Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tổ chức phục vụ bạn đọc tại trung tâm thông tin thư viện đại học sư phạm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

LÊ THU HÀ

TỔ CHỨC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:
TSKH Nguyễn Thị Đông

HÀ NỘI – 2010


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, bên cạch sự nỗ lực của bản thân,
tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình chu đáo của giáo viên hướng dẫn
TSKH Nguyễn Thị Đông và nhiều ý kiến đóng góp có giá trị của các thầy cơ
giáo giảng dạy các môn học, các chuyên đề Cao học thư viện khố 20072010
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TSKH
Nguyễn Thị Đông; Các thầy cô giáo; Ban Giám hiệu; Các đồng nghiệp; Bạn


bè và gia đình ln giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để luận văn được hoàn
thành

Hà Nội, tháng 6 năm 2010


CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL

Cán bộ quản lý

CD-ROOM

Compact Disk Read Only Memory

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố- hiện đại hố

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐHQG


Đại học Quốc Gia

ĐHSP

Đại học Sư phạm

GDNC

Giảng dạy nghiên cứu

GD thể chất

Giáo dục thể chất

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KH chính trị

Khoa học chính trị

KH giáo dục

Khoa học giáo dục

KHTN

Khoa học tự nhiên


KHXH

Khoa học xã hội

Sinh- KTNN

Sinh- Kỹ thuật nông nghiệp

TT- TV

Thông tin – Thư viện

VTL

Vốn tài liệu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Nhóm người dùng tin phân theo trình độ
Bảng 2: Nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học
Bảng 3: Tình hình sử dụng các loại hình tài liệu của Trung tâm
Bảng 4: Các hình thức tra cứu được bạn đọc thường xuyên sử dụng
Bảng 5: Đánh giá của người dùng tin về khả năng tìm tài liệu tại Trung tâm
Bảng 6: Đánh giá của người dùng tin về vốn tài liệu của Trung tâm
Bảng 7: Mức độ sử dụng của người dùng tin về các hình thức phục vụ
Hình 1: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Trung Tâm TT – TV Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………….

1

CHƯƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRONG XU THẾ ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO……………………………………

5

1.1. Trường ĐHSP Hà Nội với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành giáo dục……………………………………………………......

5

1.1.1. Khái quát về trường ĐHSP Hà Nội……………………………..

5

1.1.2. Trường ĐHSP Hà Nội trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đào
tạo………………………………………………………………............

10

1.2. Vai trò của Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội trong xu thế
đổi mới giáo dục và đào tạo…………………………………………..

15


1.2.1. Đặc điểm hoạt động của Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà
Nội……………………………………………………………………...

15

1.2.2. Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội trong quá trình hỗ trợ
cơng tác học tập và giảng dạy………………………………………….

21

1.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm TT – TV
trường ĐHSPHN……………………………………………………...

22

1.3.1. Đặc điểm người dùng tin của Trung tâm TT – TV trường ĐHSP
Hà Nội………………………………………………………………….
1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin tại Trung tâm TT – TV trường ĐHSP Hà
Nội……………………………………………………………………...

26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ
BẠN ĐỌC TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI………………………….

33

2.1. Hoạt động phục vụ tại hệ thống các phòng đọc…………………….


34

2.1.1. Phòng đọc sách………………………………………………….

34


2.1.2. Phịng đọc báo, tạp chí……………………..................................

39

2.1.3. Phịng đọc luận văn, luận án………………………………….....

42

2.2. Hoạt động phục vụ tại hệ thống các phịng mượn………………….

42

2.2.1. Phịng mượn sách giáo trình…………………………………….

43

2.2.2. Phịng mượn sách tham khảo……………………………………

48

2.3. Hoạt động phục vụ tại hệ thống các phòng tin học............................


48

2.3.1. Phòng đa phương tiện (Multimedia)…………………………….

49

2.3.2. Phòng Internet…………………………………………………...

50

2.4. Nhận xét, đánh giá các hoạt động phục vụ bạn đọc tại Trung tâm
Thông tin - Thư viện trường ĐHSP Hà Nội……...............................

52

2.4.1. Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị……………...

52

2.4.2. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ Trung tâm TT- TV

53

2.4.3 Khả năng sử dụng các các sản phẩm và dịch vụ thông tin………

54

2.4.4. Mức độ đáp ứng của nguồn lực thông tin……………………….

56


2.4.5. Chất lượng phục vụ thông tin - thư viện………………………...

57

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT
LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ
VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI…………………………..... 61
3.1. Tăng cường nguồn lực thông tin……………………………………..

61

3.2. Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị……………………………

64

3.3. Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thơng tin……………………

65

3.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và người dùng tin........................

69

3.5. Mở rộng mối quan hệ hợp tác………………………………………..

72

KẾT LUẬN……………………………………………………………


74

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………

76

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thư viện là một thiết chế văn hố. Thơng qua các hoạt động chun
mơn mang tính đặc thù, Thư viện thực hiện các chức năng giáo dục, văn hố,
thơng tin và giải trí, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng cho phát
triển xã hội thông tin và tiến tới xã hội tri thức.
Công tác phục vụ bạn đọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
thư viện, là cầu nối giữa bạn đọc và kho tài liệu của thư viện, là khâu cơng tác
cuối cùng, là mục đích cao nhất của mọi hoạt động thư viện. Hiệu quả của
công tác phục vụ bạn đọc là tiêu chuẩn, là thước đo để đánh giá chất lượng
hoạt động của mỗi thư viện.
Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
(Trung tâm TT- TV trường ĐHSP Hà Nội) là một bộ phận cấu thành của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có chức năng phục vụ cơng tác nghiên cứu
khoa học và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của
cán bộ, sinh viên trong toàn trường.
Trong những năm gần đây dưới tác động của chuyển đổi cơ chế và sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), Trung tâm đã có những
biến đổi tích cực cả về lượng và chất. Kho tư liệu được bổ sung thêm nhiều tài
liệu phi truyền thống góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu đọc. Bạn
đọc đến Trung tâm ngày càng tăng, trong khi đó phương thức phục vụ của

Trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả phục vụ chưa cao. Việc nâng cao
chất lượng phục vụ bạn đọc tại Trung tâm TT- TV trường ĐHSP Hà Nội đòi
hỏi phải có những giải pháp mang tính tổng thể và hữu hiệu.
Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: "Tổ chức phục vụ bạn đọc tại
Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội" làm đề tài
luận văn thạc sĩ khoa học thư viện.


2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Bạn đọc là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện.
Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là đối tượng của hoạt động thông
tin - thư viện. Trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên
quan tới công tác phục vụ bạn đọc như: Hội thảo “Văn minh giao tiếp, văn
hoá ứng xử của cán bộ thủ thư" tổ chức tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
Đại học Quốc Gia (ĐHQG) Hà Nội với bài viết "Đổi mới phương thức phục
vụ bạn đọc trong các trường đại học" của tác giả Hoàng Tố Nga với nội dung
chủ yếu về cách thức phục vụ bạn đọc trong thư viện đại học. Hay bài viết
“Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Đại học khoa học Huế" của tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà đăng trong tạp chí Thư viện Việt Nam (số 2/2007) với
nội dung về thực trạng cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ
tại thư viện Đại học khoa học Huế.
Ngồi các hội thảo khoa học, cịn có nhiều khoá luận tốt nghiệp của
sinh viên cũng như một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành thư viện quan tâm
nghiên cứu đến vấn đề này như: Sinh viên Nguyễn Thị Nhàn với đề tài “Nâng
cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại thư viện trường Đại học Ngoại Thương
(năm 2007); Thạc sĩ Đặng Thị Phương Thảo với đề tài: "Đổi mới công tác
phục vụ thông tin - thư viện ở thư viện Quân đội" (năm 2006).
Đặc biệt có 3 luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Trung tâm Thông tin-Thư
viện trường ĐHSP Hà Nội. Ba luận văn này đã đi sâu vào nghiên cứu các vấn
đề: “Tăng cường nguồn lực thơng tin” của tác giả Nguyễn Thị Thuận; “Hồn

thiện bộ máy tra cứu” của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc; “Hoàn thiện tổ
chức và nâng cao hiệu quả hoạt động tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
trường ĐHSP Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Trang. Tuy nhiên, chưa
có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và tồn diện về cơng tác tổ
chức phục vụ bạn đọc tại Trung tâm TT-TV Trường ĐHSP Hà Nội.


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tại Trung
tâm TT- TV trường ĐHSP Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu :
- Về mặt không gian: Giới hạn trong nội dung tổ chức phục vụ bạn đọc
tại hệ thống các phòng phục vụ thuộc Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà
Nội .
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tại
Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội trong khoảng thời gian 5 năm gần
đây
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn đã sử dụng các phương pháp:
- Quan sát: Quan sát trực tiếp tại Trung tâm TT- TV trường ĐHSP Hà
Nội.
- Phỏng vấn: 50 đối tượng người dùng tin của Trung tâm TT- TV
Trường ĐHSP Hà Nội gồm: Cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy nghiên cứu,
học viên cao học, sinh viên và học sinh khối phổ thông chuyên.
- Điều tra bằng phiếu hỏi: phiếu được phát ra cho 300 người dùng tin
của Trung tâm. Số phiếu thu về là 282 phiếu.
- Thống kê cho xử lý số liệu thu thập được từ phiếu điều tra, phiếu yêu
cầu của người dùng tin.
- Phân tích tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tài liệu.
5. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

* Mục đích:
Đánh giá thực trạng công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tại Trung tâm
TT-TV trường ĐHSP Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi


nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động phục vụ bạn đọc tại Trung
tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin tại Trung tâm TTTV trường ĐHSP Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tại Trung tâm
TT-TV trường ĐHSP Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng phục
vụ bạn đọc.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đưa ra các đánh giá thực trạng hoạt động tổ chức phục vụ bạn
đọc tại Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội.
Những kết quả nghiên cứu, các đề xuất giải pháp trong Luận văn có thể
được xem xét và ứng dụng vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng
phục vụ bạn đọc trong các thư viện đại học nói chung và tại Trung tâm TTTV trường ĐHSP Hà Nội nói riêng.
7. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung Luận văn được kết cấu trong ba
chương:
Chương 1: Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội trong xu thế đổi
mới giáo dục và đào tạo.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tại Trung tâm
TT-TV trường ĐHSP Hà Nội.
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ
bạn đọc tại Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội.



CHƯƠNG 1
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRONG XU THẾ ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với công tác đào tạo nguồn nhân
lực cho ngành giáo dục
1.1.1. Khái quát về trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trường ĐHSP Hà Nội được thành lập ngày 11/10/1951 theo quyết định
số 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục. Ngày 10/12/1993 theo Nghị định 97/CP
của Chính phủ, Trường ĐHSP Hà Nội 1 là một trường thành viên thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội. Theo Quyết định 201/QĐTTG ngày 12/10/1999 của
Thủ tướng Chính phủ, trường ĐHSP Hà Nội tách khỏi Đại học Quốc gia Hà
Nội thành trường ĐHSP Hà Nội.
Trường ĐHSP Hà Nội là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống
các trường sư phạm, là trung tâm lớn về đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa
học, nơi đây đã tạo ra nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học ưu tú và danh tiếng
cho đất nước.
Các giai đoạn lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của trường
bao gồm: Giai đoạn 1951-1966 mang tên Trường ĐHSP Hà Nội; Giai đoạn
1966-1993 mang tên trường ĐHSP Hà Nội 1; Giai đoạn 1993- 1999 mang tên
Trường ĐHSP Hà Nội thuộc ĐHQG Hà Nội; từ tháng 10-1999 đến nay lại
mang tên trường ĐHSP Hà Nội. Hiện nay, Trường ĐHSP Hà Nội là một trong
hai trường đại học sư phạm trọng điểm của nước ta.
Quá trình hơn 50 năm xây dựng và phát triển của trường ĐHSP Hà Nội
đã gắn liền với sự phát triển của đất nước và của nền giáo dục Việt Nam.
Trường ĐHSP Hà Nội đã và đang phấn đấu làm tròn chức năng "máy cái" của
ngành Giáo dục, trở thành trường chuẩn mực đào tạo giáo viên các cấp có


chất lượng cao có khả năng nghiên cứu khoa học làm nòng cốt thúc đẩy sự

phát triển của hệ thống ngành sư phạm trong cả nước, góp phần giải quyết các
vấn đề then chốt của nền giáo dục quốc dân nói chung và của ngành sư phạm
nói riêng.
Trong q trình xây dựng và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới,
trường ĐHSP Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, được xã hội
tín nhiệm và đánh giá cao. Từ năm 1996 đến nay, Trường đã tuyển được
nhiều học sinh giỏi, xuất sắc vào học, thực hiện đào tạo cử nhân khoa học tài
năng ở 7 khoa trong trường. Một số sinh viên của hệ đào tạo cử nhân khoa
học tài năng được cử đi học nước ngoài. Nhiều sinh viên đứng đầu trong các
kỳ thi Olympic về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Những cử nhân
khoa học tài năng này là nguồn cán bộ trẻ cho Nhà trường và một số trường
đại học, cao đẳng, cơ quan nghiên cứu và các trường phổ thơng trung học.
* Thành tích giáo dục đào tạo:
Trường ĐHSP Hà Nội là một trong những trường có thành tích xuất sắc
trong đào tạo tài năng trẻ cho đất nước. Hệ Trung học phổ thông chuyên đã
đào tạo gần 2.000 học sinh phổ thơng loại giỏi và xuất sắc. Có 36 học sinh
đoạt Huy chương (10 Huy chương Vàng, 17 Huy chương Bạc, 11 huy chương
Đồng) tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Đặc biệt, liên tục từ năm 1999 đến nay,
năm nào Trường cũng có học sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic quốc tế
và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tính đến năm 2007, Trường đã đào tạo hơn 80.000 cử nhân, hơn 5.000
thạc sĩ và hơn 700 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học. Trường ĐHSP Hà Nội là cơ sở đào
tạo sau đại học đầu tiên trong cả nước (bắt đầu đào tạo sau đại học từ năm
1970). Trường có 40 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 39 chuyên ngành đào
tạo tiến sĩ.


* Thành tích nghiên cứu khoa học:
Trường ĐHSP Hà Nội là đơn vị trọng điểm trong nghiên cứu khoa học
và ứng dụng khoa học giáo dục của ngành. Trường có hơn 2.000 cơng trình

nghiên cứu khoa học. Trong giai đoạn 1996-2007, Trường có trên 600 đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ, trong đó có 178 đề tài thuộc
các chương trình trọng điểm Quốc gia, 11 đề tài đặc biệt cấp Bộ, 3 đề tài
trọng điểm cấp Bộ, . . . Nhiều nhà khoa học của trường trở thành các nhà khoa
học tầm cỡ Quốc gia, Quốc tế và được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh và giải
thưởng Nhà nước.
Phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học cũng mang về cho Trường
nhiều thành tích cao. Liên tục từ năm 1998 đến nay, trường đều có sinh viên
đạt giải cao. Năm 2003 Trường có hơn 600 cơng trình nghiên cứu khoa học
của sinh viên. Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận là một trong
những đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong phong trào sinh viên nghiên cứu
khoa học. Trong 10 năm gần đây, Trường có 8 giải Nhất, 11 giải Nhì, 6 giải
Ba và 20 giải Khuyến khích cấp Bộ của sinh viên nghiên cứu khoa học.
Trường là một trong 7 trường đại học có thành tích sinh viên nghiên cứu khoa
học cao nhất trong cả nước.
* Quan hệ quốc tế
Trường ĐHSP Hà Nội mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học với nhiều cơ quan đào tạo và nghiên cứu ngoài nước như: Đại học
Ritsumeikan, Đại học South - Australia, Đại học Công nghệ Sydney, Đại học
Posdam, Đại học Pari 11 , Pari 13, Đại học Toulouse, . . . Trong hơn 50 năm
xây dựng và phát triển trường ĐHSP Hà Nội đã có hơn 40 năm hoạt động
quan hệ quốc tế với 33 nước, 100 trường và tổ chức quốc tế. Trường đã hợp
tác với các nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo.


* Chức năng, nhiệm vụ:
Trong giai đoạn đổi mới giáo dục phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước, Trường ĐHSP Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ chính sau:
- Làm nòng cốt cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ, giảng viên, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn chương trình,

giáo trình, tổ chức, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa
học ứng dụng….
- Tư vấn cho cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục, đào tạo giáo
viên, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, cải cách giáo dục.
- Đào tạo giáo viên chất lượng cao cho tất cả các bậc học, ngành học từ
trình độ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ.
- Đào tạo cán bộ giảng dạy cho các trường sư phạm các cấp, đào tạo
nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ các trường trung học chuyên nghiệp, các
trường cao đẳng, đại học.
- Bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đương chức theo chuẩn của
các cấp học.
- Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, khoa học giáo dục.
- Mở rộng hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học trong và
ngoài nước.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để từng bước xây
dựng và hoàn chỉnh cơ sở vật chất theo hướng hiện đại để xứng đáng là
trường đại học sư phạm trọng điểm.
* Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay cơ cấu tổ chức của trường ĐHSP Hà Nội bao gồm Đảng Uỷ,
Ban Giám hiệu, Cơng đồn, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội
sinh viên, Ban Thanh tra giáo dục, Ban Thanh tra nhân dân, 11 phòng ban


chức năng, 11 đơn vị phục vụ đào tạo và nghiên cứu, 22 khoa và bộ môn trực
thuộc và 27 đơn vị nghiên cứu khoa học. (Xem hình 1)

Hình 1: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học sư phạm Hà Nội
ĐẢNG UỶ

CƠNG ĐỒN


BAN GIÁM HIỆU

PHỊNG, BAN
CHỨC NĂNG

ĐƠN VỊ PHỤC VỤ
ĐÀO TẠO

- Phòng tổ chức Cán
bộ
- Phòng đào tạo
- Phòng Quản lý khoa
học
- Phịng Hành chính
Tổng hợp
- Phịng kế hoạch Tài
chính
- Phịng Quản trị
- Phịng cơng tác
Chính trị
- Phịng Hợp tác quốc
tế

- Trung tâm Thông tin
thư viện
- Nhà xuất bản ĐHSP
Hà Nội
- Trung tâm khảo thí và
đảm bảo chất lượng

- Trung tâm công nghệ
thông tin
- Trường PTTH Nguyễn
Tất Thành
- Khối THPT Chuyên
- Tạp chí khoa học
- Bản tin ĐHSP Hà Nội
- Ký túc xá
- TrạmY tế

CÁC KHOA VÀ BỘ
MƠN

ĐỒN TNCSHCM

ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

- Khoa Tốn - Tin
- Khoa Cơng nghệ thơng
tin
- Khoa Vật lý
- Khoa Hố học
- Khoa Sinh - Kỹ thuật
nông nghiệp
- Khoa sư phạm kỹ thuật
- Khoa Ngữ văn
- Khoa lịch sử
- Khoa Địa lý
- Khoa Tâm lý Giáo dục

- Khoa Quản lý Giáo dục
- Khoa Giáo dục Chính
trị
- Khoa Giáo dục mầm
non
- Khoa Giáo dục tiểu học
- Khoa Giáo dục đặc biệt
- Khoa Sư phạm Âm
nhạc mỹ thuật
- Khoa Giáo dục thể chất
- Khoa Tiếng Anh
- Khoa Tiếng Pháp
- Khoa Việt Nam học
- Giáo dục quốc phòng
- Bộ môn tiếng Nga
- Trung tâm giáo dục từ
xa

- Viện nghiên cứu Sư
phạm
- LABO công nghệ dạy
học
- Trung tâm nghiên cứu
& Sản xuất học liệu
- Trung tâm nghiên cứu
tiểu sử
- Trung tâm nghiên cứu
giáo dục học
- Trung tâm nghiên cứu
tâm lý học sinh lý lứa

tuổi
- Trung tâm nghiên cứu
giáo viên
- Trung tâm nghiên cứu
rừng ngập mặn
- Trung tâm nghiên cứu
Hán nôm
- Trung tâm giáo dục
dân số
- Trung tâm giáo dục
môi trường
- Trung tâm Địa lý ứng
dụng
- Trung tâm Hàn Quốc
học
- Bảo tàng sinh vật


1.1.2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trước yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo
Cùng với sự đổi mới của đất nước trong hơn hai thập niên vừa qua, hệ
thống giáo dục Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học nói riêng đã
tiến hành nhiều đổi mới quan trọng. Trong đó Đảng và Nhà nước ta xác định:
Giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục
và đào tạo được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố (CNH-HĐH), là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.
Giáo dục và đào tạo là một trong ba lĩnh vực then chốt cần đột phá để làm
chuyển động tình hình kinh tế xã hội, tạo bước chuyển mạnh về chất cho phát
triển nguồn nhân lực. Do vậy, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo
dục và đào tạo. Trong chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2012 có chỉ đạo: Trong năm 2010,

giáo dục đại học thực hiện 3 nội dung chính: triển khai chương trình hành
động thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, các trường đại học thực hiện cam kết
chất lượng- chương trình đổi mới trong 3 năm và chiến lược phát triển 5 năm
hoặc 10 năm. Để thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, từ nay đến 2012, Bộ Giáo
dục và đào tạo triển khai thực hiện chương trình hành động với 11 nội dung
sau: Tổ chức nghiên cứu, thảo luận trong toàn ngành và xã hội: Làm gì để
đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; Rà soát các chỉ tiêu phát triển giáo
dục đại học giai đoạn 2010- 2012; Hoàn thiện và triển khai thực hiện hệ thống
văn bản pháp luật về giáo dục đại học; Đổi mới quản lý trong cơ quan Bộ
Giáo dục và Đào tạo; Phân công, phân cấp quản lý các trường đại học, cao
đẳng; Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; Qui hoạch xây dựng các trường
đại học trong các tỉnh, các khu đại học tập trung qui hoạch và xây dựng ký túc
xá sinh viên; Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó;
Đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học; Đánh giá và kiểm định chất


lượng giáo dục đại học; Đổi mới quản lý và triển khai nghiên cứu khoa học.
Trong đổi mới quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo đi theo hướng phân cấp đối
với các cơ sở đào tạo. Phân cấp ở đây là phân quyền, trao quyền tự chủ cho
các trường. Cần phân chia các trường đại học thành các nhóm: chất lượng tốt
và trung bình- kém.
Thực tế cho thấy cơng cuộc đổi mới giáo dục đã và đang diễn ra mạnh
mẽ, sâu rộng và là sự quan tâm của nhiều Quốc gia. Hơn bao giờ hết đổi mới
giáo dục được ngành ngành, nhà nhà và toàn xã hội quan tâm. Để thực hiện
đổi mới giáo dục và phấn đấu trở thành trường đại học sư phạm trọng điểm,
trong nhiều năm qua trường ĐHSP Hà Nội luôn chú trọng đổi mới các khía
cạnh sau:
* Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy
Trường ĐHSP Hà Nội là một trong những cái nôi lớn đào tạo và cung
cấp cho đất nước các thế hệ giáo viên, giảng viên từ mầm non đến đại học.

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của Trường, chất lượng đào tạo luôn
được Nhà trường đặc biệt quan tâm. Một trong những yếu tố quyết định đến
chất lượng giáo dục phải kể đến việc cải tiến nội dung, phương pháp giảng
dạy. Đổi mới nội dung - phương pháp giáo dục được coi là một cuộc cách
mạng, có ý nghĩa quyết định sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học.
Trong đó, Nhà trường đã xác định: "Nội dung giáo dục đại học
(GDĐH) phải có tính hiện đại và phát triển bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến
thức khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và các bộ mơn khoa học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tương ứng với trình độ chung của khu vực và
thế giới.


Phương pháp GDĐH phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự
nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện
kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng." [3, tr. 19]
Nhà trường đã tiến hành cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo
hướng tinh giản, vững chắc và bám sát đối tượng; Hình thành phương pháp
đào tạo tích cực theo quan điểm “Biến q trình đào tạo thành q trình tự
đào tạo” nhằm phát huy tính tích cực của người học, đề cao tinh thần tự học,
tự nghiên cứu, khả năng tư duy độc lập của người học qua các xêmina, làm
bài tập lớn, tập dượt nghiên cứu khoa học, làm khoá luận tốt nghiệp.
Đổi mới về phương pháp giảng dạy còn được thể hiện trong việc áp
dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, lấy người học làm trung tâm, giảng
dạy chương trình hóa và cá thể hóa của cán bộ giảng viên. Việc dạy học theo
phương pháp này đã phần nào khắc phục những hạn chế của phương pháp
giảng dạy truyền thống thụ động, theo phương pháp độc thoại, kiểu cho nhận,
đồng thời biến quá trình dạy - học thành quá trình chuyển giao tri thức nhiều
chiều giúp người học không chỉ học ở thầy, học ở bạn, ở giảng đường mà còn
học ở nhiều mơi trường khác nhau. Có thể nói trường ĐHSP Hà Nội là nơi

xuất hiện sớm việc dạy học nêu vấn đề.
Với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước,
Nhà trường rất chú trọng và đẩy mạnh đổi mới chương trình, đổi mới phương
pháp dạy học, tư liệu dạy và học ở phổ thông và đại học, sử dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, giáo dục và đào tạo.
* Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Trường đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn,
trình độ chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ.
Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, Trường ln đảm bảo tính cân đối về
cơ cấu về số lượng và chất lượng, về độ tuổi, trình độ, tư tưởng, chun mơn


và nghiệp vụ. Đặc biệt việc cân đối giữa đội ngũ cán bộ trẻ với việc sử dụng
và phát huy vai trị của các giáo sư có tên tuổi kết hợp với bồi dưỡng cán bộ
giảng dạy trẻ để đảm bảo tính liên tục của đội ngũ giảng viên và tạo uy thế
của Trường.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu
khoa học, giáo viên hướng dẫn thực hành thí nghiệm, Trường cịn tăng cường
xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ vững mạnh. Xây dựng đội
ngũ cán bộ theo hướng tinh giản, vững chắc và tiêu chuẩn hóa. Ngay từ khi
tuyển dụng cán bộ, Trường cũng đưa ra những điều kiện phù hợp với yêu cầu
công việc và phù hợp với mặt bằng chung của xã hội.
Nhà trường chú trọng đến nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo
hướng toàn diện, đảm bảo cho cán bộ phải vừa hồng, vừa chuyên, vừa có đức,
vừa có tài. Song song với việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ về khoa học cơ
bản, Nhà trường cịn chú trọng nâng cao trình độ khoa học giáo dục sư phạm.
Điều này giúp cán bộ giảng viên nắm vững lý luận và có khả năng vận dụng
lý luận vào thực tiễn. Giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ của Trường, của
ngành sư phạm, của ngành giáo dục và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ
các mục tiêu kinh tế xã hội đang đặt ra.

Trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ về công
nghệ thông tin như: Các lớp khai thác Internet, ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Liên tục mở các lớp học ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung,
tiếng Pháp,....) ở mọi trình độ cho cán bộ. Trường cũng tổ chức các khóa
luyện thi ngoại ngữ lấy chứng chỉ quốc tế như TOEFL,.. Kết hợp đào tạo cán
bộ trong nước và nước ngoài, lấy việc đào tạo trong nước làm động lực chủ
yếu.
Trường luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, trong những
năm gần đây Trường đã tuyển được hơn 250 giảng viên mới phần lớn là sinh


viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc. Trong số giảng viên của Trường, có hơn
100 giảng viên đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, gần 130 giảng viên bảo
vệ thành công luận văn thạc sĩ trong và ngồi nước.
Trong 5 năm trở lại đây, Trường đã đón tiếp 140 đoàn khách nước
ngoài và cử 167 đoàn với 370 lượt người ra nước ngoài để hợp tác trao đổi
với tổng kinh phí viện trợ 4 triệu USD Mỹ thông qua dự án giáo dục và đào
tạo, 100.000 USD Mỹ thông qua viện trợ thiết bị. Trường đã đào tạo 400 cán
bộ cho Lào và 100 cán bộ cho các nước khác ở các bậc học cử nhân, thạc sĩ
và tiến sĩ. Trường đã gửi 500 lượt cán bộ và sinh viên của trường đi đào tạo ở
nước ngoài.
Hiện nay, Trường có 1.331 cán bộ trong đó có 951 giảng viên, 19 nhà
giáo nhân dân, 74 nhà giáo ưu tú, 24 giáo sư, 126 phó giáo sư, 274 tiến sĩ, tiến
sĩ khoa học và 327 thạc sĩ. Các nhà khoa học của trường là chủ biên hoặc
đồng tác giả của phần lớn chương trình, sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn
dạy và học ở trường phổ thông và trường cao đẳng sư phạm. Các kết quả của
nhiều đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học ở
phổ thông đã được chuyển giao cho ngành giáo dục, qua đào tạo giáo viên và
hệ thống chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ mà Bộ Giáo dục
và Đào tạo giao cho Trường.

* Đổi mới về cơ sở vật chất trang thiết bị
Cơ sở vật chất trang thiết bị và môi trường sư phạm là một trong những
yếu tố quan trọng để đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên
cứu khoa học. Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường ngày càng được tăng cường.
Trường hiện đã có đủ giảng đường, sân vận động, phịng thí nghiệm,
xưởng thực hành, vườn thí nghiệm, cơ sở thực tập và nhiều phương tiện kỹ
thuật hiện đại phục vụ cho việc dạy-học. Bằng nguồn vốn khoa học công
nghệ, Trường đã đầu tư xây dựng các phịng thí nghiệm và cơng nghệ sinh


học với tổng số vốn hơn 29 tỉ đồng. Các phịng thí nghiệm này có tác dụng rất
lớn trong triển khai thí nghiệm, nghiên cứu bồi dưỡng cán bộ, thu hút chuyên
gia nước ngoài vào làm việc và thực hiện có hiệu quả các cơng nghệ ni cấy
mơ. Đặc biệt giảng đường của Trường có tổng diện tích là 19.760 m2 với 181
phịng. Phịng máy tính có tổng diện tích là 6.334 m2 với 36 phịng, phịng thí
nghiệm có tổng diện tích là 2.545 m2 với 38 phịng, và một Trung tâm TT-TV
bốn tầng có khn viên đẹp với tổng diện tích hơn 5.000 m2.
Trong “Kế hoạch phát triển trường ĐHSP Hà Nội đến năm 2010 và
định hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trường ĐHSP Hà Nội
trọng điểm" đã xác định:
- Trường tập trung nguồn lực cao cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật trường ĐHSP Hà Nội trọng điểm.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được thiết lập phải đảm bảo tính hiện
đại đồng bộ và chuẩn mực, đáp ứng ở mức độ cao yêu cầu hoạt động và phát
triển trường đại học sư phạm trọng điểm.
- Hệ thống cơ sở vất chất kỹ thuật được thiết lập cần kế thừa, khai thác
có hiệu quả những gì đã có, đảm bảo tính kinh tế của phương án đầu tư. [4,
tr17].
1.2. Vai trị của Trung tâm Thơng Tin - Thư Viện trường Đại học Sư
phạm Hà Nội trong xu thế đổi mới giáo dục và đào tạo

1.2.1. Đặc điểm hoạt động của Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà
Nội
Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trung tâm)
ra đời vào ngày 11 tháng 10 năm 1951 cùng với sự ra đời của trường ĐHSP
Hà Nội. Trung tâm là đơn vị phục vụ và hỗ trợ công tác đào tạo của Trường.
Xuất phát từ thư viện truyền thống nghèo nàn về cơ sở vật chất cũng như vốn
tài liệu, ngày nay Trung tâm đã được đầu tư một cơ ngơi khang trang với toà


nhà bốn tầng khép kín có tổng diện tích sử dụng hơn 5000m2. Đội ngũ cán bộ
phần lớn được đào tạo đúng chuyên ngành TT - TV, có năng lực cơ bản đáp
ứng được yêu cầu hoạt động của Trung tâm.
* Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học
Sư phạm Hà Nội
Trung tâm có chức năng nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý, cung cấp
tài liệu về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và ứng dụng tiến
bộ khoa học cơng nghệ. Tổ chức tốt các hình thức phục vụ bạn đọc để cán bộ,
giảng viên, sinh viên khai thác một cách có hiệu quả vốn tư liệu, góp phần
phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường ĐHSP Hà Nội
trong giai đoạn mới.
Để hoàn thành chức năng trên, Trung tâm phải làm tốt những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Tham mưu, lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho Ban Giám hiệu về
công tác thông tin tư liệu, nâng cấp bổ sung các phương tiện, tài liệu trên cơ
sở kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được duyệt phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của Trường.
- Thu thập, bổ sung, trao đổi và xử lý tài liệu nhằm cung cấp những
thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm tin của bạn đọc.
- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản tốt nguồn tài liệu của Trường.
- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin theo phương pháp truyền thống và

hiện đại, làm tốt công tác phục vụ và phổ biến thông tin.
- Thu nhận đầy đủ tài liệu nộp lưu chiểu từ Nhà xuất bản ĐHSP Hà
Nội, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo, các đề
tài nghiên cứu khoa học các cấp…..


- Nghiên cứu các vấn đề về khoa học thông tin - thư viện, ứng dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào xử lý tài liệu, thông tin và phục
vụ nhu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thư viện và trang bị kỹ năng khai thác thông tin
cho đông đảo người dùng tin của Trường.
- Xây dựng quy chế hoạt động và các nội quy của Trung tâm nhằm
quản lý tốt vốn tài liệu.
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ nhằm trao đổi kinh nghiệm và
chia sẻ nguồn lực thông tin với các trường đại học, các tổ chức, các cơ quan
thông tin trong và ngồi nước.
Thực tế cho thấy, hoạt động thơng tin - thư viện tại Trung tâm không
chỉ đơn thuần là hoạt động thông tin khoa học như các trung tâm thông tin thư viện thuộc các trường đại học khác, mà cịn bao gồm cả hoạt động thơng
tin khoa học giáo dục. Bên cạnh việc cung cấp thông tin tài liệu về các ngành
khoa học tự nhiên (KHTN), khoa học xã hội (KHXH), khoa học ứng dụng,
trong cơ cấu nguồn lực thơng tin tại Trung tâm cịn có một số lượng lớn các
tài liệu về khoa học giáo dục (KHGD), về phương pháp giảng dạy các môn
học. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, các tài liệu về
phương pháp giảng dạy các môn học theo hướng tiến tiến, hiện đại đang được
người dùng tin đặc biệt quan tâm. Đây cũng là một trong các đặc điểm nhu
cầu tin của Trung tâm.
* Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT-TV Trường ĐHSP Hà Nội
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội được
giới thiệu ở hình 2.



Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT - TV Trường ĐHSP Hà Nội

BAN GIÁM ĐỐC

TỔ NGHIỆP
VỤ

TỔ MƯỢN

TỔ ĐỌC

TỔ
TIN HỌC

P. Bổ sung

P. Giáo trình

P. Đọc sách
(Kho đóng)

P. Máy chủ

P. Biên mục

P. Mượn TL
tham khảo


P. Làm thẻ

TỔ BẢO VỆ
VÀ VỆ SINH

P. Tra cứu
(Kho mở)
P. Đọc Báo, tạp
chí, LA (Kho
đóng)
P. Đọc Báo, tạp
chí (Kho đóng)

Phịng
Internet 1
Phịng
Internet 2

Phịng
Multimedia

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ngồi Ban Giám đốc (gồm có Giám đốc
phụ trách chung và một phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ và phục vụ bạn
đọc) thì Trung tâm được chia thành các bộ phận tương ứng với các tổ thực
hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xử lý nghiệp vụ.


- Phục vụ bạn đọc (phục vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà).
- Tra tìm và truy cập thơng tin.

+ Tổ nghiệp vụ (Hệ thống các phòng nghiệp vụ) bao gồm: phòng bổ
sung - trao đổi, phòng biên mục xử lý nghiệp vụ và phòng làm thẻ, quản lý
bạn đọc (người dùng tin) trong suốt quá trình sử dụng tài liệu tại Trung tâm.
Đây là nơi tiếp nhận tài liệu và thực hiện chu trình đường đi của tài liệu ở
Trung tâm.
+ Tổ mượn (Hệ thống các phòng mượn) bao gồm:
- Phịng mượn sách giáo trình
- Phịng mượn sách tham khảo
+ Tổ đọc (Hệ thống các phòng đọc) gồm có:
- Phịng đọc sách kho đóng: Diện tích 400m2 có sức chứa 300 chỗ ngồi.
- Phịng đọc báo, tạp chí kho đóng: Diện tích 350m2 với 250 chỗ ngồi.
- Phịng đọc sách kho mở: Diện tích 260m2 với 120 chỗ ngồi.
- Phịng đọc báo, tạp chí kho mở: Diện tích 110m2 với 80 chỗ ngồi.
- Phòng đọc luận văn, luận án: Diện tích 350m2 với 260 chỗ ngồi
+ Tổ tin học (Hệ thống các phịng tin học) gồm có:
- Hai phịng Internet với tổng diện tích 180m2 gồm 70 máy tính nối
mạng Internet và mạng LAN.
- Phịng Multimedia với tổng diện tích 50m2 được trang bị 15 máy tính
nối mạng Internet và mạng LAN, 10 đài catset, 6 ti vi và 6 đầu video
với đầy đủ tai nghe.
- Phòng máy chủ có diện tích 50m2 với 4 máy chủ hoạt động 24/24.
Hệ thống các phòng chức năng trên là các bộ phận hữu cơ tạo nên hoạt
động liên tục của Trung tâm. Mỗi một phòng thực hiện một nhiệm vụ độc lập
song luôn hỗ trợ nhau và tạo nên một dây chuyền thơng tin tư liệu khép kín.
* Đội ngũ cán bộ của Trung tâm TT-TV Trường ĐHSP Hà Nội


×