Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Làng nghề chạm bạc đồng xâm với sự phát triển du lịch tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 97 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

BỘ VĂN HĨA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

Khoa Văn hóa Du lịch

Khóa luận tốt nghiệp
LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
THÁI BÌNH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Cường
Sinh viên

: Đoàn Thị Loan

Lớp

: VHDL 15A

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

1

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian nghiên cứu, khai thác, tìm hiểu tài liệu, tìm hiểu thực


tế cùng với việc vận dụng vốn kiến thức tích lũy được của bốn năm học tập tại
Khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, em đã hồn thành
khóa luận tốt nghiệp của em với đề tài “Làng chạm bạc Đồng Xâm với sự
phát triển du lịch tỉnh Thái Bình”
Để có được thành quả này, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
thày giáo TS.Nguyễn Anh Cường - người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho
bài khóa luận của em. Trong suốt thời gian làm khóa luận thày đã tận tình chỉ
bảo cho em từng bước nghiên cứu, tìm tịi cách định hướng vấn đề. Nhờ đó
em mới hồn thành tốt khóa luận.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu tới các thày cơ giáo của
Khoa Văn hóa Du lịch đã truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm, phương
pháp và chỉ bảo tận tình trong suốt bốn năm học cũng như tạo điều kiện cho
em trong thời gian làm khóa luận.
Cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu.
Mặc dù em đã cố gắng rất cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu để
hồn thành tốt khóa luận nhưng do thời gian và kiến thức của em vẫn còn hạn
chế nên luận văn của em vẫn cịn nhiều điều thiếu sót, em mong nhận được sự
góp ý, bổ sung của các thày cơ và các bạn để luận văn này được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2011
Sinh viên: Đoàn Thị Loan

2

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………. …....5
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………........5
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….......7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………......7
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………............7
5. Bố cục đề tài nghiên cứu……………………………………………….....7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC ĐỒNG
XÂM……………………………………........................................9
1.1. Giới thiệu xã Hồng Thái - huyện Kiến Xương – Thái Bình…………...9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………......9
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương…………………………......9
1.2. Lịch sử - xã hội. ……………………………………………………......10
1.2.1. Lịch sử hình thành làng chạm bạc Đồng Xâm…………………......10
1.2.2. Những sinh hoạt văn hóa dân gian làng Đồng Xâm……………......12
1.2.2.1. Hội làng………………………………………………………….....12
1.2.2.2. Phong tục tập quán………………………………………………...13
1.3. Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội…………………………………….....14
1.3.1. Quần thể kiến trúc đền Bà……………………………………….......15
1.3.2. Quần thể kiến trúc đền Đồng Xâm……………………………….....16
CHƯƠNG 2: NGHỀ CHẠM BẠC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG
NGHỀ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM…………………….....25
2.1. Giới thiệu về làng nghề chạm bạc – kim hồn Đồng Xâm………........25
2.1.1. Sự hình thành của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm…………….......25
2.1.2. Quá trình phát triển của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm……….....26
2.1.3. Đặc điểm của làng nghề chạm bạc – kim hoàn Đồng Xâm………...35
2.2. Sản phẩm của làng chạm bạc Đồng Xâm…………………………......37
2.2.1.Dụng cụ sản xuất………………………………………………….......37


3

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.2. Quy trình chế tác ra sản phẩm……………………………………....40
2.2.2.1. Đặc điểm nhiên liệu của sản phẩm chạm bạc – kim hồn……......40
2.2.2.2 Q trình sản xuất ………………………………………………....44
2.2.3. Sản phẩm của làng chạm bạc Đồng Xâm………………………......50
CHƯƠNG 3: LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH THÁI BÌNH……………………….....55
3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại làng nghề chạm bạc Đồng Xâm.......55
3.1.1. Khách du lịch………………………………………………………....56
3.1.2. Tổ chức tour du lịch kết hợp làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với các
làng nghề khác………………………………………………………...........59
3.1.3. Vốn đầu tư…………………………………………………………....61
3.1.4. Nguồn lực …………………………………………………………....62
3.1.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm…………………………………….....66
3.1.6. Đối thủ cạnh tranh……………………………………………….......68
3.1.7. Cơ sở hạ tầng và mơi trường………………………………………....71
3.1.8. Chính sách của nhà nước…………………………………………....74
3.1.9. Quảng cáo tuyên truyền …………………………………………......74
3.2. Định hướng và một số giải pháp nhằm bảo tồn phát huy làng nghề
chạm bạc Đồng Xâm……………………………………………………......75
3.2.1. Phương hướng phát triển làng nghề chạm bạc – Kim hoàn Đồng
Xâm giai đoạn 1010 – 2020………………………………………………...76
3.2.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy làng nghề chạm bạc Đồng
Xâm với việc phát triển du lịch văn hóa…………………………................77

3.2.2.1. Quan điểm phát triển làng nghề chạm bạc Đồng Xâm……….......77
3.2.2.2. Tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về làng nghề chạm bạc Đồng
Xâm và sản phẩm nghề chạm bạc……………………………………….....78

4

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

3.2.2.3. Nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng……….………………......79
3.2.2.4. Nguồn vốn………………………………………………………......82
3.2.2.5. Giải pháp về thị trường………………………………………….....83
3.2.2.6. Nhà nước cần có chính sách phát triển nghề…………………......84
3.2.2.7. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng...............................................87
Kết luận ………………………………………………………………….....89
Phụ lục ………………………………………………………………….......91
Tài liệu tham khảo……………………………………………………….....96

5

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
“Phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn là con đường rất cơ bản để giải

quyết việc làm ở nước ta. Phát triển ngành nghề có rất nhiều ý nghĩa, không
chỉ việc làm ra bao nhiêu sản phẩm, bao nhiêu tiền mà còn giải quyết được
nhiều vấn đề xã hội. Vì vậy chúng ta phải tháo gỡ tất cả những gì cản trở làng
nghề’’. Đây là lời phát biểu của thủ tướng Phan Văn Khải tại hội nghị “ Phát
triển ngành nghề nơng thơn các tỉnh phía bắc” tại Hà Nội tháng 8 – 2000.
Nghị quyết IV của ban chấp hành trung ương khóa VIII cũng nêu rõ:
“ Phát triển mạnh các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam đến năm 2020”.
Từ năm 1990, ngành du lịch Việt Nam mở rộng, đây là nhịp cầu thuận lợi
để các ngành nghề mỹ thuật thủ công truyền thống vươn lên phát triển. Du
lịch tạo điều kiện để các ngành kinh tế phát triển trong đó các nghề thủ cơng
có động lực để đẩy mạnh phát triển. Du lịch đã thực sự tạo được môi trường
và những vận hội mới cho những sản phẩm của nghề thủ công truyền thống
Việt Nam để các nước trên thế giới và nhân dân bốn phương biết đến những
nghệ nhân Việt Nam với bàn tay tài hoa khéo léo. Không chỉ trong quá khứ
mà hiện nay, làng nghề truyền thống Việt Nam là những địa chỉ khá hấp dẫn
cho khách du lịch, luôn được chú ý trong một số tour, tuyến điểm du lịch dài
ngày có tính thẩm nhận những giá trị văn hóa đặc sắc, nghiên cứu, dã ngoại…
thu hút du khách trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh làng nghề đang ngày càng giảm sút và có nguy cơ bị mất
đi thì việc đưa hoạt động du lịch văn hóa gắn với làng nghề truyền thống là
một việc làm hữu ích và có ý nghĩa quan trọng, nhằm khơi phục và phát huy
vai trị làng nghề trong đời sống kinh tế xã hội.

6

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A



Khóa luận tốt nghiệp

Do tính nhẫn nại cần cù và ham học hỏi, sáng tạo những ý tưởng độc đáo.
Những người làm công việc nặng thường được xem là hạ bậc đã trở thành
những người thợ tài hoa, tinh xảo đã vượt lên được mọi khó khăn của cuộc
sống và xã hội. Có thể họ khơng tên tuổi, khơng được nhắc đến theo thời gian
trơi đi, nhưng những bí quyết, sự tinh túy của nghề cùng với những sản phẩm
họ làm ra thì vẫn cịn được lưu giữ mn đời, luôn được thán phục ngợi khen,
lưu truyền và phát huy. Một trong những tiêu biểu truyền thống của nghề thủ
công truyền thống Việt Nam đó là nghề chạm bạc - kim hoàn. Những người
thợ cần cù miệt mài và tỉ mỉ, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo, tưởng tượng
phong phú, những mảnh kim loại đã trở thành những vật phẩm biết nói có giá
trị cao. Thái Bình là một trong những vùng đất có nghề chạm bạc kim hoàn
tiêu biểu của cả nước. Những nghệ nhân của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
đã để lại những dấu ấn tài hoa của mình khơng chỉ ở trên các địa phương mà
cịn ở cả nước ngồi. Hàng chạm bạc Ðồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với
hàng bạc của các nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm,
ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính, ở thủ
pháp xử lý sáng-tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Ðặc
trưng của sản phẩm Ðồng Xâm là sự điêu luyện tế nhị và hồn hảo tới mức tối
đa Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân bạc Ðồng Xâm đã
và đang có thể đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của những
khách hàng khó tính và am tường nghệ thuật nhất. Tuy nhiên hiện tại làng
nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn chưa được khai thác một cách hợp lý để phát
triển tiềm năng du lịch văn hóa và thế mạnh của mình.
Trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn, thấy rõ những giá trị quý báu và tiềm năng
phát triển làng nghề nói chung và phát triển du lịch văn hóa nói riêng của làng
nghề chạm bạc Đồng Xâm – Hồng Thái – Kiến Xương – Thái Bình, em quyết
định chọn đề tài “ Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với việc phát triển du lịch
tỉnh Thái Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.


7

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu tổng thể làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, trên cơ sở nghiên
cứu để nhìn nhận và đánh giá đúng vị thế của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
với việc phát triển du lịch Thái Bình.
Đánh giá tổng quát chung thực trạng và tiềm năng phát triển của làng nghề
Đồng Xâm để đưa ra một số giải pháp nhằm khôi phục và phát huy tốt nhất
giá trị của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, góp phần đưa làng chạm bạc Đồng
Xâm trở thành một trong những nhân tố chủ đạo trong quy hoạch và phát triển
du lịch theo định hướng văn hóa, đóng góp vào thu nhập quốc dân của Thái
Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình. Trọng tâm nghiên cứu là các giá trị văn hóa của làng
nghề có thể khai thác và phát triển loại hình du lịch văn hóa.
* Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu toàn cảnh làng chạm bạc Đồng Xâm.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp cơ bản như:
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp sưu tầm nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thống kê tổng hợp.
Ngồi ra bài nghiên cứu cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên
ngành : Xã hội học, văn hóa học, kinh tế học, dân tộc học …
5. Bố cục đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
nghiên cứu gồm 3 chương :

8

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Khái quát về làng nghề chạm bạc Đồng Xâm.
Chương 2: Nghề chạm bạc và sự phát triển của làng nghề chạm bạc
Đồng Xâm
Chương 3: Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với việc phát triển du lịch
tỉnh Thái Bình.

9

Đồn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM
1.1. Giới thiệu xã Hồng Thái - huyện Kiến Xương – Thái Bình.

1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý:
Hồng Thái là xã nằm ở phía bắc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
cách trung tâm thị trấn 10 km, nằm trên trục đường quốc lộ 222 chạy qua các
xã giáp ranh:
Phía Đơng giáp sơng Trà Lý.
Phía Tây giáp xã Quốc Tuấn, Quyết Tiến.
Phía Nam giáp xã Lê Lợi.
Phía Bắc giáp xã Trà Giang.
* Thổ nhưỡng.
Tổng diện tích đất tự nhiên là: 639,7 ha.
Đất thổ cư: 38,8 ha.
Đất trông lúa: 375,8 ha.
Đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm là: 9,1 ha.
Đất nuôi trồng thủy sản: 18 ha.
Đất chưa khai thác còn lại là: 11,3 ha.
Tổng số nhân khẩu là: 6.325 khẩu.
Tổng số hộ là 1.635 hộ.
Số khẩu trong độ tuổi lao động là 3.450 khẩu.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương
* Lĩnh vực nơng nghiệp :
Trong những năm qua tình hình sản xuất của địa phương ngày một phát
triển, tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng của sản phẩm trồng trọt và
chăn ni.
* Về ngành nghề:

10

Đồn Thị Loan – VHDL 15A



Khóa luận tốt nghiệp

Nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn là nghề chủ lực mang lại thu nhập khá
ổn định cho nhân dân. Tới 70% người dân Đồng Xâm làm nghề chạm bạc
theo hai hình thức: tập trung trong hợp tác xã, công ty, tổ hợp và riêng lẻ
trong từng hộ gia đình.
Từ sản xuất thủ cơng, nghề chạm bạc Đồng Xâm nay đã được cơ giới
hóa 100%. Các khâu nguyên liệu, tạo phơi, mài bóng đã thu hút 3000 lao
động. Hiện nay tại làng Đồng Xâm đã hình thành một số doanh nghiệp tư
nhân, 2 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 150 tổ hộ sản xuất, thu hút 6.500 lao
động tại chỗ. , 637 cá thể. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp này chiếm 52%
cơ cấu sản xuất của địa phương. Doanh thu 2006 từ nghề chạm bạc là 25,2 tỉ.
Số lao động Đồng Xâm đi làm ở khắp các miền Tổ quốc lên tới 1.300 người.
Sản phẩm của làng nghề được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới: Lào,
Campuchia, Thái Lan, Hồng Kông, Bỉ, Ý…Mỗi năm, hàng chạm bạc đã đem
lại giá trị xuất khẩu 1,2-1,4 triệu USD và tương lai sẽ cịn lớn hơn nữa.
Ngồi ra cịn có nhiều ngành nghề khác như nghề dệt đũi Nam Cao,
mây tre đan, thêu ren, hàn xì… đang từng bước phát triển.
1.2. Lịch sử - xã hội.
1.2.1. Lịch sử hình thành làng chạm bạc Đồng Xâm.
Ở Việt Nam, nghề thủ cơng đã có truyền thống từ lâu đời. Theo các nhà
khảo cổ học thì cách đây khoảng một vạn năm con người đã làm ra sản phẩm
thủ công trên các vật liệu khác nhau, có khoảng 12 loại vậy liệu: “ đá, gỗ, vỏ
sò, vỏ ốc, đất, vỏ cây, dây leo, xương, sừng, ngà và da”. Nhưng khi đó nghề
thủ công chưa thực sự sản xuất chuyên nghiệp. Theo thời gian nhu cầu của
con người tăng lên từ nhu cầu sinh lý đến các nhu cầu tâm lý… thì các sản
phẩm thủ công được trao đổi buôn bán từ vùng này sang vùng khác và làng
nghề được hình thành.


11

Đồn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

Thủ cơng nghiệp cũng như các loại ngành nghề văn hóa, văn nghệ, trị
chơi dân gian khác trong bản chất hình thành ln có sự cấu thành của hai
nhân tố: nội sinh và ngoại sinh do giao lưu, tiếp xúc, học hỏi tạo nên.
Làng Đồng Xâm xưa còn gọi là Đường Thâm, huyện Chân Định, phủ
Kiến xương, nay là xã Hồng Thái, Kiến Xương. Theo một số nhà nghiên cứu
thì đất làng Đồng Xâm đã có hơn hai nghìn năm lịch sử, xa xưa là một hịn
đảo nhỏ có tên là đảo Vơng, nay vẫn cịn dấu tích chợ Vơng, sơng Vơng và
chữ Đồng Xâm cũng có nghĩa là Vơng.
Lịch sử ngàn năm đất Đồng Xâm cịn được kể qua chuyện Trình Hồng
hậu, thần được thờ ở nhiều xã trong huyện Kiến Xương.
Chuyện kể rằng, bản ấp xưa có người con gái họ Trình tên gọi là Lan
Nương nhan sắc chim sa cá lặn. Một ngày Triệu Đà đi tuần thú Phương Nam
vừa gặp Trình Lan Nương đã đem lịng u say đắm bèn xin Trình Cơng lấy
làm vợ, Trình cơng thuận cho. Về sau Triệu Đà lên làm vua, phong Trình Lan
Nương làm hồng hậu. Nhiều cơng trình đền, miếu đều do bà gia cơng tu bổ,
bà còn để lại nhiều ruộng đất cho dân lo việc hương đèn, sửa chữa đền miếu .
Hoàng hậu qua đời được dân làng lập miếu thờ.
Chuyện về chiếc búa sắt của Triệu Đà được thờ ở đền Đồng Xâm lại kể
rằng: Triệu Vũ Đế được vua nhà Hán giao cho chiếc búa sắt “Thiết Việt” giao
cho cai quản địa phận Giao Châu, sau đó đi tuần hành, xem xét công việc của
bộ thuộc các nơi, đến xã Đường Thâm, Đế lấy con gái họ Trình làm vợ . Khi
Đế chết dân lập đền thờ, chiếc búa sắt cũng được thờ ở đấy. Sự tích Triệu Đà
lấy Trình Lan Nương còn ghi trên câu đối tại đền thờ:


“Thiên khải dư đồ,

Bắc giáng thần, Nam thủy đế.
Địa truyền thính lý, kim thanh miếu, tính hành cung”
Dịch nghĩa: “Trời mở dư đồ, thần giáng phương Bắc, vua đầu phương Nam.
Đất truyền quê ngoại, xưa hành cung, nay miếu thờ.”.

12

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

Thời Lê xã Đường Thâm là một làng, đến thời Nguyễn Đường Thâm
được đổi thành Đồng Xâm và tách thành Thượng Gia và Thượng Hòa nhưng
vẫn gắn bó với nhau bằng nghề nghiệp và ngơi đền thờ tổ nghề chạm bạc: đền
Đồng Xâm và những ngày hội làng Đồng Xâm.
1.2.2. Những sinh hoạt văn hóa dân gian làng Đồng Xâm.
1.2.2.1. Hội làng
Cũng như bao làng quê khác ở vùng châu thổ Bắc Bộ, người dân làng
Đồng Xâm cũng có những lễ tiết riêng của mình. Ngồi những ngày tết phổ
biến như mọi nơi, trong một năm Đồng Xâm có những lễ hội như:
* Ngày 5 tháng giêng là ngày giỗ tổ nghề Nguyễn Kim Lâu. Tại đây
ngoài việc cúng bái tế tổ của những người làm nghề, dù đi làm ăn ở xa nay
cũng trở về. Đây là dịp những người làm nghề kiểm điểm xem công việc làm
ăn trong năm đạt được những hiệu quả gì? Làm ăn có thật thà khơng? Người
nào làm những việc khơng đứng đắn, làm mất uy tín của thợ bạc Đồng Xâm,
gây tai tiếng ở thiên hạ đều bị phê phán rất nghiêm khắc. Những người không

giúp đỡ bạn khi gặp hoạn nạn khó khăn, theo quy ước của bạn nghề cũng bị
đưa ra xem xét. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà phường nghề có thể phạt từ
mức độ khiển trách, đánh đòn ngay trước mặt mọi người, đến việc cấm hành
nghề của những người bạn nghề ngày càng được thắt chặt trước sự chứng
giám của tổ nghề.
* Ngày 6 tháng 2 là ngày giỗ Trình Thị hồng hậu, người con gái đẹp
và nết na của làng đã được Triệu Vũ Đế lấy làm vợ khi ngài Kinh lý qua đất
Đồng Xâm. Đền thờ bà nay vẫn trên đất Thượng Hòa.
* Ngày 1 tháng 4 là ngày hội lớn nhất trong năm của làng đó là ngày
mở lễ hội đền Đồng Xâm
* Ngày 6 tháng 8 tương truyền là ngày giỗ đức thánh Triệu Vũ Đế.

13

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.2.2. Phong tục tập quán.
Hương ước: Để đảm bảo cho nhu cầu tồn tại và phát triển của cộng
đồng, từ buổi sơ khai mỗi làng đều đã hình hình thành những lệ làng truyền
khẩu ước thúc mọi thành viên trong làng phải tuân theo. Nho học lan đến các
hương thôn, lớp nho sĩ xuất hiện cùng với hội tư văn hàng xã, hàng tổng , việc
văn bản hóa lệ làng xuất hiện. Lệ làng thành văn thường được gọi chung là
hương ước (hay tục lệ, khoán ước…)
Làng Đồng Xâm xưa cũng có hương ước, hương ước được thể hiện
bằng văn bản, cũng có loại được khắc vào bia đá. Dù được thể hiện ở hình
thức nào đi nữa thì nội dung hương ước làng vẫn xoay quanh những quy ước
liên quan đến sản xuất nông nghiệp, những quan hệ làng xã, những quy ước

về trật tự trị an, đạo đức, nếp sống, phong tục tơn giáo, tín ngưỡng giáo dục,
những quy ước về ruộng đất, về nông nghiệp…
Cụ thể bản hương ước của Đồng Xâm được viết vào tháng 3 năm Bảo
Đại thứ 11 (1936) có quy định một số điều như:
- Việc chính trị:
+ Các người làm việc phải theo nghị định mà làm, nếu có lệnh sức
không được sai chậm.
+ Làng để cho lý trưởng bút điền năm sào, cịn lương và lệ phí các
người làm việc quan đông nên cứ đến ngày bổ thuế dân sẽ chiếu nghị tán bổ
thu về nhân đinh.
- Việc vệ sinh:
+ Dự tính cách vệ sinh trong làng hoặc người coi giữ đình chùa hay
đường xá và bếp ăn, nước. Nếu ai bẩn thỉu thời phạt từ 10 hào đến 50 hào
+ Trong làng nếu ai xảy ra bệnh hủi hay bệnh tả, đậu sẽ không được
giấu, phải báo quan lý trình ngay.
Cưới xin: Hơn nhân là một việc rất thiêng liêng đối với mỗi người. Vì
vậy tục cưới xin ở Đồng Xâm cũng rất được coi trọng. Từ khi hai bên gia đình

14

Đồn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

đồng ý cho tới khi tổ chức lễ cưới đều phải trải qua một quá trình chuẩn bị rất
cẩn thận theo những phép tắc, lễ thức đã định sẵn.
Trước năm 1945, do còn chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến nên
việc giao lưu, tìm hiểu giữa trai gái trong làng còn rất hạn chế. Hơn nữa đây
là một làng nghề truyền thống, bí quyết nghề ln được giữ bí mật nên việc

hơn nhân của trai gái trong làng phải chịu sự ràng buộc chặt chẽ của quy ước
phường nghề. Vì vậy việc giao lưu tình cảm giữa trai gái trong làng với bên
ngoài lại càng nghiêm ngặt hơn.
Theo lệ làng, mỗi khi làng có người đi lấy chồng hoặc lấy vợ đều phải
nộp cheo cho làng. Mỗi cheo là 10 đồng (tương đương với 33 thùng thóc theo
giá năm 1938).
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Đồng Xâm vẫn tổ chức những
đám cưới rất linh đình và tốn kém. Nhiều gia đình nghèo nhưng vẫn phải sắp
hàng trăm mâm cỗ mời họ hàng, làng xóm đến ăn cỗ trong mấy ngày liền.
Hiện nay, để phù hợp với cuộc sống mới, Sở Văn hóa thơng tin Thái
Bình đã phát động phong trào xây dựng làng văn hóa mới. Lễ cưới được tổ
chức đơn giản hơn, tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự trang trọng, vui
vẻ.
Ma chay: Theo lệ làng, gia đình nào có người chết thì phải nộp lễ cho
làng. Mỗi lễ là 2 đồng (tương đương với 6 thùng thóc). Nếu ai chết vào những
ngày kỵ của làng (đó là ngày 1/4, 15/7, 6/8, 20/12 âm lịch) thì gia đình đó
khơng được người làng đi đưa và khơng có xe địn đi đưa tang. Từ khi thực
hiện chỉ thị số 27 CT/TƯ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, lễ hội … thì việc tang ma của người Đồng Xâm đã thay đổi
rất nhiều. Nhiều hủ tục đã được xóa bỏ, mê tín dị đoan được bài trừ, những
ngày kiêng kỵ của làng cũng khơng cịn quy định nghiêm ngặt như xưa nữa.
Người dân ở đây đã tổ chức lễ tang với nghi lễ trang trọng song lành mạnh và
tiết kiệm

15

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp


1.3. Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội.
Thái Bình là vùng đất ken dày các di tích lịch sử của các triều đại, là
vùng “địa linh nhân kiệt”, hiện cịn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi
tiếng mang ý nghĩa quốc gia như Khu di tích nhà Trần, chùa Keo, từ đường
Lê Q Đơn Thái Bình cịn là q hương của nghệ thuật hát chèo, múa rối
nước. Đó là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc, độc đáo và là thế
mạnh của Du lịch Thái Bình là vương triều Trần. Đến nay toàn tỉnh đã thống
kê và tổ chức quản lý được 1.404 di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh
trong đó đã có 86 di tích được nhà nước công nhận với những danh thắng vô
cùng hấp dẫn nổi tiếng nhất vẫn là chùa Keo, đền Ðồng Bằng, đền Tiên Ca,
cung Long Hưng, với những gác chng chạm khắc đá, các di vật q hiếm và
tài nghệ. Là một địa phương giàu truyền thống văn hóa, ở Thái Bình hàng
năm có rất nhiều lễ hội khác nhau như hội Keo, Tiên La, lễ hội đền Đồng
Xâm, lễ hội đền Ðồng Bằng, hội Du xuân, hội thi nghề...Nơi đây cũng có
nhiều làng nghề thủ cơng truyền thống. Năm 2003 tỉnh có 93 làng được cơng
nhận là làng nghề thủ công truyền thống như chạm bạc, thêu ren, dệt đũi, dệt
chiếu...Thái Bình cịn có bãi biển Đồng Châu, có các đảo cồn Vành, cồn Thủ,
làng vườn Bách Thuận bốn mùa thơm ngát hoa trái và 300 di tích lịch sử văn
hóa được UBND tỉnh đăng ký bảo vệ. Tất cả đều là tiềm năng du lịch của
tỉnh. Chỉ nói riêng đến làng chạm bạc Đồng Xâm cũng đã có khá nhiều di tích
để có thể phát triển du lịch:
1.3.1 Quần thể kiến trúc đền Bà.
Quần thể kiến trúc đền Bà nằm ở phía Tây nam Đồng Xâm, bên bờ
sơng Vơng thuộc đất thơn Thượng Hịa. Kiến trúc bao gồm hai cơng trình:
chùa thượng Hịa và đền Bà. Cả hai cơng trình này cùng nằm trên một trục
dọc, nhìn ra sơng Vơng.
Đền Bà là nơi thờ Trình Thị hồng hậu. Tương truyền bà là con gái của
làng, là một người nhan sắc tuyệt trần. Sinh thời bà kết hôn cùng Triệu Vũ


16

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

Đế. Khi mất bà cũng khơng giống người thường. Tương truyền về cái chết
của bà thật huyền bí đó là : “…Bỗng có một trận cuồng phong từ phương
Đơng đến, xốy quanh thân thể bà, chỉ trong khoảnh khắc, hoàng hậu tự biến
mất. Phụ lão và nhân dân trong làng làm biểu tấu lên nhà vua. Nhà vua vô
cùng đau đớn sai sứ thần xuống hành cung làm lễ an táng. Nhưng chưa kịp
làm lễ thì đã thấy mối đùn lên thành phần mộ…” Từ đó nhân dân đã lập đền
thờ ở nơi đây để thờ cúng Hoàng hậu .
1.3.2. Quần thể kiến trúc đền Đồng Xâm
Theo thần tích, đền Đồng Xâm do Triệu Vũ Đế xây dựng năm 214 TCN.
Đến năm 137 TCN sau khi vua Triệu chết, ngơi miếu ở Đường Thâm ( Đồng
Xâm) chính thức được coi là chính từ. Năm tháng qua đi, ngơi đền cổ đó đã bị
mục nát theo thời gian. Cho đến năm 1920 – 1925 nhân dân ở 13 làng của
tổng Đồng Xâm cũ (gồm Hồng Thái, Trà Giang và một phần xã Quốc Tuấn
huyện Kiến Xương ngày nay)đã tiến hành cuộc vận động xây dựng lại ngôi
đền theo kiến trúc thời Nguyễn.
Nay đền Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình. Ngơi đền này gắn liền với danh tiếng của nghề chạm bạc truyền thống
đã hình thành từ mấy trăm năm nay ở địa phương. Đền Đồng Xâm có thể xem
như một tập đại thành của nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá, kim loại, đắp vữa của
Việt Nam thời Nguyễn.
Đền Đồng Xâm được xây dựng trên một địa bàn rộng, thống từ bờ đơng
sang bờ tây sông Đồng Giang, thuộc đất của hai làng Đường Thâm và Vân
Cước cũ. Nhìn chính diện từ cửa đền: bờ phía tây là tịa các lâu năm cửa, cao

gần 20m. Dưới sơng gần bờ phía đơng là tịa thủy tọa hình lục lăng. Trên sơng
xây hai cầu gạch lớn, làm thành hai đường đưa khách tham quan vào hai khu
đền chính. Một cơng trình điêu khắc hồnh tráng, lưỡng long ngũ hổ trên dãy
giả sơn, tất cả đều hướng vào tịa đại bái.

17

Đồn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

Bên tả, bên hữu là hai dãy hành lang được tôn cao nối liền mỗi bên hai
cổng vọng lâu, đối xứng qua sân tế ở chính giữa. Qua tịa đại bái tới tịa trung
đình rồi đến hậu cung nơi đặt tượng đức thánh Triệu và bà Trình Thị. Phía sau
khu đền là khu chùa Dng và am thờ vị tổ nghề kim hồn.
“Ơng tổ” nghề kim hồn ở Đồng Xâm là Nguyễn Kim Lâu, ơng đã có
cơng dạy cho dân ở đây biết nghề Kim hoàn. Để ghi nhớ người có cơng khai
sáng ngành nghề, những người thợ bạc Đồng Xâm đã tôn ông là ông tổ của
nghề này ở làng mình. Hiện nay ở Đồng Xâm vẫn cịn lưu giữ một tấm bia nói
về cơng trạng của Nguyễn Kim Lâu: “ Hồng triều Chính Hịa thập niên, tổ
phụ hành nghề “ bổ trữ đồng ngoa”, Thượng châu Bảo Long tụ lạc học nghệ
đáo Đồng Xâm xứ, kiến lập thập nhị phường kim hoàn truyền nghệ.” (triều
vua Chính Hịa thứ 10 (1689), tổ phụ Nguyễn Kim Lâu làm ngề kim hoàn ở
châu Bảo Long đến xứ Đồng Xâm lập 12 phường truyền nghề).
Hiện nay ngôi chùa thờ Nguyễn Kim Lâu vẫn được gìn giữ, tu bổ, sửa
sang lại. Chùa Đường cùng đền Đồng Xâm đã tạo nên một quần thể kiến trúc
vừa mang tính tráng lệ nguy nga vừa mang vẻ thâm u nơi linh địa. Nơi đây,
hàng năm cứ đến ngày 1 tháng 4 âm lịch lại diễn ra hội lễ. Đặc biệt lễ hội là
dịp các phường bạc ở khắp nơi về tế tổ Nguyễn Kim Lâu và đem sản phẩm

chạm bạc về trưng bày, cáo yết tổ nghề. Vì vậy lễ hội Đồng Xâm bao giờ
cũng có triển lãm hàng chạm bạc. Hội khơng tổ chức thi mà chỉ là trưng bày
và bán sản phẩm. Vì có trưng bày và bán sản phẩm bằng bạc nên khách ưa
dùng hàng bạc về dự hội hy vọng mua được những sản phẩm đẹp, lễ hội thu
hút hàng vạn khách thập phương.
Cho đến nay, người dân ở Hồng Thái cũng chưa lí giải được vì sao hội
đền Đồng Xâm lại mở vào ngày mùng 1 tháng 4 hàng năm. Phải chăng hội
đền Đồng Xâm cũng nằm trong lịch hội phổ biến của các vùng, hội làng khác:
xuân – thu nhị kỳ. Nghiên cứu hành trạng của “ hồng hậu Phương Dung
Trình Thị đại vương” người được đặt tượng thờ tại hậu cung của đền, thì ngày

18

Đồn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

mùng 1 tháng 4 là sau 100 ngày mất của Bà (20 tháng 12). Rất có thể hội mở
vào ngày này để tưởng nhớ đến người con gái họ Trình của q mình đã từng
làm hồng hậu của nhà Triệu, và nhờ đó mà khu di tích này mới có điều kiện
tu bổ, sửa chữa và được lưu giữ
Xưa kia hội đền Đồng Xâm kéo dài trong ba ngày ( từ ngày 1 tháng 4
đến ngày 3 tháng 4 âm lịch)
Để có hội tháng 4 thì ngay từ cuối tháng 3 các chức sắc trong xã thôn đã
họp bàn chọn người giữ chức mạnh bái, chức đọc văn và chức thông xướng.
Thường thường người giữ chức mạnh bái thuộc thôn Cả - thôn Thượng Gia;
người đọc văn của thôn Tả Phụ hoặc Hữu Bộc; các thôn khác chọn người vào
phụ tế. Cuộc họp bàn cũng dự kiến các tế viên và đặc biệt bàn tổ chức thi bơi
trải – hoạt động chủ yếu của lễ hội ở đây.

Ngày 26 tháng 3 làng làm lễ mở cửa đền. Mọi việc chuẩn bị được kết
thúc bằng lễ tế Mộc Dục ( lễ tắm tượng) do cac vị mạnh bái, đọc văn, thơng
xướng tiến hành tại đền chính vào ngày 30 tháng 3.
Cũng như nhiều hội làng khác, hội đền Đồng Xâm được chia thành hai
phần lễ và hội rất rõ rệt cả về thời gian và địa điểm
Sáng ngày mùng 1 tháng 4: lễ ruớc Thánh Bà từ đền Thượng Hịa ra
đền chính được tổ chức thật uy nghiêm và độc đáo. Đoàn rước gồm toàn gái
đồng trinh và con cháu các vị chức sắc trong xã. Những người trong đoàn
rước ăn mặc đồng phục, trang phục ngày hội, tay cầm chấp kích, bát biểu, một
số được chọn khiêng kiệu võng. Đối với hội lễ Đồng Xâm, lễ rước Thánh Bà
được coi là lễ trang nghiêm và trang trọng nhất.
Sau khi đám rước đã về đến đền chính, trên sân tế chính giữa đền, lễ tế
cũng được bắt đầu và cùng thời điểm này, tại các điểm: chùa Đường , chùa Tả
Phụ, đền Thượng Hòa cũng diễn ra lễ tế thật uy nghiêm. Nhìn chung các năm,
lễ tế, rước được diễn ra vào sáng mùng 1 tháng 4 và kết thúc vào chiều mùng

19

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

3 tháng 4 bằng cuộc rước thánh bà từ đền chính về đền Thượng Hịa, kết thúc
3 ngày hội.
Khoảng thời gian còn lại : từ chiều mùng 1, ngày mùng 2 và sáng mùng
3 tháng 4 dành cho hoạt động hội thật phong phú và sôi động, trong đó cuộc
đua trải trên sơng Đồng Giang trước cửa đền đã thu hút hàng vạn người đi
hội.
Hội đền Đồng Xâm ngồi bơi trải cịn có nhiều trị vui khác như: múa rối

nước, đấu cờ người, tổ tôm điếm, đấu vật đặc biệt là hát chèo và hát ca trù. Có
thể nói hội đền Đồng Xâm đã trở thành tụ điểm của những nghệ nhân và
những người ưa thích mơn nghệ thuật này.
Xưa kia cịn có một ngơi đền có tên là đền Ca Cơng. Tại đây cịn giữ lại
một văn bản về Hán nôm chép rằng: Khi xưa Triệu Vũ Đế đi tuần thú đến
làng Đường Thâm ( sau này đổi là Đồng Xâm) lấy bà Trình Thị phong làm
hoàng hậu và lập hành cung ở đấy. Khi bà mất nhà vua cho con cháu 36 thỏi
vàng. Sau con cháu bán vàng mua 36 mẫu ruộng làm tự điền. Đời sau con
cháu Trình hồng hậu chun giữ việc ca cơng và cũng có nhiều đào kép hay
nổi tiếng.
Ngày nay ở Đồng Xâm vẫn còn lưu truyền một bài ca trù có tên “Đồng
Xâm chính từ phong cảnh ca”. Bài ca khơng chỉ nói đến cảnh quan cùng
khơng khí ngày hội mà còn khẳng định đền Đồng Xâm như một chứng tích
lịch sử:
“ Đồng Xâm địa thế.
Chốn hành cung thánh đế dựng ra…
…Xinh kính thay, buổi xn rồi nắng hạ.
Gió hiu hiu hương xạ thoảng bay.
Gái thuyền quyên quạt ngọc đan tay.
Trai tráng sĩ buổi đầu tranh giải nhất.
Trên bãi nhạn lệnh hồi cờ phất.

20

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

Dưới dịng qun, thuyền dắt trải lên…”

Xưa kia ở Đồng Xâm, khi ba ngày hội đã kết thúc, riêng hát chèo và hát
ca trù vẫn còn kéo dài hàng tuần và có năm kéo dài hàng tháng. Điều này đã
nói lên sự hâm mộ của nhân dân nơi đây với bộ môn nghệ thuật truyền thống
này.
Ngày nay, về dự hội Đồng Xâm, chúng ta không chỉ trở về một vùng
quê có nghề chạm bạc nổi tiếng, nơi có phong cảnh hữu tình cùng cơng trình
kiến trúc khá nổi tiếng của vùng Kiến Xương và Thái Bình, mà cịn như được
sống lại khơng khí của lễ hội cổ truyền.
Nếu không kể đến ngôi chùa Lãng Đông ( nay thuộc xã Trà Giang ) và
hệ thống đền chùa thờ Trình Thị hồng hậu nằm dọc theo trục uốn vịng của
đường đua thuyền thì khu trung tâm của cụm di tích đền Đồng Xâm đã là một
tổng thể kiến trúc đồ sộ với gần 1.000 mét vuông xây dựng, gồm các cơng
trình kiến trúc chính như:
1. Vọng lâu
2. Cầu xây gạch cuốn vịm bắc qua sơng Vơng.
3. Nhà Thủy tạ
4. Hoành mã
5. Hệ thống tả vu – hữu vu.
6. Sân tế
7. Tịa tiền tế.
8. Phương đình.
9. Tịa điện thờ
10.Hậu cung nơi Thánh Triệu Đà và Trình Thị hồng hậu hậu ngự.
11.Hệ thống chùa Kim Tiên.
12.Nhà thờ Tổ sư nghề chạm bạc.

21

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A



Khóa luận tốt nghiệp

Cho đến nay vọng lâu và cây cầu gạch dẫn đường vào đền khơng cịn.
Sự nguy nga bề thế của tổng thể kiến trúc này có thể tính từ nhà Thủy tạ độc
đáo nằm trên mép nước sơng Vơng trước cửa di tích.
Thuỷ tạ là một ngơi nhà hình lục lăng cao chất ngất gồm sáu cửa vịm
quay ra các hướng. Từ nhà thủy tọa có thể dễ dàng ngắm nhìn sơng q êm
đềm trơi chảy cũng như khung cảnh bề thế của tòa điện Tiền Tế. Mỗi dịp lễ
hội, đây là vị trí lý tưởng để du khách có thể ngắm được tồn cảnh sân tế và
các đường thuyền đua tấp nập trên sông Vông khi có lễ hội.
Kề sau Thủy tạ là một dãy kiến trúc đắp vữa chắn phía trước cửa ngơi
đền bao gồm hoành mã tạo dáng lưỡng long ngũ hổ xen với các chậu hoa, cây
cảnh và nhang án thờ được đắp vẽ bằng vữa. Đôi rồng khổng lồ và năm con
hổ dữ tợn được đắp vẽ công phu dường như để tượng trưng cho quyền lực và
sức mạnh của các bậc đế vương và tạo sự uy nghi, linh thiêng của ngơi đền.
Tồ tiền tế của ngơi đền là một tịa đại đình nằm uy nghiêm hướng về
phía sơng Vơng gồm 5 gian rộng, trên tường các gian có chạm trổ và vẽ nhiều
hoa văn đẹp với quy mô đồ sộ có chiều cao tới 13 mét và kiểu dáng kiến trúc
bề thế ít gặp ở các di tích khác. Nối liền toà tiền tế tới hậu cung là toà điện
Trung tế được kiến trúc theo kiểu Phương đình. Mặt bằng ở khu vực này được
các nghệ nhân xử lý cực kỳ hợp lý, từ ba gian của toà tiền tế được rút lại một
gian chính giữa làm nền của tồ Phương đình.
Tồ Hậu cung của đền được cấu trúc thành hai bộ phận liên hoàn là toà
điện năm gian, nối với gian trung tâm là phần chuôi vồ được tôn cao mặt bằng
để đặt Khán gian. Phía hiên ngồi Hậu cung được bài trí hài hồ bằng những
đại tự, cuốn thư, câu đối cùng hệ thống y môn gỗ chạm Hệ thống cánh cửa
khay soi ở ba gian trung tâm của toà hậu cung được chạm thủng với đề tài bát
bửu, hoa văn, dây lá, chữ triện trên 12 ô cửa của Hậu cung tạo cảm giác lâng
lâng thoát tục cho du khách trước khi bước qua ngưỡng cửa vào đây.


22

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

Trong Hậu Cung có Khán Gian là tác phẩm tuyệt đẹp thể hiện nét độc
đáo của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với những lá đồng được chạm nhiều
đề tài khác nhau như tứ linh, tứ quý… Khán gian được phong kín bằng những
lá đồng chạm thủng với các đề tài khác nhau như tứ linh, tứ quý... Trong
khám thờ đặt tượng Triệu Vũ Đế và Hoàng hậu Trình thị, cỡ tượng to tương
đương người thật và đều được đúc bằng đồng khảm vàng, bạc, thiếp bạc...
Có thể nói, đền Đồng Xâm có thể xem như một tập đại thành của nghệ
thuật chạm khắc gỗ, đá, kim loại, đắp vữa của Việt Nam thời Nguyễn.
Hằng năm, mỗi khi đến lễ hội Đồng Xâm (từ mồng 1 đến mồng 3
tháng 4 âm lịch) là nhân dân trong vùng cùng đông đảo du khách thập phương
lại nô nức về xã Hồng Thái để tham gia nhiều trò chơi dân gian và hoạt động
văn hóa đặc sắc của lễ hội, như hát ca trù, hát chèo, rước thánh sư, tế lễ…Vào
những ngày này những người thợ bạc Đồng Xâm đang sản xuất tại quê nhà
hoặc đang lưu tán hành nghề trên mọi miền đất nước từ Nam Định, Hải
Phòng, Hà Đông, Quảng Ninh… tới các tỉnh miền Trung, Nam Bộ đều tề tựu
về ngôi đền thờ cụ Tổ nghề đặt tại trung tâm làng chạm bạc Đồng Xâm để
dâng cúng những sản phẩm bằng bạc do chính tay họ làm để bày tỏ lịng biết
ơn đối với cơng đức của tổ phụ. Sau lễ tế tổ, họ tổng kết một năm làm ăn và
giải quyết những công việc trong phạm vi quy tắc, luật lệ của phường, hội
nghề. Đây là ngày hội dâng hương tri ân cụ Tổ nghề, người đã dạy cho người
xưa và truyền lại cho con cháu đất này một nghề quý giá và là một nét đẹp
truyền thống lưu truyền qua bao thế hệ nghệ nhân và được bảo tồn đến ngày

nay.
Đặc biệt, sôi nổi nhất là cuộc thi đua thuyền của thanh niên trên sông
Vông. Trong thời gian diễn ra lễ hội, các sản phẩm chạm bạc của làng cũng
được trưng bày và bán làm đồ lưu niệm cho du khách để giới thiệu và quảng
bá thêm về nghề truyền thống này.

23

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

Trong hệ thống các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh tiêu biểu,
làng nghề chạm bạc Đồng Xâm là một điểm du lịch khá hấp dẫn của tỉnh Thái
Bình chào đón du khách.
Trong q trình tham quan dọc con đường quê nhỏ tiếng chạm bạc
vang vang. Nhìn vào các ngơi nhà bên đường, du khách dễ dàng bắt gặp
những người thợ thủ công tài hoa đang tỉ mỉ, cần mẫn thực hiện nhiều đồ
trang sức, đồ trang trí bằng bạc tinh xảo. Và khi vào các xưởng chạm bạc
được tận mắt chứng kiến các công đoạn chạm trổ hoa văn, sáng tạo ra một sản
phẩm, du khách sẽ khơng khỏi ngạc nhiên, thích thú trước tài nghệ và sự khéo
léo của những người thợ chạm bạc nơi đây.
Đến với làng nghề chạm bạc Đồng Xâm quý khách có thể đi thăm một
số làng nghề thủ công truyền thống khác ở gần với làng nghề Đồng Xâm nằm
trong Kiến Xương để thấy được những nét đẹp văn hóa, nét riêng độc đáo của
q lúa Thái Bình nói chung và Kiến Xương nói riêng. Đi trên con đường về
Đồng Xâm quý khách đã có thể nghe thấy tiếng lách cách của những chiếc
máy dệt của làng nghề dệt đũi Nam Cao. Nghề dệt đũi vốn là nghề truyền
thống của làng Cao Bạt - một trong hai làng của Nam Cao. Chưa ai biết được

nghề đũi có tự bao giờ, nhưng theo các cụ già thì đã rất lâu rồi những tấm đũi
truyền thống được nhuộm màu xanh màu đỏ là một vật dụng trang trí thắt
lưng rất quen thuộc cho các bà các chị ở thị thành. Sau này người ta đã cải
tiến khung gỗ để mở rộng khổ đũi dùng may áo, trở thành vải lót cho các bộ
com-lê sang trọng.
Khi đến với làng nghề dệt đũi Nam Cao, điều mà rất nhiều du khách
quan tâm đến các sản phẩm đũi của Nam Cao có lẽ chính bởi tính dân tộc,
tính nghệ thuật cổ truyền dân gian của chúng. Ðó là những sản phẩm khơng
phải sản xuất dây chuyền hàng loạt mà là hàng được làm thủ cơng địi hỏi sự

24

Đồn Thị Loan – VHDL 15A


Khóa luận tốt nghiệp

cơng phu cần mẫn của người nghệ nhân, mỗi một sản phẩm là cả một quá
trình sản xuất đi từ nguyên liệu tự nhiên kết hợp với óc sáng tạo và đôi bàn
tay khéo léo của người Nam Cao. Để có được những tấm đũi mềm mại với
những gam màu đất, nâu đỏ, tím tía … đó là cả những ngày lao động rất vất
vả để từ những mảnh kén tằm, những gốc đũi tưởng chừng như chỉ còn là phế
thải lại được những người thợ ở Nam Cao biến thành những tấm vải có giá trị
thơng qua rất nhiều công đoạn từ tẩy chuội, xe sợi, nhuộm màu…
Sản phẩm đũi Nam Cao có những đặc tính rất độc đáo, trơng có vẻ dầy
nhưng thật ra rất thơng thống, mặc mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, mềm
mại nhưng bền, dễ tẩy trắng, giặt sạch và mau khơ... đã làm hài lịng chẳng
những người Việt mà còn chinh phục được cả khách hàng nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó đặc biệt khách hàng Nhật Bản và Châu Âu.


25

Đoàn Thị Loan – VHDL 15A


×