MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN
ĐIỂM
Ghi bằng số
CHỮ KÝ GIÁO VIÊN
Ghi bằng chữ
Chấm thi 1
-1-
Chấm thi 2
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình, xã hội và là chủ nhân tương lai
của đất nước. Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của Đảng – Nhà
nước ta. Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác Hồ của chúng ta luôn quan tâm đặc
biệt đến các cháu thiếu niên, nhi đồng nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Do vậy, đòi hỏi cần có sự quan tâm của gia đình, Nhà trường, cộng đồng và
toàn xã hội. Trong thời gian qua, công cuộc đổi mới ở nước ta đã từng bước cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trong đó trẻ em có điều kiện
chăm sóc ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế
thế giới, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như
sự phân hóa giàu nghèo, sự phân tầng xã hội, sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế
thị trường đã làm nhiều ông bố, bà mẹ lao vào kiếm tiền không có thời gian quan
tâm đến con cái, và do hậu quả của chiến tranh để lại đã dẫn đến trẻ em rơi vào
hoàn cảnh đặc biệt như: Nghiện ma túy, Trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS,
nhiễm chất độc hóa học, lao động sớm, lang thang không nơi nương tựa,…
Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, của các ngành, các cấp đã dành
những tình cảm chăm sóc tốt đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em
khuyết tật, mồ côi, bị ngược đãi, hộ nghèo. Đã góp phần cho trẻ em vươn lên hòa
nhập cộng đồng, giảm mặc cảm, tiếp bước đến trường…phong trào ủng hộ này
mang lại hiệu quả đáng trân trọng mang năng nghĩa tình, phát huy truyền thống tốt
đẹp của người Việt Nam“nhường cơm sẻ áo”.
-2-
Do vậy, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều các chương
trình, chính sách dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cùng với cả nước, Phường
Tân Tiến – Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk luôn quan tâm xây dựng và tổ
chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu vừa là động
lực để địa phương phát triển bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã chọn
đề tài: “An sinh xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại Phường Tân Tiến – Thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk” để làm báo cáo chuyên đề chuyên sâu. Qua
đó, đề ra một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội vươn lên hòa
nhập cộng đồng.
2. Nội dung
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Trẻ em
Trẻ em những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước đang là mối
quan tâm không chỉ của một quốc gia nào mà còn là mối quan tâm của toàn nhân
loại.
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có nghĩa là
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có quy
định tuổi vị thành niên sớm hơn”
Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: Trẻ em được hiểu
là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Bộ luật tố tụng hình sự lại dùng khái niệm “Người chưa thành niên” được hiểu là
người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Từ những khái niệm đã nêu, trên phương diện pháp lý có thể thống nhất khái
niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam: Trẻ em là người chưa thành niên dưới 16
tuổi.
Trẻ em là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, trẻ
cần được chăm sóc bảo vệ và giáo dục để trở thành những công dân tốt, những
người chủ tương lai của đất nước. Việc bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em đã được
Đảng và Nhà nước coi là mối quan tâm hàng đầu và được xác định, ghi vào luật mà
toàn xã hội phải có trách nhiệm thực hiện.
2.1.2. Người khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng khác nhau (không phân biệt nguồn gốc
gây ra tàn tật) làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến chọ lao động, sinh hoạt, học
tập gặp nhiều khó khăn [1].
Khiếm khuyết: Bất cứ sự thiếu hụt hoặc sự bất thường về cấu trúc cơ thể,
chức năng tâm lý hay giải phẫu là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, biến đổi gen hoặc
các tác nhân môi trường.
1[] Luật Người khuyết tật, số 51/2010/QH12, ngày 17/6/2010.
-3-
Trẻ em khuyết tật: Là trẻ em dưới 16 tuổi bị khiếm khuyết một hay nhiều
bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng khác nhau (không phân
biệt nguồn gốc gây ra tàn tật) làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
2.1.3. Mức độ khuyết tật
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất
hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt
động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc
suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt
động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với trẻ em khuyết tật
tại Phường Tân Tiến – Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Phường Tân Tiến là một đơn vị hành chính thuộc Thành Phố Buôn Ma
Thuột nằm giáp với trung tâm Thành Phố, địa bàn giáp ranh với 04 Phường
(Phường Tân Thành; Phường Thành Công, Phường Thành Nhất và Phường Thắng
Lợi). Phường có diện tích 2,53 km², dân số: 16.700 người, mật độ dân số đạt 5678
người/km². Dân cư sinh sống chủ yếu tập trung nhiều trên các tuyến đường chính
như: Lê Hồng Phong, Nguyễn Công Trứ, Nơ Trang Lơng, Y Ngông, Quang
Trung… Đời sống của nhân dân chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và buôn bán
nhỏ trên các tuyến đường.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên
địa bàn Phường đã có nhiều chuyển biến tích cực theo cách tiếp cận dựa trên nhu
cầu và đáp ứng các quyền cơ bản; chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải thiện,
tăng cường các cơ hội hoạt động dành cho trẻ em với nhiều hình thức. Nhận thức
trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ
em được nâng lên. Công tác xã hội hóa về thực hiện các mục tiêu vì trẻ em đạt kết
quả khá cao. Đặc biệt, các em được cung cấp các kiến thức kỹ năng để tự bảo vệ
mình nên nhận thức của trẻ em đã từng bước được nâng cao. Các biện pháp đảm
bảo cho trẻ em có cuộc sống an toàn, lành mạnh được địa phương triển khai tích
cực đồng thời với các hoạt động trợ giúp, phục hồi, tái hòa nhập trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt.
Đa số các trẻ khuyết tật còn chịu nhiều thiệt thòi. Hầu hết các em sinh ra và
lớn lên trong các gia đình khó khăn, tình trạng vật chất kém, thiếu thốn lại thêm
nhiều mặc cảm về tật nguyền nên vui chơi, học hành cùng các trẻ khác vô cùng khó
khăn.
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ em nhất là trẻ em khuyết tật, địa
phương luôn quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác
chăm lo, thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, thường xuyên ban hành các kế
hoạch, công văn chỉ đạo về công tác bảo trợ xã hội, đặc biệt quan tâm đến trẻ em
-4-
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, địa phương luôn triển khai thực hiện
tốt chế độ, chính sách cho trẻ em khuyết tật, tạo điều kiện cho các em được học tập,
vui chơi, giải trí.
Tính đến nay toàn Phường có 936 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 15,96% dân số.
Trong đó Tổ dân phố 6 có số lượng trẻ em khuyết tật cao nhiếm chiếm tỷ lệ
66.67%, Tổ dân phố 9 chiếm 26.66%. Ngược lại, Tổ dân phố 1 có tỷ lệ trẻ em
khuyết tật thấp nhất 6.67%.
Bảng 1: Số lượng trẻ em khuyết tật đang hưởng trợ cấp
Phường Tân Tiến năm 2016
Trẻ em khuyết
Trẻ em KT
Số lượng
T
Tổ Dân Phố
tật nặng
đặc biệt nặng
T
n
%
n
%
n
1
Tổ Dân phố 6
5
33.34 5
33.33 10
2
Tổ Dân phố 9
2
13.33 2
13.33 4
3
Tổ Dân phố 1
0
1
6.67
01
Tổng cộng
7
46.67 8
53.33 15
Nguồn: Báo cáo công tác LĐTBXH Phường Tân Tiến năm 2016
tháng tại
Tỷ lệ
(%)
%
66.66
26.66
6.67
100
Phân theo mức độ khuyết tật, trong đó có 15 trẻ em khuyết tật, 08 trẻ em
khuyết tật nặng chiếm tỷ lệ 53.33%, 07 trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng chiếm tỷ lệ
46.67% đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Cụ thể (xem biểu đồ 1).
Biểu đồ 1: Số lượng trẻ em phân theo mức độ khuyết tật
2.3. Tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với trẻ em
khuyết tật
2.3.1. Chính sách trợ cấp hàng tháng
Trong năm qua, các cấp, các ngành trong Phường đã quan tâm đến việc thực
hiện các chế độ chính sách xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có
đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc chỉ đạo hướng dẫn về thủ
tục hồ sơ, quy trình xét duyệt trợ cấp xã hội luôn được quan tâm thường xuyên.
Công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt luôn là sự quan tâm hàng đầu của
địa phương, cũng như các bộ phận chuyên môn khác luôn mong muốn trẻ có sự
phát triển toàn diện khỏe mạnh, vui vẻ. Vì vậy, Đảng và nhà nước luôn quan tâm
đôn đốc theo dõi, kiểm tra các mặt sinh hoạt, vui chơi, học tập cũng như việc thực
-5-
hiện trợ cấp hàng tháng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương trong năm
qua được chi trả kịp thời và đầy đủ.
Thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về
chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP
ngày 27/3/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
67/2007/NĐ-CP là 180.000 đồng (hệ số 1.0). Kể từ ngày 01/5/2015 địa phương áp
dụng mức chuẩn là 270.000 đồng bằng mức chuẩn của chính phủ theo
NĐ136/2013/NĐ-CP, cụ thể (xem bảng 2) như sau:
Bảng 2: Chế độ trợ cấp hàng tháng cho trẻ em khuyết tật tại xã Bàu Sen
tháng 12 Năm 2016.
Đvt: Ngàn đồng
S
T
T
1
2
Nhóm đối tượng
Số
lượng
Hệ số
Mức
chuẩn
Thành
tiền
Ghi
chú
Trẻ em KT nặng dưới 16
08
2,0
270
4.320
tuổi
Trẻ em KTĐBN dưới 16
07
2,5
270
4.725
tuổi
Tổng cộng
15
9.045
Nguồn: Trích danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng của UBND Phường Tân Tiến
2.3.2. Chính sách bảo hiểm y tế
Thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe và Luật Bảo hiểm y tế xã triển khai
cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời cho 100% trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em đang hưởng trợ
cấp bảo trợ xã hội 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của Phường được trạm y tế
khám cấp phát thuốc chữa bệnh miễn phí. Thông qua Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội và Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh đã trao tặng 01 xe lăn
trị giá 1,5 triệu đồng cho trẻ em khuyết tật về vận động.
Bảng 3: Số lượng trẻ em khuyết tật được cấp BHYT năm 2016
T
Tổ Dân Phố
T
1
Tổ Dân phố 6
2
Tổ Dân phố 9
3
Tổ Dân phố 1
Tổng cộng
Số lượng
trẻ
10
4
01
15
Số thẻ
BHYT
Tỷ lệ
%
10
4
01
15
Nguồn: Báo cáo công tác LĐTBXH Phường Tân Tiến năm 2016
-6-
100
100
100
100
2.3.3. Chính sách hỗ trợ giáo dục
Thực hiện Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn triển khai của Trung
ương, của Tỉnh, hiện nay 100% trẻ em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, được hỗ trợ chi phí học tập, học
sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn... tạo cho các em được hòa nhập cộng đồng, học
tập như các trẻ em bình thường khác. Đã trích nguồn quỹ hội vận động để tặng học
bổng, tặng xe đạp cho trẻ em. Đặc biệt 01 trường hợp trẻ em khuyết tật đặc biệt
nặng 20.000.000đ để mua máy trợ thính từ nguồn vận động của mạnh thường quân,
hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật... giúp đối tượng và gia đình giảm khó khăn
ổn định cuộc sống.
Bảng 4: Số lượng trẻ em khuyết tật được cấp học bổng năm 2016
STT
Đối tượng
Số
lượng
Mức học
bổng
200.000
Trẻ em KT nặng dưới 16
08
tuổi
Trẻ em KTĐBN dưới 16
200.000
2
01
tuổi
Tổng cộng
9
Nguồn: Báo cáo công tác LĐTBXH Phường Tân Tiến năm 2016
1
Thành tiền
1.600.000
200.000
1.800.000
2.3.4. Chính sách học nghề, tạo việc làm
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ 13 tuổi trở lên không còn học văn
hóa được giới thiệu vào các cơ sở dạy nghề, được miễn giảm học phí theo quy định
của Nhà nước và được giới thiệu việc làm miễn phí phù hợp với khả năng và nhu
cầu của bản thân, tạo điều kiện việc làm, ổn định cuộc sống.
Từ những kết quả nêu trên là quá trình cố gắng tham mưu của cán bộ lao
động, thương binh và xã hội, là sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, chính quyền các
cấp, sự nỗ lực tuyên truyền của các cơ quan đoàn thể quần chúng, cùng sự tham gia
ủng hộ nhiệt tình của các cá nhân, đơn vị trong ngoài tỉnh góp phần rất lớn vào việc
thực hiện bảo vệ chăm sóc trẻ em, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Từ đó,
có thể khẳng định rằng với truyền thống quí báo của dân tộc Việt Nam “Nhường
cơm, sẻ áo”, “Lá lành, đùm lá rách”, “ Kính già, yêu trẻ” luôn được phát huy, nhân
rộng.
2.3.5. Chính sách hỗ trợ khác
Tăng cường triển khai các dịch vụ trợ giúp trẻ em khuyết tật thông qua việc
hỗ trợ cho trẻ trong giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập, giáo dục nghề nghiệp;
phục hồi chức năng tại cộng đồng.
-7-
Ngoài việc chăm sóc sức khoẻ về thể chất thì trẻ khuyết tật cần rất nhiều
những hoạt động chăm sóc về tinh thần để giúp trẻ có thể tự tin hơn, sẳn sàng chia
sẽ, sống hoà nhập hơn với gia đình và xã hội. Trong hời gian qua trẻ em ngày càng
được chính quyền địa phương quan tâm chăm lo để các em có thể phát triển một
cách toàn diện, được thể hiện quyền của mình thông qua các hoạt động giao lưu,
học tập, trao đổi kinh nghiệm, bày tỏ ý kiến qua diễn đàn trẻ em các cấp. Nhân
ngày lễ tết trẻ em khuyết tật được tặng quà, mỗi phần quà trị giá 500.000đ/suất.
Bảng 5: Số lượng trẻ em khuyết tật được tặngg quà tết năm 2016
STT
1
2
Đối tượng
Số
lượng
Mức học
bổng
Thành tiền
Trẻ em KT nặng dưới 16
08
500.000
4.000.000
tuổi
Trẻ em KTĐBN dưới 16
07
500.000
3.500.000
tuổi
Tổng cộng
15
7.500.000
Nguồn: Báo cáo công tác LĐTBXH Phường Tân Tiến năm 2016
2.4. Nguồn lực thực hiện
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp;
- Nguồn đóng góp của các đối tượng tự nguyện;
- Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương.
2.5. Những khó khăn và trở ngại trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em
Việc huy động được nguồn lực từ cộng đồng theo tinh thần xã hội hoá công
tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn hạn chế, việc trợ giúp cho trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt chủ yếu vẫn từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em ở cơ sở còn hạn chế về chuyên môn nên
năng lực thực hiện hoạt động phát hiện sớm, can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ bị tổn thương chưa được kịp thời.
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay tập trung chủ yếu cho các hoạt
động trợ giúp khi trẻ em đã rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc đã bị tổn hại, chưa tích
cực chủ động phòng ngừa hạn chế các nguyên nhân dẫn tới phát sinh trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt. Nguồn lực đầu tư cho công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt cũng còn hạn chế
-8-
3. Kết luận- khuyến nghị
3.1. Kết luận
Qua nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và trình bày đầy đủ các chính sách đang
được địa phương áp dụng cho thấy địa phương đã thực hiện đầy đủ các chính sách
đối trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được xã quản lý chăm sóc; về nguồn lực thực
hiện cũng được các tổ chức cá nhân ủng hộ khá thuận lợi,.
Cùng với những chế độ, chính sách của Nhà nước, công tác chăm sóc trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt ngày đạt kết quả tốt hơn cần phải dựa vào sự hỗ trợ của cộng
đồng. Yêu cầu đặt ra là huy động sự tham gia của toàn xã hội, nhất là gia đình,
cộng đồng bảo đảm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, trợ
giúp để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập
cộng đồng; phát triển các hình thức chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn dựa vào cộng đồng; từng bước nâng cao mức sống cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn.
3.2. Khuyến nghị
Để thực hiện mục tiêu đề ra, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông trên
các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc chăm sóc,
trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, nhất là chính sách về an sinh xã hội,
học nghề và tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản để hòa nhập cộng đồng. Tích cực huy động mọi nguồn
lực trong xã hội và nguồn đầu tư từ ngân sách cho công tác này. Mặt khác, tạo điều
kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức nhân đạo, từ thiện, phi chính phủ quốc tế và
trong nước tham gia các hoạt động trợ giúp, chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi,
trẻ em khuyết tật thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại.
Một vấn đề quan trọng khác là đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ mình, phòng, tránh tai nạn thương tích, dịch bệnh, phòng tránh các nguy cơ
bị xâm hại, bị bạo lực... Đồng thời, tổ chức các hoạt động giao lưu, văn nghệ, thể
thao giữa trẻ em nghèo, trẻ em miền núi, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt với các trẻ em khác để tăng cường sự tự tin, hỗ trợ các em hòa nhập
cộng đồng.
-9-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thanh Hải (2016) Bài giảng chuyên đề chuyên sâu An sinh xã hội
đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
2. Giáo trình Chính sách xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
3. Nghị định 49/NĐ-CP, ngày ngày 14/5/2010 và Nghị định 74/2013/NĐ-CP.
4. Báo cáo tổng kết của ủy ban nhân dân Phường Tân Tiến năm 2016.
5. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Số 25/2004/QH11, ngày
15 tháng 6 năm 2004.
-10-