Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Hạ đường huyết ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.31 KB, 7 trang )

Hạ đường huyết

(Ảnh: minh họa)
Nhắc tới bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), nhiều người thường nghĩ ngay
đến tình trạng tăng đường huyết. Trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh,
nhiều bệnh nhân ĐTĐ cũng chỉ quan tâm làm sao đường huyết của mình
không tăng cao. Tuy nhiên, có một vấn đề mà bệnh nhân cũng như người nhà
chưa quan tâm nhiều mặc dù đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân
ĐTĐ. Đó là hạ đường huyết.

Vì sao bệnh nhân ĐTĐ lại bị hạ đường huyết?
ĐTĐ là bệnh do đường huyết tăng trên mức bình thường trong máu. Tuy
nhiên ở bệnh nhân ĐTĐ không chỉ có tăng đường huyết mà có cả tình trạng hạ
đường huyết. Hạ đường huyết thường xảy ra khi bệnh nhân chích quá liều insulin,
ăn ít, ăn trễ sau khi đã chích hay uống thuốc hạ đường huyết, vận động nhiều hoặc
có các bệnh lý khác đi kèm như: suy thận, suy gan…
Thuốc chích insulin hay các thuốc hạ đường huyết đường uống sẽ giúp
bệnh nhân kiểm soát đường huyết khi đường được hấp thu vào cơ thể. Sau khi sử
dụng thuốc, nếu bệnh nhân ăn ít hoặc thậm chí bỏ ăn thì sẽ khiến lượng đường
trong máu thấp và dưới tác dụng của thuốc sẽ làm hạ đường huyết. Việc ăn trễ
khiến lượng đường trong máu thấp do chưa kịp hấp thu trong khi thuốc đã có tác
dụng.
Vận động là một trong những biện pháp quan trọng giúp bệnh nhân kiểm
soát đường huyết nhưng nếu vận động không hợp lý thì hạ đường huyết rất dễ xảy
ra. Bên cạnh đó, các bệnh kèm theo như suy gan, suy thận sẽ làm rối loạn quá trình
chuyển hóa đường và thuốc trong cơ thể. Bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết nếu liều
thuốc điều trị không phù hợp. Hạ đường huyết cũng có thể xuất hiện khi bệnh
nhân tự ý chỉnh liều thuốc, tự ý dùng lại toa thuốc cũ, sử dụng toa thuốc của bệnh
nhân khác hoặc uống thêm các thuốc khác làm kéo dài thời gian tác dụng của
thuốc hạ đường huyết.
Biểu hiện của hạ đường huyết


Đường là chất tạo năng lượng cho mọi hoạt động của các cơ quan. Đặc
biệt não chỉ sử dụng duy nhất chất đường nên khi hạ đường huyết thì não là cơ
quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hạ đường huyết khi đường huyết < 70 mg/dl
nhưng khi đường huyết hạ đến < 50mg/dl thì mới xuất hiện các dấu hiệu. Ban
đầu bệnh nhân có cảm giác đói, run, tê lạnh đầu chi, vả mồ hôi, chóng mặt, hoa
mắt, hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, ngủ gà... Nếu không được phát hiện và
điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ có những rối loạn về tri giác như lừ đừ, không tiếp
xúc, co giật rồi hôn mê thậm chí có thể tử vong. Khi đường huyết < 20mg/dl
kéo dài 5 – 6 giờ sẽ gây tổn thương não không hồi phục. Vì vậy khoảng thời gian
6 giờ đầu được xem là giờ vàng.
Trước đây, khi các phương tiện xét nghiệm còn hạn chế thì tình trạng hạ
đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ dễ bị bỏ sót. Ngày nay, với sự phát triển của các
máy đo đường huyết thì tình trạng này có thể được phát hiện một cách nhanh
chóng và dễ dàng. Việc phát hiện,xử trí sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh được những
di chứng không đáng có. Hạ đường huyết thường xảy ra tại nhà. Do đó bệnh nhân
và người nhà nên biết các dấu hiệu trên để có thể nhận biết và xử trí kịp thời.
Phòng ngừa hạ đường huyết bằng cách nào?
Để phòng ngừa hạ đường huyết, bệnh nhân cần có sự cân bằng giữa ăn
uống, vận động thể lực và sử dụng thuốc hạ đường huyết. Bệnh nhân cần tuân thủ
đúng theo điều trị của bác sĩ về số loại thuốc, thời điểm uống, liều lượng và không
được tự ý thay đổi thuốc. Bệnh nhân nên mang theo trong người đường hay bánh
kẹo để khi cần có thể sử dụng ngay. Bên cạnh đó, việc lập sổ theo dõi đường huyết
tại nhà là rất cần thiết. Nó giúp bệnh nhân và bác sĩ điều trị tìm ra liều thuốc phù
hợp để vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa tránh hạ đường huyết có thể xảy ra.
Khi vận động, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề như không sử dụng thuốc
hạ đường huyết uống hoặc chích trước khi tập thể dục. Sau ngưng tập cần chú ý
khả năng hạ đường huyết vì lúc này đường được đưa từ máu vào dự trữ trong các
cơ bắp. Vì vậy, bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết 30 phút sau khi tập.
Khi đi xa, bệnh nhân cần giảm liều thuốc chích insulin và thuốc hạ đường
huyết uống, không chích insulin vào những vùng cơ thể sẽ vận động nhiều vì sẽ

làm tăng hấp thu thuốc vào máu, chỉ chích insulin hay uống thuốc khi chắc chắn
bữa ăn đã chuẩn bị xong và luôn mang theo thức ăn trong quá trình di chuyển.


Xử trí
khi bị hạ
đường huyết
Khi

thấy có
những biểu
hiện hạ
đường huyết
kể trên, bệnh
nhân nên
thông báo
ngay cho
những người
xung quanh
để được giúp
đỡ và ngậm
ngay 3 – 4
viên đường
hoặc kẹo,
uống nước
trái cây hoặc
sữa. Nếu sau
khi xử trí
như trên mà
tình trạng

×