Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hôn nhân và gia đình của người khơ mú ở bản na phông huyện hin hợp tỉnh viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HĨA - THƠNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

************

SUVĂN KHUNĐALA

HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ U
Ở BẢN NA PHƠNG, HUYỆN HIN HỢP, TỈNH VIÊN CHĂN
(NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO)

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số
: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÂM BÁ NAM

Hà Nội - 2006


MỤC LỤC
Trang

Mở đầu ....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ..................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu ....................................................... 3


4. Mục đích nghiên cứu của luận văn ................................................................... 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 4
6. Nguồn tư liệu của luận văn ............................................................................... 4
7. Đóng góp của luận văn...................................................................................... 5
8. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 5
Chương 1: Khái quát về người Khơmú U ở bản Na Phông, huyện Hin Hợp,
tỉnh Viên Chăn ....................................................................................... 6
1.1 Các đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................... 6
1.2 Tình hình cư dân ........................................................................................... 10
1.3 Nguồn gốc cư dân và quá trình lịch sử ......................................................... 10
1.4 Vài nét về kinh tế, xã hội, văn hóa ................................................................ 17
1.4.1 Hoạt động kinh tế ................................................................................. 17
1.4.2 Thiết chế bản làng ................................................................................ 21
1.4.3 Sinh hoạt văn hóa ................................................................................. 23
Chương 2: Hơn nhân .............................................................................................. 26
2.1 Quan niệm truyền thống về hôn nhân của người Khơmú U ......................... 27
2.2 Các nguyên tắc và hình thức hơn nhân ......................................................... 28
2.2.1 Ngun tắc ngoại hơn dịng họ ............................................................. 28
2.2.2 Ngun tắc cư trú sau hơn nhân ........................................................... 32
2.2.3 Tục ở rể ................................................................................................. 33
2.2.4 Hiện tượng đa thê ................................................................................. 34
2.2.5 Hơn nhân của những người góa vợ góa chồng ..................................... 35
2.2.6 Hơn nhân với người khác tộc ............................................................... 35
2.3 Các nghi lễ trong hôn nhân ........................................................................... 39
2.3.1 Chọn người làm mối ............................................................................. 41


2.3.2 Dạm hỏi (Doh bạc búch) ...................................................................... 42
2.3.3 Ăn hỏi ( Doh sêh khoong maak) .......................................................... 43
2.3.4 Hẹn ngày cưới ( Nặt mư chi teeng sr dạ) ............................................. 44

2.3.5. Lễ cưới (mah sr dạ) ............................................................................. 45
Chương 3: Gia đình ................................................................................................ 52
3.1 Những tiêu chí để phân loại gia đình ............................................................ 52
3.2 Cấu trúc gia đình và quan hệ gia đình ..................................................................... 54
3.2.1 Gia đình lớn .......................................................................................... 54
3.2.2 Gia đình nhỏ ......................................................................................... 57
3.2.3 Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ......................................... 58
3.2.4 Quan hệ gia đình với dịng họ .............................................................. 60
3.3 Chức năng cơ bản của gia đình ..................................................................... 61
3.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người .................................................... 62
3.3.2 Chức năng kinh tế ................................................................................. 63
3.3.3 Chức năng xã hội .................................................................................. 64
3.3.4 Chức năng giáo dục .............................................................................. 64
3.3.5 Chức năng văn hóa ............................................................................... 65
3.4 Những nghi lễ gia đình.................................................................................. 65
3.4.1 Những nghi lễ sinh đẻ........................................................................... 65
3.4.2 Nghi lễ trong tang ma ........................................................................... 67
3.4.3 Tục thờ cúng trong gia đình ................................................................. 69
3.5. Biến đổi trong hơn nhân và gia đình ............................................................ 72
Kết luận ................................................................................................................... 79
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 83
Phụ lục ..................................................................................................................... 87


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Văn hố Hà Nội. Bản
thân có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Về phần Tiếng Việt còn nhiều hạn chế
nên khẳ năng nghiên cứu cũng như lần đầu gặp khơng ít khó khăn. Nhưng cũng rất may
mắn là em đã đón nhận được những tình cảm của thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp
Việt Nam, sự nhiệt tình của Ngành đào tạo và Ban đối ngoại của Bộ giáo dục và Đào tạo

Lào – Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Sẽ là khiếm khuyết nếu chúng ta nghiên cứu về các hơn nhân và gia đình dân tộc
khác mà lại hiểu biết không đầy đủ về hôn nhân và gia đình ở những khu vực lân cận,
trước tiên là ở Việt Nam và Cămpuchia. Bởi vậy, mặc dù tư liệu chưa cịn đầy đủ, chúng
tơi cũng cố gắng viết cơng trình nghiên cứu này.
Một phần tư liệu quan trọng để viết thành luận văn được kế thừa trực tiếp từ một
tài liệu hợp tác giữa Viện Đông Nam á, Việt Nam với Viện dân tộc học Lào do giáo sư
Phạm Đức Dương chủ nhiệm với Nguyễn Duy Thiệu, Phạm Đức Thành và Súc xa vàng,
Viện nghiên cứu dân tộc học Lào, đặc biệt là của ông Súc xa vàng, tôi coi ông như bậc
thầy khi trao đổi cụ thể về các vấn đề hơn nhân và gia đình của người Khơ mú U ở Lào.
Trong thời gian viết luận văn tơi cịn nhận được sự chỉ bảo chân tình và sự giúp đỡ
nhiệt tình của Phó giáo sư Tiến sĩ Lâm Bá Nam (người hướng dẫn luận văn).
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với Đảng và Nhà nước Lào - Việt Nam đã
tạo điều kiện cho tơi được sang học, sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và đồng
thời tôi cũng xin cảm ơn nhà trường, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, khoa Sau đại học.
Xin chân thành sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2006
SuVăn KhunĐala


TÓM TẮT LUẬN VĂN

1. Lý do chọn đề tài
Trong các dân tộc thiểu số ở Lào, người Khơ mú U có dân số khoảng
300.000 người (theo thống kê dân số của Trung tâm dữ liệu Quốc gia Lào năm
1998). Dân tộc Khơ mú U cư trú tập trung từ miền Bắc đến miền Trung như: từ
tỉnh Phông Xa Ly đến tỉnh Bo Ly Khăm Xay.
Việc nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Khơ mú U nói chung và
người Khơ mú U ở bản Na Phông, huyện Hin Hợp, tỉnh Viên Chăn có ý nghĩa cấp

thiết.
Vì vậy, việc nghiên cứu các giá trị truyền thống tốt đẹp trong hơn nhân và
gia đình người Khơ mú U nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống đó là việc làm
cần thiết cấp bách
Một lý do khác để chúng tôi lựa chọn đề tài này là bản thân tôi là người Khơ
mú U lớn lên ở bản Hin Tặng, huyện Khun, tỉnh Xiêng Khoảng Lúc 10 tuổi tơi đã
theo gia đình di cư đến ở bản Na Phông huyện Hin Hợp tỉnh Viên Chăn cho đến
tận bây giờ và đã thông hiểu ngôn ngữ và một số phong tục tập quán của chính dân
tộc mình. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Hơn nhân và gia đình của người Khơ mú U
ở bản Na Phông, huyện Hin Hợp, tỉnh Viên Chăn” làm Luận văn thạc sĩ của
mình
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi người Pháp xâm lựơc đất nước Lào (cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX)
do yêu cầu muốn hiểu biết về các dân tộc thiểu số để phục vụ cho mục đích cai trị ,
các học giả người Pháp tiến hành nghiên cứu về các dân tộc thiểu số. Những thành
quả nghiên cứu này đã được công bố rải rác trong các tạp chí, các chuyên khảo ở
Lào và các nước khác trong đó đáng chú ý hơn cả là cơng trình nghiên cứu của ơng


Súc sa vàng Xi ma na và Eliasbeth Preisig nghiên cứu về người Khơ mú U (1990)
góp phần tìm hiểu về phong tục tập quán của người Khơ mú U. [6, Tr.33]
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về người Khơ mú U không nhiều các
tài liệu đã dẫn ra trên đây chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc, quá trình di cư và
mối quan hệ giữa hai nhóm Khơ mú U và Khơ mú Róok, hơn nhân và gia đình của
người Khơ mú U chưa có bài viết nào để cập đến các hình thái hơn nhân và gia
đình của người Khơ mú U nói chung và người Khơ mú U ở bản Na Phơng nói
riêng. Bản luận văn này của chúng tơi mong muốn góp phần bổ khuyết thêm điều
đó.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hơn nhân và gia đình (truyền thống và

hiện tại) của người Khơ mú U, trong đó chúng tơi tập trung nghiên cứu tại bản Na
Phông. Nội dung bao gồm: những ngun tắc, những nghi lễ hơn nhân, các loại
hình gia đình, cấu trúc, quy mơ và chức năng của gia đình, những nghi lễ trong gia
đình, vai trị vị trí của người phụ nữ trong gia đình truyền thống (trước năm 1975)
đến những biến đổi hiện nay. Địa bàn nghiên cứu chính của Luận văn ngồi bản
Na Phơng, chúng tơi cịn khảo sát tại các bản phía nam huyện Hin Hợp như: Viêng
Khăm, Na Vải, Xn Mon, Ơm Thơm và Khon Ken. Đây là những bản mà người
Khơ mú U cư trú tập trung nhất và còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền
thống của tộc người và là cơ sở để chúng tôi so sánh, đối chiếu.
4. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
- Bước đầu giới thiệu các đặc trưng về hơn nhân và gia đình từ truyền thống
đến hiện tại của người Khơ mú U ở huyện Hin Hợp, tỉnh Viên Chăn
- Nêu lên xu hướng phát triển của hơn nhân và gia đình người Khơ mú U ở
huyện Hin Hợp, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và các quan
điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về vấn đề hơn nhân và gia
đình. ở đây chúng tơi đặc biệt chú ý đến tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của Nhà nước của F.Ăng Ghen”. Trong đó F.Ăng Ghen đã đề
cập đến nguồn gốc, cơ cấu chức năng của gia đình, các thiết chế hơn nhân và các
loại hình gia đình trong lịch sử. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình ở Lào.
5.2 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là
phương pháp điền dã dân tộc học bao gồm các thủ pháp như: phỏng vấn, quan sát,
mơ tả…Trong q trình thực hiện luận văn chúng tôi đã tiến hành điều tra, điền dã
dân tộc học trên địa bàn của huyện Hin Hợp, kết hợp nghiên cứu điểm và nghiên
cứu diện.

Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng phương pháp thống kê để phân loại quy mô
gia đình, cơ cấu gia đình, thống kê số lượng thành viên trong gia đình.
6. Nguồn tư liệu của luận văn
Đề tài nghiên cứu là những vấn đề cụ thể của một tộc người ở một địa
phương cụ thể, nên nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu là tài liệu điền dã do chính
tác giả sưu tầm được qua những đợt khảo sát thực tế tại vùng người Khơ mú U ở
huyện Hin Hợp. Bên cạnh đó luận văn cịn sử dụng những sưu tầm nghiên cứu của
các tác giả địa phương về người Khơ mú U ở bản Na Phông nói riêng cũng như
nghiên cứu người Khơ mú U ở Lào nói chung cùng các số liệu thống kê lưu trữ tại
Chi Cục thống kê tỉnh Viên Chăn và các tư liệu lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Lào.
Ngoài ra, chúng tơi cịn sử dụng những kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Lào


và các tác giả nước ngồi , trong đó có tác giả Viêt Nam đã đựơc công bố trên
sách, tạp chí có liên quan đến đề tài
7. Đóng góp của luận văn
- Làm tư liệu nghiên cứu của nhà khoa học góp phần tìm hiểu về hơn nhân
và gia đình của người Khơ mú U.
- Khảo sát nghiên cứu thế hệ trẻ, làm tư liệu dựa và giữ gìn truyền thống tốt
đẹp của người Khơ mú U
_ Đóng góp thêm nguồn tư liệu mới, qua đó thấy được sắc thái địa phương,
góp phần nhận diện đầy đủ hơn về hơn nhân và gia đình của ngươi Khơ mú U ở
bản Na Phơng, huyện Hin Hợp, tỉnh Viên Chăn nói riêng và người Khơ mú U ở
Lào nói chung
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp thêm cơ sở khoa học cho việc định
hướng các chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục ở người Khơ mú U nói riêng và các
dân tộc ở Lào nói chung trước yêu cầu giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc trong
sự nghiệp đổi mới hiện nay
8. Bố cục của luận văn
Luận văn của chúng tôi được cấu trúc thành ba chương:

Chương I: Khái quát về ngươi Khơ mú U ở bản Na Phông, huyện Hin
Hợp, tỉnh Viên Chăn
Chương II: Hôn nhân
Chương III: Gia đình


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KHƠ MÚ U Ở BẢN NA PHÔNG
HUYỆN HIN HỢP, TỈNH VIÊN CHĂN
Trong chương này chúng tơi tập trung trình bày:
Bản Na Phơng được thành lập năm 1976 có diện tích 95km2. Dân số ở bản
Na Phơng có 1.503 người, chỉ có một khối dân tộc như người Khơ mú U. Trong
đó: Nam có 687 người, nữ có 816 người, có 309 hộ gia đình, địa hình ở bản Na
Phơng chủ yếu là đồi núi thấp, phần lớn người dân làng làm ruộng, rẫy, trồng
trọt và chăn nuôi [16, tr 102]. Tỉnh Viên Chăn được thành lập ngày 20/8/1981
và là một tỉnh nằm ở Trung Lào của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào,
cách thủ đơ Viên Chăn về phía Bắc khoảng 70km. Tỉnh Viên Chăn là một tỉnh
đất rộng người thừa, với diện tích 21.829km2.
Tóm lại, khu vực cư trú của người Khơ mú U ở huyện Hin Hợp chủ yếu là
các thung lũng chân núi và khu gị đồi cạnh bờ sơng Lik, sông Xoong và dọc
theo chân núi. Về địa lý môi sinh có nhiều thuận lợi cho trồng trọt, chăn ni.
Sự phong phú về cảnh quan mơi trường đã có những tác động tích cực đến đời
sống của người Khơ mú U.
1.2. Tình hình cư dân.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2004 - 2005 của Cục Thống kê tỉnh Viên
Chăn: Người Khơ mú U ở tinh Viên Chăn có 53.348 người cư trú ở 6 huyện:
huyện Hin Hợp có 11.353 người, huyện Phơn Hơơng có 5.000 người, huyện
Phương có 10.000 người, huyện Văng Viêng có 4.000 người, huyện Ka Xỉ có
16.030 người, huyện Mét có 545 người và Kẹo U Đơm cũng có người Khơ mú
U.

1.3. Nguồn gốc cư dân và quá trình lịch sử.


Nghiên cứu về nguồn gốc của người Khơ mú U ở Lào là vấn đề khoa học
rất phức tạp. Cho đến hiện nay, vấn đề nguồn gốc của người Khơ mú U ở Lào
vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau:
Trong kho tàng văn hoá dân gian người Khơ mú U có lưu truyền truyện
thần thoại (Ơmpẹk ơm ngen) nghĩa là "quả bầu" để giải thích nguồn gốc sự ra
đời của nhân loại và của dân tộc mình. Người Khơ mú U cịn có truyện thần
thoại "Dờ - nai", truyện thần thoại này giải thích về sự kiện thiên nhiên và
chống lại khủng hoảng thiên nhiên. Ngụ ngôn "Tạ Lun" là "Ơng Lun", được xây
"Rơơng Lun" (Cung điện Hồng hậu) một mơ hình miếu tại mường Kợt (Tỉnh
Luổng Prạ Bang hiện nay).
Do tài liệu thư tịch về nguồn gốc lịch sử của người Khơ mú U còn nghèo
nàn, do vậy việc phân loại dân tộc học theo cộng đồng tộc người này từ trước
đến nay có nhiều ý kiến khác nhau.
1.4 Vài nét về kinh tế, xã hội.
1.4.1. Hoạt động kinh tế:
Người Khơ mú U vốn đã biết làm ruộng nước từ lâu, trong gia phả của
một số dịng họ có câu "ah glạ gọ goi khương, sr lương gọ goi thrơh ăm hrơng
chi mơh hrna" (nghĩa là có rừng non hãy đào, có cây hãy phát hoang khơng lâu
sẽ trở thành đất ruộng)
Người Khơ mú U đã biết làm ruộng nước. Nhưng khi mới di cư đến vùng
trung du miền trung nước Lào, do chưa có ruộng, cư trú chưa ổn định, họ phải
phát rừng làm nương làm rẫy và luôn di chuyên theo lối chặt gốc ăn ngọn.
Cho nên, ở đâu có điều kiện khai phá làm ruộng, hoặc ở đâu họ mua được
ruộng thì họ sớm ổn định nơi cư trú, lấy việc làm ruộng nước làm nguồn sống
chủ yếu, làm nương rẫy là nghề phụ.
Cùng với nghề trồng trọt và chăn nuôi, người Khơ mú U cũng biết làm
một số nghề phụ như: đan lát, kéo sợi, dệt vải, làm mộc. Những sản phẩm thủ



công chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của gia đình, ít ai sản xuất ra
đem bán hoặc trao đổi với người khác.
1.4.2 Thiết chế bản làng.
Bản Na Phông thường thiết lập dưới chân núi thấp, nhà dựa lưng vào
sườn đồi núi nhìn ra những cánh đồng rộng. Ngôi nhà truyền thống của người
Khơ mú U là nhà sàn, về cấu trúc và hình thức giống với ngôi nhà sàn của các
dân tộc Lào Thay.
1.4.3 Sinh hoạt văn hố.
Phải nói rằng trong vốn văn hố nghệ thuật dân gian của người Khơmú U
"Trkleh" nghĩa là hát thơ, là một hình thức sinh hoạt phong phú hấp dẫn nhất,
không những làm thanh niên nam nữ, mà cả già trẻ đều mê say, Trkleh có nhiều
dạng: hát trong đám cưới, hát tháng giêng (hát hội), hát chúc tụng các cụ.
Ngoài Trkleh là thứ hát phổ biến ở người Khơmú U cịn có những điệu múa
đặc sắc như múa Kưmong nghĩa là múa gươm giáo, múa mừng Tết năm mới …
Trong sinh hoạt văn hóa Trkleh là một hỡnh thức sinh hoạt phong phỳ và hấp dẫn
nhất, ngoài Trkleh cũn cú Khắp Tơm, tục ngữ, truyện cổ tích…
Tiểu kết chương I
* Khu vực cư trú của người Khơ mú U chủ yếu là vùng chân núi và thung
lũng. Cư dân thuộc nhóm Mơn- Khơ me này chủ yếu sinh sống bằng nền nông
nghiệp nương rẫy. Người Khơ mú U tự gọi mình là “Kưm hmụ”, viết và đọc theo
tiếng Việt ( Kưm hmụ) nghĩa là con người. Tuy nhiên trong kho tàng văn hóa dân
gian người Khơ mú U có lưu truyền truyện thần thoại “Ơm Pẹc ơm nghen” ( quả
bầu) để giải thích nguồn gốc sự ra đời của nhân loại và của dân tộc mình.
Để giảm bớt việc phá rừng làm nương rẫy ở miền núi theo đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước Lào, cho nên ở đâu có điều kiện khai phá làm ruộng,
hoặc ở đâu họ mua được ruộng thì họ sớm ổn định nơi cư trú, lấy việc làm ruộng
nước làm nguồn sống chủ yếu, nương rẫy là nghề phụ.



CHƯƠNG II
HƠN NHÂN

Trong chương này chúng tơi tập trung trình bày
2.1 Quan niệm truyền thống về hôn nhân của người Khơ mú U
Trong quan niệm của người Khơ mú U: Hôn nhân là một sự kiện hết sức
quan trọng trong đời sống của mỗi gia đình
Xuất phát từ những quan niệm đó các bậc cha mẹ chọn người con dâu cần
phải có những tiêu chuẩn sau:
Con dâu tương lai phải là người chịu khó, chăm chỉ làm ăn, nói năng nhẹ
nhàng, biết cấy hái, thành thạo các công việc nội trợ và đối xử lễ phép với bố mẹ,
anh em họ hàng, làng xóm và cha mẹ của người con gái phải là người phúc hậu,
sinh được nhiều con.
Còn đối với các bậc cha mẹ người con gái, tiêu chuẩn để chọn con rể tương
lai phải là người có sức khoẻ, cày bừa thành thạo, gốc gác gia đình khơng có bệnh
tật di truyền.
2.2. Các ngun tắc và hình thức hơn nhân.
2.2.1. Ngun tắc ngoại hơn dịng họ.
Ở người Khơ mú U chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo nguyên tắc
ngoại hôn đã được thiết lập từ lâu. Theo nguyên tắc này, những người trong một
dòng họ, cùng chung một ơng tổ, có cùng một huyết thống, tính theo dịng cha,
tuyệt đối khơng được lấy nhau, khơng được quan hệ tính giao với nhau.
Theo người Khơ mú U, trước ngày giải phóng, ngồi một số ngun tắc như
hơn nhân một vợ một chồng đã bền vững, hôn nhân đã sớm có tính chất mua bán
trong việc dựng vợ gả chồng theo các nguyên tắc sau :


Người trong cùng một tô tem không được lấy nhau. Việc ngăn cấm này được
ngăn cấm rất triệt đề. Ví dụ : Dòng họ T moong Hrung và T moong Hool hay đều

khơng được lấy nhau. (Sau đoạn này có sơ đồ biểu thị nguyên tắc hôn nhân)
2.2.2. Nguyên tắc cư trú sau hôn nhân.
Hôn nhân đang chuyển từ giai đoạn cư trú bên nhà vợ sang cư trú bên nhà
chồng, khi người vợ về nhà chồng theo họ nhà chồng ở đây tính chất phụ quyền đã
chiếm ưu thế.
- Người vợ về nhà chồng mang họ chồng nhưng vẫn giữ tơ tem của mình.
Hai vợ chồng kiêng khơng được giết, ăn tô tem của nhau. Con trai và con gái phải
theo tô tem của bố. Tuy vậy, con trai và con gái có quyền giết tơ tem của mẹ mình
được.
2.2.3. Tục ở rể.
Trường hợp nhà vợ chỉ có một người con trai nhưng còn nhỏ chưa đến tuổi
lao động thì chàng rể thường đến nhà bố mẹ vợ để giúp đỡ làm những công việc
nặng hoặch theo mùa vụ sau đó chuyển về nhà, chưa thấy trường hợp nào ở rể tạm
thời.
2.2.4. Hiện tượng đa thê.
Ở người Khơ Mú U, như đã đề cập, chủ yếu là hôn nhân một vợ một chồng.
Trong trường hợp vợ chồng lấy nhau một thời gian mà hiếm hoi hoặc khơng có
con, cho dù người chồng không bỏ người vợ cũ, anh ta vẫn có thể đi lấy người vợ
khác, vì lý do khơng có con trai. Theo quan điểm là phải có con trai để thờ cúng tổ
tiên, nuôi dưỡng bố mẹ lúc tuổi già.
2.2.5. Hơn nhân của những người gố vợ, goá chồng.
Nếu chồng chết, sau 3 - 4 năm để tang chồng, người phụ nữ được quyền tái
giá nhưng phải được nhà chồng đồng ý, và ngược lại. Về hình thức và lễ nghi trong
hôn nhân cũng trải qua các bước nhưng đơn giản hơn những đám cưới bình


thường. Sau đám cưới, người phụ nữ về cư trú bên nhà chồng mới. Các loại tài sản
của người chồng cũ do bố mẹ hoặc anh em bên chồng quản lý. Người vợ goá chỉ
mang theo đồ đạc cá nhân.
2.2.6. Hơn nhân với người khác tộc.

Hình thức hơn nhân với người khác tộc, hay nói cách khác là hơn nhân hỗn
hợp dân tộc của người Khơ mú U đã tồn tại nhưng số lượng không nhiều và diễn ra
không đồng đều giữa các thơn bản.
Bởi vì quan niệm chung của họ cho rằng mỗi tộc người đều có phong tục tập
quán khác nhau, việc lấy người con gái của tộc người khác về làm dâu thì người
con gái đó sẽ khơng hiểu phong tục tập qn, khó hồ nhập với gia đình nhà chồng
và cộng đồng.
2.3. Các nghi lễ trong hơn nhân
Nếu khi một gia đình nào đó có người chết, rể cả họ tức là chồng của con gái
người chết hay chồng của các con gái anh, em trai người chết phải đến chủ trì việc
tang lễ. Trong số các rể họ đó, người ta chọn người nào hiểu biết nhất, khá giả
nhất, có tín nhiệm nhất với dân trong bản làm rể gốc. Các rể khác chỉ làm rể phụ.
2.3.1 Chọn người làm mối
Người được chọn làm mối, phải là người cư trú ở cùng bản, với nhà trai, ông
làm mối phải là người nam giới đứng tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có tài ứng
đáp, có uy tín được nhiều người kính nể.
2.3.2 Dạm ngõ (doh bạc búch)
Sau khi đôi trai gái đồng ý với nhau, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị các đồ để
đủ, hôm ấy người Khơ mú U gọi là "doh bạc búch" tiếng việt là dạm hỏi, các đồ
gồm có:
- 1 chiếc váy

(Kôn môôy phưn)


- 1 chiếc dây thắt lung

(Saay eo kmuul môôy sên)

- 2 chai rượu trắng


(Búch klooc baar keo)

- 2 con sóc nướng

(Phrook srôỗn baar tô)

- 2 con chuột nướng

(K'nệ srôỗn baar tô)

- 2 con cá nướng

(Kạ kaar baar tô)

- 2 đĩa trầu cau

(Sn dèh hndriik - blu baar chaan)

Ngày dạm hỏi sẽ chọn một buổi tối tốt lành, sau đó lấy các đồ vào túi nhờ
ông mối đeo đem sang nhà gái, đến nhà gái hai ông mối lấy hai cái đĩa, mỗi đĩa đặt
2 quả cau, 2 lá trầu đặt lên bàn uống nước trước mặt mọi người và chính thức ngỏ
lời cho bố mẹ nhà gái.
2.3.3 Lễ ăn hỏi (doh séh khoong maak)
Sau lễ dạm hỏi, theo phong tục tập quán của người Khơ mú U ở bản Na
Phông cịn có lệ ăn hỏi hoặc đồ gửi, trong lễ ăn hỏi này hai ông mối đi mời họ hàng
làng xóm đến nhà gái làm như ngày cưới chính. Để bắt đầu vào câu chuyện, ông
mối lấy hai cái đĩa, mỗi đĩa có 2 quả cau và 2 lá trầu đặt lên bàn uống nước trước
mặt mọi người.


- Tiền, bạc
- Thịt lợn
- Rượu trắng
- Rượu cần
- Đồ trang sức bằng vàng
- Đồ dùng sinh hoạt


- Thắt lưng bằng bạc

2.3.4 Hẹn ngày cưới (Nat mw chi tèèng sr yạ)
Lễ cưới và lễ lên nhà mới có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để cho người Khơ
mú U, vì họ hiểu rằng: ngày, thời gian vừa có sự may mắn vừa bất hạnh. Lễ cưới là
một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của phụ nữ Khơ mú U. Vì vậy, lễ cưới phải
chọn ngày lành, tháng tốt để cho cuộc đời của con người gặp nhiều may mắn, hạnh
phúc, giàu có tốt đẹp mãi mãi.
2.3.5 Lễ cưới (mah sr yạ)
Lễ cưới của người Khơ mú U được tổ chức từ đầu buổi tối, người mẹ của
chú rể hoặc em gái của chú rể là người thắp đèn và đội rượu cần ra nhà đi lên nhà
gái, Ông làm mối là người mở hai hũ rượu cần, sau khi mở xong, ông mối đeo túi
cau, trầu đi mời thủ lĩnh, ông cậu và mời họ hàng cả hai bên tập họp với nhau. Sau
đó ơng mối lấy hai cái đĩa, mỗi đĩa có 8 quả cau và 8 lá trầu đặt lên bàn rồi trao đĩa
cau, trầu cho bố mẹ của cơ dâu.
- Lễ đón dâu về nhà:
Sau khi ăn cơm xong, chú rể và cô dâu được mời ngồi trong mâm cơm ma
nhà, bố mẹ, ông cậu khuyên bảo cả hai vợ chồng. Trong lễ này trước hết chủ nhà
được thưa gửi ma nhà:
+ Lễ khuyên bảo chú rể và cô dâu “ Rịt hmook con hmook pr hà”
+ Lễ đóng cửa “ Rịt chọc búch sưng lar gaang ”
+ Lễ giao rượu “ Rịt srông ôm plông ”

Tiểu kết chương II.
Trước đây, hôn nhân chủ yếu vận hành theo truyền thống trong xã hội cũ.
Do cha mẹ giữ vai trị chủ đạo trong hơn nhân của con cái, nên trước đây thường
cha mẹ “ đặt đâu con ngồi đấy”.
Quy tắc hôn nhân truyền thống vẫn được bảo tồn: nguyên tắc cư trú bên
chồng vẫn cịn trong hơn nhân của người Khơ mú U hơm nay.


Trong hơn nhân, nhiều nghi lễ và phong tục ít nhiều vẫn giữ theo truyền
thống, mặc dù các nghi thức rườm rà và tốn kém bị tước bỏ.


CHƯƠNG III
GIA ĐÌNH

Trong chương này chúng tơi tập trung trình bày
3.1. Những tiêu chí để phân loại gia đình:
Vấn đề phân loại gia đình của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Lào
còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất về tiêu chí phân loại. Dựa theo
tiêu chí của các học giả Liên Xơ (cũ) chúng tơi quan niệm: gia đình là loại hình
chung sống của cặp nam nữ được liên kết lại nhờ hôn nhân. Trong gia đình có mối
quan hệ về hơn nhân, về huyết thống và mối quan hệ về nuôi dưỡng.
3.2. Cấu trúc gia đình và quan hệ gia đình:
3.3.1. Gia đình lớn:
Trong các thôn bản của người Khơ mú U khi gặp những gia đình gồm từ 10
đến 20 nhân khẩu. Thường thường những gia đình như thế phân bố trong vài căn
nhà ở cạnh nhau, mọi công việc sản xuất tiến hành dưới sự điều khiển của gia
trưởng, tất cả mọi cái, từ dụng cụ cá nhân đều là của chung, nhưng có thể chia
thành vài bếp ăn [30, tr 230]. (Cú ảnh)
3.3.2. Gia đình nhỏ:

Gia đình nhỏ của người Khơ mú U ở Bản Na Phụng, huyện Hin Hợp thơng
thường có một cặp vợ chồng và các con chưa lấy chồng theo những mơ hình hai vợ
chồng cùng con cái chưa dựng vợ gả chồng. (Cú ảnh)
3.2.3. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Khi các con trai lập gia đình, bố mẹ có bổn phận chăm lo, tạo điều kiện cho
ra ở riêng, tài sản được chia cho các con trai, một phần bố mẹ giữ lại cho người


con trai mà họ sẽ sinh sống ở đó tới lúc già.Thường thường con trai trưởng lónh
lấy trỏch nhiệm này và thường được các em tôn trọng.
3.2.4. Quan hệ gia đình với dịng họ.
Trong quan hệ hàng ngày giữa gia đình với dịng họ và bà con hàng xóm,
người Khơ mú U có tinh thần giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống. Những khi
gia đình hoặc họ hàng cơng việc lớn như làm nhà, cưới xin, tang ma... thì họ sẵn
sàng và tự nguyện giúp công sức hoặc cho vay tiền, lợn, gạo... mà khơng hề tính
tốn thiệt hơn hoặc tính lãi.
3.3. Chức năng cơ bản của gia đình.
3.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người.
Quan niệm truyền thống theo quan niệm của người Khơ mú U là phải rất
đơng con, đơng của. Đơng con là nhà có phúc, con cái là nguồn lao động, là nơi
nương tựa lúc về già, vì thế, người ta muốn có nhiều con.
3.3.2. Chức năng kinh tế.
Chức năng kinh tế thay đổi theo lịch sử, theo sự biến đổi của các hình thái
kinh tế, xã hội và phụ thuộc vào đơn vị của từng gia đình trong xã hội đối với tư
liệu sản xuất phân phối sản phẩm.
3.3.3. Chức năng xã hội:
Mỗi gia đình cịn là nơi điều hồ quan hệ hơn nhân và dịng máu. Đó là
quan hệ vợ chồng, quan hệ cha con, quan hệ cha mẹ với nàng dâu, quan hệ anh em
đã nói lên chức năng xã hội của gia đình.
3.3.4. Chức năng giáo dục.

Người cha mẹ truyền cho con cỏi của mỡnh những kiến thức của nghề
nông như: con trai phải biết cày bừa, xem thời tiết, chọn cây trồng vật ni, các
nghi lễ tín ngưỡng của gia đình và làng văn hố. Người mẹ dạy cho con gái các
công việc nội trợ như nấu cơm, cho lợn gà ăn, bồng bế em bé, may vá, đồng thời


giáo dục con trẻ biết về nguồn gốc tổ tiên, về truyền thống văn hoá cùng các quy
ước của cộng đồng.
3.3.5. Chức năng văn hoá.
Ở người Khơ mú U, gia đình là nơi tái tạo ra văn hố tộc người và là nơi bảo
lưu và lưu truyền các giá trị văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt là vốn
văn hoá dân gian phong phú.
3.4. Những nghi lễ gia đình.
3.4.1. Những nghi lễ sinh đẻ
Người Khơ mú U có tục đẻ ngồi lúc trở dạ, gia đình cho đi mời bà đỡ và báo
cho bà mối biết để đến giúp. Bà mối và mẹ chồng thu dọn chỗ cho sản phụ đẻ. Nơi
đẻ thường ở trong buồng hoặc quây tạm thành buồng ở cạnh bếp, Khi đứa bé lọt
lòng mẹ người ta dùng thanh nứa (tiếng Khơ mú U gọi là pr nếk) gọt sắc để làm
dao cắt rốn. Khi cắt rốn xong thanh nứa lại được giắt lên mái nhà. Sau khi sinh
được 3 buổi sáng người ta làm lễ cúng báo tổ tiên là gia đỡnh cú thờm một thành
viờn mới. Trong buổi lễ này ngườ ta đặt tên cho đứa bé thông thường con trai
mang tên đệm là Tư Rau, con gái mang tên đệm là Y Nhẹ.
3.4.2. Nghi lễ trong tang ma.
Mỗi khi trong gia đình có người ốm nặng sắp qua đời, thường được bà con
thân thuộc, con cháu nội ngoại tới thăm và tặng quà bánh cầu mong cho người ốm
mau khỏi bệnh. Những gia đình thân thích bên nội và ngoại thường cử người đến
túc trực để giúp gia đình có người ốm chuẩn bị những thứ cần thiết khi người bệnh
qua đời.
Trong xó hội truyền thống của người Khơmu U khơng có tục cải táng trong
tang ma của người Khơmu U cũn cú tục làm nhà tỏng, đồng bảo tiếng Khơmu U

gọi là “Teng Than Srông”, tiếng Việt gọi là thờ cỳng. Họ quan niệm rằng khi cha
mẹ chết linh hồn tồn tại và sống ở thế giới bên kia, khi con cái chưa làm được thờ


cúng cho cha mẹ thỡ linh hồn của cha mẹ vẫn phả sống vất vửong ngoài trời khụng
nhà, khụng cửa.
3.4.3. Tục thờ cúng trong gia đình.
Người Khơ mú U chỉ cúng tổ tiên vào dịp tết năm mới, cỗ cúng nhất thiết
phải có xơi, rựơu trắng, bánh, gà... Ngồi ra, khi gia đình có tang ma, cưới xin hoặc
có người ốm người ta mới có lễ để cúng tổ tiên để cầu mong cho người trong gia
đỡnh được mạnh khỏe.
Tục gọi hồn, vía có quan hệ sâu xa với việc thờ phụng theo đạo Saman. Có
một số người có khả năng đặc biệt, có thể làm cái cốt cho nhiều loại thần linh nhập
vào. Thông qua trung gian của những người làm cốt các vị thần linh sẽ cho người
cầu xin biết lý do của sự ốm đau, bệnh hoạn, tai hoạ.
3.5. Biến đổi trong hơn nhân và gia đình
Hiện nay Lào có 49 thành phần dân tộc cùng sinh sống ở các nơi khác nhau,
nhưng hiện nay trong công cuộc tái tạo nếp sống gia đỡnh cũ và xõy dựng gia đỡnh
văn hóa mới hoặc chuyển đổi nó ở vùng dân tộc đũi hỏi phải cú quỏn trỡnh và ỏp
dụng đồng thời hàng loạt những biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng từ phía nhà
nước, các tổ chức Đảng và chính quyền địa phương, từ các đồn thể.
Trong hôn nhân của người Khơmu U trước đây, tuổi kết hôn của trai gái
thường là 15-16 tuổi, ngày nay là 18-20.
Thiết nghĩ, muốn để luật hơn nhân và gia đình của nhà nước trở nên đễ hiểu
hơn, dễ tiếp thu đi vào cuộc sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và
người Khơmu U nói riêng thì điều có ý nghĩa quyết định là phải biết cụ thể hoá các
điều luật trên cơ sở kế thừa và phự hợp với các tập quán, nghi lễ hôn nhân và gia
đình, truyền thống tốt đẹp đã và đang được đồng bào chấp nhận.



Tiểu kết chương III
Hiện nay gia đỡnh người Khơmu U đang chuyển sang gia đỡnh nhỏ một cặp
vợ chồng. Với nguyên tắc đó việc thực hiện luật đó bước xóa bỏ xây dựng quan hệ
hôn nhân và gia đỡnh trờn cơ sở tự nguyện, vợ chồng bỡnh đẳng, hạnh phúc và bền
vững.
Biến đổi lớn nhất trong gia đỡnh là vai trũ, vị trớ của người phụ nữ được đề
cao, người phụ nữ có quyền bỡnh đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực. Các nghi
lễ gia đỡnh cũng đang có nhiều biến đổi, người phụ nữ khi sinh nở đều đẻ ở nhà,
thỡ hiện nay cú khỏ nhiều phụ nữ mang thai đó tới trạm y tế huyện để khám định
kỳ và đẻ tại đó, một số kiêng cữ phản khoa học đó được loại bỏ.


KẾT LUẬN
Chế độ hôn nhân của người Khơmu U là một vợ một chồng, theo nguyờn tắc
ngoại hôn, cư trú trong hôn nhân chủ yếu là vợ về nhà chồng. Trong xó hội truyền
thống hơn nhân do cha mẹ sắp đặt, hiện nay con cái được quyền tự do trong việc
tỡm hiểu lựa chọn bạn đời của mỡnh. Mấy năm gần đây đã xuất hiện nhiều cuộc
hụn nhõn hỗn hợp dân tộc nhưng chủ yếu là hôn nhân giữa người Khơmu U và
người Lào Lùm, làm cho bức tranh gia đỡnh người Khơmu U thêm đa dạng.
Gia đỡnh của người Khơmu U ở bản Na Phông cũng mang những đặc điểm
chung của gia đỡnh Khơmu U trong cả nước, đó là sự tồn tại của hai hỡnh thức gia
đỡnh: gia đỡnh lớn và gia đỡnh nhỏ. Gia đình nhỏ ngày càng chiếm ưu thế, cũn gia
đỡnh lớn ngày nay chiếm tỷ lệ khụng nhiều. Trong gia đỡnh người chồng, người
cha là chủ của gia đỡnh cú quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến đời sống gia
đỡnh. Trong thời gian qua đó cú nhiều đổi mới, những đổi mới đó phù hợp với luật
hơn nhân và gia đỡnh, đúng với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước Lào,
song thực tế là cuộc sống của người Khơmu U đến nay vẫn đang chịu sự chi phối
bởi nhưng phong tục tập quán riêng của họ. Đó là quan niệm về tỡnh yờu, tuổi kết
hụn, tiờu chuẩn lấy vợ lấy chồng, về số lượng con cái, đặc biệt là quan niệm phải
có con trai nối dừi tụng đường và quan niệm về hạnh phúc gia đỡnh.

Trong quỏ trỡnh thực hiện Luận văn này, tác giả đó nhận được sự hướng dẫn
tận tỡnh, trỏch nhiệm, hiệu quả của PGS - TS Lõm Bỏ Nam, cựng cỏc thầy cụ giỏo
của khoa sau đại học Trường ĐHVH Hà Nội. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của Bộ
Văn hóa Thơng tin Lào, các Thư viện, Bảo tàng, Văn phũng quản lý Văn hóa thơng
tin Lào, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Viên Chăn, chính quyền và nhân dân người Khơmú
U ở các địa phương mà tác giả đến khảo sát.
Do đề tài cũn mới mẻ, thời gian thực hiện lại khụng nhiều, trỡnh độ nhận
thức cũn hạn chế, chưa có kinh nghiện trong việc tập dựơt, nghiên cứu khoa học,


nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vỡ vậy, tỏc giả rất mong được sự
chỉ đạo, góp ý của cỏc thầy cụ giỏo, cỏc bạn đồng nghiệp và cỏc vị lónh đạo quản
lý văn hóa thơng tin.
Cho phép tác giả được bảy tỏ lũng biết ơn sâu sắc đến PGS - TS Lõm Bỏ
Nam và cỏc thầy cụ giỏo trong Khoa Sau Đại học, Phũng Hợp tác quốc tế, trường
ĐHVH Hà Nội, các cơ quan quản lý văn hóa Việt Nam và Lào, nhân dân các địa
phương người Khơmú U, các bạn đồng nghiệp về sự giúp đỡ quý báu đối với bản
thân trong những năm học tập, nghiờn cứu và thực hiện Luận văn này.


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong các dân tộc thiểu số ở Lào, người Khơ mú U có dân số khoảng 300.000
người (theo thống kê dân số của Trung tâm dữ liệu Quốc gia Lào năm 1998). Dân tộc
Khơ mú U cư trú tập trung ở các tỉnh: Phông Xa Ly, Luông Pha Bang, Xăm Nửa, Xiêng
Khoảng, Viên Chăn, Bo Li Khăm Xay và thành phố Viên Chăn… ở nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào. Người Khơ mú có các nhóm Khơ mú U, Róok, Khoen, Lự, Nhn,
Bít, Ra mết, Khroong, Me, Then, Ca Xắc…
Là một trong những tộc người có qúa trình phát triển lâu đời ở Lào, người Khơ mú
đã tạo dựng nên bản sắc dân tộc độc đáo, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đa

dạng của nhân dân các bộ tộc Lào. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có một chuyên khảo
nào mang tính hệ thống và chun sâu về hơn nhân và gia đình ở một vùng cụ thể. Do
vậy, việc nghiên cứu về hơn nhân và gia đình của người Khơ mú U nói chung và người
Khơ mú U ở bản Na Phông, huyện Hin Hợp, tỉnh Viên Chăn có ý nghĩa cấp thiết.
Hơn nhân là một trong những biểu hiện sắc thái văn hóa tộc người, tư liệu thu thập
được sẽ phác họa bức tranh tương đối toàn diện về hơn nhân và gia đình của người Khơ
mú U ở bản Na Phông, huyện Hin Hợp, tỉnh Viên Chăn
Gia đình là một tế bào xã hội, là một đơn vị kinh tế của một xã hội cụ thể, đồng
thời là một phạm trù lịch sử. Ngày nay gia đình đang đứng trước tác động mãnh liệt của
qúa trình cơng nghiệp hóa và tồn cầu hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu các giá trị truyền
thống tốt đẹp trong gia đình người Khơ mú U nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống đó
là việc làm cần thiết cấp bách
Nghiên cứu hơn nhân và gia đình là góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc phù
hợp với tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân
dân cách mạng Lào (khóa IV năm 1985) về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời góp thêm tư liệu làm cơ sở khoa học giúp các nhà quản
lý có chủ trương, chính sách cụ thể nhất là trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình.


×