Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Tăng cường công tác tổ chức và hoạt động kho mở của thư viện tạ quang bửu trường đại học bách khoa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
LỜI CẢM ƠN
.......
CUNG THỊ BÍCH HÀ
Luận văn được hồn thành tháng 5 năm 2008 tại Thư viện và Mạng thông
tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối với Tiến sỹ
Nguyễn Thu Thảo - người đã định hướng nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn
MỞvăn.
CỦA
VIỆN
BỬU
tơi hồn KHO
thành luận
TơiTHƯ
xin trân
trọngTẠ
cảmQUANG
ơn khoa Sau
đại học trường
Đại học Văn
hóa Hà Nội.
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG


Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Thư viện và Mạng thông tin
trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt qua trìnhChun
học tập, ngành:
nghiên cứu
và hồn
thiệnviện
luận văn này.
Khoa
học thư
Tơi cũng xin cảm ơn các bạn
nghiệp tại Thư viện và Mạng thông tin
Mãđồng
số: 60.32.20
đã cung cấp số liệu và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, cho phép tôi được cảm ơn những người thân trong gia đình và
LUẬN
VĂN
KHOA
bạn bè- những
người
đã THẠC
khuyến SĨ
khích
và làHỌC
nguồnTHƯ
độngVIỆN
viên rất lớn đối với
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI HÀ

Hà nội, ngày 01 tháng 5 năm 2008

Hà Nội - 2009
Nguyễn Văn Thiên


2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tháng 5 năm 2009 tại Thư viện Tạ Quang Bửu
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô
giảng viên của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã dạy tơi
những bài học hữu ích trong khóa học, làm nền tảng cho tơi hồn thành bản
luận văn và có được nhiều kiến thức bổ ích, phục vụ đắc lực cho công việc
hiện nay của tôi. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đối với
Tiến sỹ Mai Hà, người đã định hướng nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tơi
hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Thư viện Tạ Quang Bửu trường
Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
qua trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại Thư viện Tạ Quang Bửu đã
cung cấp số liệu và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, cho phép tôi được cảm ơn những người thân trong gia đình và
bạn bè- những người đã khuyến khích và là nguồn động viên rất lớn đối với
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.


Hà nội, ngày 28 tháng 5 năm 2009


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ...................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN ........................................... 7
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU ................................................. 9
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT TỔ CHỨC KHO MỞ .................................. 16
TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU ............................................................ 16
TRUỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ............................................. 16
1.1. Lý luận chung về kho mở ..............................................................................16

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của kho mở.................................................. 16
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức kho mở trong Thư viện Tạ
Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. ...................................... 21
1.2 Khái quát về Trường và Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội ............................................................................................................... 22

1.2.1 Giới thiệu sơ luợc quá trình hình thành và phát triển .................... 22
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện: ............................................. 25
1.3 Đặc điểm hoạt động thông tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội. ............................................................................................ 26

1.3.1. Đặc điểm nguời dùng tin và nhu cầu tin.......................................... 29
1.3.2. Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội. ....................................................................... 42



4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA KHO MỞ TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU................................... 46
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI. ............................................ 46
2.1 Tổ chức kho mở ........................................................................................... 46

2.1.1 Những điều kiện để tổ chức kho mở ................................................. 46
2.1.2 Bổ sung và lựa chọn tài liệu .............................................................. 64
2.1.3 Định ký hiệu xếp giá và sắp xếp tài liệu ........................................... 69
2.2. Hoạt động kho mở....................................................................................... 79

2.2.1 Tổ chức phục vụ kho mở ................................................................... 80
2.2.2 Bảo quản tài liệu trong kho mở ........................................................ 86
2.2.3 Hướng dẫn người dùng tin tại kho mở của Thư viện Tạ Quang Bửu
trường Đại học Bách Khoa Hà nội. ........................................................... 88
2.3 Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và hoạt động của kho mở tại Thư viện
Tạ Quang Bửu trưòng Đại học Bách Khoa Hà Nội............................................. 94

CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
KHO MỞ TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA HÀ NỘI ........................................................................................... 98
3.1 Định hướng phát triển kho mở cho thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học
Bách Khoa Hà nội. ............................................................................................. 98
3.2 Các giải pháp để tăng cường hiệu quả tổ chức và hoạt động của kho mở của
Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ........................... 101

3.2.1 Chuẩn hoá nghiệp vụ để tổ chức hoạt động kho mở khoa học và

hiệu quả..................................................................................................... 101
3.2.2 Ưu tiên đầu tư thích hợp cho tổ chức và hoạt động của kho mở .. 120
3.2.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kho mở 121
3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện và hướng dẫn đào tạo người
dùng tin ..................................................................................................... 128
KẾT LUẬN ................................................................................................ 133


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AACR2

Qui tắc mô tả Anh Mỹ

BBK

Khung phân loại BBK

CBA

Campusbibliotheek Arenberg

CDS/ISIS

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

CSDL

Cơ sở dữ liệu


DDC

Khung phân loại thập phân Dewey

ĐHBK HN

Đại học Bách khoa Hà Nội

ILL

Inter Library Loan

KUL

Katholieke Universiteit Leuven

KHCN
LC
LCC
MARC 21
NCT
NDT
RFID
TV ĐHBK HN
TU Delft
VEFFA

Khoa học công nghệ
Thư viện quốc hội Hoa kỳ

Khung phân loại thư viện quốc hội Hoa kỳ
Khổ mẫu biên mục máy tính có thể đọc được
Nhu cầu tin
Người dùng tin
Radio Frequency Identification
Thư viện Đại học Bách khoa Hà Nội
University of Technology – Delft
Vietnam Education Foundation Fellows Association


6

VTLS

Visionary Technology in Library Solutions

UDC

Khung phân loại UDC

NCKH

Nghiên cứu khoa học


7

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện Tạ Quang Bửu trường
ĐHBK HN


24

Hình 2: Thành phần các đối tượng người dùng tin tại Thư viện Tạ
Quang Bửu trường ĐHBK HN theo thực tế.

26

Hình 3: Cơ cấu nguồn lực thơng tin theo dạng tài liệu

37

Hình 4: Thống kê tài liệu theo ngơn ngữ tại Thư viện Tạ Quang Bửu
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

44

Hình 5: Giao diện tìm tin trên CSDL thư viện Tạ Quang Bửu

49

Hình 6: Tìm nhanh

50

Hình 7: Tìm lướt

51

Hình 8: Tìm theo từ khóa


52

Hình 9: Tìm chun nghiệp

54

Hình 10: Thống kê tài liệu nhập về Thư viện theo chuyên ngành

58

Hình 11: Minh hoạ về cấu tạo các lớp ký hiệu phân loại LCC

69

Hình 12: Thống kê tài liệu trong kho mở mượn về

75

Hình 13: Kiểm tra thơng tin cá nhân bạn đọc tại kho mở mượn về

76

Hình 14: Giao diện cho bạn đọc mượn tài liệu về

77

Hình 15: Bạn đọc trả tài liệu

78


Hình 16: Giao diện phần mềm tạo chỉ số Cutter tự động

100

Hình 17: Sơ đồ quy trình làm thẻ cho bạn đọc

103

Hình 18: Sơ đồ phục vụ ở các kho tài liệu tự chọn

104

Hình 19: Sơ đồ dịch vụ tham khảo

105

Hình 20: Sơ đồ mượn tài liệu về nhà

106

Hình 21: Sơ đồ nhận trả tài liệu

107

Hình 22: Sơ đồ phục vụ tại ở phòng đa phương tiện

108

Hình 23: Mơ phỏng mượn liên thư viện


109


8

Hình 24: Sơ đồ quy trình tu sửa tài liệu trong kho mở

110

Hình 25: Lending robot tại thư viện CBA

117


9

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU

Bảng 1: Thống kê lượt bạn đọc, lượt sách luân chuyển hàng năm

25

Bảng 2: Mức độ thường xuyên bạn đọc sử dụng thư viện Tạ Quang Bửu

30

Bảng 3: Nhu cầu của người dùng tin về các lĩnh vực đào tạo của trường

32


Bảng.4: Loại hình tài liệu bạn đọc sử dụng

33

Bảng 5: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu bạn đọc sử dụng

34

Bảng 6: Mức độ đáp ứng của tài liệu đối với nhu cầu thơng tin của bạn đọc

35

Bảng 7: Hình thức phục vụ bạn đọc thích sử dụng

36

Bảng 8: Thống kê nguồn tài liệu truyền thống năm 2008

38

Bảng 9: Thống kê nguồn tài liệu hiện đại năm 2008

39

Bảng 10: So sánh ký hiệu phân loại

98



10

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hơn nửa thế kỷ trước đây, V.L. Lê nin đã khẳng định rằng khơng có thơng tin
thì khơng thể có tiến bộ trong bất kỳ lĩnh vực nào của khoa học, kỹ thuật và
sản xuất vật chất.
Với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, con người ngày càng
nhận thức sâu sắc thêm giá trị của thông tin đối với việc phát triển kinh tế,
khoa học, kỹ thuật. Ngày nay khó có thể hình dung được một hoạt động nào
của con người trong sản xuất, nghiên cứu khoa học cũng như trong sinh hoạt
hàng ngày mà không cần đến việc trao đổi thông tin. Thông tin khoa học kỹ
thuật, một trong những hình thái thơng tin phổ biến nhất trong xã hội nằm
trong hằng hà sa số các ấn phẩm. Với số lượng thông tin khoa học ngày càng
gia tăng một cách mạnh mẽ. Tổ chức và hoạt động thông tin được xác định là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính chất quyết định chất
lượng đào tạo đội ngũ tri thức ở các trường đại học.
Trong nghị quyết 2 Đại hội Đảng VIII đã nêu: “Cùng với giáo dục đào tạo,
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển kinh tế xã
hội.”
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là một truờng đào tạo đa ngành đa lĩnh
vực. Mục tiêu chính của nhà truờng là từng bước xây dựng Đại học Bách
Khoa Hà Nội thành trường quốc gia về khoa học cơng nghệ, đào tạo ở trình
độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế, một trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật
hiện đại, hội nhập với hệ thống đại học khu vực thế giới là địa chỉ đầu tư tin
cậy, hấp dẫn đối với các tổ chức các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là bộ phận cấu
thành giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và
học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên. Trong nhiều năm qua, thư viện Tạ



11

Quang Bửu đã góp một phần khơng nhỏ trong việc cung cấp tài liệu, thông tin
khoa học phục vụ các nhiệm vụ và mục tiêu của trường.
Trường Đại học Bách Khoa đã có sự quan tâm đặc biệt với sự phát triển của
thư viện, là đầu tư xây dựng thư viện điện tử, hiện nay thư viện đã từng bước
đi vào hoàn thiện và hoạt động.
Để đáp ứng nhiệm vụ chính là phục vụ cung cấp thơng tin cho cán bộ, giáo
viên và sinh viên trường, thư viện Tạ Quang Bửu đã từng bước nghiên cứu
đổi mới việc tổ chức và phục vụ bạn đọc.
Phục vụ bạn đọc là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi thư viện, đặc biệt là Thư viện
Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tăng cường công tác phục
vụ bạn đọc là mục tiêu trọng tâm của thư viện trường. Do đó, thư viện Tạ
Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã khơng ngừng tìm tịi, đổi
mới trong cơng tác phục vụ để ngày càng đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp
thời nhu cầu của cán bộ, giáo viên và sinh viên trường, đó chính là phương
thức tổ chức hoạt động kho mở để phục vụ bạn đọc, đây là hình thức phục vụ
tự chọn đem lại nhiều lợi ích cho bạn đọc.
Hình thức tổ chức kho mở được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ thế kỷ XIX
và đã bộc lộ rất nhiều ưu điểm. Ở Việt Nam mặc dù đã được áp dụng từ lâu,
nhưng những năm gần đây kho mở mới được tổ chức rộng rãi. “Hiện nay, xu
thế tổ chức kho mở (tạo điều kiện cho người đọc vào kho tiếp cận lựa chọn tài
liệu ngay trên giá) trên quy mô lớn (hầu như cho toàn bộ kho sách) đã khá
phổ biến ở nhiều thư viện nước ta cả Nam lẫn Bắc” [20, tr.21], đặc biệt là thư
viện các trường đại học, phương thức phục vụ bằng kho mở đã đem lại nhiều
hiệu quả như số lượng bạn đọc đến đông hơn, tài liệu được ln chuyển nhiều
hơn, khả năng đáp ứng thơng tin chính xác và kịp thời hơn. Gần đây một số
cơ quan thông tin thư viện đã tổ chức hội nghị hội thảo về vấn đề tổ chức và
phục vụ kho mở và cũng đã đề cập đến những vấn đề kỹ thuật khi tổ chức kho

mở. Để tổ chức hoạt động kho mở có hiệu quả, Thư viện Tạ Quang Bửu


12

trường Đại học Bách Khoa Hà Nội gặp phải không ít những khó khăn như
vốn tài liệu, trang thiết bị, nguồn nhân lực để phục vụ kho mở.
Trong thời gian qua được sự đầu tư của chính phủ Việt Nam. Thư viện Tạ
Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa đã cử rất nhiều đồn cán bộ đi cơng
tác học tập ở các nước có sự nghiệp thư viện phát triển như: Mỹ, Bỉ, Hàn
Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Sau quá trình học tập các đồn đã có kiến nghị, đề
xuất áp dụng những kinh nghiệm học tập được của nước bạn. Thư viện Tạ
Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa đã từng bước áp dụng hình thức tổ
chức hoạt động phục vụ bằng kho mở, để từng bước hiện đại hố cơng tác
phục vụ. Với tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu công tác tổ chức và
hoạt động của kho mở nhằm tăng cường nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc
là việc làm cấp thiết, vì lý do đó xuất phát từ tâm huyết nghề nghiệp, nhận
thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc tổ chức và hoạt động của
kho mở Tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường công tác tổ chức và hoạt động của
kho mở tại Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học thư viện của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, các cơ quan thông tin - thư viện đã tổ chức một số hội
nghị, hội thảo về vấn đề tổ chức và phục vụ kho mở. các chuyên gia, cán bộ
thư viện cũng đã đề cập đến những vấn đề kỹ thuật khi tổ chức kho mở như:
áp dụng khung phân loại, vấn đề ký hiệu xếp giá,…trên các tạp chí Thư viện
và Thông tin & tư liệu. Tuy nhiên số lượng các bài nghiên cứu cịn rất ít.
Trong số các luận văn thạc sỹ của học viên cao học khoa thư viện trường Đại
học văn Hố Hà Nội có đề tài về kho mở như: “Nghiên cứu công tác tổ chức
và hoạt động của kho mở tại các thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương” của Phạm Thị Quỳnh Lan
Tuy nhiên tơi nhận thấy cơng trình nghiên cứu nói trên đi vào nghiên cứu
công tác tổ chức và hoạt động kho mở của mảng các thư viện tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trên diện rộng.


13

Hiện nay ở Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có
một số cơng trình nghiên cứu về các lĩnh vực như:
“Nghiên cứu các giải pháp hồn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ thơng tin tại
thư viện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của Đào Linh Chi.
“Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội” của Hà Thị Huệ.
“Khảo sát bộ máy tra cứu thông tin thư viện trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội” của Nguyễn Thu Thuỷ.
“Tổ chức và hoạt động của thư viện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong
giai đoạn cơng nghiệp hố hiện đại hố” của Tạ Minh Hà.
Đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về tăng cường cơng tác tổ chức
và hoạt động kho mở của Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Là công tác tổ chức và hoạt động kho mở tại Thư
viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác tổ chức và hoạt động kho mở tại Thư viện Tạ
Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội từ năm 2006 đến nay.
4. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Mục đích
Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác tổ chức và hoạt động của kho mở tại
thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà nội, đề xuất các giải

pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kho mở tại thư viện Tạ
Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
4.2 Nhiệm vụ


14

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về kho mở
- Khảo sát và phân tích thực trạng cơng tác tổ chức và hoạt động của kho mở
trong Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với những
thành công và tồn tại.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp cần mở rộng và nâng cao hiệu quả
tổ chức và hoạt động của kho mở trong Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của luận văn, tác giả đã dựa
trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vận dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu trong công tác tổ chức kho mở tại thư viện
Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Đóng góp đưa ra những phương hướng và giải pháp để phát triển mở rộng
và nâng cao hiệu quả hoạt động của kho mở trong thư viện Tạ Quang Bửu
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
chia làm 3 chương:


15

CHƯƠNG 1: Sự cần thiết tổ chức kho mở trong thư viện Tạ Quang Bửu
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác và tổ chức hoạt động của kho mở trong thư
viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
CHƯƠNG 3: Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của kho mở trong thư
viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà


16

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT TỔ CHỨC KHO MỞ
TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU
TRUỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

11.1. Lý luận chung về kho mở
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của kho mở
Khái niệm kho mở:
“Kho mở là kho tài liệu, nơi độc giả tự do lựa chọn và sử dụng những cuốn
sách, những tài liệu mà họ cần. Họ tự phục vụ bản thân mọi khâu: chọn sách,
báo,.. tha hồ đọc lướt các tên sách có cùng chủ đề được sắp xếp gần nhau, tự
do lấy tài liệu xuống, rồi lại xếp lên giá, nếu thấy nội dung tài liệu đó khơng
phù hợp với nhu cầu, cơng bằng mà nói, độc giả có cảm giác như thư viện là
nhà, sách được sẵn sàng trên giá để phục vụ họ” [15, tr.61].
Kho mở (kho tự chọn) ngày nay không còn xa lạ với bạn đọc của thư viện.

Khi bạn vào bất cứ một hiệu sách hay một siêu thị bạn sẽ cảm nhận được sự
tự do chọn lựa cái mà mình muốn, mình thích. Kho mở trong các thư viện
cũng đem lại cho bạn cảm giác đó. Bạn sẽ thật thoải mái và đầy hứng thú khi
được tiếp xúc trực tiếp với kho tàng tri thức của nhân loại và tự thỏa mãn nhu
cầu đọc của mình [10].
Theo “Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh – Việt của dịch giả
Phạm Thị Lệ Hương, Lâm Vĩnh Thế và Nguyễn Thị Nga biên dịch từ cuốn
“The ALA Glossary of Library and Information Science”năm 1996 đã giải
nghĩa từ: Kho sách mở (Open stack) là chỉ bất cứ kệ sách nào của thư viện mà
độc giả không bị giới hạn khi sử dụng tài liệu trên kệ sách [11, tr.144].


17

Khái niệm kho mở từ những năm 70 đã được các nhà thư viện học của Thư
viện Quốc gia Liên Xô mang tên V.I. Lênin định nghĩa như sau: Kho mở là
phương thức phục vụ cho phép bạn đọc tiếp cận kho tàng sách báo của thư
viện, tạo điều kiện cho họ xem và chọn sách trực tiếp trên giá. Đồng thời hình
thức đó tạo điều kiện thuận lợi cho thư viện tun truyền tích cực, giúp thơng
báo một cách thiết thực và có hệ thống cho cán bộ khoa học các nhà chuyên
môn về những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật các kinh nghiệm
sản xuất tiên tiến [35, tr.10].
Như vậy ra có thể đưa ra một khái niệm đơn giản: Kho mở là phương thức tổ
chức phục vụ mà ở đó bạn đọc trực tiếp vào kho lấy những tài liệu họ cần, tạo
điều kiện cho phép họ xem trước và chọn tài liệu trực tiếp trên giá.
“Kho mở thực tế có thể coi như một mục lục phân loại khổng lồ trong đó mỗi
cuốn sách là một “tờ phiếu mục lục” sinh động mà qua đó người đọc có thể
xem lướt nội dung của một số tài liệu có cùng nội dung, xếp cạnh nhau, để lựa
chọn được tài liệu thích hợp nhất, mà những thơng tin thư mục trên tờ phiếu
bình thường khơng giúp họ xác định, đánh giá được nội dung sách như vậy”

[17, tr. 45].
Phương thức tổ chức kho mở được các thư viện áp dụng đầu tiên và những
năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Mỹ sau đó lan truyền sang các nước
Anh, Thụy Điển, Đan Mạch…và một số nước khác, đầu tiên, kho mở chỉ áp
dụng chủ yếu ở các thư viện khoa học chuyên ngành, sau đó áp dụng phổ biến
ở các thư viện cơng cộng. Ở Liên Xô truớc kia, kho sách tự chọn được đặc
biệt chú ý và áp dụng vào những năm 50 của thế kỷ XX [35].
Trong những năm gần đây, ngành thông tin thư viện trên thế giới và Việt nam
đã có những bước tiến vượt bậc và thay đổi hầu như hoàn toàn về phương


18

thức phục vụ, tất cả đều có chung quan điểm “mở”, thể hiện của nó là thư
viện với hình thức kho mở.
Ở Việt Nam, hình thức kho mở khơng phải là mới. Từ cuối năm 1998, khi
Câu lạc bộ Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh được thành lập, phong trào cải tạo thư viện tại các thư viện
thành viên đã dấy lên mạnh mẽ, hầu hết các thư viện đã và tiến hành tổ chức
quản lý và phục vụ theo hình thức kho mở, tuy nhiên mở đến mức độ nào lại
tuỳ thuộc vào điều kiện hay đặc điểm của từng thư viện.
Đặc điểm của kho mở
Hiện nay hình thức kho mở đã và đang được áp dụng với nhiều loại hình
- Kho mở cơng cộng: phục vụ cho tất cả mọi người, thuộc nhiều đối tượng
khác nhau có thể tiếp cận và sử dụng tất cả các tài liệu thuộc nhiều lĩnh
vực. Kho mở này thường được tổ chức ở loại hình thư viện cơng cộng.
VD: Thư viện Quốc gia, thư viện tỉnh,..
- Kho mở chuyên ngành công cộng: phục vụ cho tất cả mọi người, thuộc
nhiều đối tượng khác nhau có thể tiếp cận và sử dụng tất cả các tài liệu
thuộc một vài lĩnh vực chuyên ngành nào đó. Kho mở này thường được tổ

chức ở loại hình thư viện các trường đại học, hoặc tại các thư viện công
cộng nhân dịp triển lãm hoặc giới thiệu sách thuộc lĩnh vực chuyên ngành
nào đó.
- Kho mở dành cho một số người: Kho này chỉ một số người được tiếp xúc
với tất cả các tài liệu.
- Kho mở chuyên ngành dành cho một số người: Kho này phục vụ tư liệu
theo một số chuyên ngành nào đó, cho một số người nào đó.


19

Các đặc điểm chủ yếu của kho mở:
 Về tổ chức tài liệu: Toàn bộ tài liệu trong kho mở phải được sắp xếp
theo một bảng phân loại nhất định, không phân biệt khổ, cỡ, để thể hiện
mối liên hệ chặt chẽ về mặt nội dung, chủ đề vốn tài liệu.
 Vốn tài liệu: Phải có những tiêu chí, phương thức lựa chọn tài liệu đưa
ra kho mở:
có thể theo thời gian, hình thức của tài liệu; Tài liệu trong kho mở phải
phù hợp với đối tượng, nhu cầu nghiên cứu của độc giả thư viện.
 Cơ sở vật chất: Kho mở địi hỏi một khơng gian rộng để vừa tổ chức
kho, vừa tổ chức phục vụ. ngoài ra cần có thêm các thiét bị an ninh
(camera, chỉ từ, chip điện tử, cổng từ,..) để giảm thiểu những mất mát,
hỏng rách có thể xảy ra, đảm bảo an tồn cho kho tư liệu.
 Bảo quản tài liệu: Tài liệu trong kho mở phải được quan tâm đặc biệt do
bạn đọc tiếp xúc trực tiếp liên tục với vốn tài liệu vì vậy tài liệu dễ rách
nát, hư hại và mất mát.
 Bổ sung tài liệu và thanh lọc: Tài liệu phải được thường xuyên bổ sung,
đáp ứng phù hợp nhu cầu của đọc giả vì vậy địi hỏi kinh phí hàng năm
ổn định. Tài liệu trong kho mở cũng cần thiết phải định kỳ thanh lọc
theo năm, theo quý

 Hệ thống tra cứu: Phải linh hoạt và phản ánh đúng vị trí, tình trạng của
tài liệu, thường xun được cập nhật.
 Cán bộ thư viện: Phải có tinh thần trách nhiệm và tận tình cao, theo dõi,
quan sát và hướng dẫn, giúp đỡ bạn đọc tìm và sử dụng tài liệu trong
kho; Sắp xếp sách lại trên các giá sách sau khi bạn đọc sử dụng.


20

 Bạn đọc: Tổ chức kho mở là hình thức phục vụ tích cực của thư viện,
với phương châm: “Tất cả vì bạn đọc” kho mở chính là hình thức nâng
cao ý thức sử dụng thư viện của bạn đọc. Bạn đọc rất cần phải tuân thủ
theo các nội quy, quy định, hướng dẫn của thư viện.
* Những ưu và nhược điểm của kho mở trong thư viện:
Ưu điểm:
Kho mở là một hệ thống phục vụ phù hợp nhất với trình độ văn hố của
các đối tượng bạn đọc, phù hợp với hứng thú, nhu cầu, thị hiếu đông đảo
của người đọc.
- Tiết kiệm nhân lực và công sức lao động của cán bộ thư viện tại các bộ
phận phục vụ.
- Bạn đọc tự do lựa chọn tài liệu đọc ngay tại chỗ không mất thời gian viết
phiếu yêu cầu và chờ đợi.
- Phát huy tinh thần sáng tạo, tìm tịi, độc lập tự chủ của bạn đọc trong q
trình tiếp xúc với tài nguyên của thư viện.
- Thuận lợi trong cho thư viện trong việc tổ chức triển lãm sách, báo, tạp
chí theo chuyên đề.
Với những lợi ích trên việc tổ chức kho mở phục vụ bạn đọc rất phù hợp
với phương châm tổ chức và hoạt động của thư viện ngày nay là thư viện
mở và nguồn mở.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương châm tổ chức này cịn có những

hạn chế như:


21

- Kho mở địi hỏi phải có diện tích rộng, để đảm bảo bổ sung sách thường
xuyên và không gian thoáng mát rộng rãi cho bạn đọc sử dụng tài liệu.
- Tài liệu thường xuyên cần phải được bổ sung và thanh lọc
- Hình thức sắp xếp tư liệu tại kho mở khơng đẹp mắt vì tài liệu sắp xếp
theo môn loại, không theo khổ, cỡ.
- Tài liệu trong kho mở dễ bị cắt xén, tẩy xóa, mất mát, rách nát, lộn xộn
do bạn đọc sử dụng nhiều, sách có tần suất luân chuyển cao mà cán bộ thư
viện không kiểm sốt hết được.
- Kinh phí đầu tư cho kho mở cao cả về tài liệu, trang thiết bị hiện đại.
Mặc dù có những nhược điểm trên, nhưng phương thức tổ chức kho mở
vẫn được áp dụng rộng rãi ở các thư viện trong nước và trên thế giới vì
hiệu quả phục vụ cao, tài liệu trong kho mở luôn tạo cho bạn đọc và thư
viện tính năng động, sáng tạo, khơng bao giờ có tài liệu chết.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức kho mở trong Thư viện Tạ
Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Như chúng ta đã biết, phục vụ độc giả là chức năng căn bản của thư viện, do
đó hiệu quả phục vụ chính là thước đo để đánh giá khả năng hoạt động và sự
phát triển của một thư viện. Trong đó sách và thư viện có vai trị rất quan
trọng, thư viện cần thay đổi để trở thành “Trung tâm truyền thơng tri thức”[9].
Vì vậy kho mở hình thành và phát triển do nhu cầu khách quan của sự phát
triển xã hội. Nhu cầu thông tin, nhu cầu tài liệu là nhu cầu cấp thiết của con
người trong hoạt động nghiên cứu khoa học, học tập và sản xuất. Trong q
trình hoạt động của mình, họ ln hướng vào hoạt động tìm kiếm thơng tin và
những tài liệu cần thiết. Kho mở là điều kiện khắc phục hàng rào thông tin,



22

tạo sự thuận lợi, phù hợp giữa tài liệu và người dùng tin, rút ngắn thời gian
tìm tài liệu, cập nhật thơng tin mới nhất, thúc đẩy các q trình phát triển
khoa học công nghệ, văn minh và tiến bộ loài người.
Thư viện Tạ Quang Bửu tiền thân là thư viện trường Đại học Bách Khoa Hà
nội được thành lập từ những năm 50 của thế kỷ trước. Thời đó, thư viện vẫn
phục vụ bạn đọc theo mơ hình đóng, nghĩa bạn đọc muốn tiếp cận tài liệu phải
thông qua thủ thư và làm thủ tục mượn.
Hiện nay với sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của xã hội, nhất là vai trò của
thư viện đã thay đổi, từ chỗ chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ và phục vụ tài liệu
thành nơi mang tính chất phục vụ thơng tin, thì việc phục vụ theo kho đóng đã
bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy yêu cầu đặt ra phải tổ chức lại công tác phục vụ
bạn đọc theo hướng tạo điều kiện cho độc giả tiếp cận với thông tin dễ dàng
hơn, lựa chọn những thông tin phù hợp nhất cho mình, đó là cơng tác tổ chức
phục vụ theo kho mở.
Từ thực tế nhu cầu của độc giả trong và ngoài trường Đại học Bách Khoa Hà
nội đang tăng lên không ngừng và nhất là để tiếp quản và khai thác có hiệu
quả thư viện điện tử. Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa đã
quyết định tổ chức lại công tác phục vụ theo hướng mở, việc này sẽ tạo điều
kiện cho độc giả tiếp cận tài liệu hiệu quả hơn, mặt khác công tác phục vụ
cũng như quản lý của cán bộ thư viện sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
1.2 Khái quát về Trường và Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội
1.2.1 Giới thiệu sơ luợc quá trình hình thành và phát triển
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN) là trường đại học kỹ
thuật đa ngành đầu tiên của Việt Nam được thành lập theo nghị định 147/NĐ



23

của chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký ngày
06/3/1956. Nhiệm vụ chính của Trường là: đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao
trình độ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; nghiên cứu và triển khai ứng dụng
khoa học; chuyển giao công nghệ mới vào thực tiễn lao động sản xuất góp
phần đưa nhanh những thành tựu công nghệ hiện đại vào thực tiễn sản xuất
đáp ứng nhu cầu xã hội. Mục tiêu chính của nhà trường trong giai đoạn hiện
nay được xác định là: “Xây dựng Đại học Bách khoa Hà Nội thành trường đại
học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực, một trung tâm nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ hiện đại với một số lĩnh vực đạt trình độ
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư, phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp tài chính trong và
ngồi nước góp phần thực hiện cơng nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”[30,
tr.122].
Trường ĐHBK HN hiện đang vận hành theo cơ chế 3 cấp: Trường Khoa (Viện, Trung tâm) - Bộ mơn (Phịng thí nghiệm). Trường được quản lý
theo cơ cấu tổ chức trực tuyến - Chức năng bao gồm; Ban giám hiệu phụ trách
chung toàn trường, sau đó là các phịng ban, khoa, viện, trung tâm và văn
phòng.
“Hiện nay tổng số cán bộ viên chức của trường là 2088 người. Truờng
đang đào tạo 20 ngành (67chuyên ngành) đại học, 33 ngành (69 chuyên
ngành) thạc sĩ và 57 chuyên ngành tiến sĩ. Quy mô đào tạo hiện nay của
trường là 42.046 sinh viên (30.177 sinh viên chính quy tập chung và 11.869
sinh viên tại chức và từ xa) trên 3.200 học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Với 200 phịng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ bản luôn
được chú trọng và đạt số lượng ổn định (40-60 đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp
nhà nước hàng năm). Trong giai đoạn 2006-2008, được sự hỗ trợ của bộ khoa


24


học và cơng nghệ, trường đã triển khai chương trình ươm tạo cơng nghệ với
tổng kinh phí 13 tỷ. Ngồi các đề tài dự án nghiên cứu trong nước, những
năm gần đây Đại học Bách Khoa Hà nội đã và đang triển khai nhiều đề tài và
dự án hợp tác quốc tế với các đối tác từ cộng đồng Châu Âu và Châu Á Thái
Bình Dương. Trên cơ sở quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương
bình quân hàng năm Đại học Bách Khoa Hà nội kết hợp với các đối tác tổ
chức tại trường hơn 50 hội nghị và hội thảo quốc tế trong các lĩnh vực khoa
học công nghệ mũi nhọn. Mỗi năm hàng trăm cơng trình nghiên cứu của
trường được cơng bố trên các tạp chí, hội nghị quốc tế. Chính ví vậy mà vị thế
của trường trong cộng đồng đại học khu vực và thế giới ngày càng được nâng
cao” [28, tr.2].
Hiện nay trường ĐHBK Hà Nội đang là thành viên của 9 hiệp hội và mạng
lưới hợp tác quốc tế.
Hơn 260 cán bộ trẻ của trường đang theo học thạc sĩ và tiến sĩ ở các nước
phát triển, đa số bằng học bổng từ hợp tác NCKH và đào tạo song phương.
ĐHBK Hà nội có quan hệ hợp tác với hơn 220 trường đại học, viện nghiên
cứu, tổ chức quốc tế. mỗi năm các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài tải trợ
hàng trăm suất học bổng tại chỗ cho sinh viên của trường.
Với quy mô đào tạo ngày càng mở rộng, nhà trưòng đặc biệt quan tâm và tạo
điều kiện để sinh viên, học viên nghiên cứu và học tập. Thư viện trường luôn
được coi là giảng đường thứ hai của sinh viên.
Vì vậy thư viện là bộ phận khơng thể thiếu được trong công tác đào đạo và
nghiên cứu khoa học. Edmund James, Viện trưởng Viện đại học Illinois đã
khẳng định: Trong những cơ sở hay phòng ban của một trường đại học, không


25

có cơ sở nào thiết yếu hơn thư viện. Ngày nay khơng một cơng trình khoa học

nào với giá trị đích thực mà lại khơng có sự trợ giúp của thư viện, ngoại trừ
những trường hợp phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xảy ra trong
lịch sử nhân loại, đó là những trường hợp ngoại lệ.
Thư viện Tạ Quang Bửu trường ĐHBK HN (TV ĐHBK HN) ra đời ngay sau
khi nhà trường được thành lập (1956). thư viện được thiết kế và xây dựng với
qui mô 800 chỗ ngồi cho khoảng 2400 lượt độc giả/ngày. Vào thời điểm đó,
đây là thư viện lớn, hiện đại trong số các thư viện trường đại học ở nước ta.
Cùng với sự lớn mạnh và mở rộng qui mô đào tạo của trường, TV ĐHBK HN
đã không ngừng phát triển. Là thư viện của một trường đại học chuyên đào
tạo các cán bộ KHCN, hoạt động của TV ĐHBK HN là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Trong
tiến trình đổi mới, hội nhập quốc tế và để phù hợp với xu thế phát triển của xã
hội, với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong những thập kỷ tới là: “ Đưa các
trường đại học không chỉ trở thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ lớn mà cịn trở thành các trung tâm thơng tin lớn,
hiện đại phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội...” [30, tr.122]. Dự
án xây dựng thư viện điện tử đã hoàn tất vào tháng 10 năm 2006 với qui mơ
lớn và các thiết bị hiện đại có thể đáp ứng 4000 chỗ, phục vụ 10.000 lượt độc
giả /ngày, tháng 10/2008 đổi tên là thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện:
Đứng trước những thách thức to lớn về sự phát triển của công nghệ thông
tin (CNTT) và để trang bị cho sinh viên những kiến thức mới trong quá trình


×