Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Sự biến đổi văn hóa chợ mọc thị trấn cao thượng huyện tân yên tỉnh bắc giang trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI
KHOA VĂN HĨA HỌC
--------------------

NGUYỄN THỊ LÝ

SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CHỢ MỌC - THỊ TRẤN CAO
THƯỢNG
HUYỆN TÂN YÊN - TỈNH BẮC GIANG TRONG CƠ
CHẾ
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
THS. HOÀNG THỊ KIM THANH

HÀ NỘI - 2013

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Sự biến đổi văn hóa chợ Mọc – Thị
trấn Cao Thượng – Huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc Giang”, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương,
các thơng tín viên – đặc biệt là cụ Hoàng Lê Vân (cán bộ tiền khởi nghĩa cách
mạng – phố Hoàng Hoa Thám – TT Cao Thượng – Huyện Tân Yên – Tỉnh
Bắc Giang) đã cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu quý báu về chợ Mọc,
cùng sự định hướng của GS.TS. Lê Hồng Lý (Viện trưởng Viện nghiên cứu
văn hóa), các thầy cơ trong Khoa văn hóa học – Trường Đại học văn hóa Hà
Nội (Ths. Lê Thị Kim Loan, Ths. Nguyễn Thị Thanh Mai và đặc biệt là sự


hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Ths. Hồng Thị Kim Thanh (giảng viên
hướng dẫn chính). Tơi xin chân thành cảm ơn thầy cơ, các thơng tín viên và
Ban quản lý chợ Mọc đã giúp tơi hồn thành đề tài này.
Dù đã cố gắng tìm tịi kiến thức thật tỉ mỉ nhưng đề tài cũng khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và Hội
đồng phản biện cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Lý

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA CHỢ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA CƠ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TỚI VĂN HÓA – XÃ HỘI .......................... 12

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa và văn hóa chợ (văn hóa
chợ truyền thống và văn hóa chợ hiện đại) ............................................. 12
1.1.1. Sự mở rộng nội hàm của phạm trù văn hóa và định nghĩa văn hóa....... 12
1.1.2 Định nghĩa văn hóa chợ (văn hóa chợ truyền thống và văn hóa chợ
hiện đại, sự biến đổi văn hóa chợ)............................................................ 16
1.1.3 Cơ sở hình thành chợ truyền thống ................................................. 19
1.1.4 Phân loại chợ chợ Việt truyền thống ............................................... 22
1.1.5 Các giá trị văn hóa chợ truyền thống .............................................. 23
1.1.6 Vai trị của chợ truyền thống đối với đời sống người dân .............. 26
1.2. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những ảnh
hưởng của nó tới lĩnh vực văn hóa – xã hội ............................................... 27

1.2.1 Khái lược về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ....... 27
1.2.2 Sự biến đổi văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa .................................................................................................. 31
Chương 2: CHỢ MỌC – THỊ TRẤN CAO THƯỢNG – HUYỆN TÂN N – TỈNH
BẮC GIANG TỪ GĨC NHÌN VĂN HÓA .......................................................................... 37

2.1. Tân Yên vùng đất và con người ........................................................ 37
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 37
2.1.2 Điều kiện xã hội .............................................................................. 38
2.2. Sự biến đổi văn hóa chợ Mọc – thị trấn Cao Thượng – huyện Tân
Yên – tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa .............................................................................................. 41
2.2.1 Khái quát về chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng – Huyện Tân Yên –
Tỉnh Bắc Giang ........................................................................................ 41
2.2.2 Văn hóa chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh
Bắc Giang biến đổi toàn diện và mạnh mẽ dưới sự tác động của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............................................... 43
2.2.3 Những ảnh hưởng của văn hóa chợ đến tính cách của người dân địa
phương ...................................................................................................... 78
3


Chương 3: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ
ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA CHỢ MỌC
– THỊ TRẤN CAO THƯỢNG – HUYỆN TÂN YÊN – TỈNH BẮC GIANG TRONG
CƠ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ............... 80

3.1. Đánh giá về sự biến đổi chợ Mọc hiện nay ....................................... 80
3.1.1 Những đóng góp tích cực của sự biến đổi văn hóa ở chợ Mọc....... 80
3.1.2 Những hạn chế của sự biến đổi văn hóa ở chợ Mọc – Thị trấn Cao

Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang ............................................ 83
3.2. Nguyên nhân của thực trạng biến đổi văn hóa ở chợ Mọc – thị trấn
Cao Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang ................................... 86
3.2.1 Do xu hướng hội nhập của thời đại ................................................. 86
3.2.2 Do chính sách đổi mới của Nhà nước ............................................. 86
3.2.3 Do văn hóa ngoại sinh và văn hóa nội sinh có nhiều điểm khác biệt
tạo nên sự va đập văn hóa và sàng lọc của nhân dân để lựa chọn các giá
trị văn hóa phù hợp với nhu cầu cá nhân ................................................. 86
3.3 Về vấn đề định hướng xu hướng phát triển chợ Mọc trong giai đoạn
hiện nay ....................................................................................................... 88
3.3.1 Xu hướng tồn tại và phát triển của chợ Mọc trong tương lai.......... 88
3.2.2 Đề xuất kiến nghị phát triển chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng –
huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang ............................................................. 91
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 101
PHỤ LỤC .....................................................................................Error! Bookmark not defined.

4


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những khơng gian để diễn
ra các hoạt động trao đổi hàng hóa mà phương Tây người ta gọi là “Market”,
còn ở Việt Nam thì gọi là chợ. Chợ Việt khơng chỉ có ý nghĩa về mặt bn
bán, trao đổi hàng hóa mà cịn mang những giá trị về lịch sử, văn hóa đối với
đất nước và con người nơi đây.
Xưa kia, với lối sản xuất tự cung, tự cấp, lấy cộng đồng làng làm trọng
thì chợ của người Việt khơng quy mơ, khơng đồ sộ mà nhỏ lẻ trong phạm vi

làng là chủ yếu. Ban đầu, người ta gặp nhau bên các con kênh, con suối, bờ
ao,…trò chuyện và trao đổi một vài sản vật, dần phát triển rộng rãi và đa dạng
hơn. Nhà nào có sản vật gì nhiều thì mang ra trao đổi những cái mà mình
chưa có. Ra chợ, người ta có thể gặp gỡ được rất nhiều cá nhân trong cộng
đồng, thậm chí là người từ nơi khác tới. Người ta trị chuyện, giao lưu với
nhau. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu cho rằng chợ là nơi phản ánh rõ
nhất phương thức sống, lối sống, phong tục, tập quán, cách ứng xử của con
người tại địa phương đó.
Trong tâm thức của người Việt truyền thống bởi ghét sự buôn gian bán
lận, tha hương cầu thực của những con buôn mà luôn đặt bậc sĩ lên hàng đầu,
rồi đến hàng nơng, hàng cơng và hàng thương thì ở hạng cuối cùng. Nhưng có
điều ngược lại là người Việt khi xa quê, bên cạnh “Cây đa, bến nước, sân
đình” thì họ lại nhớ da diết những phiên chợ quê. Với mớ rau lang, rau
muống, quả cà, chén tương, mớ tôm, mớ tép, hàng quà, hàng bánh, những mái
tranh quây thành chợ,…Đàn ông bắn điếu thuốc lào. Đàn bà đội nón lá, quẩy
quang gánh, thúng mủng trên vai, trên đầu. Hơn nữa, chợ còn là nơi giao
duyên, hò hẹn, tâm tình của người dân trong một cộng đồng, của những đôi

5


trai gái vì chợ xưa khơng họp thường xun như bây giờ mà phải lâu lâu mới
có phiên tùy vào nội dung và điều kiện sinh hoạt của địa phương đó, hay các
sinh hoạt văn hóa cộng đồng (chiếu phim, biểu diễn văn nghệ của các đồn
văn cơng,…. Ngày nay, chợ Việt truyền thống đã đi vào tác phẩm văn học
dân gian, thơ, họa,…và trong sâu thẳm ký ức của những người đã từng gắn bó
với chợ quê.
Từ năm 1896, Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách Đổi mới – Xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phá bỏ chế độ bao
cấp, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích tư nhân làm

kinh tế, mở cửa hội nhập theo xu hướng tồn cầu hóa với thế giới, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam
từ đây có nhiều biến đổi bởi chính sách này trên tất cả các lĩnh vực trong đó
có văn hóa.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, hiện nay, với sự phát triển của xã hội
hiện đại, trong lòng các đô thị mọc lên các siêu thị thay thế cho vai trị thương
mại của chợ q truyền thống. Có nhiều ý kiến được đưa ra, có người muốn
tiếp tục duy trì ngun bản chợ truyền thống, có người muốn lưu giữ chợ
truyền thống nhưng có sự biến đổi cho phù hợp, có người thì đưa ra bản thiết
kế siêu thị khơng có sự xuất hiện của yếu tố chợ q, nghĩa là Tây hóa hồn
tồn,…Vậy muốn lưu giữ thì phải lưu giữ trong hoàn cảnh nào? Muốn vừa
lưu giữ, vừa biến đổi thì biến đổi thế nào? Hủy bỏ nó thì hủy ra sao? Suy cho
cùng, chúng ta phải đi từ hiện thực cuộc sống, phải nghiên cứu kỹ điều kiện,
hoàn cảnh sống, nhu cầu của người dân tại địa phương đó rồi mới quyết định
được ở đây sẽ xây dựng chợ hay là siêu thị.
Chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang, ra
đời khoảng cuối thế kỷ XIX, từng bị chính quyền thực dân Pháp đô hộ. Đây là
chợ lớn nhất huyện Tân Yên. Hiện nay chợ vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
6


Bên cạnh những nét đặc trưng của chợ Việt truyền thống thì chợ Mọc hiện
nay cũng đã hịa nhập cùng xu thế hiện đại trên cả phương diện thương mại và
văn hóa. Đề tài đặc biệt quan tâm và nghiên cứu sâu về phương diện văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần tại chợ Mọc để tìm hiểu những giá trị văn hóa
truyền thống và bức tranh chợ Mọc trong giai đoạn kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm tìm ra những vấn đề liên quan tới biến đổi văn
hóa chợ quê và xu hướng tồn tại, phát triển của chợ Mọc.
Hiện nay xu hướng nghiên cứu văn hóa tập trung nhiều vào khía cạnh
biến đổi văn hóa, nghiên cứu đề tài “Sự biến đổi văn hóa chợ Mọc – Thị trấn

Cao Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang trong cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” góp phần bổ sung vào bức tranh nghiên
cứu biến đổi văn hóa hiện nay thêm toàn diện.
Chợ quê là nơi thể hiện rõ những phong tục tập quán của người Việt ở
làng xã với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thô sơ, lạc hậu nhưng cũng vì thế
mà chợ q khơng chỉ mang tính kinh tế thương mại mà cịn có những giá trị văn
hóa gắn bó sâu sắc với người nơng dân ngày xưa. Ngày nay, chợ Việt đã và đang
biến đổi, chúng ta cần phải tìm hiểu về các giá trị văn hóa chợ quê để có định
hướng cho sự tồn tại của chợ trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài từ góc độ lý thuyết: Văn hóa, văn hóa chợ, biến đổi
văn hóa,…Khảo sát các giá trị văn hóa chợ Mọc (trước năm 1986) và từ năm
1986 đến nay.
Về mặt cơ sở lý luận, đã có những cơng trình nghiên cứu, viết sách về
văn hóa chợ như:
Sách viết về chợ Việt:
* “Chợ búa, chợ bến” (Nguyễn Đức Nghinh) viết về các loại hình
chợ Việt.

7


* “Chợ Việt” , của tác giả Huỳnh Thị Dung, nhà xuất bản từ điển bách
khoa 2011: Cuốn sách tổng hợp số lượng và hình thức, nội dung và ý nghĩa
của các phiên chợ nổi tiếng ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.
Các cơng trình nghiên cứu:
* “Chợ và văn hóa chợ ở thành phố Hồ Chí Minh”: Luận văn thạc sĩ
của Nguyễn Vĩnh Thiện và Nguyễn Minh Tường: Đề tài nghiên cứu về văn
hóa, ứng xử văn hóa giữa người với người, chủ yếu giữa người mua và người

bán. Văn hóa trong nghề thương mại.
* “Chợ các tỉnh miền núi phía Bắc trung tâm sinh hoạt văn hóa tồn
vùng”: Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động văn hóa, văn hóa chợ. Nhu cầu
văn hóa của người dân miền núi và hình thức sinh hoạt văn hóa chợ.
Những bài viết, cơng trình nghiên cứu này cung cấp những thông tin cơ
bản về nguồn gốc, phân loại, đặc trưng của chợ Việt truyền thống.
Chợ Mọc:
Ngoài các bài tập tiểu luận về nguồn gốc và văn hóa ứng xử của các
bạn sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội các năm trước thì chưa có đề
tài, cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu, khảo sát về “Sự biến đổi văn hóa
chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang trong cơ
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các giá trị văn hóa của chợ quê nói chung
và chợ Mọc nói riêng. Ngồi ra, cịn tìm hiểu về q trình tồn tại của chợ
truyền thống giao thoa với thời kỳ hiện đại ở chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng –
huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định, đánh

8


giá về xu hướng phát triển các hình thức trao đổi buôn bán ở địa phương trong
tương lai.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu các giá trị văn hóa chợ Mọc truyền
thống, tìm hiểu sự biến đổi văn hóa chợ Mọc trong cơ chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, dự kiến xu hướng phát triển của chợ Mọc và đề
xuất kiến nghị nhằm xây dựng mơi trường văn hóa chợ Mọc – Thị trấn Cao

Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Sự biến đổi văn hóa chợ Mọc – Thị
trấn Cao Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang trong cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, cụ thể là:
- Sự biến đổi trong chức năng của chợ Mọc.
- Sự biến đổi trong văn hóa vật chất của chợ Mọc như : Quy mô – kiến
trúc, cơ sở vật chất trang thiết bị, hàng hóa,…
- Sự biến đổi trong văn hóa tinh thần của chợ Mọc như : Văn hóa tâm
linh, nhận thức của người dân địa phương về nghề buôn bán, cách ứng xử
của người mua và người bán, cách ứng xử với môi trường tự nhiên xung
quanh chợ,…
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu tồn bộ các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của
chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang, lấy năm
1986 làm mốc thời gian để phân chia chợ Mọc trước và sau đổi mới, từ đó
làm rõ sự biến đổi văn hóa chợ Mọc trong giai đoạn kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
9


5. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

5.1. Cơ sở lý thuyết
Đề tài “Sự biến đổi văn hóa chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng – huyện
Tân Yên – tỉnh Bắc Giang trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa” có hai phạm trù lý thuyết cần phải làm sáng tỏ:
Thứ nhất là phạm trù văn hóa, trên cơ sở đọc và nghiên cứu các tài liệu

định nghĩa và nghiên cứu về văn hóa để có cơ sở xây dựng đề cương lý thuyết
cho văn hóa chợ (văn hóa chợ truyền thống và văn hóa chợ trong cơ chế kinh
tế thị trường).
Thứ hai là phạm trù biến đổi văn hóa, tìm hiểu về các vấn đề bản
chất xoay quanh biến đổi văn hóa vì trọng tâm của đề tài là sự biến đổi văn
hóa chợ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để nghiên cứu đề tài, tôi chọn và sử dụng các phương pháp sau đây:
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Lập danh sách các danh mục tài liệu tham khảo: mạng Internet, sách,
báo, các cơng trình nghiên cứu theo trình tự chủ đề đã phân loại từ đề tài
chính để tìm hiểu các thơng tin về văn hóa và văn hóa chợ truyền thống.
b. Một số phương pháp trong điền dã nhân học
Văn hóa học là mơn học có tính chất liên ngành nên trong q trình
nghiên cứu có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các bộ môn liên
quan, nhất là các phương pháp nghiên cứu trong nhân học văn hóa.
Do đặc trưng của khơng gian văn hóa chợ là đa dạng các đối tượng và
phức tạp về giao tiếp nên các phương pháp điền dã được sử dụng đó là:

10


*Phỏng vấn
Vận dụng các kỹ năng, phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn thân mật,
phỏng vấn phi cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc) để khai
thác thông tin của thơng tín viên, thơng tin từ nhiều đối tượng khác nhau về
các vấn đề của văn hóa chợ Mọc truyền thống và hiện đại.
*Quan sát
Sử dụng phương pháp này để trực tiếp tiếp cận với đối tượng nghiên
cứu, từ đó có thể mơ tả lại được tình huống, sự vật, hiện tượng xung quanh

vấn đề nghiên cứu.
6. BỐ CỤC CỦA KHĨA LUẬN

Ngồi Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Chú thích và Phụ lục, nội
dung chính của Khóa luận được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa chợ và sự tác động của
cơ chế kinh tế thị trường tới văn hóa – xã hội
Chương 2: Chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh
Bắc Giang từ góc nhìn văn hóa
Chương 3: Những nhận định, đánh giá về sự biến đổi văn hóa, xu
hướng phát triển và đề xuất kiến nghị nhằm xây dựng môi trường văn hóa chợ
Mọc – Thị trấn Cao Thượng – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang trong cơ chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA CHỢ
VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
TỚI VĂN HÓA – XÃ HỘI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA
CHỢ (VĂN HÓA CHỢ TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HÓA CHỢ HIỆN ĐẠI)

1.1.1. Sự mở rộng nội hàm của phạm trù văn hóa và định nghĩa văn hóa
1.1.1.1 Sự mở rộng nội hàm của phạm trù văn hóa
Ở Trung Quốc, người ta khơng nói “Văn hóa” mà chỉ nói trong Chu
Dịch, quẻ Bi là: “Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” (Xem dáng vẻ con
người lấy văn mà giáo hóa thiên hạ). Hay Lưu Hướng (năm 77 – 6 TCN), thời
Tây Hán cũng chỉ nói – văn trị giáo hóa, nghĩa là lấy văn để giáo dục (văn là

đẹp, là tri thức; hóa là biến hóa, thay đổi,…) chứ đâu thấy nói phạm trù “Văn
hóa” rõ ràng, độc lập như hiện nay.
Ở Việt Nam, từ “Văn hóa” xuất hiện muộn, khoảng thế kỷ XX, trước
đó chỉ có Nguyễn Trãi dùng từ “Văn hiến” trong “Bình ngơ đại cáo” (1428),
cụ Đồn Văn Chúc giải nghĩa ngắn gọn: “Văn là tốt đẹp, hiến là phép nước”
[7, tr.208].
Theo các nhà nghiên cứu phương Tây thì khái niệm văn hóa có nguồn
gốc từ tiếng La Tinh là: “Colire – Cultura” nghĩa là trồng trọt, chăm sóc đất
đai canh tác (nghĩa đen), nghĩa bóng là chỉ sự chăm sóc cho đời sống tinh
thần của con người.
*Văn hóa học ra đời và được mở rộng về nội hàm, kế thừa sử học,
khảo cổ học, dân tộc học, nhân học,… để tiếp tục nghiên cứu về con
người trong các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội từ góc độ văn hóa

12


Trước khi ngành nghiên cứu văn hóa ra đời thì người ta đã quan tâm và
nghiên cứu các vấn đề về con người: Khảo cổ học, dân tộc học, nhân học,…
Đầu tiên phải nói tới E.Tylor, khi sang Châu Mỹ chữa bệnh ông được
gặp Christi – Người đã tài trợ cho E.Taylor rất nhiều tiền và đưa hết những
hiện vật mà ông sưu tầm được cho E.Taylor nghiên cứu. Năm 1871, E.Tylor
viết cuốn “Văn hóa ngun thủy”, ơng đề cập tới khái niệm “Văn hóa và văn
minh” rất rõ ràng. Như vậy, trên cơ sở khảo cổ học, sử học,…E.Tylor là
người đặt nền móng đầu tiên cho ngành khoa học nghiên cứu văn hóa, hướng
các nhà khoa học tới một cách tiếp cận nghiên cứu về con người mới đó là từ
góc nhìn của văn hóa. Nhưng vấn đề ở chỗ Văn hóa là gì? Để làm cơ sở giới
hạn đối tượng nghiên cứu? Làm thế nào để phân biệt được văn hóa với sử
học, khảo cổ học,… Từ đây, người ta đi vào tìm hiểu về khái niệm “Văn hóa”
với mong muốn có thể giới hạn được đối tượng nghiên cứu trong văn hóa học.

* Những quan điểm và định nghĩa văn hóa sau khi ngành văn hóa
học ra đời
Sai lầm là ở chỗ, các nhà nghiên cứu khi định nghĩa Văn hóa là gì? thì
họ lại thích liệt kê văn hóa bao gồm những gì:
E.Tylor đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về văn hóa: “Văn hóa, văn minh
theo nghĩa rộng về tộc người học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và các khả năng khác cùng tập quán do
con người thu nhận được với tư cách là một thành viên xã hội” [8, tr.13]. Có ý
kiến cho rằng, E.Taylor đã đồng nhất văn hóa với văn minh, cũng không sai,
nhưng nếu đứng ở thời điểm của E.Tylor việc ông đồng nhất văn hóa với văn
minh là lẽ thường, bởi điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật lúc đó
đang chớm nở chứ khơng rực rỡ như bây giờ để người ta có thể quan tâm cái
gì là văn hóa và cái gì là văn minh nên ơng chỉ hướng văn hóa vào nghĩa khởi

13


nguyên của nó là quan tâm, chăm sóc cho đời sống tinh thần của con
người.Tuy nhiên, cái chính ở đây là ơng mới chỉ liệt kê văn hóa bao gồm
những gì, chứ chưa chỉ ra được văn hóa là gì?
Khơng chỉ E.Taylor mà đa số các định nghĩa về sau cũng thiên về
hướng liệt kê nội hàm cho văn hóa thay vì định nghĩa văn hóa là gì?
UNESCO: “…Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
tập tục, những tín ngưỡng,…”.
Trong q trình phát triển của con người có rất nhiều lĩnh vực khác cùng
tồn tại, ta chỉ nên coi văn hóa là một trong các yếu tố tồn tại cùng các lĩnh vực
ấy, khơng nên coi nó là phạm trù bao hàm tất cả các hoạt động xã hội khác.
Có những định nghĩa đã chạm tới bản chất của văn hóa
Tiêu biểu là quan điểm văn hóa của triết học Mac – Lê nin: Định nghĩa

đã đề cập tới bản chất sâu xa của văn hóa là xuất phát từ sự biến đổi bản thân
con người, từ lao động cùng với các phương thức sản xuất nhưng để đạt tới
văn hóa thì những ứng xử ấy phải đi kèm tính giá trị, tính lịch sử, tính biểu
tượng và tính nhân sinh. Nhưng cuối cùng, Mac – Lê nin kết luận văn hóa bao
chứa toàn bộ các sản phẩm vật chất và tinh thần của con người. Phạm trù văn
hóa đã thực sự được mở rộng nội hàm.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa xuất phát từ nhu cầu của
con người “…Vì lẽ sinh tồn” là nguyên nhân sâu xa để văn hóa ra đời. Định
nghĩa của Người cũng hướng tới việc mở rộng nội hàm cho phạm trù văn hóa
“…Tồn bộ những sáng tạo và phát minh ấy là văn hóa”.
Văn hóa chỉ có thể là một trong những lĩnh vực của xã hội, không
thể là phạm trù bao hàm cả giá trị vật chất và tinh thần

14


Ta có thể tưởng tượng, thế giới này như một cái bình, trong bình có
những viên sỏi, mỗi viên sỏi là một lĩnh vực (Kinh tế, chính trị, giao thơng,
giáo dục, pháp luật, môi trường tự nhiên…là những yếu tố mà người ta đã liệt
kê là nội hàm của văn hóa) rồi ta đổ nước vào, nước len lỏi tới từng kẽ hở của
những viên sỏi ấy, chỗ nào cũng có nước. Nước đó chính là văn hóa. Tức là
lĩnh vực nào cũng có văn hóa tồn tại: Văn hóa chính trị, văn hóa kinh tế, văn
hóa pháp luật, văn hóa giao thơng, văn hóa tâm linh,…Nhưng ngược lại, văn
hóa cũng có lúc là những viên sỏi, một trong số những viên sỏi ấy lại là nước,
như: Pháp luật văn hóa, pháp luật giao thơng, luật giáo dục, luật tơn giáo tín
ngưỡng,…Trong cái này tồn tại cái kia, có mối quan hệ biện chứng với nhau,
phụ thuộc vào nhau và thực tế hiện nay đa số các nhà nước vẫn phân cấp
ngành như vậy, thì làm sao có thể nói văn hóa bao hàm cả những lĩnh vực
khác được, nói chính xác là nó chỉ tồn tại trong nhau mà thơi.
1.1.1.2 Định nghĩa văn hóa và văn hóa chợ

Trong cuốn Xã hội học văn hóa, GS. Đồn Văn Chúc đã đề cập đến vấn
đề mở rộng của định nghĩa văn hóa so với nghĩa ban đầu của nó và cụ đã nói
rất hay thế này:
“Văn hóa là hiện tượng vơ sở bất tại, do đó khó có một định nghĩa kiệt
về nó. Tùy mỗi trường hợp cơng việc mà người ta xác định, định nghĩa nó để
giúp cho cơng việc được tiến hành chuẩn xác” [7, tr.198].
Theo ý kiến của cụ Đoàn Văn Chúc, đề tài lựa chọn định nghĩa văn hóa
của Viện sĩ. Trần Ngọc Thêm làm cơ sở lý luận chính:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [16, tr.15].

15


1.1.2 Định nghĩa văn hóa chợ (văn hóa chợ truyền thống và văn hóa
chợ hiện đại, sự biến đổi văn hóa chợ)
1.1.2.1 Một số định nghĩa về chợ và văn hóa chợ
Một số định nghĩa về chợ:
Chợ có từ khi nào? Theo các nhà khảo cổ học, xưa kia, khi phụ nữ đi
lấy nước, người ta gặp nhau trao đổi vài câu chuyện và cũng mang theo
những thứ của gia đình mình làm ra để đổi lấy những thứ cần thiết. Theo thời
gian, nơi ấy trở thành nơi trao đổi hàng hóa, rồi hình thành các chợ sơ khai.
Hay người ta vẫn thường dẫn: “An Nam tức sự” của Trần Phu (sứ giả
nhà Nguyên) ghi lại quan sát của ông về sinh hoạt xã hội Việt Nam vào năm
1293: “Trong các xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng
trăm thứ hàng la liệt. Hễ cách năm dặm dựng một ngơi nhà ba gian, bốn phía
đặt chõng để họp chợ,…” hoặc theo lệ lập chợ thời Hồng Đức (1470 – 1497)
rằng: “Nơi nào muốn mở chợ mới để mua bán thì quan phủ huyện, châu,
khám xét quả thực tiện lợi cho dân thì tâu lên…Trong dân gian hễ có dân thì

có chợ…Một xã đã lập chợ thì không được cản trở sự thành lập các chợ mới
khác. Miễn là các phiên họp của chợ mới không trùng với chợ đã có trước
hoặc họp lại trước ngày phiên của chợ đó để tranh khách”.
Trên thực tế, tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều định nghĩa
khác nhau về chợ:
Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Từ điển bách khoa: “Chợ
là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa, thực phẩm
hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định” (Chợ phiên).
Theo một số cuốn từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Chợ là nơi công cộng
để nhiều người đến mua bán vào những ngày nhất định; Chợ là nơi gặp gỡ

16


nhau giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn; Chợ là nơi tập trung hoạt
động mua bán người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng,…”
Theo quan điểm của lĩnh vực thương mại: Chợ là loại hình thương
nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nước ta; Chợ là hiện thân của
hoạt động thương mại, sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất là
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở
các đô thị của các thành phố lớn.
Theo Thông tư 15 – TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ thương
mại: “Chợ là mạng lưới thương nghiệp hình thành và phát triển cùng với sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội”.
Theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính Phủ về
phát triển và quản lý chợ: “Chợ là một loại hình thương nghiệp có tính chất
truyền thống, một bộ phận của thị trường xã hội, là nơi diễn ra tập trung các
hoạt động mua, bán hàng hóa và dịch vụ phong phú của các thành phần kinh
tế mà đa phần là kinh tế cá thể với những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày là
chủ yếu và đối tượng phục vụ là toàn thể các hộ dân cư địa phương trên địa

điểm được chính quyền chọn lựa, quy định và cho phép hoạt động theo từng
mức độ khác nhau tùy theo các hoạt động của nền kinh tế - xã hội, đô thị
trong từng thời gian”.
Trên cơ sở định nghĩa văn hóa của Viện sĩ. Trần Ngọc Thêm và định
nghĩa chợ, ta có thể định nghĩa văn hóa chợ như sau:
“Văn hóa chợ là hệ thống hữu cơ các giá trị văn hóa vật chất (Quy mơ,
kiến trúc, hàng hóa, cơ sở vật chất - hạ tầng, các phương tiện cân đong đo
đếm, vật trao đổi ngang giá,…) và các giá trị tinh thần (Giao tiếp - ứng xử,
tâm linh, nhận thức về thương nghiệp, ứng xử với môi trường,…) tại thời
gian, không gian xác định nhằm thỏa mãn các nhu cầu về đời sống của con
người trong xã hội”.
17


1.1.2.2 Định nghĩa văn hóa chợ truyền thống
Khi phân chia văn hóa theo thời gian, người ta thường hay nhắc tới văn
hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, vậy lấy mốc nào để phân chia? Thông
thường người ta lấy mốc năm 1945 trở về trước – chế độ phong kiến thực dân
hoàn toàn chấm dứt, mở ra một thời đại mới ở Việt Nam nhưng chợ là lĩnh
vực liên quan nhiều tới kinh tế mà từ năm 1945 tới 1986, kinh tế nước ta vẫn
làm nông nghiệp lúa nước là chính, có gần 100 % dân số là nơng dân, nông
sản được mang ra chợ trao đổi. Từ sau năm 1986, kinh tế nước ta được đổi
mới theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế
nhiều thành phần, hàng hóa tăng về năng suất và sản lượng hình thức tiêu thụ
hàng hóa cũng đã biến đổi rất nhiều. Chính vì vậy có thể coi năm 1986 là mốc
thời gian để phân chia chợ truyền thống và hiện đại là phù hợp. Như vậy văn
hóa chợ truyền thống là gì?
“Văn hóa chợ truyền thống là hệ thống hữu cơ các giá trị văn hóa vật
chất (quy mơ, kiến trúc, hàng hóa, cơ sở vật chất - hạ tầng, các phương tiện
cân đong đo đếm, vật trao đổi ngang giá,…) và các giá trị tinh thần (giao tiếp

- ứng xử, tâm linh, nhận thức về thương nghiệp, ứng xử với môi trường,…)
tại thời gian, không gian xác định nhằm thỏa mãn các nhu cầu về đời sống của
nhân dân (tính từ năm 1986) trở về trước. Văn hóa chợ truyền thống gắn liền
với chủ thể nông nghiệp lúa nước – nền kinh tế tự cấp, tự túc, cộng đồng làng
– xã, mang màu sắc văn hóa dân gian Việt Nam”.
1.1.2.3 Định nghĩa văn hóa chợ hiện đại
“Văn hóa chợ hiện đại là hệ thống hữu cơ các giá trị văn hóa vật chất
(Quy mơ, kiến trúc, hàng hóa, cơ sở vật chất - hạ tầng, các phương tiện cân
đong đo đếm, vật trao đổi ngang giá,…) và các giá trị tinh thần (Giao tiếp ứng xử, tâm linh, nhận thức về thương nghiệp, ứng xử với môi trường,…) tại

18


thời gian, không gian xác định nhằm thỏa mãn các nhu cầu về đời sống của
con người trong giai đoạn hiện nay (tính từ năm 1986 tới nay)”, gắn với cơ
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2.4 Sự biến đổi văn hóa chợ
“ Sự biến đổi văn hóa chợ là kết quả của q trình giao lưu tiếp xúc
giữa các giá trị văn hóa chợ truyền thống và các giá trị văn hóa chợ hiện đại
trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo cơ chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước và xu thế toàn cầu hóa
thế giới”.
Một số khái niệm liên quan tới chợ:
Phạm vi chợ: Là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao
gồm diện tích để bố trí các địa điểm kinh doanh dịch vụ như: bãi để xe, kho
hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác,…cùng đường bao
quanh chợ.
Chợ đầu mối: Là chợ có vai trị chủ yếu thu hút tập trung lượng hàng
hóa lớn từ các ngành sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của
nguồn hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.

Điểm kinh doanh tại chợ: Bao gồm các quầy hàng, sạp hàng, ki ốt cửa
hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có
diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.
1.1.3 Cơ sở hình thành chợ truyền thống
1.1.3.1 Chợ truyền thống gắn với chủ thể nông nghiệp lúa nước, với
cuộc sống định cư, với cộng đồng làng xóm
Ở miền Bắc chợ quê đã có đến ngàn tuổi, được vua y duyệt và đã có
cơng trình của các nhà nghiên cứu “Chợ học”, nghiên cứu về mạng lưới phân

19


bố chợ dày đặc trên vùng đồng bằng cổ xưa này để giải đáp câu nói “Ba làng
bảy chợ”, chỉ ra bình qn diện tích trên 686 ha thì có một chợ, khoảng cách
giữa một làng khơng có chợ đến địa điểm họp chợ của một làng khác từ ba
đến bốn kilomet (hai làng này thường là liền địa giới). Và người ta đã định
lượng được tương quan giữa diện tích tụ cư, dân số, số lượng chợ, tất nhiên
khá chi tiết trên từng vùng canh tác (chiêm trũng, bán sơn địa,…) tùy thuộc
vào tình hình kinh tế mỗi thời kỳ, rồi người nơng dân đã tối giản hóa chu kỳ
họp chợ phức tạp, bằng văn vần cho dễ nhớ: “Một Râu, hai Mét, ba Ngã Tư
Cầu, năm Táng, sáu Ngà lại Râu, bảy Ngà, tám Mét, chín Cầu, mồng Mười
chợ Táng, một Râu lại về” (Lịch phiên của năm chợ thuộc huyện Vĩnh Bảo –
Hải Phòng, wwww.thegioivohinh.com).
Do điều kiện tự nhiên đa dạng: Đồng bằng, đồi núi, sơng ngịi nhiều nên
người Việt xưa gần một trăm phần trăm là làm nông nghiệp lúa nước (Trồng
trọt, chăn nuôi, săn bắn và đánh bắt) nên hàng hóa chủ yếu là nơng sản.
Nông nghiệp lúa nước phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, những khi hạn
hán, những khi lũ lụt rất đáng sợ nên người Việt đã hình thành lối tổ chức
cộng đồng làng - xã để cùng nhau chống thiên tai, cùng nhau sản xuất. Chợ
Việt truyền thống do người Việt tạo nên nó mang đầy đủ đặc điểm của văn

hóa làng – xã ở trong đó. Chợ là nơi phục vụ cho đời sống vật chất và tinh
thần của dân làng vì thế mà chợ cũng là nơi biểu hiện rõ nhất văn hóa của
cộng đồng làng – xã (địa phương) nơi mà nó tồn tại.
1.1.3.2 Chợ Việt truyền thống gắn với nền kinh tế tự cấp, tự túc
Nền kinh tế tự cấp, tự túc có thể hiểu là cá nhân, cộng đồng sản xuất ra
vật phẩm và họ tự sử dụng sản phẩm của mình hay có sự trao đổi nhưng chỉ
trao đổi trong giới hạn cộng đồng làng xã, đó là biểu hiện của sự chi phối ở
tính cộng đồng, tính tự trị của làng – xã Việt. Vì thế mà, đứng ở thời điểm này

20


nhìn lại thì đời sống vật chất của cha ơng ta ngày trước cũng rất thiếu thốn.
Công cụ lao động lạc hậu, thời tiết bất ổn,…nên năng suất lao động kém có
khi chỉ đủ ăn, khó dư thừa, cho nên hàng hóa của chợ truyền thống thực chất
là ít, chủ yếu là nơng sản, thủ cơng, do chính tay người dân làm ra. Họ cho đi
cái thừa và lấy về cái thiếu để bù đắp cho nhau. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân mà chợ chỉ họp theo phiên, cần có thời gian để tích lũy và sản
xuất hàng hóa. Nhu cầu vật chất cũng khơng cao như bây giờ, chỉ cần có đủ
hai bữa cơm (trưa và tối). Trong bữa cơm có: Dưa, cà, mắm, muối và bát canh
là đủ. Thậm chí người ta cũng chỉ cần có gạo ăn chấm với muối thôi. Nghĩ
cũng thực là kham khổ. Từ đây có thể thấy, chợ truyền thống vẫn tồn tại tới
ngày nay có lẽ cũng bởi lao động sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn nhiều, họ cần
có chợ quê để trao đổi hàng hóa, nhất là tiêu thụ nông sản mà họ làm ra.
1.1.3.3 Chợ Việt truyền thống gắn với văn hóa làng xã – văn hóa
dân gian
Đến bất kỳ nơi nào nếu khơng ghé qua chợ thì chưa có cơ hội hiểu hết
đời sống của người dân vùng ấy. Đối với người Việt, chợ là nơi rất đặc biệt,
biểu hiện phong tục, tập quá, lối sống qua cách mà người ta ứng xử với nhau,
qua hàng hóa,…Ở miền xuôi cũng như miền ngược, những điều ấy thể hiện

nét văn hóa độc đáo của từng vùng dân cư khác nhau.
Chợ truyền thống tồn tại trong không gian làng – xã, vừa là nơi trao đổi
hàng hóa, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đậm chất văn hóa dân gian,
biểu hiện rõ nét qua các hoạt động. Để có được sản vật mang ra chợ thì người
dân phải lao động, trồng trọt chăn nuôi bằng kinh nghiệm cha ông để lại hay
sản xuất các mặt hàng thủ cơng cũng phải có bí quyết gia truyền,…Đó là bài
học kinh nghiệm của dân gian, góp phần làm ra những vật phẩm ấy. Ngồi
các mặt hàng nơng sản, đồ thủ cơng thì người ta cịn có hàng q, hàng bánh,

21


hàng đồ chơi cho trẻ, có các trị chơi chọi gà hay mọi người gặp gỡ trị
chuyện, xem hàng hóa,…Vì thế mà cứ đến phiên chợ người ta lại mặc quần
áo đẹp, háo hức như đi chẩy hội chứ đâu như bây giờ, nhiều nơi, chợ còn là
nơi biểu diễn văn nghệ, chiếu phim,…
Với người miền núi, đi chợ là đi hội. Họ xuống chợ với những bộ quần
áo đẹp nhất, đi chợ để giải tỏa những mệt nhọc sau những ngày làm việc. Họ
xuống chợ để tìm người tình và tìm bạn vì các làng bản miền núi cách xa
hàng ngày đường nên họ xuống chợ vừa trao đổi hàng hóa, vừa gặp gỡ, giao
lưu, chuyện trị.
1.1.4 Phân loại chợ chợ Việt truyền thống
Có nhiều cách phân loại chợ như: Phân theo địa giới hành chính, phân
theo tính chất mua bán, phân theo đặc điểm của mặt hàng kinh doanh, phân
theo số lượng hộ kinh doanh, phân theo tính chất và quy mơ xây dựng…Từ góc
nhìn văn hóa ta có thể phân theo điểm đặc trưng riêng có của chợ để phân chia:
1.1.4.1 Chợ tình
Chợ tình, thường có ở miền núi phía Bắc, là nơi giao lưu tình cảm, văn
hóa giữa các tộc người. Chợ họp theo phiên, như: Chợ tình Sa Pa họp vào tối
thứ sáu hàng tuần. Nơi người con gái khoe sắc đẹp, tài thêu thùa của mình,

người con trai khoe tài thổi kèn, săn bắn. Họ gặp nhau, tự do tìm hiểu và
nhiều người đã thành đơi nhưng có những người vì trắc trở họ tộc hay vì một
lý do gì đó thì hàng năm họ lại tìm đến với nhau để giãi bày tâm sự thỏa nỗi
nhớ nhung và sau phiên chợ họ lại về với gia đình làm trịn nghĩa vụ vợ
chồng, đó là chợ Tình – Khâu Vai, mỗi năm chỉ họp một lần…
1.1.4.2 Chợ phiên
Chợ chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng châu thổ sơng
Hồng kéo dài đến miền Trung ở các làng xã cạnh nhau, quy định mỗi tháng
ngày nào thì có chợ. Ví dụ: Chợ Bưởi họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 (Âm
22


lịch); Chợ Sa họp vào ngày mùng 1 và mùng 6 (Âm lịch). Người các làng có
cơng việc gì đều có thể đi các chợ ở xã lân cận mua đồ.
1.1.4.3 Chợ hôm
Chợ hôm là chợ ngày nào cũng họp, thường gặp ở các vùng kinh đô,
các trung tâm kinh tế của tỉnh, huyện, các chợ đầu mối như ở Thăng Long, xứ
Kinh Bắc xưa kia. Chợ hơm ít hơn chợ phiên.
1.1.4.4 Chợ tâm linh
Chợ tâm linh là chợ mỗi năm họp một lần, có mục đích liên quan đến
việc thờ cúng các vị thần trong truyền thuyết hay các vong hồn đã khuất vì
chiến tranh, hay tưởng nhớ cội nguồn,...Thời gian tổ chức thường vào những
ngày đầu tháng giêng, bắt đầu từ khoảng hai giờ đêm và kết thúc lúc năm
giờ sáng.
1.1.4.5 Chợ cổ
Chợ cổ là các chợ đã có từ rất lâu đời, như chợ Sa có từ thời An Dương
Vương mới dựng nước, chợ Bưởi có từ trước khi Lý Công Uẩn chọn Thăng
Long làm kinh đô của nước Đại Việt.
1.1.5 Các giá trị văn hóa chợ truyền thống
1.1.5.1 Giá trị văn hóa vật chất

Vị trí, quy mô của chợ truyền thống: Chợ thường họp trên bãi đất trống
gần ao, hồ, sông,...(gần nguồn nước) để tiện cho việc rửa rau, lấy nước,...Chợ
nhỏ hay lớn còn tùy thuộc vào quy mơ, diện tích của thơn, làng, xã,...Thường
chợ cấp huyện trở lên sẽ lớn hơn, chợ ở làng – xã chỉ lác đác vài hàng,
quán,...gọi là chợ dân sinh, ví dụ : Chợ Quắm, chợ Trâu ở Hà Nam.
Về kiến trúc chợ truyền thống : Kiến trúc chợ Việt truyền thống rất đơn
giản, thường chợ ở huyện lị thường xây mái cầu ngói ở giữa, xung quanh là
23


các lán đóng bốn cọc, lợp tạm mái lá che mưa, che nắng hay lấy chõng tre để
bày hàng hóa, xung quanh để hở, ai thích ra vào thì tùy ý. Nói khen thì là
thoải mái, nói chê thì là tùy tiện. Chả thế mà ngày nay người ta vẫn thích đi
chợ hơn là đi siêu thị. Nhìn chung, kiến trúc chợ Việt khá thô sơ và đơn giản.
Về hàng hóa : Hàng hóa đa dạng nhưng là sản phẩm thủ công, nông
nghiệp, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất hằng ngày, như : Các loại rau (rau
muống, rau cần, rau lang,...), quả (ổi, bưởi, mận, dứa, cam, mít, dưa lê, đu
đủ,...) mùa nào thức nấy, mua bán trâu bò lấy sức kéo, bán hàng nhu yếu
phẩm (gạo, mắm muối, quần áo, vải,...), cày, cuốc, liềm, dao,...trao đổi nông
sản, hàng thủ công, chợ bán gỗ, luồng, nứa (Chợ Giải – Hà Nam),...
Về phương tiện đi lại, chuyên trở hàng hóa: Chủ yếu là đi bộ, xe trâu,
bị, ngựa, đi thuyền, bè,...
1.1.5.2 Văn hóa tinh thần
Chợ là nơi giao lưu, gặp gỡ với bạn bè, tìm người tri kỷ: Chợ họp theo
phiên, con người thì ln có nhu cầu giao lưu, trị chuyện tâm tình hơn nữa ở
làng nhất là trai gái phải giữ ý, con gái không được tùy tiện ra ngoài nên đi
hội và đi chợ là cơ hội để mọi người được giao lưu nhiều hơn.
Ứng xử: Thể hiện trong giao tiếp giữa các mối quan hệ và các đối
tượng tham gia họp chợ, trong đó có nghệ thuật mua và bán hàng. Người ta
nói, thuyết phục nhau để mua được hàng giá rẻ hay bán được hàng giá

cao,...thể hiện tài ăn nói của mình, làm sao để thuận mua vừa bán. Ở chợ thì
có đủ các kiểu người: Khôn ngoan, xảo quyệt, thật thà, sắc sảo,... không hẳn
là ai cũng tốt và ai cũng xấu. Người bán rẻ, người bán đắt, suy cho cùng là
không ai quản lý được, người mua và người bán đều thực hiện hành vi mua
bán bằng cảm tính mà thuận với nhau. Gọi là mặc cả. Nay cũng có người
thích và khơng thích điều này. Có khi cũng khơng hẳn là thích hay khơng mà
24


chỉ đơn giản là do thói quen « mặc cả » (khác với siêu thị là giá đã được niêm
yết, nhiều khi giá cao quá so với thị trường mà người ta khơng được mặc cả
thì cũng gây ảnh hưởng tới tâm lý không đi mua ở siêu thị nữa). Tính cách
này ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác của cuộc sống. Trong cơng việc: « Nếu
con làm việc tốt/nhân viên làm việc tốt /...thì bố mẹ, sếp,...thưởng cho con/em
nhé ». Trong tín ngưỡng, tơn giáo: “Con có lịng thành…kính xin thần, Phật
phù hộ, nếu được thần, Phật phù hộ con sẽ vô cùng biết ơn,…”. Sự mặc cả
xuất hiện nhiều trong tâm thức của người Việt.
Ở chợ, người ta cịn giao tiếp để biết thêm thơng tin vì vốn con người
rất tị mị, ra chợ gặp nhau là bn hàng và “bn cả chuyện” (tính dư luận
của làng xã) chợ cũng là một kênh truyền thông hiệu quả của nhân dân ta
ngày xưa. Chuyện tốt, xấu nhà ông A, bà B, cô nào sắp cưới anh nào, xấu,
đẹp, nhà giàu, nhà nghèo, chửa hoang,...đều được mang ra trao đổi. Người ta
mới có câu: « Bn dưa lê, bán dưa chuột » hay khi có chuyện gì mà cứ tới
đầu chợ thơi là lo có khi cả làng đã biết hết rồi. Mà thực tế thì ở chợ một đồn
mười, mười đồn một trăm, tin tốt thì tốt quá tốt, tin xấu thì người bị nhắc tới
chỉ cịn nước tìm đến cái chết. Vì xưa, đâu có gì để kiểm tra thông tin để biết
thực hư thế nào, người nọ rỉ tai người kia, từ người thứ nhất sang người thứ
hai, thơng tin đã bị sai lệch đi ít nhiều mà sang tới tận người thứ mười thì
khơng biết đã có bao nhiêu « mắm với muối » trong câu chuyện đó.
Người ta cịn giao tiếp để tăng cường quan hệ, tình cảm, những người

đàn ơng rủ nhau nhâm nhi chén rượu với đĩa lạc rang, thịt chó, thịt gà,... lai
dai cả buổi nhưng phụ nữ, con gái thì khơng dám ăn quà ngoài chợ, sợ bị làng
nước đánh giá hay ăn, sợ ế chồng,...Đôi khi những chuẩn mực ấy làm cho nhu
cầu cá nhân bị kiềm chế khắc nghiệt. Cũng có khi các bà, các mẹ, các chị, em
gặp nhau chia sẻ cách trồng trọt, chăn nuôi, chuyện gia đình,...

25


×