Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Công cụ sản xuất truyền thống của người dao ở huyện vân đồn quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 125 trang )

Trờng đại học văn hóa h nội
Khoa văn hóa dân tộc thiểu số
*********






Công cụ sản xuất truyền thống của ngời dao
ở huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

khóa luận tốt nghiệp
(Khóa 13: 2007 - 2011)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hơng
Giảng viên hớng dẫn : PGS.TS Tạ Văn Thông

H nội - 2011

1


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâm nhiệt tình của các thầy cơ khoa Văn
hóa Dân tộc thiểu số, đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Tạ Văn
Thông. Các bác các chú ở huyện Vân Đồn, cùng bà con người dân tộc Dao ở
xã Vạn Yên và xã Đài Xuyên đã giúp em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu
thực tế để lấy tư liệu cho khóa luận này.
Em xin bày tỏ sự chân thành cảm ơn!


Do thời gian hạn chế, lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu thập
tài liệu và nghiên cứu khoa học, nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong các thầy cơ và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận này đầy
đủ và hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011
Người viết
Nguyễn Thị Hương

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1.Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu của để tài

2

2.1. Lịch sử nghiên cứu về người Dao

2

2.2. Lịch sử nghiên cứu về công cụ sản xuất của người Dao


2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3

3.1. Mục đích nghiên cứu

3

3.2. Nhiệm vụ của đề tài

3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4.1. Đối tượng nghiên cứu

3

4.2 Phạm vi nghiên cứu

3

5. Phương pháp nghiên cứu

4


6. Bố cục của đề tài

4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

5

1.1.Cơ sở lí thuyết

5

1.1.1. Văn hóa và các thành tố của văn hóa

5

1.1.2. Cách ứng xử và sự tương hợp của con người
đối với tự nhiên.

11

1.1.3. Các hình thái kinh tế

15

1.1.4. Lao động sản xuất và công cụ sản xuất

16


1.2. Khái quát về người Dao ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
1.2.1. Một số đặc điểm về huyện Vân Đồn

18
18

1.2.2. Người Dao ở Vân Đồn, Quảng Ninh- một bộ phận
của người Dao Việt Nam

20
3


Tiểu kết

43

CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ SẢN XUẤT TRUYỀN THỐNG

CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH

44

2.1 Các công cụ dùng trong nông nghiệp (nông cụ)

44

2.1.1. Các công cụ dùng trong cấy trồng

44


2.1.2. Các công cụ dùng để đựng và chế biến nông sản

55

2.1.3. Các công cụ dùng trong chăn nuôi

60

2.2. Các công cụ truyền thống dùng trong ngư nghiệp (ngư cụ)

62

2.2.1. Các công cụ đánh bắt ven bờ biển và ruộng, ao đầm

62

2.2.2. Các công cụ để hỗ trợ đánh bắt

73

2.3. Các công cụ dùng trong lâm nghiệp

75

2.3.1. Các công cụ khai thác gỗ, tre, nứa.

75

2.3.2. Các công cụ săn bắt và hái lượm


78

2.4. Các công cụ dùng trong ngành nghề thủ công khác

78

Tiểu kết

81

CHƯƠNG III: NHỮNG NÉT VĂN HĨA ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA

CƠNG CỤ SẢN XUẤT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO
Ở VÂN ĐỒN

82

3.1. Những nét văn hóa được phản ánh qua các công cụ sản xuất
truyền thống của người Dao

82

3.1.1. Công cụ sản xuất- sự phản ánh các hình thái kinh tế
truyền thống đa dạng của người Dao ở Vân Đồn

82

3.1.2. Công cụ sản xuất - sự phản ánh cuộc đấu tranh bền bỉ
trước thiên nhiên vì mục đích mưu sinh của đồng bào

Dao ở Vân Đồn

84

3.1.3. Cơng cụ sản xuất - sự phản ánh kinh nghiệm sản xuất
truyền thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác
4


của người Dao ở Vân Đồn.

86

3.2. Giải pháp và kiến nghị bảo tồn, phát huy những giá trị
văn hóa qua các công cụ sản xuất.

93

3.2.1. Một số vấn đề đặt ra với điều kiện kinh tế của người Dao
ở huyện Vân Đồn.

93

3.2.2. Những biện pháp và kiến nghị

95

Tiểu kết

98


KẾT LUẬN

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

102

PHỤ LỤC

104

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em sinh sống.
Các dân tộc trong suốt một tiến trình dài về lịch sử đã tạo nên những nét đặc
trưng riêng về bản sắc văn hóa, và hầu hết các đặc trưng đó đều được sáng tạo
thơng qua q trình lao động. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có vị trí địa lí,
điều kiện tự nhiên khác nhau nên ngành nghề cũng khác nhau. Chính những
khác biệt ấy đã tạo nên những nét bản sắc đặc trưng của dân tộc, của vùng
miền đó. Nghiên cứu những cơng cụ sản xuất của một dân tộc có thể giúp ta
hiểu được phần nào cuộc sống và vốn văn hóa của họ.
Dân tộc Dao ở Việt Nam tương đối đông (đứng thứ 9 trong số các dân
tộc ở Việt Nam), phân bố ở hầu hết các tỉnh thành, từ biên giới Việt – Trung,
Việt - Lào cho tới một số tỉnh trung du và miền biển Bắc Bộ. Trong tỉnh
Quảng Ninh, người Dao chiếm một số lượng đáng kể. Ở mỗi một vùng miền,

người Dao lại sinh sống bằng những ngành nghề khác nhau, có thể là làm
nơng nghiệp, ngư nghiệp hoặc lâm nghiệp. Riêng ở huyện Vân Đồn là một
huyện miền núi hải đảo của tỉnh Quảng Ninh, người Dao ở đây không chỉ
trồng lúa nước và các loại cây lương thực mà họ cịn sinh sống bằng cả nơng
nghiệp, ngư nghiệp và các ngành nghề thủ công khác. Với đặc điểm riêng biệt
đó nên cơng cụ lao động của người Dao ở đây đa dạng và phong phú hơn cả
về chủng loại lẫn số lượng. Chính vì thế, việc nghiên cứu về cộng cụ sản xuất
của người Dao cũng nhằm tìm ra những khác biệt và nét đẹp về văn hóa lao
động cũng như văn hóa vật chất và tinh thn ca ngi Dao ni õy.
Bản thân ngời viết khụng phải là một người dân tộc thiểu số, song
muèn t×m hiểu và nghiên cứu sâu sc hơn về nền văn hãa cđa các d©n téc sinh
sống ở địa phương mìnhtrong ú cú ngi Dao. Đồng thời là một sinh viên
khoa Văn hóa dân tộc thiu s, trong tơng lai ngời viÕt muèn trë thµnh mét
6


trong những cán bộ văn hóa ở địa phơng nên mong muốn qua việc thùc hiƯn
khóa ln nµy cã thĨ më mang vèn kiÕn thøc, gióp Ých cho c«ng viƯc tng lai
của mình trong thc t. Vi đề tài Công cụ sản xuất truyền thống của người
Dao ở huyện Vân Đồn, Quảng Ninh” ng−êi viÕt muèn ®ãng gãp mét phần
nhỏ của mình vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc Dao, theo tinh thần nghị quyết Trung ơng V khoá VIII đà đề ra:
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
2. Lch s nghiờn cứu của đề tài
2.1. Lịch sử nghiên cứu về người Dao
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa của người Dao, như
các cuốn sách và các bài nghiên cứu: “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” (các
tỉnh phía Bắc) của Viện nghiên cứu dân tộc học; “Văn hóa các dân tộc vùng
Đơng Bắc Việt Nam” của tác giả Hoàng Nam; “Nguồn gốc lịch sử tộc người
vùng Đơng Bắc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Chí Hun,;“Người Dao ở

Việt Nam” của tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Trọng, Nông Trung,
Nguyễn Nam Tiến. “Thử bàn về nguồn gốc người Dao” của tác giả Trần
Quốc Vượng, “Người Dao đỏ ở Việt Nam” của các tác giả Bế Viết Đẳng,
Nguyễn Khắc Phụng, Nông Trang, Nguyễn Nam Tiến..., hoặc các cơng trình
nghiên cứu riêng biệt khác nữa về những nét đặc trưng của văn hóa Dao như:
tục cấp sắc, cưới xin, tang ma…
2.2. Lịch sử nghiên cứu về công cụ sản xuất của người Dao
Như đã nói ở trên, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về người
Dao, trong các nghiên cứu này cũng đã đề cập đến cuộc sống lao động sản
xuất hàng ngày của người Dao và các công cụ sản xuất truyền thống của họ
như cuốn “Người Dao ở Việt Nam” của các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn
Khắc Trọng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến; “Văn hóa các dân tộc vùng
Đơng Bắc Việt Nam” của tác giả Hồng Nam…Song cho tới nay chưa có một
cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu các công cụ sản xuất truyền
7


thống này. Việc nghiên cứu các công cụ sản xuất này khơng chỉ giúp người
đọc có thêm hiểu biết về các công cụ sản xuất truyền thống của người Dao mà
qua đó tái hiện nên cuộc sống lao động hàng ngày của họ và các nét đẹp văn
hóa thể hiện trong cuộc sống lao động đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc thu thập mơ tả các công cụ sản xuất của người Dao ở huyện
Vân Đồn – Quảng Ninh góp phần tìm hiểu kĩ về những nét riêng trong văn
hóa của người Dao trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên, qua các hoạt
động sản xuất và cuộc sống mưu sinh từ truyền thống đến hiện đại của họ.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu khái qt về văn hóa của người Dao ở huyện Vân Đồn, tỉnh
Quản Ninh.

- Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu về cuộc sống mưu sinh hàng ngày của người Dao Vân Đồn
từ truyền thống đến hiện đại.
- Thu thập, miêu tả và phân loại về công cụ sản xuất từ đó làm nổi bật
nên những nét văn hóa đặc sắc của người Dao ở Vân Đồn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nói trên, khóa luận tìm hiểu về người
Dao và cuộc sống lao động sản xuất của người Dao ở huyện Vân Đồn, Quảng
Ninh ( chủ yếu là ở hai xã Vạn Yên và Đài Xuyên).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung chủ yếu vào các công cụ sản xuất truyền thống (từ
xưa đến nay vẫn sử dụng) đó là sản xuất nơng nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp
và thủ công nghiệp của người Dao ở Vân Đồn - Quảng Ninh.

8


5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã dân tộc học: kết hợp quan sát thực tế với phỏng
vấn, thu thập tư liệu.
- Phương pháp miêu tả: trình bày chi tiết về cấu tạo, công dụng, cách sử
dụng… các công cụ sản xuất của người Dao.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Phụ lục, Tài liệu tham khảo và Kết
luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn
Chương 2: Cơng cụ sản xuất truyền thống của người Dao ở Vân Đồn,
Quảng Ninh.
Chương 3: Một số nét văn hóa của người Dao phản ánh qua công cụ sản

xuất truyền thống của người Dao ở huyện Vân Đồn

9


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1.CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1.1. Văn hóa và các thành tố của văn hóa
a. Văn hóa
Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc
học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học...,
trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó cách nhìn nhận và đánh giá về văn hóa cũng
khác nhau. Mỗi một lĩnh vực đều nhìn văn hóa từ góc độ chủ quan của mình
và đưa ra các định nghĩa khác nhau về văn hóa. Ở Việt Nam ba cách hiểu văn
hóa được sử dụng phổ biến: khái niệm văn hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm
trong cuốn “ Cơ sở văn hóa Việt Nam” dùng trong các trường Đại học và Cao
đẳng, khái niệm văn hóa của Unessco và khái niệm văn hóa của chủ tịch Hồ
Chí Minh .
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội ”.
Theo Unessco: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và
sông động mọi mặt của cuộc sống ( của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã
diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế
kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối
sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".
Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục

đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
10


cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn".
b. Các thành tố của văn hóa
Văn hóa là một hệ thống được tạo bởi nhiều thành tố khác nhau. Trong
đó 4 thành tố cơ bản nhất là: ngơn ngữ, tơn giáo, tín ngưỡng và lễ hội. Mỗi
thành tố mang những đặc điểm chung của văn hóa nhưng mỗi thành tố cũng
lại có đặc điểm riêng.
Ngơn ngữ
Ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt của con người, được sinh ra
chủ yếu vì mục đích giao tiếp xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, ngôn ngữ là một
thành tố văn hóa nhưng là một thành tố chi phối nhiều đến các thành tố văn
hóa khác.
Văn hóa và ngơn ngữ có liên hệ chặt chẽ, khơng thể tách rời. Ngơn ngữ
là phương tiện chun chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngơn ngữ.
Người ta đã nói rằng ngơn ngữ ở dạng lời nói và văn tự là kết tinh của văn
hóa dân tộc, rất nhiều thành tố văn hóa nhờ lời nói và văn tự để được lưu
truyền và trong tương lai, nền văn hóa của một dân tộc cũng nhờ vào ngôn
ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song
song với biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa
phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ không thể
bỏ qua các đặc điểm của các thành tố văn hóa khác. Điều đó được thể hiện rõ
ràng trong trường hợp tiếp biến văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc

gia) có hồn cảnh và ngơn ngữ văn hóa khác nhau. Việt Nam là một quốc gia
đa dân tộc với 54 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi một dân tộc có một ngơn
11


ngữ riêng đặc trưng của dân tộc mình. Vì là dân tộc có dân số nhiều nhất và
phân bố ở hầu hết các tỉnh thành nên tiếng Việt được sử dụng là ngôn ngữ phổ
thông. Cũng như các dân tộc thiểu số khác, tiếng Dao vừa là tài sản vô giá của
dân tộc Dao vừa là tài sản chung của cả nước Việt Nam, góp phần tạo nên sự
đa dạng văn hóa đa sắc màu các dân tộc Việt Nam.
Tơn giáo
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn
cãi rất nhiêu. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về
tôn giáo: các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh
và con người”, cịn dựa vào bản chất của tơn giáo người ta cho rằng “Tôn giáo
là niềm tin vào cái siêu nhiên”, một số nhà tâm lý học lại quan niệm “Tôn
giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cơ đơn của mình, tơn giáo là sự
cơ đơn, nếu anh chưa từng cơ đơn thì anh chưa bao giờ có tơn giáo”…
Tơn giáo ra đời là kết quả của rất nhiều nguyên nhân, đó là sự đấu tranh
của con người với thiên nhiên, đó là mối quan hệ giữa con người với con
người và quan trọng hơn cả là do nhận thức của con người. Mối quan hệ của
con người với tự nhiên thể hiện thông qua những phương tiện và cơng cụ lao
động mà con người có. Những công cụ và phương tiện càng kém phát triển
bao nhiêu thì con người càng yếu đuối trước giới tự nhiên bấy nhiêu và những
lực lượng tự nhiên càng thống trị con người mạnh bấy nhiêu. Sự bất lực của
con người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với giới tự nhiên là do sự hạn
chế, sự yếu kém của các phương tiện tác động thực tế của họ vào thế giới
xung quanh. Khi không đủ phương tiện, công cụ để đảm bảo kết quả, mong
muốn trong lao động, người nguyên thủy đã tìm đến phương tiện tưởng tượng
hư ảo, nghĩa là tìm đến tơn giáo. Trình độ thấp của sự phát triển sản xuất đã

làm cho con người khơng có khả năng nắm được một cách thực tiễn các lực
lượng tự nhiên. Thế giới bao quanh người nguyên thủy đã trở thành cái thù
12


địch, bí hiểm, hùng hậu đối với họ. Cần thấy rằng, sự thống trị của tự nhiên
đối với con người khơng phải được quyết định bởi những thuộc tính và quy
luật của giới tự nhiên, mà quyết định bởi mối tính chất mối quan hệ của con
người với tự nhiên, nghĩa là bởi sự phát triển kém của lực lượng sản xuất xã
hội, mà trước hết là công cụ lao động. Nhờ hoàn thiện những phương tiện lao
động và toàn bộ hệ thống sản xuất vật chất mà con người ngày càng nắm
được lực lượng tự nhiên nhiều hơn, càng ít phụ thuộc một cách mù quáng vào
nó, do đó dần dần khắc phục được một trong những nguồn gốc quan trọng của
tơn giáo.
Nguồn gốc của tơn giáo cịn bao gồm cả phạm vi các mối quan hệ giữa
con người với nhau, trong đó có hai yếu tố giữ vai trị quyết định là tính tự
phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp cùng chế độ người bóc lột
người. Dưới sự phát triển của các hình thái kinh tế và sự thay đổi về tư liệu
sản xuất, để thốt khỏi sự kìm kẹp và áp bức trên trái đất, con người đã tìm ra
lối thốt đó ở trên trời, ở thế giới bên kia. Bên cạnh đó do sống phụ thuộc vào
thiên nhiên nên con người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tác động của thiên nhiên
như thiên tai, lũ lụt…gây cho con người những hoang mang và sợ hãi trước
thiên nhiên. Họ tin vào thế lực siêu nhiên, tin vào sự giúp thần thánh, sự giải
thoát của thần thánh khi họ sang thế giới bên kia.
Trải qua một tiến trình lịch sử dài, tơn giáo ngày càng phát triển và đi
sâu vào cuộc sống của các cộng đồng các dân tộc, có những ảnh hưởng tích
cực, tiêu cực nhưng nó đã trở thành một thành tố quan trọng của văn hóa. Qua
tơn giáo, tín ngưỡng, ta có thể hiểu được nguyện vọng, ước muốn của cộng
đồng dân tộc đó. Ở Việt Nam tồn tại rất nhiều tơn giáo, có thể kể đến: Phật
giáo, Đạo giáo, Hồi Giáo, Ki- tô giáo, Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hỏa…

Đồng bào Dao chịu ảnh hưởng của Tam giáo, trong đó đặc biệt là Đạo
giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến tôn giáo của người Dao. Điều này được bắt
13


nguồn từ việc Đạo giáo dùng các thuật phù thủy để chữa bệnh, cúng bói, trừ
ma….và hệ thống các vị thần linh rất phù hợp với suy nghĩ của người Dao tồn
tại từ thời nguyên thủy đến giờ. Phật giáo cũng thâm nhập khá sâu vào đời
sống xã hội của người Dao, nhất là tầng lớp thầy tào, thầy mo còn chịu nhiều
ảnh hưởng của thuyết luân hồi định mệnh của đạo Phật. Như vậy, cùng với
các tôn giáo của xã hội văn minh, cùng với tàn dư hình thái tơn giáo, tín
ngưỡng của xã hội ngun thủy, trong xã hội người Dao đã tạo nên tính chất
phức tạp và đa dạng trong đời sống tâm linh của họ.
Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích
thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi
khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tơn giáo ở chỗ,
tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tơn giáo, tín ngưỡng có tổ
chức khơng chặt chẽ như tơn giáo.
Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một
dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung cịn tơn giáo thì thường
là khơng mang tính dân gian. Tín ngưỡng khơng có một hệ thống điều hành
và tổ chức như tơn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín
ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tơn giáo. Cơ sở
của mọi tơn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào
những cái "siêu nhiên" (hay nói gọn lại là"cái thiêng") - cái đối lập với
cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm
tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát
triển cùng với con người và lồi người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời
sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã

hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...

14


Trong đời sống ngôn ngữ, xã hội, cả hai thuật ngữ tơn giáo, tín ngưỡng
đều tồn tại. Sự khác nhau giữa tơn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm
như: Tơn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển... được truyền thụ qua giảng dạy
và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện...có hệ thống thần điện, có tổ
chức giáo hội, hội đồn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà
thờ, chùa, thánh đường...nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế
giới thần linh và con người. Cịn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà
chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất
dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hịa
nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân
tán, chưa thành quy ước chặt chẽ...
Tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng nguyên thủy, họ tin rằng tất
cả mọi vật đều có linh hồn. Vì vậy, theo quan niệm của đồng bào, bất kỳ trên
trái đất này cũng đều có hồn và ma. Mỗi nhóm Dao đều có quan niệm riêng
của mình về hồn chính. Hồn là một yếu tố quyết định sự sống và mọi hoạt
động của con người. Khi tất cả các hồn nhất là hồn chính, vĩnh viễn lìa khỏi
xác thì người ta chết. Đồng bào cho rằng khi ông bà, cha mẹ chết, linh hồn trở
về thế giới bên kia, vẫn thường xuyên có mối quan hệ với con cháu nên con
cháu phải có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, đây cũng là việc thờ cúng chính trong
gia đình người Dao. Người Dao cịn rất tin vào linh cảm, điềm báo, phép
thuật, ma thuật…
Lễ hội
Cư dân Việt và cư dân các dân tộc ít người ở Việt Nam là những cư dân
nông nghiệp chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Vòng quay của thiên
nhiên và mùa vụ tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh. Khoảng thời gian

nghỉ ngơi này là dịp vừa để người dân cảm ơn thần linh đã phù hộ cho họ
một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng sắp
15


tới. Sinh hoạt ấy của cư dân được gọi là lễ hội. Lễ hội bao giờ cũng gắn với
một cộng đồng cư dân nhất định và mang tính tộc người rất rõ. Các dân tộc
khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau như lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc
Tày - Nùng, lễ hội cầu mùa của dân tộc Mường, lễ hội gầu tào của người
Mông…
Lễ hội được chia làm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần
thực hiện các nghi thức trong lễ hội như cúng tế thần linh, dâng các lễ vật…
Phần hội là phần tổ chức các trò chơi mang đặc trưng của các dân tộc tổ chức
lễ hội đó, phần lớn là các trờ chơi truyền thống như ném còn, đánh pao, đẩy
gậy, thi văn nghệ….
Ngày lễ hội là thời gian mà cư dân tập trung lại để tưởng nhớ các vị
thần thánh, đồng thời cũng là thời gian nghỉ ngơi thư giãn của người dân sau
một mùa vụ vất vả. Mặt khác lễ hội còn là một bảo tàng văn hóa, một thứ bảo
tàng tâm thức lưu giữ các giá trị văn hóa. Đó có thể là các trị chơi, các tín
ngưỡng, các hình thức diễn xướng dân gian…Lễ hội trở thành một thành tế có
tiềm năng to lớn của văn hóa.
Trong đời sống của đồng bào Dao, lễ hội giữ một vị trí rất quan trọng,
là nơi để mọi người thể hiện tâm tư, tình cảm của mình với thần linh, thể hiện
ước vọng của chính họ đối với tự nhiên, đối với các vị thần thánh và là một
trong những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng. Đồng bào thường tổ chức lễ
hội vịa những ngày nơng nhàn sau mùa vụ, và vào ngày tết. Người Dao có
các lễ hội đặc trưng: lễ hội tết nhảy, lễ hội cầu mùa, lễ hội lập tịch…
1.1.2. Cách ứng xử và sự tương hợp của con người đối với tự nhiên
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống
nhất biện chững giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Con người tồn tại

trong môi trường tự nhiên, cùng phát triển với môi trường tự nhiên. Vật chất
trong cơ thể con người là do mơi trường tự nhiên tạo ra: khơng khí con người
16


hít thở, nước con người uống đều lấy từ mơi trường tự nhiên, thức ăn của con
người cũng vậy…Con người cũng là tự nhiên, trong con người cũng có mặt tự
nhiên và con người bao giờ cũng phải sống với tự nhiên. Mối quan hệ của con
người với tự nhiên là mối quan hệ nhiều chiều, mối quan hệ thích nghi, khơng
thích nghi và biến đổi. Con người là một sinh vật nhìn về phía trước, mắt
hướng về tương lai. Con người xưa nay vẫn sống trong nguy hiểm kể từ thời
tổ tiên xa xưa nhất của loài người, đặt những mốc đầu tiên trên con đường
tiến hóa của giống nịi.
Kể từ khi xuất hiện, con người đã khơng ngừng vượt lên trên các khả
năng giới hạn của mình. Có thể coi đặc điểm đó là động cơ tiến hóa của lồi
người. Xu hướng chung của con người là thích nghi với cả những điều kiện
sống mà môi trường tự nhiên áp đặt lẫn những thách thức mà con người tự đặt
ra. Loài người xuất hiện muộn trên trái đất, tuy vậy bàn tay và khối óc, con
tim…con người đã gây ra những biến đổi rộng khắp trong khơng khí, nước và
đất, trong các giới sinh vật khác, trong toàn bộ các yếu tố tác động qua lại và
liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành môi trường sống, đồng thời con người
cũng biết dựa vào thiên nhiên, theo các quy luật của tự nhiên.
Để tồn tại, các dân tộc, các cộng đồng người phải vượt qua sự cản trở
mà thiên nhiên gây ra. Song khác với loài vật con người không thể thuần túy
vượt qua các động vật khác, mà phải dùng những biện pháp kĩ thuật khác
nhau để thích nghi, biến đổi, buộc nó khơng cịn là thiên nhiên như cũ nữa,
bắt nó phục vụ lại mình. Chính kết quả hay hậu quả của sự biến đổi này đã tác
động khơng nhỏ đến sự hình thành những nét đặc sắc của văn hóa, mơ thức
ứng xử của một tộc người. Sự khác nhau về văn hóa giữa các dân tộc hay các
nhóm, cộng đồng người được quy định bởi nhiều yếu tố trong đó có nguyên

nhân do con người là một sinh vật có tư duy, có ý thức, có ngơn ngữ và khả
năng biểu tượng hóa, có mơ hình hành động được lựa chọn chứ khơng chỉ có
17


mơ hình hành động theo bản năng như phần lớn các động vật khác và do sự
khác nhau về môi sinh. Chính từ sự khác nhau này đã tạo nên bản sắc văn hóa
khác nhau. Bản sắc văn hóa của từng cộng đồng, từng dân tộc được khắc họa
bởi những điều kiện lịch sử, xã hội và tâm lý dân tộc từ đó hình thành một lối
sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ,
thiên nhiên và xã hội, là vai trò của con người trong vũ trụ đó với một hệ
thống chuẩn mực những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm…tạo nên
những cách khác nhau trong sự biểu thị những tri thức và nghệ thuật của con
người.
Trong bất cứ một môi trường nào, con người đều chịu ảnh hưởng,chi
phối bởi điều kiện tự nhiên, môi trường sống và điều kiện sinh hoạt. Tuy
nhiên, trong hồn cảnh đó, con người khơng thể chống lại nó, cải tạo nó một
cách thuần thục, mà phải thích nghi với mơi trường sống để điều hịa nhịp
sống của mình. Việt Nam với đặc trưng của một đất nước nông nghiệp, cuộc
sống phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, vào những chu kỳ biến đổi của tự
nhiên hay những thiên tai do tự nhiên gây ra không chỉ con người Việt Nam,
mà hầu như tất cả các cộng đồng dân tộc quốc gia trên thế giới đều phải tìm
hiểu, lựa chọn thích nghi để tồn tại. Và q trình đó đã nảy sinh những yếu tố
văn hóa mà ta gọi là "văn hố ứng xử với mơi trường tự nhiên". Và những yếu
tố văn hóa đó đã thể hiện rất rõ trong sinh hoạt của con người, tạo nên những
nét văn hóa đặc trưng của từng cộng đồng.
Đó là việc con người đã sử dụng những sản phẩm của tự nhiên như : tre
nứa, gỗ lạt, mây tre, măng trúc để làm nhà, thức ăn, thức uống khai thác ở
sông suối, đánh bắt ở biển để chế biến thức ăn trong bữa ăn. Đặc biệt, có
những sản vật nổi tiếng được chế biến từ cá, tôm, canh cua.... Trong kiến trúc

nhà cửa: con người đã biết xác định hướng nhà, hướng đất, tránh hướng gió

18


độc, đón lấy hướng mắt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện
nước sinh hoạt, trồng trọt
Một điểm đăc biệt trong kiến trúc nhà cửa, là các kiến trúc đều thuận
theo thuật phong thủy. Đó là sự hài hịa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước...
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của con người còn được thể hiện
trong cách ăn mặc của người dân. Đó là cách ứng xử mùa nào thức nấy, mùa
hè mặc chất liệu vải mát, mùa đông màu áo chất liệu vải giữ nhiệt...
Hay đó là những kinh nghiệm trong sản xuất, trị thủy, mùa nào thì nên
trồng cây nào cho thích hợp, lợi dụng nắng mưa và sức gió để gieo trồng cho
thích hợp.
Văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên hơn cả đó là sự tơn sùng thần
thánh, các vị thần tự nhiên như thần đất, thần nước…Các lễ hội hàng năm của
các cộng đồng dân tộc đều nhằm mục đích cảm ơn thần linh đã phù hộ cho
mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu…Hoặc hơn cả là các tín ngưỡng thờ
thần thánh của các tộc người, những cách gọi rất tôn trọng tự nhiên như ông
Trời, mẹ Lúa… điều đó tạo nên một những nét độc đáo của văn hóa Việt
Nam.
Cũng như tất cả các cộng đồng dân tộc khác, để tồn tại và phát triển,
người Dao cũng tìm cách chế ngự tự nhiên bằng cách tạo ra các công cụ sản
xuất nhằm tác động vào thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống
của mình. Đây cũng chính là thái độ ứng xử của họ đối với thiên nhiên, đó là
mong muốn được làm chủ thiên nhiên, được biến đổi thiên nhiên theo xu thế
phát triển của cộng đồng. Các công cụ sản xuất này thể hiện trình độ phát
triển của chính cộng đồng người tạo ra nó, do đó nó khơng chỉ có tác dụng
nâng cao hiệu quả lao động của cộng đồng dân tộc đó mà nó cịn mang những

nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng đó. Các công cụ sản xuất của người Dao
không chỉ đa dạng và chủng loại mà còn nhiều về số lượng. Chủ yếu là các
19


công cụ sản xuất thô sơ, hiệu quả kinh tế của nó chưa cao song lại chính là
một nhân tố văn hóa quan trọng của một cộng đồng dân tộc.
1.1.3. Các hình thái kinh tế
Trong các thành tố văn hố, hình thái kinh tế là nhân tố và tạo hệ thống
và chi phối các thành tố và mối quan hệ khác, quyết định diện mạo, tính
chất và đặc trưng của mỗi nền văn hố..
Các hình thái kinh tế chính:
Nơng nghiệp: gồm có canh tác nương rẫy và canh tác ruộng nước làm
vườn và chăn nuôi.
Săn bắn, hái lượm và thu nhặt lâm thổ sản (lâm nghiệp)
Đánh bắt thủy hải sản ( ngư nghiệp)
Các ngành nghề thủ công
Trao đổi và buôn bán
Tùy từng điều kiện ở khu vực cư trú mà cộng đồng đó có các ngành
nghề kinh tế khác nhau. Mỗi một ngành nghề này đều mang những đặc trưng
riêng của khu vực cư trú nơi đó.
Các hình thái kinh tế của cộng đồng dân tộc Dao cũng rất đa dạng. Tùy
vào điều kiện sinh sống của từng khu vực mà có sự khác nhau về các hình thái
kinh tế. Và cũng tùy vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên và hoạt động sống
của cư dân khu vực đó mà các hình thái chính, giữ vị trí chủ đạo của nền kinh
tế cộng đồng Dao đó là cũng rất khác nhau. Hình thái kinh tế giữ vai trị quan
trọng trong đời sống của tất cả cộng đồng người Dao là canh tác nương rẫy và
canh tác ruộng nước, săn bắt, hái lượm và thu nhặt lâm thổ sản. Canh tác
nương rẫy là hình thái kinh tế phổ biến ở các cộng đồng dân tộc có lối sống
du canh du cư, và cư trú ở những vùng cao, rừng núi. Ở các khu vực này, đất

thường cứng và xấu nên người dân thường phải di cư từ nơi này sang nơi khác
sau vài mùa vụ để tìm một vùng đất mới tốt hơn cho sản xuất. Canh tác ruộng
20


nước phổ biến hơn ở các cộng đồng người sinh sống ở vùng thấp, thuận lợi về
nguồn nước. Sau này, do chính sách định canh, định cư của Nhà nước, rất
nhiều nhóm Dao đã chuyển từ canh tác nương rẫy sang canh tác ruộng nước.
Trong đời sống kinh tế của đồng bào Dao, thủ cơng nghiệp cũng chiếm một vị
trí khá quan trọng. Các ngành thủ công truyền thống của người Dao rất đa
dạng, các ngành nghề thủ công phổ biến như dệt vải, đan lát, nghề mộc, nghề
rèn…Đánh bắt thủy hải sản chỉ có ở trong cộng đồng Dao cư trú ở khu vực
ven biển hoặc gần sông suối, làm ruộng nước. Ngày nay, các hình thái kinh tế
đã có nhiều thay đổi, đã có thêm nhiều hình thái mới phát triển hơn, tiến bộ
hơn. Song các hình thái kinh tế truyền thống vẫn giữ một vị trí quan trọng,
khơng chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn là nơi lưu
giữ những giá trị văn hóa truyền thống của khơng chỉ cộng đồng dân tộc Dao
mà cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
1.1.4. Lao động sản xuất và công cụ sản xuất
Lao động
Là hoạt động có mục đích của con người tác động vào tự nhiên nhằm
tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
Công cụ sản xuất (cơng cụ lao động)
Theo quan niệm thơng thường thì cơng cụ là đồ vật dùng để lao động.
Đó là bộ phận quan trọng nhất của tư liệu sản xuất, dùng để tác dụng trực tiếp
vào đối tượng sản xuất, quy định trực tiếp năng suất lao động. Trình độ công
cụ sản xuất là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế.
Nguồn gốc của văn hóa là từ trong lao động. Lao động vừa là là điều
kiện cho sự phát triển của văn hóa đồng thời cũng là phương thúc tồn tại và
phát triển của chính văn hóa. Cũng chính là dấu hiệu phân biệt lồi người với

lồi vật vì từ lao động là tiền đề vật chất tiên quyết cho sự ra đời của tư duy -

21


cái chỉ có ở lồi người. Trong q trình lao động, con người đã sáng tạo ra
công cụ sản xuất nhằm hỗ trợ họ trong lao động.
Cùng với người lao động, công cụ sản xuất cũng là một yếu tố cơ bản
của lực lượng sản xuất, đóng vai trị quyết định trong tư liệu sản xuất. Công
cụ sản xuất do con người sáng tạo ra, là yếu tố động nhất của lực lượng sản
xuất. Cùng với q trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh và sáng
chế kĩ thuật, công cụ sản xuất không ngừng được cải tiến và hồn thiện.
Chính sự cải tiến và hồn thiện khơng ngừng cơng cụ lao động đã làm biến
đổi tồn bộ tư liệu sản xuất. Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi
biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của cơng cụ sản xuất là thước đo trình độ
chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế
trong lịch sử. Qua mỗi thời đại khác nhau, sự tiến bộ của con người đều được
đánh giá thông qua các công cụ sản xuất đó từ thời kì đồ đá thơ sơ, đến sự
xuất hiện của kim loại và sự ra đời của các công cụ sản xuất hiện đại như
ngày nay.
Bên cạnh đó, để hồn thiện hơn về chính bản thân mình và phù hợp hơn
với điều kiện sống mà con người không phải ở đâu cũng sinh sống như nhau.
Ngay cả ở trong một quốc gia đã có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, môi
trường sống, để sinh tồn và phát triển, con người phải không ngừng đổi mới
và sáng tạo ra những công cụ sản xuất sao cho phù hợp để khai thác với điều
kiện tự nhiên ở nơi đó. Để hiệu quả lao động cao hơn đáp ứng nhu cấu cần
thiết hàng ngày và để không ngừng tăng năng suất lao động, bằng chính
những trình độ tư duy và ý thức cộng đồng mà con người đã sáng tạo ra các
công cụ sản xuất phù hợp mang đặc trưng của khu vực đó và mang bản sắc
văn hóa của cộng đồng. Người Dao ở Việt Nam cũng vậy. Mỗi một khu vực,

mỗi vùng, mỗi miền đều có những ngành nghề khác nhau phù hợp với điều
kiện tự nhiên và lối sống của cư dân nơi đó. Người Dao ở mỗi nơi đều sáng
22


tạo ra các công cụ sản xuất riêng phù hợp với điều kiện sống và ngành nghề
khu vực. Công cụ sản xuất khơng chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mà
qua đó có thể biết được các hình thái kinh tế của khu vực đó và kinh nghiệm
sản xuất cộng đồng dân tộc đó. Trong giai đoạn hiện nay, các công cụ sản
xuất đang ngày càng được hiện đại hóa đã góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất, đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế, song các công cụ truyền thống vẫn
đã và đang được sử dụng. Nó khơng những dùng để sản xuất mà cịn lưu giữ
những nét đẹp văn hóa riêng có của cộng đồng người Dao.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO Ở HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH
QUẢNG NINH
1.2.1. Một số đặc điểm về huyện Vân Đồn
a, Môi trường tự nhiên
Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Quảng Ninh,
được hợp thành bởi hai đảo Caí Bầu và Vân Hải với hơn 600 hòn đảo nhỏ (đất
và đá) trên vịnh Bái Tử Long xinh đẹp.
Về địa lí
Tồn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 1.620,83 km2 ( trong đó đất
nổi là 59.676ha). Nằm trong khoảng 20o40’ đến 21o16’ vĩ Bắc; 107o15’ đến
108o00’ kinh .
Phía Bắc và Đơng Bắc giáp huyện Tiên n và Quảng Hà
Phía Đơng và Đơng Nam giáp huyện Cơ Tơ
Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long - trung tâm
tkinh tế - chính trị - thương mại và du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
Về khí hậu, thời tiết
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa , từ tháng 3 đến tháng 8, gió

Đơng nam từ biển thổi vào mát mẻ. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, khí

23


hậu lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc thổi về, bởi vậy gây ra sương
mù.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.748 mm
Về sơng ngịi và chế độ thủy văn
Tồn huyện chỉ có một con sơng lớn là sông Voi Nhớn dài 18km.
Về thảm thực vật và hệ động vật
Thảm thực vật trong huyện có khá nhiều chủng loại. Với hàng nghìn ha
rừng có nhiều gỗ, song, mây, ràng ràng…và nhiều dược liệu quý giá như :
hương nhu, sâm đất, hà thủ ơ, đằng đằng, ba kích…
Động vật xưa kia có rất nhiều nhưng do nạn săn bắt bừa bãi nên hiện
nay đã cạn kiệt, chỉ còn một số ít sinh vật : khỉ vàng, trăn, tắc kè và lợn
rừng…
b, Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Vân Đồn
Tính đến 0 giờ ngày 01 tháng 04 năm 2009, huyện Vân Đồn có 36.603
người với 8 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mường, Sán
Dìu, Sán Chay và người Hoa.
Quá trình hình thành dân cư ở đây cũng khá phức tạp. Số người được
gọi là “dân gốc” ở đây phần lớn là đồng bào người Sán Dìu. Người Kinh chủ
yếu là từ nơi khác chuyển đến. Một số người Hoa (sống tập trung ở xã Hạ
Long, Đông Xá, Đài Xuyên và rải rác ở một số xã khác) vốn ở bên Trung
Quốc từ thời Mãn Thanh sang Việt Nam lánh nạn chiến tranh; một số là do
kinh tế túng thiếu, di cư tìm kế sinh nhai và chọn nơi đây để cư trú lâu dài.
Do địa bàn bị chia cắt thành các đảo, nên cư dân ở đây rải rác trên gần
20 hòn đảo, sống chủ yếu bằng nghề nông - lâm - ngư nghiệp.
Tiềm năng phát triển kinh tế

Vân Đồn có hàng nghìn hecta rừng, hàng năm cung cấp nhiều gỗ cho
ngành khai thác lâm sản của tỉnh và làm đồ gia dụng, gỗ xuất khẩu:900 ha
thông nhựa ở xã Đài Xuyên, Vạn Yên đã được khai thác. Rừng vân Đồn có
24


nhiều dược liệu và sinh vật quý. Nhiều đảo có điều kiện thuận lợi cho chăn
nuôi gia súc, gia cầm.
Biển Vân Đồn rộng bao la, có núi non trùng điệp tiện lợi cho tầu thuyền
ra vào đánh cá các ngư trường khơi cũng như ngư trường lộng và trú ẩn khi
bão dơng. Biển có nhiều hải sản q như : tù hài, sái sùng, tôm hùm, bào
ngư…và các loại cá có giá trị kinh tế cao như: chim, thu, nhụ, đé…Mỗi năm
nhân dân huyện Vân Đồn đánh bắt hàng nghìn tấn tôm, cá, sản xuất được
hàng trăm tấn muối phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu.
Với bãi biển hàng ngàn hecta, Vân Đồn có khả năng lớn trong khoanh
vùng, nuôi trồng hải sản làm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Huyện Vân Đồn
cịn có nguồn lợi lớn, dồi dào về vật liệu xây dựng là đá vôi và cát, nhưng
chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng của nó.
Vân Đồn cịn có hàng trăm núi, đảo nhấp nhô trên mặt nước, hàng trăm
km bờ biển, với những bãi cát trắng mịn ở Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc
Vừng, Bãi Dài…thu hút được nhiều khách du lịch.
1.2.2. Người Dao ở Vân Đồn, Quảng Ninh- một bộ phận của người Dao
Việt Nam
a, Một số đặc điểm chung về người Dao ở Việt Nam
Dân số
Theo Tổng điều tra dân số tính đến ngày 1/4/2009, ở Việt Nam có
751.007 người thuộc dân tộc Dao.
Địa vực cư trú
Người Dao cư trú ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tập trung chủ
yếu ở các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Giang, Yên Bái, Tun Quang, Cao

Bằng…Người Dao cư trú theo thơn xóm, có hai loại hình thơn xóm khác
nhau: thơn xóm cư trú phân tán và thơn xóm cư trú tập trung. Thơn xóm cư
trú phân tán chủ yếu ở những người Dao chun sống bằng nghề nương rẫy
du canh, mỗi thơn có rất ít nhà và nhà nọ cách nhà kia khá xa, có khi đến ba,
25


×