Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.25 KB, 114 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

BÙI THỊ THÚY NGỌC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 60310642
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Quang Minh

HÀ NỘI – 2014


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình khoa học của riêng tơi, có sự hỗ trợ từ
người hướng dẫn khoa học là TS Đỗ Quang Minh. Các dẫn luận được sử dụng
trong luận văn là chân thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn
gốc xuất xứ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày …tháng …năm 2014
Tác giả luận văn



Bùi Thị Thúy Ngọc


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG KÊ CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... 6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ
THUẬT TỈNH PHÚ THỌ............................................................................................................14
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật...................... 14
1.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý về hoạt động biểu diễn nghệ
thuật ..................................................................................................... 14
1.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ
thuật ở Phú Thọ .................................................................................... 18
1.1.3. Những nội dung quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ........ 20
1.2. Tổng quan hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Phú Thọ ......................... 25
1.2.1. Khái quát tỉnh Phú Thọ ........................................................... 25
1.2.2. Thực trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Phú Thọ ............ 30
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 39
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT Ở PHÚ THỌ .................................................................... 40
2.1. Thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp ở Phú Thọ ... 40
2.1.1. Hệ thống và cơ chế quản lý ..................................................... 40
2.1.2. Quản lý nội dung chương trình biểu diễn ................................ 49
2.1.3. Quản lý nhân lực..................................................................... 58

2.1.4. Quản lý các nguồn lực ............................................................ 62
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn không chuyên nghiệp ở Phú
Thọ ............................................................................................................................ 64
2.2.1. Hệ thống và cơ chế quản lý ..................................................... 64
2.2.2. Quản lý nội dung chương trình biểu diễn ................................ 67
2.2.3. Quản lý nhân lực..................................................................... 71
2.2.4. Quản lý các nguồn lực khác .................................................... 75


4

2.3. Quản lý hoạt động của đơn vị, đoàn thể, cá nhân tổ chức biểu diễn
nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................. 76
2.3.1. Cấp phép biểu diễn cho đơn vị, đoàn thể, cá nhân tổ chức biểu
diễn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ............................................. 76
2.3.2. Quản lý nội dung chương trình nghệ thuật .............................. 77
2.3.3. Quản lý hoạt động quảng cáo, nội dung quảng cáo, hoạt động
bán vé của đơn vị, đoàn thể, cá nhân chuẩn bị cho chương trình biểu
diễn nghệ thuật ..................................................................................... 78
2.4. Đánh giá, kết quả hoạt động quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
ở Phú Thọ................................................................................................................. 79
2.4.1. Điểm mạnh ............................................................................. 79
2.4.2. Hạn chế, nguyên nhân ............................................................. 82
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 86
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT Ở PHÚ THỌ .................................. 88
3.1. Giải pháp về đổi mới bộ máy quản lý ...................................................... 88
3.1.1. Phân cấp quản lý ..................................................................... 88
3.1.2. Tìm kiếm và nâng cao chất lượng cấp quản lý trong đơn vị
nghệ thuật ............................................................................................. 93

3.2. Giải pháp tăng cường hỗ trợ xây dựng nội dung chương trình biểu
diễn chun nghiệp phục vụ chính trị và nhân dân........................................... 95
3.3. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng .................................................................... 99
3.3.1. Hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên nghiệp ............... 99
3.3.2. Hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ không chuyên. ............. 102
3.4. Giải pháp tăng cường đầu tư, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị hoạt
động biểu diễn nghệ thuật (cả biểu diễn nghệ thuật chun nghiệp và khơng
chun thì kinh phí vẫn đóng vai trị thiết yếu vơ cùng quan trọng) ................105
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 108
KẾT LUẬN ............................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 111
PHỤ LỤC..........................................................Error! Bookmark not defined.


5

BẢNG KÊ CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Nxb

Nhà xuất bản

TS

Tiến sĩ


Tr

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

VH,TT& DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch


6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Stt
1

Tên bảng biểu thống kê

Trang

Bảng 1: Biểu mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật
biểu diễn (Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2004/TT-BTC

52

ngày 9/2/2004 của Bộ Tài chính)

2

Bảng 2: Biểu mức chế độ phụ cấp bồi dưỡng cho diễn viên
chuyên nghiệp

61


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Thọ được người dân Việt biết đến là vùng đất Tổ, vùng đất của cội
nguồn dân tộc, như chiếc nơi văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tổ tiên ta đã để lại nơi đây những di sản vô
cùng quý giá với rất nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với tục thờ cúng
Hùng Vương và các nhân vật thời đại Hùng Vương, cùng với đó là hệ thống
di sản văn hóa phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng trong đó phải kể đến
các loại hình dân ca như hát Xoan, hát Ghẹo, hát Ví, hát Rang… các hình
thức diễn xướng dân gian trong hội làng tiêu biểu như: trị Trám Tứ Xã, múa
bơng, múa hoa ở Hà Thạch, cướp bông bán ngài ở Hương Nha...
Sống trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, người dân Phú
Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát huy khả năng biểu diễn nghệ
thuật, yêu thích nghệ thuật, sáng tạo và hưởng thụ những sản phẩm văn hóa
do mình sáng tạo nên. Mặt khác, người dân Phú Thọ luôn nêu cao ý thức
trong vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để lưu
truyền lại cho những thế hệ mai sau.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, Phú Thọ trở thành chiếc nôi của văn nghệ kháng chiến mà nổi bật là
phong trào phát động quần chúng hát dân ca. Khơng chỉ có nghệ thuật truyền

thống được quan tâm mà những loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp cũng phát
triển từ rất sớm vào những năm 50 của thế kỷ XX như ca múa nhạc, kịch
nói... Đặc biệt, phong trào văn nghệ quần chúng hát dân ca đã có nhiều đóng
góp to lớn trong cơng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, động viên toàn
dân hăng hái thi đua đánh giặc, xây dựng hậu phương vững chắc. Phong trào
“Tiếng hát át tiếng bom” trong những năm chống Mỹ là minh chứng tiêu biểu
mà không phải địa phương nào cũng có. Sau khi hịa bình lập lại, nhiều đoàn


8

văn cơng đã ra đời như Đồn văn cơng Phú Thọ, tiền thân của đoàn ca múa
nhạc hiện nay; đoàn Chèo, đồn Cải lương, đồn Kịch nói. Hoạt động nghệ
thuật chuyên nghiệp và văn nghệ quần chúng diễn ra khá sôi nổi đã đem đến
diện mạo mới trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng Đất Tổ và
sự hứng khởi trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống, góp phần định hướng giáo dục thẩm mỹ thông qua nghệ thuật tới đơng
đảo quần chúng nhân dân. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật đạt chất
lượng khá cao với nhiều vở diễn tham dự liên hoan, hội diễn sân khấu khu
vực và toàn quốc đã giành được huy chương vàng, huy chương bạc. Nhiều đội
văn nghệ, câu lạc bộ nghệ thuật ở cấp cơ sở đã trở thành lực lượng nòng cốt
giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền hồn thành tốt những nội dung trong cơng
tác văn hóa - tư tưởng tại địa phương, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước tới đông đảo người dân. Tuy nhiên ở góc độ người làm
cơng tác quản lý, chúng tơi nhận thấy hoạt động biểu diễn nghệ thuật cả
chuyên nghiệp và quần chúng ở Phú Thọ trong 10 năm trở lại đây cịn có một
số điểm bất cập. Các đồn nghệ thuật chuyên nghiệp chưa nâng cao được chất
lượng biểu diễn, chất lượng phục vụ, chậm đổi mới; các vở diễn mới, các
chương trình cơng diễn chỉ được tập trung chú ý đầu tư vào thời điểm tổng
duyệt để tham dự hội diễn, liên hoan sau đó chất lượng biểu diễn phục vụ

cơng chúng dần giảm sút, ngày càng ít các kịch bản hay, phản ánh được
những vấn đề thời sự, nóng bỏng của cuộc sống.
Việc biểu diễn phục vụ nhân dân vùng sâu vùng xa còn chạy theo số
lượng đêm diễn theo kế hoạch được giao, song chất lượng vở diễn, đội ngũ
diễn viên, cảnh trí chưa được chú trọng nhiều. Việc tiếp nhận các đoàn nghệ
thuật của các tỉnh bạn về biểu diễn còn rất nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là
việc các công ty tổ chức biểu diễn thì việc kiểm sốt để đảm bảo 100% như
quảng cáo biểu diễn là một việc khó thực hiện, ngồi ra chưa kể đến những


9

nội dung khác liên quan đến bản quyền tác giả, luật sở hữu trí tuệ. Gần đây có
khá nhiều chương trình nghệ thuật tổ chức nhân các sự kiện có nội dung na ná
giống nhau, chất lượng nghệ thuật không cao khiến dư luận bức xúc vì sự tốn
kém kinh phí mà việc quản lý nhà nước chưa mang lại hiệu quả như mong đợi
của công chúng… Việc thẩm định các chương trình biểu diễn chưa có quy
định cụ thể, chưa có quy chế rõ ràng. Nhiều nơi quản lý hoạt động biểu diễn
nghệ thuật rất khơng chun nghiệp, cịn nặng về cảm tính; việc tổ chức thực
hiện các chương trình ít nhiều vẫn mang tính hơ hào, phong trào, khẩu hiệu,
vì thành tích. Trước những ảnh hưởng tiêu cực của tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã đẩy nhanh sự “Xâm lăng” của
văn hóa ngoại lai đến tận các thơn, làng, bản xa xơi dẫn đến nhiều chương
trình biểu diễn của một số đội văn nghệ, câu lạc bộ nghệ thuật đã xa rời các
bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong đó có cơng tác quản lý hoạt
động biểu diễn nghệ thuật là nhiệm vụ quan trọng góp phần “Xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Song quản lý như thế
nào để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hưởng thụ các giá trị văn
hóa nghệ thuật, qua đó bồi dưỡng năng lực nhận thức, xây dựng thị hiếu thẩm

mỹ theo hướng lành mạnh, tiến bộ; quản lý như thế nào để thể hiện sự chăm
lo của Đảng và Nhà nước nói chung, chính quyền địa phương nói riêng đối
với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; đồng thời thu hút quần chúng
tham gia tích cực vào q trình sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật mới,
đáp ứng nhu cầu sáng tác, biểu diễn nghệ thuật của quần chúng, qua đó phát
hiện, bồi dưỡng, đào tạo các tài năng nghệ thuật trẻ cho sân khấu biểu diễn
nghệ thuật chun nghiệp… đó là lý do tơi chọn đề tài “Quản lý hoạt động
biểu diễn nghệ thuật tại tỉnh Phú thọ” làm luận văn tốt nghiệp cao học,
chuyên ngành Quản lý văn hóa.


10

2. Lịch sử nghiên cứu
Thực tế mới chỉ có ít cơng trình nghiên cứu về nghệ thuật ở Phú Thọ,
nghiên cứu về dân ca, dân vũ, diễn xướng dân gian vùng Đất Tổ:
- Địa chí văn hóa dân gian vùng đất Tổ - Ngô Quang Nam, Nguyễn
Xuân Thiêm chủ biên. Ty Văn hóa thơng tin Vĩnh Phú xuất bản năm 1982.
- Tục ngữ, ca dao dân ca Vĩnh Phú của tác giả Nguyễn Khắc Xương, Sở
Văn hóa, Thơng tin Thể thao Vĩnh Phú xuất bản năm 1994.
- Hát Trống quân do tác giả Trần Việt Ngữ sưu tầm, giới thiệu, nhà xuất
bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2002.
- Hát Xoan - hát Ghẹo dấu ấn một chặng đường của Cao Khắc Thùy, nhà
xuất bản Âm nhạc xuất bản năm 2011.
- Ngồi ra có một số bài liên quan đến dân ca, diễn xướng dân gian được
đăng tải trong sách Văn nghệ dân gian Yên lập, Thanh Ba, Thanh Thủy và bộ
tổng tập văn nghệ dân gian Đất Tổ (5 tập).
Nghiên cứu về biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp mới chỉ được đề cập
đến trong dự án “Nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật của các đồn văn
cơng chuyên nghiệp tỉnh Phú Thọ” do Trần Văn Quang chủ biên; ngồi ra cịn

một số bài báo viết về các đồn văn cơng tỉnh Phú Thọ của các nhà báo
Nguyễn Sản, Nguyễn Siển, Thăng Long đăng trên báo Vĩnh Phú, Phú Thọ.
Những cơng trình nghiên cứu được nêu trên đây mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu, tìm hiểu từng khía cạnh nhất định của các loại hình văn hóa, nghệ
thuật mà chưa đi sâu vào tìm hiểu vấn đề quản lý văn hóa. Tóm lại, đến thời
điểm hiện tại chưa có một cơng trình chun khảo, nghiên cứu về quản lý
hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên cả lĩnh vực chuyên nghiệp và không
chuyên của Phú Thọ.


11

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu mơ hình quản lý văn hóa một cách hiệu quả đối
với hoạt động biểu diễn nghệ thuật của tỉnh Phú Thọ.
- Những giải pháp của luận văn làm cơ sở giúp cho hoạt động biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên của tỉnh Phú Thọ phát triển mạnh
mẽ và đúng định hướng theo đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cộng sản
Việt Nam và các quy định của Nhà nước về quản lý văn hóa nói chung và
quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và công tác quản lý
hoạt động biểu diễn nghệ thuật hiện nay ở Phú Thọ.
- Xác định tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu
diễn nghệ thuật ở Phú Thọ hiện nay.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật ở Phú Thọ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu toàn diện hoạt động biểu diễn nghệ thuật
và công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
gồm: Các đồn văn cơng chun nghiệp, các đội văn nghệ quần chúng, các
CLB dân ca, việc tiếp nhận, quản lý các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tỉnh
bạn đến biểu diễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở tỉnh
Phú Thọ từ 5 năm trở lại đây.


12

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới.
- Quyết định số 561/QĐ - TTg ngày 06/5/2009 về chiến lược phát triển
văn hóa đến năm 2020.
- Các nội dung về văn hóa xã hội trong báo cáo chính trị ở các kỳ Đại hội
của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ; các nghị quyết của tỉnh ủy Phú Thọ về định hướng
mục tiêu phát triển sự nghiệp Văn hóa trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn
đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp:
- Điền dã, khảo sát thực tế.
- Tổng hợp, phân tích và xử lý nguồn tư liệu.
- Phương pháp liên ngành.
6. Đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp những số liệu về thực
trạng hoạt động nghệ thuật biểu diễn và công tác quản lý nhà nước về hoạt

động biểu diễn nghệ thuật ở tỉnh Phú Thọ và một số giải pháp mới cho công
tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật hiện hành.
- Làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm cơng tác quản
lý văn hóa và chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành
hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở cơ sở.
- Giúp công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn biểu diễn nghệ thuật ở tỉnh
Phú Thọ đi vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.


13

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
và tổng quan về hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Phú Thọ.
Chương 2. Thực trạng quản lý biểu diễn nghệ thuật ở Phú Thọ.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động biểu diễn
nghệ thuật ở Phú Thọ.


14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý về hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Xét trên phương diện nghĩa của từ, “quản lý” thường được hiểu là chủ trì

hay phụ trách một cơng việc nào đó. Bản thân khái niệm “quản lý” có tính đa
nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác
biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải
thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá
sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về
nhận thức và lý giải khái niệm quản lí càng trở nên rõ rệt.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngồi nước đã đưa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Cho đến nay,
vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21,
các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các học giả đã đưa ra những
định nghĩa về quản lý như sau:
Có quan niệm rằng: Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy.
Khi nhấn mạnh tới hiệu quả sự phối hợp hoạt động của quản lý nhiều
người đã cho rằng: Quản lý là một quá trình do một người hay nhiều người
thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết
quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được.


15

Bên cạnh đó một số học giả khác cũng cho rằng: Quản lý là tiến trình
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành
viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt
được mục tiêu đã đặt ra. Quản lý trở thành chức năng và vai trị của tổ chức
xã hội, nó cũng sẽ thơng qua các doanh nghiệp góp phần xây dụng chế độ xã
hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là “một xã hội tự do và phát triển”.
Nếu khơng có quản lý hiệu quả thì khơng thể tồn tại và từ đó khơng thể xây

dựng một xã hội tự do và phát triển.
Quản lý là quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là tự do chứ không phải
bị khống chế, là nhiệm vụ thực tế chứ không phải lý luận, là thành tích chứ
khơng phải tiềm năng, là trách nhiệm chứ không phải quyền lực, là cống hiến
chứ không phải thăng hến, là cơ hội chứ không phải chướng ngại, là đơn giản
chứ khơng phải phức tạp.
Có thể kể ra nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa quản lý, trên đây chỉ
là một vài ý kiến mang tính đại diện trên cơ sở phân tích tổng hợp những quan
điểm khơng giống nhau. Những quan điểm đó tuy rất rõ ràng, đúng đắn nhưng
chưa đầy đủ. Chúng chỉ chú trọng đến quản lý như là một hiện tượng chứ
chưa làm bộc lộ rõ bản chất của nó.
Như chúng ta đều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành
vi thì phải có người gây ra và người chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích
của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao làm như vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt
động quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản lý?
Sau đó cần xác định đối tượng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác
định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì?
Có được 3 yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản để hình thành
nên hoạt động quản lý. Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý


16

nào cũng khơng phải là hoạt động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi
trường, điều kiện nhất định nào đó.
Từ những năm 1950 trở lại đây, do vai trò đặc biệt quan trọng của quản
lý đối với sự phát triển kinh tế, đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu
về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có thể
nêu ra một số cách tiếp cận sau:
a. Tiếp cận theo kinh nghiệm

Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm
mà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể. Những người theo cách
tiếp cận này cho rằng, thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặc
những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, những
người nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu
quả trong trường hợp tương tự.
b. Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân
Cách tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân dựa trên lý tưởng cho rằng
quản lý là làm cho cơng việc được hồn thành thơng qua con người, và do đó,
việc nghiên cứu nó nên tập trung vào các mối liên hệ giữa người với người.
c. Tiếp cận theo lý thuyết quyết định
Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết định trong quản lý dựa trên quan điểm
cho rằng, người quản lý là người đưa ra các quyết định, vì vậy cần phải tập
trung vào việc ra quyết định. Sau đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc
ra quyết định của người quản lý.
d. Tiếp cận toán học
Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem xét công việc quản lý
trước hết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu và mơ hình tốn học.


17

Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý như xây dựng tổ chức, lập kế hoạch
hay ra quyết định là một q trình logic, thì nó có thể biểu thị được theo các
ký hiệu và các mơ hình tốn học. Vì vậy, việc ứng dụng tốn học vào quản lý
sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết định tốt nhất.
e. Tiếp cận theo các vai trò quản lý
Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là một cách tiếp cận mới đối với lý
thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu lý luận và các
nhà thực hành. Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm quan sát những cái mà

thực tế các nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới những kết luận
xác định hoạt động (hoặc vai trị) quản lý là gì?
Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về
quản lý như sau:
- Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thơng qua nỗ lực của người
khác.
- Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết
định.
- Quản lý là công tác phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục
đích của tổ chức. Hoặc đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một
cái gì đó.
Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước,
đơn vị sự nghiệp doanh nghiệp…) để có thể được xem như một hệ thống gồm
hai phân hệ: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng
hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý).
Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử


18

dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu
đặt ra trong điều kiện mơi trường ln biến động.
1.1.2. Vai trị của quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ
thuật ở Phú Thọ
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc. Mỗi vùng miền đều có bản sắc riêng. Những bản sắc đó như
những bơng hoa đặc sắc góp phần vào vườn hoa văn hóa dân tộc. Việt Nam
đang hội nhập với toàn cầu, được tiếp xúc, giao lưu với nhiều nền văn hóa thế
giới, chính vì thế chúng ta ngồi việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế

giới thì cịn phải bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Văn học
nghệ thuật cần có trách nhiệm đối với điều đó.
Trong suốt thời gian quan, nhà nước đã có vai trị quan trọng trong việc
quản lý đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên cả nước nói chung và
với riêng tỉnh Phú Thọ nói riêng. Các hoạt động chính sách đã có tác động rất
lớn tới sự duy trì ổn định và phát triển cuẩ các hoạt động nghệ thuật trên
mảnh đất này.
Trong quyết định số 39/2008/QĐ - BVHTTDL ngày 24/4/2008 Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục Nghệ thuật biểu diễn: “Là cơ quan của Bộ Văn hố, Thể
thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà
nước về nghệ thuật biểu diễn, hoạt động sản xuất, phát hành băng, đĩa ca múa
nhạc sân khấu, được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt
động phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn trong cả nước theo đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.
Trong nghị định số 79/2012/NĐ-CP của chính phủ quy định: Khuyến
khích tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia biểu


19

diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật. Tài trợ biểu diễn nghệ thuật phục
vụ tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, đào
tạo, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật trẻ. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý
nhà nước về biểu diễn nghệ thuật. Như vậy, bên cạnh các chính sách đầu tư,
tài trợ trực tiếp để hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động biểu diễn tại
các tỉnh, Nhà nước còn trao quyền cho Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ trực
tiếp quản lí các hoạt động nghệ thuật biểu diễn và báo cáo lại với Chính phủ.
Trong suốt thời gian quá, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, các loại hình

biểu diễn nghệ thuật tại tỉnh Phú Thọ đã ngày càng phát triển theo định hướng
chung, phản ánh sinh động được vùng đất và con người đất Tổ, cổ vũ động
viên nhân dân Phú Thọ hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp, văn minh và hạnh phúc. Hơn thế nữa, thông qua
các hoạt động biểu diễn được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, các hoạt
động biểu diễn nghệ thuật đã được du khách khắp mọi miền Tổ quốc biết đến
các nét đẹp văn hóa nghệ thuật của mảnh đất. Với sự vận động và kế hoạch
bảo tồn phát triển văn hóa, ngày càng có nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn
được công nhận và bảo tồn, gây được tiếng vang trong nước và quốc tế. Có
thể kể đến hát Xoan - được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thế.
Từ năm 2003 đến nay, Nhà nước đã đóng một vai trị tích cực, đưa các hoạt
động biểu diễn nghệ thuật của tỉnh Phú Thọ từ các làng quê sinh hoạt hàng
ngày đến rộng rãi hơn với nhân dân trên cả nước và thế giới. Cùng với việc
quy hoạch và tổ chức lễ hội Đền Hùng hàng năm, tạo điều kiện cho hoạt động
nghệ thuật của tỉnh phát triển với nhiều loại hình nghệ thuật được biểu diễn
phổ biến trong các dịp lễ hội. Có thể nói, với sự chỉ đạo và các chính sách phù


20

hợp của Nhà nước đã đưa các hoạt động nghệ thuật biểu diễn của tỉnh Phú
Thọ khởi sắc, thổi vào luồng gió mới cho nghệ thuật vùng Đất Tổ hồi sinh.
1.1.3. Những nội dung quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
1.1.3.1. Các loại hình của nghệ thuật biểu diễn
Các loại hình của nghệ thuật biểu diễn được thể hiện rất rõ trong Nghị
định số 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định: biểu diễn nghệ thuật là trình
diễn chương trình, tiết mục, vở diễn trực tiếp trước công chúng của người
biểu diễn. Loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: Tuồng, chèo, cải lương,
xiếc, múa rối, bài chịi, kịch nói, kịch dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao
hưởng, ca, múa, nhạc, ngâm thơ, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật

biểu diễn khác.
Phú Thọ trở thành chiếc nôi văn nghệ kháng chiến mà nổi bật là phong
trào văn nghệ quần chúng, hát dân ca và cả ở những loại hình nghệ thuật
chun nghiệp phát triển rất sớm mà khơng phải địa phương nào cũng có ở
những năm 50 của thế kỷ XX như ca múa nhạc, kịch nói. Sau hịa bình lập lại,
nhiều đồn văn cơng ra đời sớm như Đồn văn cơng Phú Thọ tiền thân của
đồn ca múa nhạc; đồn Chèo, đồn Cải lương, đồn Kịch nói. Hoạt động
nghệ thuật chuyên nghiệp và văn nghệ quần chúng diễn ra khá sôi nổi đã đem
đến diện mạo mới trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Đất Tổ, và
sự hứng khởi trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tinh
thần, góp phần định hướng giáo dục thẩm mỹ thông qua các tác phẩm nghệ
thuật.
1.1.3.2. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp
Để quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật chun nghiệp. Chính phủ có
những quy định rõ ràng về đơn vị, đối tượng, các hình thức biểu diễn chuyên


21

nghiệp… Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin về việc ban
hành “Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp”. Căn cứ Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11-6-2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Theo quyết định biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp được quy định: “Là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến
với cơng chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình
tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thơng qua tác phẩm sân khấu, ca, múa,
nhạc nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí,

thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp
phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”.
Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp: Là đơn vị hoạt động
về tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp được cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định thành lập hoặc thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp
bao gồm:
Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp công lập gồm: đơn vị
do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập.
Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chun nghiệp ngồi cơng lập gồm:
đơn vị được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Ngồi ra Chính phủ cịn quy định rõ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của
các đơn vị nghệ thuật, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật và của cả các diễn
viên chuyên nghiệp. Theo đó các đơn vị nghệ thuật; đơn vị tổ chức biểu diễn


22

nghệ thuật chuyên nghiệp được tổ chức biểu diễn nghệ thuật và được Nhà
nước bảo hộ quyền sáng tạo nghệ thuật của mình trước cơng chúng trong và
ngồi nước theo quy định của pháp luật, được thu nhập tài chính bằng lao
động nghệ thuật chuyên nghiệp hợp pháp, được chủ động xây dựng chương
trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, được sử dụng tác phẩm theo quy
định của pháp luật về quyền tác giả, được huy động các nguồn tài chính hợp
pháp cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Về nghĩa vụ, các đơn
vị nghệ thuật; đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp tham gia
biểu diễn nghệ thuật phục vụ chính trị, xã hội, từ thiện theo yêu cầu của Cục
Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đảm bảo chất
lượng chương trình nghệ thuật đã được cấp phép cơng diễn. Trường hợp đặc

biệt cần thay đổi, bổ sung tiết mục phải được sự đồng ý của cơ quan cấp phép
hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đơn vị đến lưu diễn, đảm bảo an
ninh, trật tự trong khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trong quá trình biểu diễn
phát hiện có vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội Việt Nam, phải dừng biểu diễn và báo cáo cơ quan cấp phép
(trường hợp biểu diễn ở nước ngoài phải báo cáo Đại sứ quán hoặc cơ quan
đại diện ngoại giao Việt Nam) giải quyết, thực hiện nghĩa vụ về thuế, các quy
định của pháp luật về quyền tác giả, quảng cáo, các quy định tại Quy chế này
và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp.
Các diễn viên chuyên nghiệp được hưởng các quyền của người biểu
diễn, được sử dụng tác phẩm theo quy định của pháp luật về quyền tác giả và
các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp, được Nhà nước bảo hộ quyền sáng tạo nghệ thuật
trước cơng chúng trong và ngồi nước theo quy định của pháp luật, được thu
nhập tài chính bằng những lao động nghệ thuật chuyên nghiệp hợp pháp,


23

được huy động các nguồn tài chính theo quy định của pháp luật cho hoạt động
biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, được ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được nhà nước tạo
điều kiện để nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, văn hóa. Trên cơ sở quyền
lợi đó, thì các diễn viên tham gia biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp cũng
cần có nghĩa vụ: tham gia biểu diễn nghệ thuật phục vụ chính trị, xã hội, từ
thiện theo yêu cầu của Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, thường xuyên học tập chính trị, văn hóa, chun mơn nghiệp vụ
để khơng ngừng nâng cao trình độ phục vụ nhân dân, thực hiện nghĩa vụ thuế,
các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quảng cáo và các quy định tại

Quy chế này.
Trên cơ sở những quy định trên, Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt
động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp bằng pháp luật.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân được quyền chủ động sáng tạo trong biểu
diễn nghệ thuật; khuyến khích việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát triển
nghệ thuật dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nghệ thuật thế giới và
đưa ra nước ngoài biểu diễn những chương trình nghệ thuật mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
1.1.3.3. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật khơng chun
Theo thơng tư số 04/2009/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, tại điều 5, chương 2 quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức biểu
diễn nghệ thuật quần chúng (sau đây gọi là người tổ chức biểu diễn nghệ thuật
quần chúng) không phải xin cấp giấy phép biểu diễn nhưng phải tuân theo các
quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 9, các điểm a, c và e khoản 2 Điều 10 Quy
chế và các quy định cụ thể sau:


24

Biểu diễn nghệ thuật quần chúng trong khu dân cư, trong nội bộ cơ quan,
tổ chức nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị hoặc đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt văn hoá, văn nghệ ở cơ sở do người tổ chức biểu diễn chịu trách nhiệm.
Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng ngoài phạm vi nội bộ cơ
quan, tổ chức thì người tổ chức biểu diễn phải có văn bản thg cộng phải nhằm xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giáo dục nếp sống lành mạnh và
phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người; kế thừa và phát huy truyền
thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục; nâng cao hiểu biết và trình độ
thẩm mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; ngăn chặn sự xâm
nhập và bài trừ những sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại; góp phần thúc



87

đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để hoạt động nghệ thuật biểu
diễn tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức
nhiều hoạt động thực thi pháp luật như: Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn kịp thời công tác thực thi pháp luật; tổ chức các hội thảo, hội nghị,
phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài
Truyền hình Việt Nam, Thơng tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí,
truyền thơng để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh
vực nghệ thuật biểu diễn để các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc hiểu rõ và
thực hiện. Thực hiện theo chỉ thị, cơ chế và chính sách của Nhà nước về quản
lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch đã chỉ
đạo ban ngành các cấp thực hiện đồng bộ có hiệu quả và sâu rộng các quy
định, quy chế về quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng và
chuyên nghiệp. Mặc dù còn tồn đọng nhiều hạn chế và khiếm khuyết trong
công tác đào tạo cán bộ quản lý, bồi dưỡng diễn viên chuyên nghiệp, thẩm
định và quản lý các hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhưng nhìn chung thực
trạng công tác quản lý lĩnh vực này đã đạt được những thành tựu quan trọng
mang tính định hướng. Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, phong trào văn nghệ quần chúng tại địa bàn
tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển, nhiều tiết mục văn nghệ đã được dàn dựng
công phu, chất lượng cao, giành được các giải thưởng quy mô cấp khu vực và
tồn quốc. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao của quần chúng đã nâng cao
chất lượng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần cùng
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XVII.



×