Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Tác động của phim hàn quốc trong hoạt động quảng bá văn hóa hàn quốc ra thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 139 trang )



1

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá H NộI
Khoa văn hóa học
--------------------

PHạM THÞ LAN HƯƠNG

 
 
TÁC ĐỘNG CỦA PHIM HÀN QUỐC
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ
VĂN HOÁ HÀN QUỐC RA THẾ GIỚI

Hμ Néi - 2014


 

2

MỤC LỤC
 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ KHÁI QUÁT VỀ
ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC .............................................................................. 12


1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỆN ẢNH...................................................................... 12

1.1.1. Khái niệm: phim, công nghiệp điện ảnh, quảng bá văn hóa........... 12
1.1.2. Đặc điểm của điện ảnh .................................................................... 19
1.1.3. Vai trò của điện ảnh trong đời sống................................................ 20
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC ......................................................... 22

1.2.1. Vài nét về đất nước Hàn Quốc........................................................ 22
1.2.2. Lịch sử phát triển điện ảnh Hàn Quốc ............................................ 23
1.2.3. Phim Hàn Quốc trên thị trường điện ảnh thế giới .......................... 30
1.2.4. Vai trò của phim Hàn Quốc đối với sự phát triển kinh tế .............. 35
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA PHIM HÀN QUỐC TRONG HOẠT
ĐỘNG QUẢNG BÁ VĂN HÓA .................................................................. 37
2.1. QUẢNG BÁ GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ ...................................................... 37

2.1.1. Quảng bá ẩm thực ........................................................................... 37
2.1.2. Quảng bá thời trang ........................................................................ 48
2.1.3. Quảng bá khoa học và công nghệ ................................................... 63
2.1.4. Quảng bá không gian, kiến trúc ...................................................... 69
2.2. QUẢNG BÁ GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ .............................................. 76

2.2.1. Quảng bá tơn giáo, tín ngưỡng ....................................................... 77
2.2.2. Quảng bá phong tục, tập quán ........................................................ 80
2.2.3. Quảng bá tiếng Hàn Quốc............................................................... 89
2.2.4. Quảng bá âm nhạc Hàn Quốc ......................................................... 90


 

3


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG............................................................................................... 93

2.3.1. Điểm mạnh ...................................................................................... 93
2.3.2. Điểm yếu ......................................................................................... 94
Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHIM HÀN QUỐC VÀ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............................................................ 96
3.1. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG CỦA PHIM HÀN QUỐC TRONG QUẢNG
BÁ VĂN HĨA ................................................................................................................ 96

3.1.1. Sự quan tâm của chính phủ ............................................................. 96
3.1.2. Đầu tư kinh phí ............................................................................. 100
3.1.3. Ê-kip làm phim chuyên nghiệp ..................................................... 101
3.1.4. Hình thức quảng bá cho phim ....................................................... 106
3.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHIM HÀN QUỐC .................................... 108

3.2.1. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm văn hóa ....................................... 108
3.2.2. Đa dạng hóa, đổi mới trong kịch bản............................................ 109
3.2.3. Phân chia lao động, chun mơn hóa từng khâu sản xuất phim ........ 110
3.2.4. Phát triển các Liên hoan phim trong nước, trong khu vực ........... 111
3.2.5. Phổ cập, khuyến khích hoạt động văn hóa nghệ thuật trong nhân dân111
3.3. BÀI HỌC CHO ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ........................................................... 112

3.3.1. Phim Hàn Quốc tại Việt Nam ....................................................... 112
3.3.2. Thực trạng của điện ảnh Việt Nam ............................................... 121
3.3.3. Nguyên nhân ................................................................................. 125
3.3.4. Giải pháp ....................................................................................... 126
KẾT LUẬN .................................................................................................. 133
CHÚ THÍCH ................................................................................................ 134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 135

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 137


 

4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Từ hồn chỉnh

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Bộ VHTT & DL

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch

ĐH

Đại học

HCM

Hồ Chí Minh

KBS


Korean Broadcasting System
Hệ thống Phát thanh Truyền hình Hàn Quốc

LHPQT

Liên hoan phim quốc tế

MBC

Tổng cơng ty Phát thanh Truyền hình Munhwa

NXB

Nhà xuất bản

SCN

Sau cơng ngun

SBS

Seoul Broadcasting System
Hệ thống Phát thanh Truyền hình Seoul

TCN

Trước công nguyên

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TS

Tiến sĩ

TW

Trung ương

USD

Đô la Mỹ


 

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
1
2
3

Tên bảng

Bảng 2.1: Khảo sát “Tần suất xem phim Hàn Quốc
của khán giả Việt”.
Bảng 2.2: Lý do thích xem phim Hàn Quốc.
Bảng 2.3: Những lĩnh vực ảnh hưởng của phim
Hàn Quốc.

Trang
93
94
98


 

6

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trước đây, các quốc gia, nhất là các cường quốc thường dùng nhiều
biện pháp để phát huy ảnh hưởng của mình ra thế giới, trong đó có những
biện pháp truyền thống như tiềm năng quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật…
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các nước này đã tăng cường sử dụng các biện
pháp mới, “phi truyền thống” hay còn gọi bằng một khái niệm khác là “sức
mạnh mềm” để gia tăng sức mạnh của mình.
“Sức mạnh mềm” ở đây được hiểu là tổng hợp những giá trị về văn
hóa, tinh thần, nghệ thuật của quốc gia đó (ngơn ngữ, văn học, hội họa, phim
ảnh, ca nhạc và nhiều hình thức nghệ thuật khác…), là các món ăn tinh thần
khơng thể thiếu đối với xã hội đương đại.
Theo Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 – 1831), nhà triết học

người Đức trong xã hội có 7 mơn nghệ thuật chính. Trong đó, Điện ảnh
(phim) là môn nghệ thuật kết hợp từ 6 mơn nghệ thuật cịn lại. Nếu như Thi
ca, Âm nhạc, Sân khấu là các môn nghệ thuật về thời gian (có tính phi vật
thể), thì Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc là các mơn nghệ thuật về khơng
gian (có tính vật thể).
Phim sau khi ra đời, nhờ sự tìm tịi sáng tạo của các nghệ sỹ, đã dần
dần vươn tới tầm cỡ một nghệ thuật. Nó là một trong nhiều loại hình có sức
hấp dẫn, tính giải trí cao và tích hợp nhiều giá trị thẩm mỹ, văn hóa. Mặt
khác, khi phim ảnh kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác, sẽ có khả năng
vượt qua biên giới quốc gia, truyền bá và ảnh hưởng văn hóa tới các nước
khác trên thế giới.
Trên thực tế, ngày nay, phim không đơn thuần được sử dụng để giải trí
mà nó cịn là một trong những công cụ đắc lực được các đất nước đưa vào khi
xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh văn hóa quốc gia mình. Hàn Quốc là


 

7

một trong nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á đã sử dụng phim ảnh như một
công cụ hữu hiệu để thực hiện các chiến dịch quảng bá văn hóa cũng như sản
phẩm tiêu dùng. Phim, âm nhạc, chương trình truyền hình thực tế dưới sự hậu
thuẫn của cơng nghệ đã giúp Hàn Quốc tạo nên một nền văn hóa tổng thể
sống động, phong phú, nhanh chóng lan tỏa dưới con đường hịa bình, âm
thầm ngấm sâu và ảnh hưởng đến văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới
chỉ trong thời gian ngắn. Đó chính là những lý do khiến tôi lựa chọn Hàn
Quốc là nơi nghiên cứu để thực hiện đề tài này.
Đồng thời, ở kỷ nguyên khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông
tin phát triển như vũ bão ngày nay, khi thông tin mạng Internet đã phá vỡ,

vượt qua các chướng ngại về không gian và thời gian để mang thông tin đến
với mọi quốc gia, mọi người, thì việc dùng “sức mạnh mềm” để phát huy ảnh
hưởng của quốc gia mình ra bên ngồi là điều càng trở nên cần thiết hơn.
Nếu khơng nhanh chóng khẳng định bản sắc văn hóa riêng biệt và gia tăng
sức ảnh hưởng ra thế giới, quốc gia đó sẽ rất dễ bị đồng hóa, trở thành bản sao
của quốc gia khác.
Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết nêu trên, đề tài: “Tác động
của phim Hàn Quốc trong hoạt động quảng bá văn hóa Hàn Quốc ra thế
giới” được triển khai nhằm bước đầu chỉ ra nhu cầu và thực trạng của phim
Hàn Quốc trong q trình quảng bá văn hóa dưới tác động của q trình hội
nhập, bùng nổ cơng nghệ thơng tin; góp phần đề xuất những giải pháp thích
hợp trong xây dựng và phát triển có hiệu quả nền phim ảnh của Việt Nam
hiện nay. Từ đó, giúp các nhà nghiên cứu, nhà làm phim ứng dụng thành công
phim ảnh trong quảng bá văn hóa Việt Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Điện ảnh bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890 của thế
kỷ XIX, tuy nhiên, cho đến nay điện ảnh Việt Nam vẫn chưa thực sự được


 

8

xem là một ngành công nghiệp; cũng như chưa được coi trọng là một cơng cụ
để quảng bá văn hóa. Thực trạng quảng bá văn hóa tại Việt Nam cũng mới chỉ
dừng ở tính tự phát, chưa có chiến lược xây dựng hình ảnh lâu dài. Bên cạnh
đó, những tài liệu, cơng trình nghiên cứu về điện ảnh và quảng bá văn hóa
chưa nhiều, chỉ có một số tác giả nghiên cứu, còn chủ yếu là sách dịch từ văn
bản nước ngoài. Các tác phẩm đã được in thành sách có thể kể đến như:

Viện phim Việt Nam, Lịch sử điện ảnh Hàn Quốc từ thập niên 1970
đến thập niên 1990, NXB Văn hóa – Thơng tin, là cuốn sách tập hợp những
bài viết của các nhà nghiên cứu điện ảnh Hàn Quốc sẽ cung cấp cho độc giả
những thông tin cần thiết làm sáng rõ hơn nguyên nhân khiến điện ảnh Hàn
Quốc rơi vào khủng hoảng ở thập niên 1970 và sự thay đổi cơ chế, chính sách
tầm vĩ mô cuối thập niên 1980 đã đưa điện ảnh Hàn Quốc vượt qua nhiều
cuộc khủng hoảng để hội nhập với thế giới. Đồng thời, cuốn sách cũng ghi
nhận những thành tựu của điện ảnh Hàn Quốc giai đoạn này như: sự ra đời
của nhiều thể loại phim mới góp phần phản ánh sâu sắc các vấn đề của hiện
thực xã hội; sự xuất hiện của thế hệ các nhà làm phim với những luồng tư
tưởng hoàn toàn khác so với thế hệ trước, để có thể gia nhập vào ngành công
nghiệp điện ảnh... Thành công của những bộ phim Hàn Quốc giai đoạn này
còn được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng tại các Liên hoan phim quốc tế và
doanh thu tăng nhanh chóng qua việc cơng chiếu tại các rạp trong nước.
David Thomson, Lịch sử điện ảnh thế giới, NXB Mỹ thuật được trình
bày theo lối ký sử niên đại xuyên suốt 100 năm của lịch sử điện ảnh và phim
nhựa, phân tích những sự việc đã xảy ra bằng văn phong báo chí gần gũi, dễ
hiểu. Cuốn sách là nguồn thơng tin sinh động, vừa là một món q quý giá
dành cho những người say mê điện ảnh, vừa là một khối tư liệu phong phú,
chính xác đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của mọi giới, đặc biệt dành cho sinh viên
đang học tập, nghiên cứu lĩnh vực này.


 

9

David Mamet, Bài học cho đạo diễn, ĐH Hoa Sen, gồm tập hợp bài
giảng của đạo diễn, biên kịch David Mamet tại Học viện Điện ảnh, Trường
Đại học Columbia (Mỹ), với những kinh nghiệm thực tiễn qua cách kể chuyện

sinh động, có hiệu quả với những người đang cần tư duy thị giác.
Sâm Thương, Viết kịch bản điện ảnh và truyền hình, NXB Văn hóa –
Văn nghệ, là cuốn sách có hình thức tư duy về kịch bản cũ - mới - và hiện tại,
thông điệp và triết lý của tác phẩm, cấu trúc hệ dọc phân ba của tác phẩm…
với cách viết sinh động, nhiều minh họa.
Tuy đã có một số cuốn sách, cơng trình khoa học nghiên cứu về điện
ảnh nhưng cho đến nay chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu chủ đề:
“Tác động của phim Hàn Quốc trong hoạt động quảng bá văn hóa Hàn
Quốc ra thế giới”. Các cơng trình nêu trên là sự gợi ý và cung cấp một số cơ
sở luận cứ, luận chứng để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài của khóa luận.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích
Khóa luận nghiên cứu và đánh giá tác động của điện ảnh Hàn Quốc
trong hoạt động quảng bá văn hóa, nhằm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
phim ảnh và vai trò của phim trong hoạt động quảng bá văn hóa Hàn Quốc.
Đồng thời chỉ ra bài học cho điện ảnh Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu làm rõ quan niệm, đặc điểm, nhu cầu, thực trạng, hiệu quả
ứng dụng phim của Hàn Quốc trong hoạt động quảng bá văn hóa hiện nay.
Đề xuất một số yêu cầu, giải pháp nhằm xây dựng phát triển và ứng
dụng phim vào hoạt động quảng bá văn hóa tại Việt Nam hiện nay.


 

10

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU


4.1. Đối tượng
Đề tài giới hạn nghiên cứu phim truyền hình và phim điện ảnh Hàn
Quốc; tác động của phim ảnh trong quảng bá văn hóa Hàn Quốc
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian nghiên cứu: phim ảnh Hàn Quốc, khảo sát nhu cầu và sở
thích của cơng chúng xem phim trên địa bàn Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: 2003 – 2013
Nội dung nghiên cứu: Nhu cầu và thực trạng ứng dụng phim Hàn Quốc
trong quảng bá văn hóa. Ảnh hưởng của phim Hàn Quốc tới các quốc gia
khác trên thế giới. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động quảng bá văn
hóa của phim ảnh Việt Nam.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận khoa học về
quảng bá văn hóa, điện ảnh, phim truyền hình, cơng nghiệp điện ảnh nhằm tạo
cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tác động của phim trong quảng bá văn hóa.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích, tổng hợp
những thơng tin thực tế, tài liệu thứ cấp để từ đó làm rõ tác động của phim
ảnh trong hoạt động quảng bá văn hóa.
Phương pháp thống kê so sánh: Đề tài sử dụng các số liệu thống kê để
hệ thống hóa, khái quát hóa, phân loại, so sánh giữa Hàn Quốc với thế giới,
Hàn Quốc với Việt Nam nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng ứng dụng
phim trong hoạt động quảng bá văn hóa; hiệu quả tác động của phim trong
quảng bá văn hóa.
Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở các ý kiến phân tích, đánh giá của
các chun gia thơng qua các hội thảo và tọa đàm khoa học sẽ được tổ chức


 


11

trong quá trình nghiên cứu để điều chỉnh, thẩm định nội dung nghiên cứu của
đề tài.
Phương pháp phỏng vấn: Dựa trên những bảng hỏi định sẵn, tiến hành
phỏng vấn nhanh để thu thập thêm thông tin cũng như thái độ của công chúng
về việc ứng dụng và tác động của phim Hàn Quốc, phim Việt Nam trong hoạt
động quảng bá văn hóa.
Phương pháp điều tra xã hội học: Lập các bảng hỏi có sẵn để tiến hành
nghiên cứu ý kiến, quan điểm của các đối tượng: nhà nghiên cứu, nhà làm
phim, nhà báo… để có thêm những số liệu thực tế phục vụ cho những luận
điểm phân tích trong đề tài.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định rõ quan niệm về công nghiệp điện ảnh.
- Chỉ ra nhu cầu và thực trạng ứng dụng phim, từ đó chỉ ra tác động
của nó trong hoạt động quảng bá văn hóa Hàn Quốc hiện nay.
- Là tài liệu tham khảo hữu ích trong cơng tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học văn hóa ứng dụng.
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngồi phần Mở đầu, mục lục, chú thích, phụ lục và Thư mục tham
khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về điện ảnh và khái quát về điện ảnh

Hàn Quốc
Chương 2: Phim Hàn Quốc trong hoạt động quảng bá văn hóa
Chương 3: Xu hướng phát triển của phim Hàn Quốc và kinh nghiệm
cho Việt Nam



 

12

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ KHÁI QUÁT
VỀ ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỆN ẢNH

1.1.1. Khái niệm: phim, công nghiệp điện ảnh, quảng bá văn hóa
1.1.1.1. Khái niệm phim; cơng nghiệp điện ảnh
Phim (phiên âm từ tiếng Pháp: film) là một khái niệm rộng dùng để chỉ
cách thức thu lại và xử lý những hình ảnh sống động, chân thực trong đời
sống thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác nhau nhằm thuật lại
một câu chuyện, sự việc nào đó. Ngày nay, phim đã trở thành một nghề lao
động tập thể, một bộ phim được xây dựng dưới nhiều bàn tay và trí óc khác
nhau, mà người ta gọi chung đó là “đoàn làm phim”. Phim chứa đựng nhiều
dạng thức như: phim điện ảnh, phim truyền hình, phim quảng cáo,…Trong
mỗi dạng thức này lại bao hàm nhiều thể loại phim khác nhau, mà cho đến
nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều ở các học giả, nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong phạm vi của khóa luận này, tơi sẽ tập trung hướng đến
mơ tả và nghiên cứu phim điện ảnh và phim truyền hình Hàn Quốc. Do đó,
trước hết ta cần hiểu và phân biệt được hai thể loại này.
Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, được
sản xuất chủ yếu trên phim nhựa. Vì lý do đó, từ “màn bạc” hay “màn ảnh
lớn” cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng),
phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ. Khi mới được phát minh,
điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng
chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và

nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở
thành một hình thức giải trí khơng thể thiếu trong đời sống thường nhật, đơi


 

13

khi cịn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như
các phương tiện tuyên truyền.
Với sự phát triển của truyền hình đã dẫn đến sự ra đời của phim truyền
hình. Phim truyền hình là các thể loại phim được sản xuất đại trà trên băng
từ, đĩa kỹ thuật số hoặc trên cả phim nhựa 16 ly để phát sóng trên các kênh
truyền hình một cách rộng rãi. Tuy không thu tiền trực tiếp từ người xem
nhưng phim truyền hình có thể kiếm tiền nếu chúng thu hút nhiều người xem,
từ đó bán được các quảng cáo giá cao xen kẽ trong thời gian chiếu phim. Bên
cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim truyền hình cũng đến từ cước
phí truyền hình cáp.
Như vậy, thơng qua các cách hiểu này, có thể thấy giữa phim điện ảnh
và phim truyền hình có sự khác biệt đầu tiên ở kích cỡ màn ảnh. Phim điện
ảnh rộng hơn, địi hỏi kiểu kể chuyện giàu hình ảnh hơn; tham vọng của biên
kịch và đạo diễn cũng lớn hơn. Với phim truyền hình, dù vẫn là một phương
tiện truyền đạt thiên về hình ảnh, nhưng gần gũi hơn; đồng thời, vì sử dụng
nhiều thoại hơn để lèo lái câu chuyện, nên nó phụ thuộc nhiều hơn vào kỹ
thuật cắt dựng. Hơn nữa, khi viết kịch bản truyền hình thương mại, cần lưu ý
sẽ có những lúc nghỉ để quảng cáo, cần xây dựng cao trào hoặc thắt nút trong
từng đoạn khiến khán giả háo hức muốn xem tiếp sau lúc nghỉ để quảng cáo.
Nhìn chung, ngành cơng nghiệp này vẫn coi phim điện ảnh là thứ mà người
xem “cảm” được nhiều nhất – nó là “nghệ thuật”; truyền hình là một thứ phổ
biến có thể len lỏi vào từng nhà.

Thứ hai, xét về bối cảnh, phim điện ảnh chủ yếu quay tại hiện trường
(location). Nội cảnh được quay trong một trường quay hoặc tại hiện trường.
Phim điện ảnh thường quay một máy, cùng một cảnh phim được quay làm
nhiều lần: đầu tiên là cú quay chính (trùm bao quát hành động), sau đó là một
số đúp riêng lẻ quay từng nhân vật chính nói, kèm theo đó là cận cảnh cụ thể


 

14

nếu cần thiết. Phim truyền hình chủ yếu quay trong trường quay. Hầu hết là
nội cảnh (thỉnh thoảng có chèn những cảnh ngoại). Thường quay ba máy (1
máy quay bao qt tồn bộ nhân vật chính và bối cảnh, cộng với một máy
quay cho từng người nói chính).
Thứ ba, về độ dài, thơng thường, mỗi bộ phim điện ảnh có độ dài 90
phút. Cịn phim truyền hình dài tập, mỗi tập khoảng 45 đến 50 phút. Mỗi tập
có nhiệm vụ giải quyết một câu chuyện (vấn đề) nào đó và cuối tập lại đưa ra
một cái móc đặt ra câu chuyện cần phải giải quyết ở tập sau. Để thời lượng
được kéo dài, thường các tình huống trong phim truyền hình được mổ xẻ chi
tiết hơn, nói được nhiều vấn đề sâu, rộng hơn so với phim điện ảnh. Các cảnh
quay trong phim truyền hình thường khơng cơng phu bằng phim điện ảnh để
giảm thiểu chi phí sản xuất.
Để thưởng thức phim truyện điện ảnh người ta phải vào rạp xem
hoặc th đĩa phim về xem. Cịn phim truyền hình được phổ cập trên sóng
truyền hình.
Phim điện ảnh có thể được chiếu trên hệ thống truyền hình và cũng được
gọi là phim truyền hình. Nhưng phim truyền hình thì lại không thể chiếu được ở
rạp như phim điện ảnh. Công nghệ làm phim truyện truyền hình có thể ra đời
trước ngành truyền hình vì nó được bắt nguồn từ điện ảnh. Khoa học cơng nghệ

ngày càng phát triển thì sự phân biệt của phim điện ảnh và phim truyền hình
cũng thêm rõ ràng. Nhưng bên cạnh đó, nó lại tiến gần với nhau về mặt chất
lượng hơn. Nếu trước kia, phim điện ảnh được chiếu ở rạp với chất lượng hình
và âm thanh cao hơn; thì ngày nay, thế giới đã cho ra đời những loại tivi màn
ảnh rộng, full HD, chất lượng hình ảnh và âm thanh sống động.
Thứ tư, chi phí sản xuất phim truyền hình thường thấp hơn phim điện
ảnh chiếu rạp nhiều lần do công nghệ - kỹ thuật chế tác đơn giản, gọn nhẹ và


 

15

nhanh hơn. Tuy nhiên để làm được phim truyền hình hay, nhiều người xem và
ăn khách vẫn là công việc khó khăn khơng kém so với làm phim điện ảnh, vẫn
là sự sáng tạo khổ công và tài năng cao.
Cuối cùng, về quy trình sản xuất, giữa phim truyện điện ảnh và phim
truyện truyền hình khơng có nhiều khác biệt. Bởi xét về nguyên tắc làm phim,
các công việc được tiến hành đầu tiên từ kịch bản phân cảnh, chọn đạo diễn,
diễn viên, dựng phim, ra mắt công chúng… giữa hai loại phim này đều có
những điểm tương đồng. Hơn nữa, dù là tác phẩm điện ảnh hay là tác phẩm
phim truyền hình thì đều thuộc khu vực nghệ thuật nghe nhìn, đều là nghệ
thuật hướng tới số đơng, phải gắn với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ.
Như vậy, có thể thấy, phim là một phần của đời sống chúng ta đến mức
khó mà mường tượng đến thế giới khơng có nó. Sự ham mê của chúng ta đối với
phim ảnh đã duy trì được một ngành công nghiệp rộng lớn. Ngày nay, mỗi bộ
phim được sản xuất đều có quy trình bao qt một cơng nghệ phức tạp với hàng
nghìn nhân viên. Từ sự phát triển này, trên thế giới đã dần dần hình thành khái
niệm “cơng nghiệp điện ảnh” để chỉ quy trình làm việc phức tạp này.
“Công nghiệp điện ảnh” là khái niệm chung dùng để chỉ ngành công

nghiệp sản xuất phim, chứ không đơn thuần là sản xuất phim truyện điện ảnh.
Là môn nghệ thuật thứ 7, điện ảnh là một trong nhiều ngành cơng nghiệp văn
hóa có sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa, nghệ thuật, kinh tế và cơng nghệ.
Dựa vào quan điểm của UNESCO về thuật ngữ “Các ngành cơng nghiệp văn
hóa”, ta có thể đưa ra một nhận định về ngành “Công nghiệp điện ảnh” như
sau: “Công nghiệp điện ảnh là một ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo,
sản xuất và khai thác các nội dung có bản chất phi vật thể và văn hóa. Các
nội dung này thường được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện dưới dạng
các tác phẩm điện ảnh”.


 

16

Ngành công nghiệp điện ảnh sáng tạo, sản xuất và phân phối các tác
phẩm điện ảnh sử dụng nguồn lực trí tuệ của con người như những nguyên
liệu đầu vào then chốt. Nói cách khác, hoạt động của ngành này đều dựa trên
năng lực và kỹ năng sáng tạo của con người.
Tiểu kết: Phim là một khái niệm rộng dùng để chỉ nhiều thể loại phim
khác nhau như: Phim truyền hình, phim điện ảnh, phim quảng cáo…. Trong
khóa luận này, tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “phim” để bao hàm hai thể loại:
phim truyền hình và phim điện ảnh. Trong một số trường hợp nhất định, thuật
ngữ “điện ảnh” sẽ được dùng để thay thế thuật ngữ “phim” do tính đặc thù
trong cách đặt tên của ngành công nghiệp sản xuất phim.
1.1.1.2. Khái niệm quảng bá văn hóa
Quảng bá văn hóa là một hoạt động diễn ra như quy luật của sự phát
triển. Để hiểu được thuật ngữ này, trước tiên, cần phải làm rõ “văn hóa là gì?”
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng trên thực tế tất
các định nghĩa thống nhất với nhau ở một điểm – đó là đặc điểm hoặc phương

thức hoạt động sống của con người, chứ không phải của động vật. Các nhà
nghiên cứu đã tổng hợp, phân loại và chia các định nghĩa này thành các nhóm
định nghĩa khác nhau như: nhóm định nghĩa mang tính miêu tả, nhóm định
nghĩa về tâm lí học, nhóm định nghĩa lịch sử…Với cách phân loại đó, ta có
thể thấy mỗi nhóm lại nhấn mạnh vào một yếu tố khác nhau khi định nghĩa về
văn hóa như: sự kế thừa, nguồn gốc ra đời, quá trình hình thành, phát triền
tâm sinh lí của con người…
Theo quan điểm của UNESCO: “Văn hóa có thể coi là tổng thể những
nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách
của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,


 

17

những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem
lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê
phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa con người tự thể hiện,
tự ý thức được bản thân, tự biết mình là mơt phương án chưa hồn thành đặt
ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi không biết mệt những ý
nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt trội của bản thân”
[1,tr.1]
Như vậy, văn hóa khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là
tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa
là chìa khóa của sự phát triển.
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đưa ra một định nghĩa khái quát về
văn hóa: “Văn hóa là tập hợp những ứng xử của con người với môi trường tự

nhiên và môi trường xã hội” [2, tr. 14]
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và
phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người với tự nhiên và xã hội. Song,
chính văn hóa lại tham gia vào việc xây dựng nên con người, duy trì sự bền
vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá
trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát
triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu hình thức tổ
chức đời sống, hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và
tinh thần mà do con người tạo ra.
Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu, văn hóa chính là
nấc thang đưa con người vượt lên trên những lồi động vật khác; văn hóa
là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh
tồn. Trong đời sống, con người khơng ngừng tạo ra các sản phẩm văn hóa


 

18

khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của mình. Các sản phẩm này dưới thời đại
công nghệ thông tin và tồn cầu hóa đã nhanh chóng cho thấy sức mạnh ảnh
hưởng và lan tỏa của mình.
Từ nhiều thế kỷ trước, các sản phẩm văn hóa này thơng qua hoạt động
kinh tế đã tạo nên sự “giao lưu, tiếp xúc” giữa các quốc gia, dân tộc. Nó là sự
vận động thường xuyên, tạo nên sự va chạm giữa các nền văn hóa. Ngày nay,
hoạt động “giao lưu, tiếp xúc” vẫn diễn ra như quy luật của sự phát triển
nhưng đã được nâng cao lên thành một dạng thức tinh vi và có chủ đích hơn;
đó là “quảng bá văn hóa”.
Hiện nay, khái niệm “quảng bá văn hóa” vẫn chưa có sự thống nhất của

các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ được khái niệm này, ta có
thể triết tự từ Hán Việt, “quảng” là rộng lớn, “bá” là làm bung ra, vung
ra. Như vậy, quảng bá văn hóa là hoạt động có chiến lược, mục tiêu, thơng
điệp cụ thể nhằm làm khuyếch tán, lan rộng văn hóa của một quốc gia, dân
tộc, cộng đồng đến một quốc gia, dân tộc, cộng đồng khác thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng. Hoạt động này được thực hiện có chủ
đích bằng con đường hịa bình với các sản phẩm văn hóa cụ thể như: phim
ảnh, ca nhạc, chương trình truyền hình thực tế, văn học, thời trang…; từ đó
gia tăng ảnh hưởng, chi phối tới các quốc gia khác. Q trình này cũng có thể
dẫn đến hiện tượng “đồng hóa văn hóa” nếu quốc gia chịu ảnh hưởng khơng
có kháng thể và bản lĩnh để khơng bị đồng hóa, mất đi bản sắc riêng biệt.
Trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin thật sự trở thành một quyền
năng, nó thúc đẩy sự phát triển ồ ạt của các hãng thơng tấn, truyền hình, giải
trí… tạo cơ hội cho nhân loại tiếp xúc nhiều hơn, dễ dàng hơn với các nền văn
hóa. Những rào cản bị xóa nhịa, các giá trị tư tưởng, văn học, nghệ thuật…
của các nền văn minh được quảng bá, phát tán nhanh hơn, có sức lan tỏa
mạnh mẽ hơn. Biên giới mềm về văn hóa ngày càng tỏa rộng và tạo ra những
thách thức địi hỏi các quốc gia phải có những đối sách thích hợp.


 

19

1.1.2. Đặc điểm của điện ảnh
‐ Hình tượng nghệ thuật
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật trẻ, nó xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX.
Tuy nhiên, sau khi ra đời nó đã trở thành loại hình quan trọng bậc nhất xét về
tính quần chúng rộng lớn của nó, đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại.
Điện ảnh có đặc điểm giống với các loại hình nghệ thuật khác, đó là

mỗi bộ phim ln được xây dựng “hình tượng nghệ thuật” của riêng mình.
Nếu như hình tượng nghệ thuật của văn học được xây dựng bằng ngôn ngữ
văn học; của hội họa là đường nét, màu sắc; âm nhạc là âm thanh và giai
điệu…thì hình tượng nghệ thuật của điện ảnh được cấu trúc bằng ngôn ngữ
điện ảnh, trên cơ sở những đặc trưng của nó.
Sự ra đời của điện ảnh gắn liền với tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và
cơng nghệ; nó kết hợp các thành tựu của khoa học và công nghệ với các
phuơng tiện của nhiều loại hình nghệ thuật khác tạo cho điện ảnh có tính tổng
hợp cao nhất.
‐ Phương tiện ngơn ngữ
Phương tiện ngôn ngữ của điện ảnh cũng là hành động nhưng nó khác
với sân khấu. Ở đây, hành động nhân vật vẫn là yếu tố hạt nhân, nhưng đồng
thời nghệ thuật quay phim, dựng phim, cũng có một ý nghĩa quyết định. Bởi
hình ảnh trên phim là hình ảnh khơng gian đa chiều hết sức đa dạng và phong
phú được đạo diễn và nghệ sỹ quay phim biến đổi liên tục theo những góc độ,
tầm cỡ, cự ly khác nhau để biểu đạt tư tưởng, tính cách, nhân vật.
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật gần gũi với cuộc sống nhất. Do đó,
mọi yếu tố, từ diễn xuất đến bối cảnh, đạo cụ, lời thoại hay tiếng động, màu
sắc, phục trang… nhất nhất phải thực (hoặc tạo cho người xem cảm giác như


 

20

thực). Song, gần nhất với cuộc sống khơng có nghĩa là luôn luôn y hệt như
cuộc sống. Do hai nguyên nhân đó là: Mỗi loại hình đều có hạn chế của nó.
Màn ảnh tuy rộng lớn nhưng khơng thể chứa đựng hết toàn bộ cảnh sắc của
cuộc sống. Mặt khác, điện ảnh là một nghệ thuật, cho nên nó ít nhiều cũng
mang tính ước lệ.

‐ Cấu trúc tác phẩm
Cấu trúc của tác phẩm điện ảnh lệ thuộc vào nghệ thuật dựng phim khi
xét nó từ q trình kịch bản văn học sang kịch bản phim, kịch bản phân cảnh
đến dựng phim, đó là q trình sáng tạo thể hiện ý đồ của đạo diễn trong việc
tạo ra tác phẩm điện ảnh.
Ngồi ra, điện ảnh cịn là loại hình nghệ thuật tổng hợp những tinh hoa.
Khi xem phim, công chúng sẽ được thưởng thức nhiều nghệ thuật cùng một
lúc như: văn học, sân khấu, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, hội họa… Các yếu
tố nghệ thuật này và kỹ thuật khác có vai trị hỗ trợ quan trọng dưới nhiều
hình thức khác nhau: âm nhạc và âm thanh nói chung (tiếng động), ánh sáng,
hội họa, trang trí - thiết kế nhân vật và bối cảnh. Với kỹ thuật điện toán (kỹ
thuật số), ngày nay điện ảnh đã tiến những bước dài về kỹ thuật (kỹ xảo) về
kỹ thuật hỗ trợ cho điện ảnh.
Cuối cùng, điện ảnh là nghệ thuật của không gian và thời gian. Bởi
người làm phim có thể tạo ra thế giới riêng, khác với thế giới trong hiện thực
theo yêu cầu của kịch bản sử dụng các kỹ xảo, kỹ thuật. Đồng thời, tạo ra
tuyến thời gian bằng những hình ảnh chuyển động nhanh, chậm, đưa cơng
chúng đến một thế giới với thời gian mới.
1.1.3. Vai trò của điện ảnh trong đời sống
Ngày nay, điện ảnh đã trở thành một phần của đời sống khiến chúng ta
khó mà mường tượng được thế giới sẽ như thế nào nếu khơng có nó. Sự u


 

21

thích của chúng ta đối với phim ảnh đã duy trì được một ngành cơng nghiệp
rộng lớn.
Trước hết, có thể nhận thấy, điện ảnh là một loại hình nghệ thuật làm

lây lan cảm xúc. Con người từ lúc lọt lòng đến khi khôn lớn, già cỗi đều trải
qua rất nhiều những cung bậc rung động cảm xúc. Chính sự rung động này đã
làm nảy sinh nhu cầu khám phá nghệ thuật, thể hiện thông qua việc thôi thúc
sáng tạo, ham thích thưởng thức trong mỗi người.Với người nghệ sỹ, cảm xúc
là một cấu tạo tâm lý xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống họ. Có thể nói
rằng, khi tiếp nhận thế giới hiện thực, song song với quá trình nhận thức (tri
giác) thì cảm xúc của người nghệ sỹ cũng được trải nghiệm. Chính vì có sự
trải nghiệm này mà người nghệ sỹ ln ln có sự đam mê, có những khát
vọng cháy bỏng tạo nên động lực bên trong, thơi thúc họ thể hiện vào trong
tác phẩm của mình.
Nghệ thuật tác động đến con người, tạo ra nhiều cảm xúc và nghệ thuật
được xây dựng trong mối quan hệ tương tác này. Chính vì có sự lây lan cảm
xúc thơng qua nghệ thuật mà con người xích lại gần nhau hơn. Tônxtôi đã
từng nhận định: “Hoạt động của nghệ thuật chính là dựa trên cái khả năng
những người này bị lây cảm xúc của những người khác...Những cảm xúc hết
sức đa dạng, rất mạnh mẽ và yếu ớt, rất có ý nghĩa và rất nhỏ nhặt, rất xấu xa
và rất tốt đẹp, chỉ cần chúng lây lan sang được độc giả, khán giả, thính giả sẽ
làm nên đối tượng của nghệ thuật”. [3, tr. 2]
Khi thưởng thức một bộ phim, một mặt nào đó của tâm hồn chúng ta
được trút xả, thể hiện kể cả những góc khuất, sâu kín. Vì lẽ đó, con người có
thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng thông qua các bộ phim.
Phim có thể gây ảnh hưởng mạnh tới tâm trạng của con người, giúp bồi
dưỡng những trạng thái tích cực như sự hăng hái, phấn khởi và lạc quan yêu


 

22

đời. Đồng thời, phim ảnh cũng giúp con người giảm những trạng thái tiêu cực

như lo âu, buồn rầu, chán nản, căng thẳng, tức giận…
Việc thưởng thức một bộ phim đòi hỏi sự sáng tạo, bởi để cảm thụ nghệ
thuật thì cần sự trải nghiệm cảm xúc và sự am hiểu về kiến thức đời sống. Do
đó, khơng phải ngẫu nhiên ngay từ thời cổ xưa nhất, nghệ thuật đã được nhìn
nhận như một bộ phận và một phương tiện giáo dục. Một bộ phim có thể có
tác dụng giáo dục, định hướng tư tưởng và làm tâm hồn con người trong sáng
hơn nhờ những ý nghĩa, thông điệp, giá trị nhân văn mà nhà làm phim chuyển
tải. Từ đó, con người sẽ sống tốt hơn, cái ác sẽ dần bị loại bỏ.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC

1.2.1. Vài nét về đất nước Hàn Quốc
Hàn Quốc còn được gọi là Nam Triều Tiên hay Đại Hàn Dân Quốc, có
thủ đơ là Seoul, nằm ở phía Nam của bán đảo Triều Tiên, thuộc phần Đông –
Bắc của lục địa Châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây
của Thái Bình Dương. Phía Bắc Hàn Quốc giáp CHDCND Triều Tiên. Phía
đơng và phía nam giáp với biển Nhật Bản. Phía tây giáp với Hồng Hải. Hàn
Quốc có đường bờ biển dài 2.413km, có hàng nghìn đảo nhỏ, lớn nhất là đảo
Cheju. Hàn Quốc có địa hình phân hóa thành hai vùng: địa hình đồi núi chiếm
70% phân bố ở phía đơng và các đồng bằng dun hải nằm ở phía Tây và
Nam, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng
lúa nước và hoa màu. Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới, với 4 mùa là mùa xuân
và mùa thu khá ngắn, thời tiết đẹp; mùa hè nóng ẩm; mùa đơng tuyết rơi
nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm của Hàn Quốc từ 6 – 16 độ C.
Như vậy, có thể thấy, Hàn Quốc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc trao
đổi kinh tế, văn hóa với các nước Đông – Bắc Á và nhiều nước trên thế giới,
đồng thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế biển.


 


23

Hàn Quốc có diện tích 99.720 km2 (bằng khoảng 1/3 diện tích của Việt
Nam) với dân số đơng. Năm 2006, dân số Hàn Quốc đứng thứ 25 trên thế giới
theo xếp hạng của Liên Hiệp Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc là nước có dân số
già và xu hướng này đang ngày càng tăng. Mức sống của người Hàn Quốc
hiện nay khá cao, năm 2011 đạt 31.700 USD.
Hàn Quốc là một quốc gia có sự thuần nhất rất lớn về chủng tộc người
với tuyệt đại đa số là người Hàn. Hai tôn giáo phổ biến nhất ở Hàn Quốc hiện
nay là Phật giáo (26,3%) và Thiên Chúa giáo (25,6%). Mặt khác, văn hóa Hàn
Quốc vẫn chịu ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ của Nho giáo.
Hàn Quốc đang có tốc độ đơ thị hóa cao nhất Châu Á. Ngay những năm
70 của thế kỷ XX, Chính phủ Hàn Quốc đã thực thi chính sách điều chỉnh
nhanh chóng chiến lược phát triển đơ thị bằng cách phát triển các vùng đô thị
mới, nâng cấp mở rộng các đơ thị đã có. Một loạt các thành phố vệ tinh mới
có quy mơ vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng. Các thành phố mới đều là
những trung tâm công nghiệp lớn, tạo hành lang đô thị nối từ thành phố trung
tâm thông ra các cảng phía Nam. Các thành phố này có tốc độ phát triển rất
nhanh. [4, tr. 24 – 30]
1.2.2. Lịch sử phát triển điện ảnh Hàn Quốc
Trải qua nhiều thăng trầm, giờ đây có thể nói nền điện ảnh Hàn Quốc
đang ngày một lớn mạnh và trong một tương lai không xa rất có thể trở thành
đất nước có nền điện ảnh lớn nhất khu vực Châu Á.
‐ Giai đoạn trước giải phóng 1945
Qua “Du hành ký” của một du khách người Mỹ tên là Elias Burton
Holmes công bố khoảng giữa năm 1901-1902, năm 1899, những thước phim
đầu tiên đã được công chiếu tại Hàn Quốc. Như vậy, sự manh nha của điện
ảnh Hàn Quốc có thể coi là bắt đầu từ năm 1899, tức là chỉ ít năm sau buổi



 

24

trình chiếu cuốn phim đầu tiên của anh em nhà Luymie tại nhà hàng “Grand
Café de Paris”.
Tuy nhiên, căn cứ vào mẩu quảng cáo trên báo Hwang Seong thì buổi
chiếu phim chính thức trước cơng chúng Hàn Quốc đầu tiên là ngày 23 tháng
6 năm 1903 tại xưởng máy của công ty điện lực Han Seong ở thủ đô Seoul.
Trước khi bị Nhật Bản chính thức đơ hộ, tại thủ đô Seoul và các thành
phố lớn của Hàn Quốc, các nhà hát được xây dựng hàng loạt, nhưng phần lớn
do người Nhật làm chủ, chỉ một số ít là của người Hàn Quốc. Các bộ phim
trình chiếu vào thời kỳ này đều được nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ.
Ngày 27 tháng 10 năm 1919 là dấu mốc quan trọng của ngành cơng
nghiệp điện ảnh Hàn Quốc, đó là sự ra đời của bộ phim đầu tiên do người Hàn
Quốc sản xuất với tựa đề Uirijeok Gutu (Sự trả thù chính đáng). Bộ phim được
sản xuất theo thể loại Kino drama (Kịch No là sự kết hợp giữa biểu diễn kịch
trên sân khấu với việc chèn thêm hình ảnh chuyển động), rất thịnh hành tại Nhật
Bản từ năm 1897 đến năm 1915. Bộ phim này gắn liền với tên tuổi của ông chủ
nhà hát Dan Seong Sa người Hàn Quốc Park Seung Pil (1875-1932) và Kim Do
San (1891-1921). Mặc dù đây khơng phải là bộ phim hồn chỉnh nhưng có ý
nghĩa to lớn vì nó là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của Hàn Quốc, thể hiện sự tự
hào dân tộc ở việc nó được sản xuất bằng vốn của người Hàn Quốc. Điều quan
trọng hơn là sự ra đời của bộ phim mở đường cho sự ra đời của hàng loạt tác
phẩm khác được làm theo lối kịch No như Shiwoojeong (1919), Jigi (1920),
Janghanmong (1920)… Năm 1966, chính phủ Hàn Quốc đã lấy ngày 27 tháng
10 là “Ngày điện ảnh” của Hàn Quốc.
Ngày 9 tháng 4 năm 1923, bộ phim câm Wonlha ui maengseo (Lời thề
dưới ánh trăng) của đạo diễn Yun Baek Nam công chiếu, mở đầu cho thời đại
phim câm tại Hàn Quốc và chỉ trong khoảng 10 năm, từ năm 1926 đến năm

1935 đã có tới 7 công ty phim được thành lập và gần 80 tác phẩm ra đời với


 

25

chất lượng ngày một nâng cao, trong đó phải kể đến bộ phim Arirang của đạo
diễn Na Un Kyu công chiếu vào tháng 9 năm 1926. Bộ phim được đánh giá
cao về mặt nghệ thuật cũng như thông điệp mà nó muốn truyền tải là thay đổi
nhận thức của người dân Hàn Quốc, đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi ách
thống trị của thực dân Nhật và nó trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà sản
xuất phim Hàn Quốc muốn sản xuất phim dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa
hiện thực dân tộc. Kỷ nguyên vàng của phim câm Hàn Quốc chỉ kéo dài đến
giữa những năm 30 do sự đàn áp dã man và chính sách kiểm duyệt nghiêm
ngặt của thực dân Nhật.
Những năm cuối thập niên 30, ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc
chứng kiến sự xuất hiện của thể loại phim có tiếng. Năm 1935, bộ phim có
tiếng đầu tiên của Hàn Quốc với tựa đề Chun Hyang Jeon (Xuân Hương
truyện). Mặc dù đây là tác phẩm được coi là thành công cho thể loại phim có
tiếng lúc bấy giờ nhưng lời thoại khơng nhiều, phần âm nhạc lại sử dụng âm
nhạc phương Tây, không phù hợp với nội dung cổ của câu chuyện…
Năm 1937, sau khi xâm lược Trung Quốc, đế quốc Nhật ban hành Luật
phim Mãn Châu nhằm thống nhất việc sản xuất, xuất nhập khẩu, cung cấp,
công chiếu phim tại Mãn Châu quốc. Năm 1939, Nhật ban hành Luật phim
Nhật Bản, năm 1940, áp dụng Pháp lệnh phim Triều Tiên tại Hàn Quốc.
Năm 1942, là khoảng thời gian đen tối của điện ảnh Hàn Quốc khi
Nhật Bản đóng cửa các cơng ty điện ảnh của Hàn Quốc và thành lập công
ty TNHH phim Chosun với mục tiêu sản xuất ra những bộ phim không
dùng tiếng Hàn Quốc nhằm tạo ảo giác người Hàn Quốc khơng cịn tồn tại,

họ là người Nhật Bản.
‐ Giai đoạn 1945-1953
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng quân đồng minh, bán đảo
Hàn được giải phóng nhưng đặt dưới sự kiểm sốt của qn đội Mỹ ở phía


×