tích cũng như một số hiện vật của nhóm tháp Chiên Đàn đang trưng bày ở Bảo
tàng Chăm Đà Nẵng và Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, nhằm lý giải sự hình thành và
những nét đặc trưng cũng như làm sáng tỏ hơn về niên đại của nhóm tháp Chiên
Đàn.
- Nêu lên giá trị văn hóa của nhóm tháp Chiên Đàn, làm cơ sở cho những đề
xuất về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là:



- Kiến trúc tháp Chiên Đàn và một số kiến trúc tháp Chăm trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, so sánh giá trị văn hố của nhóm tháp Chiên Đàn với các di tích tháp
Chăm khác.
- Hiện vật có nguồn gốc tại nhóm tháp Chiên Đàn gồm; hiện vật đang lưu
giữ tại di tích Chiên Đàn, hiện vật đang cất giữ tại Bảo tàng Quảng Nam, hiện vật
đang trưng bày và cất giữ tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng và những hiện vật có liên
quan đến nhóm tháp Chiên Đàn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đề cập đến lịch sử, văn hoá và kiến trúc của Vương quốc Chămpa.
Những giá trị văn hóa của nhóm tháp Chiên Đàn với những giá trị tiêu biểu của
các tháp Chăm khác làm cơ sở cho việc đề xuất về bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa di tích
5. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát ghi chép, chụp ảnh hiện trạng của di tích, các hiện vật
liên quan tại hiện trường. Các di vật được đưa về lưu giữ tại các Bảo tàng.
- Hệ thống hóa nguồn tài liệu đã cơng bố về kiến trúc và điêu khắc tháp
Chămpa nói chung và tháp Chiên Đàn nói riêng.
- Từ nguồn tư liệu thu được qua phân tích, so sánh để rút ra đặc trưng các giá
trị văn hóa của tháp Chiên Đàn.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là cơng trình tập hợp tương đối đầy đủ tư liệu về tháp Chiên Đàn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tư liệu giúp các nhà nghiên cứu, du
khách tham quan hiểu về giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc một cách có hệ
thống và đầy đủ của tháp Chiên Đàn.


- Luận văn góp thêm cơ sở khoa học trong việc đề ra các giải pháp nhằm
bảo tồn phát huy giá trị của di tích.
- Nội dung luận văn góp phần đẩy mạnh trong việc nghiên cứu văn hóa

Chăm nói chung, đền tháp Chăm nói riêng, trong đó có tháp Chiên Đàn và là tư
liệu tin cậy cho việc trùng tu tơn tạo và phát huy giá trị di tích.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1: THÁP CHIÊN ĐÀN TRONG HỆ THỐNG THÁP
CHĂMPA.
Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA THÁP CHIÊN
ĐÀN.
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA THÁP CHIÊN ĐÀN.


Chương 1
THÁP CHIÊN ĐÀN TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂMPA

1.1. VÀI NÉT VỀ VƯƠNG QUỐC CHĂMPA
Người Chăm đã lập nhà nước sơ khai của mình từ rất sớm, đó là nhà nước sơ
khai của những tộc người cư trú rải rác trên dãy đồng bằng ven biển miền Trung
Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của Vương quốc Chămpa khá phức tạp,
nhất là vấn đề nguồn gốc dân tộc. Các nhà ngôn ngữ học và dân tộc học xếp người
Chăm vào nhóm ngơn ngữ thuộc hệ Nam Đảo (Austronesian) và ngữ hệ Nam Á
[49, tr.28].
Trước đây, có một vài học giả cho rằng người Chăm ở vùng đảo Đông Nam
Á di cư đến. Một số người cho rằng dân tộc Chăm là bộ phận của các dân tộc hải
đảo ở phía Nam Trung Quốc di cư xuống các đảo và lục địa Đông Nam Á…
Nhưng với kết quả khai quật khảo cổ học trong những năm gần đây, thì phần lớn
các nhà nghiên cứu đã thiên về ý kiến cho rằng người Chăm là một trong những cư
dân bản địa ở miền Trung Việt Nam [48, tr.5].
Nhưng điều đáng chú ý trước tiên là đất bản bộ Chămpa như được ghi chép

trong thư tịch cổ, bia ký, và được quan sát thấy qua các di tích cịn lại, trùng hợp
với địa bàn phân bố của của văn hóa khảo cổ về Sa Huỳnh từ miền Trung Bộ
đến miền Đông Nam Bộ [49, tr.28]. Qua các khu mộ chum và đồ tỳ táng, các
loại hình đồ gốm và một số di vật khác, được phát hiện ở văn hóa Sa Huỳnh, các
nhà khảo cổ học nhận thấy, vào giai đọan cuối của văn hóa Sa Huỳnh, đã xuất
hiện nhà nước sơ khai và có sự kế thừa và phát triển từ gốm Sa Huỳnh sang gốm
Chăm cổ và sự xuất hiện manh nha văn minh Ấn Độ trong xã hội Sa Huỳnh, do
đó nhiều nhà khảo cổ cho rằng nền văn minh Chămpa đã được hình thành trên
cơ sở phát triển văn hóa Sa Huỳnh và sự du nhập, tiếp thu nền văn minh Ấn Độ
vào những năm đầu công nguyên [48, tr.6]. Trên địa bàn văn hóa Sa Huỳnh xưa
kia có nhiều bộ tộc khác nhau sinh sống, trong đó có hai bộ tộc lớn cư trú ở


vùng đồng bằng ven biển: Bộ tộc Dừa (Narikela Vamsa) ở phía Bắc, từ Quảng
Bình đến Bình Định. Và bộ tộc Cau (Kramuka Vamsa) ở phía Nam, từ Phú Yên
đến Bình Thuận. Cho đến nay về tư liệu của nhà nước sơ khai chưa được rõ ràng
và quá ít chủ yếu dựa vào thư tịch cổ Trung Hoa và bi ký Chăm.
Theo thư tịch cổ Trung Hoa ghi nhà nước Chămpa đầu tiên được gọi là Lâm Ấp
đã ra đời vào thế kỷ thứ II sau công nguyên và bia Võ Cạnh (Nha Trang) cùng
có niên đại thế kỷ II sau công nguyên, cùng thời với quốc gia Sri Mara. Văn hóa
Sa Huỳnh giai đoạn muộn rất gần, thậm chí trùng với buổi đầu của nhà nước
Chămpa mà ta biết được. Vậy văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa có sự kế
tiếp hay có sự lấn lướt, thì đến nay với cứ liệu khảo cổ học và dân tộc học có thể
thấy được sự kế thừa, cịn sự nối tiếp thì chưa thực sự hồn tồn minh xác [49,
tr.29].
Theo nội dung tấm bia Võ Cạnh; Sri Mara là người sáng lập ra triều đại đầu tiên
của tiểu quốc Nam Chăm, cùng thời gian ở phía Bắc, huyện Tượng Lâm bị đặt
dưới ách thống trị hà khắc của nhà Hán. Năm 190 - 193, nhân khi Trung Hoa
loạn lạc, nhân dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy giết huyện lệnh, giành lấy chủ
quyền và thành lập quốc gia độc lập. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa (sử Trung

Hoa ghi là Khu Liên), được nhân dân tôn làm vua. Quốc gia mới thành lập của
Khu Liên, mà địa bàn hoạt động chính là từ vùng Quảng Nam đến Quảng Bình
ngày nay, được thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước Lâm Ấp [48, tr. 6].


Lâm Ấp (192-757)
Lâm Ấp là quốc gia đầu tiên của người Chăm có vai trị quan trọng trong
lịch sử vương quốc Chămpa. Theo sử liệu Trung Quốc có thể thấy rằng quá trình
phát triển và hình thành nhà nước Chămpa xuất hiện lần lược theo ba tên gọi; Lâm
Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Chămpa).
Trong thời gian này, hai tiểu Vương sống độc lập và phát triển trong vài thế
kỷ. Thủ phủ của tiểu vương quốc phía Nam đóng tại vùng Panduranga (Phan Rang
ngày nay). Kinh đô của tiểu vương quốc phía Bắc là Simhapura (vùng Trà Kiệu
ngày nay).
Vào khoảng thế kỷ thứ VII, hai Tiểu vương quốc này hợp nhất lại thành
vương quốc Chămpa và Simhapura (Trà Kiệu) được chọn làm kinh đơ.
Hồn Vương (758 - 859).
Theo sử Trung Quốc, năm 758, Lâm Ấp được đổi tên là Hoàn Vương và tồn
tại cho đến cuối thế kỷ thứ IX, kinh đô của vương quốc này được đặt tại xứ Ninh
Thuận, Bình Thuận (Panduranga) ngày nay lấy tên là Virapurra. Và cái tên Hoàn
Vương chỉ tồn tại đến năm 859 khi kết thúc triều đại Vikrantarman III.
Chămpa (từ 875).
Năm 875, Indravarman lên làm vua kế nghiệp Vikrantarman III. Kinh đô của
vương quốc lại được dời về phía Bắc tại Indrapura (Đồng Dương) thuộc tỉnh
Quảng Nam ngày nay. Và cũng từ thời điểm này trở về sau, quốc hiệu chính thức
của dân tộc Chăm là Chămpa.
Tuy thống nhất về lãnh thổ, nhưng những cuộc đấu tranh giành quyền lực
giữa hai bộ phận quý tộc Nam và Bắc thường xuyên diễn ra. Những cuộc tranh
chấp gay gắt đó có lúc cịn nhờ vào sức mạnh của các nước láng giềng đã khiến
cho vương quốc Chămpa suy yếu. Chiến tranh thường xảy ra giữa vương quốc



Chămpa với các nước Khmer, Đại Việt… làm cho Chămpa càng kiệt quệ hơn.
Quân Chămpa đã hai lần (1468, 1469) tiến công Đại Việt, vua Lê Thánh Tông
buộc phải thân chinh cầm quân đánh dẹp. Năm 1471 quân Đại Việt đã vây thành
bắt vua Chăm và dùng hàng thần người Chăm cho trông coi vùng đất mới chiếm
được, đồng thời cho người Việt di cư vào sinh sống, và họ cùng với người Chăm
khai khẩn những vùng đất còn bỏ hoang. Vai trị chính trị của vương quốc Chămpa
từ đó xem như chấm dứt, người Chăm trở thành một bộ phận cư dân trong số 54
dân tộc ở Việt Nam [48, tr. 8].
1.2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KIẾN TRÚC THÁP CHĂMPA
Tháp Chăm cũng như bao loại hình kiến trúc cổ khác ở nước ta nhưng nó có
một giá trị độc đáo và một phong cách riêng biệt, phản ánh đời sống tâm linh của
người Chăm và thể hiện những tinh hoa của dân tộc; được xây dựng theo một mơ
hình riêng, trình độ kỹ thuật cao và có mặt theo suốt chiều dài lịch sử ngàn năm.
Cho đến nay, khi nghiên cứu đến các kiến trúc tháp Chăm các nhà nghiên cứu cho
rằng; tháp Chăm được xây dựng theo mơ hình ảnh hưởng từ các kiến trúc tháp Ấn
Độ và việc thờ cúng cũng mang đậm nét văn hóa Ấn Độ.
Ngay từ những thế kỷ trước cơng ngun, các thương gia Ấn Độ đã có mặt ở
các vùng đất khu vực Đơng Nam Á trong đó có miền Trung Việt Nam, họ sang đây
buôn bán trao đổi hàng hóa và hình thành nên mối quan hệ và giao lưu văn hóa ban
đầu giữa văn hóa Ấn Độ với các nền văn hóa khu vực Đơng Nam Á, trong đó có
Việt Nam. Trong q trình vượt biển bn bán dài ngày đầy hiểm trở bất trắc,
ngoài những thương nhân cịn có cả những người Balamơn, phật tử họ đi theo
thuyền với sứ mệnh tâm linh cầu mong cho sự đi lại bình an, bn bán thuận lợi,
hay những võ sĩ tầng lớp Ksatriya có sức mạnh chuyên sử dụng vũ khí để bảo vệ
che chở cho chuyến đi. Thời gian gom hàng, đợi gió mùa để quay về cố quốc, họ
xây dựng các thương điếm của mình. Từ những cơ sở này họ ln duy trì những



sinh hoạt tơn giáo và tìm cách gây ảnh hưởng ra bên ngoài với người dân ở đây.
Ngoài những quan hệ bn bán, họ cịn muốn giữ mối quan hệ tình cảm và truyền
bá văn hóa tơn giáo gây ảnh hưởng lớn với người dân bản địa.
Như vậy, văn hóa tôn giáo Ấn Độ ngày càng thấm sâu vào người dân miền
Trung Việt Nam, nó đã phát triển trở thành tôn giáo chi phối đời sống tinh thần của
người dân nơi đây và theo suốt tiến trình lịch sử thể hiện trên nhiều lĩnh vực, đặc
biệt rõ nét nhất là trên các kiến trúc đền-tháp và các tác phẩm điêu khắc của người
Chăm.
Qua tư liệu lịch sử, và các cuộc khảo cổ học các nhà nghiên cứu đã tìm thấy
nhiều di vật có niên đại rất sớm (trước khi có ngôi tháp đầu tiên- thế kỷ thứ IV),
chứng tỏ trong thời gian đầu các cơ sở tôn giáo chỉ là thờ ở những tảng đá hoặc
dưới gốc cây đặt những tượng để nguyện cầu, dần hịa nhập với tơn giáo bản địa
người ta thờ cúng trên nền tảng bản địa, giống như các ngôi đền của Ấn Độ giáo
thuở sơ khai chỉ là một bàn thờ Yony-linga bằng đá, sau đó làm thêm một hàng rào
bằng cây gỗ bao chung quanh; đến giai đoạn kế tiếp là dựng một cái chòi lá tranh
hay bằng gổ tre che bàn thờ; về sau đến thời kỳ phát triển nó mới trở thành một đền
thờ có tường vách bọc kín mang hình dáng ngọn núi Shikhara [39, tr.86].
Trong thời gian đầu các kiến trúc đền thờ người Chăm xây dựng bằng các
vật liệu nhẹ dựa trên sự kế thừa về vật liệu và bình đồ những kiến trúc thờ tín
ngưỡng bản địa, những kiến trúc có bộ khung gỗ, tre, lợp mái lá. điều này được
chứng minh với ngôi đền đầu tiên xây dựng ở Mỹ Sơn (B1), và những thế kỷ tiếp
theo người Chăm dựng khá nhiều đền tháp và thờ các vị thần Ấn Độ giáo, trong đó
thờ thần Siva giữ vai trò chủ đạo. Sự kế thừa này cho thấy tơn giáo Ấn Độ đã hịa
nhập vào với tín ngưỡng bản địa và khẳng định đời sống tâm linh của người Chăm.
Trong đời sống tinh thần ấy nhu cầu đòi hỏi cần có những cơng trình tơn giáo có
tính bền vững. Ngồi việc sử dụng các vật liệu có sẳn tự nhiên, họ đã chế tác được


gạch, ngói phục vụ cho xây dựng, và sử dụng các vật liệu như đá, gỗ cho kiến trúc
và các trang trí họa tiết hoa văn cũng bắt đầu xuất hiện. Nhìn chung lịch sử hình

thành các kiến trúc Chăm chuyển biến từ các vật liệu nhẹ đến sử dụng vật liệu xây
dựng bền vững. Kiến trúc chuyển từ đền thờ theo mơ hình đền thờ các tín ngưỡng
bản địa có trước đó, dần chuyển sang kiến trúc tháp hồn toàn mang đậm ảnh
hưởng của kiến trúc tháp Ấn Độ. Quá trình chuyển biến này diễn ra khá lâu dài,
từng giai đoạn khác nhau và được thể hiện thông qua các cơng trình kiến trúc.
Trong q trình tồn tại và phát triển, thích nghi với điều kiện và phục vụ thiết
thực cho đời sống tâm linh của người Chăm. Người Chăm cịn cải tiến trong q
trình xây dựng để phù hợp với sự tiến bộ khoa học của mỗi thời kỳ được ứng
dụng phục vụ cho tôn giáo. Kiến trúc đền tháp Chămpa phát triển rực rỡ mà
thành tựu của nó để lại cho đến ngày nay.
1.3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KIẾN TRÚC THÁP CHĂMPA
Kiến trúc Chămpa ảnh hưởng rất lớn với nghệ thuật Ấn Độ, tháp xây dựng
mục đích chính là thờ cúng các vị thần và Vua thần, nhằm tôn vinh quyền lực của
mỗi ông Vua khi lên ngôi. Tháp xây dựng trên một đồi cao, hay một khu đất rộng
và nhô lên, thường là một tổng thể bao gồm một ngơi đền chính, tiếng Chăm gọi là
Kalan, kết hợp với các đền thờ nhỏ xung quanh. Một Kalan ở vị trí trung tâm, đối
diện với Kalan là một tháp cổng (gopura) có hai cửa trổ về hướng đông - tây.
Trước tháp cổng là một nhà dài (mandapa), mái lợp ngói, có nhiều cửa sổ và cửa
chính mở về hướng Đơng - Tây, đây là nơi để tỉnh tâm, cầu nguyện và chuẩn bị lễ
vật, múa hát thiêng… trước khi hành lễ thánh tẩy tại Kalan.

Nhà dài (Mandapa) trong kiến trúc tháp Chăm có ba loại:
- Loại khơng có tường bọc kín mà chỉ sử dụng hàng cột lớn bằng gạch hoặc
đá để chống đỡ mái ngói, như ở Mỹ Sơn B14, PơNagar Nha Trang, Đồng
Dương.v.v…


- Loại có tường bọc kín và trổ nhiều cửa sổ, như Mỹ Sơn D1, D2…
- Loại dùng hàng cột gỗ để đỡ mái, như ở Pô Kloong Garai. Loại này vì vật
liệu gỗ nên hầu như khơng cịn.

Phía trước về bên phải Kalan, bao giờ cũng có một kho lễ vật (Kosagrha),
đây là kiến trúc bằng gạch, mái cong hình thuyền; có một hoặc hai phịng; cửa
chính ln mở về hướng bắc, là hướng thần Tài Lộc (Kuvera); và hai cửa sổ có
chấn song con tiện bằng sa thạch ở hai đầu đông và tây. Ngôi tháp này cũng dùng
để nấu thức ăn cúng dâng cho chư thần, ngày nay người dân Chăm Ninh Thuận gọi
tháp này là “Tháp Lửa”. Ngôi tháp lửa này tượng trưng cho kho báu và sự trù phú
của Vương quốc.
Ngồi ra, có nơi cịn có thêm tháp dựng đối diện tháp lửa bên trong có một
bể cạn hình bầu dục bằng sa thạch để chứa nước thiêng dùng làm lễ thánh tẩy tại
Kalan mỗi khi hành lễ, hiện Mỹ Sơn cịn nhìn thấy (B6).
Bao quanh Kalan, những điện thờ nhỏ thờ các vị thần phụ trông coi các
hướng trời. Tiếp theo là các bức tường thấp bao quanh khu tháp. Trong kiến trúc
Ấn Độ giáo những bức tường thấp này tượng trưng cho những dãy núi bao bọc các
đại dương chung quanh ngọn núi vũ trụ Mêru là ngơi đền chính trong nhóm.
Ngồi những tổng thể to lớn như Mỹ Sơn, Đồng Dương, Pô Nagar Nha
Trang; và những nhóm tháp riêng biệt như Tháp Bạc, Cánh Tiên, Pô Kloong Garai,
Pô Ramê…; đặc biệt, trong kiến trúc đền - tháp Chămpa, cịn có những nhóm gồm
ba Kalan dựng sát bên nhau như Hòa Lai, Khương Mỹ, Hưng Thạnh, Dương Long
và Chiên Đàn.
Tất cả những nhóm tháp ba Kalan thường được xây dựng trên đồng bằng
hoặc trên những gị đất thấp, ngồi ba ngơi tháp chính thì vẫn có những cơng trình


phụ xung quanh, như tháp Chiên Đàn phía trước vẫn có một ngơi nhà dài, và xung
quanh khu vực tháp cịn có các khu tháp liên quan; như tháp Lạn (An Phú)...
Kalan là nơi thờ linh tượng của các vị thần Ấn Độ giáo hay Phật giáo; hoặc
một bộ linh vật Yony- Linga đặt trong chánh điện.
Kalan chính là nơi trú ngụ của các chư thần, thân tháp được giải thích như
một hang động và mái tháp mang hình tượng ngọn núi (Shikhara) đều là nơi an ngụ
lý tưởng của thần linh. Các bức tường phía bên ngồi tháp được chạm trổ cầu kỳ

đến từng chi tiết; ngược lại, các bức tường bên trong khơng hề được trang trí; nội
điện chỉ để bày một bàn thờ đơn giản.
Hầu hết Kalan đều xoay mặt về hướng đông, là hướng cư ngụ của thần linh,
hướng mặt trời mọc, mở đầu cho sự vận hành của vũ trụ. Nhưng cũng có những
Kalan có trường hợp ngoại lệ do địa hình hay một lý do gì đấy mà người ta quay
cửa về hai hướng Đông – Tây (Mỹ Sơn A1). Hướng tây người ta quan niệm là nơi
các vị thần linh và ông bà q cố, về cỏi Tây phương. Ngồi ra, cịn một nhóm tháp
riêng biệt dựng trên sườn núi, có Kalan xoay về hướng nam nơi có những cánh
đồng rộng, đó là nhóm Pơ Dam ở miền Nam vương quốc [39, tr. 87].
Chánh điện (garbhagrha) của Kalan là một căn phòng hẹp, đây là nơi linh
thiêng nhất của ngơi đền, bài trí một bàn thờ đặt linh tượng của chư thần hoặc
Linga ngay ở trung tâm nội điện. Ngẫu tượng được đặt trên một cái bệ Yony có vịi
ln xoay về hướng bắc gọi là snàna-droni, cái bệ này dùng để thoát nước thánh
tẩy khi làm lễ tắm ngẫu tượng. Tượng thờ trong chánh điện được mang y phục và
đồ trang sức bằng kim loại quý; một bộ trang sức gồm mũ miện, hoa tai, vòng đeo
cổ, ngực, tay và chân… bằng vàng. được tìm thấy tại ngơi đền C7 khu tháp Mỹ
Sơn, là một điển hình cho nghi thức thờ tự này.


Trong chánh điện cịn có thêm một cái hầm vng ngay dưới bàn thờ, để rút
nước thánh tẩy trong khi hành lễ, như ở Kalan Mỹ Sơn B1 và F1; hoặc lỗ thốt
nước ra ngồi tháp gọi là soma-sutra như ở Kalan Pô Nagar nha Trang, Kalan Mỹ
Sơn A1, Mỹ Sơn C7 và tháp giữa Chiên Đàn… chung quanh bàn thờ có một lối đi
hẹp để đi vịng theo chiều kim đồng hồ khi hành lễ (pradakshina-patha). Ở những
di tích Phật viện Đồng Dương, bàn thờ được đặt sát vào hướng phía tây của chánh
điện, tín đồ hành lễ ngay trước mặt bàn thờ.
Trong chánh điện thường dựng thêm một tán bằng gỗ có bốn cột trụ để che
lấy bàn thờ, như ở Kalan Pơ Kloong Garai hoặc chỉ cịn lại bốn chân đá tán như ở
tháp C7 ở Mỹ Sơn. Hiện nay, tại Nhà trưng bày Mỹ Sơn người ta đã phục dựng lại
một tán bằng gổ, che trên một bộ Linga yony và đang trưng bày. Chánh điện xây

dựng rất kín, khơng có cửa sổ nên bên trong rất tối, vì thế trong ba vách tường phía
trong đều có những ơ nhỏ hình tam giác dùng để đặt đèn. Các bức tường bên trong
chánh điện có khi được nới rộng hoặc được đục khoét lởm chởm cho giống một
hang động, nơi cư ngụ được ưa chuộng của chư thần; vết tích sự đục kht này cịn
thấy rất rõ ở hầu hết các Kalan như Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bằng An…
Chánh điện được giữ kín đáo bằng một khung cửa đá có hai cánh cửa bằng
gỗ quý, ngày nay, những bộ cánh cửa gỗ này còn thấy ở Kalan Pơ Nagar Nha
Trang, Pơ Kloong Garai và Pơ Ramê, cịn ở những di tích khác, đơi cánh cửa gỗ bị
mất, chỉ còn lại những lỗ mộng tròn trong khung cửa đá như ở C1 Mỹ Sơn, Chiên
Đàn, Dương Long…
Nối liền với chánh điện về phía cửa chính, là một tiền điện hẹp và dài,
thường đặt một cặp tượng bò Nandin, nằm chầu vào chánh điện, ngày nay còn thấy
ở Kalan Pô Kloong Garai và Pô Ramê. Tiền điện hẹp dẫn vào chánh điện u tối
tượng trưng cho lối dẫn vào hang động, từ ánh sáng dần vào bóng tối, là nơi an ngụ
của chư thần. Mặt khác, tiền điện hẹp cịn dẫn tín chủ từ một thế giới phức tạp vào


một nơi đơn giản để dễ dàng tự thanh tịnh trong nghi thức hòa nhập với đấng linh
thiêng.
Trước cửa vào tiền điện có hai trụ cửa bằng sa thạch được chạm trổ cơng
phu. Những trụ cửa này thường có hình trịn, hình bát giác, hoặc hình tứ giác chạm
trổ hoa văn cầu kỳ, tùy theo thời kỳ mà thay đổi. Người Chăm có truyền thống ghi
khắc văn bia lên những trụ cửa đá này, mà ngày nay chúng ta còn nhìn thấy ở các
di tích; như Pơ Nagar Nha Trang, Hà Trung…
Trước cửa vào các bậc cấp bằng đá; hai bên bậc cấp có hai thành bậc cũng
bằng đá, mặt ngồi của thành bậc trang trí nhiều hình tượng khác nhau; trước bậc
cấp bao giờ cũng có một phiến đá mỏng dẹp hình bán nguyệt chạm trổ những cánh
sen.
Trên hai trụ cửa vào đặt một lanh tô (lintel) chạm trổ hoa văn; trên lanh tơ có
một tấm tym pan (tympanum) bằng sa thạch hình ơ van (ovale) thể hiện hình tượng

vị thần được thờ trong Kalan. Hầu hết, những tym pan đều là những tác phẩm điêu
khắc có giá trị nghệ thuật cao, được chạm trổ hoàn chỉnh; một trong những đề tài
được ưa chuộng để thể hiện trên tym pan là hình tượng thần Siva múa điệu vũ trụ
Tandawa. Hình tượng của thần Siva, đấng hủy diệt, được đặt trên cửa vào là để hộ
trì cho ngơi tháp được thanh tịnh, tránh sự xâm phạm của các thế lực hữu hình
cũng như vơ hình đến chốn thiêng liêng.
Những phần trang trí bằng sa thạch như trụ cửa, tym pan, lanh tô… thường
được sơn màu đỏ, cho trùng với màu gạch của ngơi đền; vết tích của màu sơn đỏ
này, ngày nay cịn nhìn thấy trên những trụ cửa ở Mỹ Sơn.
Kalan Chămpa được thể hiện theo một kiểu thức cơ bản. Đó là một kiến trúc
có bình đồ hình vng, mái tháp hình chóp có ba tầng và một đỉnh tháp nhọn bằng


sa thạch. Kalan có ba phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp. Trên mỗi phần thường
được chạm khắc và tượng trưng theo mỗi chủ đề.
- Đế tháp tượng trưng cho thiên giới;
- Thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi tín chủ tự thanh tịnh chính
mình để có thể tiếp xúc với tổ tiên để hịa nhập với thần linh hoặc để tâm thức
được thăng hoa;
- Mái tháp tượng trưng cho thế giới thần linh, nơi chư thần quần tụ.
Đế tháp chạm trổ hình tượng hoa lá; động vật như voi, sư tử; hoặc các đấng
hộ trì ngơi đền đứng trong những vịm cung nhỏ trang trí hình tượng kala-makara;
hoặc những hoạt cảnh trong thần thoại, vũ nữ và nhạc công thiên tiên… Đế tháp từ
thế kỷ thứ X về sau thường được lắp ghép bằng sa thạch như kalan Mỹ Sơn B1,
hoặc ốp quanh bằng sa thạch như Khương Mỹ, Tháp Bạc, Chiên Đàn… Những
hình tượng chạm trổ quanh đế tháp biểu hiện những hoạt cảnh trên thiên giới là quê
hương của các chư thần.
Thân tháp trang trí những hàng trụ áp tường (pilastre), và giữa trụ áp tường
(inter-pilastre). Thơng thường có năm trụ áp tường, cái chính giữa bị che khuất bởi
một cái cửa giả lớn (false door) ở mỗi mặt tháp. Cửa giả lớn của Kalan là một cơng

trình rất cơng phu với hệ thống vòm cuốn (torana) độc đáo, nghệ thuật chạm trổ
tinh xảo làm nổi bật giá trị thẩm mỹ của đền tháp Chămpa. Trong cửa giả lớn bao
giờ cũng có hình tượng chư thiên đứng hộ trì cho mỗi đền (lokapala) với gương
mặt thành kính, hai tay chắp trước ngực cầm một đóa hoa sen. Trên ba cửa giả có
ba tấm tym pan bằng gạch hoặc bằng đá thường thể hiện tượng nữ thần Laksmi, vợ
của thần Visnu, nữ thần của sắc đẹp, sự trù phú và hưng thịnh; ngài là đấng hộ trì
để cho ngơi đền ln được sung mãn. Chân tháp nằm tiếp giáp đế tháp, mỗi trụ áp
tường ở phần chân tháp đều có vật trang trí chân tháp thường có hình ách-bích (xìbích) nhiều lớp; hoặc trang trí vịm cuốn nhỏ chạm trổ hoa lá. Cóc-ních (cornice)


tiếp giáp với mái tháp được cấu tạo thành những đường gờ, chạm trổ công phu
bằng những đường diềm trang trí hoa lá. Mỗi góc cóc-nich đều có vật trang trí góc
thể hiện hình tượng thiên nữ apsaras, thủy qi makara, hoặc hình ngọn lửa thiêng
cách điệu thành nhiều kiểu thức khác nhau qua từng phong cách nghệ thuật. Bốn
góc cóc-ních trên mái tháp có bốn tháp góc thể hiện một điện thờ nhỏ được trang
trí cơng phu.
Sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mơ tiếp trang trí phức tạp trên những bộ
phận to nhỏ của một ngôi đền Chămpa, tượng trưng cho những chu kỳ vô tận của
thời gian và của kỷ nguyên vũ trụ, cũng như vô lượng kiếp tái sinh của con người;
và chính nơi đây, qua ngơi đền, tín chủ bày tỏ lịng chí thành và hướng vọng đến sự
giải thoát tối thượng được cứu độ bởi thần linh.
Mái tháp có ba tầng, một chóp tháp và một đỉnh tháp, càng lên cao càng thu
hẹp lại biểu tượng cho ngọn núi. Mỗi tầng mang hình dáng của một ngôi đền nhỏ
với đầy đủ những bộ phận chính như trụ áp tường, cửa giả nhỏ, chân tháp, cócních… Trên các tầng tháp trang trí ngẫu tượng và vật cưỡi của 33 vị thần trong Ấn
Độ giáo như ngỗng thần Hamsa, chim thần Garuda, bò thần Nandin, voi, sư tử….
Trên mỗi góc cóc-ních của mỗi tầng đều có bốn tháp góc; mỗi tầng tháp tượng
trưng cho một tầng trời nơi cư ngụ của chư thần. Trên tầng thứ ba là chóp tháp, đây
là một phiến đá lớn hình bát giác, tứ giác hay hình trịn. Trên đó chạm mặt nạ thần
Thời gian (Kala), rắn thần Naga hoặc bị thần Nandin, hoặc tám vị thần hộ trì tám
phương thiên giới (Astadikpàlakas)… như ở Mỹ Sơn, Vân Trạch Hòa, Chiên Đàn

và Pơ Kloong Garai… chóp tháp này gọi là àmalaka.
Đỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, đặt trên chóp tháp; phần dưới của
đỉnh tháp trang trí những cánh sen, tượng trưng cho ngọn núi thiêng Kailasa, chốn
an ngụ của thần Siva; đỉnh tháp thường được bọc bằng vàng hay bạc để làm tăng
thêm vẻ đẹp rực rỡ uy nghi của ngôi đền. Đỉnh tháp là nơi cao nhất của ngôi đền,


mang hình tượng đóa sen (padma) tượng trưng cho sự giải thoát tối thượng; là cột
trụ (yupa) biểu tượng cho hạnh nguyện của nhà vua và hoàng tộc; là nơi ngơi đền
phóng tỏa năng lực huyền bí của nó vào vũ trụ; là nơi hòa nhập tiểu ngã cá nhân
(atman) vào đại ngã vũ trụ (brahman)… [39, tr. 79-80].
1.4. KHÔNG GIAN VĂN HĨA VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÁP CHIÊN
ĐÀN
Tháp Chiên Đàn toạ lạc trên một vùng đất rộng lớn của xã Tam An, huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam. Tháp Chiên Đàn cũng như bao đền tháp Chăm khác,
người ta xây dựng tháp mục đích chính là thờ cúng, tín ngưỡng tơn giáo và
ngồi chức năng chính về tín ngưỡng, thì đơi khi cũng thể hiện quyền uy, sự
giàu có của triều vua lúc đó và đời sống kinh tế của cư dân quanh vùng di tích.
Theo các nhà nghiên cứu tháp Chiên Đàn xây dựng vào khoảng từ thế kỷ XI đến
thế kỷ XII. Tên gọi tháp Chiên Đàn theo lịch sử để lại là nó gắn liền theo tên gọi
của địa danh nơi đây, tháp xây dựng ở vùng đất thuộc xã Chiên Đàn, nên gọi là
tháp Chiên Đàn (Tài liệu của người Pháp ghi lại là tháp Chiên Đàng).
Xã Chiên Đàn trong quá trình lịch sử, bị xáo trộn về địa giới và cũng nhiều
lần đổi thay tên gọi. Xã Tam An ngày nay nguyên là xã Chiên Đàn, thuộc tổng
Chiên Đàn, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa. Từ năm 1402 Hồ Hán Thương thành
lập 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa di dân miền Bắc vào lập ấp, mở mang đất đai
bình định xứ sở. Đến năm 1435 Lê Thái Tôn đổi 4 châu làm 3 lộ phủ: Phủ Thăng
Hoa, Phủ Tư Nghĩa và Phủ Hoài Nhân. Đến tháng 8 năm Tân Mão (1471) Vua Lê
Thánh Tông đặt ra Thừa tuyên Quảng Nam cũng thuộc các Phủ huyện trên.
Theo Phủ biên tập lục của Lê Quý Đôn thì địa giới của xã Tam An khi sơ

khai rất rộng. Phía đơng giáp biển, phía tây giáp núi Chúa (núi Thanh Lâm), phía
Nam giáp Trà Ký - huyện Trà My, phía Bắc giáp huyện Thăng Bình. Chứng tích
cịn lại ngày nay, trên bản đồ Quảng Nam do người Pháp vẽ, có ghi nguồn Chiên
Đàn. Ở đây có mỏ vàng Bồng Miêu, khúc sông đãi vàng, gọi là sông Lô Đông,


thuộc địa phận Chiên Đàn. Hiện nay cịn một thơn gọi là thơn Chiên Đàn ở vùng
này.
Về phía đơng có một đầm lớn của công xã Chiên Đàn, nằm sát đồi cát bờ
biển trong địa bàn hai xã Tam Thăng và Tam Thành ngày nay. Thời thuộc Pháp
gọi là vùng Đầm. Dần dần về sau cát lấp, các Vua chúa, nhất là đời nhà Nguyễn,
việc khai thác các tỉnh miền Nam được đẩy mạnh, nên lấp đầm làm ruộng. Địa bàn
bao la như vậy, núi sông, ruộng đồng rất phong phú đa dạng, nhiều cánh đồng phì
nhiêu như: đồng lớn Dương Đàn, đồng Cô Tiền vùng Gia Thọ, Long Phước…
Các vùng Đầm mà người ta sang lấp để làm ruộng, phải chăng đây chính là
nơi lấy đất chế tác gạch của người Chăm xưa (?). Vì chính vùng đất này ngồi tháp
Chiên Đàn, tháp An Phú (phế tích) có thể còn nhiều kiến trúc xung quanh khu vực
tháp Chiên Đàn. Qua các cuộc khảo sát và khai quật vừa qua đã phát hiện nhiều di
vật nằm rải rác các vùng lân cận. Hòn đá nia (Yony) bộ Linga Yony ở An Phú và
hàng trăm hiện vật tìm thấy, đang được bảo quản tại kho Chiên Đàn.
Từ những tư liệu lịch sử để lại, chúng ta có thể khẳng định vùng đất ngày
xưa của Chiên Đàn rất rộng lớn, giàu tài ngun khống sản và có nguồn lực con
người dồi dào, đồng thời vùng đất này đã hội tụ đủ các yếu tố về tâm linh và thỏa
mãn những nhu cầu tôn giáo. Tháp Chiên Đàn được xây dựng dựa trên các yếu tố;
vùng đất thiêng, về phong thuỷ có núi Thanh Lâm (núi chúa), sơng Tam Kỳ dịng
sơng cái, (sơng mẹ)… Những điều kiện địa lý cảnh quan nơi đây, hội tụ đủ yếu tố
xây dựng nên cơ sở tôn giáo của người Chăm, mà sau này trở thành trung tâm văn
hóa cho các triều đại kế cận.



Tiểu kết chương 1
Vương quốc cổ Chămpa thoát khỏi ách đô hộ của các triều đại phong kiến
Trung Quốc đã ra đời và tồn tại trong một thời gian dài trên dãy đất miền Trung bộ
Việt Nam ngày nay.
Trong quá trình phát triển người Chăm đã tiếp nhận và ảnh hưởng đậm nét
của văn hóa Ấn Độ. Vương quốc cổ Chămpa đã trải qua ba thời kỳ lịch sử văn hóa
lớn là Simhapura, Panduranga và Vijaya. Vương quốc Chăm đã chuyển dời kinh
đô nhiều nơi từ Quảng Nam, Nha Trang đến Bình Định ngày nay. Mỗi một triều
đại, mỗi một địa điểm người Chăm đều góp phần tạo nên những nét đặc trưng của
nền văn hóa độc đáo, thể hiện qua các bi ký, đền tháp và thành lũy còn dấu tích
khắp các tỉnh dọc miền Trung Việt Nam ngày nay.
Mặc dù bị tác động bởi thiên nhiên, chiến tranh và con người các kiến trúc
Chăm cịn lại khơng nhiều, phần lớn là phế tích. Nhưng cũng may mắn những kiến
trúc còn lại đều tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật với những đại diện từ Phú
Hài Hòa Lai cho đến Pô Klaung Grai, Yang Prong… Mỗi phong cách kiến trúc có
những đặc điểm riêng, nhưng tuân thủ chặt chẻ những quy luật tạo hình từ tổng thể
đến chi tiết và thể hiện được nội dung tôn giáo.
Lịch sử phát triển kiến trúc Chămpa cho thấy các giai đoạn phát triển rực rỡ,
nhất là giai đoạn từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI với nhiều đền tháp chủ yếu là vùng đất
Quảng Nam, trong đó có tháp Chiên Đàn.
Xét cả về không gian và thời gian tháp Chiên Đàn có vị trí quan trọng và những
giá trị văn hóa nghệ thuật, kiến trúc độc đáo, góp phần tạo nên tính đa dạng và
giàu bản sắc của di sản văn hóa Việt Nam.


Chương 2
GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA THÁP CHIÊN ĐÀN

2.1. ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC CHĂMPA
Khi nghiên cứu các cơng trình kiến trúc tơn giáo đặc biệt là cơng trình kiến

trúc Chăm, các nhà nghiên cứu không bao giờ tách bạch giữa kiến trúc và điêu
khắc, bởi lẽ kiến trúc và điêu khắc hòa quyện vào nhau, có mối liên hệ khắn khít
tạo nên một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh. Đối với kiến trúc Chăm, thì mối liên
kết đó cịn thể hiện rõ hơn. Kiến trúc Chăm thường được khắc tạc chạm trổ, trang
trí trên mặt tường tháp, vừa tạo nên nghệ thuật điêu khắc của người Chăm vừa có
cơng năng chịu lực với một số điểm trọng yếu của ngôi tháp, như trụ cột, trang trí
góc… tạo nên diện mạo của cơng trình. Bên cạnh đó các tác phẩm điêu khắc liên
quan lại quy định nội dung tôn giáo của kiến trúc. Điêu khắc trang trí kiến trúc và
tác phẩm điêu khắc hòa quyện vào nhau, thống nhất với nhau đã làm nỗi bật nội
dung tôn giáo thể hiện. Nhưng ở mỗi nghệ thuật vẫn có những nét thể hiện khác
nhau, tùy theo mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn hay mỗi ý tưởng, mỗi chủ đề của một
triều Vua khác nhau họ thể hiện nghệ thuật điêu khắc khác nhau, mặc dù nghệ
thuật kiến trúc thể hiện nội dung có phần giống nhau. Nhìn chung đối với các di
tích Chăm nói chung tháp Chiên Đàn nói riêng có những nét riêng biệt về nghệ
thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc.
2.1.1. Nghệ thuật kiến trúc
Hầu hết các đền tháp Chăm có mặt bằng hình vng, chỉ có một cửa quay
mặt về hướng Đơng hướng hội tụ của Thần linh, cịn các hướng khác là cửa giả,
nhưng cũng có những trường hợp cá biệt cửa quay về hai hướng Đông và Tây
(Tháp A1 Mỹ Sơn), người ta quan niệm hướng đông hướng thần linh, hướng tây là


nơi ngự trị của những người đã chết. Trong lòng tháp người ta đặt một bộ ngẫu
tượng sinh thực khí Linga-Yony, nơi hóa thân của các vị thần, vì chức năng chính
của các đền tháp là nơi thực hiện lễ nghi tôn giáo, không gian linh thiêng nhất chỉ
dành cho các vị thần và cũng là nơi giải bày của các vị Bàlamơn vào đây tế lễ. Vì
lịng tháp chật hẹp nên chỉ các vị Bàlamôn thụ pháp mới được vào làm lễ cịn các
tu sĩ khác thì hành lễ trước cửa.
Hình thức kiến trúc của một ngơi tháp thường được thể hiện làm ba phần:
đế, thân và mái. Phần đế được xây bề thế tạo thành nhiều tầng cấp, có các bậc lên

cửa chính, nơi vào chánh điện. Phần đế tháp thường được xây vững chãi có độ dày
từ 2,5m đến 3,5m là những tường gạch, những cơng trình về sau được xây bằng đá
hay ốp đá trang trí, đây là một trong những đặc trưng của kiến trúc đền tháp
Chămpa. Phần thân được trang trí các cửa giả và trụ ốp tường, các thành phần cấu
tạo khung cửa, vịm cửa người ta trang trí làm nổi bật, tạo nên hình dáng đền tháp
có sự khác biệt và đây cũng là những tiêu chí đánh giá niên đại và phong cách kiến
trúc đền tháp Chămpa. Những vịm cửa có niên đại sớm phần trang trí ít sắc xảo và
tạo dáng hình góc tù, càng về sau rõ nét hơn và tạo thành hình mũi giáo. Phần mái
cấu trúc thành nhiều tầng thu nhỏ dần theo cấu trúc thân, có những tháp tạo mỗi
góc là một tháp nhỏ, có khi tạo một kiến trúc đá hình lá lửa trang trí góc. Phần đỉnh
tháp thường là một khối gạch hoặc đá có khối lượng lớn, đủ nặng, che kín đỉnh
tháp. Phần chóp tháp thường được trang trí hình quả khế hay hình nón được tạo bởi
những hoa văn trang trí hình cánh sen hoặc mặt Kala như chóp tháp Chiên Đàn.
Các tháp có bình đồ hình vng thì mái tháp khơng thể vươn cao. Vì vậy, mái tháp
thường là dạng vịm cuốn hai phương mà chân vòm được bắt đầu ngay phía trên
phần thân. [49, tr.308].
Kiến trúc đền tháp Chămpa cho thấy có nhiều mặt giá trị khác nhau, từ hình
dáng, kích thước cho đến hoa văn trên thân tháp tạo nên một sắc thái văn hóa riêng


×