NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ
DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG.
Chúng ta biết rằng nhận thức là một thành tố không thể thiếu trong cấu trúc
thái độ. Có quá trình nhận thức, hiểu biết về đối tượng thì chủ thể mới có thái độ
đối với đối tượng đó. Như vậy, để thấy được thái độ đối với nghề dệt thổ cẩm
truyền thống của người dân thì phải tìm hiểu nhận thức của họ về vấn đề này.
1.1.Nhận thức của người dân về nghề
Vấn đề này được nhóm nghiên cứu khai thác thông qua câu hỏi 1 trong bảng
hỏi
- Xin ông bà cho biết địa phương có nghề dệt thổ cẩm truyền thống hay
không?
Vơí 2 phương án trả lời là Có hoặc Không
Tuy nhiên trong quá trình điều tra, chúng tôi đã sử dụng hàng loạt các câu hỏi
khác nhau:
- Xin ông bà cho biết nghề nào là nghề truyền thống của địa phương?
- Xin ông bà cho biết nghề dệt thổ cẩm có phải là nghề truyền thống của dân
tộc mình hay không?
Và các câu trả lời chúng tôi thu được đều thống nhất ý kiến: 100% cho rằng
nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của địa phương và nó có từ rất lâu rồi.
“là nghề truyền thống, nghề của dân tộc mình đấy”- cô Đinh thị Thình ở bản
Lè.
“đây là một nghề truyền thống của làng chứ, nghề này được cha ông để lại,
truyền từ đời này sang đời khác, bất kỳ cô gái nào khi lớn lên đều phải học nghề
này thì mới lấy chồng được, đó là phong tục của chúng tôi mà”- cô Xiềng- phó chủ
tịch hội phụ nữ phường Trung Tâm
Như vậy, có thể thấy người dân ở đây nhận thức rất rõ ràng về sự tồn tại của
nghề dệt thổ cẩm ở địa phương mình với tư cách là một nghề truyền thống. Kết quả
này cũng được chứng minh theo số liệu của câu hỏi 2b với nội dung cụ thể là”lý do
các gia đình làm nghề dệt thổ cẩm”. Với 25/30 gia đình làm nghề câu trả lời được
cụ thể hoá ở biểu đồ sau.
Biểu đồ 1: lý do lựa chọn nghề dệt thổ cẩm.
Ghi chú : 1. là nghề truyền thống của gia đình
2. theo phong trào địa phơng
3. Có nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ
4. dễ tiêu thụ
5. yêu thích nghề dệt thổ cẩm.
Có thể thấy rõ trong 25 gia đình làm nghề thì cả 100% đều nêu lý do việc duy
trỳ nghề ở gia đình mình là do đây là nghề truyền thống, trong khi các lý do khác
chỉ chiếm tỷ lệ không lớn lắm. Đối với họ, việc tham gia hoạt động nghề không chỉ
vì lý do kinh tế(nguyên liệu và nhân công rẻ, dễ tiêu thụ-48%) vì phong trào
chung(40%) mà quan trọng hơn là vì đây là nghề truyền thống”là nết văn hóc của
dân tộc mình, không bỏ được đâu à” –chị Lim bản PaKết. Việc lựa chọn đã cho
thấy họ có nhận thức rất tích cực về nghề với tư cách là một nghề truyền thống.
Tuy nhiên bên cạnh đó, người dân ở đây lại chưa có sự nhận thức cao về lịch
sử ra đời và tồn tại, phát triển của nghề. Với các câu hỏi đưa ra phỏng vấn sâu:
- Chị có biết nghề dệt thổ cẩm có ở làng mình từ bao giờ?
- Cô cho cháu hỏi cô biết ông tổ của nghề này là ai không ạ?
- Cô ơi, có truyền thuyết hay một câu truyện nào đó của người xưa kể về sự ra
đời của nghề này không hả cô?
Thì 100% những người được phỏng vấn đều trả lời là không biết. Hầu hết họ
nói”nghề này có từ lâu lắm rồi, chúng tôi lớn lên là đã thấy có rồi, có nghe ai nói
được nó có từ bao giờ đâu à”-cô Thình. Điều này cũng dễ hiểu, vì thực tế các câu
trả lời của người dân đều cho thấy sự tồn tại của nghề là từ rất lâu đời rồi, đến nỗi
không còn ai nhớ đến nữa, và người ta cũng không cần tìm hiểu nó ra đời từ khi
nào và như thế nào. Điều quan trọng nhất là nghề đã gắn bó với cuộc sống của họ
như một điều tất yếu, như những sinh hoạt hàng ngày không thể thiêú. Lịch sử ra
đời, ông tổ nghề và các truyền thuyết về nó dù không có hay có nhưng đã thất lạc
theo thời gian thì họ không cần biết. Kết qủa này cũng là sự chứng minh cho số
liệu thu được từ câu hỏi 1.
1.2. Nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của nghề trong đời
sống cá nhân và cộng đồng.
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 6 trong phần bảng hỏi:
Theo ông bà nghề dệt thổ cẩm có ý nghĩa gì đối với cá nhân và cộng động?
Với các phương án trả lời đưa ra lựa chọn:
+ Giải quyết việc làm cho người dân địa phương
+ Phục vụ nhu câù trong gia đình
+ Giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế
` + Giúp người dân tăng thu nhập , ổn định cuộc sống
+ Góp phần phát triển du lịch địa phương
+ Giữ gìn lối sống và bản sắc riêng của người dân nơi đây
Câu hỏi này cho phép chúng tôi có được đánh giá sâu sắc hơn mức độ nhận
thức của người dân về tầm quan trọng của nghề. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng
vấn, chúng tôi có thay đổi hình thức của câu hỏi đối với từng đối tượng khác nhau:
-Xin cô cho biết nghề này có góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động
không ạ?
- Chị có nghĩ rằng nhờ có nghề này tạo ra các sản phẩm thổ cẩm đặc sắc mà việc
phát triển du lịch của địa phương sẽ đạt hiệu quả hơn không ạ?
- Cuộc sống và thu nhập của gia đình chú có gì thay đổi so với trước khi làm nghề
này không ạ?
Với những câu trả lời thu được, nhóm nghiên cứu đã tập hợp lại thành bảng số liệu
được mô hình hoá trong biểu đồ:
Biểu đồ 2. ý nghĩa của nghề dệt thổ cẩm đối với cá nhân và cộng đồng.
Ghi chú :
1. Giải quyết việc làm cho người dân.
2. Phục vụ nhu cầu trong gia đình.
3. Giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
1. Giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế với các vùng khác.
2. Góp phần phát triển du lịch địa phương.
6. Gìn giữ lối sống và bản sắc riêng của người dân nơi đây.
Nhìn vào đây có thể thấy rằng nghề dệt thổ cẩm có ý nghĩa và vai trò quan
trọng đối với cuộc sống của người dân: Có tới 83,3% lựa chọn phương án Giải
quyết việc làm cho người dân, 93,3% lựa chọn Phục vụ nhu cầu trông gia đình,
60% cho rằng nghề Giúp người dân tăng thu nhập và ổn định cuộc sống, 20% chọn
Giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế với các vùng khác, và 50% phương án trả lời
Giữ gìn lối sống và bản sắc của dân tộc. Điều này cho thấy giá trị truyền thống của
nghề được người dân nhận thức rất rõ ràng, và việc phần lớn khách thể(93,3%) lựa
chọn phương án Phục vụ nhu cầu trong gia đình đã cho thâý thực tế vai trò và ý
nghĩa của loại trang phục từ vải thổ cẩm đôí với sinh hoạt văn hoá-đời sống- tâm
linh của người dân nơi đây. Phỏng vấn sâu một số khách thể, chúng tôi thu được
những kết quả sau:”con gái phải biết làm nghề này chứ, không làm thì không ai lấy
đâu”-cô Xiềng;”phải học làm để còn dệt các thứ đưa về nhà chồng chứ, ai làm thay
đâu”-chị Vi Thị Sổ-bản Pakết. Đối với họ, nghề dệt thổ cẩm gắn bó tất yếu với
cuộc đời cuả những cô gái, có biết dệt thổ cẩm thì mới tự chuẩn bị trang phục, vật
dụng cho mình để về làm dâu, sau đó là dệt cho nhà chồng sử dụng và người nào
cũng phải thành thạo nghề khi còn là con gái. Ngoài lý do đó ra, người dân cũng
đánh giá cao các giá trị của nghề liên quan tới việc phát triển văn hoá địa phương
và đặc biệt trong việc giải quyết vấn đề kinh tế, tạo thu nhập cho gia đình. Việc có
nhận thức đúng về nghề giải thích lý do vì sao 83,3 % hộ gia đình ở đây duy trì
nghề này(câu 2).
Để làm rõ thêm nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của
nghề, chúng tôi cũng đã sử dụng số liệu của câu hỏi 5b tìm hiểu về ý nghĩa việc sử
dụng sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Khi được hỏi có sử dụng sản phẩm thổ cẩm
truyền thống hay không thì 100% câu trả lời là có với các ý nghĩa cụ thể hoá trong
biểu đồ:
Biểu đồ 3. ý nghĩa của việc sử dụng các sản phẩm thổ cẩm. (số liệu cụ thể lấy trong
bảng xử lý số liệu)
Ghi chú:
1. do truyền thống
2. do tín ngỡng
3. do đẹp, do mát mẻ
4. do bắt chước mọi ngời.
Qua đây, có thể thấy người dân nhận thức rất rõ sản phẩm thổ cẩm được sử
dụng trong đời sống là do truyền thống(76,7%) do tín ngưỡng(60%) còn chỉ có
10% lựa chọn do đẹp, mát mẻ và 20% là do bắt chước mọi người. Điều này không
phủ nhận giá trị thẩm mỹ của loại sản phẩm thổ cẩm mà thực chất thể hiện ngươì
dân ý thức rất rõ về ý nghĩa cuả loại sản phẩm này cũng như giá trị văn hoá, nét
bản sắc và truyền thống của nó trong đời sống dân tộc mình. Đây cũng là lý do họ
có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của nghề.
1.3. Nhận thức của người dân đối với việc bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ
cẩm truyền thống
Trên cơ sở có sự nhận thức về nghề cũng như về vai trò tầm quan trọng của
nghề, người dân đã có nhận thức về việc bảo tồn và phát triển nghề ở địa phương.
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng các câu hỏi 8-10-11.
Câu hỏi 8 trong cấu trúc bảng hỏi: Ông bà đánh giá như thế nào về việc bảo tồn và
phát triển nghề dệt thổ cẩm ở địa phương hiện nay?
Với các phương án trả lời chúng tôi thu được như sau:
Phương án
trả lời
Gia đình có làm nghề Gia đình không làm nghề
Số lượng % Số lượng %
R ất quan trọng 15/25 60 1/5 20
Quan tr ọng 10/25 40 2/5 40
Í t quan tr ọng 0 0 1/5 20
Bình th ư ờng 0 0 0 0
Không quan t ọng 0 0 1/5 20
Nhìn vào bảng số liệu trên ,có thể thấy các gia đình làm nghề có nhận thức
rất tốt về việc bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở địa phương. 60% số người
được hỏi cho rằng việc làm này là rất quan trọng, 40% cho rằng nó quan trọng, cần
thiết và không ai đánh giá là ít quan trọng, không quan trọng hay bình thường. Đây
là một kết quả đáng mừng và cũng là tất yếu, khi mà với việc nhận thức đúng đắn
về nghề và việc tham gia sản xuất trực tiếp, họ đã nhận thấy những giá trị to lớn của
nghề mang lại cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng cua nghề (theo kết quả câu 5-6
đã phân tích ở trên)
Đối với các gia đình không làm nghề, người dân cũng có nhận thức khá tốt về
việc bảo tồn và phát triển nghề khi có 20% chọn phương án Rất quan trọng và 40%
chọn phương án Quan trọng. Thực tế đó cho thấy dù gia đình không làm nghề bởi
các lý do đưa ra:nghề không đem lại lợi ích kinh tế(60%), tốn nhiều thời gian(40%),
không có kinh phí(80%), sản phẩm không có khả năng cạnh tranh (20%)nhung
người dân nơi đây vẫn có sự đánh giá khá cao về giá trị văn hoá_truyền thống của
nghề(câu 6) nên họ vẫn đề cao và nhận thức tích cực đối với việc bảo tồn nghề. Tuy
vậy vẫn không tránh khỏi một số ít người thờ ơ với sự tồn tại và phát triển nghề, họ
cho rằng việc làm này là Ít quan trọng (20%), Không quan trọng(20%). Điều này
cũng dễ hiểu, khi mà họ không thấy được giá trị kinh tế của nghề thì họ dễ dàng
không quan tâm đến nghề.
Câu hỏi 10 trong cấu trúc bảng hỏi đi vào tìm hiểu vấn đề:”Theo ông bà để
bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của địa phương cần có những yếu tố gì?”
Với các phương án trả lời đưa ra lựa chọn là: Có nguồn nhân lực, nguyên vật
liệu_ Có thị trường tiêu thụ_ Có cơ sở hạ tầng tốt_ Được sự quan tâm của chính
quyền địa phương.
Tuy nhiên, các câu hỏi chúng tôi đưa ra lại tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà
thay đổi cho phù hợp:
-Theo bác thì sự quan tâm của chính quyền địa phương(cho vay vốn mở lớp dạy
nghề) có làm cho việc bảo tồn có làm cho việc bảo tồn và phát triển nghề đạt hiệu
quả tốt không?
- Chị nghĩ cần có yếu tố nào để thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triên nghề?...
Và các câu trả lời thu được đã cụ thể hoá trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ
cẩm.