Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Quản lý nhà hát thực nghiệm của các trường văn hóa nghệ thuật ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

LÊ THỊ VÂN MAI

QUẢN LÝ NHÀ HÁT THỰC NGHIỆM
CỦA CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

HÀ NỘI – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

LÊ THỊ VÂN MAI

QUẢN LÝ NHÀ HÁT THỰC NGHIỆM
CỦA CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý văn hóa
Mã số


: 60 31 73

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƯT. ĐÀO MẠNH HÙNG

HÀ NỘI – 2011


1

Lời cảm ơn
Bản luận văn này là một phần kết quả quan trọng trong q trình tơi được
học tập tại lớp Cao học - chuyên ngành Quản lý văn hoá (khoá 2009-2011),
trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Tuy bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều, song
chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Với tình cảm chân thành, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban
Giám Hiệu, khoa Sau Đại học, các thầy cô giáo của trường Đại học Văn hoá Hà
Nội; sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo PGS. TS. NGƯT. Đào Mạnh Hùng đã
giúp tơi hồn thành nhiệm vụ học tập và quá trình làm luận văn.
Xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, các
phịng-khoa-ban của: Vụ Đào tạo – Bộ Văn hố Thể thao & Du lịch, Viện Sân
khấu, Viện Văn hoá Nghệ thuật, trường Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam,
trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội, trường Đại học Sân khấu Điện
ảnh Hà Nội, trường Múa Việt Nam, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và các
thầy - cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
q trình học tập.
Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Học viên


Lê Thị Vân Mai


2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... 1
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN................................................... 4
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ HÁT THỰC
NGHIỆM TRONG TRƯỜNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT ........................................ 12

1.1 Vài nét khái quát về lịch sử hình thành khái niệm Nhà hát .................... 12
1.1.1 Lịch sử hình thành khái niệm Nhà hát gắn liền với lịch sử hình thành và
phát triển của nghệ thuật biểu diễn Sân khấu................................................... 12
1.1.2 Vài nét về sự hình thành phát triển khái niệm Nhà hát và Nhà hát trong
nghệ thuật biểu diễn Sân khấu Việt Nam. ........................................................ 23
1.2. Đặc điểm và vai trị của Nhà hát thực nghiệm trong trường Văn hố
Nghệ thuật ........................................................................................................... 33
1.2.1 Đặc điểm Nhà hát thực nghiệm thuộc các trường Văn hố Nghệ thuật ...... 34
1.2.2 Vai trị của Nhà hát thực nghiệm trong các trường Văn hoá Nghệ
thuật ................................................................................................................. 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ HÁT THỰC
NGHIỆM TRONG TRƯỜNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT Ở HÀ NỘI ..................... 41

2.1 Vài nét về hoạt động của Nhà hát thực nghiệm thuộc các trường Văn
hoá Nghệ thuật ở Hà Nội ................................................................................... 41
2.1.1 Những nét chung trong hoạt động của các trường Văn hoá Nghệ thuật
hiện nay ............................................................................................................ 41

2.1.2 Về mơ hình hoạt động của Nhà hát thực nghiệm thuộc các trường Văn
hoá Nghệ thuật tại Hà Nội ................................................................................ 44
2.2 Những yếu tố tác động đến thực trạng hoạt động của Nhà hát thực
nghiệm trong các trường Văn hoá Nghệ thuật ở Hà Nội ............................... 53


3
2.2.1 Thực trạng hoạt động của các Nhà hát trên địa bàn Hà nội có sự ảnh
hưởng tới hoạt động của Nhà hát thực nghiệm trong các trường Văn hoá Nghệ
thuật ở Hà Nội .................................................................................................. 53
2.2.2 Những nguyên nhân chủ quan từ các trường Văn hoá Nghệ thuật ở Hà
Nội .................................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ HÁT
THỰC NGHIỆM TRONG TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ............................ 62

3.1 Tham khảo thế “Kiềng ba chân” trong hoạt động Nhà hát ở Anh Quốc. ........ 62
3.2 Sự liên kết và cân bằng giữa hai yếu tố kinh tế - nghệ thuật trong quản
lý hoạt động Nhà hát, Nhà hát thực nghiệm. ................................................... 73
3.3 Chú trọng công tác Marketing nghệ thuật ................................................ 80
3.4 Một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý Nhà
hát thực nghiệm trong trường Văn hoá Nghệ thuật ....................................... 86
3.4.1 Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu tại Nhà hát thực
nghiệm trong trường Văn hố Nghệ thuật ....................................................... 87
3.4.2 Tăng cường cơng tác giảng dạy kết hợp lý thuyết với thực hành trong
trường Văn hoá Nghệ thuật .............................................................................. 88
3.4.3 Đổi mới phương thức hoạt động của các Nhà hát thực nghiệm trong
trường Văn hoá Nghệ thuật - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
Nhà hát thực nghiệm ở các trường Văn hóa Nghệ thuật .................................. 89
3.4.4 Phát huy phương thức xã hội hóa trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở
các trường Văn hóa Nghệ thuật........................................................................ 91

3.4.5 Nâng cao nhận thức về vai trị của văn hóa và cơng tác quản lý hoạt
động văn hóa nghệ thuật đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. .............. 99
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 105
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 113


4

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TRONG LUẬN VĂN

BGDĐT

:

Bộ Giáo dục Đào tạo

BVHTT&DL:

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch



:

Giám đốc

NHTN


:

Nhà hát thực nghiệm

NNC

:

Nhà Nghiên cứu

NXB

:

Nhà xuất bản

VHTT

:

Văn hố Thơng tin

TCCT

:

Tổng cục Chính trị

TNCS HCM :


Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

TP

:

Thành phố

&

:




5
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Việc đào tạo nghệ thuật biểu diễn ở các Trường Văn hóa Nghệ
thuật hiện nay ln được thực hiện ở hai hình thức, đó là lý thuyết và thực
hành. Trong đó, hình thức thực hành chiếm thời lượng chủ yếu và giữ vai trị
quan trọng trong suốt q trình đào tạo. Do đó, bên cạnh chương trình đào tạo
các chun ngành nghệ thuật biểu diễn theo kế hoạch thì việc quản lý và khai
thác tốt Nhà hát thực nghiệm - một thiết chế văn hóa rất quan trọng trong các
trường Nghệ thuật - là một việc làm rất cần thiết hiện nay. Hình thức đào tạo
thực hành thường lệ được diễn ra tại phòng học cho những bài học cơ bản và
được đưa lên sân khấu Nhà hát thực nghiệm của trường khi đã trở thành tác
phẩm trong các kỳ thi hết học phần và thi tốt nghiệp. Không chỉ dành cho các
kỳ thi, mọi hoạt động nghệ thuật mang tính tập thể của sinh viên các trường

Nghệ thuật cũng đều được tổ chức tại Sân khấu Nhà hát thực nghiệm. Như
vậy, có thể thấy rằng Nhà hát thực nghiệm có vai trò rất quan trọng đối với
một cơ sở đào tạo nghệ thuật. Nhà hát thực nghiệm (có một số trường gọi là
Nhà hát thực hành nghệ thuật biểu diễn, Nhà hát thể nghiệm, Nhà hát sinh
viên, Trung tâm bồi dưỡng và ứng dụng Nghệ thuật…) song song với sự tồn
tại của nhà trường và là nơi các sinh viên nghệ thuật (những nghệ sỹ tương
lai) được thể hiện tài năng của mình trước số đơng khán giả với một sân khấu
có đủ các trang thiết bị, kỹ thuật cần thiết cho một buổi biểu diễn như: âm
thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ biểu diễn… Một tác phẩm của sinh viên
chỉ được đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về chất lượng khi nó được
thực hiện ở những nơi có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt như tại Nhà hát
thực nghiệm.


6
Trong tình hình hiện nay, nhất là trong giai đoạn đổi mới và nâng cao
chất lượng đào tạo tại các trường Nghệ thuật với nhiều hình thức đào tạo:
Liên thơng, liên kết, đào tạo theo nhu cầu xã hội…thì việc tổ chức, duy trì và
quản lý hoạt động của Nhà hát thực nghiệm là nhiệm vụ cần thiết, cần được
quan tâm hơn bao giờ hết.
1.2. Các trường Văn hóa Nghệ thuật của chúng ta hiện nay đang thực
hiện chương trình đào tạo đa ngành, thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ, với
nhiều chuyên ngành: Ca, múa, nhạc, kịch, quản lý văn hóa, viết văn, đạo diễn,
quay phim truyền hình, điện ảnh, sáng tác, dàn dựng và biểu diễn văn hóa
nghệ thuật phục vụ các sự kiện lịch sử, các ngày lễ kỷ niệm của đất nước. Với
các chuyên ngành đào tạo như vậy thì mơ hình Nhà hát thực nghiệm tại các
trường với đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật là rất cần thiết.
Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau, công tác quản lý hoạt động tại
Nhà hát thực nghiệm ở các trường Văn hóa Nghệ thuật cũng mang lại hiệu
quả khác nhau, đã có những Nhà hát thực nghiệm thực sự là nơi kiểm nghiệm

chất lượng thực hành nghệ thuật biểu diễn cho sinh viên, là nơi gặp gỡ, giao
lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập không chỉ riêng cho các sinh viên chuyên
ngành nghệ thuật biểu diễn mà còn cho sinh viên các chuyên ngành khác, các
tổ chức đồn thể như: Đồn TNCSHCM, Đội Sinh viên tình nguyện, Câu Lạc
Bộ Nữ sinh thanh lịch... và Nhà hát thực nghiệm trở thành một sân chơi bổ
ích cho việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Nghệ thuật. Bên cạnh
đó, vẫn cịn khơng ít Nhà hát thực nghiệm công tác quản lý chưa được coi
trọng, nên việc tổ chức hoạt động ở đây chưa thật sự phù hợp, chưa khai thác
hết chức năng của các Nhà hát này, dẫn đến việc lãng phí cơ sở vật chất ở một
số nơi. Những hạn chế tồn tại trên thể hiện qua phương pháp, cách thức, nội
dung và hình thức quản lý tại các đơn vị đó. Cơng tác phối hợp trong hệ thống
tổ chức quản lý giữa các cơ quan, đơn vị trong nhà trường với các cơ quan,


7
đơn vị ngồi nhà trường cịn thiếu đồng bộ, nề nếp, chế độ quản lý hoạt động
văn hóa nghệ thuật của Nhà hát thực nghiệm tại các trường Văn hóa Nghệ
thuật cịn chưa chặt chẽ. Do đó, việc nghiên cứu, tìm ra một số giải pháp để
nâng cao chất lượng quản lý, đưa các hoạt động đi vào nề nếp và khai thác có
hiệu quả hoạt động tại các Nhà hát thực nghiệm là đòi hỏi cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Là người trực tiếp hoạt động trong ngành âm nhạc trên cương vị là diễn
viên, giáo viên chuyên môn, tôi nhận thức được tầm quan trọng của Nhà hát
thực nghiệm đối với chất lượng học tập của häc sinh, sinh viên t¹i trường đào
tạo nghệ thuật. Từ những kiến thức đã được học, khảo sát hoạt động của Nhà
hát thực nghiệm tại một số trường Văn hoá Nghệ thuật ở Hà Nội và kinh
nghiệm thực tiễn của bản thân, tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà hát thực
nghiệm của các trường Văn hóa Nghệ thuật ở Hà Nội” với mong muốn sẽ
góp phần hồn thiện cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật
và các hoạt động khác của sinh viên diễn ra tại Nhà hát thực nghiệm trong các

trường Nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường
Nghệ thuật trong giai đoạn mới - giai đoạn hội nhập quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, Đảng ta đã có nhiều văn kiện định hướng cho
việc xây dựng và phát triển văn hoá, quan trọng nhất là Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về “Xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [Sau đây gọi tắt
là Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII)]; Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 (khoá VIII) những năm sắp tới; Nghị quyết Đại hội lần thứ X
của Đảng; Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển
văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và chiến lược “Xây dựng đội ngũ trí


8
thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước”. Những
chủ trương, đường lối của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, vừa giải quyết
những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tính định hướng chiến lược lâu dài
về xây dựng và phát triển văn hố của nước ta.
Bên cạnh đó, đã có nhiều tài liệu, cơng trình nghiên cứu về cơng tác
quản lý văn hóa nói chung và quản lý hoạt động nghệ thuật của Nhà hát trong
hệ thống các Nhà hát từ Trung ương đến địa phương nói riêng . Dưới đây là
một số cơng trình tiêu biểu:
- Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần
Thị Diên (1998), Quản lý hoạt động Văn hóa, NXB VHTT Hà Nội.
- Lê Thị Hoài Phương (05/2009), Hợp tác quốc tế về văn hoá trong thời
kỳ Đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Trần Tuý (2005), Vai trị của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Tình (2009), Chính sách văn hố trên thế giới và việc

hồn thiện Chính sách văn hố ở Việt Nam, NXB Văn hố Thơng tin, Hà Nội.
Ngồi những cơng trình trên, cịn có một số luận văn Thạc sỹ Quản lý
văn hóa như:
- Lê Thị Thu Hiền (2009), Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân
khấu truyền thống ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đinh Công Tuấn (2009), Quản lý hoạt động của các Trung tâm Văn
hóa, Thể thao cấp quận trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay.
Những công trình nghiên cứu đó đã có nhiều đóng góp trong việc nâng
cao nhận thức, bổ sung kiến thức cho người nghiên cứu về chuyên ngành
Quản lý văn hóa nói chung và Quản lý hoạt động Nghệ thuật nói riêng.
Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên
sâu về vấn đề quản lý hoạt động trong Nhà hát thực nghiệm ở các trường đào


9
tạo văn hoá nghệ thuật. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lý
luận và thực tiễn quý báu để tác giả kế thừa khi giải quyết những yêu cầu đặt
ra của đề tài: “Quản lý Nhà hát thực nghiệm của các trường Văn hoá Nghệ
thuật ở Hà Nội” trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về công tác quản lý hoạt
động chuyên ngành ở các trường Văn hố Nghệ thuật; đi sâu phân tích những
thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả cơng tác quản lý hoạt động trong Nhà hát thực nghiệm của
các trường Văn hố Nghệ thuật giai đoạn hiện nay.
3. Mục tiªu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu:
Trên cơ sở làm rõ vai trò của Nhà hát thực nghiệm đối với học sinh, sinh
viên trong các trường Văn hoá Nghệ thuật, đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà hát thực nghiệm, một bộ phận
quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các
trường Văn hoá Nghệ thuật trong giai đoạn mới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ khái niệm “Nhà hát thực nghiệm” trong trường Văn
hố Nghệ thuật.
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận chung về mối quan hệ giữa giảng dạy lý
thuyết và thực tiễn hoạt động nghệ thuật tại Nhà hát thực nghiệm trong các
trường đào tạo nghệ thuật nói chung.
- Khảo sát cơng tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chất lượng
nguồn lực trong Nhà hát thực nghiệm ở một số trường tiêu biểu đại diện cho các
loại hình đào tạo nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp ở Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động
của Nhà hát thực nghiệm tại các trường Văn hóa Nghệ thuật ở Hà Nội trong giai
đoạn mới.


10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Các văn bản của Đảng, Nhà nước về đường lối phát triển văn hoá nghệ
thuật, về hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, về đào tạo văn hoá nghệ thuật.
- Nhà hát thực nghiệm trong các trường Văn hố Nghệ thuật ở Hà Nội
(thơng qua việc khảo sát một số hoạt động thực tiễn diễn ra tại các đơn vị đó
để đối chiếu so sánh, làm sáng tỏ vấn đề).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 4 nội
dung chính là: Cơ chế hoạt động, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cơ chế chính
sách, nhằm tăng cường khả năng quản lý Nhà nước về loại hình hoạt động này.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu các trường Văn hóa Nghệ thuật tiêu
biểu ở thành phố Hà Nội thuộc ba khối:
Cấp trung ương quản lý (chuyên ngành): Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam.

Cấp trung ương quản lý (đa ngành): trường Đại học Sân khấu Điện ảnh
Hà Nội.
Cấp ngành quản lý: trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.
Cấp địa phương quản lý: Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
Về thời gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý hoạt động
của Nhà hát thực nghiệm ở các trường Văn hóa Nghệ thuật tại Hà Nội trong
hai giai đoạn: từ năm 1980 đến trước năm 1986 (thời kỳ Nhà nước xây dựng
nền kinh tế tập trung bao cấp), và từ năm 1986 đến 2011 (thời kỳ Nhà nước
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về


11
văn hoá văn nghệ để xem xét, đánh giá các mặt liên quan đến công tác quản lý
hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Các văn bản Luật, Nghị định có liên quan, các chiến lược phát triển văn
hố, chương trình, đề án...có liên quan đến quản lý Nhà nước về văn hoá để
xem xét việc quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
5.2.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử logic, khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp, và các
phương pháp khác để thực hiện mục tiêu của đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ khái niệm và khái quát phạm trù: Quản lý Nhà hát thực nghiệm
thuộc các trường Văn hóa Nghệ thuật.
- Mơ hình quản lý phù hợp về hoạt động trong Nhà hát thực nghiệm
thuộc các trường Văn hóa Nghệ thuật, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
phù hợp giúp cho việc định hướng chỉ đạo, quản lý Nhà nước đối với loại

hình hoạt động này sao cho hiệu quả hơn trong giai đoạn mới.
- Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cơng tác quản
lý văn hóa nói chung và quản lý Nhà hát thực nghiệm thuộc các trường Văn
hóa Nghệ thuật nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà hát thực nghiệm
trong trường Văn hoá Nghệ thuật
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của Nhà hát thực nghiệm
trong trường Văn hoá Nghệ thuật ở Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà hát
thực nghiệm trong trường Văn hoá Nghệ thuật


12
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ HÁT THỰC NGHIỆM TRONG
TRƯỜNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT

1.1 Vài nét khái quát về lịch sử hình thành khái niệm Nhà hát
1.1.1 Lịch sử hình thành khái niệm Nhà hát gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển của nghệ thuật biểu diễn Sân khấu.
Trong muôn vàn những điều tạo nên ý nghĩa của cuộc sống mà con
người tìm ra trên hành trình phát triển gắn bó với lao động sản xuất, cho đến
ngày hôm nay, cùng sự phát triển của đời sống vật chất, thì cõi tinh thần của
loài người là một thành tựu quá ư phong phú – nó chứa đựng những biến ảo
và tồn tại của ý thức một cách tinh vi và quả là không đơn giản trong việc
nắm bắt, tìm hiểu những sự tinh vi ấy.
Nghệ thuật ra đời trong đời sống tinh thần của loài người như một sự tất

yếu, bởi con người - loài động vật cao cấp vào bậc nhất của tạo hố thì đương
nhiên khơng bao giờ chỉ thoả mãn với những đòi hỏi cấp thấp. Theo Gorki con người, bản thân ln tìm tới cái đẹp và nó tạo ra xung quanh mình một
mơi trường, đó là văn hố. Văn hố - mà trong đó, nghệ thuật chiếm một vị trí
quan trọng đã góp phần tác động ngược trở lại, tạo nên sự phong phú và tươi
đẹp của những tâm hồn. Những tâm hồn mang tố chất nghệ thuật đã tự do
sáng tạo, tự do hát ca, những bài ca về cái đẹp, về sự sung sướng, về cuộc đời.
ở những bài ca đó có sự tổng hồ những thanh âm trầm bổng của quá khứ,
hiện tại và tương lai - những chiêm nghiệm, cảm nhận và dự báo...
Sân khấu – tấm gương phản ánh cuộc sống – đã ra đời ngay trong buổi
bình minh của văn minh nhân loại. Bản thân nghệ thuật Sân khấu trong quá
trình phát sinh và phát triển đã dần tự hoàn thiện về nội dung và hình thức.
Như một quá trình chọn lọc tự nhiên, Sân khấu bỏ đi những gì khơng phù hợp
và giữ lại những gì mang tính chất căn cốt để từ đó phát triển và hồn thiện.


13
Ngay từ khi ra đời, Nhà hát – nơi biểu diễn sân khấu – đã gắn liền với
Nghệ thuật Sân khấu với tư cách là điều kiện cần để tác phẩm sân khấu diễn
ra. Từ chỗ là một khoảng không gian để loại hình Nghệ thuật Sân khấu trình
diễn, Nhà hát đã hồ nhập và bản thân nó khơng tách rời với Nghệ thuật Sân
khấu, bản thân nó thuộc tổng thể của bộ môn nghệ thuật tổng hợp này, đồng
thời nó cũng mang trong mình một đời sống riêng có phát sinh phát triển.
Thậm chí người ta cịn dùng khái niệm Nhà hát để bộc lộ tính chất huyền
thoại của loại hình Nghệ thuật Sân khấu, khi người ta nói: Sân khấu là Thánh
đường Nghệ thuật, ở đó người diễn viên là những ơng Hồng bà Chúa. Ở đây,
Nhà hát (chỉ Nghệ thuật Sân khấu) được ví như Thánh đường, đã cho thấy vai
trò quan trọng của Nhà hát trong tính chất ẩn dụ của câu nói.
Chúng ta cùng điểm qua chặng đường lịch sử của Nghệ thuật Sân khấu
để thấy được sự phát sinh phát triển của Nhà hát, một thành tố cấu thành
khơng thể thiếu của loại hình nghệ thuật này.

* Sân khấu Cổ đại Hy Lạp.
Lịch sử Sân khấu Thế giới đã ghi nhận, trong buổi bình minh của văn
minh nhân loại, ở Hy lạp, Nghệ thuật Sân khấu đã phát triển một cách rực rỡ.
Các liên hoan Sân khấu được tổ chức vào thời kỳ này đã thực sự trở thành
những ngày hội, những cuộc sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra theo kỳ hạn,
dân chúng say sưa tham gia trong men say hội hè và sân khấu.
Khi Sân khấu đã phát triển đến một mức nhất định thì ở Atel người ta
đã xây dựng được Nhà hát với 3 vạn chỗ ngồi. Sau đó, Sân khấu Epidor có
đến 8 vạn chỗ ngồi. Một đặc điểm quan trọng trong cấu trúc Nhà hát của
Hylạp là Hý trường được xây dựa vào địa hình thung lũng, Sân khấu ở phía
dưới, trước Sân khấu là một bàn thờ nhỏ, khán giả ngồi hình vịng cung từ
thấp đến cao theo sườn của thung lũng. Phát kiến thông minh này nhằm tạo
ra sự khuếch đại âm thanh từ diễn viên đến thính giác khán giả.


14
Về đặc điểm cấu trúc của Sân khấu Hylạp thời bấy giờ:
- Màn cửa nằm dưới đất và khi đóng màn thì được kéo từ dưới lên, khi mở
là hạ xuống (ngược lại với Sân khấu bây giờ, màn được hạ từ trên
xuống, khi trình diễn được kéo lên.)
- Trang trí là những tấm pa-nơ 3 mặt hình tam giác có trục quay ở giữa .
Có bục trang trí, dưới bục có các bánh xe đẩy, có bình phong kéo qua
kéo lại (điều này cho thấy sự rất phát triển của Sân khấu Hy Lạp thời
bấy giờ với việc có yếu tố trang trí cảnh cứng tham gia, dù chỉ là sơ
khai, manh nha).
- Tiếng động: Có máy thơ sơ làm tiếng động sấm chớp, mưa gió ...(sự
xuất hiện của yếu tố âm thanh).
- Phục trang : Diễn viên, do đặc điểm diễn ở Nhà hát quá ư rộng lớn, có
thể cho 3 vạn người xem, đồng thời, sàn diễn ở dưới thấp, nên người
diễn viên phải độn thêm quần áo cho người to ra , đi giày cao, và đeo

những mặt nạ to, mặt nạ ở miệng có loe ra giống như hình cái loa nhỏ để
khuếch đại âm thanh.
- Dàn đồng ca : lúc thì làm động tác mơ phỏng như dàn múa và lúc thì hát.
- Âm nhạc Sân khấu Hylạp: Chủ yếu là Sáo.
Một đặc điểm nữa của Sân khấu Hy Lạp thời bấy giờ, đó là việc gắn liền
với con số 3: mỗi kỳ thi sẽ có 3 tác giả tham gia, mỗi tác giả sẽ có 3 vở bi
kịch, mỗi vở có 3 diễn viên đóng tất cả các nhân vật ( Bằng cách thay phục
trang nhiều lần , hoặc đeo mặt nạ ).
Các vở diễn cổ đại HyLạp chủ yếu là bi kịch , các tác giả phần lớn là
những người không chuyên nghiệp rất ít người tịng sự (chun nghiệp).
Nhưng Sân khấu cổ đại HyLạp cũng đã để lại cho hậu thế những tên tuổi, mà
cho đến nay, qua những tác phẩm của họ, chúng ta thấy được bóng dáng, tinh
thần thời đại, thậm chí ở đó cịn chứa đựng những tư tưởng uyên thâm. Eripit,


15
Elsile, Xôphôclơ, Arixtôphan và Ăngtygôn, Prômêtê bị xiềng, Êdip Vua...đã
đi vào lịch sử Sân khấu Thế giới, đi vào nền văn minh nhân loại.
* Sân khấu La Mã
Đế chế La Mã với đặc điểm chiến tranh chi phối, nên Sân khấu khơng
được chú trọng như Sân khấu Hy Lạp, nó khơng kế thừa vẻ huy hồng rực rỡ,
nhưng lại mang trong mình tính chất quyết liệt và đánh dấu một giai đoạn đặc
biệt trong sự phát triển của lịch sử Sân khấu. Những yếu tố bùng nổ trong nội
dung Sân khấu đã hối thúc sự thay đổi phát triển về diện mạo Sân khấu, trong
đó có diện mạo của các Nhà hát.
Nét đặc biệt về cấu trúc Nhà hát của La mã là:
- Từ nền đất phẳng và xây bệ ngồi cho khán giả theo hình vịng trịn cao
hơn (kiểu như sân vận động bây giờ).
- Âm nhạc của La mã có nét đặc biệt hơn Hylạp là dàn nhạc có xuất hiện
nhiều nhạc cụ hơn như : Thanh la, Trống, Sáo ...

- Sân khấu La mã bắt đầu có nữ diễn viên.
- Trang trí duy nhất ( tại một địa điểm).
* Sân khấu thời Trung Cổ
Với vịng tuần hồn thịnh - suy - bĩ - thái, có phát triển thì phải có suy
vi, suy vi rồi để lại tạo dựng nên sự phát sinh phát triển mới. Đêm trường
Trung Cổ đã nhấn chìm sự phát triển văn minh nhân loại trong ngàn năm đen
tối của mình. Bắt đầu từ thế kỷ XII, cách Sân khấu Cổ đại Hylạp 17 thế kỷ,
Sân khấu Trung cổ bị dùng vào việc vận động, hướng xã hội vào mục đích
thống trị bằng tơn giáo của thế lực Nhà thờ. Kịch bản sân khấu thời này chủ
yếu là về các Thánh tích, về Chúa Zêsu, chủ đề chính là Thiên Chúa Giáo,
nên vai trị chính là các Thày cả, các Linh Mục.
Sân khấu thời kỳ này xuất hiện những trang trí khác nhau, hay cịn gọi là
trang trí kế tiếp có những vở lên tới 70 cảnh trên những sàn diễn khác nhau.


16
Trang trí có loại xếp hàng ngang có loại xếp hàng dọc (cao 40 thước). Do đặc
điểm của trang trí kế tiếp trên nhiều sàn diễn nên sự chuẩn bị phải hàng tháng.
Ví dụ vở về đời chúa Zêsu xuất hiện năm 1450 gồm 34574 câu thơ,
được biểu diễn trong 4 ngày, hay vở " Phép lạ của các Thánh tông đồ" ra
đời vào năm 1536 huy động 500 diễn viên và diễn trong 40 ngày, thời kỳ ấy
trước khi diễn, diễn viên phải mặc phục trang đi tuần hành khắp thành phố.
Sân khấu thời Trung cổ là sự hỗn độn giữa tả thực, ước lệ, cách điệu ...
Trang trí Sân khấu vừa vẽ vừa tận dụng cảnh thật (núi là vẽ, cây là thật.)
Chính vì đặc điểm này đã kéo theo sự thay đổi về diện mạo, quy mô và
tính chất Nhà hát. Đó là tính chất mở, phóng khống của Nhà hát, ví dụ:
- Diễn kịch Thánh: vào ngày biểu diễn kịch Thánh, ngay từ sáng sớm
người xem đã ngồi đầy trên Sân khấu bằng gỗ dựng riêng cho kịch ở Quảng
trường Thành phố, khắp nơi vang lên tiếng cười nói ồn ào.
- Diễn kịch Luân lý: Khi uy tín của Nhà thờ giảm, mọi tệ nạn xã hội gia

tăng, đạo đức luân lý bị phương hại, người ta đã nghĩ ra một hình thức thuyết
lý những quan niệm về đạo đức và từ đó xuất hiện loại kịch Luân lý, điểm đặc
biệt của kịch Luân lý là điểm diễn khơng địi hỏi hồnh tráng mà có khi chỉ là
một địa điểm đơn giản ở chỗ đông người, góc chợ, cửa Nhà thờ, ngồi Quảng
trường ... Để cho người diễn viên đứng và thuyết trình về đạo lý.
- Diễn kịch Hề: Kịch Hề được biểu diễn ở mọi nơi, trên bãi trống, trong
quán rượu, giữa chợ với những nội dung hài hước, diễn kịch cương, diễn viên
ứng khẩu, những hình tượng nhân vật rất sơ lược nhưng lại tiêu biểu cho đủ các
thành phần xã hội với những tính cách sắc sảo (kịch Hề phần nào như một sự đối
chọi lại với kịch Luân lý) ... Sân khấu kịch Hề được nhiều người ưa thích.
* Sân khấu thời kỳ Phục Hưng
Trong hai thế kỷ XV và XVI, Châu Âu đã xuất hiện cuộc vận động tư
tưởng và văn hố mới đầy hào hứng. Ngọn gió “Renascita” bắt đầu từ Italia


17
rồi dần lan rộng ra khắp Châu Âu. Renascita có ý nghĩa là “Phục Hưng”, “Tái
sinh” hoặc đơn giản là làm “sống lại” nền văn hoá Cổ đại Hy Lạp - La Mã
được phát hiện nhờ những cuộc khai quật di chỉ và các bản chép tay còn được
giữ đến giai đoạn này.
Không chỉ dừng lại ở việc làm sống lại, mà Phục Hưng còn là sự phát huy
những truyền thống tốt đẹp ấy một cách phù hợp với những yêu cầu của đời
sống tinh thần trước mắt.
Truyền thống tốt đẹp mà văn minh Hy - La nêu cao là:
- Trân trọng, đề cao con người, trái ngược với thái độ coi rẻ, miệt thị con
người dưới chế độ phong kiến Trung Cổ.
- Đấu tranh cho tự do con người trái ngược với sự chuyên chính độc tài
của Phong kiến và Giáo hội.
Từ những truyền thống tốt đẹp ấy, Phong trào Phục Hưng đã lấy tinh thần
chủ nghĩa nhân văn – là trào lưu tư tưởng cơ bản tạo nên những giá trị rực rỡ

của nền văn nghệ Phục Hưng.
Các kiệt tác nghệ thuật của giai đoạn này là niềm tự hào của loài người
trên con đường xác lập giá trị, ý nghĩa, tôn vinh tài năng của con người trước
giới tự nhiên.
Nước Anh bước vào thời đại Phục Hưng muộn hơn so với Italia và một
số nước khác ở Tây Âu. Trong hai thế kỷ XIV và XV, Anh bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi chiến tranh – cuộc chiến 100 (1337 - 1453) với Pháp tuy
không diễn ra trên đất Anh nhưng cũng làm nước này kiệt quệ, rồi lại cuộc
nội chiến Hai hoa hồng (1455 - 1485), sự tranh giành quyền thống trị của hai
tập đoàn phong kiến York và Lencaxto. Mãi đến khi họ Tiudo lên nắm quyền,
thì nước Anh mới có thể chăm lo đến việc khơi phục phát triển kinh tế và mở
mang văn hố.


18
Tiến lên chủ nghĩa Tư Bản là xu thế chung cả Châu Âu bấy giờ, nước
Anh không ngoại lệ. Công thương nghiệp ở đây vốn dĩ đã có truyền thống,
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với giá trị tặng dư đã khiến hàng vạn người
nông dân bị xua ra khỏi làng mạc của họ để bọn địa chủ mới biến nơi đó
thành các bãi chăn thả cừu. Bị cướp mất ruộng, nông dân kéo nhau đi ăn xin
chật đường và chở thành những công nhân rẻ mạt cho các xí nghiệp, cơng
trường. Đằng sau bộ mặt phồn vinh của thời kỳ “Nước Anh vui vẻ ” dưới thời
Êlizabet đệ nhất là một xã hội đang trải qua những biến động dữ dội của thời
kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa. Một xã hội chứa chất
những mâu thuẫn giai cấp gay gắt luôn ln sẵn sàng bùng nổ những cuộc
chiến quyết liệt.
Chính vì ra đời trong bối cảnh xã hội như vậy nên ngồi việc mang tính
chất chung của văn hố phục hưng Châu Âu: chống chủ nghĩa ngu dân, chủ
nghĩa Giáo điều Kinh viện Trung cổ, giải phóng trí tuệ của con người, khẳng
định cuộc đời trần thế, đòi hỏi quyền tự do của cá nhân con người, niềm phấn

khởi trước những chân trời rộng mở nhờ những cuộc phát kiến về thiên văn
và địa lý đưa lại, niềm say mê trước vẻ đẹp của tác phẩm văn nghệ cổ đại Hy
La vừa được phát hiện...
Không ở nơi đâu sự đối lập giữa hai mặt tối - sáng của xã hội lại rõ rệt
bằng ở đất Anh. Để phản ánh được bản chất của sự đối lập ấy thì Kịch là loại
hình nghệ thuật có khả năng hơn cả. Nước Anh là nước vốn có truyền thống
kịch nghệ lâu đời. Từ sơ kỳ Trung cổ, nền kịch dân gian Anh đã thu được
những thành tự đáng kể. Dịng Kịch tơn giáo Anh cũng khá phát triển.
Nền Kịch nghệ nước Anh nhờ tiếp thu được những kịch tính gay gắt,
những dục vọng ghê gớm, cuộc đấu tranh của con người chống lại định mệnh
khắc nghiệt ...từ kịch Cổ đại Hy La, lại tiếp thu được cái khơng khí tưng bừng
vui vẻ, tươi mát với những đề tài chủ đề mới mẻ phản ánh cuộc sống trần thế


19
từ kịch Italia hiện đại. Khoảng thời gian từ 1580 đến 1642, nền Kịch nghệ
nước Anh phát triển hết sức mạnh mẽ, phong phú. Nhiều xu hướng, nhiều tác
giả và các tác phẩm đua nhau nảy nở và tranh tài.
London (Ln - đơn) lúc đó có khoảng hai mươi vạn dân mà có đến
chục Rạp Kịch. Các Rạp cơng cộng chứa được khoảng hàng nghìn người. Ví
dụ: Rạp Thiên Nga, Rạp Địa Cầu có đến 3000 chỗ đứng và ngồi xem. Rạp là
Nhà lớn hình cầu được ghép bằng gỗ hoặc xây bằng gạch, sân khấu bằng gỗ,
hầu như trống trơn khơng có phơng màn trang trí. Phía trước sân khấu là dành
cho những khán giả ít tiền, phía trên là những bao lơn có chỗ ngồi và có mái
che bằng rạ sau được lợp bằng ngói để tránh hoả hoạn dành cho những khách
có tiền - khách hạng sang. Các vở diễn thường được diễn vào buổi chiều để
lợi dụng ánh sáng mặt trời.
* Sân khấu Cổ điển.
Trong văn học cổ điển Pháp thế kỷ XVII, Bi kịch là loại hình nghệ thuật
lớn mạnh nhanh, liên tục và đạt tới vinh quang, gây nhiều chấn động và ảnh

hưởng. Cornay (Co - năy) và Raxin (Ra - xin) là những đại biểu ưu tú cho
những thời kỳ và phong cách khác nhau của bi kịch cổ điển Pháp. Bên cạnh
đó, Molier (Mô –li - e) cũng là một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp và
của lịch sử Sân khấu Thế giới. Cùng Laphongten (La –phông - ten), Boa - lô,
Molier đem đến cho văn đàn Pháp những cống hiến lớn với tư cách là người
sáng lập ra Hài kịch Cổ điển và đưa nó tới đỉnh cao xán lạn với tư cách là
người đấu tranh đến cùng cho những lý tưởng xã hội tiến bộ. Chủ nghĩa Cổ
điển với Molier chuyển nhanh hơn về phía cuộc sống hiện thực mn hình
mn vẻ nơi quần chúng lao động đang tiến lên đảm nhiệm một vai trị mới.
Molier (Mơ – li - e): Tên thật là Giăng Bartixt đơ Pơlơlanh 1622-1673 .
Ơng vừa là người sáng lập Hài kịch Cổ điển, vừa là người kế tục truyền thống
kịch Hề Dân gian.


20
Ơng tổ chức "Đồn kịch trứ danh" tồn tại được khoảng 2 năm (1643-1645)
thì tan rã do thiếu những vở kịch tốt và những diễn viên giỏi. Molier cùng anh
em nhà Bêgia nhập vào một đoàn kịch của tỉnh lẻ đi rong diễn khắp nước
Pháp, công việc này đã cùng ông kéo dài 13 năm (1645-1658). Cuộc nội chiến
xảy ra dưới thời vua Luis (Lu-y) 13 ( 1648-1653) đã mang lại những khó khăn
cho đồn Kịch này, cùng với sự cạnh tranh của các đoàn Kịch khác, cộng với
sự thù địch của các chính quyền địa phương đối với Sân khấu. Trong giai
đoạn này ông đã nhận ra sở trường về hài kịch của mình và đã quyết tâm xây
dựng một tiết mục đặc sắc có khả năng làm đồn kịch của ơng nổi bật lên giữa
các đồn Kịch khác.
Ơng đã bắt đầu viết Đề cương Kịch Hề, dựa vào ứng diễn của diễn viên.
Trong kịch này Molier đã kết hợp truyền thống Kịch Hề Pháp với truyền
thống Kịch Mặt Nạ Italia , Trong giai đoạn này, ông đã viết " Anh chàng ngớ
ngẩn " ( 1655 ) Và " Ghen" ( 1656 ), những vở kịch này thành công rực rỡ và
đưa uy tín của đồn kịch Molier lên vị trí hàng đầu ở tỉnh lẻ , lúc đó ở Paris

chưa có Rạp hát nào diễn hài kịch, và mùa thu 1658, đoàn Kịch của Molier
đuợc mời diễn ở Triều đình với 2 vở : vở bi kịch Nicơmedơ của Coocnây và
vở hài kịch một màn của Molier " Gã đốc tờ sy tình" . Vở bi kịch khơng thành
cơng, nhưng vở hài kịch thì được Vua rất tán thưởng và quyết định giữ đồn
Kịch của Mơlier ở lại Paris và cho đoàn sử dụng Rạp hát của Triều đình là
Pơti Buốcbơng.
Bắt đầu từ 1664, song song vớiHồng Quang (2001), “Quản lý văn hố nghệ thuật”, Văn hóa
nghệ thuật, Hà Nội, 10, tr. 97-101.
52. Phạm Hồng Toàn (2004), “Thị trường văn hoá và quản lý văn hoá nghệ
thuật ”, Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 3, tr.26-30.


109
53. Hội thảo (2010), “Sân khấu Cải lương hôm nay và Công tác đào tạo”,
trường Đại học Sân khấu Điện ảnh – Viện Sân khấu Điện ảnh – Khoa
Kịch hát Dân tộc.
54. Nguyễn thị Minh Thái (1997), “Xã hội hoá hoạt động sân khấu, thực trạng
và giải pháp”, Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 10, tr.86-87.
55. Lưu Phương Thảo (2010/2011), “Vấn đề marketing trong lĩnh vực văn
hoá nghệ thuật”, Văn hoá nghệ thuật Quân đội – Trường ĐHVHNT
Quân đội, Hà Nội, 4(37)/1(38) , tr.62-64,11.
56. Phạm thị Thành (1996) (Luận án PTS Khoa học Nghệ thuật), “Nghệ
thuật Sân khấu dành cho trẻ em Việt Nam”, Viện Văn hoá Nghệ thuật,
Hà Nội.
57. Phạm thị Thành (1996), “Nhìn lại cơng tác quản lý ở ngành sân khấu
trong nửa thế kỷ (45-95)”, Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 5, tr.89-91.
58. Trần Chiến Thắng (2003), Quy định của Nhà nước về hoạt động và
quản lý văn hố thơng tin, NXB Văn hố - Thơng tin Hà Nội.
59. Nguyễn Phan Thọ (1990), “Nghệ thuật sân khấu trong đời sống xã hội
và xã hội học sân khấu”, Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 6, tr. 69-72.

60. Nguyễn Phan Thọ (1992), “Những thử thách mới của ngành sân khấu”,
Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 1, tr.55-58.
61. Nguyễn Văn Tình (2008), “Chính sách văn hố Việt Nam cải cách trong
thời kỳ đổi mới”, tư liệu Viện Văn hoá Nghệ thuật.
62. Nguyễn Văn Tình (2009), Chính sách văn hố trên thế giới và việc hồn
thiện Chính sách văn hố ở Việt Nam, NXB Văn hố thơng tin, Hà Nội.
63. Phan Văn Tú (2002), “Marketing hỗn hợp trong quản lý văn hoá nghệ
thuật”, Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 6, tr.99-101.
64. Phan Văn Tú – Phạm Bích Huyền (tháng 3 - 2009), “Về ngành Quản lý văn
hoá”, Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 297, tr.32-35.


110
65. Trần Tuý (2005), Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
67. Đỗ thị Thanh Thủy ( 2007),“Marketing Nghệ thuật – từ lý thuyết đến
thực hành” (Thông qua nghiên cứu trường hợp các tổ chức nghệ
thuật), Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, số 5(275).
68. Lê thị Thanh Thủy (2007), “Đào tạo cán bộ quản lý văn hoá hiện nay ”,
Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 1, tr.30-33.
69. Nguyễn Xuân Thủy (2010/2011), “Bàn về ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy và thực hành sáng tác âm nhạc”, Văn hoá nghệ
thuật Quân đội – trường ĐHVHNT Quân đội, Hà Nội, 4(37)/1(38) , tr.
49-50.
70. Trần thị Minh Thư (2007), “Một số vấn đề của nghệ thuật sân khấu”,
Văn hố nghệ thuật, Hà Nội, 12, tr.63-65.
71. Bộ văn hóa – thơng tin (1995), Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng
cộng sản Việt Nam, NXB Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội.
72. Trường Cán bộ quản lý văn hóa thơng tin (2003), Kinh nghiệm quản lý

văn hóa thơng tin, Hà Nội.
73. Trần Trí Trắc (1997), “Góp bàn về xã hội hố sân khấu hơm nay”, Văn
hố nghệ thuật, Hà Nội, 11, tr. 70-72.
74. Trần Trí Trắc (2002), “Khán giả và nghệ thuật biểu diễn”, Văn hoá
nghệ thuật, Hà Nội, 7, tr.62-68.
75. Trần Trí Trắc (2009), Đại cương Nghệ thuật Sân khấu, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
76. Nguyễn Đức Trịnh (2004), “Giảng dạy âm nhạc bằng khoa học công
nghệ thơng tin – một đặc điểm mang tính thời đại”, Văn hoá nghệ thuật
Quân đội – trường ĐHVHNT Quân đội, Hà Nội, 3 (11), tr. 28-30.


111
77. Đinh Công Tuấn (2009), Quản lý hoạt động của các Trung tâm Văn
hóa, Thể thao cấp quận trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay. Luận văn
Thạc sỹ Quản lý Văn hoá trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
78. Khoa Văn (tháng 2-2009), “Quản lý văn hoá cơ sở, nhu cầu và phương
thức”, Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, 296, tr.25-29.
79. Hoàng Vinh (chủ biên) (1996), Một số vấn đề lý luận văn hoá thời kỳ
đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80. Hồng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá
ở nước ta, Viện Văn hoá và NXB Văn hố thơng tin - 43 Lị Đúc Hà
Nội, Hà Nội.
81. Lê Xuân Vũ (2004), Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hoá Việt Nam,
NXB Văn học, Hà Nội.
82. Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng mơi trường văn
hoá – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, trường Cao đẳng Văn hoá
Nghệ thuật Quân đội.
83. Võ thị Yến (2007), “Vì sao cơng chúng quay lưng với sân khấu truyền
thống”, Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, 8, tr. 74-80.

84. GS. X.X. Mô – Cun- Xki (Chủ biên)(1976), (Hoàng Nam, Phương Lan,
Hải Dương dịch), Lịch sử Sân khấu Thế Giới - Tập 1, NXB Văn hóa,
Hà Nội.
85. GS. X.X. Mơ – Cun- Xki (Chủ biên) (1976), (Hồng Nam, Phương Lan,
Hải Dương dịch), Lịch sử Sân khấu Thế Giới - Tập 2, NXB Văn hóa,
Hà Nội.
86. GS. X.X. Mơ – Cun- Xki (Chủ biên)(1976), (Hồng Nam, Phương Lan,
Hải Dương dịch), Lịch sử Sân khấu Thế Giới - Tập 3, NXB Văn hóa,
Hà Nội.


×