Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.28 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
*******&******

KRƠNG THỊ THANH

BIỂN ĐỔI VĂN HỐ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số
: 60 31 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯƠNG THANH SƠN

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS Lương Thanh Sơn. Những nội dung trình bày trong
luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng
được ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của người khác, tơi đều trích dẫn rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Krông Thị Thanh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .............................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................6
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HĨA GIA ĐÌNH VÀ
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI ÊĐÊ Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH
ĐẮK LẮK ........................................................................................................... 14
1.1. Cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa .......................................................... 14

1.1.1. Khái niệm về biến đổi nói chung ........................................................... 14
1.1.2. Khái niệm về gia đình và biến đổi văn hóa gia đình .......................... 16
1.2. Tổng quan người Êđê ở Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk....... 21

1.2.1. Địa bàn cư trú và phân bố dân cư .......................................................... 21
1.2.2. Vài nét về đời sống kinh tế, xã hội ........................................................ 28
1.2.3. Các tộc người khác di cư đến Thành phố Buôn Ma Thuột ............... 29
1.2.4. Đặc trưng văn hóa truyền thống của người Êđê.................................. 32
1.3. Những biểu hiện của gia đình mẫu hệ ở người Êđê ............................ 41

1.3.1. Hôn nhân con cô con cậu ........................................................................ 41
1.3.2. Người phụ nữ là chủ trong gia đình....................................................... 41
1.3.3. Vai trị của dăm dei (ông cậu) ................................................................ 42
1.3.4. Tục čuê nuê (nối nòi) ............................................................................... 43
1.3.5. Tục thách cưới ........................................................................................... 44
Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HĨA GIA ĐÌNH TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ ....................................................................................... 46

2.1. Biến đổi cấu trúc trong gia đình mẫu hệ của người Êđê..................... 46

2.1.1. Đại gia đình mẫu hệ.................................................................................. 46
2.1.2. Tiểu gia đình mẫu hệ ................................................................................ 50
2.1.3. Trong gia đình hơn nhân với các tộc người thiểu số ở Tây Ngun
................................................................................................................................. 51

2.1.4. Trong gia đình hơn nhân với các tộc người miền núi phía Bắc ....... 52
2.1.5. Trong gia đình hơn nhân với tộc người Kinh (Việt) .......................... 53
2.2. Biến đổi về cách thức vận hành trong gia đình của người Êđê .......... 55

2.2.1. Đời sống tâm linh trong gia đình ........................................................... 55


2.2.2. Các mối quan hệ trong gia đình người Êđê hiện nay ......................... 69
2.3. Biến đổi về vai trò của các thành viên trong gia đình và cộng đồng ........ 80

2.3.1. Vai trị của người vợ trong gia đình và cộng đồng ............................. 80
2.3.2. Vai trò của người chồng trong gia đình và cộng đồng....................... 82
2.4. Những biến đổi khác .............................................................................. 85

2.4.1. Vấn đề thừa kế tài sản .............................................................................. 85
2.4.2. Tục đǐ dôk sang (tục ở dâu)..................................................................... 87
2.4.3. Tục thách cưới ........................................................................................... 88
Chương 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT
HUY VĂN HĨA GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ ............... 90
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến những biến đổi trong gia đình mẫu hệ của
người Êđê........................................................................................................ 90

3.1.1. Nhận thức của các thành viên trong gia đình....................................... 90

3.1.2. Giao thoa và tiếp biến văn hóa ............................................................... 97
3.1.3. Vấn đề đơ thị hóa và ảnh hưởng của truyền thông đại chúng ........ 101
3.2. Những vấn đề cần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gia
đình của người Êđê ...................................................................................... 104

3.2.1. Bảo tồn những giá trị nhân văn trong gia đình mẫu hệ của người
Êđê ........................................................................................................................ 104
3.2.2. Bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể thơng qua nơi nhà dài nơi sinh hoạt
gia đình của tộc người Êđê ............................................................................... 107
3.2.3. Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể thơng qua nét sinh hoạt gia đình
của tộc người Êđê............................................................................................... 108
3.3. Một số giải pháp.................................................................................... 112

3.3.1. Các giải pháp thuộc về chính sách....................................................... 112
3.3.2. Tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp..................... 114
3.3.3. Phổ biến các chính sách và tổ chức các hoạt động liên quan đến gia
đình ....................................................................................................................... 117
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 122
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 127


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Nxb

Nhà xuất bản


Pl

Phụ lục

Tr

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

N

Người


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả điều tra số hộ gia đình cịn duy trì lối sống theo đại gia
đình mẫu hệ ................................................................................................ 45
Bảng 2.2: Hình thức tổ chức lễ cưới của người Êđê trong buôn hiện nay .. 58
Bảng 2.3: Hình thức tổ chức lễ cúng mừng sức khỏe của bn hiện nay... 62
Bảng 2.4: Hình thức tổ chức lễ bỏ mả trong buôn hiện nay ....................... 64
Bảng 2.5: Kết quả phỏng vấn về quyền sở hữu tài sản trong gia đình người
Êđê hiện nay ............................................................................................... 70
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát việc thừa kế tài sản trong gia đình hiện nay ... 85
Bảng 3.1: Trình độ học vấn của cha mẹ trong gia đìnhngười Êđê hiện
nay ............................................................................................................... 91



MỞ ĐẦU
1.! Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, nơi đây chứa đựng
nhiều giá trị văn hóa độc đáo, phong phú và đa dạng của trên 40 tộc người
trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Sự di dân của mỗi tộc người đến Tây
Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng vào những thời điểm lịch sử khác
nhau đã tạo nên một bức tranh sinh động đầy màu sắc trong q trình giao
lưu, tiếp biến văn hóa cho vùng đất này.
Người Êđê là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời ở tỉnh Đắk
Lắk, địa bàn cư trú của họ chủ yếu là Thành phố Buôn Ma Thuột, và các
huyện Krông Buk, Krông Năng, Krông Pak, Čư M’gar (Chư Mgar),… một
số tỉnh khác như Phú Yên, Gia Lai và một số rất ít ở tỉnh Lạng Sơn cũng có
người Êđê sinh sống. Người Êđê có một đời sống văn hóa vơ cùng phong
phú, đặc sắc, nét nổi trội dễ nhận thấy đó chính là xã hội truyền thống của
người Êđê là xã hội mẫu quyền với tổ chức dịng họ và ngơi nhà dài truyền
thống cùng với một hệ thống giá trị vật thể và phi vật thể khác.
Chế độ mẫu hệ Êđê với nét đặc trưng chủ yếu là, người phụ nữ chủ
động cưới chồng, con cái mang họ mẹ, chế độ thừa kế tài sản được truyền
cho con gái trong gia đình… Cho đến ngày nay chế độ mẫu hệ của người
Êđê vẫn được coi là khá điển hình ở Việt Nam nhưng nó đang biến đổi khá
sâu sắc thể hiện trong sự hòa huyết tộc người và những biến đổi trong hôn
nhân, địa bàn cư trú, trong sinh hoạt gia đình và các mối quan hệ khác…
Gia đình là một tế bào của xã hội, là cơ sở kiến tạo nên một xã hội
hoàn chỉnh. Việc phát triển một gia đình bền vững, ấm no, hạnh phúc đang
là vấn đề cần phải quan tâm. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các thành
viên trong gia đình phải tìm cách thích ứng với mơi trường mới, những điều
kiện mới và đồng thời phải không ngừng củng cố các mối quan hệ trong gia



đình thì mới có thể gìn giữ và phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp
vốn có của nó.
Hiện nay, vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa đang diễn ra hết sức mạnh
mẽ, q trình đơ thị hóa, sự biến đổi nhanh chóng mơi trường nơi cư trú và
sự tác động của thông tin truyền thông đã làm thay đổi đời sống văn hóa của
các dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Êđê nói riêng. Đặc biệt, là sự
giao thoa văn hóa trong từng gia đình cũng đang đứng trước những nguy cơ
cũng như thách thức lớn. Phải làm sao để hịa nhập mà khơng bị hòa tan?
Nhận diện sự tồn tại của thiết chế gia đình mẫu hệ người Êđê trong bối cảnh
kinh tế, xã hội và văn hóa của người Êđê hiện nay đó chính là sự biến đổi
văn hóa, những nét văn hóa mới, những tiện nghi sinh hoạt hiện đại xuất hiện
nhiều bên cạnh phong tục tập quán và lối sống cổ truyền, văn hóa các dân
tộc khơng dừng lại, khơng nằm yên mà luôn tiếp thu, biến đổi cho phù hợp
với dịng chảy cuộc sống.
Q trình cơng nghiệp hóa hiện đại đất nước đã làm thay đổi đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Đắk Lắk, nó cũng là điều kiện phát triển đời
sống của các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk nói chung và người Êđê nói riêng.
Đặc biệt, thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay là một đô thị lớn trong khu vực
Tây Nguyên. Sự phát triển của Bn Ma Thuột, trong q trình đầu tư, hồ
nhập, giao lưu với các vùng kinh tế, văn hố trong cả nước, đã tạo ra một
thành phố Buôn Ma Thuột với những diện mạo mới.
Từ lý do trên, sau khi khảo sát sơ bộ trên 30 buôn của đồng bào Êđê
trong thành phố Buôn Ma Thuột, tôi quyết định lựa chọn buôn Akŏ Siêr,
buôn Alê A, buôn Êa Bŏng để làm điểm nghiên cứu chính cho đề tài “Biến
đổi văn hóa gia đình truyền thống của người Êđê ở Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”

[2]. Vấn đề gia đình được Ăngghen trình bày trong chương hai (tr56-132
Tuyển tập, t6), bao gồm những phân tích về nguồn gốc, các kiểu, loại gia
đình và quan hệ gia đình với sự phát triển xã hội. Về các kiểu gia đình và đặc
trưng của nó; về sự phát triển của gia đình là từ thấp đến cao với tính chất
năng động và vai trị của gia đình trong sự phát triển xã hội. Có thể nói đây
là một tác phẩm kinh điển góp phần tiếp tục phát triển và hoàn thiện chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là về gia đình – tế bào của xã hội. Điều đó có
ý nghĩa như là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về
gia đình trong mọi thời đại.
Năm 1994, Liên Hợp Quốc chọn làm “Năm quốc tế về gia đình”, theo
sau nó đã có rất nhiều cơng trình trên khắp thế giới nghiên cứu về gia đình và
vì thế vấn đề gia đình được giải quyết một cách khoa học hơn. Việc nghiên cứu
gia đình là một nhu cầu tất yếu bởi gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi
nuôi dưỡng phát triển con người có ích cho xã hội và là nơi duy trì giống nịi.
Xã hội ngày càng phát triển chính vì thế tất cả các vấn đề xoay quanh
nó cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Gia đình truyền thống cũng phải điều
chỉnh sao cho phù hợp, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trong đó yếu
tố cần quan tâm chính là những giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình,
vấn đề này được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, mỗi tác giả
nghiên cứu ở mỗi góc độ khác nhau. Đối với việc nghiên cứu về văn hóa Êđê
nói chung và có liên quan đến gia đình mẫu hệ nói riêng được điểm qua một
số tư liệu sau và có hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Giáo sư - Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, với một loạt các cơng trình nghiên
cứu về Tây Nguyên như: “Văn hóa dân gian Êđê” [38]; “Văn hóa - văn hóa
tộc người và văn hóa Việt Nam” [41]; “Luật tục Êđê” [40]; v.v…Tác giả dự
báo về những biến đổi của văn hóa Tây Nguyên qua sự giao thoa văn hóa
giữa các tộc người bản địa và nhập cư.


Tác giả Lưu Hùng, với cơng trình “Bn làng cổ truyền xứ Thượng”

[21] và cơng trình “Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên” [22] miêu tả những nét
văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên.
Tác giả Lê Văn Kỳ, với cơng trình “Phong tục tập qn cổ truyền một số
dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên”[27] chủ yếu nêu lên những phong tục
truyền thống của các tộc người cư trú nơi đây.
Tác giả Bùi Minh Vũ, Trương Bi, với cơng trình “Bảo tồn, phát huy
di sản văn hóa các tộc người Êđê, M’nơng” [52] chủ yếu nói về những giải
pháp để bảo tồn di sản văn hóa tộc người.
Tác giả Nguyễn Tuấn Triết với cơng trình “Tây nguyên cuối thế kỷ
XX vấn đề dân cư và nguồn nhân lực” [42] chủ yếu bàn về cuội nguồn lịch
sử, về sắc thái riêng là tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội của
Tây Nguyên cuối thế kỷ XX.
Tác giả Vũ Đình Lợi, với cơng trình “Gia đình và hơn nhân truyền
thống ở các dân tộc Malayô - Polynexia Trường Sơn - Tây Nguyên” [29]
phác họa diện mạo bức tranh về gia đình và hôn nhân ở các dân tộc Malayô
- Polynexia Trường Sơn - Tây Nguyên, dựng lại dấu vết của tổ chức ngoại
hôn lưỡng hợp thị tộc hiện đang tồn tại đậm nét ở người Êđê, chỉ ra được
những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc duy trì các yếu tố gia đình, hôn nhân
mẫu hệ.
Bàn về chế độ mẫu hệ ở người Êđê, đáng chú ý là cơng trình của Anne
De Hautecloque - Howe “Người Êđê một xã hội mẫu quyền” [1] có đề cập đến
gia đình mẫu hệ của người Êđê tuy nhiên nghiên cứu này được thực hiện tại
một buôn của người Êđê ở huyện Krông Păk; Bàn về tục lệ cưới xin của người
Êđê có cơng trình của các tác giả Đỗ Hồng Kỳ - Ama Bik “Tục lệ cưới xin
của người Êđê, Thơng báo văn hóa dân gian 2002” [26].


Giáo sư Bế Viết Đẳng trong cơng trình nghiên cứu “Các dân tộc thiểu
số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở niềm núi” [12] chủ yếu bàn về dân
tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta. Thực trạng kinh tế - xã hội và

những vấn đề về dân tộc ở miền núi. Nhận thức quan điểm về cuộc sống của
dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới.
Bàn về hôn nhân của tộc người, đáng chú ý là cơng trình Luận án Tiến
sỹ của Thu Nhung Mlô Duôn Du “Người phụ nữ Êđê trong đời sống xã hội
tộc người” [31] năm 2001 (lưu tại Thư viện quốc gia Hà Nội) nghiên cứu về
người phụ nữ trong xã hội mẫu quyền và vai trò vị trí trong bối cảnh kinh tế xã hội.
Cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu
vấn đề liên quan đến sự biến đổi giá trị văn hóa truyền thống trong hơn nhân của
người Êđê ở Thành Phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk dưới q trình tác động
của đơ thị hóa. Đây cũng là lí do để chúng tơi lựa chọn và thực hiện luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu những biến đổi văn hóa gia
đình của người Êđê ở Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và những yếu
tố tác động đến văn hóa gia đình của người Êđê trong q trình đơ thị hóa hiện
nay.
Từ mục đích trên đặt ra cho luận văn nhiệm vụ trọng tâm là:
Thứ nhất, luận giải những cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa gia đình;
giới thiệu tổng quan về người Êđê và những nét đặc trưng của văn hóa gia
đình truyền thống của người Êđê ở thành phố Bn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Thứ hai, mô tả những biến đổi văn hóa gia đình của người Êđê ở Thành
phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk hiện nay thông qua ba điểm nghiên cứu
chính của đề tài.


Thứ ba, trên cơ sở của những biến đổi đó, tìm hiểu những yếu tố tác
động đến văn hóa gia đình của người Êđê và đề xuất một số giải pháp nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình người Êđê ở
thành phố Bn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính của luận văn là những biến đổi giá trị văn hóa truyền
thống của các gia đình người Êđê đang sinh sống trên địa bàn của thành phố
Bn Ma Thuột nói chung và ba bn Akŏ Siêr, bn Alê A, bn Êa Bŏng nói
riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là buôn Akŏ Siêr, buôn Alê A, buôn
Êa Bŏng thuộc thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Đây là ba buôn gần
với trung tâm của thành phố nhất và đang chịu sự tác động mạnh mẽ của q
trình đơ thị hóa.
5.!Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu đề tài
Trên lấy cơ sở Lý luận văn hóa theo quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt
Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Dựa trên lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử khi nghiên cứu về văn
hóa gia đình, tác giả khơng nhìn nhận văn hóa gia đình như một thành tố bất
biến mà coi đây là một thành tố khả biến. Quá trình biến đổi của văn hóa gia
đình là tất yếu theo tình hình biến đổi chung của lịch sử.
Tác giả sẽ sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
-! Các phương pháp điền dã dân tộc học để thu thập các thông tin liên
quan đến đề tài.
-! Phương pháp điều tra xã hội học : (Qua phiếu điều tra và bảng hỏi).


-! Phương pháp phỏng vấn sâu tại địa bàn nghiên cứu để thu thập
thông tin về đề tài.
-! Phương pháp định tính: quan sát, tham dự.
-! Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
-! Tài liệu thứ cấp về địa lý, dân cư, các loại báo cáo tổng kết, báo cáo
chuyên đề, những số liệu thống kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu đã
được lưu giữ tại các thư viện, trung tâm lưu trữ của tỉnh Đắk Lắk, các phòng
ban thuộc địa bàn của các xã, phường quản lý.

6.!Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa gia đình và tổng quan về
người Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Chương 2: Thực trạng biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của
người Êđê.
Chương 3: Các yếu tố tác động và giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa gia đình truyền thống của người Êđê.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIA ĐÌNH
VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI ÊĐÊ Ở THÀNH PHỐ
BN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
1.1. Cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa
1.1.1. Khái niệm về biến đổi nói chung
1.1.1.1. Khái niệm về biến đổi văn hóa
Biến đổi văn hóa đã được đề cập từ rất sớm, nó được các nhà khoa học
ủng hộ thuyết tiến hóa văn hóa như E. Taylor (1891) hay L. Morgan (1877).
Họ đã phân chia xã hội theo từng thứ bậc đơn tuyến và có chung một mẫu
hình biến đổi xã hội và biến đổi văn hóa.
Biến đổi văn hóa là một q trình qua đó những hệ thống giá trị, chân
lý, chuẩn mực và mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau thay đổi
theo thời gian. Hiện nay, biến đổi văn hóa là một chủ đề nghiên cứu rất rộng,
nó đã thu hút nhiều ngành khoa học khác nhau cùng nghiên cứu.
Các cuốn từ điển Nhân học hiện nay tương đối thống nhất định nghĩa
“biến đổi văn hóa bao hàm những sự chia sẻ, những sự biến đổi tương đối lâu
dài của mơ hình ứng xử và niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh lịch sử xã hội ta
thấy xã hội nào cũng biểu lộ sự biến đổi, cũng trộn lẫn những sự tiếp nối và

biến đổi. Hiểu được những cách thức đa dạng của biến đổi văn hóa (bao gồm
nguyên nhân, quá trình và kết quả) vẫn là thách thức lớn của Nhân học” (Robert
H. Winthrop. 1991: 65 – 66). Các khái niệm gắn liền với biến đổi văn hóa được
xác định là Truyền bá, Tiếp biến, Tiến hóa và Phát triển [7, tr.11].
Hiện nay biến đổi văn hóa được đặt trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ của
toàn cầu hóa, của q trình giao lưu vượt ra khỏi tầm quốc gia mà sức ảnh
hưởng của nó liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
và văn hóa. Chính vì vậy khi nghiên cứu sự biến đổi văn hóa các nhà văn


hóa học, nhân học và xã hội học thường gắn nó với sự phát triển với hiện đại
hóa, cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa.
Biến đổi văn hóa cịn được hiểu như một quá trình vận động của tất cả
các xã hội, nó diễn ra đa chiều và rất nhiều cấp độ tùy thuộc vào từng cộng
đồng khác nhau. Đặc biệt đó là sự ảnh hưởng văn hóa của những xã hội có
ưu thế hơn đối với người dân tộc thiểu số tại chỗ.
1.1.1.2. Đặc điểm của biến đổi văn hóa
Đặc điểm của biến đổi văn hóa là sự thâm nhập và xuất hiện cái mới
trong văn hóa nói chung và trong văn hóa các dân tộc nói riêng ở Việt Nam.
Điều này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là trong xây dựng và phát
triển nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay trong quá trình biến đổi này nền
văn hóa mới Việt Nam khơng những có diện mạo mới mà còn mang một thể
chất mới (cấu trúc mới).
“Văn hóa dân tộc là tổng thể những yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng
và đặc thù dân tộc, nó thực hiện chức năng cố kết nội bộ tộc người và phân biệt
tộc người này với tộc người khác. Vậy cái mới trong văn hóa các dân tộc là
gì?” [41, tr.129]. Đó là hiện tượng văn hóa mới dần xuất hiện và nảy sinh do
sự phát triển nội tại của nền văn hóa mới dân tộc, là sản phẩm của q trình
giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc, giữa các quốc gia đang diễn ra
hết sức sống động hiện nay. Đó cịn là các giá trị văn hóa mới liên quan tới ý

thức về quê hương, về tổ quốc, về anh hùng dân tộc, về niềm tự hào dân tộc, về
ý thức xây dựng chế độ mới mà các dân tộc miền núi đang cùng cả nước thực
hiện, các chuẩn mực giá trị trong quan hệ xã hội như lịng vị tha, tính cộng đồng
vốn có, nay được nâng lên một trình độ mới; ý thức của các tầng lớp, giai cấp
xã hội mới đang dần hình thành trong xã hội các dân tộc, đó là giai cấp cơng
nhân, là tầng lớp trí thức dân tộc đang ngày một đông đảo nhất là ở các dân tộc
như Tày, Thái, Nùng, Mường, Êđê, Chăm…; ý thức về các giá trị tinh hoa văn
hóa của mỗi dân tộc đang góp vào kho vốn chung văn hóa của cả nước…


Đặc điểm của biến đổi văn hóa cịn là một bộ mặt mới, diện mạo văn
hóa mới, một thể chất văn hóa mới hình thành và định hình trên cơ sở một
cơ cấu kinh tế - xã hội mới, đó là cơ cấu kinh tế - xã hội xây dựng trên cơ sở
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, tình trạng chung ở các dân tộc là sự
“quá độ, xen cài, đan xen văn hóa giữa cũ và mới, lạc hậu và tiến bộ đang
diễn ra”. Cho nên, làm cho cái mới trong văn hóa thâm nhập và dần chiếm
vị trí chủ đạo trong văn hóa các dân tộc là công việc hàng đầu trong xã hội
và phát triển văn hóa mới ở các dân tộc hiện nay” [41, tr.131].
1.1.1.3. Quan điểm hiện đại về biến đổi văn hóa
Quan điểm hiện đại về biến đổi văn hóa là văn hóa ngày nay được hiểu
là nó bao trùm lên tồn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị,
kinh tế, pháp luật… mối quan hệ tương tác, phức tạp của các yếu tố bên trong
và bên ngoài ở những lĩnh vực này nói chung và mối quan hệ giữa văn hóa
với chính trị, kinh tế, pháp luật… đã tạo nên sự biến đổi. Mặt khác, do sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của tồn cầu hóa, của sự giao lưu văn hóa trong phạm
vi của một nước và với các quốc gia khác, của những xã hội đang chuyển
đổi.
Sự thật, biến đổi văn hóa trở thành mối quan tâm chung của toàn xã
hội, là chủ đề nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như nhân học, xã hội
học, kinh tế học, văn hóa học… thơng qua những quan điểm hiện đại để thấy

được sự biến đổi của văn hóa rất đa dạng trong những lĩnh vực ấy.
1.1.2. Khái niệm về gia đình và biến đổi văn hóa gia đình
1.1.2.1. Khái niệm về gia đình
Gia đình là một khái niệm mà các nhà nghiên cứu khoa học rất khó đưa
ra định nghĩa bởi biểu hiện bên ngồi của nó có vẻ đơn giản nhưng để tìm ra
được khái niệm mang tính bao qt, tồn diện cho gia đình là rất khó. Theo
Luật Hơn nhân và gia đình ở nước ta có đưa ra một khái niệm về gia đình, trong
đó chỉ công nhận những cặp vợ chồng đã đăng ký kết hơn chính thức, thường


bao gồm cả việc hợp tác về mặt kinh tế, việc hoạt động tình dục cũng như việc
ni dạy con cái. Điều này là hồn tồn đúng đắn, dưới góc độ của khoa học
pháp lí và đạo lí, thế nhưng nó vẫn chưa đủ cơ sở thực tiễn về mặt xã hội học,
chưa bao quát được hết những thực trạng của nhiều hình thức gia đình khác.
Thực tế hiện nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về gia đình được
triển khai, song khái niệm về gia đình vẫn cịn đang là vấn đề gây nhiều tranh
cãi. Cho đến nay gia đình đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Trong “La Sociologie et les sciences de societe” do Nhà xuất bản Les
Encyclopédies du savoir moderne, ấn hành năm 1973 trang 233, định nghĩa
gia đình được hiểu như sau: “Gia đình là một nhóm xã hội khơng thể qui về
các nhóm khác: sự hình thành của nó, cấu trúc, các chiều hướng, các quan
hệ giữa các thành viên và các quan hệ của nó với tồn bộ xã hội, các chức
năng biến đổi trong thời gian và không gian gắn liền với hệ thống xã hội và
các hình thức văn minh” [48, tr.57]. Định nghĩa này xác định gia đình với
các cấu trúc và chức năng của nó trong mối quan hệ với hệ thống xã hội.
Sự phát triển của gia đình cũng gắn với sự phát triển của sản xuất, tái
sản xuất vật chất và tinh thần cũng như tái sản xuất ra con người. Trong
“Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước” Ăngghen đã
làm rõ:
Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, suy đến

cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản
thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một loại là sản xuất ra tư liệu
sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo và nhà ở và những công cụ cần thiết
để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân
con người, là sự truyền nịi giống. Những thiết chế xã hội trong đó
những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một
nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất đó quyết định:
một mặt là do trình độ phát triển của lao động, và mặt khác là do


trình độ phát triển của gia đình [2, tr.44].
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Hội nghị cán bộ thảo luận dự luật Hơn nhân
và gia đình từ tháng 10 năm 1959 cũng đã khẳng định: “Rất quan tâm đến gia
đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính
vì vậy, muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân tốt”.
Nghiên cứu gia đình các dân tộc thiểu số giai đoạn từ thế kỷ X - XIX
đang là một khó khăn lớn đối với các nhà nghiên cứu khoa học, và khó khăn
lớn nhất là nguồn tư liệu về vấn đề này vơ cùng hạn chế. Gia đình đã tồn tại
trong lịch sử nhân loại hàng vạn năm, đã biến đổi qua nhiều kiểu loại, qui
mô và cơ cấu rất khác nhau. Hiện nay, gia đình với nhiều loại hình, nhiều
biểu hiện phong phú và đa dạng. Do vậy, không thể đưa ra một khái niệm
nào có thể bao hàm hết các kiểu loại gia đình trong lịch sử và hiện tại của
đời sống nhân loại. Chúng ta chỉ có thể dựa vào một kiểu loại gia đình có
tính phổ biến và mang đặc trưng cơ bản của nhóm xã hội đặc thù để đưa ra
một quan niệm về gia đình. Đó là gia đình hạt nhân, dựa trên quan hệ hơn
nhân và có hai thế hệ là cha mẹ và con cái.
Ở đây, luận văn chỉ đưa ra những nét chung nhất về gia đình: Gia đình
là một khái niệm chỉ một cộng đồng người (nhóm xã hội) có quan hệ mật
thiết với nhau trong sinh hoạt vật chất và tinh thần mang đặc thù dựa trên

quan hệ hôn nhân và huyết thống, các quan hệ pháp lý hoặc luật tục khác.
Chính vì thế, đối với mỗi cá nhân, gia đình thực sự có vị trí và ý nghĩa hết
sức quan trọng. Gia đình khơng chỉ là hạt nhân tốt của xã hội mà gia đình
cịn là chiếc cầu nối ngắn nhất nhưng đẹp đẽ nhất, thuận lợi nhất giữa cá nhân
với xã hội.
Đối với gia đình, tộc họ mẫu hệ, luận văn xem xét trên cơ sở trong các
tộc họ mẫu hệ, quan hệ dịng họ được tính qua những người phụ nữ chứ
không phải người nam. Trong xã hội mẫu hệ những đứa con của một người


đàn ông không thuộc tộc họ của ông ta. Trước hết, hạt nhân của một tộc họ
mẫu hệ tiêu biểu là cặp chị em gái-anh em trai, một tộc họ mẫu hệ có thể
hiểu như là một nhóm anh em trai và chị em gái có liên hệ huyết thống với
nhau thơng qua những quan hệ về phía nữ. Anh em trai đi lấy vợ và thường
sống với gia đình vợ, nhưng họ vẫn duy trì vai trị tích cực trong đời sống của
tộc họ mình; Thứ hai, người đàn ông quan trọng nhất không phải là cha nó mà
là anh em trai của mẹ nó; Thứ ba, trong tộc họ mẫu hệ quyền hành thuộc về
người phụ nữ, tuy nhiên tộc họ mẫu hệ không đồng nhất với xã hội mẫu quyền.
1.1.2.2. Quan niệm về biến đổi văn hóa gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội cơ bản, nó vừa thực hiện chức năng tái sản
xuất ra chính bản thân con người cũng như tái tạo và trao truyền cái giá trị văn
hóa tộc người, đảm bảo tính thống nhất văn hóa giữa các thế hệ của tộc người.
Các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đang tồn tại các hệ thống gia
đình khác nhau như: gia đình phụ hệ, gia đình mẫu hệ, gia đình song hệ, gia
đình hạt nhân, gia đình mở rộng và tàn dư của đại gia đình. Gia đình mẫu hệ
là đặc trưng cho các tộc người tiêu biểu như Êđê, Chăm, Jrai… Tạo nên cái
gọi là “văn hóa mẫu hệ”.
Xem xét quan niệm về biến đổi văn hóa gia đình ở góc độ qui mơ, các
gia đình hạt nhân ngày một phát triển, tàn dư gia đình lớn (mẫu hệ,phụ hệ),
gia đình hạt nhân mở rộng ngày một thu hẹp dần; các loại gia đình hỗn hợp

tộc người (đa tộc người), nhất là ở vùng gần đô thị, dọc trục lộ giao thông
ngày một nhiều hơn; hệ thống gia đình song hệ tiêu biểu ở các tộc người Hrê,
Giẻ - Triêng, Chơro đang có khuynh hướng chuyển sang phụ hệ.
Các hệ thống gia đình kể trên cùng tạo nên hệ thống văn hóa ít nhiều
khác biệt, chính trong mơi trường gia đình nhiều kinh nghiệm, tri thức, kỹ
năng lao động, nghề nghiệp, tri thức về xã hội, văn hóa… được trao truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, văn hóa gia đình khơng là cái bất biến


mà trong q trình phát triển và tồn tại nó ln biến đổi giàu có và phong phú
hơn.
Hiện tượng gia đình lớn mẫu hệ mà tiêu biểu ở người Êđê từ đầu thế
kỷ XX, đặc biệt là từ thập kỷ 50 đã và đang trong quá trình giải thể để hình
thành các gia đình nhỏ hạt nhân. Nó khơng chỉ bảo lưu cái cũ, cái truyền
thống có giá trị của q khứ mà cịn phải ln biến đổi để hướng tới tương
lai. Văn hóa gia đình là những gì có trong quá khứ, đang có trong hiện tại và
sẽ có trong tương lai.
1.1.2.3. Đặc điểm của biến đổi văn hóa gia đình
Từ gia đình lớn biến đổi thành gia đình nhỏ, gia đình lớn thường thấy
ở các dân tộc có đặc điểm là thống nhất về cư trú, cư trú ở đây có thể là một
khu vực riêng hoặc trong một nóc nhà (như trường hợp người Êđê). Từ xa
xưa hoạt động của họ là ở chung, làm chung và ăn chung nay dần biến đổi
thành các dạng như ở chung, làm chung nhưng ăn riêng (A); hoặc ở chung,
làm riêng và ăn riêng (B); cuối cùng là tách hộ ở riêng, làm riêng và ăn riêng,
trở thành các tiểu gia đình (C) sinh hoạt riêng tồn bộ nhưng vẫn giữ quan
hệ chặt chẽ về kinh tế và tinh thần.
Số thành viên ở các gia đình giảm dần do tác động của các nguyên
nhân kinh tế và xã hội, hơn nữa đất canh tác ngày càng khan hiếm nên gây
khó khăn cho sự sinh sống của những gia đình nhiều thành viên cùng lao
động ở những mảnh rẫy nhỏ xa nơi cư trú dẫn đến việc sở hữu chung về tư

liệu sản xuất, thể hiện chủ yếu trên hai mặt là đất rẫy và công cụ lao động bị
phá vỡ. Nhất là sự thống nhất về kinh tế cũng bị phá vỡ về cơ bản, các gia
đình nhỏ làm rẫy và chăn nuôi riêng để bán lấy tiền hay đem trao đổi lấy
hàng hóa đồ dùng về cho gia đình nhỏ của mình. Càng ngày, bộ phận kinh
tế riêng của từng nhóm gia đình phát triển ngày càng lớn và mâu thuẫn với
kinh tế chung của gia đình lớn.


Vai trị, vị trí của các thành viên trong gia đình cũng có sự thay đổi
đáng kể khi sinh hoạt ở gia đình lớn và gia đình nhỏ về tơn giáo, tín ngưỡng
thờ cúng những vị thần hướng tới nhiệm vụ bảo vệ cho sự tồn vong của các
thành viên trong gia tộc vẫn được đảm bảo, nhưng một số phong tục, tập
qn khơng cịn như trước.
Như vậy, biến đổi gia đình là một hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn
ra không giống nhau tùy theo môi trường cư trú, phong tục tập quán của tộc
người mà có những biến đổi khác nhau.
Gia đình lớn ở các dân tộc đang có xu hướng biến đổi, nhất là văn hóa
gia đình, xu hướng phổ biến là phân chia và hình thức tồn tại rất khác nhau.
Luận văn này, nghiên cứu về “Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của
người Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”.
1.2. Tổng quan người Êđê ở Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk
1.2.1. Địa bàn cư trú và phân bố dân cư
1.2.1.1. Người Êđê thuộc Thành phố Buôn Ma Thuột
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
tỉnh Đắk Lắk, là một thành phố trẻ so với hệ thống đô thị của Việt Nam. Người
Êđê là tộc người dân tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Lắk, người Êđê cịn có những
tên gọi khác nhau như Rađê, Anăk Êđê, Êđê Êgar, Đê, Mọi, Thượng hay
Rơđê… Hiện nay tên gọi Êđê là tên chính thức được dùng trong văn bản của
Nhà nước, trong các cơng trình nghiên cứu và trên các phương tiện thông tin

đại chúng. Người Êđê có nhiều nhóm chẳng hạn như nhóm: Krung, Adham,
Ktul, Drao, Kpă. Trong đó nhóm Êđê Kpă là nhóm cư dân đơng người nhất
(trong số các nhóm người Êđê) thường sống tập trung ven thành phố Buôn
Ma Thuột kéo đến các huyện tiếp giáp thị xã như Čư Mgar, Krông Buk,


Buôn Ma Thuột tức là làng của Ama Y Thuột, làng của Cha Y Thuột
(tiếng Êđê: ama có nghĩa là Cha; Y Thuột là chỉ người con trai tên là Thuột;
Buôn Ma Thuột là tên gọi tắt: làng của cha Y Thuột). Cha Y Thuột là một tù
trưởng giàu có và có uy tín của bn. Xưa kia, bn có khoảng 50 nóc nhà
dài nằm trên một triền đồi bên dòng suối Ea Tam. Cho đến những năm đầu
thế kỷ XX, Buôn Ma Thuột đã trở thành một buôn lớn. Hội thảo Khoa học
“Bn Ma Thuột - Lịch sử hình thành và phát triển” là một Hội thảo rất có ý
nghĩa với tỉnh Đắk Lắk, đã giúp cho tỉnh Đắk Lắk có được nhiều tài liệu quý
giá về lịch sử của một vùng đất Buôn Ma Thuột trên cao nguyên Đắk Lắk.
Trong quá trình xâm lược nước ta, đến năm 1899 thực dân Pháp cơ
bản bình định xong vùng cao nguyên Đắk Lắk. Ngày 22 tháng 11 năm 1904,
toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Dak Lak và chuyển cơ
quan cai trị từ Buôn Đôn về Buôn Ma Thuột, Nghi định ghi rõ: “Thành lập
tại miền tây các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, đặt dưới quyền hành chính và cai
trị của Khâm sứ Trung Kỳ, một tỉnh tên Dak Lak. Tỉnh lị là Buôn Ma thuột”.
Tỉnh Dak Lak và tỉnh lị Buôn Ma Thuột với tư cách là một đơn vị hành chính
ra đời từ đó [34, tr.99].
Theo Niên giám thống kê năm 2014 của Tổng cục thống kê tỉnh Đắk
Lắk, “thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có diện tích 137.125,37 ha, gồm
8 xã và 13 phường và 1 thành phố. Dân số 1.827.786 người” [32, tr.24].
Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 11.494 hộ với 55.413 nhân khẩu,
chiếm 16,36% dân số toàn thành phố. Có 40 dân tộc anh em sinh sống và có
33 bn. Dân tộc thiểu số tại chỗ khoảng 9.700 hộ với 38.660 nhân khẩu.
Trong đó có 654 hộ nghèo, 894 hộ cận nghèo. Đặc biệt có 7 bn nội thành

với hơn chục nghìn người Êđê sinh sống, một số buôn thuộc thành phố Buôn
Ma Thuột như buôn Akŏ Siêr, Akǒ Tam, buôn Akǒ Dhǒng, Êa Bǒng, buôn
Păn Lăm, buôn Alê A, buôn Alê B, buôn Čư Dluê, họ vẫn còn lưu giữ kiến
trúc nhà dài và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố.


Trong những năm qua, thành phố Buôn Ma Thuột đã đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng với trên 300 cơng trình, gồm: điện chiếu sáng, đường giao
thơng, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, cơng trình thuỷ lợi, nhà văn hố
cộng đồng... với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Hiện nay, 100% số hộ đồng bào
dân tộc thiểu số đã có điện thắp sáng, nước sạch sinh hoạt; 100% các bn
có nhà sinh hoạt cộng đồng. Phần lớn các trục đường chính đã được nhựa
hóa, bê tơng hóa, kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa phục vụ sản xuất
nông nghiệp; hệ thống trường học, trạm y tế được đầu tư đồng bộ…
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ, truyền dạy và phục
dựng. Trong đó, tiêu biểu như Khơng gian văn hóa cồng chiêng (Unessco
cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005) và nhiều giá
trị văn hóa khác được phục dựng như: lễ cúng bến nước, cầu mưa, lễ mừng
lúa mới, lễ thổi tai, hát sử thi, hát ei rei v.v… Từ đó, đời sống về vật chất,
tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên rõ rệt…
1.2.1.2. Người Êđê ở địa bàn khảo sát
Hiện nay, hệ thống tổ chức chính quyền các cấp tại các thơn làng nói
chung và ở bn làng Tây Nguyên nói riêng đều được được xây dựng thống
nhất trong cả nước. Thực tiễn cho thấy, tổ chức xã hội bn làng vẫn có vai
trị quan trọng nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên.
Trong lịch sử quá trình di dân từ những nơi khác đến, nhất là từ sau năm 1975
đến nay, cùng với những tác động mới đã dẫn đến tồn tại nhiều loại buôn làng
đa dạng ở Tây Nguyên, bao gồm thôn làng dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số mới
đến, dân tộc thiểu số tại chỗ và buôn làng xen cư dân tộc thiểu số tại chỗ với
dân tộc mới đến. Chính vì thế các cấp chính quyền tại địa phương đã thực hiện

theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng đồng bộ bộ máy
quản lý thôn buôn trên địa bàn tỉnh.


Hệ thống thiết chế tổ chức xã hội trong buôn làng Êđê hiện nay gồm:
tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đồn thể.
Về tổ chức Đảng gồm có chi bộ đảng viên, đứng đầu chi bộ là Bí thư và
Phó bí thư, đứng đầu tổ Đảng là tổ trưởng đảng. Với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ
đạo chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể thực hiện chủ trương, đường
lối phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà
nước.
Về tổ chức Chính quyền, đứng đầu mỗi bn là một trưởng bn, một
phó trưởng bn, một cơng an viên phụ trách công tác an ninh, một đội
trưởng phụ trách chỉ huy đội dân quân tự vệ.
Mỗi buôn làng được chia thành các nhóm liên gia, mỗi nhóm liên gia
từ 16 đến 25 hộ gia đình tùy theo tổng số hộ trên địa bàn, nhà nằm liền kề
nhau và mỗi nhóm liên gia có một trưởng nhóm.
Về tổ chức mặt trận, mỗi bn làng đều có một thành viên thuộc Mặt
trận tổ quốc, thường là người cao tuổi và có uy tín, có đạo đức với nhiệm vụ
vận động và đồn kết các tầng lớp nhân dân trong bn làng thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.
Về tổ chức đồn thể, mỗi bn đều có các đồn thể chính trị bao
gồm: Đồn Thanh niên, đứng đầu là Bí thư, Phó Bí thư; Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh, đứng đầu là Hội trưởng và Phó Hội trưởng.
Các đồn thể này có vai trò tổ chức quần chúng, là những cánh tay nối dài
của Đảng và Chính quyền trong việc triển khai các chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh - chính trị trong bn làng.
Thiết chế tự quản của bn vẫn cịn tồn tại vai trò của già làng, hội đồng
già làng, người xử kiện, thầy cúng và tòa án phong tục. Mỗi bn làng đều có
một già làng, đơi khi là nhóm những già làng do một người đứng đầu. Trước

đây, già làng được bầu lên do trao truyền theo dòng họ. Ngày nay, già làng


đều do dân cử nhưng có ý kiến định hướng của tổ chức đảng và chính quyền.
So với truyền thống, tiêu chí để trở thành già làng ngày nay đã thay đổi. Già
làng là những người không chỉ nắm vững phong tục tập quán và có nhiều kinh
nghiệm sản xuất, mà cịn phải có trình độ giáo dục, học vấn, là bộ đội hay cán
bộ về hưu, có nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật mới. Già làng cũng không
nhất thiết phải là người già 60-70 tuổi, mà có thể là người trung niên 45-50
tuổi. Nhiệm vụ của già làng hay hội đồng già làng là duy trì phong tục tập
quán, phân xử các vụ việc vi phạm luật tục và phối hợp với hệ thống chính trị,
xã hội mới động viên dân làng chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của
Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Khi có tâm tư, nguyện vọng và khúc
mắc, dân làng thường đến hỏi già làng trước khi hỏi chính quyền.
* Bn Akŏ Siêr: thuộc phường Tân lập, thành phố Buôn Ma Thuột
tỉnh Đắk Lắk, là địa bàn cư trú chủ yếu của người Êđê Kpă, gồm có các dòng
họ như họ Êban, Niê, Ayǔn, Byă cùng các tộc người khác như: Kinh, Tày,
Nùng, Chăm, M’nông.
Theo số liệu của Ủy ban nhân dân phường Tân lập cung cấp, tính đến
tháng 4 năm 2014, bn có tổng diện tích là 213 ha, 13 ha đất thổ cư, 12,2
ha đất ruộng và 157 ha đất rẫy cà phê (có 86 ha đất của Hợp tác xã nông
nghiệp, 71 ha đất của hộ gia đình). Dân số tồn bn có 957 hộ với hơn 4200
nhân khẩu được chia thành 21 tổ liên gia, trong đó có 345 hộ người Êđê
chiếm 36,1% (có 71 hộ chuyển sang sinh sống tại khu đất canh tác của buôn),
551 hộ người Kinh chiếm 57,6% và 41 hộ dân tộc khác chiếm 4,3%.
Về cơ cấu tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, các đồn thể, thiết chế
tự quản của buôn khá đầy đủ nhưng hiện nay không có chủ bến nước [Pl.1.2,
B.1, tr.130]; Về tơn giáo tín ngưỡng ở Đắk Lắk hiện có các tơn giáo: Cơng
giáo, Tin lành, Phật giáo, thờ Đa thần [Pl.1.7, tr.159]; Về đời sống kinh tế: kinh
tế gia đình chủ yếu dựa vào nương rẫy là chính. Các hoạt động sản xuất nông



×