Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Thực trạng quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia phong nha kẻ bàng tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.76 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
*****&*****

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TH H TR

Chuyên ngành: Văn hóa học
MÃ số : 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU ĐỨC TÍNH

HÀ NỘI – 2012


MỤC LỤC
Trang
5

MỞ ĐẦU
Chương 1
Khái quát chung về công tác giáo dục của Bảo tàng

12



và Bảo tàng Hồ Chí Minh
1.1. Một số khái niệm liên quan

12

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng và vai trị Bảo tàng Hồ Chí
Minh trong hoạt động giáo dục

18

Chương 2

39

Hoạt động giáo dục thế hệ trẻ của Bảo tàng Hồ Chí Minh
2.1. Bảo tàng Hồ Chí Minh, giảng đường lớn cho thế hệ trẻ

39

2.2. Các hình thức giáo dục thơng qua tài liệu hiện vật của Bảo tàng

47

2.3. Hiệu quả hoạt động giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh

64

Chương 3
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo

dục về cuộc đời, sự nghiệp, và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với thế hệ trẻ

77

3.1. Đánh giá và nhận xét về các hình thức giáo dục của Bảo tàng Hồ
Chí Minh

77

3.2. Một số giải pháp

87

3.3. Một số kiến nghị

97

KẾT LUẬN

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

109


113

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BVHTT

Bộ Văn hóa Thơng tin

2

CMVN

Cách mạng Việt Nam

3

CTQG

Chính trị Quốc gia

4

DSVH

Di sản Văn hóa


5

ĐHQG

Đại học Quốc gia

6

ĐHVHHN

Đại học Văn hóa Hà Nội

7

HCM

Hồ Chí Minh

8

KHKT

Khoa học Kỹ thuật

9

KHXH & NVQG

Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia


10

LSVN

Lịch sử Việt Nam

11

VHNT

Văn hóa Nghệ thuật

12

VHTT

Văn hóa Thơng tin


DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG LUẬN VĂN
Trang

Bảng 2.1: Số lượng khách tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh

66

Bảng 2.2: Thống kê kết quả điều tra bảng hỏi khách tham quan

73


tại bảo tàng Hồ Chí Minh


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi về thế giới người hiền, nhưng tư tưởng và sự
nghiệp vĩ đại của Người mãi là một trường học lớn, một kho bách khoa thư vô giá.
Cuộc đời của Người, được Đảng ta đánh giá, là “một cuộc đời oanh liệt, đầy gian
khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ ”.
Ngoài những cống hiến lớn lao đối với dân tộc mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là
một chiến sỹ quốc tế vĩ đại, là biểu tượng trong sáng về lòng nhân ái, về đạo đức và
lối sống khiêm tốn giản dị, còn là tấm gương cho các thế hệ kế tục sự nghiệp cách
mạng của Người.
Chính vì vậy, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2/9/1969), thể theo
nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và tồn qn ta, Bộ chính trị Ban chấp hành
trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định thành lập Bảo tàng Hồ Chí
Minh, nhằm “tỏ lịng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, để ra sức học tập tư tưởng đạo đức và tác phong của Người, quyết tâm thực
hiện Di Chúc của Người, đào tạo con người mới, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người” Viện
Bảo tàng Hồ Chí Minh (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh) đã được khởi cơng xây dựng
ngày 31/8/1985 và khánh thành ngày 19/5/1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày
sinh của Người.
Hơn nửa thế kỷ đã qua, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ rằng,
cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trị chủ
đạo trong đời sống tinh thần, tư tưởng của toàn xã hội, được quán triệt sâu sắc vào



các hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Từ Đại hội VII (1991) đến
Đại hội lần thứ IX (2001) Đảng đã trình bày một cách khoa học, khá tồn diện từ
khái niệm, cơ sở hình thành đến những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
và khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo
con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh” [22].
Bước vào thế kỷ XXI, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của
Đảng và nhân dân ta đang có cơ hội nhưng cũng đứng trước những thách thức khơng
nhỏ của tình hình thế giới ln diễn ra phức tạp khó lường. Để thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ phát triển mới, ngày 27/3/2003, Ban Bí thư Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị số 23- CT/TW về việc “Đẩy mạnh nghiên
cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”, trong đó
xác định “việc tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ mấu chốt của
công tác tư tưởng của Đảng, cần được toàn Đảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng
hiệu quả”[3], nhằm làm cho tồn Đảng, tồn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc nguồn
gốc, nội dung, giá trị, vai trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho chủ nghĩa MácLênin – Tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đi vào cuộc sống, góp phần phát triển hệ
tư tưởng của Đảng, tạo phong trào rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân rèn luyện
phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ “ Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà
trường”, chỉ thị nêu rõ việc trước tiên phải làm là “sớm tổ chức biên soạn giáo trình
và sách giáo khoa thống nhất về tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với từng cấp học,
bậc học, thực hiện chế độ thi cử nghiêm túc.
Chuẩn bị kỹ đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí
Minh. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật sách báo, tài liệu phim ảnh, tổ chức sinh
hoat ngoại khóa, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử cách mạng địa phương, tiếp


xúc nhân chứng lịch sử… nhằm phục vụ cho việc dạy và học tư tưởng Hồ Chí
Minh. Tìm hiểu hình thức khuyến khích, động viên, nâng cao chất lượng dạy và

học tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường học”[3].
Như vậy, Chỉ thị 23 của Ban Bí thư Trung ương đang đặt ra những nhiệm vụ
hết sức nặng nề cho công tác nghiên cứu, nâng cao chất lượng dạy và học tư tưởng
Hồ Chí Minh trong nhà trường nói chung cũng như trong các cấp bậc học nói riêng
đồng thời địi hỏi sự quan tâm của tồn xã hội.
Bảo tàng Hồ Chí Minh và các bảo tàng trong hệ thống mạng lưới bảo tàng
Việt Nam luôn luôn thực hiện đầy đủ các chức năng quan trọng của mình, trong đó
có hai chức năng quan trọng nhất: chức năng nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa
học. Như vậy, thực hiện tốt chức năng “nghiên cứu và giáo dục thông qua những di
tích, những tài liệu và hiện vật có quan hệ với cuộc đời và sự nhiệp cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh”[11, tr.8] nghĩa là Bảo tàng đã thực hiện tốt chức năng giáo
dục và nhiệm vụ chính trị của mình.
Sau khi khánh thành và đi vào hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở
thành một trung tâm văn hóa - giáo dục về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với việc
đón tiếp phục vụ khách tham quan nói chung, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức
phục vụ việc tìm hiểu và học tập cho hàng triệu học sinh, sinh viên các trường Cao
đẳng, Đại học.
Trong những năm qua đặc biệt là những năm gần đây, Bảo tàng Hồ Chí
Minh là địa chỉ tin cậy đón tiếp và hướng dẫn học sinh, sinh viên của các trường
học ở Hà Nội và từ các tỉnh tới tham quan, học tập tại Bảo tàng. Số lượng học
sinh ngày càng tăng so với những năm trước, song chưa đạt được kết quả như
mong muốn, chưa khai thác triệt để mọi tiềm năng của bảo tàng; chưa tạo dựng
được mối quan hệ gắn bó giữa bảo tàng với hệ thống các trường học, trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, một phần do hoạt động


tuyên truyền quảng bá của Bảo tàng chưa cao, một phần do các trường học chưa
có một chương trình chính khóa thích hợp mà phần lớn cịn coi tham quan học tập
tại Bảo tàng là chương trình bổ sung ngoại khóa.
Để giúp cho việc giảng dạy, học tập và tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp

cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các trường học thơng qua các hoạt
động bảo tàng được thuận lợi và hiệu quả, trước tiên cần đánh giá được thực trạng
và tìm ra những giải pháp để giải quyết tốt nhiệm vụ giáo dục và tuyên truyền về
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ
trẻ hiện nay ở các bảo tàng là việc làm rất cần thiết, có tính thực tiễn cao.
Là cán bộ làm công tác hướng dẫn tham quan tại phịng Giáo Dục của Bảo
tàng Hồ Chí Minh, tơi rất tâm huyết với đề tài nghiên cứu này. Được sự đồng ý của
Hội đồng khoa học Sau đại học của trường Đại học Văn hóa Hà Nội tơi đã chọn đề
tài: “Bảo tàng Hồ Chí Minh với hoạt động giáo dục thế hệ trẻ” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Văn hóa học. Hi vọng rằng đề tài thành cơng sẽ là một đóng góp nhỏ
vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, góp phần vào việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới thơng qua hoạt động bảo
tàng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích
Luận văn đánh giá kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại trong công
tác giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh, từ đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể góp
phần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục thế hệ trẻ thông qua hoạt động của Bảo
tàng Hồ Chí Minh nói riêng và phát huy giá trị Di sản Hồ Chí Minh nói chung.
2.2. Nhiệm vụ


Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác giáo
dục khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh, luận văn đi sâu vào tìm hiểu thực trạng
cơng tác giáo dục tun truyền của Bảo tàng Hồ Chí Minh từ nghiên cứu khoa học,
đến hoạt giáo dục thế hệ trẻ.
Trên cơ sở thực trạng hoạt động giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục thế hệ trẻ thông qua hoạt
động bảo tàng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mục đích xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được
xác định rõ trong Nghị quyết của Bộ Chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam
về việc thành lập Bảo tàng: Để tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức học tập tư tưởng, đạo đức của Người, đào tạo
con người mới, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành xuất
sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Vì vậy, thế hệ trẻ là đối tượng quan
trọng và lâu dài của Bảo tàng.
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hoạt động giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí
Minh (đặc biệt là nội dung trưng bày – công cụ giáo dục của bảo tàng) đối với học
sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên các trường Cao đẳng,
Đại học đến tham quan, học tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, và các tài liệu hiện vật
của Bảo tàng Hồ Chí Minh được sử dụng trong quá trình dạy, học, triển lãm và các
hình thức tuyên truyền khác. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả của quá trình
thực hiện nhiệm vụ giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung trưng bày và công tác tuyên truyền
của Bảo tàng Hồ Chí Minh sau 20 năm mở cửa, từ đó xác định những nội dung phù


hợp và phương pháp thích hợp cho việc tuyên truyền, giáo dục về Hồ Chí Minh
đối với thế hệ trẻ.
Việc khảo sát, phân tích nội dung các bài học nổi bật có liên quan về Chủ tịch
Hồ Chí Minh, được giới hạn trong hệ thống các bài học trong sách giáo khoa, các môn
học: Lịch sử, Văn học, Tiếng Việt, Đạo Đức của học sinh và sinh viên, giáo trình tư
tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Cao đẳng và Đại học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn lấy phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử, và chủ nghĩa duy vật
biện chứng, trên quan điểm lập trường của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm cơ sở khoa hoc.
Sử dụng các phương pháp liên ngành: Phương pháp nghiên cứu sử học, bảo

tàng học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, thống kê, so sánh các kết quả
nghiên cứu trưng bày Bảo tành Hồ Chí Minh.
Luận văn đặc biệt chú ý phương pháp khảo sát, phỏng vấn, điều tra xã hội
học coi đây là phần quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Bảo tàng Hồ
Chí Minh.
5. KẾT QUẢ VÀ ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Khẳng định vai trò, nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
giáo dục thế hệ trẻ và trong quá trình giảng dạy và học tập về Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong các nhà trường.
Nêu ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác giáo dục của Bảo
tàng Hồ Chí Minh hướng vào thế hệ trẻ.
6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


Từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đến nay, đặc biệt từ ngày khánh
thành Bảo tàng Hồ Chí Minh (19-5-1990), đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu,
các hội thảo và nhiều bài viết của các tác giả trong nước và ngoài nước về cuộc đời,
sự nghiệp, tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời cũng có nhiều đề
tài nghiên cứu về các hoạt động của Bảo tàng nói chung và Bảo tàng Hồ Chí Minh
nói riêng. Chúng tơi xin được khái qt tình hình nghiên cứu và có thể phân loại
các tư liệu đó như sau:
6.1. Đề tài khoa học
Trong hoạt động khoa học, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có một số đề tài nghiên
cứu cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất định hướng bảo tồn tơn tạo, quản lý di tích Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội” (năm 1977); “ Nghiên cứu nhằm đổi mới trưng bày Bảo
tàng Hồ Chí Minh” (năm 1977); “Ứng dụng kết quả nghiên cứu và trưng bày của
Bảo tàng Hồ Chí Minh vào việc Tuyên Truyền, Giáo dục về Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong các trường Phổ thông” (năm 2004). v.v..
6.2. Hội thảo khoa học đã xuất bản
Hội thảo khoa học - thực tiễn: “Bảo tàng với sự nghiệp cơng nghiệp hóa

hiện đại hóa đất nước” (năm 1977); “Đổi mới hoạt động Bảo tàng” (năm 1988);
“Hoạt động Bảo tàng với sự nghiệp đổi mới đất nước (năm2004).v.v…đánh giá
nhiều mặt hoạt động của Bảo tàng và bàn về phương hướng đổi mới và phát
triển.
Hội thảo khoa học quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm
ngày sinh của Người (19/5/1890 – 19/5/1990); Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản
Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010) được tổ chức tại thủ đô Hà Nội đã hội tụ


nhiều học giả, nhiều nhà khoa học và hoạt động xã hội Việt Nam cùng các nhà
khoa học quốc tế…
Nhìn lại các cơng trình nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy các tác giả đi
trước chủ yếu tập chung nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh,
về cơng tác quản lý bảo tàng, hoặc từ lĩnh vực chun mơn của bảo tàng để từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động bảo tàng; đổi mới trưng bày bảo
tàng. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng tài liệu hiện vật bảo tàng phục vụ cho bài
giảng trên lớp và trong bài học nội khóa hầu như chưa thực hiện một cách phổ biến,
có chăng chỉ mang tính áp dụng theo các chun đề mà học sinh và nhà trường yêu
cầu.
Trong quá trình triển khai đề tài: “Bảo tàng Hồ Chí Minh với hoạt động
giáo dục thế hệ trẻ”, luận văn tiếp thu, kế thừa những kết quả phù hợp và vận
dụng các kết quả của những tác giả đi trước vào một số nội dung cơng trình
nghiên cứu.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3
chương::
Chương 1: Khái quát chung về công tác giáo dục của Bảo tàng và Bảo tàng
Hồ Chí Minh
Chương 2: Hoạt động giáo dục thế hệ trẻ của Bảo tàng Hồ Chí Minh

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
về cuộc đời, sự nghiệp, và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế hệ
trẻ


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG VÀ
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm chung về Bảo tàng
Bảo tàng - theo nghĩa rộng nhất - là cơ quan được ủy thác gìn giữ các tài
sản của con người và vì lợi ích trong tương lai của lồi người. Gía trị của nó là
sự phục vụ xứng đáng cho đời sống cảm xúc và tinh thần của loài người [26,
tr.24].
Bảo tàng có lịch sử từ lâu đời, các bảo tàng là ngơi nhà cất giữ những báu
vật của lồi người. Nó lưu giữ ký ức của các dân tộc, các nền văn hóa, những ước
mơ và hy vọng của con người trên toàn thế giới [39, tr24] Một điều nhận thấy đó là
trải qua thời gian, bảo tàng ngày càng phát triển không ngừng về số lượng, chất
lượng với những loại hình phong phú, đa dạng với nhiều kiểu, loại khác nhau. Và
ngày nay, bảo tàng ngày càng có vai trị quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến cơng
tác nghiên cứu giáo dục, nâng cao dân trí cho cộng đồng và xã hội. Thử thách lớn
nhất mà các bảo tàng đang phải đối đầu là sự khẳng định: Bảo tàng là để dành cho
con người, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, phục vụ như một nguồn động lực
cho tương lai. Các bảo tàng như những thành phần của ký ức đã được thu thập, sắp
xếp lại và cán bộ của bảo tàng có nhiệm vụ đặc biệt, hoạt động như một người bảo
vệ ký ức, và nếu khơng có ký ức, chúng ta khơng thể tiến lên phía trước. Việc
nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ khái niệm bảo tàng cùng nội dung, bản chất của nó
là vấn đề khơng thể thiếu và việc củng cố vị trí của bảo tàng học trong ngành khoa
học hiện đại là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.



Về khái niệm bảo tàng, có thể liệt kê rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn cịn nhiều định nghĩa khơng đồng nhất. Việc khơng đồng
nhất này là dễ chấp nhận vì mỗi định nghĩa của một cá nhân hoặc một tổ chức nào
đó lại đứng trên một quan điểm, một góc nhìn riêng đối với bảo tàng. Dưới đây,
chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm về bảo tàng được đánh giá tương đối chuẩn
xác về ý nghĩa, nội hàm cùng như hình thức của một thuật ngữ khoa học.
Tổ chức ICOM đã đưa ra định nghĩa về bảo tàng được thông qua tại kỳ họp
thứ 20 tại Seoul (Hàn Quốc) tháng 10/2004 như sau: Bảo tàng là một thiết chế phi
lợi nhuận, hoạt động thường xun, mở cửa đón cơng chúng đến xem, phục vụ cho
xã hội và sự phát triển xã hội. Bảo tàng sưu tầm, bảo quản nghiên cứu thông tin và
trưng bày các bằng chứng vật thể và phi vật thể về con người và mơi trường của
con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức [30, tr113].
Liên hiệp Hội Bảo tàng Anh có định nghĩa như sau: Bảo tàng là cơ quan thu
nhận, lập hồ sơ (tư liệu), bảo tồn, trưng bày và giới thiệu những bằng chứng vật chất
và những thông tin đi kèm với nó vì lợi ích của xã hội [ 39, tr.30].
Trong nhiều năm trước đây, Việt Nam chủ yếu vận dụng khái niệm bảo tàng
và bảo tàng học trong tập Cơ sở bảo tàng học của Liên Xô xuất bản năm 1955 được
tóm tắt: Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ quan giáo dục
khoa học có tính đại chúng. Đến nay, khái niệm về bảo tàng được nước ta khẳng
định và ghi trong Luật di sản văn hóa như sau: Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng
bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nghiên cứu, giáo dục,
tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân [33, tr.33].
Có thể định nghĩa này chúng ta chưa thật sự hài lòng. Nhưng đây được coi là
một cố gắng, một thành công và một nét mới trong nhận thức về bảo tàng và bảo
tàng học ở nước ta. Là cơ sở để xem xét, kiện toàn hệ thống các bảo tàng đã có, và
định hướng cho sự phát triển của các bảo tàng Việt Nam.



1.1.2. Khái niệm về giáo dục và thế hệ trẻ
* Khái niệm “Giáo dục” (Education) được hiểu theo nhiều cấp độ rộng, hẹp
khác nhau. Song dựa vào tính chất, bản chất và hoạt động giáo dục đồng thời dựa
vào phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi xin nêu ra khái niệm “Giáo dục”
có thể hiểu là hoạt động có mục đích của xã hội với nhiều lực lượng giáo dục, tác
động có kế hoạch, có hệ thống đến con người để hình thành những phẩm chất nhân
cách, đó là giáo dục xã hội. Do vậy về nội hàm của khái niệm “giáo dục”được hiểu
như sau:
“Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt
và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh
hoa của văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã
hội không ngừng tiến lên” [ 44, tr.9].
Giáo dục là một bộ phận của văn hóa và ai cũng biết rằng giáo dục là
phương tiện để bảo tồn các giá trị tri thức, bởi vậy có thể nói rằng giáo dục là
phương tiện chuyển giao văn hóa.
Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội lồi người. Giáo dục
xuất hiện, phát triển, gắn bó cùng lồi người. Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục,
đó là tính phổ biến của giáo dục. Khi nào cịn lồi người lúc đó cịn giáo dục, đó là
tính vĩnh hằng của giáo dục.
Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của loài
người. Về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử - xã
hội của các thế hệ lồi người.
Về mục đích: giáo dục là truyền lại những giá trị đã tích lũy định hướng phát
triển của thế hệ trước cho thế hệ sau, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau
phát triển.


Về phương thức: giáo dục là cơ hội giúp cho mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc
và là cơ sở đảm bảo cho sự kế thừa, nối tiếp và phát triển những thành quả xã hội,
nhờ có giáo dục mà tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung.

Trên cơ sở đó, giáo dục đã tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử xã
hội tiến lên không ngừng.
Cũng như việc xác định chức năng của bảo tàng, việc xác định đúng chức
năng giáo dục của nhà trường là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cho các nhà
trường có định hướng giáo dục đúng đắn, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực dồi
dào, trình độ học vấn cao, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ xã hội giao phó, thúc đẩy xã
hội phát triển không ngừng.
* Khái niệm thế hệ trẻ: Là thế hệ thanh thiếu niên và nhi đồng, là thế hệ đi
sau tiếp bước các thế hệ đi trước đang được nuôi dưỡng, học tập và rèn luyện trong
các trường từ cấp cở sở đến đại học. Ta có thể phân chia theo độ tuổi hoặc các cấp
học.
Học sinh tiểu học từ 6 tuổi đến 10 tuổi là thế hệ trẻ đầu tiên, (đang theo
học từ lớp 1 đến lớp 5) là sự khởi đầu của quá trình nhận thức một cách khoa
học. Vì thế việc giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng, như lúc
sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Trồng cây non được tốt thì sau này cây
lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu sẽ trở thành người tốt” [29, tr 82].
Giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ cũng như trồng cây, phải uốn nắn từ lúc còn non.
Ở bậc Tiểu học, các em chỉ học hệ thống qua các sự kiện, hiện tượng, hiểu
những mối quan hệ cụ thể, đơn giản, nhận thức cảm tính thì giáo dục đạo đức
bằng cách nêu tấm gương, kể chuyện vĩ nhân, anh hùng (mà người tiêu biểu nhất
là Bác Hồ, tấm gương trong sáng nhất là tấm gương đạo đức Bác Hồ) là nội
dung và phương pháp thích hợp, hiệu quả nhất.


Học sinh trung học cơ sở lứa tuổi từ 11 tuổi đến 15 tuổi (đang theo học từ
lớp 6 đến lớp 9) là lứa tuổi thiếu niên. Đây là quá trình phát triển phức tạp và quan
trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu
sang tuổi trưởng thành. Sự biến đổi của cơ thể, của ý thức, hoạt động học tập, hoạt
động xã hội, của kiểu quan hệ với người lớn và bạn cùng tuổi. Việc học tập ở
trường Trung học cơ sở là một bước ngoặt trong đời sống của học sinh. Ở trường

Trung học cơ sở, học sinh đã chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những cơ sở
khoa học, các em bắt đầu học theo chương trình các môn học, thái độ đối với môn
học cũng được phân hóa rõ ràng: Có mơn hay và có mơn khơng hay...nhìn chung ở
bậc học này tri giác của các em có trình tự, có kế hoạch và hồn thiện hơn. Các em
đã có khả năng phân tích tổng hợp.
Học sinh trung học phổ thông lứa tuổi từ 16 đến 19 (đang theo học từ lớp 10
đến lớp 12) là lứa tuổi bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên. Vì thế về mặt tâm
sinh lý có nhiều biểu hiện phức tạp. Về mặt đạo đức đang được hoàn thiện để hoàn
thành nhân cách của con người. Về mặt xã hội đã có sự hướng nghiệp cho tương lai
nhưng chưa rõ ràng, vì thế thế hệ này cần được đặc biệt quan tâm và có sự kết hợp
chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Sinh viên: Theo quy chế cơng tác học sinh, sinh viên trong các trường đào
tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo thì “người đang học trong hệ Đại học và Cao đẳng
thì gọi là sinh viên”. Nhìn chung, khái niệm sinh viên nên hiểu theo nghĩa chung
nhất: là tất cả những người đã tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng thuộc mọi loại hình đào tạo.
Sinh viên là một bộ phận của thanh niên ở độ tuổi trưởng thành, chủ yếu từ
18 đến 25 tuổi, đang học tập nghiên cứu và rèn luyện trong các trường đại học và
cao đẳng. Họ là một nhóm xã hội đặc thù, năng động, sáng tạo, nhạy cảm với cái
mới, ham hiểu biết, đang trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để hình thành
nhân cách chuẩn bị gia nhập đội ngũ trí thức, đội ngũ lao động, kỹ thuật cao của


đất nước. Mỗi thế hệ thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng đều thuộc về một
nền văn hóa xã hội – lịch sử nhất định. Lịch sử tạo cơ sở và điều kiện cho họ thực
hiện vị thế, vai trò, xã hội mà họ đảm nhiệm, đồng thời họ cũng là lớp người đóng
góp những sáng tạo mới phát triển lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác, thế hệ
sau nối tiếp và kế thừa phát huy để duy trì và phát triển xã hội, phát triển bản thân.
Độ tuổi từ 18 đến 25 nằm ở giai đoạn hai của tuổi thanh niên (giai đoạn một
từ 14, 15 đến 18 tuổi). Đây là độ tuổi mà con người đã có những bước trưởng

thành nhất định cả về mặt tâm sinh lý lẫn quan hệ xã hội.
Về mặt sinh học, đây là giai đoạn phát triển gần như hoàn chỉnh về sức lực,
thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân, đặc biệt là bộ não phát triển làm cho khả
năng hoạt động trí tuệ đã nảy sinh những nhu cầu.
Về mặt xã hội, sinh viên là những thanh niên đã được chọn lọc về nhiều mặt,
do vậy họ có năng lực và phẩm chất của mình, đã ý thức được trách nhiệm cơng
dân, nghĩa vụ của mình với Tổ quốc. Trong khi học tập, người sinh viên ý thức
được vị trí của mình qua các chủ trương, chính sách, quy định, quy chế hiện hành,
vậy phải có sự tự điều chỉnh, tự rèn luyện, sự vươn lên trong môi trường Đại học.
Về mặt tâm lý, sinh viên là một bộ phận được tuyển chọn để đào tạo ở các
lĩnh vực chun mơn sâu, do đó sinh viên có những ưu điểm đồng thời cịn có
những ưu thế đó là thích cái mới và nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, có năng lực
sáng tạo và hoạt động khoa học công nghệ.
Phương thức hoạt động cơ bản của sinh viên là học tập có tính chất nghiên
cứu dưới sự điều khiển của giảng viên, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Hệ thống tri thức khoa học mà sinh viên tiếp cận ở nhà trường bao gồm: tri
thức cơ bản, tri thức cơ sở của chuyên ngành, tri thức chuyên ngành và tri thức
công cụ, cùng với hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về mặt lĩnh vực khoa học,


kỹ thuật, văn hóa nhất định nào đó. Hệ thống tri thức khoa học này được bổ sung,
tăng dần theo hướng phát triển đồng thời thỏa mãn cả ba yêu cầu: cơ bản, hiện đại
và thiết thực, nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Quá trình học tập của sinh viên là quá trình vận động, tiếp thu và trưởng
thành, lớn lên về nhiều mặt cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là năng lực trí tuệ,
tư duy độc lập, sáng tạo ngày càng phát triển, khả năng khái quát hóa, trừu tượng
hóa được nâng lên, khối lượng ghi nhớ không ngừng tăng lên theo thời gian và
cách ghi nhớ cũng biến đổi.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH TRONG

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc loại hình Bảo tàng lưu niệm danh nhân, là một
trong những bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam. Với 40 năm hoạt động và phát triển,
Bảo tàng Hồ Chí Minh là cơng trình văn hóa chính trị trong quần thể di tích văn
hóa lịch sử đặc biệt của Thủ đô Hà Nội và cả nước: Lăng Bác, Quảng trường Ba
Đình, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Bảo tàng ghi lại những
dấu tích đậm nét về Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân nhân văn hóa kiệt xuất. Người đã làm nên thời đại Hồ Chí Minh và để
lại dấu ấn đặc biệt trong thế kỷ XX. Trên con đường hội nhập, toàn cầu hóa vì một
sự phát triển bền vững của một thế kỷ mới, hành trang và điểm tựa của dân tộc ta
bước vào thế kỷ XXI chính là tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh – những giá trị
văn hóa đích thực của thời đại, ẩn chứa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – bơng sen trắng
giữa lịng Thủ đơ nghìn năm văn hiến.
Trong mỗi trái tim của người dân đất Việt, ngày 2-9-1969 là ngày cả nước
đau thương khi Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam,


Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc và công nhân quốc tế qua
đời. Với niềm tiếc thương vơ hạn, thể theo nguyện vọng của tồn Đảng, tồn qn
và tồn dân tộc Việt Nam, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết
định xây dựng Lăng và Bảo tàng về Người.
Ngày 25/11/1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra
Quyết định số 206 – NQ/TW thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Ban có nhiệm vụ: “Xây dựng ngay kế hoạch toàn diện về Viện Bảo tàng Hồ
Chí Minh để Bộ Chính trị và Chính phủ xét duyêt, bảo quản tốt khu lưu niệm, các
di tích và hiện vật lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”. Nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu trong thời gian đó là lưu giữ và bảo quản tốt khu di tích Phủ
Chủ tịch, tập trung sưu tầm, kiểm kê, bảo quản những tài liệu hiện vật gắn bó với

cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để thực hiện nhiệm vụ này Ban phụ trách đã
chủ động phối hợp với nhiều cơ quan khoa học ở Trung ương và địa phương tổ
chức các cuộc hội thảo khoa học về tư tưởng và sự nghiệp của Người.
Ngày 12/9/1977, đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí Thư, thay mặt Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng ký Nghị quyết số 04- NQ/TW về việc thành lập Viện
Bảo tàng Hồ Chí Minh: “Để tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ cơng lao to lớn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, để ra sức học tập tư tưởng, đạo đức, và tác phong của
Người, quyết tâm thực hiện Di chúc của Người, đào tạo con người mới, bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng
vĩ đại của Người”. Năm 1978, nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được
Hội đồng Chính phủ phê chuẩn. Ngày 15/10/1979 Chính phủ ban hành Nghị định
số 375/CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Viện Bảo tàng “Là trung tâm nghiên
cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động
của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt q trình đấu tranh cách mạng của


Người và tuyên truyền giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng đạo đức, tác
phong của Người thông qua các tư liệu, hiện vật và di tích đó”.
Ngày 17/9/1979, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 238/QĐ “Phê chuẩn
thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh” trong đó xác định phương châm xây dựng bảo tàng
“hiện đại – dân tộc – trang nghiêm – giản dị”, đảm bảo mối quan hệ giữa nội dung, mỹ
thuật, kiến trúc, kỹ thuật của một cơng trình bảo tàng.
Ngày 30/10/1982, Bộ chính trị ra quyết định số 14-QĐ/TW về xây dựng cơng
trình Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó xác định thời gian khởi cơng là năm 1985 và
năm 1990 đưa cơng trình vào hoạt động nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Trong quyết định, Bộ chính trị đã phân cơng đồng chí Trường Chinh
(Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) trực tiếp chỉ đạo nội dung tư
tưởng của bảo tàng, đồng chí Đỗ Mười (Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hồi
đồng Bộ trưởng) phụ trách xây dựng cơng trình. Sau quyết định này, khơng khí làm
việc của cơ quan vơ cùng khẩn trương. Khơng khí này được lan truyền trong cả

nước, từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao xa xôi đều hướng về Thủ đô muốn đem
công sức, của cải và trí tuệ của mình góp phần vào việc xây dựng cơng trình Bảo
tàng Hồ Chí Minh.
Ngày 31/8/1985, lễ khởi cơng xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức
trọng thể. Ngày 27/9/1989, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết số 91
– QĐ - TW chuyển Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Viện Mác – Lênin, bảo
tàng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo tiến độ công việc để khánh
thành đúng ngày đã định.
Với tình cảm và quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc Việt Nam,
ngày 19/5/1990, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
cơng trình mở cửa đón đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan bảo
tàng, kết thúc 20 năm chuẩn bị và xây dựng. Bảo tàng như Bông sen trắng thanh


tao, tinh khiết, bình dị giữa mảnh đất Ba Đình lịch sử, là một dấu ấn vĩnh hằng của
sự tri ân, tình cảm lớn lao của dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế giành tặng cho
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với diên tích 13000m2, Bảo tàng Hồ Chí Minh được chia thành các khu vực
chức năng đó là:
Tầng hầm là khu vực đặt các thiết bị kỹ thuật và kho của bảo tàng.
Tầng 1 có hội trường lớn chứa hơn 350 chỗ ngồi, sảnh chính rộng 500m2,
nơi làm việc của Ban giám đốc và các phịng Hành chính, Tài vụ, Bảo vệ, Quản
trị…
Tầng 2 là khu vực triển lãm rộng 600m2, thư viện, kho sách rộng 400m2, hội
trường nhỏ và khu vực làm việc của cán bộ Phòng Giáo dục.
Tầng 3 có Phịng Tư liệu, và các phịng làm việc của khối nghiệp vụ bảo
tàng.
Tầng 4 với hơn 4000m2 dùng toàn bộ cho việc trưng bày thường xuyên.
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đáp ứng đúng các cơng năng của một bảo tàng
hiện đại, đáp ứng yêu cầu, bảo vệ, bảo quản các tài liệu hiện vật về Bác, tạo điều

kiện làm tốt chức năng tuyên truyền giáo dục khoa học, phục vụ khách tham quan
trong và ngoài nước.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một thiết chế văn hóa đặc biệt, một trung tâm
nghiên cứu, giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong
những ngày đầu thành lập, cán bộ ít, đặc biệt là cán bộ chun mơn chưa có, thiếu
kinh nghiệm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và chun mơn bảo tàng. Song
từng bước cơ quan đã tuyển chọn, đào tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực,
phẩm chất chính trị tốt, đáp ứng được nhiệm vụ. Qua thực tiễn công việc, lại được
các bậc lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo quan tâm dìu dắt, đội ngũ cán


bộ từng bước trưởng thành. Đến nay số cán bộ, nhân viên bảo tàng đã lên đến hơn
160 người, được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau, đã thực hiện và hoàn
thành tốt các nhiệm vụ của bảo tàng, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà
nước và nhân dân.
Cơ cấu tổ chức của bảo tàng gồm có:
+ Ban giám đốc gồm có 3 đồng chí: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc
Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh có trách nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể, bố trí,
sắp xếp viên chức, người lao động trong bảo tàng theo cơ cấu, chức danh, tiêu
chuẩn nghiệp vụ cho các phòng, đội và tổ chức trực thuộc. Xây dựng quy chế tổ
chức và hoạt động của bảo tàng.
+ Các phòng ban của bảo tàng bao gồm:
- Phòng Sưu tầm
- Phòng Kiểm kê- Bảo quản
- Phòng Trưng bày
- Phòng Giáo dục
- Phịng Tư liệu thư viện
- Phóng Hướng dẫn nghiệp vụ
- Phịng Hành chính, tổ chức, đối ngoại
- Phịng Tài vụ

- Phòng Kỹ thuật
- Phòng Quản trị
- Phòng Bảo vệ
- Trung tâm tư vấn ứng dụng trưng bày bảo tàng


Mỗi phịng đều có trưởng phịng, chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt trong
phạm vi quản lý và các phó trưởng phịng giúp việc cho trưởng phịng.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh
* Chức năng
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một thiết chế văn hóa đặc thù trải qua 40 năm xây
dựng và phát triển đã ngày càng trưởng thành, có tầm ảnh hưởng trong nước và
quốc tế. Bảo tàng đã chứng minh, khẳng định vị thế của một cơ quan văn hóa lớn
với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học về cuộc đời sự nghiệp
cách mạng, tư tưởng, đạo đức tác phong của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh
với các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Quyết định số 1942/QĐ- BVHTTDL ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quy định chức năng cụ thể như sau:
Bảo tàng Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp văn hóa có thu, trực thuộc Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch, có chức năng bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật về
cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
nghiên cứu và giáo dục khoa học thông qua hiện vật, di tích liên quan đến cuộc đời
và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng quốc gia, có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng.
- Chức năng nghiên cứu khoa học
Là chức năng cơ bản, quan trọng nhất, là tiền đề, cơ sở cho mọi hoạt động
của bảo tàng. Để thực hiện chức năng này, Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn chú trọng
công tác nghiên cứu nhằm phát hiện ra những thông tin khoa học mới. Cán bộ bảo
tàng tiến hành nghiên cứu các tài liệu hiện vật gốc nhằm giải mã những thông tin



hàm chứa trong hiện vật, xác định không gian, thời gian, giá trị ý nghĩa của hiện
vật. Từ những kết quả đó ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của bảo tàng.
- Chức năng giáo dục khoa học
Giáo dục là chức năng quan trọng với mỗi bảo tàng. Khi đến Bảo tàng Hồ
Chí Minh, cơng chúng sẽ được trực tiếp nghiên cứu và tiếp thu những thông tin để
nâng cao hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
một cách sinh động và khách quan nhất.
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia vào cơng tác giáo dục, góp phần
hình thành nhân cách con người, đồng thời làm phong phú thêm cuộc sống tinh
thần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ giá trị văn hóa, nâng cao dân trí.
Bảo tàng tổ chức các hình thức hướng dẫn tham quan, giới thiệu về bảo tàng
thơng qua báo chí, phương tiện thơng tin đại chúng và các hoạt động nghiệp vụ
khác của bảo tàng.
- Chức năng bảo quản di sản văn hóa
Nhằm bảo quản lâu dài và quản lý chặt chẽ các tài liệu, hiện vật đang lưu giữ,
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu, kiểm kê, xây dựng các hồ sơ khoa
học, và ứng dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ trong cơng tác kho, thực hiện tin
học hóa để quản lý các sưu tập tài liệu, hiện vật giúp cho công tác quản lý và khai
thác các tài liệu hiện vật một cách có hiệu quả nhất. Tiến hành các biện pháp để ngăn
chặn, phòng ngừa những yếu tố của môi trường tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến sự
tồn tại lâu dài của tài liệu hiện vật.
Trong nhiều năm qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã cung cấp hàng ngàn tài liệu,
hiện vật, phim, ảnh cho các đơn vị, cá nhân, nghiên cứu khoa học cấp nhà nước,
cấp Bộ về Hồ Chí Minh, xây dựng những bộ phim, tổ chức hàng trăm cuộc triển
lãm về Người.



×