Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.97 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LỊCH

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN
HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI
THƯ VIỆN TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Khoa học thư viện
Mã số: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ ĐỨC

HÀ NỘI - 2008


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH- HĐH:

Cơng nghiệp hố - hiện đại hố

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

PTTH:



Phổ thơng trung học

THCS:

Trung học cơ sở

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU………………………………..…………………….................……….01
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH
THÁI BÌNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG....04

1.1. Tổng quan về tỉnh Thái Bình…………..………….….…………….....04
1.2.1. Điều kiện tự nhiên…………………..…………………......…..…..04
1.2.2 . Tiềm năng kinh tế………………………………….……………..05
1.2.3. Truyền thống lịch sử, văn hoá, xã hội…….…….……….………...09
1.2. Khái qt về thư viện tỉnh Thái Bình……………………..….………15
1.3. Hoạt động thơng tin địa chí tại thư viện tỉnh Thái Bình….…………17
1.3.1. Khái niệm tài liệu địa chí…………………..…………..…..……..17
1.3.2. Nhu cầu thơng tin địa chí…………………………………..……..20
1.3.3. Hoạt động thơng tin địa chí tại thư viện tỉnh Thái Bình với sự phát
triển kinh tế - xã hội địa phương…………………..….…………...26

Nhận xét chung………………………………………….…………..………30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI
THƯ VIỆN TỈNH THÁI BÌNH ……...…………………………………….…………31

2.1. Xây dựng vốn tài liệu địa chí………………...…………………..……31
2.1.1. Nguồn bổ sung vốn tài liệu địa chí……………..…...…………....31
2.1.2. Sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí …………………..…………….34
2.1.3. Hình thức bổ sung……………….……………………………….39
2.1.4. Kinh phí bổ sung……………….………………………………...44
2.1.5. Kết quả vốn tài liệu địa chí……………….……….…...…………45
2.1.6. Tổ chức kho tài liệu địa chí…………………………….………...46
2.1.7. Bảo quản vốn tài liệu địa chí. ……………..……..………..……..47
2.2. Xử lý tài liệu địa chí. ………….…………....…………………………48


2.2.1. Mô tả thư mục.…………...…………………………………….....48
2.2.2. Phân loại tài liệu địa chí…………………...…………………..….49
2.2.3. Định từ khố…………………………………...……….…..……..52
2.3. Tổ chức bộ máy tra cứu địa chí……………………………………….55
2.3.1. Bộ máy tra cứu truyền thống………..……………………………55
2.3.2. Bộ máy tra cứu hiện đại…………………………………..………63
2.4. Khai thác phục vụ người dùng tin địa chí…………………………….60
2.4.1. Phục vụ đọc tại thư viện…………….…………………………….61
2.4.2. Phục vụ tra cứu……….………………….………………………..63
2.4.4. Tuyên truyền, giới thiệu tư liệu địa chí……………………………66
2.5. Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ cơng tác địa chí……..…….……….68
2.6. Cơ sở vật chất của hoạt động địa chí…………………...……….…….69
Nhận xét chung……………………………………………………………....70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN ĐỊA CHÍ
TẠI THƯ VIỆN TỈNH THÁI BÌNH……………………………….………………..73


3.1. Củng cố, tăng cường vốn tài liệu địa chí………………..………..…...73
3.2. Tin học hố hoạt động thơng tin địa chí…………………….…..……81
3.3. Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu địa chí……………………....….…83
3.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thơng tin địa chí……..…83
3.5. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động địa chí……...…….....86
3.6. Phát huy nhân tố con người trong hoạt động địa chí……...……..….87
Kiến nghị ……………….………………..………………………………….88
KẾT LUẬN …………………………………...…...…………………………….91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
I.TÍNH CẤP THIÊT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước tỉnh, thành phố là
tế bào phát triển kinh tế, là địa bàn để thực hiện các chương trình mục tiêu do
Đảng và Nhà nước đề ra. Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ này tỉnh, thành
phố phải huy động mọi nguồn lực trong đó có sự đóng góp của hoạt động thơng
tin địa chí thư viện tỉnh, thành phố.
Hoạt động thơng tin địa chí là hoạt động đặc thù của các thư viện tỉnh,
thành phố. Thông qua hoạt động thông tin địa chí các thư viện tỉnh, thành phố đã
đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, khẳng định vị trí của mình trong hệ
thống các cơ quan văn hoá giáo dục ở địa phương.
Với tư cách là trung tâm văn hoá giáo dục của tỉnh, là thành viên của
trung tâm thông tin tư liệu Quốc gia, Thư viện tỉnh Thái Bình là tấm gương phản
ánh quá trình hình thành và phát triển của tỉnh thông qua kho tài liệu địa chí.
Nhận rõ tầm quan trọng của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của
tỉnh, thư viện đã định cho mình một hướng đi đúng đắn: Xây dựng thư viện cơng
cộng, ngồi việc thoả mãn nhu cầu tin về khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị,…,

thư viện cịn phục vụ bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu chun sâu về tỉnh. Hoạt
động thơng tin địa chí từng bước được chú ý phát triển. Thư viện đã tiến hành
sưu tầm, bổ sung, xử lý kỹ thuật, tổ chức khai thác và phục vụ bạn đọc. Tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau vốn tài liệu địa chí (đặc biệt là tài liệu cổ,
quý hiếm) còn thiếu vắng gây khó khăn cho việc nghiên cứu, học tập, tìm hiểu
về địa phương. Đồng thời hoạt động này cũng chưa khai thác hết tiềm năng thế
mạnh phục vụ nhu cầu người dùng tin địa chí và cịn một số vấn đề cần khắc
phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động thơng tin địa chí đáp
ứng u cầu và nhiệm vụ của địa phương trong thời kỳ CNH- HĐH.
Tơi nhận thấy việc nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động
thơng tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động này là điều hết sức cần thiết. Với ý nghĩa như vậy tôi chọn đề tài:


“Nghiên cứu hồn thiện hoạt động thơng tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình”
làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thư viện.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Liên quan đến đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thơng tin địa
chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình” mới chỉ có những vấn đề chung của hoạt động
điạ chí thư viện tỉnh, thành đã được đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu,
tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ địa chí, một vài luận văn nghiên cứu về hoạt động
thơng tin địa chí của một số thư viện tỉnh, thành ; Cơng trình "Tài liệu địa chí
Thái Bình " do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với trung tâm Unessco
thông tin tư liệu lịch sử và văn hố Việt Nam xuất bản ; cơng trình viết sách "Địa
chí Thái Bình" của tỉnh do Sở Khoa học và Cơng nghệ chủ trì dự án. Những
cơng trình trên chỉ có giá trị tham khảo chứ khơng thể thay thế cho luận văn cho
luận văn nghiên cứu về thực tế hoạt động thơng tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái
Bình.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Mục đích:

- Khảo sát thực trạng hoạt động thơng tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình
- Khẳng định vị trí, vai trị của hoạt động thơng tin địa chí trong sự phát triển của tỉnh.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động thông tin địa chí.
- Nghiên cứu nhu cầu tin địa chí.
- Khảo sát phân tích thực trạng hoạt động thơng tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình.
- Đưa ra giải pháp hồn thiện hoạt động thơng tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình.
IV.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Hoạt động thơng tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình .
Nhu cầu thơng tin địa chí.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề của luận văn tác giả đã
vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận:
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa, thư
viện để lý giải tầm quan trọng của hoạt động thông tin địa chí đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:
Nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn trao đổi, Thống kê, phân tích, So sánh số liệu.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
- Khẳng định vai trị của cơng tác địa chí nói chung.
- Đóng góp lý luận của hoạt động thơng tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình.
- Đánh giá mặt mạnh mặt yếu của hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện hoạt động thơng tin địa chí
góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình.
VII.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục,
phần nội dung chia làm 3 phần:
Chương 1: Hoạt động thơng tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình với sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện hoạt động thơng tin địa chí Thư viện tỉnh Thái Bình.


CHƯƠNG 1 : HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN ĐỊA CHÍ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Tổng quan về tỉnh Thái Bình.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng nằm ở toạ độ từ
20°17’ đến 20°44’ vĩ Bắc và 106°06 đến 106°39 kinh đơng.
Thái Bình có vị trí Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương,
Hải Phòng, phía Tây và Nam giáp tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Đơng giáp
vịnh Bắc Bộ.
Đất đai, địa hình:
Thái Bình có diện tích đất tự nhiên 1.545,93 km² chiếm 0.5% diện tích cả
nước. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng là “Bờ xôi, ruộng mật” do
được bồi tụ bởi hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình.
Thái Bình có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% ; cao
trình biến thiên phổ biến trong khoảng 1-1,5m so với mực nước biển thấp dần từ
tây bắc xuống đông nam và được bao bọc bởi hệ thống sơng biển khép kín: sơng
Luộc ở phía Tây Bắc, sơng Hố ở phía Đơng Bắc, sơng Hồng ở phía Tây Nam,
phía đơng là biển Đơng. Thái Bình có bờ biển dài 52km và 5 cửa sông lớn (Văn
Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Đây là điều kiện thuận lợi để Thái Bình
hình thành các cảng sơng và xây dựng các cảng biển phục vụ cho giao thương
hàng hố trong và ngồi tỉnh.

Khí hậu: Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung
bình trong năm 23-24°C. Lượng mưa trung bình năm 1400mm -1800mm. Độ ẩm
trung bình khoảng 85-90%.


Đơn vị hành chính: Tỉnh Thái Bình có 7 huyện (Vũ Thư, Đông Hưng,
Kiến Xương, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thuỵ) và thành phố Thái
Bình với 285 xã, phường, thị trấn. Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Thái Bình.
Dân số: Năm 2006, dân số tỉnh Thái Bình 1860387 người. Trong đó, tỷ lệ
dân sống ở nơng thơn chiếm 92,63%, dân số thành thị chiếm 7,37% ; mật độ dân
số 1203 người/km² ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,95%.
1.1.2. Tiềm năng kinh tế
* Tiềm năng khống sản: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải với sản
lượng khai thác bình quân tháng hàng chục triệu m³ khí/năm, phục vụ đắc lực
cho ngành cơng nghiệp sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng của
tỉnh ; mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m với trữ lượng khoảng 12 triệu
m³, được người dân trong và ngoài nước biết đến với các sản phẩm nước khoáng
Vital, nước khoáng Tiền Hải ; mỏ nước nóng 57°C ở độ sâu 50m và mỏ nước
nóng 72°C ở độ sâu 178m tại xã Duyên Hải (huyện Hưng Hà). Trong lịng đất
Thái Bình cịn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được
đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 3 tỷ tấn), nhưng do phân bố ở độ sâu 6001000m nên chưa đủ điều kiện khai thác.
* Tài nguyên du lịch: Thái Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú
với nhiều lễ hội truyền thống, 16 loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, hệ thống
các cơng trình kiến trúc lăng mộ nổi tiếng, hệ thống các làng nghề đa dạng và
đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên độc đáo, điển hình của một tỉnh đồng bằng ven
biển Bắc Bộ.
* Tài ngun nước: Thái Bình có 3 khu vực mặt nước khác nhau là nước
mặn, nước ngọt, nước lợ.
Nước mặn: Diện tích khoảng 17 km² chủ yếu dành cho hoạt động khai
thác khoáng sản. Tuy nhiên, nguồn lợi thuỷ hải sản vẫn chiếm trữ lượng rất lớn,

khoảng 26 nghìn tấn.


Nguồn nước lợ: diện tích khoảng 20705 ha, trong đó diện tích có khả năng
phát triển ni trồng thuỷ hải sản là: 5453 ha. Thái Bình cịn có các cồn cát ven
biển như Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen và vùng đất ngập mặn rất thích hợp
trồng tập trung cây sú, vẹt, bần. Hiện nay, Thái Bình đã trồng được gần 5000 ha
rừng vừa giữ đất chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên
nhiên phục vụ cho phát triển du lịch ven biển.
Nguồn nước ngọt khá dồi dào, trong đó có diện tích ni trồng thuỷ sản là
9256 ha. Với hệ thống sơng ngịi chằng chịt, hệ thống kênh mương ao hồ rộng
khắp, Thái Bình đảm bảo được nguồn nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và
sản xuất của nhân dân trong tỉnh.
* Kết cấu hạ tầng:
Hệ thống giao thơng: Thái Bình là tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ,
đường thuỷ phát triển sớm và rất nhanh so với cả nước. Mạng lưới giao thơng
đường bộ của tỉnh phân bố hợp lý và có mật độ tỉnh theo đầu người và theo diện
tích cao nhất của cả nước. Tồn tỉnh có 5614 km đường ôtô, trong đó quốc lộ là
98 km, đường tỉnh là 312 km, cịn lại là đường giao thơng nơng thơn. Bình quân
mật độ lưới đường là 3,72km/km² và 3,12km/1.000người.
Về đường thuỷ: Thái Bình có mạng lưới sơng Hồng, sơng Luộc, sơng Hố
và sơng Trà Lý, thuận tiện cho vận tải thuỷ nội địa.
Về đường biển: Thái Bình có hơn 52 km bờ biển, có cảng Diêm Điền mới
được xây dựng cho tàu 600 tấn ra vào làm hàng thuận lợi.
Hệ thống điện: Thái Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về
quy mô phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống. Năm 2006, toàn
tỉnh có 100% xã và có 98,8% hộ dân có điện phục vụ sinh hoạt.
Hệ thống bưu chính viễn thơng: mạng lưới bưu chính viễn thơng của tỉnh
Thái Bình trong những năm qua đã phát triển và hiện đại hoá nhanh chóng. Các



tổng đài kỹ thuật số được trang bị ở tất cả các trung tâm huyện và tiểu vùng kinh
tế. Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh vi ba và cáp quang có tiêu chuẩn
cơng nghệ vào loại cao nhất hiện nay. Điện thoại đã đến 100% xã trong tỉnh. Mật
độ sử dụng điện thoại năm 2005 đạt 6,9 máy/100 dân. Có thể nói, mạng lưới bưu
chính viễn thơng của Thái Bình hiện nay khơng chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin
liên lạc của người dân trong tỉnh mà cịn có khả năng hồ nhập với khu vực và
thế giới.
Hệ thống cấp thốt nước: Các cơng trình cấp nước sạch của tỉnh Thái Bình
đang từng bước được đầu tư xây dựng. Nhà máy nước thành phố được cải tạo và
nâng cấp từ 20 nghìn m³/ngày đêm lên 30 nghìn m³/ngày đêm. 4/7 thị trấn huyện
lỵ được đầu tư xây dựng nhà máy nước công suất 2000-3000 m³/ngày đêm. Năm
2005, 37% hộ dân trong tỉnh được sử dụng nước sạch từ giếng khoan Unicef.
Điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội, kết cấu hạ tầng là những nhân tố
quan trọng tác động đến phát triển kinh tế xã hội. Nó là những tiền đề quan trọng
tạo thuận lới cho sản xuất nông nghiệp và tiềm năng kinh tế biển thành ngành
kinh tế mũi nhọn nếu khai thác tốt vùng lãnh hải rộng lớn và gần 16 nghìn ha bãi
bồi ven biển. Lịng đất Thái Bình có nguồn khí đốt, nước khoáng dồi dào, nguồn
nguyên – nhiên liệu quan trọng phục vụ cho sản xuất gốm, sứ vật liệu xây dựng,
thuỷ tinh mĩ nghệ, thép, điện, đạm,… Thế “ốc đảo” của Thái Bình bị phá vỡ khi
Quốc lộ 10, cầu Tân Đệ, Cầu Triều Dương, cảng biển Quốc gia Diêm Điền (giai
đoạn I) được đưa vào sử dụng. Đồng thời kết cấu hạ tầng được quy hoạch đồng
bộ và phát triển mạnh đã mở ra triển vọng mới thu hút đầu tư. Khơng những thế
Thái Bình cịn nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung
Quốc) – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phịng. Cùng với đó, Thái Bình còn giàu tiềm
năng về nhân tố con người với dân số trên 1,8 triệu người. Người Thái Bình cần
cù, năng động sớm thích nghi với phương thức sản xuất hàng hố và ứng dụng
khoa học cơng nghệ tiên tiến. Trong những năm qua, Thái Bình đang từng bước



khai thác tiềm năng thế mạnh sẵn có, phát huy lợi thế so sánh để phát triển kinh
tế xã hội theo những mũi nhọn đột phá đã được xác định, tạo đà cho bước phát
triển tiếp theo trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
Trên cơ sở phân tích những tiềm năng lợi thế của đất và người Thái Bình
nhằm tìm ra giải pháp mang tính đột phá, tạo chuyển biến tích cực trong phát
triển kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định 5 trọng tâm
tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế. Đó là : đầu tư phát triển mạnh mẽ công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ; đẩy mạnh phát triển làng nghề, nâng cao chất
lượng sản phẩm để xuất khẩu ; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hố ; ưu tiên phát triển tồn diện kinh tế biển phát triển thành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh ; đổi mới hồn thiện cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực thu
hút đầu tư vào tỉnh. [35, tr.24]
Bên cạnh những thuận lợi căn bản và những thành tựu to lớn đã đạt được
Thái Bình đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức. Điểm xuất phát
về kinh tế còn thấp, đời sống của nhân dân cịn nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng
xã hội cịn yếu kém là những rào cản hạn chế sự phát triển của Thái Bình trong
phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, trong những năm tới, Thái Bình sẽ tập trung
khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tập trung đầu tư phát triển sản xuất,
kết cấu hạ tầng,… đưa địa phương phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Chính những yếu tố trên có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu tài liệu địa chí của
Thái Bình trước đây, hiện nay và cả mai sau.
1.1.3. Truyền thống lịch sử, văn hố, xã hội.
Với vị trí trọng yếu cửa ngõ của vùng đất Thái Bình đã ghi dấu quá trình
đấu tranh để tồn tại và phát triển, tạo nên truyền thống tốt đẹp được bồi đắp và
phát huy trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cũng như trong công cuộc xây
dựng và phát triển.


Ngay từ buổi đầu Công nguyên, nhiều anh hùng hào kiệt của Thái Bình,

tiêu biểu là Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục, đã đứng lên hưởng ứng cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng. Thái Bình là nơi Trần Lãm hợp sức giúp Đinh Bộ Lĩnh
dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn củng cố nền độc lập. Đây cũng là nơi
nhà Trần dựng nghiệp, lập hậu căn cứ quan trọng và phòng tuyến vững chắc cho
chống giặc Nguyên – Mông. Trong các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ thứ
XVIII, Thái Bình là nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng, trong đó phải kể đến
cuộc khởi nghĩa do Hồng Cơng Chất - người làng Hồng Xá – Vũ Thư lãnh
đạo. Đây là cuộc khởi nghĩa dài nhất trong lịch sử (1739-1796) với quy mơ rộng
nhất (Thái Bình – Thanh Hoá - Nghệ An – Hà Tĩnh – Tây Bắc) . Tiếp đó là cuộc
khởi nghiã chống triều đình nhà Nguyễn lớn nhất do Phan Bá Vành (người làng
Minh Giám - Kiến Xương) lãnh đạo. Khởi nghĩa Phan Bá Vành đã tạo tiền đề
kinh tế, chính trị cho cuộc khẩn hoang của Doanh sứ Nguyễn Công Trứ, lập hai
huyện Kim Sơn và Tiền Hải (năm 1828).
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Hàng trăm con em Thái Bình
theo Phạm Quang Nghị vào Nam giết giặc. Khi quân Pháp đánh Bắc Kỳ, các sĩ
phu yêu nước Thái Bình đã cùng tồn dân một lịng đánh giặc, giữ thành. Hưởng
ứng chiếu Cần Vương, Hồng giáp Nguyễn Quang Bích đã kiên trì chống thực
dân Pháp, trở thành thủ lĩnh Cần Vương số 1 ở Bắc Kỳ. Ngoài ra các phong trào
Tạ Hiện, Bang Tốn, Đốc Nhưỡng, Đốc Đen, Phạm Huy Quang và nhất là hiện
tượng Bùi Viện đã trở thành những hiện tượng độc đáo của người dân Thái Bình
thời cận đại. Khơng chỉ có vậy, Thái Bình cịn là nơi gặp gỡ của nhưỡng người
chí sĩ yêu nước có tư tưởng lớn, của những người con Thái Bình đi tiên phong
trong phong trào Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục. Trên đất Thái Bình, hạt
giống chủ nghĩa Mác-Lênin sớm nảy mầm. Nhiều người con của Thái Bình đã
trở thành những yếu nhân thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam và sáng lập
Đảng Cộng sản Đông Dương. Tiếp đó, cuộc biểu tình của nơng dân Dun Hà –
Tiên Hưng và Tiền Hải (năm 1930) như dấu son sáng chói trong lịch sử đấu


tranh chống thực dân Pháp của Thái Bình. Để rồi, khi kháng chiến chống thực

dân Pháp kết thúc, Thái Bình được Bác Hồ tặng cờ: “Quân dân một lòng tiêu diệt
địch”, làng Nguyên Xá (Đông Hưng) được tặng cờ “Làng kháng chiến kiểu
mẫu”. Nhiều cá nhân được tặng danh hiệu anh hùng, trong đó có Nguyễn Thị
Chiên – nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên trong tồn quốc.
Sau ngày hồ bình lập lại (năm 1954), nhân dân Thái Bình ln qn triệt
hai nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải
phóng miền Nam”. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hàng vạn người con
Thái Bình hăng hái ra trận chi viện sức người sức của cho tiền tuyến với tinh
thần “thóc thừa cân, qn vượt mức”. Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ tuyển quân cao
nhất miền Bắc và cũng là tỉnh đầu tiên đạt 5 tấn thóc/ha. Cùng với những chiến
công trong sản xuất và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, nhân dân Thái
Bình đã chiến đấu bắn rơi 44 máy bay, bắn chìm 4 tàu chiến giặc của Mỹ. Nhiều
người con Thái Bình đã ghi vào lịch sử những dấu son chói lọi như Anh hùng
phi công Phạm Tuân - người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, Thiếu tướng tình
báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ, Đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận - người
cắm cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.
Với những thành tích đặc biệt trong kháng chiến, trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, quân và dân Thái Bình vinh dự được Nhà nước phong tặng danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 01 Huân chương sao vàng, 01 huân
chương độc lập hạng nhất, 6 huân chương Quân công, 185 huân chương chiến
công, 207 huân chương lao động các hạng, 79 tập thể và 50 con người Thái Bình
được phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 10 tập thể và
22 cá nhân anh hùng lao động, 2109 bà mẹ được phong tặng danh hiệu bà mẹ
Việt Nam anh hùng.
Không chỉ có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, trong lao động sản
xuất Thái Bình cịn chứa đựng cả một đời sống sinh hoạt văn hoá truyền thống


vừa mang những nét đặc trưng văn hoá tiêu biểu của đồng bằng sơng Hồng, vừa
có những sắc thái riêng do tác động sâu sắc của đặc điểm hình thành đất đai, dân

cư. Đó là sắc thái văn hố của vùng chiêm trũng hạ lưu sông Hồng vừa đa dạng,
vừa cởi mở phóng khống.
Biểu hiện văn hố này trước hết được hội tụ sâu sắc qua các sinh hoạt tín
ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tơn giáo mà sự phản ánh rõ nét nhất là các hội lễ,
hội làng truyền thống có sức cuốn hút sự tham gia đơng đảo của các cộng đồng
người trong mỗi làng xã của Thái Bình.
Theo số liệu thống kê thì Thái Bình hiện cịn 1404 cơng trình kiến trúc có
đủ loại lớn nhỏ khác nhau như: đình, đền, chùa, miếu, điện, phủ, từ đường, văn
chỉ… Mặc dù trong số đó đã mất mát thiếu vắng rất nhiều những cơng trình được
xây dựng từ thế kỉ thứ XV trở về trước, song số còn lại cũng phần nào chứng
minh được những di sản nghệ thuật đồ sộ đáng tự hào của người Thái Bình dưới
các thời Lê - Nguyễn. Đặc biệt, bàn tay nghệ nhân tài hoa Thái Bình đã để lại
nhiều dấu ấn đặc sắc qua kĩ thuật tạo dựng cơng trình cũng như nghệ thuật điêu
khắc qua từng mảng kiến trúc, các pho tượng pháp, các di vật, đồ tế khí,… cịn
lưu giữ tại khơng ít các di tích như: chùa Keo (Vũ Thư), đình An Cố (Thái
Thuỵ), chùa Ký Con (Đơng Hưng), đình Duyên Lãng (Hưng Hà), Am pháp sư
Minh Lãng (Vũ Thư), đình Đơng (Kiến Xương), đình Đơng Linh (Quỳnh
Phụ),…
Trước cách mạng tháng Tám 1945,Thái Bình có hơn 800 làng. Hầu như
khơng làng nào khơng có đình làng với các ngày vào đám hội làng để tế lễ nhân
các ngày sinh ngày hoá. Đến nay sau một thời gian quên lãng đã có hơn 100 hội
làng truyền thống được khơi phục. Trong đó hầu hết chỉ quy mơ gói gọn trong
một vài làng. Một số như hội chùa Keo, hội đền Tiên La, hội đền Đồng Bằng,
hội Lạng,… có phạm vi thu hút lớn, lôi cuốn nhân dân nhiều tỉnh về dự hội. (Phụ
lục 4)


Lễ hội Thái Bình khá phong phú, nhưng nội dung tập trung phản ánh cơ
bản về việc tôn vinh những anh hùng dân tộc, những người có cơng với dân với
nước ; tái hiện lại cuộc sống nông nghiệp ; tái hiện lại các phong tục tín ngưỡng ;

cuối cùng là lễ hội thi tài giải trí. Tuy nhiên, sự phân biệt thể loại tính chất của
từng lễ hội cụ thể khơng được rạch rịi vì nhiều nội dung đã được đan xen thể
hiện trong cùng một hội. Đặc biệt các hội làng còn là nơi tồn tại, củng cố và lưu
giữ rất nhiều hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian và múa hát dân gian độc
đáo, đậm đà sắc thái của cư dân nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ
như: múa giáo cờ quạt ở hội làng Thượng Liệt (Đông Tân – Đông Hưng), múa
kéo chữ và múa bát dật ở hội làng Lộng Khê (An Khê - Quỳnh Phụ), múa chèo
đò ở hội làng xã Minh Quang (Vũ Thư), múa đèn ở Mai Diêm (Thái Thuỵ), múa
phỗng ở Hồng Minh (Hưng Hà), múa đội chai ở phương Trạch (Tiền Hải), múa
Rồng ở Phú Hiếu (Hưng Hà) và Long Bối ở (Đông Hưng),… Hát văn tập trung
nhiều ở hội đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ). Hát ca trù ở nhiều hội làng Kiến
Xương, Tiền Hải. Hát đò đưa, hát đúm, hát ru ở các xã Phong Châu, Phú Châu,
Nguyên Xá (Đông Hưng) và nhiều làng ven sông, ven biển của hầu hết các
huyện. Đáng quan tâm nhất là nghệ thuật hát chèo với 3 làng chèo nổi tiếng là:
chèo Hà Xá (Hưng Hà), chèo làng Khuốc (Đông Hưng) và chèo Sáo Đền (Vũ
Thư). Sự tồn tại phát triển lâu đời của các gánh chèo là nguyên nhân để Thái
Bình được coi là “cái nơi chèo” ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Cùng với hát chèo, múa rối nước một loại hình sân khấu độc đáo, con đẻ
của vùng sông nước cũng xuất hiện, phát triển ở 7 phương hội cổ truyền thuộc
các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội của huyện Đông Hưng. Trải qua
bao thế kỉ, do sự bí truyền giữ nghề, múa rối nước khơng được nhân rộng hơn,
nhưng nghệ thuật độc đáo này đã có mặt ở nhiều hội làng trong và ngoài tỉnh
trước sự ngạc nhiên mến mộ của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Thật sự bằng sự cuốn hút của mình, hội làng đã là môi trường trực tiếp,
quan trọng để tiềm năng văn hoá văn nghệ dân gian của các làng xã có điều kiện


lưu giữ, phát triển bất chấp sự biến đổi không ngừng của thời gian. Ngược lại
chính nghệ thuật dân gian cùng các trò chơi, trò diễn đã làm sống động tạo nên
những nét riêng, có sức hấp dẫn mãnh liệt, đậm đà bản sắc cho hội làng, hội lễ

của Thái Bình.
Sản sinh từ miền đất giàu bản lĩnh ý chí, trưởng thành đắm mình trong mơi
trường nhiều chất văn hố lành mạnh, tiếp thu có sáng tạo truyền thống của ông
cha, con người Thái Bình qua nhiều thế hệ đã kịp trau dồi hiểu biết, hoà nhập và
vươn tới đỉnh cao của tri thức đương thời, đóng góp cho đất nước khơng ít nhân
tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Người xưa quan niệm: nhân tài là nguyên khí quốc gia, được chung đúc từ
khí thiêng sơng núi, sản sinh từ những miền cát địa nằm ở những cái nôi văn hố
lâu đời của đất nước. Riêng Thái Bình là vùng đất xa các trung tâm văn hoá cổ,
hẻo lánh, bốn bề sơng nước bao bọc, nhưng lại có truyền thống hiếu học ham
hiểu biết khá sớm.
Đến nay, khơng cịn nguồn tài liệu nào thống kê số lượng những người
từng đỗ tú tài, cử nhân trở lên ở Thái Bình. Tuy nhiên xét số tri thức đỗ đại khoa
mà các sách “đăng khoa lục” cịn ghi lại cũng có thể hình dung phần nào niềm tự
hào về truyền thống học phong, khoa bảng rực rỡ của Thái Bình. Trải qua 844
năm dưới chế độ khoa cử của các triều đại phong kiến (1075-1919), trong tổng
số 2898 tri thức đại khoa của Việt Nam, Thái Bình có 111 vị (Phụ lục 3).
Truyền thống học phong đã góp phần hình thành đội ngữ đơng đảo nho sĩ,
trí thức phong kiến ở Thái Bình. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Bảo làm quan đến chức
thượng thư, được các vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông hết sức coi trọng. Đó là
hai anh em Thám hoa Qch Đình Bảo, Hồng giáp Qch Hữu Nghiêm - những
bậc phong thần, tài cao học rộng khi đi sứ đã khiến người Trung Hoa phải nể sợ
là Hoàng giáp Bùi Sĩ Tiêm “văn chương sắc sảo uẩn súc” tính khẳng khái, phong
độ tiết tháo lẫm liệt, từng dâng “Khải thập điều” vạch rõ lối văn chương cổ lậu,


xáo mòn và sự thối nát sa đoạ của vua quan triều Lê - Trịnh ; là cử nhân Bùi
Viện - người Việt Nam đầu tiên 2 lần dùng thuyền vượt biển sang Mỹ để tìm
đường canh tân đất nước. Đó cũng là danh sách các vị đại khoa thời Nguyễn
như: Tiến sĩ Phạm Thế Hiển, Hoàng giáp Nguyễn Quang Bích, Tiến sĩ Dỗn

Khê, Phó bảng Trần Xn Sắc, Cử nhân Phạm Huy Quang,.. còn rất nhiều gương
mặt sáng danh trong đội ngũ nho sí trí thức Thái Bình. Song vượt lên trên tất cả,
niềm tự hào của Thái Bình vẫn là tri thức uyên bác bản lĩnh văn hoá trác việt của
bảng nhãn Lê Quý Đôn – nhà Bác học lớn của Việt Nam thời phong kiến. Ông
đã để lại cho hậu thế khối lượng trước tác đồ sộ, làm phong phú thêm kho tàng
học thuật của nước nhà, xứng đáng là “ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam làm
vẻ vang cho dân tộc giống nòi." [35, tr.18].
Niềm tự hào sâu sắc về lớp người nhân tài đã trở thành một trong những
yếu tố quan trọng khơi nguồn dẫn mạch hình thành truyền thống học hành, khoa
cử. Phát huy truyền thống ấy, ngày nay Thái Bình là địa phương có phong trào
học tập phát triển mạnh, dẫn đầu cả nước về hoạt động khuyến học, khuyến tài.
Hàng năm, trong các kỳ thi quốc gia ở cả 3 cấp, học sinh Thái Bình đều đoạt giải
cao. Riêng khối PTTH chuyên Thái Bình trong 11 năm (1990-2001), học sinh đã
giành 310 giải quốc gia và 4 giải quốc tế.
Giáo sư Vũ Khiêu trong cuốn "Đất và người Thái Bình" đã nhận xét:
"Những phẩm chất của người Thái Bình là thành quả cao nhất, trọn vẹn nhất về
sự phát triển của cả trái tim, bàn tay khối óc của người Thái Bình". [35, tr.18]
1.2. Khái quát về Thư viện tỉnh Thái Bình.
Thành lập ngày 15-4-1955, đến nay Thư viện tỉnh Thái Bình đã trải qua
hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành.
Nhìn lại những ngày đầu thành lập chỉ có vài ngàn bản sách cũ và một cơ
sở hạ tầng nghèo nàn. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành nhiệm vụ
hàng đầu của mạng lưới thư viện là phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng,


Nhà nước và địa phương. Bằng vốn sách báo, công cụ chủ yếu của mình, các thư
viện từ tỉnh đến cơ sở đã biết tạo dựng thời cơ, liên kết tổ chức chặt chẽ với các
tổ chức đoàn thể, các ngành để tuyên truyền các chủ trương chính sách của
Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Hàng năm có những cuộc tuyên truyền khác
nhau nhân các ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại. Hoạt động

này trong tồn mạng lưới có sự phối hợp nhịp nhàng ấn tượng và hiệu quả.
Trước chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ, thư viện đã hoạt động tích
cực góp phần đáng kể trong chiến dịch chống giặc đói, giặc dốt. Nạn mù chữ
được xoá dần, các phong trào xây dựng con người mới XHCN đã thu hút được
thắng lợi đáng kể. Thành tích nổi bật của Thái Bình là tỉnh đầu tiên đạt năng suất
lúa 5 tấn/ha, góp phần vào thành tích trong đó có cơng khơng nhỏ của sách báo.
Trong thời kì cả nước có chiến tranh, sách báo được cán bộ thư viện cõng
trên lưng, gánh trên vai, vừa đi sơ tán vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền. Thành tích
"thóc thừa cân, qn vượt mức" được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ khen ngợi là
tỉnh "Gương mẫu về mọi mặt" cũng có sự đóng góp khơng nhỏ của thư viện.
Sau ngày giải phòng miền Nam đến nay, hàng loạt biện pháp, chương
trình kế hoạch đã được triển khai góp phần nâng cao đời sống văn hố, tinh thần
cho nhân dân. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ trọng
tâm, xuyên suốt của công tác thư viện. Vấn đề sản xuất nông nghiệp đã được đưa
lên hàng đầu là nhiệm vụ chiến lược, vì vậy cơng tác thơng tin tun truyền đến
cơng tác phục vụ bước đầu đã mang lại tác dụng thiết thực, góp phần đưa văn
hố về cơ sở, nâng cao dân trí.
Hiện nay, tổng số vốn tài liệu của thư viện là 179570 bản trong đó có 9033
sách ngoại văn gồm các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức và 200 loại báo,
tạp chí. Là thư viện lớn của tỉnh với nội dung kho sách phong phú, đa dạng về
thành phần bạn đọc, hàng năm thư viện có kế hoạch bổ sung phù hợp, đảm bảo
về chất lượng và cân đối giữa các thành phần kho sách.


Trước đây, do điều kiện khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn mãi
đến năm 1975 Nhà nước đầu tư xây dựng cho thư viện hai dãy nhà khang trang
với diện tích là 2000 m2 tổ chức thành 9 loại kho khác nhau. Các trang thiết bị
hiện có phục vụ cho hoạt động thư viện gồm 10 máy vi tính, 1 máy phơ tơ, 3
máy in, 1 máy hút bụi,… và một số vật dụng khác. Hàng năm, thư viện cấp hơn
1300 thẻ phục vụ hơn 85000 lượt sách, báo tạp chí.

Từ 1 cán bộ năm 1955 đến nay thư viện đã có 23 cán bộ (8 nam, 15 nữ)
trong đó 17 người có trình độ đại học (1 đang theo học cao học), 4 người có trình
độ trung cấp và 2 người đang theo học tại chức.
Về cơ cấu tổ chức gồm có 3 phịng chính: Phịng hành chính, phịng
nghiệp vụ và phịng phục vụ bạn đọc.
Trên đây là những điều kiện cần và đủ để thư viện tỉnh tiến hành tổ chức
những hoạt động khác nhau, nâng cao hiệu quả người dùng tin, bám sát yêu cầu
nhiệm vụ của địa phương.
Hoạt động thơng tin địa chí của Thư viện tỉnh Thái Bình được tiến hành từ
năm 1975 với một số nội dung : Phát hiện, sưu tầm, bổ sung vốn tài liệu địa chí,
biên soạn các thư mục địa chí phục vụ từng chuyên đề nghiên cứu khoa học của
địa phương, bảo quản vốn tư liệu, xây dựng bộ máy tra cứu địa chí, triển khai các
hình thức phục vụ thơng tin tư liệu địa chí cho người dùng tin.
1.3. Hoạt động thơng tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình với sự phát
triển kinh tế xã hội địa phương.
1.3.1. Khái niệm tài liệu địa chí.
Tài liệu địa chí
Trong "Cơng tác địa chí của thư viện tỉnh" tài liệu nghiệp vụ do Thư viện
Quốc gia biên soạn và xuất bản đã đưa ra khái niệm "tư liệu địa chí" với nghĩa là
"tư liệu có nội dung đề cập đến lịch sử hiện trình thuộc mọi lĩnh vực của địa


phương, các nhân vật lỗi lạc của địa phương và những triển vọng phát triển của
nó." [34, tr.1].
Giáo trình "Cơng tác địa chí của thư viện tỉnh" của Trịnh Thị Hà trường
đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm "tài liệu địa chí"
với nghĩa là những tài liệu có nội dung liên quan đến địa phương trên bất kỳ lĩnh
vực nào của đời sống xã hội, tự nhiên, không phân biệt thời gian xuất bản, nơi
xuất bản và ngôn ngữ" [8, tr.9].
Trong "Cẩm nang nghề thư viện" tiến sĩ Lê Văn Viết đã định nghĩa đầy đủ

và rõ ràng hơn về tài liệu địa chí: "Tất cả các ấn phẩm, các tài liệu khơng công
bố (viết tay, đánh máy, đồ hoạ), các tài liệu nghe nhìn, các vật mang tin đọc bằng
máy (băng từ, đĩa compact,…) mà nội dung hồn tồn nói về vùng đó hoặc có
nhiều tin tức (theo khối lượng hay giá trị) về nó khơng phụ thuộc vào loại hình
và phương pháp in ấn, số lượng, ngôn ngữ, nội dung xuất bản hay chế tạo, xu
hướng chính trị, tư tưởng." [32, tr.474].
Xuất bản phẩm địa phương: "Bao hàm tất cả những ấn phẩm được xuất
bản trên lãnh thổ địa phương đó, khơng phụ thuộc vào nội dung, loại hình và
phương pháp in ấn, ngôn ngữ, kể các xuất bản phẩm xuất bản ít bản, ấn phẩm nội
bộ ngành diện hẹp, các tài liệu xử lí nhóm ; những ấn phẩm được biên soạn ở
ngoài lãnh thổ nhưng được in trong lãnh thổ cũng được tính là ấn phẩm địa
phương". [32, tr.475].
Sự kiện địa phương: "Sự kiện địa phương là sự kiện được hình thành,
diễn biến ở địa phương, có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mặt đời sống xã hội ở
địa phương".
Nhân vật địa phương: Nhân vật địa phương là những nhân vật sinh ra
hoặc không sinh ra ở địa phương, nhưng sống ở địa phương một thời gian dài
hoặc cả đời, thậm chí sinh ra ở địa phương nhưng sống ở nới khác, có đóng góp


với sự phát triển của địa phương hoặc đất nước về một hay nhiều mặt như: văn
hố, kinh tế, chính trị, quân sự, …
Địa phương: Địa phương trong hoạt động thơng tin địa chí được các thư
viện tỉnh, thành phố hiểu là: "Một vùng lãnh thổ, một bộ phận của đất nước được
phân chia theo nhiều dấu hiệu khác nhau như địa lí tự nhiên, kinh tế, lịch sử, văn
hố,… mà trước hết trên cơ sở sự phân chia hành chính lãnh thổ hiện tại (tỉnh,
thành phố, huyện, xã)." [34, tr.17]. Khái niệm trên được hiểu như vậy là chính
xác và có cơ sở thực tiễn, bởi vì tất cả các hoạt động của tổ chức Đảng, Chính
quyền địa phương đều dựa trên sự phân chia các khu vực hành chính, lãnh thổ
hiện tại, đồng thời phải chú ý đến sự thay đổi lịch sử của các khu vực hành chính

lãnh thổ tỉnh, thành phố trong từng thời kỳ (chú ý đặc điểm về kinh tế, địa lý tự
nhiên, văn hố).
Nhìn chung những khái niệm nêu trên đã khẳng định tài liệu địa chí là tài
liệu có nội dung nói về địa phương. Một vài khái niệm đã giải thích rõ nội dung
về địa phương như lịch sử, nhân vật, hoặc đề cập đến loại hình tài liệu, tác giả,
nơi xuất bản, thời gian xuất bản và ngôn ngữ của tài liệu địa chí,…Quan niệm tài
liệu địa chí được chuyển tải trên nhiều vật mang tin khác nhau cho phép nhìn
nhận tài liệu địa chí ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là mức độ thông tin và tri
thức. Trên cơ sở đó, chúng tơi cho rằng cần phải tổng hợp lại làm cơ sở để sử
dụng khái niệm này trong luận văn cho thống nhất, dễ hiểu phù hợp với các khái
niệm có liên quan khác. Khái niệm mà chúng tôi đúc kết được xác định rõ hơn,
không phải là ấn phẩm hay tài liệu về địa phương chung chung, mà là yếu tố tri
thức hoặc nguồn thông tin về địa phương. Tính xác thực về nội dung của tài liệu
địa chí là cơ sở để hiểu rõ khái niệm này hơn. Tài liệu địa chí là tất cả mọi yếu tố
tri thức hoặc nguồn thông tin về đất nước con người của địa phương được tạo ra
trên một vật thể, có thể sử dụng làm chứng cứ, nghiên cứu hoặc tra cứu.
1.3.2. Nhu cầu thơng tin địa chí.


Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH - HĐH trên phạm vi cả
nước và trong mọi lĩnh vực, không chỉ ở các tỉnh, thành lớn, các ngành mũi nhọn
mà ở tất cả các địa phương. Tất cả các ngành, nghề đều đặt ra cho mình những
mục tiêu phấn đấu, những nhiệm vụ cụ thể. Do đó vấn đề đặt ra cho các địa
phương, các ngành là phải hiểu rõ thế mạnh của mình. Để hiểu rõ tình hình thế
mạnh của địa phương, cơng tác địa chí ở thư viện tỉnh đóng vai trị vơ cùng quan
trọng, tư liệu địa chí thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của địa phương về
mọi mặt. Bởi lẽ tư liệu địa chí có vị trí quan trọng khơng thể thiếu trong các cơng
trình nghiên cứu thuộc mọi ngành nghề cho một hay nhiều vùng, khu vực.Vì
chúng chứa đựng những nội dung phản ánh toàn diện cả về bề sâu và bề rộng.
Trong tài liệu địa chí chứa những thông tin và tri thức đã được khảo sát, nghiên

cứu tích luỹ từ nhiều thế hệ, chúng được các thư viện lưu trữ, cung cấp một cách
có hệ thống, đầy đủ các mặt mà người dùng tin địa chí đang quan tâm. Do vậy,
người đọc hết sức coi trọng việc có đủ nguồn thơng tin tư liệu địa chí trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nhu cầu tin bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Trước hết là những nhiệm vụ
kinh tế xã hội của địa phương. Công cuộc "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ
trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh của từng vùng, liên kết hỗ trợ
làm cho tất cả các vùng đều phát triển", thêm vào đó mơi trường xã hội lại thay
đổi không ngừng do các yếu tố: Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nguồn tin ngày
càng đa dạng và phong phú, đã tạo nên những thay đổi lớn trong quan hệ sản
xuất và các giai tầng xã hội, kéo theo sự thay đổi về tính chất, ngành nghề, người
lao động,… đã và đang can thiệp một cách rộng lớn, sâu sắc đến q trình tâm
sinh lí người dùng tin từ đó tác động làm thay đổi tính chất nhu cầu tin của họ.
Việc phân chia đánh giá đối tượng người dùng tin địa chí giúp thư viện
phục vụ, cung cấp thơng tin có mục đích, có chọn lọc và phù hợp với nhu cầu
thông tin tư liệu đa dạng với từng đối tượng người đọc. Căn cứ vào nghề nghiệp,


trình độ học vấn, lứa tuổi, tâm sinh lí, thói quen và nhu cầu, sở thích của người
dùng tin địa chí mà ta có thể phân ra một số đối tượng người dùng tin địa chí
khác nhau. Chỉ có việc phân loại chính xác các nhóm đối tượng người dùng tin
địa chí thì thư viện mới có căn cứ khoa học xây dựng vốn tài liệu có nội dung và
đầy đủ phù hợp ứng với mỗi nhóm, có loại hình tư liệu đặc thù, nhằm cung cấp
mức cao nhất nội dung thơng tin cho người dùng tin. Vì thế chúng ta có thể chia
người dùng tin địa chí ra 2 nhóm đối tượng chính: Người đọc nghiên cứu và
người đọc phổ thơng.
Sử dụng tài liệu địa chí là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của
người dân địa phương trên nhiều lĩnh vực để tham gia vào công cuộc xây dựng
và phát triển quê hương. Đặc điểm của nhu cầu của người dùng tin địa chí rất đa
dạng . Có thể chia ra làm 3 dạng chính như sau:

Nhu cầu nghiên cứu:
Các đối tượng của loại nhu cầu này thường là người đọc nghiên cứu. Họ
bao gồm: Cán bộ lãnh đạo quản lí địa phương, các nhà hoạch định chiến lược
phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, cán bộ khoa học kỹ thuật, những người làm
công tác nghiên cứu khoa học, các nhà địa phương học, các nhà văn, nhà báo,
nhà sử học của một số cơ quan trung ương quan tâm đến địa phương, các nhà
đầu tư xây dựng, các doanh nhân trong và ngồi nước. Nhóm người đọc này có
nhu cầu tìm hiểu về địa phương và những yếu tố liên quan đến địa phương cũng
như các vùng lân cận về mọi mặt: điều kiện địa lí tự nhiên, văn hố xã hội q
trình hình thành phát triển, nguồn nhân lực khoa học, nguồn tài chính chủ yếu,
cơ sở vật chất kỹ thuật, các thành tựu đã đạt được trong nghiên cứu khoa học,
thông tin về cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo,… khả năng phát triển kinh tế, điều
kiện phát triển sản xuất. Họ quan tâm đến kết quả các cơng trình nghiên cứu
khoa học, các đề tài đã và đang tiến hành, các nguồn thơng tin có thể truy cập
thuộc chun ngành, hoặc các ngành có liên quan. Để có kết quả nghiên cứu đạt


mục đích họ yêu cầu các tư liệu địa chí có nội dung phản ánh tồn diện, đầy đủ,
chính xác và kịp thời nhất. Đặc biệt lưu ý là những tài liệu gốc về địa phương.
Người dùng tin địa chí là nhà nghiên cứu, người làm công tác chuyên môn
thường có thói quen đọc tài liệu, xử lí tài liệu theo mục đích phương pháp rõ
ràng do trình độ chun mơn, văn hố của họ tương đối cao. Khi tìm tài liệu
mình cần họ ln phải phân tích đặt ra những vấn đề: Việc áp dụng khoa học
công nghệ vào một lĩnh vực nào đó của địa phương lúc này có khả thi hay
khơng?, thành cơng hoặc thất bại của dự án đó là gì?, hiệu quả kinh tế của dự án
này, cơng trình nghiên cứu kia có chấp nhận được không? … Thông qua việc
khảo sát thực tế, qua tìm hiểu các tư liệu địa chí, người dùng tin sẽ phân tích và
trả lời cho những câu hỏi như trên, khai thác được thế mạnh đặc thù và nâng cao
sức cạnh tranh của địa phương trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội,…
Nhu cầu học tập tìm hiểu.

Các đối tượng của loại nhu cầu này là người dùng tin địa chí phổ thơng.
Họ bao gồm quảng đại quần chúng: công nhân, nông dân, sinh viên, bộ đội,…
Họ thường có trình độ văn hố và chun mơn khơng cao, nhu cầu sử dụng tài
liệu địa chí rất đa dạng, khơng ổn định. Họ có thể đọc bất kỳ một loại sách gì nói
về bất kỳ lĩnh vực nào ở địa phương. Tài liệu địa chí đối với họ ít nhằm mục đích
nghiên cứu, chủ yếu nhằm phục vụ học tập, mở mang thêm nhận thức, sự hiểu
biết về thiên nhiên, lịch sử,… của địa phương nơi mình đang sống.
Nhu cầu giải trí.
Trong cuộc sống của con người giải trí là một nhu cầu thực tế. Xã hội
càng phát triển nhu cầu giải trí của con người ngày càng phong phú và sinh
động, trở thành nhu cầu cần thiết. Các đối tượng của loại nhu cầu này có trong cả
hai đối tượng trên.


×