Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Công tác tuyên truyền giáo dục của bảo tàng lịch sử việt nam những năm đầu thế kỷ XXI 2000 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 104 trang )

Trờng đại học văn hóa H Nội
KHOA BO TNG
*********

Nguyễn thị nh quỳnh

Công tác tuyên truyền - giáo dục
của bảo tng lịch sử việt nam
những năm đầu thế kỷ XXI (2000 - 2009)

Khãa ln tèt nghiƯp
Ngμnh b¶o tμng

Ng−êi h−íng dÉn: Ngun Sü To¶n

Hμ néi - 2009

-0-


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Như Quỳnh

BẢNG CHÚ THÍCH CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

- BTLSVN

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

- ĐHVNHN



Đại học Văn hóa Hà Nội

- BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

- UBNN

Ủy ban nhân dân

- XHCN

Xã hội chủ nghĩa

- TCN

Trước Cơng ngun

- SCN

Sau Cơng ngun

- CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

- Nxb

Nhà xuất bản


- VH – TT

Văn hóa – Thơng tin

- CTQG

Chính trị quốc gia

- BTBP

Bảo tàng Biên phịng

- BTCMVN

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

- PTTH

Phổ thơng trung học


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Như Quỳnh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ VAI TRỊ CỦA CƠNG
TÁC TUN TRUYỀN – GIÁO DỤC

6

1.1. Vài nét về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

6

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của bảo tàng

6

1.1.2. Đặc trưng, chức năng của bảo tàng

11

1.2. Công tác tuyên truyền – giáo dục: Một hoạt động quan trọng của BTLSVN

14

1.2.1. Vị trí, tầm quan trọng của cơng tác tun truyền – giáo dục

14

1.2.2. Chức năng tuyên truyền - giáo dục của BTLSVN với xã hội

18


CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BTLSVN NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỶ XXI (2000 - 2009)

2.1. Công tác hướng dẫn tham quan bảo tàng

21
21

2.1.1. Hướng dẫn tham quan: Một hình thức tuyên truyền - giáo dục truyền thống

21

2.1.2. Các phương pháp và hình thức hướng dẫn tham quan tại BTLSVN

25

2.1.3. Đối tượng khách tham quan và đội ngũ hướng dẫn viên

29

2.1.3.1. Đối tượng khách tham quan

29

2.1.3.2. Đội ngũ hướng dẫn viên

33

2.2. Công tác tuyên truyền - giáo dục thơng qua các hình thức trưng bày của bảo tàng.


34

2.2.1. Hệ thống trưng bày cố định của bảo tàng

34

2.2.2. Trưng bày chuyên đề

41

2.2.3. Trưng bày lưu động

47

2.2.4. Giao lưu trưng bày quốc tế

51

2.3. Kết hợp công tác tuyên truyên - giáo dục với các trường phổ thông và đại học

56

2.3.1 Với các trường phổ thông

56

2.3.2. Với các trường đại học

58


2.4. Các hình thức hoạt động tuyên truyền – giáo dục khác của bảo tàng

61

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BTLSVN

66

3.1. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác tun truyền giáo dục của BTLSVN

66

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền - giáo dục của
BTLSVN

67

3.2.1. Nâng cao chất lượng các hình thức trưng bày của bảo tàng

68

3.2.2. Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống lịch sử với thế hệ trẻ học đường

72


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Như Quỳnh


3.2.3. Tăng cường phối hợp đào tạo thực tế cho sinh viên khoa Bảo tàng Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội

74

3.2.4. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các trung tâm du lịch

76

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn tham quan

78

3.2.6. Tăng cường điều tra nghiên cứu, đánh giá khách tham quan

79

3.2.7. Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế

80

3.2.8. Tiến hành có hiệu quả các hình thức quảng bá thu hút khách tham quan

82

KẾT LUẬN
TAI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


84


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi dân tộc, quốc gia dù quá trình tồn tại và phát triển ngắn hay dài, dẫu
là vài chục năm hay vài thế kỉ đều có một lịch sử, một truyền thống riêng biệt
nhằm xác định sự tồn tại của chính mình. Lịch sử dân tộc ta khơng chỉ là những
kí ức, kỷ niệm về một thời đã qua mà nó cịn là lời nhắn nhủ thiêng liêng của tổ
tiên, là những kinh nghiệm được đổi, đúc kết bằng máu và nước mắt của ơng cha.
Nó là bài học, là hành trang và cũng là động lực để các thế hệ cháu con người
Việt bước tiếp trên con đường hướng tới tương lai. Việt Nam luôn tự hào là một
dân tộc anh hùng với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua bao
mất mát đau thương đã đứng lên kiên cường đấu tranh chống lại các thế lực xâm
lăng giành lấy độc lập dân tộc.
Thế kỷ XXI – thế kỷ của đa phương trời rộng mở với xu hướng tồn cầu
hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và Việt Nam đang bước vào đó với đầy cơ hội
và thách thức. Cơ hội cho một đất nước văn minh phồn thịnh hơn, nhưng làm sao
để hịa nhập mà khơng hòa tan, làm sao để tiếp thu những yếu tố mới một cách có
chọn lọc và vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc thì đó lại là một thách thức
không hề nhỏ. Trong thời đại kinh tế thị trường, con người cứ hối hả lao về phía
trước mà đơi khi qn một lần ngối nhìn về q khứ lịch sử. Đặc biệt với lớp
người trẻ tuổi, dường như họ say mê hứng thú với việc tiếp thu những nét văn
hóa mới từ bên ngồi nhiều hơn là việc cố gắng tìm hiểu về lịch sử văn hóa dân
tộc. Quá khứ tạo nên Hiện tại và Tương lai, một dân tộc với bề dày lịch sử văn
hóa lâu đời sẽ là nền tảng vững chắc cho dân tộc đó vươn cao, vươn xa hơn nữa
trên con đường hội nhập và tạo được chỗ đứng riêng cho mình.

-1-



Với bấy nhiêu đó, điều tơi muốn chứng minh ở đây đó là tầm quan trọng
của truyền thống văn hóa lịch sử đối với mỗi dân tộc. Và, đối tượng cụ thể mà tơi
muốn đề cập tới chính là thiết chế Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – nơi lưu giữ và
làm sống dậy các giá trị Việt.
Nếu kiến thức chuyên sâu, trình độ khoa học kỹ thuật cao, tác phong
năng động chuyên nghiệp, nhạy bén là những điều kiện cần cho một con người
hữu ích trong thời đại mới thì những kiến thức về truyền thống văn hóa lịch sử
của dân tộc là những điều kiện đủ không thể thiếu, nó sẽ có vai trị hồn thiện
nhân cách con người, khiến mọi suy nghĩ và hành động của mỗi cá thể Việt sẽ
ln quyết đốn và đúng đắn, ln đúng với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Có
thể thấy, ngồi việc giảng dạy bộ mơn lịch sử trong nhà trường thì BTLSVN là
điểm đến bổ ích khơng thể thay thế trong việc tuyên truyền - giáo dục tri thức văn
hóa lịch sử dân tộc. Trước sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, BTLSVN
chính là một công cụ đắc lực tạo sức mạnh nội tại to lớn giúp đất nước vững
bước trên con đường phát triển hội nhập.
Và, để tri thức của BTLSVN đến được với cơng chúng, thực hiện những
trọng trách lớn lao của mình mà xã hội đã giao phó, thì ta khơng thể khơng kể
đến vai trị của cơng tác tun truyền – giáo dục bảo tàng. Qua các hình thức tiếp
cận của mình, cơng tác tun truyền – giáo dục chính là nhịp cầu nối bền vững
cho bảo tàng đến được với công chúng và ngược lại, công chúng đến với bảo tàng
chính là yếu tố đảm bảo sự sống cho bảo tàng vậy. Rõ ràng, để bảo tàng khẳng
định được vị trí, vai trị của mình với xã hội và nhất là trong xã hội hiện đại như
ngày nay thì điều tất yếu là khơng thể thiếu vắng vai trị của công tác tuyên
truyền - giáo dục bảo tàng.

-2-


Là sinh viên năm cuối khoa Bảo tàng trường Đại học Văn hóa Hà Nội, để

chuẩn bị cho khóa luận tốt nghiệp về nghiệp vụ Bảo tàng, dựa trên điều kiện thực
tế và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, tôi đã chọn đề tài: “Công tác
tuyên truyền - giáo dục của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XXI (2000 – 2009)” với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động
và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục của bảo tàng với xã hội, tích cực thực hiện theo lời dạy của Bác:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác tuyên truyền - giáo dục của BTLSVN
những năm đầu thế kỷ XXI - những thành quả đạt được cũng như những mặt hạn
chế còn tồn tại.
- Đưa ra phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm nâng
cao chất lượng công tác tuyên truyền – giáo dục của BTLSVN hiện tại và tương
lai.
3 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: hoạt động của bảo tàng gồm 6 khâu công tác, nhưng đề tài chỉ
tập trung đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động của khâu công tác cuối - công tác
tuyên truyền – giáo dục
- Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng công tác tuyên truyền – giáo dục của
BTLSVN trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin để xem xét, đánh giá và nghiên cứu vấn đề.

-3-


- Phương pháp liên ngành: Bảo tàng học, giáo dục học, điều tra xã hội học,
tâm lý học…
- Bên cạnh đó cịn sử dụng các phương pháp so sánh – đối chiếu, phân tích

– tổng hợp, lịch sử logic, thống kê – phân loại.
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống đầy đủ thông tin và nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động
tuyên truyền – giáo dục của BTLSVN từ năm 2000 đến nay.
- Nghiên cứu thực trạng, bước đầu đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền - giáo dục của bảo tàng
- Khóa luận cung cấp tài liệu tham khảo cho các bảo tàng và sinh viên
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
6. Bố cục đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài nghiên
cứu gồm 3 chương:
Chương I: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với chức năng giáo dục
Chương II: Thực trạng công tác tuyên truyền - giáo dục của BTLSVN
những năm đầu thế kỷ XXI (2000 – 2009)
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo
dục của BTLSVN.
Thực hiện được đề tài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
thầy giáo - Ths. Nguyễn Sỹ Toản, trong suốt thời gian qua đã tận tình giảng dạy,
chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều về chuyên môn. Em xin cảm ơn các thầy cô trong
khoa, đồng cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu chuyên môn, tài liệu thực tế giúp em hồn
thành khóa luận này.

-4-


Do thời gian nghiên cứu và khả năng chuyên môn cịn có hạn. Vì vậy,
khóa luận chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các Thầy, Cơ để khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội ngày 25 tháng 5 năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh

-5-


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ VAI TRỊ
CỦA CƠNG TÁC TUN TRUYỀN – GIÁO DỤC

1.1. Vài nét về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của bảo tàng
Năm 1858 Thực dân Pháp đã nổ phát súng đầu tiên chính thức xâm lược
lãnh thổ Việt Nam. Chúng tiến hành vơ vét bóc lột, đàn áp nhân dân ta đến cùng
cực. Để phục vụ cho các mục tiêu về kinh tế, chính trị và xã hội chúng đã tiến
hành thành lập các cơ quan nghiên cứu trong đó có Đội khảo cổ học Đơng Dương
được thành lập vào ngày 15/12/1898. Đội có nhiệm vụ nghiên cứu về lịch sử,
ngôn ngữ và các cơng trình văn hóa ở các nước trên bán đảo Đơng Dương.
Ngày 20/1/1900, theo Nghị định của tồn quyền Đơng Dương, Pháp Quốc
Viễn Đơng Bác Cổ học viện đã chính thức được thành lập tại Sài Gòn và đến
ngày 26/2/1901 thì dời trủ sở ra Hà Nội. Trong thời gian này, Pháp Quốc Viễn
Đông Bác Cổ học viện đã tiến hành nhiều cơng trình nghiên cứu về khoa học xã
hội đặc biệt là những cơng trình nghiên cứu về khảo cổ học, ngôn ngữ học, các
kết quả về kiểm kê, xếp hạng di tích và việc xây dựng một số bảo tàng đầu tiên
trên lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1910, phòng trưng bày bảo tàng đầu tiên ra đời tại Hà Nội trực thuộc
Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ học viện, đặt tại ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp xây
dựng năm 1874.
Vì kiến trúc ngơi nhà đó khơng thích hợp để làm một viện bảo tàng cổ vật
cho tồn cõi Đơng Dương nên năm 1926, toà nhà này đã bị phá đi xây lại theo

một kiến trúc mới và khánh thành năm 1932. Toà nhà là thành quả của sự hợp tác
giữa nhà đô thị học Hébrard và kiến trúc sư Batteur, thành viên Học viện Pháp
-6-


quốc Viễn Đơng. Tịa nhà là một tác phẩm kiến trúc kết hợp cả hai phong cách
kiến trúc Đông – Tây (xem ảnh 1, 2). Cơng trình do hãng Aviat nhận thầu. Bảo
tàng mang tên giám đốc học viện, nhà Ấn Độ học Louis Finot nhưng trong dân
gian thường gọi là nhà Bác Cổ. Toà nhà gồm một tầng lầu, một tầng trệt nổi và
một tầng trệt hơi chìm. Mái nhà lợp ngói ống, vịm mái cao 18,65 mét tạo sự
thanh thốt và bay bướm. Các tầng đều có sảnh hình bát giác. Điều đáng nói là
kiến trúc tồ nhà hồ nhập với cảnh quan, xung quanh khơng có tường rào. Tại
một gốc si phía trước bảo tàng có ngơi miếu nhỏ, người mất của đến đây cầu
khấn thường linh nghiệm.
Paul Lévy, truởng bộ môn Dân tộc học Viện Bác cổ Viễn Đơng mơ tả cách
bài trí của bảo tàng 75 năm trước: Tầng trệt chìm đặt các văn phịng, các phịng
thí nghiệm, các xưởng, các phịng lưu trữ, và các phòng tiền sử. Ở tầng trên, tức
là tầng trệt nổi, ngồi tiền sảnh có phịng tiền sử (thời đại đồ đồng bản địa với các
bộ trống tuyệt không đâu có) và phịng thi pháp học Đơng Dương, tiếp đến là
phòng các mộ kiểu Trung Quốc ở Bắc Kỳ, một phòng rộng dành cho Trung Kỳ,
Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Ở tầng lầu, tại tháp tròn tương ứng với tiền
sảnh, một số vật nặn tái tạo theo đúng kích thước các hoạ tiết kiến trúc trên các
cơng trình Đông Dương bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong hai căn phòng khác của tầng này, treo ảnh của những nhà bác học đã mất
hoặc còn sống, người Pháp hoặc người nước khác, đã đóng góp cho sự ra đời của
Học viện Pháp quốc Viễn Đông và tạo ra tên tuổi trên khắp thế giới cho học viện.
Cũng tại hai phòng này, các bản đồ cho thấy các cơng trình do cơ quan khoa học
này đã thực hiện ở Đông Dương và Viễn Đông cũng như các báo cáo trao đổi với
các nơi trên thế giới. Cuối cùng, một phòng rất lớn, tương ứng với phòng như vậy
ở tầng dưới, dành cho các nền văn minh của văn hoá Trung Quốc; các nền văn

minh của văn hoá Ấn Độ minh hoạ bằng những tác phẩm nghệ thuật phong phú
của Ấn Độ, Tây Tạng, Diến Điện, Giava, Thái Lan, Lào, Cao Mên, Champa.
-7-


Gian cuối của phòng này là phòng họp; tại đây cứ vào ngày thứ hai mùa đông và
đầu xuân, giới ưu tú của Hà Nội chen nhau tới để nghe các hội viên của học viện
trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất.
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký sắc lệnh số 65 (23/11/1945) giao nhiệm vụ bảo tồn di tích trên tồn
cõi Việt Nam cho Đơng Phương Bác Cổ học viện, bãi bỏ Pháp Quốc Viễn Đông
Bác Cổ học viện, đồng thời đổi tên Musee’ Louis Finot thành “Quốc gia bảo tàng
viện”. Tháng 12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bảo tàng lại trở về
thuở ban đầu thuộc Pháp.
Ngày 7/5/1954 với thắng lợi Điện Biên Phủ giòn giã, cuộc kháng chiến
trường kỳ chống Thực dân Pháp của dân tộc ta cuối cùng đã thành cơng, miền
Bắc hồn tồn được giải phóng. Năm 1958, Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp
quản cơ sở bảo tàng từ tay chính phủ Pháp và đặt tên là “ Viện bảo tàng lịch sử
Việt Nam” . Bảo tàng đã nhanh chóng xúc tiến nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài
liệu hiện vật, chuyển đổi nội dung từ bảo tàng nghệ thuật thành bảo tàng lịch sử.
Ngày 3/9/1958 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN) chính thức mở cửa đón
khách tham quan với hệ thống trưng bày hoàn toàn mới về lịch sử văn hóa Việt
Nam từ thời cổ đại cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nửa thế kỷ qua, BTLSVN mở cửa liên tục, kể cả những năm tháng chiến
tranh phá hoại, đón hơn 12 triệu lượt khách vào năm, trong đó có nhiều vị nguyên
thủ Quốc gia và các nhà nghiên cứu nước ngoài. Ngoài ra, mỗi năm viện tổ chức
ba cuộc triển lãm về các chuyên đề khác nhau và các cuộc trưng bày lưu động
phục vụ đồng bào ở các tỉnh vùng sâu vùng xa. Từ đó đến này, mặc dù gặp rất
nhiều khó khăn song viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh
các hoạt động nghiệp vụ để ngày càng hoàn thiện, đảm bảo đúng chức năng với

xã hội.

-8-


Về công tác nghiên cứu sưu tầm:
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều di chỉ văn hóa khảo cổ được
phát hiện và khai quật từ trung du miền núi đến đồng bằng Bắc bộ và khu IV cũ,
nhiều hiện vật được thu thập về bảo tàng, một số công trình nghiên cứu được tổ
chức hội thảo và cơng bố, đáng chú ý là thời kỳ tiền sơ sử với sự hình thành của
Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được làm rõ ràng bằng các cứ liệu khoa hoc. Sau
giải phóng Miền Nam, đất nước thống nhất, cơng tác sưu tầm tiếp tục được mở
rộng từ Huế vào miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh các sưu tập mới thu được, những
vấn đề thuộc thời kỳ tiền sơ sử ở Nam Bộ và Trung Bộ liên quan đến văn hóa Sa
Huỳnh – Champa, Óc Eo – Phù Nam cũng được nghiên cứu làm rõ thông qua các
cuộc hội thảo khoa học. Trong cơng cuộc đổi mới đất nước, ngồi việc đẩy mạnh
sưu tầm ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, bảo tàng cịn tiến hành sưu tầm hiện
vật thơng qua các cơ quan đoàn thể và cá nhân…nhằm bổ sung cho công tác
chỉnh lý, nâng cấp hệ thống trưng bày.
Về công tác kiểm kê bảo quản:
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ngồi việc giữ gìn kho bảo quản
thơng thống, an tồn, thực hiện tốt các cơng tác kiểm kê khoa học, bảo tàng còn
phải thực hiện việc di chuyển, cất giấu hiện vật đến nơi an toàn tránh sự tàn phá
của chiến tranh. Đến nay bảo tàng đã nâng cấp cải tạo, quy hoạch toàn bộ hệ
thống kho bảo quản hiện vật với các chất liệu và chế độ bảo quản của từng kho
hiện vật có chất liệu khác nhau.
Hệ thống kho cơ sở của bảo tàng hiện lưu giữ hơn 100.000 tiêu bản hiện
vật, gồm nhiều chất liệu, nhiều sưu tập hiện vật quý hiếm: Sưu tập hiện vật thuộc
các nền văn hóa Núi Đọ, Hịa Bình - Bắc Sơn, Sưu tập văn hóa Đơng Sơn, Sưu
tập gốm men cổ Việt Nam, Sưu tập điêu khắc đá Chămpa, Sưu tập đồ đồng thời

Lê - Nguyễn... Trong những năm vừa qua, kho cơ sở của bảo tàng đã được bổ

-9-


sung nhiều sưu tập mới có giá trị, đặc biệt là từ khu vực miền Trung, Tây
Nguyên, Nam Bộ và ngồi biển Đơng từ các con tàu đắm cổ. Hệ thống kho cơ sở
được sắp xếp khoa học, trang thiết bị hiện đại, đạt được chuẩn mực của kho lưu
giữ hiện vật bảo tàng.
Về công tác trưng bày tuyên truyền:
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã liên tục tiến hành các đợt chỉnh lý, nâng
cấp hệ thống trưng bày dựa trên kết quả của các khâu nghiệp vụ trước đó. Trong
những năm từ 1958 – 1975, mặc dù đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng cơng tác
trưng bày tại bảo tàng vẫn được chú trọng chỉnh lý. Nhiều hiện vật, sưu tập hiện
vật mới được bổ sung trong các đợt chỉnh lý hệ thống trưng bày năm 1958, 1960
– 1961, 1970 – 1972 đã làm sáng tỏ hơn về nội dung lịch sử các thời kỳ. Đặc biệt
là cuộc chỉnh lý nâng cấp hệ thống trưng bày trong 3 năm 1998 – 2000 đã làm
thay đổi hẳn diện mạo của bảo tàng cả về hình thức và nội dung. BTLSVN còn
xây dựng nhiều sưu tập trưng bày lưu động để đưa đi phục vụ các tỉnh, thành phố
kể cả những vùng đang trong vịng khói lửa chiến tranh ác liệt nhằm cổ vũ khích
lệ tinh thần chiến đấu của chiến sỹ, người dân. Sau năm 1975 đến nay bảo tàng
đã đưa nhiều bộ sưu tập đi trưng bày lưu động khắp mọi miền Tổ quốc, không chỉ
nhằm giới thiệu về truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của nhân dân ta mà
cong kịp thời phục vụ các sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng cũng như các Nghị
quyết đường lối của Đảng và Nhà nước.
Công tác đối ngoại luôn được chú trọng, mở rộng giao lưu, hợp tác với
các bảo tàng, các tổ chức văn hóa trên thế giới. Bảo tàng thường xuyên trao đổi
các ấn phẩm chuyên ngành với hơn 100 bảo tàng và tổ chức văn hóa. Tham gia
các cuộc hội thảo khoa học quốc tế: "Sự phát triển văn hóa - xã hội trong bối
cảnh tăng trưởng kinh tế Châu Á” năm 1994; "Bảo tồn hiện vật khảo cổ” năm

1996; "Vai trò của bảo tàng trong thế kỷ XXI” năm 1997... Tiếp nhận, triển khai

- 10 -


các dự án: Tổ chức SIDA (Thuỵ Điển) về in tờ gấp giới thiệu nội dung hệ thống
trưng bày; Tổ chức các nước có sử dụng tiếng Pháp về giảng dạy đại học và
nghiên cứu (AUPELF-UREF) tài trợ cho việc làm các phụ đề; phương tiện nghe
nhìn phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục, qua quỹ Viện trợ Văn hóa
(ODA) của Chính phủ Nhật Bản ... Bảo tàng cũng đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ
đi tham quan, khảo sát tại một số bảo tàng ở Trung Quốc, Singapore, Indonesia,
Malayxia, Laos, Brunei.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành BTLSVN đã trở thành một
trung tâm văn hoá - khoa học lớn của đất nước. Hàng chục triệu người ở khắp
mọi miền đất nước và hàng trăm ngàn khách quốc tế từ mọi châu lục đã đến tham
quan, trong đó có nhiều vị nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo cao cấp... đã
ghi lại những tình cảm tốt đẹp của mình đối với lịch sử dân tộc Việt Nam trong
những trang sổ vàng lưu niệm.
1.1.2. Đặc trưng, chức năng của bảo tàng
Đặc trưng: Bảo tàng là một hiện tượng xã hội, ra đời, tồn tại và phát triển
phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, đáp ứng các nhu cầu của xã hội, vì
vậy thiết chế bảo tàng cũng mang trong mình những nét riêng biệt, những dấu
hiệu, những đặc trưng cơ bản để phân biệt nó với các thiết chế, các cơ quan, các
viện nghiên cứu hoặc các trung tâm văn hóa giáo dục khác.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một bảo tàng công cộng thuộc loại hình
khoa học xã hội, chuyên ngành lịch sử với các tài liệu hiện vật gốc phán ánh
chặng đường lịch sử đi lên của dân tộc Việt Nam. Đến với BTLSVN, công chúng
sẽ được tiếp cận với hệ thống hiện vật có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa. Đó là các
tài liệu hiện vật vơ cùng q hiếm và độc đáo mà cơng chúng khó có thể tiếp cận
được ở bất kỳ nơi đâu ngoài BTLSVN. Hệ thống tài liệu hiện vật mà bảo tàng có

được là những chứng nhân lịch sử chân thực đáng tin cậy, minh chứng cho sự tồn

- 11 -


tại của các nền văn hóa, phản ánh q trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
không ngừng nghỉ của cha ơng. Tất cả đã tạo nên hình ảnh một Việt Nam anh
hùng, một dân tộc đậm giàu các giá trị văn hóa bản địa. Và đó cũng chính là đặc
trưng riêng có của BTLSVN.
Chức năng: Thuật ngữ “chức năng” trong tiếng Việt được giải thích nói rõ
về vai trị, nhiệm vụ của một người nào đó, một vấn đề nào đó. Đề cập đến chức
năng tức là đề cập đến vị trí, vai trị và nhiệm vụ cụ thể của một hiện tượng nào
đó trong xã hội. Bảo tàng là một hiện tượng xã hội, vì vậy nó cũng có những vai
trị, nhiệm vụ với xã hội. Nếu như đặc trưng là một hằng số bất biến thì chức
năng lại là một yếu tố khả biến, nó thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử,
phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Do đó, ngành bảo tàng nói chung và
BTLSVN nói riêng đã ln tích cực khơng ngừng hồn thiện mình để đảm bảo
thực hiện tốt chức năng, vai trị của mình mà xã hội đã giao phó. Thực hiện tốt
các chức năng của thiết chế mình với xã hội cũng có nghĩa là bảo tàng đang duy
trì sự sống cho mình vậy.
BTLSVN qua nửa thế kỷ hoạt động đã ngày càng trưởng thành, phát triển
và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của toàn xã hội. Bảo tàng đã chứng
minh, khẳng định sự tồn tại thiết yếu của mình bằng việc ln nỗ lực thực hiện
tốt các chức năng của mình với xã hội như:
Nghiên cứu khoa học là chức năng trước tiên của bảo tàng, thực hiện chức
năng này BTLSVN vừa là thiết chế văn hóa, là cơ quan đồng thời là một trung
tâm nghiên cứu khoa học. BTLSVN luôn chú trọng công tác nghiên cứu nhằm
phát hiện ra những thông tin khoa học mới, làm sáng tỏ các vấn đề văn hóa lịch
sử vẫn cịn đang là ẩn số. Cán bộ bảo tàng chính là những con người đang ngược
dịng thời gian quay trở lại q khứ, tìm kiếm những mảnh ghép cịn thiếu sót để

bức tranh văn hóa lịch sử dân tộc ngày một hoàn thiện với đầy đủ đường nét và

- 12 -


màu sắc. Cán bộ bảo tàng tiến hành nghiên cứu các tài liệu hiện vật gốc nhằm
giải mã các thông mà hiện vật chứa đựng, xác định không gian – thời gian, giá trị
ý nghĩa của hiện vật. Từ những kết quả đó, bảo tàng lại tiếp tục nghiên cứu để
ứng dụng nó vào thực tiễn hoạt động của bảo tàng.
Chức năng giáo dục, tuyên truyền tri thức khoa học là chức năng quan
trọng với mỗi bảo tàng. Đến với BTLSVN công chúng sẽ được lĩnh hội nguồn tri
thức về văn hóa lịch sử dân tộc một cách chân thực và sinh động nhất thông qua
các tài liệu hiện vật gốc. Để thực hiện tốt chức năng của mình, BTLSVN trong
những năm qua đã ln đổi mới, đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục:
hướng dẫn tham quan, trưng bày chuyên đề, trưng bày lưu động phục vụ nhu cầu
thưởng thức văn hóa của đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc, tổ chức hội thảo
khoa học, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các lớp học tại bảo tàng, tổ chức trình
diễn nghệ thuật dân gian….đưa bảo tàng ngày càng đến gần hơn với công chúng.
BTLSVN thực hiện chức năng bảo quản, giữ gìn kho báu di sản văn hóa
của dân tộc, ngăn chặn, phịng ngừa những yếu tố của môi trường tự nhiên và xã
hội tác động ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của các tài liệu hiện vật vơ giá đó.
Các cứ liệu lịch sử sẽ không bao giờ mất đi và luôn được phát huy giá trị.
Thực hiện chức năng tài liệu hóa khoa học, BTLSVN tiến hành nghiên
cứu các sự kiện, hiện tượng trong lịch sử, ghi chép miêu tả và hệ thống hóa chúng
thơng qua tất cả các văn bản pháp quy của ngành.
Cuối cùng là chức năng thơng tin, giải trí và thưởng thức văn hóa.Đây là
chức năng được bổ sung cho bảo tàng trong thời kỳ mới để đáp ứng nhu cầu của
xã hội. BTLSVN là một trung tâm thông tin cung cấp các tri thức khoa học lịch
sử có độ tin cậy cao.Bằng việc tổ chức các hoạt động văn hóa, chương trình khám
phá, biểu diễn nghệ thuật…BTLSVN cịn là địa chỉ cho cơng chúng tìm đến giải


- 13 -


trí, thưởng thức văn hóa, cơng chúng sẽ được chơi mà học, học mà chơi, vừa chơi
vừa dung dưỡng tinh thần.
Trong thời kỳ hiện đại, BTLSVN đã tham gia và có những đóng góp tích
cực vào việc tổ chức sử dụng thời gian rảnh rỗi để đáp ứng nhu cầu giải trí cho
cơng chúng sau những giờ lao động căng thẳng. Đồng thời cho phép công chúng
được sử dụng các sản phẩm và các phương tiện nghe nhìn khác của bảo tàng,
được hưởng lợi từ các dịch vụ văn hóa do bảo tàng tổ chức.
1.2. Công tác tuyên truyền – giáo dục: Một hoạt động quan trọng của
BTLSVN
1.2.1. Vị trí, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền – giáo dục
Trong nhiều năm, ngành Bảo tàng Việt Nam vẫn chưa có tên gọi thống
nhất cho khâu cơng tác này, nó tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau như: công tác
tuyên truyền – giáo dục, công tác quần chúng, phổ biến tri thức khoa học…. Thời
gian gần đây, tên gọi được coi là đúng nhất và được sử dụng phổ biến nhất đó là
“cơng tác giáo dục”, vì nó là sự phản ánh hoạt động hai chiều và phù hợp với giá
trị thực tế của công việc mà bảo tàng tiến hành. Hàng loạt các bảo tàng lớn đã đổi
tên phịng chức năng của mình, như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, từ phòng Tuyên
truyên – Giáo dục, nay đã đổi thành phòng Giáo dục; Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam từ phòng Tuyên truyền và Đối ngoại, nay đã đổi thành phòng Giáo dục; Bảo
tàng Dân tộc học nay cũng đặt lại tên là phòng Giáo dục. Tuy nhiên, BTLSVN
cho đến nay vẫn giữ nguyên tên gọi “phòng Trưng bày – Tuyên truyền”, bởi bản
chất của các hoạt động vẫn nằm ở cả hai cấp độ giáo dục và tuyên truyền chứ
chưa mang tính chất giáo dục một cách rõ rệt. Vì vậy, trong bài viết của mình, tơi
đã khơng sử dụng tên gọi “công tác Giáo dục” mà thay vào đó là “cơng tác Tun
truyền – Giáo dục” nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu thực trạng cơng tác Tun
truyền – Giáo dục của BTLSVN đã diễn ra từ năm 2000 đến nay.


- 14 -


Công tác tuyên truyền – giáo dục được hiểu là khâu cơng tác cuối trong
chu trình hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng. Thực hiện các hình thức tiếp cận với
công chúng để phát huy giá trị hiện vật. Khâu công tác này xuất hiện từ khi bảo
tàng công cộng ra đời. Bảo tàng công cộng Louver ra đời năm 1791 ở Pháp dựa
trên tinh thần dân chủ phát triển mạnh mẽ từ cuộc Cách mạng Tư sản Pháp năm
1789. Trước đó, ở Anh năm 1683 xuất hiện bảo tàng cơng cộng Ashmolean. Ban
đầu nó chỉ là một bộ sưu tập của nhà sưu tầm Ashmole (một nhà hóa học), cuối
đời ông đã tặng lại cho Đại học Oxford với điều kiện trường phải thành lập một
bảo tàng để cho mọi tầng lớp công chúng đến chiêm ngưỡng bộ sưu tập này. Như
vậy, bảo tàng đã mang tích chất là một địa điểm cơng cộng phục vụ cho lợi ích
của tồn dân.
“Các di sản văn hóa khơng những phải được giữ gìn cẩn thận mà cịn phải
giữ để phục vụ cho việc tuyên truyền khoa học và giáo dục quần chúng. Các di
sản văn hóa đó khơng có ý nghĩa gì nếu chúng ta khơng tổ chức việc tham quan
để tun truyền về nó”

[ 13 ]

. Cơng tác tun truyền - giáo dục là một hoạt động

nghiệp vụ góp phần quan trọng thực hiện chức năng giáo dục – chức năng cơ bản
của bảo tàng của BTLSVN nói riêng và hệ thống các bảo tàng nói chung. Bằng
các hình thức hoạt động của mình như: hướng dẫn tham quan, nói chuyện chuyên
đề, trưng bày lưu động, sinh hoạt tập thể,… công tác tuyên truyền - giáo dục thực
sự đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng đem BTLSVN đến với công chúng. Bảo
tàng thông qua công tác tuyên truyền - giáo dục mà tiếp xúc phục vụ công chúng,

khẳng định vai trị của mình trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
lịch sử dân tộc.
Cơng tác tuyên truyền – giáo dục văn hóa khoa học cho quần chúng theo
phương pháp bảo tàng là để người xem trực tiếp quan sát hiện vật gốc, đem lại
sức thuyết phục mạnh đối với người xem. Việc xem xét, tìm hiểu các sự kiện lịch

- 15 -


sử ở dạng tự nhiên là điều độc đáo nhất của phương pháp tuyên truyền – giáo dục
bảo tàng, vì những di vật văn hóa gốc bao giờ cũng gây cho người xem những
cảm xúc và tình cảm mạnh mẽ.
Cơng tác tuyên truyền – giáo dục tư tưởng của bảo tàng đều lấy lý luận
Mác – Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hành động, dựa vào nhiệm vụ chính trị,
chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ lịch sử làm cơ sở hoạt động,
đồng thời phải dựa vào các cơng trình nghiên cứu khoa học. Qua công tác tuyên
truyền – giáo dục, BTLSVN đã thực sự tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng
văn hóa tư tưởng. Trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ III, khi nói về nhiệm vụ
và đường lối của Đảng, nghị quyết đại hội đã chỉ rõ “Báo chí xuất bản, thông tin
truyền thanh, điện ảnh và các công tác văn hóa khác phải thực sự trở thành vũ
khí ngày càng sắc bén của giai cấp công nhân trên mặt trận tư tưởng và chính
trị. Cần ra sức nâng cao tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính quần chúng của cơng
tác đó. Chú trọng cơng tác thư viện, Bảo tồn bảo tàng”. Và trong nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cũng đã nêu: “Cố gắng đảm bảo các
điều kiện vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, cơng
tác bảo tồn bảo tàng…”. Như vậy, qua các văn kiện của Đảng và Nhà nước,
chúng ta có thể thấy bảo tàng là một bộ phận của cuộc cách mạng văn hóa tư
tưởng văn hóa. Cơng tác tun truyền – giáo dục là một khâu rất quan trọng
nhằm phát huy tác dụng của bảo tàng và chỉ có cơng tác tun truyền – giáo dục
mới thực hiện được chức năng giáo dục cho quảng đại quần chúng.

BTLSVN thông qua công tác tuyên truyền – giáo dục giúp nhân dân hiểu
được truyền thống đấu tranh anh dũng của cha ông từ thời Hùng vương dựng
nước đến cuộc kháng chiến thần thánh chống lại thực dân Pháp. Gợi lên cho
người xem thấy được sức mạnh lớn lao của một dân tộc đất không rộng, người
không đông nhưng đã đánh bại bao thế lực xâm lăng lớn hơn mình gấp bội, thấy

- 16 -


được nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống và chủ thể của nó chính là cái gốc
tạo nên sức mạnh phi thường đó.
Cơng tác tun truyền - giáo dục thể hiện sự linh hoạt, năng động trong
hoạt động của bảo tàng, vì thơng qua cơng tác tun truyền - giáo dục mà
BTLSVN có thể đa dạng hóa các hình thức hoạt động của mình, đồng thời mở
rộng mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Công tác tuyên truyền - giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ, kế thừa và phát
huy kết quả của các khâu công tác nghiệp vụ trước. Năm khâu công tác nghiệp vụ
trước chính là điều kiện, tiền đề, nếu chúng được thực hiện nghiêm túc và có kết
quả cao thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền – giáo dục hồn
thành tốt nhiệm vụ của mình. Bởi, sau 5 khâu cơng tác thì hiện vật đã trải qua
quy trình xử lý khoa học của bảo tàng và sẵn sàng cho nhiệm vụ tuyên truyền –
giáo dục tới cơng chúng.
Cơng tác tun truyền - giáo dục cũng có tác động tích cực trở lại đối với
hoạt động của bảo tàng, hỗ trợ đắc lực cho các khâu công tác nghiệp vụ trước đó.
Ở khâu cơng tác tun truyền – giáo dục, BTLSVN sẽ có được các thơng tin phản
hồi trực tiếp từ phía khách tham quan và đó sẽ là cơ sở cho bảo tàng tự đánh giá,
rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Có thể thấy đây
là mối quan hệ hai chiều mang tính biện chứng.
Cơng tác tun truyền - giáo dục với các hoạt động thiết thực của mình đã
đưa BTLSVN ngày càng đi sâu hơn nữa vào đời sống nhân dân, khẳng định vai

trị khơng thể thay thế của thiết chế bảo tàng với sự tồn tại của xã hội loài người,
đúng như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) đã nêu rõ:
“Mục đích của bảo tàng là tuyên truyền giáo dục quần chúng. Vì vậy tất cả mọi
hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng đều lấy việc phục vụ cho các đoàn thể quần

- 17 -


chúng làm thước đo cho chất lượng hiệu quả của mình. Khơng có cơng tác tun
truyền giáo dục quần chúng thì cơng tác bảo tàng sẽ mất hết ý nghĩa”.
1.2.2. Chức năng tuyên truyền - giáo dục của BTLSVN với xã hội
Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ quá khứ, bảo quản hiện vật mà cịn là
cơng cụ giáo dục và phát triển xã hội. Thiết chế bảo tàng đã trở thành một bộ
phận quan trọng không thể thiếu với xã hội lồi người, bởi nó nắm giữ vai trị lớn
lao ln cần có cho bất kỳ thời đại nào, loại hình xã hội nào, đó là vai trị giáo
dục. Bảo tàng là thiết chế xã hội đặc thù, vì vậy chức năng giáo dục của nó cũng
mang tính riêng biệt, khác biệt so với các thiết chế văn hóa giáo dục khác. Bảo
tàng sử dụng cơng cụ đặc biệt để tun truyền - giáo dục, đó chính là các tài liệu
hiện vật gốc, nó là kênh thơng tin đem đến cho công chúng những hiểu biết và
nhận thức khoa học một cách dễ dàng nhất. Quá trình nhận thức tại bảo tàng
mang tính trực quan sinh động bởi các tài liệu hiện vật gốc là những hiện vật thật
có khối lượng, kích thước, màu sắc và những đặc điểm riêng. Do đó, khi tiếp thu
thơng tin từ hiện vật thì nhận thức mang tính tích cực, trực quan, dễ hiểu hơn rất
nhiều so với hệ thống lý thuyết và các khái niệm trừu tượng.
Đứng trước bối cảnh lịch sử mới đầy thách thức, văn hóa ngày càng có vai
trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị thưởng
đỉnh thế giới về phát triển xã hội, tổ chức tại Đan Mạch, tháng 3 năm 1995, các
Nguyên thủ quốc gia cũng đã thừa nhận rằng, “các nhân tố văn hóa là những
điều kiện thiết yếu cho sự phát triển bền vững, là một phần không thể tách rời với
các chiến lược phát triển”. Cùng với tinh thần đó, tại Đại hội VIII, Đảng ta đã đề

cập đến vấn đề văn hóa và xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội” và định hướng
phát triển văn hóa trên hai nội dung cơ bản: “phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
và tiếp thu tinh hóa nhân loại”. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một thiết chế văn

- 18 -


hóa – giáo dục đặc biệt, đã cùng với các thiết chế văn hóa – khoa học – giáo dục
khác thúc đẩy sự phát triển đi lên của kinh tế - xã hội nước nhà, gìn giữ và phát
huy bản săc văn hóa dân tộc.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với hệ thống tài liệu hiện vật về các nền văn
hóa bản địa truyền thống, về cơng cuộc đấu tranh dựng nước - giữ nước của dân
tộc qua hàng ngàn năm lịch sử, đã và đang đóng vai trị quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục – đào tạo của đất nước. BTLSVN thực sự đã trở thành trường
học thứ hai của toàn dân , nơi giáo dục phổ biến tri thức văn hóa lịch sử dân tộc.
Càng đặc biệt quan trọng hơn nữa khi tình trạng hiểu biết về tri thức văn hóa lịch
sử dân tộc của thế hệ trẻ hiện nay đã đến mức đáng phải báo động, chúng ta có
thể dễ dàng nhận thấy điều đó qua mức điểm thi bộ môn Lịch sử trong các kỳ thi
đại học, cao đẳng những năm gần đây đã ngày càng thấp, với phần lớn là điểm
dưới mức trung bình.
BTLSVN có vai trò nâng cao lập trường tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng văn
hóa, rèn luyện nhân cách cho cơng chúng. Với hệ thống tài liệu hiện vật phong
phú gắn liền với hình ảnh Việt Nam qua từng chặng đường lịch sử, công chúng
đến với bảo tàng sẽ được tiếp xúc, cảm nhận và sống trong khơng khí lịch sử hào
hùng của dân tộc. Và từ đó, tình u q hương đất nước, ý thức tự tôn tự hào
dân tộc sẽ thức dậy và chi phối mọi hành động, suy nghĩ của họ. BTLSVN đã trở
thành một thiết chế xã hội quan trọng góp phần to lớn trong việc thực thi nhiệm
vụ của Đảng đề ra: “Nhiệm vụ trọng tâm văn hóa nghệ thuật nước ta là góp phần
xây dựng con người Việt Nam có trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, có lối sống,

có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm với sự nghiệp đổi mới vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng dân chủ văn minh. Công tác
bảo tồn bảo tàng có vai trị giáo dục sâu sắc quần chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ về
lịng u nước và tình cảm Cách mạng”.

- 19 -


Công cuộc đổi mới của đất nước muốn thành công địi hỏi phải huy động
sức mạnh tổng hợp của tồn dân tộc, phải khai thác triệt để sức mạnh vật chất và
tinh thần to lớn đang được trân trọng lưu giữ, bảo quản và giới thiệu tại bảo tàng.
Thông qua cơng tác tun truyền - giáo dục, BTLSVN đóng vai trị là cơ quan
tun truyền về đường lối chính sách của Đảng, đã và đang tích cực giáo dục, vận
động quần chúng xây dựng nếp sống, mơi trường văn hóa lạnh mạnh.
Với hệ thống tài liệu hiện vật quý giá của mình, BTLSVN sẽ là ngơn ngữ
có sức truyền đạt nhanh nhất, hiệu quả nhất giúp bè bạn quốc tế thêm hiểu, thêm
mến phục con người và đất nước Việt Nam anh hùng. Với công tác tuyên truyền giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, BTLSVN sẽ là nhịp cầu nối giữa Việt Nam
và thế giới, là nơi mở rộng vòng tay bè bạn từ khắp năm châu bốn biển, tích cực
thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước: “Việt Nam muốn làm bạn
với tất cả các nước vì hịa bình, hợp tác cùng phát triển”.
BTLSVN chính là nơi hội tụ của tinh hoa văn hóa cùng truyền thống lịch
sử ngàn đời của dân tộc. Cảm nhận sâu sắc những truyền thống đó, con người
hiện đại hơm nay sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tiến hành
cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với ngun tắc hịa nhập mà
khơng hịa tan, vừa tiếp tinh hoa văn hóa của nhân loại lại vừa giữ vững các giá
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi trong xu thế toàn cầu hiện nay chúng ta
rất dễ đánh mất mình, rất dễ trở thành bóng mờ hoặc bản sao của người khác. Sự
hiện hữu của BTLSVN sẽ là tấm chắn bảo vệ, là trụ đỡ vững chắc, giữ gìn sự cân
đối hài hòa cho một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc với một Việt Nam đang đi
lên trên con đường phát triển hội nhập.


- 20 -


CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BTLSVN
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (2000 - 2009)

2.1. Công tác hướng dẫn tham quan bảo tàng
2.1.1. Hướng dẫn tham quan: Một hình thức tuyên truyền - giáo
dục truyền thống
Ngày nay, thiết chế Bảo tàng ngày càng đóng vai trị quan trọng trong đời
sống văn hóa của cộng đồng, nó được coi là ngơi nhà cất giữ những báu vật của
lồi người, lưu giữ ký ức của dân tộc, của nền văn hóa, của những ước mơ và hy
vọng của con người trên toàn thế giới. Để bảo tàng phát huy hết sực mạnh vốn
có, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, hồn thành tốt nhiệm vụ của thiết chế
mình với xã hội, ngành bảo tàng nói chung và BTLSVN nói riêng đã ln tích
cực đẩy mạnh hoạt động tun truyền – giáo dục nhằm đáp ứng những nhu cầu
học tập, thưởng thức văn hóa ngày càng cao của cơng chúng. BTLSVN đã ln
chú trọng nghiên cứu tìm hiểu, đưa ra các hình thức tuyên truyền – giáo dục mới
nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu xã hội từ thực tế khách quan.
Tuy nhiên, trong tất cả các hình thức thì hướng dẫn tham quan là hình
thức gắn liền với công tác tuyên truyền - giáo dục của bảo tàng ngay từ những
ngày đầu tiên và ln đóng vai trị quan trọng hàng đầu không thể thay thế.
Hướng dẫn tham quan là hình thức tuyên truyền - giáo dục mang tính truyền
thống, chủ yếu của tất cả các bảo tàng, bởi tham quan có mục đích rõ ràng về
chính trị, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, có dẫn chứng xác đáng về mặt khoa học
lịch sử.
Hướng dẫn tham quan là sự giới thiệu, thuyết trình một cách khoa học
logic về nội dung của bảo tàng trên cơ sở hệ thống trưng bày, lấy hiện vật bảo

- 21 -


×