Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nội dung và hiện vật trưng bày về chủ đề triều đại nhà trần tại bảo tàng nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 90 trang )

trờng đại học văn hóa h nội
KHOA BảO TNG
----------------



TRầN THị H
 

NéI DUNG Vμ HIƯN VËT TR−NG BμY
VỊ CHđ §Ị TRIỊU ĐạI NH TRầN
TạI BảO TNG NAM ĐịNH



khoá luận tốt nghiệp
Ngnh b¶o tμng

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Huệ

 

Hμ Néi - 2010

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………..


1

2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………

2

3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..

2

4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….

2

5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….

2

6. Bố cục khóa luận………………………………………………………..

3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN TRONG
LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN BẢO TÀNG NAM ĐỊNH……………………………………….

4

1.1. Khái quát về triều đại nhà Trần trong lịch sử dân tộc và những
dấu tích nhà Trần trên quê hươngNam Định…………………………


4

1.1.1. Triều đại nhà Trần trong lịch sử dân tộc…………………………...

4

1.1.2. Những dấu tích nhà Trần trên quê hương Nam Định………………

5

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của bảo tàng Nam Định…….

8

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………

8

1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý…………………………………………….. 10
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ………………………………………………. 12
1.2.4. Các khâu nghiệp vụ………………………………………………… 18
1.2.5. Tầm quan trọng của phần trưng bày về triều đại nhà Trần tại Nam
Định trong bảo tàng Nam Định…………………………………………... 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ HIỆN VẬT TRƯNG
BÀY VỀ CHỦ ĐỀ “TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN” TẠI BẢO TÀNG

NAM ĐỊNH….............................................................................................

27


2.1. Tầm quan trọng của công tác trưng bày và hiện vật trưng bày trong
bảo tàng Nam Định………………...........……………………………….. 27


2.2. Nội dung và hiện vật trưng bày về chủ đề “triều đại nhà Trần”
tại bảo tàng Nam Định…………………………………………………..

30

2.2.1. Đề mục 1: Nội dung và hiện vật trưng bày về quê hương nhà Trần
tại bảo tàng Nam Định……………………………………………………. 31
2.2.2.Đề mục 2: Nội dung và hiện vật trưng bày về hành cung Thiên
Trường…………………………………………………………………….. 35

2.3. Nhận xét nội dung trưng bày và hiện vật trưng bày về chủ đề
“triều đại nhà Trần” tại bảo tàng Nam Định……………………..

48

2.3.1. Nhận xét về nội dung trưng bày……………………………………. 48
2.3.2. Nhận xét về hiện vật trưng bày…………………………………….. 51
2.4. Phương pháp trưng bày và trang thiết bị trưng bày về chủ đề
“triều đại nhà Trần” tại bảo tàng Nam Định………………………

54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NỘI DUNG VÀ HIỆN VẬT TRƯNG BÀY VỀ CHỦ ĐỀ
“TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN” TẠI BẢO TÀNG NAM ĐỊNH………


58

3.1.Thực trạng và giải pháp trưng bày về chủ đề “triều đại nhà
Trần” trong bảo tàng Nam Định……………………………………

58

3.1.1.Thực trạng về nội dung trưng bày………………………………….

58

3.1.2. Giải pháp trưng bày …………………………………....................

61

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung trưng bày về chủ đề
“triều đại nhà Trần” tại bảo tàng Nam Định………………………..

66

3.2.1. Giải pháp về nội dung và hiện vật trưng bày………………………. 67
3.2.2. Giải pháp trưng bày và trang thiết bị trưng bày…………………… 70
Kết luận…………………………………………………………………... 74
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nam Định là quê hương - đất phát tích của Vương triều Trần, một triều
đại đã lập nên nhiều kỳ tích trong thế kỷ XIII, đánh bại đế quốc Nguyên
Mông kẻ thù xâm lược mạnh nhất và tàn bạo nhất thời bấy giờ, không những
bảo vệ được độc lập cho cả dân tộc mình mà cịn có những cống hiến quan
trọng ngăn chặn giấc mộng bành trướng của chúng xuống Đông Nam Á.
Ngay từ khi vươn lên nắm chính quyền nhà Trần đã cho xây dựng trên
quê hương mình nhiều đền, đài, cung điện, chùa tháp như cung Trùng Quang,
Trùng Hoa, chùa Phổ Minh... nơi có đỉnh Phổ Minh được coi là một trong "tứ
đại khí" của nước Đại Việt. Xung quanh khu cung điện là các khu dinh thự
của vương hầu quý tộc. Có thể nói vào thời nhà Trần ( từ 1225 đến 1400)
Nam Định (Phủ Thiên Trường) đã trở thành "Kinh đơ thứ hai" sau kinh đơ
Thăng Long. Thêm vào đó trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên Mông, Nam Định từng là căn cứ địa quân sự. Thiên Trường xưa Nam
Định nay là vùng đất đậm đặc văn hoá truyền thống1
Thời gian qua, nhờ sự kết hợp với viện Khảo cổ, viện bảo tàng lịch sử
Việt Nam và các cơ quan chuyên môn của Trung ương, bảo tàng Nam Định
đã tiến hành khai quật khảo cổ ở nhiều địa điểm thuộc các di tích thời Trần và
phát hiện thấy nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử và khoa học nhân văn.
Bản thân em là một sinh viên chuyên ngành bảo tàng, nhiều lần được
tiếp xúc với hệ thống trưng bày của bảo tàng Nam Định. Trong đó phần trưng
bày về chủ đề “triều đại nhà Trần” tại bảo tàng Nam Định đã thực sự lôi cuốn
hấp dẫn em nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ bảo tàng học. Cho nên được
sự gợi ý của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Huệ, em đã mạnh dạn
1

Hồ Đức Thọ. Bước đầu tìm hiểu mảnh đất, con người thời Trần ở Nam Hà. Kỷ yếu hội thảo khoa học về thời Trần và
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà.tr. 107

3



chọn đề tài: “Nội dung và hiện vật trưng bày về chủ đề triều đại nhà Trần
tại bảo tàng Nam Định” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về bảo tàng Nam Định và các khâu hoạt động nghiệp vụ
của bảo tàng.
- Nghiên cứu tìm hiểu nội dung và hiện vật trưng bày về triều đại nhà
Trần tại bảo tàng Nam Định để hiểu sâu sắc hơn về lịch sử nhà Trần trên quê
hương Nam Định.
- Đưa ra một số nhận xét về thực trạng và nội dung trưng bày về chủ đề
“triều đại nhà Trần” tại bảo tàng Nam Định. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của phần trưng bày này.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu triều đại nhà Trần trong tiến trình lịch sử dân tộc và quê
hương Nam Định.
- Nghiên cứu bảo tàng Nam Định trong quá trình hình thành và phát
triển.
- Nghiên cứu nội dung và hiện vật trưng bày về chủ đề “triều đại nhà
Trần” tại bảo tàng Nam Định.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động trưng bày tại bảo tàng Nam
Định cụ thể là phần trưng bày về chủ đề “triều đại nhà Trần” tại Nam Định.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện khóa luận em đã áp dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận sử học Mác-Lênin và phương pháp bảo tàng học.
- Phương pháp khảo sát thực tế, miêu tả, thống kê, so sánh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.

4



- Bước đầu kết hợp giữa lý luận chung và thực tiễn hoạt động trưng bày
tại bảo tàng Nam Định.
6. Bố cục khóa luận tốt nghiệp
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về triều đại nhà Trần trong lịch sử dân tộc và
quá trình hình thành, phát triển của bảo tàng Nam Định
Chương 2: Thực trạng nội dung và hiện vật trưng bày về chủ đề “triều
đại nhà Trần” tại bảo tàng Nam Định.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung
trưng bày và hiện vật trưng bày về chủ đề “triều đại nhà Trần” tại bảo tàng
Nam Định.
Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thành khóa luận em đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Huệ, sự
động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Bảo tàng Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên của bảo tàng Nam Định
đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm
ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Huệ và các thầy cô giáo trong
khoa, cùng ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên bảo tàng Nam Định.
Khi thực hiện khóa luận, em đã rất cố gắng, song do khả năng cịn hạn
chế nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu xót. Em
kính mong được sự đóng góp của các thầy cơ giáo, các bạn đồng mơn để khóa
luận được hồn thiện hơn.

5


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN TRONG LỊCH SỬ DÂN
TỘC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
BẢO TÀNG NAM ĐỊNH
1.1. Khái quát về triều đại nhà Trần trong lịch sử dân tộc và những
dấu tích nhà Trần trên quê hương Nam Định
1.1.1. Triều đại nhà Trần trong lịch sử dân tộc
Cuộc thay đổi triều đại chuyển chính quyền từ dịng họ Lý sang họ Trần
diễn ra trong hồng cung và triều đình hầu như khơng có tác động gì xáo trộn
xã hội, khơng một ảnh hưởng gì lan xa. Tập đồn q tộc họ Trần rất khơn
khéo, dần dần từng bước vững chắc và cuối cùng nắm giữ chính quyền nhanh
gọn. Cả họ Lý bị suy yếu tê liệt khơng một phản ứng gì đáng kể.
Trần Thủ Độ, người trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc truyền ngơi
của Lý Chiêu Hồng cịn tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết diệt
trừ thế lực còn lại của nhà Lý. 1
Chính quyền nhà Trần trong thế kỷ XIII vững vàng, năng động đã tạo
nên sự thống nhất và ổn định đất nước. Thời Trần bộ máy hành chính theo xu
hướng quan liêu. Năm 1230 nhà Trần ra bộ quốc triều thống chế quy định bộ
máy Nhà nước có kỷ cương, hồn chỉnh phù hợp với tình hình mới như sau2
 Trong triều đình gồm có: Các bộ phận trung khu và các bộ.
+ Bộ phận trung khu: Tại triều đình có bộ phận trung khu gồm các tể
tướng, án tướng, tri mật viện sử và hành khiển, ở mơn hạ sảnh có nhiệm vụ
chỉ đạo các quan văn võ…
+ Các bộ: Gồm 6 bộ là bộ lại, bộ lễ, bộ hộ, bộ binh, bộ hình, bộ cơng
1
2

Trương Hữu Quýnh (chủ biên). Đại cương lịch sử Việt Nam. Tr.175
Trương Hữu Quýnh (chủ biên). Đại cương lịch sử Việt Nam. Tr.177-178

6



 Ở các địa phương
Nhà Trần tổ chức chính quyền 3 cấp1 : phủ lộ, huyện châu, hương xã,
chính quyền cấp lộ có chức an phủ chánh sứ và phó sứ, thông phán trấn phủ
(tri phủ), nhà Trần rất coi trọng chính quyền cấp lộ phủ, dưới phủ lộ là các
châu, huyện vào cuối thế kỷ XIV có thêm cấp xã. Thời Trần có hai bộ phận
cấu thành ruộng đất.
- Ruộng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý
- Ruộng đất công của thôn làng
Nửa cuối thế kỷ XIII trong vòng 30 năm (1257 - 1288) quân dân nhà
Trần đã 3 lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông. Lần thứ nhất vào năm
1258, lần thứ hai vào năm 1285, lần thứ 3 vào năm 1288.
Như một quy luật của lịch sử, một triều đại lớn không thể tồn tại khi
người đứng đầu lãnh đạo Nhà nước đó khơng có những chính sách trị nước
đúng đắn, khơn ngoan, khơng chiếm được lòng tin trong nhân dân. Cơ nghiệp
của nhà Trần bắt đầu suy vi từ vua Dụ Tông và Nghệ Tơng, Vua Dụ Tơng thì
ham chơi khơng lo tới chính sự, làm loạn kỷ cương, phép nước, làm dân
nghèo nước yếu. Nghệ Tộng thì bạc nhược khơng phân biệt được hiền, gian
để kẻ quyền thần được thể làm loạn tự mình nối giáo cho giặc, khiến cơ
nghiệp nhà Trần tan vỡ.
1.1.2. Những dấu tích triều đại nhà Trần trên quê hương Nam Định
Nhà Trần thành lập đã chấm dứt tình trạng loạn ly cuối cùng thời Lý,
khôi phục quyền lực của chính quyền Trung ương và thiết lập lại trật tự chính
trị xã hội trong cả nước. Thăng Long vẫn giữ vị trí kinh đơ của nước Đại Việt
đồng thời từ một hương Tức Mặc ở ven biển nhà Trần đã xây dựng q hương
của mình, khơng chỉ là miền đất cũ, nơi thờ tự tổ tiên và các vua Trần mà còn
1

Trương Hữu Quýnh (chủ biên). Đại cương lịch sử Việt Nam. Tr.180-181


7


đóng vai trị là một trung tâm đầu não chính trị, văn hoá của nước Đại Việt
thời ấy. Đến năm 1262 hương Tức Mặc thành trung tâm của cả phủ Thiên
Trường vào thời Trần, an phủ sứ Thiên Trường cũng gần ngang với đại an
phủ sứ Thăng Long. Tức Mặc là vùng nông nghiệp, thủ công nghiệp nhưng
quan trọng hơn là một trung tâm chính trị.
Về các di tích xưa chúng ta có thể hình dung được khu kiến trúc của nhà
Trần trên đất Tức Mặc như sau:
* Các khu cư trú gồm có:
- Cung Trùng Quang (đền Trần, ngoại thành Nam Định nơi ở của
cácThái Thượng Hoàng)
- Cung Trùng Hoa
- Cung Đệ Nhất (thôn Đệ Nhất xã Mỹ Trung cịn vườn Đình, vườn Quan,
cống thốt nước và gạch có hoa văn)
- Cung Đệ Nhị xã Mỹ Trung
- Cung Đệ Tam (thôn Đệ Tam xã Mỹ Phúc - huyện Mỹ Lộc - Nam Định)
* Các khu vực kinh tế gồm có:
- Kho nhi : Khu chăn ni chế biến thực phẩm
- Cồn Củi : Khu vực chăn ni bị lợn
- Khu làm đồ gốm : Thôn Bối xã Mỹ Thịnh huyện Mỹ Lộc - Nam Định
Đây chính là các địa danh lịch sử liên quan đến thời Trần mà nay còn
thấy ở hầu khắp các nơi ở Nam Định đặc biệt là vùng đất Thiên Trường xưa.
Trên đất Thiên Trường có 2 cụm di tích rất quan trọng đó là Tức Mặc, Bảo
Lộc, những nơi đó khơng chỉ là q hương, nơi thờ phụng Trần Hưng Đạo mà
còn là hành cung của các vua Trần đương thời và tôn miếu thờ phụng các đời
vua Trần sau này.
Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều địa danh lịch sử như cánh đồng Nội Cung,

Cửa Triều, Kho Nhi (thuộc nội cung xưa). Các địa danh: vườn Đinh, vườn

8


Quan, Cảnh Phủ là dinh thự của các quan, nơi các quan tập trung trước khi
vào bái kiến Thượng Hoàng. Các tên làng Phù Hoa, Lựu Phố, Liễu Nha...để
vua đi vãng cảnh, Phương Bông vốn là khu ở của ca vũ, các làng Đệ Nhất, Đệ
Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ (vốn xưa là cung Đệ Nhất, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam,
cung Đệ Tứ). Các tên đất Văn Hưng, Cồn Đình...là nơi giảng văn, hội tao đàn
tụ họp), rồi ao Bến trên bờ sông Vĩnh Giang, nơi cung nữ bơi thuyền hóng
mát, hồ Bến Đình vốn là căn cứ thuỷ quân của nhà Trần. Ra chơi khu vực
hành cung Thiên Trường, ta còn bắt gặp các địa danh Cao Đài có đình Cao
Đài nay trên địa phận của xã Mỹ Thành vốn xưa là thái ấp của Thái sư Trần
Quang Khải. Xung quanh đây còn lưu lại các địa danh Đội Xuyên (đội binh
canh kho lương), Khu Mật (nơi xem xét bảo mật), khu Hoàng (nơi gia quyến
vua Trần lánh nạn) đình Họ nơi tập trung của quân đội nhà Trần. Bên cạnh
khu vực đền Trần, đền Bảo Lộc các gia tướng của Trần Hưng Đạo đều được
các làng thờ làm thành hồng ở các ngơi đình như đình Phương Bơng, đình
Hậu Bồi, đình Hóp, đình Kênh, đình Bái, đình Đệ Tứ, đình Liễu Nha, đình
Lốc, đình Cao Đài. Ở Thăng Long thì Thượng Hồng ở cung Thánh Từ nếu
về Thiên Trường thì Thượng Hồng ngự ở cung Trùng Quang.
Như vậy Tức Mặc là khu vực kinh tế xã hội đặc biệt. Các thành phần với
nhiều nghề nghiệp khác nhau như sư tăng, học trị, thợ thủ cơng, thương nhân
đều sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp và nông dân. Thể chế chính trị,
phường, hương ở đây là những đơn vị hành chính của chính quyền phong
kiến. Những hoạt động qn sự, chính trị, văn hố, giáo dục, kinh tế của
Thăng Long và cả Tức Mặc đã góp phần thúc đẩy xã hội Đại Việt phát triển
tiêu biểu cho nền văn hoá chung ở thời kỳ này.


9


1.2. Quá trình hình thành và phát triển của bảo tàng Nam Định
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1957 khi Vụ bảo tồn, bảo tàng được thành lập thì ở các tỉnh (khu
vực miền Bắc Việt Nam) nghiệp vụ bảo tàng chỉ là một bộ phận nằm trong
Phòng văn hố đại chúng thuộc Ty thơng tin tun truyền văn nghệ.
Năm 1958, Vụ bảo tồn, bảo tàng phát triển phong trào "toàn dân sưu tầm
hiện vật bảo tàng", tỉnh Nam Định cũng như một số tỉnh lúc đó đã thành lập
các Ty văn hố, ở các huyện là Phịng văn hoá. Nghiệp vụ bảo tàng vốn cùng
thư viện, triển lãm là các bộ phận nằm trong văn hoá đại chúng nay được tách
ra đứng độc lập gọi là "Phòng bảo tàng".
Năm 1958 với phong trào “ toàn dân sưu tầm hiện vật bảo tàng” do Vụ
bảo tồn, bảo tàng phát động, phịng bảo tàng thuộc Ty Văn hóa Nam Định
được thành lập. Đây chính là tiền thân của bảo tàng Nam Định sau này.
Tháng 4 năm 1965 hai tỉnh Nam Định và Hà Nam sát nhập thành tỉnh
Nam Hà, phòng bảo tàng Nam Định được đổi tên thành Phòng bảo tàng Nam
Hà. Đến tháng 12 năm 1975 tỉnh Ninh Bình nhập vào tỉnh Nam Hà, tỉnh mới
được gọi là tỉnh Hà Nam Ninh do đó Phịng bảo tàng Nam Hà cũng đổi thành
Phòng bảo tàng Hà Nam Ninh.
Tháng 6 năm 1980 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh ra quyết định số
617/QĐ - TC thành lập bảo tàng Hà Nam Ninh là đơn vị sự nghiệp thuộc
nghành Văn hóa thơng tin Hà Nam Ninh, có con dấu tài khoản riêng để thực
hiện nhiệm vụ quản lý trong hoạt động của mình. Trụ sở của bảo tàng Hà
Nam Ninh lúc này được đặt tại công viên hồ Truyền Thống thành phố Nam
Định.
Năm 1991 Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ I đã quyết định tách tỉnh Hà
Nam Ninh thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Đến tháng 6 năm 1996 tiếp


10


tục tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Bảo tàng tỉnh
Nam Định có tên gọi từ đó đến nay.
Bảo tàng Nam Định là một thiết chế văn hóa ở địa phương và là đơn vị
hành chính sự nghiệp thuộc sở văn hóa thơng tin Nam Định (nay là sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch) có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm
kê, bảo quản, trưng bày và giáo dục, tuyên truyền giá trị của di sản văn hóa
địa phương Nam Định thơng qua các sưu tập mẫu vật, hiện vật thuộc lịch sử
tự nhiên, lịch sử xã hội, văn hóa nghệ thuật…phục vụ nhu cầu nghiên cứu,
giáo dục, tham quan hưởng thụ văn hóa của cơng chúng. Ngồi ra, bảo tàng
Nam Định cịn quản lý tồn bộ khu cơng viên văn hóa Tức Mặc, đẩy mạnh
hoạt động văn hóa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân địa phương.
- Về cơ sở vật chất của bảo tàng
Bảo tàng Nam Định có trụ sở đặt tại khn viên của cơng viên văn hóa
Tức Mặc ( cơng viên hồ Truyền Thống trước đây). Tổng diện tích mặt bằng
là: 16.000m2, ngơi nhà dùng làm phòng trưng bày được xây dựng từ năm
1972 với việc xây dựng khu cơng viên, tổng diện tích sàn trưng bày lên tới
1000m2. Phần còn lại của tòa nhà dùng làm kho bảo quản và các phòng làm
việc.
Về nội dung trưng bày hiện nay gồm 3 chủ đề là “Cổ vật tiêu biểu thời
Lý - Trần - Lê - Nguyễn”, “các tác phẩm nghệ thuật dân gian thế kỷ XVII –
XVIII”, “triều Trần ở Nam Định”
Ngoài ra, hàng năm Bảo tàng Nam Định tổ chức nhiều trưng bày
chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức trưng bày
ngồi trời tại cơng viên Tức Mặc, kết hợp với nhiều bảo tàng trung ương như
bảo tàng lịch sử Việt Nam trưng bày về cổ vật Lý - Trần, kết hợp với bảo tàng
Cách mạng Việt Nam… bảo tàng Nam Định cũng tiến hành giúp đỡ xây
dựng, trưng bày các phòng truyền thống của các huyện, ban ngành trong tỉnh.


11


1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng,
quyền hạn trách nhiệm khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố
trí thành từng cấp, từng khâu, thực hiện các chức năng quản lý nhất định
nhằm đạt mục tiêu định trước.
Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý bao giờ cũng gồm nhiều bộ phận hợp thành,
có mục tiêu riêng, đồng thời đều nhằm vào mục tiêu chung, mục tiêu cuối
cùng của hệ thống quản lý.
Cơ cấu tổ chức quản lý càng được hoàn thiện càng có tác động tích cực,
hiệu quả tới các q trình kinh tế, xã hội, cơ cấu tổ chức có tính tương đối ổn
định, song khơng bảo thủ trì trệ, linh hoạt và không liên tục thay đổi cơ cấu tổ
chức quản lý.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bảo tng Nam nh hin nay

Ban giám đốc

Khối
hnh chính quản trị

Phòng
tổ chức
hnh
chính

Phòng
t liệu


Khối
nghiệp vụ

Đội
bảo vệ

Phòng
nghiên
cứu su
tầm

12

Phòng
kiểm
kê bảo
quan

Phòng
công
tác giáo
dục
tuyên
truyền


Tổng số cán bộ công nhân viên lao động hiện nay là 26 người trong đó
biên chế: 19 người, hợp đồng lao đông: 07 người, Đại học chuyên ngành bảo
tàng 06 người, Đại học chuyên nghành khảo cổ: 02 người, Đại học chuyên

ngành sử học: 02 người, thạc sĩ: 0 người.
Tổ chức bộ máy: ban lãnh đạo gồm 3 người (Giám đốc, 2 phó giám đốc)
* Ban giám đốc
- Giám đốc: Lãnh đạo điều hành chung mọi hoạt động của cơ quan, trực
tiếp phụ trách phòng kho bảo quản hiện vật và cơng tác tài chính kế tốn của
bảo tàng.
- Phó giám đốc thường trực: trong trường hợp khi giám đốc vắng mặt
giúp giám đốc điều hành mọi hoạt động của cơ quan theo kế hoạch và thẩm
quyền. Giám đốc trực tiếp phụ trách cơng tác hành chính, bảo vệ của cơ quan
và các hoạt động bảo đảm như: điện, nước, các dịch vụ tại ngoại thất, chịu
trách nhiệm trước giám đốc về cơng tác an ninh trật tự, phịng cháy chữa
cháy, quản lý, vận hành tiết kiệm hiệu quả các tài sản trang thiết bị của cơ
quan.
- Một phó giám đốc, giúp giám đốc phụ trách điều hành trực tiếp phòng
nghiên cứu sưu tầm chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động chuyên
môn bao gồm: nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa, tổ chức phát huy giá trị
di sản văn hóa theo quy định của luật di sản văn hóa. Ngồi ra tùy theo nhiệm
vụ của từng thời kỳ giám đốc sẽ ủy quyền phụ trách nhiệm vụ khác.
* Khối hành chính quản trị gồm có : 06 người làm việc ở ba bộ phận:
- Phịng hành chính: 02 người
- Phịng tư liệu: 01 người
- Đội bảo vệ: 03 người
* Khối nghiệp vụ gồm 17 người làm việc ở ba bộ phận:
- Phòng nghiên cứu sưu tầm:07 người

13


- Phịng kiểm kê bảo quản: 06 người
- Phịng cơng tác giáo dục tuyên truyền: 04 người

1.2.3. Chức năng nhiệm vụ bảo tàng Nam Định
Bảo tàng ra đời, tồn tại và phát triển cho đến nay được coi là một hiện
tượng của xã hội, nó phù hợp và đáp ứng thoả mãn các nhu cầu của xã hội.
Do đó bảo tàng có vai trị, vị trí và tác dụng nhất định đối với sự phát triển
của xã hội thông qua các nhiệm vụ cụ thể và các hoạt động khoa học có tính
đặc trưng của mình.
Ngày nay bảo tàng có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, có vai trị tích luỹ
những kinh nghiệm và duy trì sự sáng tạo văn minh của con người. Các bảo
tàng được khẳng định để phục vụ cho nhu cầu của con người, bảo tàng đóng
vai trị là cầu nối giữa q khứ và hiện tại, phục vụ như một nguồn động lực
cho tương lai. Việc nghiên cứu xác định chức năng cho bảo tàng có một ý
nghĩa quan trọng, bởi vì có xác định đúng chức năng của bảo tàng thì mới có
sự quy hoạch phát triển, đầu tư kinh phí và nguồn nhân lực, cơ sở vật chất bảo
tồn hoạt động.
Trong q trình bảo tàng Nam Định tồn tại đã tiến hành nghiên cứu sâu
sắc các sự kiện tiêu biểu, điển hình nổi bật trên quê hương Nam Định. Từ đó
sưu tầm, lựa chọn và thu nhận hiện vật tiêu biểu có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học tiến hành trưng bày, triển lãm chúng để làm rõ đặc trưng riêng của
tỉnh mình. Vì vậy đối với các bảo tàng địa phương nói chung và bảo tàng
Nam Định nói riêng tính chất địa phương là tính chất chi phối mọi hoạt động
của bảo tàng. Vì vậy các bảo tàng địa phương cho dù có cơ cấu khác nhau về
loại hình, quy mơ, hình thức tổ chức thì vẫn phải thực hiện đầy đủ các chức
năng xã hội giao cho đó là:

14


- Chức năng nghiên cứu khoa học
Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu và giáo dục khoa học. Bảo tàng thực
hiện chức năng nghiên cứu khoa học - một trong những chức năng cơ bản

quan trọng nhất. Nó có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với bảo tàng đồng thời là
tiền đề, là cơ sở cho mọi hoạt động của bảo tàng.
Công tác nghiên cứu khoa học trong bảo tàng Nam Định được tiến hành
trên cơ sở hiện vật và sưu tập hiện vật bảo tàng nhằm khám phá những nội
dung, giá trị lịch sử - văn hóa - khoa học của hiện vật, sưu tập và mối quan hệ
của hiện vật, sưu tập với địa phương Nam Định hay những sự kiện, hiện
tượng đã diễn ra trong lịch sử tự nhiên và xã hội Nam Định. Qua nghiên cứu
hiện vật, sưu tập hiện vật giúp bảo tàng Nam Định khai thác những thông tin
gốc hàm chứa trong chúng từ đó có thể hệ thống hóa những thơng tin để phục
vụ cho trưng bày nghiên cứu khoa học và công chúng tham quan.
Bảo tàng Nam Định tồ chức nghiên cứu toàn diện về địa phương: lịch sử
thiên nhiên, lịch sử xã hội, đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể, đời sống
sinh hoạt kinh tế văn hóa đang diễn ra ở Nam Định.
Sản phẩm nghiên cứu của bảo tàng Nam Định bao gồm đề cương kế
hoạch sưu tầm hiện vật, đề cương trưng bày, bản thuyết minh, phiếu điều tra,
bản ghi chép lý lịch hiện vật và sưu tập hiện vật… góp phần quan trọng vào
việc giải quyết những vấn đề chung của khoa học và có tác động tích cực
nâng cao chất lượng khoa học của các khâu nghiệp vụ của bảo tàng Nam
Định. Do đó bảo tàng Nam Định rất coi trọng công tác nghiên cứu khoa học,
xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện nghiên cứu khoa học ngắn hạn và
dài hạn.
- Chức năng giáo dục tuyên truyền
Bảo tàng là cơ quan giáo dục công cộng, nơi lưu giữ những ký ức của
các dân tộc, các nền văn hóa, là cơ quan văn hóa giáo dục thực hiện chức

15


năng giáo dục. Thực hiện chức năng giáo dục tuyên truyền bảo tàng đã đang
và sẽ góp phần nâng cao dân trí và tăng cường sự hiểu biết, khơi dậy niềm tự

hào về truyền thống yêu nước giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng
đất nước giàu đẹp.
Bảo tàng Nam Định đã tiến hành trưng bày và triển lãm trong đó có
trưng bày thường xuyên trong và ngoài bảo tàng, trưng bày chuyên đề nhằm
giới thiệu những hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc có giá trị lịch sử - văn hóa
- khoa học của địa phương.
Bên cạnh đó bảo tàng Nam Định cịn tổ chức hướng dẫn tham quan với
nhiều hình thức khác nhau: hướng dẫn tham quan khái quát và theo chuyên
đề, hướng dẫn theo đồn, theo nhóm với sự hướng dẫn của cán bộ thuyết
minh. Chính vì vậy hàng năm bảo tàng Nam Định đón 10.000 – 12.000 lượt
khách tham quan1
Nội dung trưng bày thường trực của bảo tàng Nam Định giới thiệu 3
chủ đề lớn:
+ Chủ đề thứ nhất: Cổ vật tiêu biểu thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn
+ Chủ đề thứ hai: Các tác phẩm nghệ thuật dân gian thế kỷ XVII XVIII
+ Chủ đề thứ ba: Triều Trần ở Nam Định
Với nội dung trưng bày trên đã có gần 10.000 hiện vật gốc được lựa
chọn từ kho cơ sở lên hệ thống trưng bày trong đó có một số sưu tập hiện vật
có giá trị như:
+ Sưu tập hiện vật đất nung Ngô Xá thế kỷ XI- XII
+ Sưu tập hiện vật đá Chương Sơn thế kỷ XI- XII
+ Sưu tập gốm sành thời Trần thế kỷ XIII
+ Sưu tập gốm nâu thời Trần thế kỷ XIII
1

Người cung cấp: Trần Xuân Kiên, trưởng phòng nghiên cứu sưu tầm. Bảo tàng Nam Định

16



Bảo tàng Nam Định có một diện tích trưng bày ngồi trời khá rộng giới
thiệu những khí tài của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước bao gồm:
máy bay chiến đấu, ra đa, súng phịng khơng… trưng bày các tượng bằng đá
như: các quan đại thần, người hầu và các con thú đá (voi, ngựa, sấu, sư tử và
rồng đá). Hai khu trưng bày này đã làm cho bảo tàng Nam Định có sức hút lơi
cuốn đối với khách tham quan cùng với những sinh hoạt hè của các học sinh,
nơi giao lưu gặp gỡ những người cao tuổi, các nhân chứng lịch sử và các tổ
chức đoàn thể.
Bảo tàng Nam Định còn tăng cường hợp tác giữa bảo tàng và các khối
trường học trong địa bàn tỉnh Nam Định. Qua đó nhà trường chủ động
chương trình giáo dục giữa bài giảng trên lớp với nội dung, hiện vật trưng bày
đồng thời bảo tàng tổ chức đón tiếp hướng dẫn thuyết giảng cho học sinh,
sinh viên đến tham quan nghiên cứu học tập ngoại khóa tại bảo tàng Nam
Định.
Bảo tàng tăng cường tuyên truyền quảng bá rộng rãi cho công chúng biết
về các sự kiện, đặc biệt các sưu tập hiện vật, các hoạt động của bảo tàng trên
các phương tiện thơng tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh truyền hình
Nam Định đưa hình ảnh và địa chỉ của bảo tàng Nam Định lên mạng internet,
lập trang web riêng cho bảo tàng Nam Định để lôi cuốn thu hút cơng chúng
tiềm năng tìm hiểu về bảo tàng Nam Định.
- Chức năng bảo quản di sản văn hoá
Mục đích của cơng tác bảo quản di sản văn hóa là gìn giữ hiện vật, sưu
tập hiện vật trong tình trạng ổn định lâu dài nhằm kéo dài tuổi thọ cho hiện
vật và sưu tập, tránh sự hủy hoại của các yếu tố môi trường, thảm họa thiên
nhiên hoặc con người gây ra.
Tổng số hiện vật trong kho của bảo tàng Nam Định khoảng 1,5 vạn hiện
vật trong đó có khoảng 10.000 hiện vật đang được trưng bày trên hệ thống

17



trưng bày của bảo tàng1. Bảo tàng Nam Định đã xếp đặt hiện vật gốc, sưu tập
hiện vật gốc vào đúng vị trí trong kho bảo quản theo chất liệu như kho bảo
quản hiện vật đồ đá, kho bảo quản hiện vật đồ gốm, kho bảo quản hiện vật đồ
đất nung, kho bảo quản hiện vật đồ gỗ, kho bảo quản hiện vật đồ đồng…
Bảo tàng còn tiến hành tổ chức bảo quản bằng biện pháp bảo quản phòng
ngừa và bảo quản xử lý kỹ thuật cho hiện vật và sưu tập.
Bảo tàng Nam Định tiến hành tu sửa, phục chế hiện vật để bảo quản hiện
vật gốc bị xuống cấp hoặc hư hại nhằm trả lại cho chúng hình dáng, thiết kế,
kiến trúc, màu sắc và chức năng nguyên gốc.
- Chức năng tài liệu hoá khoa học
Thực hiện chức năng này, bảo tàng Nam Định đã tiến hành nghiên cứu
những sự kiện lịch sử, những hiện tượng tự nhiên của địa phương Nam Định.
Từ đó tổ chức sưu tầm, thu thập, lựa chọn những tài liệu hiện vật gốc, sưu tập
gốc tiêu biểu có giá trị bảo tàng và tiến hành ghi chép lập hồ sơ khoa học pháp lý cho chúng, đồng thời phải làm đầy đủ các thủ tục, nguyên tắc bảo
tàng học cho hiện vật gốc, sưu tập gốc như đăng ký, vào sổ kiểm kê, đánh số
hiện vật, xây dựng sưu tập và bảo quản chúng theo chất liệu.
Thực hiện chức năng này bảo tàng Nam Định đã ban hành các chính
sách bằng văn bản đối với hiện vật và sưu tập trên cơ sở đó tiến hành sưu tầm
lựa chọn bổ sung hiện vật làm giàu cho kho cơ sở và kiện toàn sưu tập.
- Chức năng thơng tin giải trí và thưởng thức
Bảo tàng Nam Định có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, lưu giữ và truyền
đi những thông điệp quan trọng về các di sản văn hóa của địa phương. Những
thơng điệp của bảo tàng chính là những thơng tin đã được nghiên cứu, xác
minh có độ tin cậy cao và có giá trị về khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội.
Qua đó các nhà nghiên cứu và cơng chúng có thể khai thác được nguồn thơng
1

Người cung cấp: Trần Thị Vân Anh, trưởng phòng kho kiểm kê bảo quản - bảo tàng Nam Định


18


tin hàm chứa trong bản thân hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc (một bộ phận
của di sản văn hóa) được lưu giữ trong kho cơ sở và trên hệ thống trưng bày
trong và ngoài bảo tàng Nam Định. Ngồi ra, các nhà nghiên cứu và cơng
chúng cịn có thể khai thác được nguồn thông tin chứa đựng trong các loại sổ
sách, hồ sơ, tài liệu ghi chép về những hiện vật gốc và sưu tập hiện vật gốc.
Để phục vụ tốt cho việc khai thác những thông tin này bảo tàng Nam
Định đã nghiên cứu xác minh, xác định tên gọi khoa học cho hiện vật gốc và
sưu tập, phải làm rõ nguồn gốc xuất xứ, lai lịch hiện vật, hiện vật của ai, hiện
vật tham gia sự kiện, hiện tượng lịch sử nào, công dụng và ý nghĩa của
chúng…Đồng thời bảo tàng Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơng
chúng đến tìm kiếm, khai thác thông tin và sử dụng thông tin được dễ dàng
thông qua các phương tiện tra cứu truyền thống như hệ thống phích, phiếu, sổ
sách và phương tiện tra cứu hiện đại trên máy vi tính.
Bên cạnh đó bảo tàng Nam Định còn thường xuyên đổi mới hệ thống
trưng bày triển lãm nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, sử dụng thời gian rỗi và
thưởng thức của công chúng. Đồng thời bảo tàng Nam Định còn tổ chức các
hoạt động văn hóa, tổ chức triển lãm sản phẩm các làng nghề truyền thống
của địa phương Nam Định góp phần nâng cao cuộc sống văn hóa tinh thần và
nhu cầu thưởng thức của nhân dân địa phương.
Tất cả các chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau khơng tách
rời nhau, được thực hiện trên cơ sở những hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc
tiêu biểu của mỗi địa phương.
Bên cạnh các chức năng cơ bản trên bảo tàng Nam Định còn thực hiện
các nhiệm vụ của một bảo tàng tỉnh ( được quy định tại điều 48, luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa 2009 )
1. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập đó là hiện vật
bảo tàng của địa phương Nam Định.


19


2. Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa của Nam Định để phục vụ lợi
ích của địa phương.
3. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ lợi ích của địa
phương và tồn xã hội
4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ trong bảo tàng Nam
Định
5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của bảo tàng Nam
Định
6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật
7. Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan phù hợp với
nhiệm vụ của bảo tàng
8. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
1.2.4. Các khâu nghiệp vụ của bảo tàng Nam Định
Trải qua quá trình chia tách tỉnh, trải qua những năm tháng chống Mỹ
ác liệt, hay trong thời kỳ đất nước đã hồn tồn thống nhất thì các khâu công
tác nghiệp vụ của bảo tàng Nam Định vẫn hoạt động rất hiệu quả từ khâu
công tác nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê bảo quản, trưng bày, giáo dục - tuyên
truyền cụ thể như sau:
a. Công tác nghiên cứu sưu tầm
+ Bảo tàng đã tổ chức sưu tầm hiện vật, nghiên cứu về khảo cổ học trong
phạm vi tỉnh Nam Định.
Trong hai năm 1994 -1995 bảo tàng Nam Định đã kết hợp với viện khảo
cổ học tiến hành khai quật khảo cổ tại khu mộ Phụng Dương công chúa và
đình Cao Đài xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã phát hiện và
sưu tầm hàng trăm hiện vật với nhiều chất liệu khác nhau như gốm, sứ, đất

nung mang phong cách nghệ thuật thời Trần thế kỷ XIII-XIV. Đặc biệt đã tìm

20


thấy 20 đồng tiền đồng trong đó có 06 đồng tiền thời vua Trần Thái Tông
(1251-1258), 02 đồng tiền thời vua Lý Anh Tông (1140-1160), 01 đồng tiền
thời Lý Nhân Tông (1072-1128), 01 đồng tiền thời Mạc Đăng Doanh (15301540) còn lại là các loại tiền Trung Quốc gồm 06 đồng thời Tống Thần Tông,
01 đồng thời Tống Triết Tông, 01 đồng thời Tống Độ Tông.
+ Nghiên cứu xây dựng các đề cương sưu tầm hiện vật theo chuyên đề
và tổ chức công tác sưu tầm hiện vật theo kế hoạch được duyệt nhằm làm
phong phú đa dạng kho hiện vật bảo tàng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và trưng
bày di sản văn hóa của địa phương Nam Định.
+ Lập kế hoạch thăm dò, khai quật và tổ chức công tác nghiên cứu điều
tra thám sát khảo cổ học trên địa bàn tỉnh nhằm thu thập hiện vật khảo cổ học
như phát hiện và khai quật di chỉ hang Lồ, núi Lê (Vụ Bản) núi Ngô Xá (Ý
Yên), đền Trần, chùa Tháp phường Lộc Vượng ngoại thành Nam Định. Nhiều
hiện vật lịch sử về triều đại nhà Trần tại Nam Định được thu thập về bảo tàng.
Hàng trăm hiện vật với đầy đủ các chất liệu: gốm, sứ, sành, dụng cụ đá, tiền
đồng, đã được phát hiện mang về bảo tàng trong đợt khai quật khu mộ Phụng
Dương công chúa và đình Cao Đài xã Mỹ Thành huyện Mỹ Lộc và bãi Hạ
Lan xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định. Một số cơng trình nghiên cứu
được tổ chức hội thảo và công bố đáng chú ý là hội thảo khoa học “ thời Trần
và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà” đã làm rõ
về triều đại nhà Trần trên quê hương Nam Định và người anh hùng dân tộc
Trần Hưng Đạo có cơng lớn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên
Mông.
Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước hồn tồn thống nhất cơng tác
sưu tầm tiếp tục phát triển và mở rộng. Các sưu tập hiện vật được thu nhận
đưa về Bảo tàng bao gồm: nhóm hiện vật đất nung Ngơ Xá thế kỷ XI - XII,


21


nhóm hiện vật đá Chương Sơn thế kỷ XI - XII, nhóm hiện vật gốm sành thời
Trần thế kỷ XIII - XIV, nhóm hiện vật gốm nâu thời Trần thế kỷ XIII - XIV.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, ngồi việc đẩy mạnh cơng tác
sưu tầm qua những đợt khai quật khảo cổ, bảo tàng Nam Định còn tiến hành
sưu tầm hiện vật do các cơ quan, đoàn thể, cá nhân đóng góp nhằm bổ sung
hiện vật cho công tác chỉnh lý, nâng cấp hệ thống trưng bày.
b. Công tác kiểm kê bảo quản
Công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng là việc nghiên cứu xác định, ghi
chép, mô tả các hiện vật và sưu tập hiện vật bảo tàng nhằm xác định giá trị,
nội dụng khoa học và lập các thủ tục pháp lý cho hiện vật bảo tàng để phục vụ
cho công tác nghiên cứu, công tác trưng bày giáo dục của bảo tàng.
Cán bộ của bảo tàng Nam Định đã trực tiếp quản lý, kiểm kê, bảo quản
và nghiên cứu toàn bộ hiện vật. Trong kho của bảo tàng có khoảng 1,5 vạn
hiện vật với các nhóm sau1: nhóm hiện vật đồ đá, nhóm hiện vật đồ gỗ, nhóm
hiện vật đồ đất nung, nhóm hiện vật đồ gốm sứ,…
+ Thường xuyên nắm chắc số lượng, hiện trạng những tài liệu hiện vật
gốc, các tài liệu khoa học hỗ trợ trong kho cơ sở, kho tạm thời và tại các
phòng trưng bày, tổ chức, quản lý, đăng ký hiện vật trong các loại sổ sách
theo đúng nghiệp vụ bảo tàng
+ Lập hồ sơ đảm bảo các thủ tục pháp lý và khoa học của việc xuất, nhập
hiện vật kho Bảo tàng theo chỉ đạo của giám đốc.
+ Đề xuất kế hoạch tu sửa phục dựng hiện vật, thực hiện các biện pháp
kỹ thuật bảo đảm cho công tác bảo quản hiện vật được tốt nhất.
+ Quản lý thơng tin hiện vật bảo tàng bằng máy tính theo chương trình
cài đặt của Bộ Văn hóa Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch)


1

Người cung cấp: Trần Thị Vân Anh. Phòng kiểm kê bảo quản – bảo tàng Nam Định

22


+ Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan khi giám đốc phân
công.
Công tác kiểm kê bảo quản của bảo tàng Nam Định cũng được đẩy
mạnh qua các thời kỳ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngồi
việc gìn giữ cho kho hiện vật an tồn và thực hiện tốt cơng tác kiểm kê, đánh
giá, phân loại, đánh số và lập phích phiếu hiện vât, bảo tàng Nam Định còn
phải thực hiện việc di chuyển cất dấu hiện vật đến các nơi an toàn, tránh sự
tàn phá hủy diệt của chiến tranh.Tại kho của bảo tàng Nam Định hiện nay có
khoảng 1,5 vạn hiện vật với nhiều chất liệu khác nhau: đồ gốm, sành, sứ, đất
nung, gỗ,… nhưng đều được bảo quản trong các kho riêng phân theo chất liệu
như kho hiện vật chất liệu đồ gốm sứ, kho hiện vật chất liệu đồ sành, kho hiện
vật chất liệu đồ đất nung,... Sau khi đất nước thống nhất và trong thời kỳ đổi
mới hiện nay bảo tàng Nam Định đã tiến hành cải tạo, nâng cấp toàn bộ hệ
thống kho bảo quản hiện vật nhằm bảo quản và kéo dài tuổi thọ kho hiện vật
bảo tàng.
Ngoài ra, bảo tàng Nam Định đang cố gắng tiến hành thực hiện vi tính
hóa trong cơng tác kiểm kê, quản lý và khai thác thông tin hiện vật đưa lên
mạng internet, bổ sung những hiện vật mới sưu tầm, kiện toàn các sưu tập
hiện vật để phục vụ cho việc thay đổi, bổ sung hiện vật và chỉnh lý hệ thống
trưng bày của bảo tàng.
c. Công tác trưng bày
Dựa vào kết quả của công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản đồng thời
nhằm phục vụ kịp thời những yêu cầu của xã hội, bảo tàng Nam Định luôn

tiến hành chỉnh lý, nâng cấp hệ thống trưng bày.
Từ năm 1958 đến trước giải phóng 1975 mặc dù cịn gặp nhiều khó
khăn, phức tạp trong điều kiện đất nước đang phải tập trung khôi phục kinh

23


tế, chống chiến tranh phá hoại chi viện cho miền Nam nhưng công tác trưng
bày tại bảo tàng Nam Định vẫn được tiến hành chỉnh lý, nâng cấp.
Năm 1971 bảo tàng Nam Định trưng bày chuyên đề “Cuộc kháng chiến
chống xâm lược Nguyên Mông”, năm 1976 trưng bày chuyên đề “Cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ của quân và dân Hà Nam Ninh”. Đặc biệt trong lần
chỉnh lý nâng cấp hệ thống trưng bày với quy mô lớn trong ba năm 2006 2009 đã làm thay đổi diện mạo của bảo tàng cả về hình thức, nội dung và giải
pháp trưng bày. Bên cạnh hệ thống trưng bày thường xuyên bảo tàng còn tổ
chức các trưng bày chuyên đề qua đó để tun truyền giới thiệu với cơng
chúng về truyền thống dựng nước, giữ nước của hào khí Đơng A thế kỷ XIII XIV trên quê hương Nam Định.
Hiện nay hệ thống trưng bày chính đến các cuộc trưng bày chuyên đề
hàng năm nhân dịp các ngày lễ, các ngày kỷ niệm của bảo tàng đã được chỉnh
trang, nâng cấp tạo cho bảo tàng có một hệ thống trưng bày và cảnh quan môi
trường thêm khang trang hấp dẫn.
d. Công tác giáo dục tuyên truyền
Bảo tàng Nam Định tiến hành công tác giáo dục tuyên truyền đến với
công chúng thông qua nhiều hình thức tiếp cận khác nhau để chuyển giao có
mục đích những thơng tin, những tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học và
thẩm mỹ của địa phương Nam Định. Bảo tàng Nam Định thực hiện công tác
giáo dục - tuyên truyền bằng phương pháp trực quan sinh động thông qua
trưng bày hiện vật gốc, sưu tập gốc và các chương trình giáo dục. Cơng chúng
đến với bảo tàng sẽ được tiếp nhận những thông tin gốc, những tri thức gốc về
sự kiện, hiện tượng của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội địa phương Nam
Định thông qua hiện vật và sưu tập bảo tàng.

Thực hiện tốt công tác này bảo tàng Nam Định đã tổ chức hướng dẫn
tham quan với nhiều hình thức như hướng dẫn tham quan khái quát và theo

24


×