Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Văn hóa làng ven biển với việc phát triển du lịch thành phố nha trang tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 132 trang )

Bộ văn hoá, thể thao v du lịch
Trờng đại học văn hoá H Nội
---&---

H đỗ quyên


Văn hoá lng ven biển với việc
phát triển du lịch tại thnh phố
nha trang, tỉnh khánh ho
(Qua khảo sát làng Cửa Bé, thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa)

Chuyên ngành: Văn hoá học
: 60 31 70

M số



luận văn thạc sĩ văn hoá học


Ngờihớngdẫnkhoahọc:PGS, ts Nguyễn duy b¾c
 
 
 
 
 

Hμ Néi - 2011




2

Mục lục
Trang
2

Mở đầu
Chơng 1:

Những vấn đề lý luận về văn hãa lμng ven

8

biĨn vμ lμng ven biĨn cưa bÐ, nha trang

1.1. Quan niƯm vỊ lµng

8

1.2. VỊ lµng vïng biĨn

10

1.3. VỊ văn hóa làng ven biển

16

1.4. Vài nét về làng ven biển Cửa Bé tại Nha Trang


21

Chơng 2:

Đặc trng văn hóa lμng ven biĨn Cưa BÐ

30

thμnh phè Nha Trang, tØnh Kh¸nh Hóa

2.1. Văn hóa sản xuất

30

2.2. Văn hóa vật thể

39

2.3. Văn hóa phi vật thể

54

Chơng 3 :

Khai thác các giá trị văn hóa lng ven

86

biển cửa bé vo việc phát triển du lịch tại

thnh phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

3.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa

86

3.2. Phát triển du lịch tại làng ven biển Cửa Bé, thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

96

3.3. Một số kiến nghị

109

Kết luận

114

Danh mục ti liệu tham khảo

116

PHụ LụC

121


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, được biển bao bọc trải dài
khắp phía Đơng đất nước. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, mở ra 12 hải lý và
vùng kinh tế mở ra 200 hải lý trong đó có nhiều đảo và quần đảo. Dọc bờ biển
lại có nhiều vũng, vịnh, đó là địa bàn thuận lợi để cư dân sinh sống và khai
thác thuỷ, hải sản. Tuy vậy, trong lịch sử dựng nước, biển cịn đóng vai trị
khá mờ nhạt trong đời sống của người dân Việt trên mảnh đất này, như một số
người đã từng đúc kết: người Việt “xa rừng, nhạt biển, chỉ đồng bằng”. Các tài
liệu khảo cổ học đã chứng minh rằng, dù người Việt gặp biển từ đầu thời kỳ
đồ sắt nhưng người dân tại vùng đồng bằng sơng Hồng chưa có xu hướng ra
biển. Xu thế này được kéo dài cho tới hết thời quân chủ phong kiến ở Việt
Nam với việc hàng loạt các triều đại áp dụng chính sách “bế quan, toả cảng”.
Chính vì vậy mà người Việt dường như bị bó mình trong các luỹ tre làng ở
vùng đồng bằng. Trong quá khứ, chính sách ấy có thể giúp Việt Nam tự bảo
vệ mình trước ngoại xâm và do kỹ thuật cịn chưa phát triển nên người Việt
đành tạm hài lòng với những gì mình có trong đất liền. Tuy nhiên, trong thời
đại ngày nay, để có thể phát triển đất nước, chúng ta phải biết khai thác tối đa
mọi nguồn tài nguyên tự nhiên đồng thời bảo vệ nó hiệu quả. Trong số đó,
biển là nguồn tài ngun q giá mà chúng ta cần quan tâm.
Hiện nay, để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, người ta không
chỉ đơn thuần dựa vào các chỉ số kinh tế mà họ cịn phải cân nhắc đến các yếu
tố văn hố, xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII từng nêu rõ: Văn hoá
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia khơng thể phát triển bền vững nếu nó
khơng được xây dựng trên nền tảng văn hố. Do đó, hơn lúc nào hết, trong
giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu văn hoá để phục vụ bảo tồn, phát huy các
giá trị truyền thống, tiếp thu những tinh hoa văn hoá mới nhằm phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội là điều được Đảng, Nhà nước và toàn dân ta coi trọng.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn hoá biển cũng đã được đặt ra từ lâu,

song chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Dẫu biết rằng do người Việt –


4
cư dân chủ thể của dải đất này – cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng châu thổ
nên những dấu tích văn hố cũng được xác lập ở đây rõ nhất, nhưng không thể
phủ nhận rằng người Việt cũng đã từng bước tiến một cách thận trọng ra biển
cả bao la. Dù còn e ngại, sợ hãi trước biển cả hung dữ nhưng trải qua thời gian
người Việt cũng đã xây dựng nên cho mình một văn hóa ứng xử với biển cả
mang những nét đặc trưng. Những năm gần đây, trong bối cảnh của công cuộc
đổi mới, xu hướng sử dụng, khai thác các yếu tố văn hoá như tín ngưỡng, lễ
hội, nghề thủ cơng truyền thống … đã được khơi dậy nhằm gìn giữ và phát
huy vốn văn hoá dân gian ở các vùng miền của Tổ quốc. Văn hoá của cư dân
vùng biển cũng đã được quan tâm, nghiên cứu và đưa vào khai thác, nhưng
còn ở mức độ nhất định.
Với hàng ngàn ki lô mét đường bờ biển, văn hoá của cư dân sinh sống
ven biển ở Việt Nam nói chung, vùng biển Nha Trang, Khánh Hồ nói riêng là
nguồn tài ngun q giá để khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Muốn khai thác hiệu quả nguồn lực này, khơng có cách nào khác chúng ta
phải hiểu về nguồn lực ấy.
Nha Trang được biết đến như một trong những thành phố du lịch nổi
tiếng bật nhất của cả nước, được ví là trung tâm du lịch của miền Trung. Với
hệ thống tài nguyên du lịch phong phú cùng hơn 400 khách sạn đạt tiêu chuẩn
quốc tế, thành phố Nha Trang ngày càng thu hút đông khách du lịch trong
nước và quốc tế. Đó là nguồn lợi lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, việc phát triển du lịch ở thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hồ cịn có một số bất cập. Đó là hoạt động du
lịch ở thành phố Nha Trang mới chỉ tập trung khai thác thế mạnh của mình là
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên như biển, đảo, các rạn san hô, các hệ thống

thác nước hoặc nguồn suối khoáng, bùn khoáng tự nhiên. Việc khai thác
nguồn tài nguyên thế mạnh này đã đem lại cho thành phố Nha Trang những
thuận lợi bước đầu trong quá trình phát triển du lịch tại địa phương nhưng
cũng lộ rõ những hạn chế. Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên, xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ du lịch đã tác


5
động xấu đến môi trường tự nhiên của khu vực. Vịnh Nha Trang đứng trước
nguy cơ ô nhiễm, các hệ sinh thái biển tại khu vực các đảo, rạn san hô đứng
trước nguy cơ bị huỷ diệt do hoạt động du lịch…
Trong khi đó với lịch sử hơn 350 năm xây dựng và phát triển, Nha
Trang, Khánh Hoà là mảnh đất giàu tài nguyên nhân văn, có thể khai thác
phục vụ cho hoạt động du lịch như văn hoá truyền thống của cư dân ven biển,
các phong tục tập quán, các tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống… Việc nghiên
cứu, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn này nếu được thực hiện
tốt khơng chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà
nó cịn củng cố, bảo tồn các giá trị văn hố q báu, đem lại sự phát triển bền
vững cho vùng.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Văn hóa làng ven biển với việc phát
triển du lịch tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Qua khảo sát làng Cửa
Bé, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa)” sẽ góp phần nhỏ bé vào việc phát
triển văn hóa và du lịch của địa phương.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu vấn đề
Như chúng ta đã biết, biển có vai trị quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế và hội nhập của đất nước. Chính vì vậy, đây là mối quan tâm của
khơng ít các nhà khoa học và các học giả. Mặc dù biển cả là đề tài được quan
tâm muộn hơn và ít được đề cập hơn so với các địa vực khác trong văn hố
nhưng nó cũng thu được những kết quả đáng kể. Nghiên cứu về cư dân ngư
nghiệp và văn hoá, truyền thống các làng ven biển ở Việt Nam, trước thế kỷ

XX đã có những tác giả đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề này như:
Quốc sử quán của triều Nguyễn với Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực
lục hay Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức. Sang thế kỷ XX, vấn
đề biển cả, cư dân ngư nghiệp và các tục lệ của họ cũng thu hút được sự quan
tâm của các học giả như Đào Duy Anh với tác phẩm Việt Nam văn hoá sử
cương viết năm 1938, nhà nghiên cứu Toan Ánh với tác phẩm Nếp cũ Việt
Nam phần Hội hè đình đám gồm hai quyển được xuất bản năm 1969 và 1974.
Sau này trong vùng chiếm đóng của Mỹ - nguỵ, nhà nghiên cứu Lê
Quang Nghiêm trên cơ sở khảo sát thực địa cũng đã cho ra đời cuốn sách


6
nghiên cứu về Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh Hoà vào năm 1970
do Trung tâm văn bút Việt Nam xuất bản.
Sau khi đất nước thống nhất, vấn đề phát triển kinh tế - văn hoá – xã
hội là một mục tiêu quan trọng. Biển cả lúc này khơng cịn là mối đe doạ, ẩn
họa với người Việt mà nó đã trở thành nguồn tài ngun q gía để góp phần
thực hiện thành cơng mục tiêu ấy. Vì vậy, biển, cư dân ngư nghiệp và văn hố
của nhóm cư dân này được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Trong khoảng
mười năm trở lại đây có các cơng trình nghiên cứu có giá trị về văn hóa biển là:
- Văn hoá dân gian làng ven biển của tập thể tác giả viện Nghiên cứu
văn hoá dân gian, năm 2000;
- Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Thiệu,
năm 2002;
- Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng là đề tài luận án
tiến sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Hương năm 2009;
Ngoài ra cịn có các bài báo, các tham luận tại các hội thảo xung
quanh đề tài cư dân ngư nghiệp và văn hoá của họ được xuất bản trong
thời gian qua.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu

tìm hiểu, nghiên cứu về đời sống văn hoá của cư dân sinh sống tại các làng
ven biển tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa với việc phát triển du
lịch tại địa phương. Tác giả luận văn lựa chọn đề tài "Văn hoá làng ven
biển với việc phát triển du lịch tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hoà (qua khảo sát làng Cửa Bé, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa)" làm đề tài tốt nghiệp hệ đào tạo thạc sĩ tại Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, hy vọng sẽ khắc phục phần nào sự thiếu hụt này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu về văn hố của nhóm cư dân làng ven
biển Cửa Bé, khu vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hồ.
Tuy nhiên do khn khổ luận văn có hạn, tác giả khơng thể đưa ra
trình bày hết các vấn đề về văn hoá vật thể và phi vật thể của làng ven biển


7
Cửa Bé ở thành phố Nha Trang. Vì vậy tác giả tập trung vào các yếu tố văn
hoá nổi bật như văn hóa sản xuất, cơng cụ lao động, hệ thống di tích trong
văn hố vật thể và ẩm thực, tổ chức xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo và lễ hội
truyền thống của ngư dân tại làng Cửa Bé, thành phố Nha Trang, Khánh
Hồ trong văn hố phi vật thể.
Tác giả nghiên cứu vấn đề này không chỉ nhằm mục đích giúp tìm hiểu
thêm về văn hố làng ở một khu vực đặc biệt – vùng biển Nam Trung bộ mà
cịn nhằm một mục đích khác là khai thác, phát triển các giá trị văn hóa đó đối
với việc phát triển du lịch bền vững tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Do vậy, tác giả luận văn cũng đề cập đến hoạt động du lịch tại khu vực này và
các hướng khai thác, phát triển các giá trị văn hoá làng ven biển nhằm tạo nên
những sản phẩm du lịch có sức thu hút du khách.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu: Văn hoá làng ven biển Cửa Bé tại thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà với việc phát triển du lịch hiện nay.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ quan niệm về làng, các loại hình làng vùng biển, sự khác biệt
giữa văn hoá làng nội đồng và văn hoá làng ven biển.
- Nghiên cứu đặc điểm làng ven biển Cửa Bé, thành phố Nha Trang, từ
nguồn gốc dân cư đến quá trình lịch sử hình thành.
- Nghiên cứu những đặc trưng văn hoá truyền thống của làng ven biển
Cửa Bé ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà bao gồm văn hoá vật thể và
văn hoá phi vật thể.
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm khai thác, phát huy các
giá trị văn hoá làng ven biển Cửa Bé tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
phục vụ cho hoạt động du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, tác giả luận văn dựa vào nguồn tư liệu có
liên quan đã được các tác giả, các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước cơng bố


8
trong thời gian qua. Đồng thời, thơng qua q trình khảo sát, điền dã, tác giả
cũng thu thập được những tài liệu thực địa có giá trị.
Do văn hố là một lĩnh vực đa ngành, có sự đan cài của nhiều yếu tố
nên khi thực hiện nghiên cứu tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Sử dụng phương pháp khảo sát, điền dã dân tộc học và văn hoá
học, gặp gỡ các cư dân bản địa tại địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập tư liệu
và giám định.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố các cơng trình liên quan của các tác
giả đi trước, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu thu được
trên thực địa, rút ra các điểm chung.
- Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành như địa – văn

hoá, sử - văn hoá, dân tộc học.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần bổ sung thêm vào kết quả nghiên cứu về văn hoá
làng của cư dân sinh sống ven biển trên lãnh thổ Việt Nam.
- Luận văn cung cấp những tư liệu, đặc trưng cụ thể về văn hoá làng
ven biển tại một địa phương cụ thể thuộc vùng biển Nam Trung bộ giúp người
đọc có thêm những hiểu biết về vốn văn hoá quý báu của cư dân ven biển tại
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
- Qua các kết quả thu được, luận văn đề xuất các hướng khai thác, phát
huy các giá trị văn hoá làng ven biển vào việc phát triển du lịch bền vững tại
thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hồ nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
minh họa, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận văn hoá làng ven biển và làng ven
biển Cửa Bé, Nha Trang.
Chương 2: Văn hoá làng ven biển Cửa Bé qua khảo sát tại thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hồ.
Chương 3: Khai thác các giá trị văn hố làng ven biển Cửa Bé vào việc
phát triển du lịch tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà


9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ LÀNG VEN BIỂN
VÀ LÀNG VEN BIỂN CỬA BÉ, NHA TRANG
1.1. Quan niƯm vỊ lµng

Ngày nay, để xây dựng một nếp sống văn hóa mới nhưng lại vừa giữ

được bản sắc văn hóa làng truyền thống trong thời kỳ cơ chế thị trường phát
triển và xu thế đơ thị hóa làng xã, việc tìm về cội nguồn của làng xưa và hiểu
giá trị truyền thống của cha ông là một vấn đề bức xúc đối với các thế hệ trong
thời đại ngày nay.
Theo "Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam", làng là tiếng cổ của Việt
Nam dùng để chỉ đơn vị tụ cư của người Việt có từ lâu đời. Xã là từ Hán Việt dùng để chỉ đơn vị hành chính thấp nhất ở nơng thơn Việt Nam [45, tr. 368706]. Xã của người Việt có thể bao gồm từ một đến vài làng. Trong trường
hợp xã là một làng thì phần lớn tên xã trùng với tên làng. Trong trường hợp xã
bao gồm nhiều làng thì trong ngơn ngữ hành chính làng được gọi là thơn.
Trong ngơn ngữ dân gian và trong cuộc sống đời thường từ làng được sử dụng
phổ biến hơn cả với nhiều hàm nghĩa tình cảm, phi hành chính "làng ta", "làng
mình", "người làng", "sống ở làng, sang ở nước", "một miếng giữa làng"... Vì
làng có nguồn gốc bản địa sâu xa và bền vững nên trong lịch sử, xã có thể biến
động tùy theo các quyết định hành chính của từng triều đại, nhưng làng là đơn
vị khá ổn định không dễ thay đổi.
Làng Việt - một thực thể xã hội - dựa trên quan hệ láng giềng kết
hợp với quan hệ huyết thống, là mơi trường sinh hoạt văn hóa - xã hội từ
bao đời nay đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam. Lũy tre, cây
đa, giếng nước, sân đình... là những biểu tượng đã khắc sâu vào tâm khảm
của mỗi người Việt Nam.
Làng Việt ra đời vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy
và hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên, tức vào khoảng thiên
niên kỷ thứ I trước cơng ngun. Đó là cơng xã nơng thơn thuộc loại hình Á
châu mà đặc trưng cơ bản của nó là toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu


10
công xã và công xã đem phân chia cho các gia đình nhỏ cày cấy. Gia đình nhỏ
là đơn vị sản xuất, có nhà cửa, vườn tược và cơng cụ lao động riêng, có quyền
hưởng sản phẩm lao động do mình làm ra, nhưng khơng có quyền sở hữu
ruộng đất.

Cơng xã là tập hợp một số gia đình nhỏ sống quây quần trong một khu
vực địa lý nhất định, gắn bó với nhau trong quan hệ láng giềng. Bên trong
cơng xã, bên cạnh quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống được bảo tồn lâu
dài dưới hình thức họ. Mỗi cơng xã có thể có một họ, nhưng thường gồm
nhiều họ. Mỗi họ bao gồm những gia đình cùng huyết thống tính theo hệ
thống phụ hệ, được coi là con cháu cùng tổ tiên và cấm kết hôn với nhau.
Như vậy, làng là một tổ chức quần cư tự nhiên của những người dân
Việt, là nơi những người dân Việt sống và đoàn kết với nhau chống thiên tai,
địch họa, để lao động, sản xuất và tổ chức đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần. Làng là nơi thỏa mãn hầu hết những nhu cầu cơ bản của mỗi người dân.
Làng có giới hạn lãnh thổ và mơi trường văn hóa - tín ngưỡng xác định.
Ở giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của người Việt, làng là nơi
cư trú của một dịng họ - Đó là giai đoạn làng công xã thị tộc. Những dấu vết
về sự tổ chức làng theo huyết thống như vậy còn lưu giữ đến ngày nay trong
các tên gọi cổ xưa của làng như: Đặng xá, Ngô xá, Đỗ xá, Trần xá, Nguyên xá,
Châu xá, Lê xá... Trong đó, "xá" có nghĩa là nơi ở.
Giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hóa của làng Việt là giai đoạn
làng - cơng xã nông thôn. Giai đoạn này bắt đầu từ khi chế độ cơng xã thị tộc
tan rã. Lúc đó, làng được tổ chức không chỉ dựa vào quan hệ huyết thống mà
còn dựa trên quan hệ địa vực. Theo thời gian, địa vực dần dần trở thành
nguyên tắc tổ chức chủ yếu của làng Việt. Đây là kết quả của một quá trình
phát triển lâu dài với nhiều biến đổi nội tại. Nguồn gốc sâu xa nhất của sự biến
đổi là do lực lượng sản xuất phát triển, trình độ sản xuất của xã hội tiến bộ,
khiến cho cách tổ chức làng mạc chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống khơng
cịn đáp ứng được u cầu phát triển sản xuất.
Từ thế kỷ thứ X trở đi, làng Việt dần dần bị phong kiến hóa. Ruộng đất
của làng về mặt danh nghĩa trở thành ruộng đất của vua. Nhưng nó vẫn được


11

giao cho làng quản lý, phân phối cho dân cày cấy chủ yếu theo tục "lệ làng" có
tham khảo "phép nước". Trong quá trình phát triển, bên trong làng phong kiến
q trình tư hữu hóa ruộng đất diễn ra ngày càng mạnh. Đến thế kỷ XVIIXVIII thì ở phần lớn các làng ruộng đất tư đã lấn át ruộng đất cơng. Phần
ruộng đất cơng cịn lại chỉ đủ để dành cấp cho binh lính, chức sắc hay đấu thầu
chi dùng cho các sinh hoạt cộng đồng. Cùng với quá trình tư hữu hóa ruộng
đất, q trình phân hóa giai cấp, đẳng cấp và q trình phong kiến hóa các mặt
đời sống của làng cũng diễn ra mạnh mẽ.
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng nước ta, chính
sách cai trị và khai thác thuộc địa đã tác động đến làng Việt và làm làng Việt
ít nhiều biến đổi. Nhưng cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, về
cơ bản làng Việt vẫn chưa ra khỏi giai đoạn tiểu nơng cơng tư điền lạc hậu
của mình.
Đó là đặc điểm của quá trình hình thành làng xã ở Việt Nam. Song
khác với sự hình thành làng xã ở miền Bắc, làng của người Việt ở Khánh Hịa
lại hình thành trong một bối cảnh đặc biệt, gắn liền với một sự kiện lịch sử
quan trọng của dân tộc ta - thời kỳ Nam tiến – mà dấu mốc quan trọng nhất là
việc chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) cho lập dinh Thái Khang năm 1653.
Như vậy, cùng với làng xã ở Việt Nam, làng xã Khánh Hịa đã hình
thành qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và mang trong mình những dấu ấn
riêng biệt. Đây cũng là căn cứ mà tác giả sử dụng để nghiên cứu văn hóa làng
ven biển Cửa Bé trong khn khổ của luận văn.
1.2. LμNG VïNG BIĨN

Với lịch sử hình thành từ đầu thiên niên kỷ I, trên lãnh thổ Việt Nam,
dấu vết của các loại hình làng xã trong buổi đầu sơ khai còn được lưu giữ tại
nhiều di chỉ khảo cổ học.
Các di chỉ khảo cổ thuộc thời văn minh Đông Sơn cho thấy, kiểu làng
co cụm trên những gò đồi giữa miền đồng bằng là kiểu làng xuất hiện sớm và
phổ biến nhất. Khi tiến xuống miền đồng bằng, hệ thống đê điều trị thủy thủy lợi chưa hình thành khiến người Việt cổ phải chọn chỗ cao ráo trên các



12
triền đồi, gò nhỏ làm nơi trú ngụ. Hơn nữa, kiểu làng đó có thế phịng thủ,
tiện lợi cho việc chống lại các cuộc tiến cơng từ bên ngồi vào khi nền an
ninh chưa được đảm bảo.
Dọc theo miền duyên hải, có các làng chài co cụm trên các cồn cát,
trên những doi đất ven cửa sông và ven biển, với lối quần cư chật chội hơn do
tính chất của nghề chài lưới.
Một loại làng không phổ biến nhưng khá độc đáo là làng vạn chài hay
còn gọi là làng thủy cơ.
Trong nội dung này, tác giả xin tập trung vào hai loại hình làng xã của
cư dân làm nghề chài lưới ở Việt Nam: vạn chài và làng ven biển.
1.2.1.Vạn chài (làng thủy cơ)
Xét trên phương diện địa bàn cư trú, có thể phân chia cộng đồng
ngư dân ở Việt Nam thành hai bộ phận: bộ phận địa cư và bộ phận thủy
cư. Bộ phận dân cư thủy cư tại Việt Nam chủ yếu sinh sống tại các vạn
chài. Đây là một loại hình làng đặc biệt của ngư dân sinh sống tại các
vùng sông nước hoặc vùng biển.
Vạn chài là những làng thiết lập trên mặt nước (còn gọi là làng thuỷ cơ
hay làng chài), gồm những cư dân làm nghề chài lưới hay chở đò. Xét về góc
độ nguồn gốc dân cư, “đa phần dân thủy cư vốn là những cư dân do đói nghèo,
dịch bệnh hoặc chiến tranh nên phải phiêu tán xa quê cũ, đến những nơi khác
để kiếm sống. Trong tinh thần của xã hội nơng nghiệp… thì các cư dân mới
đến khơng được coi là dân gốc, dân chính cư, mà họ bị coi là dân ngụ cư, dân
ở đợ” [57, tr. 88-89]. Do vậy trong thiết chế xã hội cổ truyền Việt Nam, vạn
chài chỉ là những đơn vị tự quản. Tùy theo từng triều đại, lúc thì họ bị nhập
vào với xã hội của cư dân nông nghiệp (trở thành một thôn của một làng nông
nghiệp để nhà nước phong kiến tiện quản lý trong việc thu thuế), lúc thì xã hội
của họ cứ tồn tại ngoài lề của thiết chế xã hội nông nghiệp. Bởi vậy thiết chế
xã hội của vạn chài còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ. Nguyên tắc để tập họp

cư dân của vạn chài dựa theo hai mối quan hệ chính: quan hệ huyết thống và
quan hệ nghề nghiệp. Vì vậy so với cơ cấu xã hội của cư dân nơng nghiệp
thì cơ cấu của vạn chài đơn giản hơn thể hiện qua các hình thức tổ chức
của chúng:


13
- Hình thức tổ chức tập hợp người theo địa vực (vũng, chòm): Do dân
thủy cư thường xuyên di chuyển bởi nhiều lý do khác nhau nên tính ổn định
của chịm, vũng cũng vì thế mà “yếu” hơn so với các xóm trong làng của cư
dân nơng nghiệp. Các cá nhân trong từng vũng, chòm gắn kết với nhau chủ
yếu dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ nghề nghiệp.
- Hình thức tập hợp người theo huyết thống (họ): Giống như gia đình
của cư dân nơng nghiệp, hình thức tổ chức gia đình của dân thủy cư cũng
mang tính phụ hệ. Trong xã hội của cư dân nông nghiệp, quan hệ huyết thống
trong làng có thể bị mờ nhạt do “bán anh em xa mua láng giềng gần” nhưng
đói với cư dân thủy cư, mối quan hệ này hết sức sâu sắc trong các vạn chài.
Tại nhiều nơi, bộ máy hành chính của vạn là một hội đồng tộc biểu, trong đó
mỗi dịng họ trong vạn cử một đại diện, thường đó là tộc trưởng để họp thành
bộ máy hành chính của vạn.
- Hình thức tập hợp theo nghề nghiệp: Nếu như trên đất liền, những cư
dân làm cùng một nghề thường tập trung lại thành các phường nghề thì dưới
nước do tất cả các cư dân đều làm nghề đánh bắt thủy hải sản nên họ những
người cùng đánh bắt bằng một loại ngư cụ thường tập trung trọng một vạn.
Tuy nhiên, ngay trong hình thức tổ chức theo nghề nghiệp này,vai trò của
dòng họ cũng rất lớn thể hiện ở chỗ trong các vạn chài ở nước ta những người
cùng một họ thì thường làm chung một nghề. Ví dụ tại khu vực Đơng Bắc,
người họ Hà thường làm nghề câu vàng, người họ Lê làm nghề câu tay…
- Hình thức tập hợp người theo lớp tuổi (giáp): Giáp vốn là một đơn vị
hành chính có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng trải qua thời gian, trong làng xã

của người Việt, chức năng của giáp đã thay đổi so với ban đầu. Nó khơng cịn
là một đơn vị hành chính nữa mà trở thành đơn vị sinh hoạt cho đàn ông theo
lớp tuổi trong làng. Tủy nhiên đồi với cư dân vạn chìa, giáp vẫn đóng cả hai
vai trị: vừa là đơn vị hành chính, vừa là đơn vị tổ chức theo lớp tuổi.
- HÌnh thức tập hợp người trong bộ máy chính quyền ở cấp xã: Dù đơn
giản hơn nhưng bộ máy chính quyền cấp xã của dân thủy cư ở các vạn chìa
cũng có ba thiết chế chính: Một là dân hang xã, bao gồm toàn bộc ư dân nam
giới từ 18 tuổi trở lên, được quyền bầu cử và bàn bạc công việc chung ở địa
phương. Hai là Hội đồng tộc biểu, bao gồm trưởng các dòng họ được lựa chọn


14
ra để giúp nhà nước quản lý dân ở cấp cơ sở, họ cũng là đại diện cho dân trước
nhà nước. Ba là những lý dịch, thường gồm 4 chức danh chính là lý trưởng,
phó lý trưởng, hương trưởng và xã tuần. Bộ máy chính quyền cấp vạn vừa
thực hành công việc tự quản trong nội bộ đời sống của vạn chài thong qua
hương ước, vừa thực hành các công việc quản lý xã hội ở cấp cơ sở cho chính
quyền nhà nước.
Như vậy có thể thấy rằng vạn chài vừa là một đơn vị cư trú của dân
thủy cư vừa là tổ chức xã hội cơ bản của họ. Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức
của van chài cũng có sự khác biệt giữa các vùng, miền. Thứ nhất là về tên gọi:
Ở phía Bắc, đơn vị xã hội của dân thủy cư trên mặt sông hoặc biển tương
đương với cấp làng được gọi là vạn chài. Trong khi đó, ở phía Nam đơn vị xã
hội của ngư dân, dù là thủy cư hay cư trú trên đất liền, đều được gọi là vạn.
Thứ hai, về các loại hình tổ chức trong làng/ vạn của ngư dân: ở các tỉnh phía
Bắc và Bắc Trung bộ có tồn tại hình thức tổ chức theo giáp – tập hợp theo lứa
tuổi nhưng ở Nam Trung bộ khơng thấy có hình thức này. Thứ ba, về cách
thờ cúng của cộng đồng: ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, cộng đồng
làng thường có một ngơi đình thờ vị thần chung của cả làng – thành hồng,
Mỗi làng có thể có thành hồng khác nhau. Trong khi đó tại Nam Trung bộ,

vị thần chung của ngư dân các làng/ vạn là Cá Ơng hay cịn được gọi là Ơng
Nam Hải.
Ở Khánh Hồ, các vạn chài không họp thành tổng vạn chài như ở một
số địa phương khác; song các làng đều có mối quan hệ với nhau để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc sản xuất (đánh bắt cá, làm dịch vụ...) và đều có quan
hệ mật thiết với các làng thuần nơng. Hầu hết các làng đều có ruộng đất và có
cả vườn tược. Đây là nét khá độc đáo của mơ hình vạn chài ở Khánh Hồ so
với các địa phương khác.
1.2.2. Làng ven biển
Trong chiều dài lịch sử, sau khi đã định cư tại các vùng đồng bằng
trung tâm và ven lưu vực các con sông, người Việt dần tiến bước ra các vùng
địa hình khác, tìm kiếm thêm nguồn tài nguyên phục vụ cuộc sống, thêm
những vùng đất mới để mở rộng lãnh thổ của mình. Song song với qúa trình di
cư tìm kiếm nguồn tài nguyên và mở rộng lãnh thổ, quá trình lập làng lập xã
cũng được từng bước tiến hành. Trên lãnh thổ Việt Nam, quá trình này diễn ra


15
theo chiều từ Tây (các gò đồi, vùng đồng bằng) sang Đông (vùng ven biển) và
theo chiều từ Bắc xuống Nam theo tiến trình lịch sử mở nước của người Việt.
Đại bộ phận ngư dân ven biển sinh sống định cư trên đất liền thành các
thơn làng, một hình thức tổ chức xã hội cơ bản như phần lớn cư dân nông
nghiệp khác. Trước nhất, làng hay thôn là điểm tụ cư của ngư dân ở ngay trên
bãi cát sát biển hay lùi xã vào phía trong bãi một chút. Cư dân các làng này
vẫn lưu giữ hồi ức là họ từ nơi nào đó tới lập cư ở đây. Ví dụ: ngư dân ở Quan
Lạn, Trà Cổ (Quảng Ninh) đều nhớ tổ tên của họ từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đến:
Người Trà Cổ tổ Đồ Sơn. Còn ngư dân Đồ Sơn thì có người từ biển vào, có lẽ
từ Thanh Hóa theo đường biển đến Đồ Sơn, có gia đình, dịng họ lại từ Hải
Dương hay các tỉnh khác trong đồng bằng đi ra.
Nhìn chung, ở nước ta, các làng ven biển của người Việt dù là làng của

ngư dân vẫn mang những ảnh hưởng của cư dân nông nghiệp. Điều đó thể
hiện rõ qua kết cấu nghề nghiệp của họ. Kết cấu nghề nghiệp của cư dân trong
làng hết sức đa dạng. Ở những nơi có điều kiện đất đai thuận lợi để canh tác
họ vừa làm nông nghiệp vừa đánh bắt cá; ở những nơi có bãi đất cát, có khả
năng dẫn nước biển vào và độ mặn của nước biển cho phép kết tinh hạt
muối thì họ vừa làm nghề đánh bắt cá vừa làm muối; ở những vùng có vị trí
giao thơng thuận lợi cư dân vừa đánh bắt cá kết hợp với việc giao thương,
buôn bán; một số nơi cư dân vừa đánh bắt cá, vừa làm đồ thủ công và kết
hợp buôn bán. Mặc dù kết cấu nghề nghiệp đa dạng nhưng nhìn chung nghề
cá (khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản) vẫn là nghề phổ biến trong
cộng đồng làng xã.
Xét về mặt tổ chức xã hội, tuy hình thức bề ngồi làng ngư dân có một
chút khác biệt so với làng của nơng dân, nhưng cách thức phân chia thành
xóm, ngõ, phe, giáp, phường; các cơng trình kiến trúc cơng cộng cũng tương
tự như ở một làng nông nghiệp, như đình, đền, chùa, thậm chí một số nơi có
cả nhà thờ công giáo. Trong các làng của ngư dân vẫn sử dụng hương ước như
một loại luật tục của làng xã.
Ở một số làng ngư dân, bên cạnh hình thức tổ chức theo phe, giáp…
cịn tồn tại hình thức tổ chức xã hội mang tính nghề nghiệp. Ví dụ: ở làng Kẻ
Mom (Thanh Hóa) có hình thức Hội các lái. Hội bao gồm chủ thuyền và


16
những người trực tiếp đi biển như thợ cả (như là trưởng thuyền) và ơng lão
(như là phó thuyền, thợ bạn, trai chèo…). Mỗi năm hội các lái họp một lần
vào rằm tháng bảy. Đó là dịp thanh tốn hợp đồng một năm giữa chủ thuyền
và thợ, giải quyết các tranh chấp và bình chọn thợ cả giỏi trong năm. Ai được
bình chọn sẽ dễ kiếm việc làm, được chủ thuyền thuê mướn và nhiều thợ bạn
muốn theo. Hội bầu trùm lái theo nhiệm kỳ một năm. Trùm lái có quyền quyết
định mọi việc của hội, kể cả việc điều động, sắp xếp thợ cho các thuyền.

Trong hội quan hệ chủ - thợ bình đẳng, giúp đỡ, tương trợ nhau khi đi biển,
lúc ốm đau, bệnh tật. Rằm tháng bảy chủ thuyền mời thợ đến ăn cơm và bàn
kế hoạch cho mùa đi biển tới.
Cư dân tại các làng ven biển phần lớn có gốc từ cư dân làm nơng
nghiệp trong đất liền; do vậy trong hệ thống tín ngưỡng thờ cúng của họ cũng
có sự tương đồng so với các làng nơng nghiệp. Họ cũng thờ thành hồng - vị
thần bảo hộ chung cho cả cộng đồng làng xã tại đình làng. Điều khác biệt so
với các làng nơng nghiệp thuần túy là phần lớn các làng ngư nghiệp (đặc biêt
là từ Trung bộ trở vào) Cá Ông là nhân vật được suy tơn làm thành hồng- vị
thần bảo vệ người dân không chỉ trong phạm vi đất đai của làng ấy mà cả trên
biển – môi trường kiếm sống của họ.
Do điều kiện sống của ngư dân gắn liền với sông, biển – môi trường tự
nhiên vừa giàu có vừa rất ưu đãi cho con người nhưng cũng ln thách thức,
đe dọa tình mạng của họ nên cư dân tại các làng ven biển còn thờ cúng tổ tiên,
ông bà, khu vực Trung bộ gọi là đạo ông bà, thờ cô bác (các bác). Đối với đạo
ông bà, họ lập bàn thờ tại nơi trang trọng nhất trong nhà và tiến hành cúng lễ
vào dịp giỗ và các dịp lế tiết trong năm. Với đạo thờ cô bác, ngư dân thường
tiến hành thờ cũng vào các dịp ngày rằm hoặc mùng một đầu tháng. Trong
ngày này họ thường dùng cỗ chay, hoa quả, bỏng gạo…làm đồ cúng tế. Ngồi
ra, tại các làng ven biển cũng có các cơ sở thờ tự của các tôn giáo như chùa
thờ Phật, đền thờ Thần, thậm chí một số nơi có nhà thờ Thiên chúa giáo.
Bên cạnh những yếu tố tín ngưỡng truyền thống của cư dân nông
nghiệp, cư dân các làng ven biển có những nét đặc trưng trong việc thờ cúng
của mình. Đó là việc họ thờ các vị thần có liên quan mật thiết đến nghề
nghiệp, đến mạng sống của họ nơi môi trường sông nước như thờ Tứ vị thánh
nương, thần Độc cước hoặc Quan Âm Nam Hải, Thiên Hậu thánh mẫu.


17
Khánh Hoà là một tỉnh ở khu vực Nam Trung bộ có đường bờ biển trải

dài hơn 200 km từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh. Vùng biển Khánh
Hịa là nơi có nhiều tơm, cá, các loại hải sản có giá trị do đó tại các vùng ven
biển đã trở thành nơi tụ cư của nhiều làng chài/ làng biển. Các làng ven biển ở
Khánh Hịa có một số đặc điểm đáng chú ý là:
Thứ nhất, cư dân của làng thường cư tụ trên các cồn cát, lâu ngày dần
dần thành lập nên làng. Thổ nhưỡng ở những vùng này thích hợp cho cây màu
(khoai, đậu, mè...) khơng thích hợp cho cây lúa. Do vậy phần lớn cư dân ở
những làng kiểu này phải mua lúa gạo để sinh sống chứ không trực tiếp tham
gia trồng lúa.
Thứ hai, rất ít làng làm nghề biển thuần túy mà thường kết hợp cả hai:
vừa làm nghề biển, vừa làm nghề bờ. Họ làm biển theo mùa: mùa cá bắc từ
tháng 9 đến tháng 2 (âm lịch), mùa cá nam từ tháng 3 đến tháng 6. Các tháng
7, 8 là mùa lũ lụt. Hàng năm, đến ngày rằm tháng 7 là chuyển mùa cá. Vào
thời điểm này các chủ lưới gọi thợ đi biển để giao ước hợp đồng mới; chuẩn bị
chu đáo (thuyền bè, lương thực - thực phẩm, nhân lực...) cho mùa cá mới. Hợp
đồng giữa chủ và thợ thường được bảo đảm trong một năm, và chỉ đến khi
chuyển mùa cá mới giao ước lại, ít có sự thay đổi giữa đường.
Thứ ba, phương tiện đi biển của ngư dân Khánh Hoà chủ yếu là thuyền
vừa. Phương tiện đánh bắt hải sản có các hình thức: đánh bắt ven bờ gọi là kéo
vớ gồm các loại: lưới, vét... Đánh bắt cá ở xa bờ gọi là khơi, gồm có các loại
như: câu, lưới rát, lưới rê, ngịn...
1.3. V¡N HãA LμNG VEN BIĨN

1.3.1. Quan niệm về văn hóa
Bước vào thế kỷ XX, thuật ngữ văn hóa đã thâm nhập vào đời sống xã
hội một cách sâu sắc, làm thay đổi nhận thức của con người trong các hướng tiếp
cận mới phù hợp với xu thế phát triển của khoa học cơng nghệ. Văn hóa đã và
đang trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân
văn. Từ đó tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành khung lý
thuyết mới trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến văn hóa - xã hội.



18
Khái niệm văn hóa, theo nhà ngơn ngữ học người Đức W.Vun-đơ
(W.Wundt) bắt nguồn từ một động từ tiếng Latinh "Colere" và sau chuyển
thành "Cultura" với nghĩa là cày cấy, vun trồng. Trong sự vận động của ngôn
ngữ, "Cultura" chuyển nghĩa từ trồng trọt cây cối sang hàm nghĩa trồng trọt
tinh thần, trí tuệ; gắn bó với con người dưới dạng thức mới, được biểu hiện
trong mô thức phức tạp hơn song lại hàm chứa nội dung sâu sắc hơn so với
nghĩa ban đầu của nó.
Quan niệm về văn hóa được E.B. Tylor đề cập trong cơng trình "Văn
hóa ngun thủy" (1871) trở thành định nghĩa đầu tiên về đối tượng nghiên
cứu của văn hóa. Theo ơng, "văn hóa hay văn minh theo nghĩa rộng về tộc
người học, nói chung bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội" [69, tr.13].
Trong thế kỷ XX, những nhà nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đã
tiếp tục đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau. Theo khảo sát của PGS. Phan Ngọc, cho đến nay đã có trên 400
định nghĩa về văn hóa [46, tr.19]. Điều này cho thấy "mảnh đất" văn hóa để
cày xới, thâm nhập, tiếp cận rất rộng, đa dạng và phong phú. Trong bản tuyên
bố chung tại Hội nghị quốc tế ở Mêhicơ do UNESCO chủ trì họp từ 26/7 đến
6/8 năm 1982, người ta chấp nhận một quan niệm về văn hóa như sau:
"Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng" [63, tr. 5-6].
Thực chất văn hóa là một khái niệm đa nghĩa và được tiếp cận dưới
nhiều góc độ, nhiều ngành khác nhau. Căn cứ vào tính chất thế hiện của các

định nghĩa GS. Hoàng Vinh trong cuốn Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của
văn hóa Việt Nam đã chia những định nghĩa này thành 12 nhóm, trong đó có:
-

Những định nghĩa mang tính chất miêu tả

-

Những định nghĩa mang tính chất lịch sử

-

Những định nghĩa nhấn mạnh vào nếp sống xã hội


19
-

Những định nghĩa nhấn mạnh vào sự thích ứng của con người với

môi trường tự nhiên
-

V.v…

Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở về trước, trong Dân tộc học và Văn
hóa học, người ta hiểu văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra để
bảo đảm cho cuộc sống của mình. Nền văn hóa của mỗi tộc người thường bao
gồm văn hóa vật chất (nhà ở, trang phục, ẩm thực, phương tiện đi lại, công cụ
sản xuất…) và văn hóa tinh thần (tổ chức xã hội, các phong tục tập quán, âm

nhạc, văn học…).
Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ngài F.May-ơ (Federico Mayor
Zaagoza) – tổng giám đốc UNESCO cũng có quan niệm về văn hóa nêu ra
trong một bài viết của ơng như sau: "Văn hóa là tổng thể sống động của các
hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động
sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc" [6, tr. 23]. Định
nghĩa này được nhiều người tán đồng. Tổ chức UNESCO cũng phân chia văn
hóa thành hai bộ phận: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Định nghĩa và
cách phân loại thành tố văn hóa trên đây được tác giả sử dụng làm căn cứ
chính để nghiên cứu văn hóa làng ven biển Cửa Bé tại thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hịa.
1.3.2. Về văn hóa làng ven biển
Văn hóa làng, hàm chứa nhiều nội dung rất phong phú và đa dạng, tạo
nên bức tranh đa sắc của văn hóa dân tộc. Có thể coi văn hóa dân tộc Việt Nam
là một đại lượng lớn được tạo nên bởi văn hóa làng - những đại lượng nhỏ.
"Văn hóa làng xã Việt Nam có vị trí quan trọng trong diễn trình lịch sử phát
triển của văn hóa dân tộc. Nó ln ln bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, ni dưỡng sức sống trường tồn của văn hóa dân tộc" [20, tr.7].
Văn hóa làng Việt Nam qua hàng ngàn năm phát triển với các bản sắc
có giá trị thực sự là một nền văn hóa của nhân dân và trở thành bộ phận ổn
định nhất của văn hóa dân tộc.
Vậy, văn hóa làng là gì? Theo nhà nghiên cứu Hồng Anh Nhân trong
cơng trình Văn hóa làng và làng văn hóa thì "văn hóa làng có thể hiểu một


20
cách khái quát nhất là bản sắc riêng của làng, là toàn bộ cuộc sống của làng
với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động,
cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục, tập qn, tơn giáo,

tín ngưỡng cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng với những đặc
trưng riêng của nó" [42, tr. 16].
Xét tổng thể ở nước ta khơng có sự đối lập văn hóa giữa làng với làng,
giữa làng với nước. Mặc dù, giữa làng này với làng khác có nhiều nét khác
nhau trong tập quán, cả giọng nói song đó chỉ là sắc thái. Giao lưu văn hóa đã
làm cho văn hóa làng có nét chung, đồng dạng về tư tưởng, về tín ngưỡng, về
kiến trúc, điêu khắc, giáo dục và thẩm mỹ.... Từng khu vực cư trú có những
yếu tố, những sắc thái văn hóa khác nhau, vùng Nam Bộ khác vùng Bắc Bộ,
nhưng cấu trúc tổng thể văn hóa làng tương đối giống nhau. Chúng ta có thể
tán thành quan điểm của nhà nghiên cứu Thu Linh, khi cho rằng:
"Văn hóa làng là một nền văn hóa thuộc về cộng đồng và mang tính
chất cộng đồng. Chủ thể làng, tập thể làng chính là tác giả, là người tạo dựng,
sáng lập nên nền văn hóa ấy. Ở Việt Nam, một làng với tư cách là một làng,
được xác định không chỉ qua địa bàn cư trú, hoạt động nghề nghiệp, lịch sử
hình thành, kết cấu kinh tế, quan hệ xã hội, mà cịn qua cả sinh hoạt văn hóa
có bản sắc riêng của nó nữa" [37, tr.46-48; tr.110].
Do vậy, văn hóa làng là một trong những tiêu chí hàng đầu để xác định
và phân biệt diện mạo của làng này với làng khác. Người sáng tạo ra những
giá trị của văn hóa làng chính là những thành viên của làng. Họ chính là
những người vừa tham gia sáng tạo, vừa tổ chức thực hiện và cũng đồng thời
là người chiêm ngưỡng, hưởng thụ những giá trị văn hóa do chính bản thân
mình gây dựng nên.
Văn hóa làng do chính các thành viên trong làng – vừa đóng vai trị là
người sáng tạo, vừa là người hưởng thụ, chiêm ngưỡng các giá trị văn hóa đó
– theo cách phân loại ở trên gồm hai bộ phận: văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể. Tuy nhiên việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, các thành
tố cấu thành nền văn hóa nói chung và văn hóa làng nói riêng bao giờ cũng có
sự đan xen lẫn nhau. Trong các yếu tố vật thể luôn chứa đựng các yếu tố phi
vật thể và ngược lại các yếu tố phi vật thể lại được thể hiện thông qua yếu tố



21
vật thể. Có thể coi những ngơi đình và việc thờ cúng trong đình là một ví dụ
tiêu biểu. Cư dân các làng dựng đình để thờ thành hồng hay thờ thành hồng
chính là lý do để họ xây dựng đình.Thờ thành hồng là nhu cầu tâm linh – một
biểu hiện của văn hóa phi vật thể. Nếu khơng có nhu cầu này, cư dân trong làng
khơng dựng đình.
Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, các làng ven biển ở
nước ta đã tạo nên cho mình một diện mạo văn hóa đặc trưng so với các làng
nội đồng chun làm nơng nghiệp. Văn hóa làng ven biển, như cách phân chia
đã nói ở trên, cũng bao gồm hai bộ phận cấu thành là văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể. Nó bao hàm mọi sáng tạo mà cư dân ven biển đã tạo nên để
thích ứng với mơi trường sống đặc biệt của mình.
Văn hóa vật thể làng ven biển được thể hiện rõ nét qua các yếu tố như
phương tiện đi lại, phương tiện và công cụ đánh bắt thủy sản và hệ thống di
tích trong mỗi làng.
Về phương tiện đi lại: Đối với ngư dân trên sơng biển thì thuyền bè là
phương tiện quan trọng bậc nhất, thậm chí nó có vai trị quan trọng hơn cả
chiếc cày, chiếc bừa của người nông dân canh tác trên đồng ruộng. Thuyền bè
là phương tiện sống, đi lại và khai thác thủy hải sản trên sơng biển. Hiện tại,
chỉ tính riêng thuyền bè cận dun liên quan tới khai thác biển ở Việt Nam
chúng ta có thể phân chia thành các vùng mang sắc thái đặc trưng:
- Từ vùng biển giáp ranh với Trung Quốc đến vùng biển giáp với Hải
Vân thuyền bè có đặc trưng là lái cao hơn mũi, thuyền đa số không có lịng cốt.
- Từ vùng biển Hải Vân trở vào Nam bộ, cấu tạo thuyền có mũi và lái
cân nhau, có khi mũi cao hơn lái.
Có thể nói phương tiện và công cụ đánh bắt thủy hải sản của cư dân
ven biển và hải đảo nước ta thể hiện tính phong phú và đa dạng. Nó phụ thuộc
vào mơi trường của từng vùng biển, vào truyền thống đánh bắt hhải sản của
từng nhóm dân cư. Thường thì người ta phân chia việc đánh bắt thủy hải sản

của cư dân ven biển thành một số loại chính: đánh bắt ở cửa sơng, đánh bắt
ven bờ và đánh bắt ngồi biển (lộng và khơi) và có các phương tiện và cơng
cụ tương ứng như đáy, te, lưới, chài, đăng, vó, câu…


22
Ngồi ra, góp phần khơng nhỏ tạo nên diện mạo văn hóa các làng ven
biển chính là hệ thống di tích như đình, chùa, đền thờ… được cư dân dựng lên.
Bên cạnh văn hóa hóa vật thể, văn hóa phi vật thể là một thành tố quan
trọng làm nên diện mạo văn hóa các làng ven biển. Văn hóa phi vật thể như đã
nói được thể hiện qua ẩm thực, tổ chức xã hội, qua tín ngưỡng, các nghi lễ thờ
cúng, qua tri thức dân gian…
Biển cả bao la vừa là môi trường sống vừa là nguồn sống của cư dân
các làng ven biển. Do đó ẩm thực của cư dân nơi này có những nét đặc biệt so
với các làng nông nghiệp. Khác với các làng nông nghiệp, thực phẩm trong
bữa cơm hàng ngày của cư dân tại các làng ven biển đều được biển cung cấp
(tôm, cua, mực, ghẹ, sứa…) trong đó cá là món ăn phổ biến và khơng thể thiếu.
Cách chế biến món ăn của cư dân làng ven biển cũng đơn giản hơn, không cầu
kỳ như nướng, hấp… cũng cốt để giữ lại hương vị tươi ngon của thực phẩm
biển. Tất cả những điều ấy đã tạo nên nét đặc trưng trong ẩm thực của cư dân
làng ven biển.
Cư dân ven biển nước ta có thành phần và nguồn gốc khá phức tạp, do
vậy cơ cấu tổ chức làng xã cũng rất đa dạng. Có nơi làng xã được tổ chức
thành các phe, giáp, xóm, ngõ, có nơi lại được tổ chức thành các hội dựa theo
nghề nghiệp của họ.
Đối với ngư dân tín ngưỡng, tơn giáo và nghi lễ chiếm vị trí quan trọng
trong đời sống tinh thần vì đó là nơi “bấu víu” duy nhất, tạo nên ở họ niềm tin
trước biển cả bao la, hùng vĩ. Phổ biến trong cộng đồng dân cư ven biển là các
tín ngưỡng thờ cúng Cá Ơng, thờ ông bà, thờ các bác, thờ Tứ vị thánh
nương… Cùng với tín ngưỡng, cư dân ven biển cịn bảo lưu nhiều các nghi lễ,

phong tục và lễ hội, trong đó liên quan tới nơng nghiệp và ngư nghiệp thường
đan xen với nhau. Trong nghi lễ và phong tục, bất cứ hành động nào của người
dân liên quan đến biển đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Ví dụ: khi người ta
đóng thuyền mới hay đan lưới mới đều phải trải qua các nghi lễ như phạt mộc,
đốt thuyền, hạ thủy, an li, rỏp li, nhum li.
1.4. VI NéT Về ĐặC ĐIểM tự nhiên v LịCH Sử CủA LNG VEN
BIểN CửA BÐ, NHA TRANG

1.4.1.Vị trí địa lý
Khánh Hịa là một tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung bộ, nơi đầu tiên
trên lãnh thổ Việt Nam đón nhận ánh sáng mặt trời trong ngày của với điểm


23
cực Đơng là bán đảo Hịn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Từ khi được
chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) chính thức thành lập năm 1653 với tên gọi
Thái Khang tới nay Khánh Hịa đã có nhiều thay đổi. Với địa hình đa dạng,
đường bờ biển dài, cùng các vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh – những
ngư trường lớn của cả nước, Khánh Hịa đã nhanh chóng trở thành điểm dừng
chân, lập nghiệp của nhiều thế hệ cư dân người Việt.
Với diện tích 251 km2, dân số tính đến năm 2009 là 392.297 người,
Nha Trang là tỉnh lỵ của Khánh Hòa. Thành phố Nha Trang được thiên nhiên
ưu đãi ban cho địa hình đa dạng: đồi núi bao bọc từ ba phía Bắc, Tây và Nam;
đồng bằng nằm tại vùng trung tâm được phù sa của sông Cái bồi đắp; phía
Đơng là đường bờ biển dài. Dịng sơng Cái không chỉ là nguồn cung cấp phù
sa cho đồng bằng trung tâm, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân đơi bờ mà
cịn là đường dẫn để cư dân Việt (trước đó là người Chăm) vươn ra biển cả.
Sơng Cái cịn có tên gọi khác là sơng Phú Lộc, sơng Cù, có chiều dài 79 km,
khởi nguồn từ hịn Gia Lê ở độ cao 1812 m so với mực nước biển. Sơng Cái
Nha Trang có 7 phụ lưu co độ dốc lớn, tạo nên nhiều ghềnh thác. Từ phía Tây,

sông chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang
trước khi đổ ra biển. Sông chia làm hai nhánh chính:
Một nhánh chảy theo hướng Đơng – Nam, men theo chân núi Đồng
Bò, chảy qua địa phận các phường Trường Đông, Vĩnh Trường và đổ ra cửa
biển Tiểu Cù Huân, gọi là Cửa Bé.
Nhánh thứ hải chảy xiên theo hướng Đơng – Bắc. Đây là nhánh chính
của sông Cái từ Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc chảy đến phường Ngọc Hội và
chia làm hai chi: Chi thứ nhất chảy vào Phương Sài, qua Hà Ra rồi chảy ra
cửa Đại Cù Huân, tức Cửa Lớn. Chi thứ hai rộng và sâu hơn, chảy qua Xãm
Bóng – Cù Lao và đổ ra biển ở Cửa Lớn. Hai chi trước khi chảy ra biển gặp
nhau và cùng bao bọc một cồn đất phù sa có tên gọi là Cồn Dê (cịn gọi là
Cồn Ngọc Thảo).
Hai bên bờ sông, các làng mạc của người Việt (và trước đây là của
người Chăm) đã dần dần được dựng nên. Những làng nằm sâu trong nội đồng
thường làm nông nghiệp hoặc sản xuất các sản phẩm thủ công như dệt chiếu,


24
làm gốm… Những làng nằm ven hai cửa biển (Cửa Lớn và Cửa Bé) phần lớn
làm nghề chài lưới.
Làng ven biển Cửa Bé (làng Trường Đông) là một trong những làng
chài có lịch sử lâu đời tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay,
làng Cửa Bé là một trong bốn khóm thuộc phường Vĩnh Trường (Trường Sơn,
Trường Đơng, Trường Thọ và Trường Hải), thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa; cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5 km về phía Nam.
Theo cuốn Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của nhà nghiên cứu Nguyễn
Đình Đầu, dưới thời Nguyễn, làng Cửa Bé (làng Trường Đông) thuộc địa phận
Tổng Thượng, huyện Vĩnh Xương. Phía Đơng giáp xã Vạn An và Vĩnh An; phía
Tây giáp Phú Trường Tây, lấy thủy đạo (sơng Cửa Bé) làm ranh giới; phía Nam
giáp rừng và phía Bắc giáp Lương Phước (thuộc tổng Trung, huyện Phước Điền).

Khi di cư vào Nam, đặc biệt là vùng đất Nha Trang, người Việt đã
nhanh chóng tìm cho mình những khu vực thuận lợi cho cuộc sống để định cư.
Biển Nha Trang hiền hịa, nhiều tơm cá do vậy khi định cư ở Nha Trang, phần
lớn cư dân Việt đã dựa vào điều kiện tự nhiên này và chuyển dần từ hoạt động
kinh tế nông nghiệp sang khai tác thủy, hải sản (đặc biệt là hải sản) trên các dịng
sơng và vùng biển Nha Trang. Làng Cửa Bé là một trong những nơi người Việt đặt
dấu chân đầu tiên trên mảnh đất này. Nơi đây hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi
để người Việt - trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm của cư dân bản địa
– đã vươn ra biển, sống bằng nghề biển và phát triển văn hóa của mình.
Xét về địa thế, Cửa Bé có thể coi là làng ven biển có địa thế đẹp hơn
cả trong số các làng ven biển ở Nha Trang. Phía Đơng làng dựa lưng vào núi
Chụt (còn gọi là núi Cửa Bé), sau lưng núi Chụt là vịnh Nha Trang. Núi Chụt
tuy khơng cao nhưng nó đóng vai trị quan trọng trong việc che chắn cho làng,
bảo vệ làng trước những tác động từ biển cả. Phía Tây là dịng sơng Cửa Bé
(một nhánh của sơng Cái) thơng ra biển giúp cư dân dễ dàng tìm được nguồn
nước cung cấp cho cuộc sống cũng như khai thác nguồn lợi thủy sản vùng cửa
sông ; đồng thời đây cũng là con đường giao thương huyết mạch trong lịch sử
của cư dân làng Cửa Bé với cư dân nơng nghiệp sống sâu trong đồng bằng Nha
Trang. Phía Nam là cửa biển Cửa Bé (còn gọi là cửa Tiểu Cù Huân) – là cửa
ngõ ra ngư trường lớn, cung cấp nguồn sống chính cho cư dân làng. Phía Bắc


25
làng giáp với khu dân cư phường Vĩnh Trường, trước đây là tổng Trung, huyện
Phước Điền.
Như vậy, có thể thấy rằng với vị trí thuận lợi của mình, vùng đất nay là
làng Cửa Bé từ xa xưa đã nhanh chóng thu hút được nhiều cư dân đến sinh
sống và lập nghiệp. Trải qua thơì gian, dân cư ngày một đơng, làng xóm được
hình thành và họ đã cùng nhau xây dựng nên văn hóa riêng của cư dân vùng
ven biển Nha Trang, Khánh Hòa.

1.4.2. Nguồn gốc dân cư và lịch sử hình thành
Theo dịng lịch sử, làng xóm của người Việt ở Nha Trang, Khánh Hịa
được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau. Song khác với quá trình hình
thành của các làng nông nghiệp tại khu vực Bắc bộ, làng xóm ở Nha Trang nói
chung, làng ven biển Cửa Bé nói riêng được hình thành trong một bối cảnh
lịch sử đặc biệt.
Năm 1613, trước khi chết chúa Nguyễn Hoàng có dặn con trai là chúa
Nguyễn Phúc Nguyên rằng: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hồnh Sơn và
sơng Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và núi Thạch Bi vững bền, núi sẵn
vàng sắt, biển sẵn có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng, nếu biết
dạy dân luyện binh để chống chọi với nhà Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp
mn đời, cịn nếu thế lực khơng ổn định thì cố giữ vững đất đai chờ cơ hội
chứ đừng bỏ quên lời dặn của ta” [19, tr.45].
Năm 1653, dinh Thái Khang được thành lập, có 2 phủ: Thái Khang và
Diên Ninh. Kể từ thời gian này, công cuộc khai hoang lập làng của người Việt
cũng bắt đầu và được tiến hành qua nhiều giai đoạn, với những thời gian khác
nhau. Chúa Nguyễn đã thi hành một số chính sách khá cởi mở với nhiều ưu
đãi cho những người đến định cư ở đây. Mặt khác, chúa cũng cho một số địa
chủ giàu có người Việt chiêu mộ dân nghèo từ các tỉnh Quảng Nam đến Phú
Yên vào khai khẩn đất hoang. Lớp người thứ hai là những người bị tù tội, bị
lưu đày, trốn thuế, hoặc những người trốn tránh binh dịch trong chiến tranh
Trịnh - Nguyễn. Công cuộc khai hoang lập làng được xúc tiến mạnh mẽ kể từ
khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn được chấm dứt vào cuối thế kỷ XVIII.


×