Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tang ma của người mường ở xã đồng sơn huyện tân sơn tỉnh phú thọ truyền thống và biến đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 83 trang )


Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa văn hóa dân téc thiÓu sè

         ‐‐‐‐‐‐‐‐***‐‐‐‐‐‐‐‐ 
 

 
 

 

TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ ĐỒNG SƠN,
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ:
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI

Gi¶ng viªn h−íng dÉn : GS. HỒNG NAM
Sinh viªn thùc hiƯn : HÀ THỊ THU PHƯƠNG

 
Hμ néi - 2014 


 


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận, ngồi sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,
em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Văn
hóa dân tộc thiểu số. Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn đến GS. Hồng
Nam – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện khóa luận.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban văn hóa xã Đồng Sơn và các cụ,
bà con cơ bác xã Đồng Sơn đã nhiệt tình cung cấp những tư liệu quý báu cho
em trong quá trình khảo sát, điền dã.
Do thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu cịn hạn chế nên bài
khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn để bài khóa
luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Hà Thị Thu Phương


 


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 6
3. Mục đích chọn đề tài ........................................................................................ 7
4. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu ...................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8
6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 8
7. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 9
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ
ĐỒNG SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ...................................... 10
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ............................................................................. 10
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình. ................................................................................. 10

1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................... 10
1.1.2.1. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 10
1.1.2.2. Khí hậu .................................................................................................... 10
1.1.2.3. Thủy văn.................................................................................................. 11
1.2. Người Mường ở xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú thọ ................. 11
1.2.1. Nguồn gốc dân số và phân bố dân cư ........................................................ 11
1.2.2. Hoạt động kinh tế ....................................................................................... 12
1.2.3. Đặc điểm về văn hóa .................................................................................. 12
1.2.3.1. Văn hóa vật chất ..................................................................................... 12
1.2.3.2. Văn hóa tinh thần .................................................................................... 16
1.2.3.3. Văn hóa xã hội ........................................................................................ 23
Tiểu Kết Chương 1 ............................................................................................. 25


 


Chương 2. TANG MA VÀ CHAY TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
MƯỜNG Ở XÃ ĐỒNG SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ ......... 26
2.1. Tang ma truyền thống của người Mường ở xã Đồng Sơn, huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ (đưa xác đi chôn) ................................................................ 26
2.1.1. Khái quát về tang ma của người Mường ở Đồng Sơn ............................... 26
2.1.1.1. Quan niệm về cái chết và thế giới người chết ......................................... 26
2.1.1.2. Quan niệm về tang ma ............................................................................ 28
2.1.2. Các nghi thức trong tang ma ...................................................................... 28
2.1.2.1. Nghi thức trước đám tang ....................................................................... 28
2.1.2.2. Nghi thức trong đám tang ....................................................................... 30
2.2. Nghi thức Chay truyền thống của người Mường ở xã Đồng Sơn (đưa
linh hồn người chết về với tổ tiên) .................................................................... 37
2.2.1. Lễ mát nhà mát cửa .................................................................................... 37

2.2.2. Lễ đóng cửa ................................................................................................ 37
2.2.3. Lễ 100 ngày ................................................................................................ 38
2.2.4. Lễ 3 năm ..................................................................................................... 39
2.2.5. Làm giỗ ...................................................................................................... 39
2.3. Một số quy định và kiêng kị ....................................................................... 40
2.3.1. Một số quy định về tang phục, thành phần tham dự, đồ cúng, đồ ăn thức
uống .................................................................................................................... 40
2.3.2. Một số kiêng kị........................................................................................... 43
2.4. Nghi thức cúng Mo ...................................................................................... 43
Tiểu Kết Chương 2 ............................................................................................. 50
Chương 3. BIẾN ĐỔI TRONG TANG MA VÀ CHAY TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ ĐỒNG SƠN, HUYỆN TÂN
SƠN, TỈNH PHÚ THỌ ...................................................................................... 52
3.1. Biến đổi về tang ma truyền thống ............................................................ 52


 


3.1.1. Biến đổi về nhận thức ............................................................................... 52
3.1.2. Biến đổi về nghi thức ................................................................................ 52
3.1.3. Biến đổi về các đêm mo ............................................................................. 54
3.2. Biến đổi về nghi thức chay truyền thống .................................................. 55
3.3. Nguyên nhân sự biến đổi ............................................................................ 56
3.4. Đánh giá sự biến đổi .................................................................................... 58
3.5. Bảo tồn và phát huy những giá trị trong tang ma ................................... 59
3.5.1. Những giá trị trong tang ma và chay truền thống của người Mường ở xã
Đồng sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................................................. 59
3.5.2. Khuyến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị qua
tang ma và chay của người Mường ...................................................................... 61

Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 63
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 67
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 68


 


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Mường là một dân tộc có số dân dứng thứ tư trong bảng danh
mục 54 dân tộc Việt Nam (sau Kinh, Tày, Thái). Theo số liệu của tổng cục
thống kê công bố ngày 04/01/2009 thì người Mường có số dân là 1.268.963
người.
Dựa vào kết quả nghiên cứu dân tộc học, khảo cổ học và nghiên cứu
dân gian cho thấy người Mường có chung nguồn gốc với người Kinh (Việt).
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng họ là cư dân bản địa.
Là một dân tộc có dân số đơng, nguồn gốc lịch sử lâu đời, văn hóa
Mường đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là một
kho tàng phong phú giàu bản sắc.
Nghiên cứu văn hóa Mường, khơng thể không chú ý đến các nghi lễ
liên quan đến chu kỳ đời người. Đặc biệt, tang ma truyền thống của người
Mường đã được các nhà nghiên cứu coi là một thành tố văn hóa quan trọng,
biểu hiện sắc thái riêng của dân tộc.
Theo sự hồi cố của các cụ cao tuổi thì tang ma của người Mường ở xã
Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện nay còn lưu giữ được nhiều giá
trị truyền thống, bởi vậy việc nghiên cứu tang ma của vùng này sẽ cho ta thấy
được sự phong phú và đa dạng trong văn hóa Mường. Đồng thời giúp ta phân
biệt được tang ma của người Mường với các dân tộc khác.

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngồi những mặt tích cực
mà cộng đồng cả nước nói chung và người Mường nói riêng đã có được thì
vẫn cịn những khó khăn và thách thức. Vì vậy, việc nghiên cứu tang ma của
người Mường ở xã Đồng Sơn sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học trong viêc
định hướng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đáp ứng với thời


 


kỳ mới, đồng thời loại bỏ những nghi thức không còn phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội hiện nay.
Để thực hiện tốt chỉ thị của thủ tướng Chính phủ về việc: “Thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, việc lễ hội ”. Việc nghiên cứu
tang ma có ý nghĩa và vai trị quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp phần nâng cao đời sống
văn hóa của đồng bào Mường. Góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất
nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
Từ thực tiễn nêu trên cho thấy việc nghiên cứu tang ma của người
Mường ở xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có một ý nghĩa và vai
trị vơ cùng quan trọng khơng chỉ riêng về thực tiễn mà cịn có ý nghĩa về mặt
lý luận như cung cấp cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mường, góp phần xây dựng, phát huy nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Là con em của bản Mường, với niềm tự hào về văn hoá Mường, được
học tập tại Khoa Văn hóa Dân tộc Thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
trong bài khóa luận về “ Tang ma của người Mường ở xã Đồng sơn, huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ: truyền thống và biến đổi ”, em mong muốn được góp
một phần cơng sức của mình vào việc phát hiện những nét văn hóa đặc trưng

của văn hóa Mường. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tang ma là một nghi lễ quan trọng trong chu kì đời người. Bởi vậy cho
đến nay vấn đề về tang ma đã trở thành vấn đề nghiên cứu của khơng ít nhà
nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngồi nước.


 


Đối với người Mường, tang ma là một nghi lễ quan trọng để bày tỏ lòng
biết ơn của người sống với người đã chết. Một nghi lễ thể hiện được văn hóa
đặc trưng của dân tộc Mường. Các vấn đề liên quan đến tang ma của người
Mường đã được đề cập đến trong một số cơng trình nghiên cứu sau:
“Nghi lễ trong chu kì đời người của người Mường ở Hịa Bình” của
Nguyễn Thị Song Hà.
“Tang lễ cổ truyền của người Mường” của Bùi Huy Vọng.
“Bước đầu tìm hiểu tang lễ cổ truyền Mường Bi” của Bùi Kim Phúc...
Các công trình nghiên cứu ấy đã khẳng định một bước tiến lớn trong
lịch sử nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường, góp phần làm cho nền văn hóa
Việt Nam thêm phong phú và đa dạng hơn.
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu ấy hầu hết chỉ đi sâu vào nghiên
cứu từng bước cụ thể trong đám tang truyền thống của người Mường ở
Hịa Bình mà chưa nói lên được sắc thái riêng của vùng. Trong khóa luận này
em chỉ ra sự khác nhau cơ bản trong đám tang của người Mường ở Phú Thọ
so với nhóm Mường ở Hịa Bình và Thanh Hóa, cũng như nét đặc trưng cơ
bản trong Tang Phục của người Mường ở Phú Thọ. Đặc biệt bài khóa luận
làm rõ được hai phần trong tang ma của người Mường là phần ma và phần
chay.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích trước tiên của đề tài là tìm hiểu tập quán tang ma của người
Mường ở xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong truyền thống và
biến đổi của tập qn ấy hiện nay. Thơng qua đó, đề tài sẽ chú ý làm rõ những
đặc điểm chung và sắc thái địa phương của tang ma Mường ở Đồng Sơn với
các vùng miền khác.
Dựa trên những đánh giá cụ thể, khách quan về những giá trị văn hóa
của dân tộc biểu hiện trong tang ma, sau đó sẽ đề xuất một số kiến nghị và


 


giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị trong nghi lễ tang ma
nói riêng, bảo tồn văn hóa truyền thống của người Mường ở Đồng Sơn nói
chung .
4. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là nghiên
cứu tang ma truyền thống và sự biến đổi trong tang ma của người Mường ở xã
Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi nghiên cứu về không gian là: xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi nghiên cứu về chuyên môn: Nghi lễ Ma và Chay trong tang ma
của người Mường trong truyền thống và những biến đổi trong tang ma hiện
nay.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ truyền thống cho đến hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chính. Thơng qua
việc điền dã, phỏng vấn các thầy mo, người cao tuổi trong làng và quan sát
thực tiễn một số đám tang của người Mường ở xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn,

tỉnh Phú Thọ. Tập hợp tư liệu làm cơ sở cho bài nghiên cứu, xử lý tư liệu
bằng kĩ thuật số và công nghệ thơng tin.
Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, qua các tài liệu
tham khảo đề tài nghiên cứu đạt kết quả cao hơn. Phương pháp xử lý tài liệu
như: mô tả, phân loại, so sánh... để hồn thiện bài.
6. Đóng góp của đề tài
Thơng qua nghi thức tang ma của người Mường ở xã Đồng Sơn, huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đề tài chỉ ra những nét đặc trưng về văn hóa truyền
thống tiêu biểu của người Mường ở nơi đây, đồng thời làm rõ xu thế biến đổi,


 


giao lưu và tiếp nhận những giá trị văn hóa mới từ các dân tộc khác trong
vùng.
Bài nghiên cứu còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi, bắt đầu rút
ra nhận xét và đề xuất kiến nghị nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa trong tang ma của người Mường ở xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau bài khóa luận này em mong muốn sẽ có điều kiện tốt hơn để nghiên
cứu những giá trị đặc sắc trong tang ma của người Mường ở Đồng sơn, Tân
sơn, Phú thọ để từ đó có những giải pháp thiết thực và cụ thể cho toàn thể
nhân dân, để cùng nhau bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, khóa
luận gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên và người Mường ở xã Đồng Sơn,
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chương 2: Tang ma và Chay truyền thống của người Mường ở xã

Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Biến đổi trong Tang ma và Chay truyền thống của người
Mường ở xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

10 
 


Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NGƯỜI MƯỜNG
Ở XÃ ĐỒNG SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình.
Đồng Sơn là xã đặc biệt khó khăn của huyện tân sơn, nằm cách trung
tâm huyện 20km về phía Tây. Phía Bắc giáp xã Thu Cúc; Phía Nam giáp xã
Xuân Sơn; Phía Đơng giáp xã Lai Đồng; Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh
Sơn La. Từ vị trí này cho thấy văn hóa của người Mường ở trên địa bàn xã đã
có sự giao lưu với các nền văn hóa của các vùng lân cận trong đó có tang ma
truyền thống.
Là một xã miền núi nên địa hình xã Đồng Sơn chủ yếu là đồi núi cao,
giao thông đi lại khó khăn, diện tích đất trồng lúa hạn hẹp... Địa hình này đã
có sự tác động đến văn hóa truyền thống của dân tộc như lựa chọn nơi cư trú,
và các sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Phong phú và đa dạng với nhiều loại động, thực vật khác nhau. Diện
tích rừng tự nhiên khơng cịn nhiều nên đã ảnh hưởng đến các sinh hoạt văn
hóa của vùng.
1.1.2.1. Thổ nhưỡng
Hàm lượng dinh dưỡng của đất từ trung bình đến nghèo, độ PH từ trung
bình đến chua. Do độ dốc lớn nên có hiện tượng rửa trơi bề mặt nên chỉ thích

hợp với trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày là chủ yếu. Điều này ảnh hưởng đến
các lễ vật cúng tế trong tang ma của người Mường.
1.1.2.2. Khí hậu
Đồng Sơn là xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Gió chia làm 2 mùa
chính: gió mùa đơng Nam từ tháng 5 đến tháng 10 vào mùa mưa và gió mùa

11 
 


đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có kèm theo sương giá gây khó
khăn và thiệt hại cho trồng trọt, chăn ni.
1.1.2.3. Thủy văn
Xã có 2 dịng suối chính là suối Thân và suối Thúc, nguồn nước chủ
yếu là từ các dòng suối nhỏ đổ về. Đây chính là nguồn nước chính phục vụ
cho sản xuất lúa nước và phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của người dân
trong xã.
1.2. Người Mường ở xã Đồng Sơn, huyện Tân sơn, tỉnh Phú Thọ
1.2.1. Nguồn gốc, dân số, phân bố dân cư
Nguồn gốc dựa vào kết quả từ nghiên cứu dân tộc học, khảo cổ học và
văn học dân gian cho thấy người Mường có chung nguồn gốc với người Kinh
(Việt). Tuy vấn đề về nguồn gốc của người Mường và người Kinh hiện nay
vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho
rằng họ là người cư dân bản địa, ý kiến được nhiều người tán đồng nhất là tổ
tiên của người Việt Mường là người Lạc Việt một chủ nhân của văn hóa
Đơng Sơn. Các thời kỳ sau do những ngun nhân và điều kiện lịch sử nhất
định mà sự phân hóa đã nảy sinh, khối cộng đồng Lạc Việt đã phân ly thành
Kinh – Mường.
Người Mường ở Phú Thọ nói chung và người Mường ở xã Đồng Sơn,
huyện Tân Sơn nói riêng chủ yếu là cư dân gốc định cư từ lâu đời, một số ít di

cư từ Hịa Bình lên đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước.
Về dân số: theo số liệu của tổng cục thống kê công bố năm 2009 thì
người Mường có số dân là 1.268.963 người.
Phú Thọ là một trong những địa bàn cư trú chủ yếu của người Mường.
Người Mường ở Phú Thọ hiện nay có 165.748 người chiếm 13,62% dân số
(Theo số liệu điều tra ngày 1/4/2001). Chiếm 91% dân tộc thiểu số trong toàn
tỉnh.

12 
 


Người Mường ở xã Đồng Sơn phân bố đồng đều ở các xóm Mít 1, Mít
2, Măng 1, Măng 2, Xuân 1, Xuân 2. Dân số của các xóm này đại đa số là
người Mường, chỉ có một số ít là người dân tộc khác di cư đến nhưng họ cũng
sinh hoạt giống như người Mường.
1.2.2. Hoạt động kinh tế
Đồng bào Mường ở xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ sống
ổn định từ lâu đời, định canh, định cư ở các vùng núi thấp nơi có nhiều đất
sản xuất và gần đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại và làm ăn. Nguồn
sống chủ yếu là thâm canh cây lúa nước, kết hợp với nương rẫy và phát triển
chăn nuôi các loại gia súc gia cầm như: trâu, bò,lợn, gà, vịt... phục vụ cho sản
xuất cũng như phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và lễ vật cúng tế. Đồng bào
Mường ở đây trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp trở thành lương thực
ăn hàng ngày của họ. Do vậy trong các nghi lễ của người Mường đặc biệt
trong lễ vật cúng tế không thể thiếu xơi.
Ngồi lúa nước các hộ gia đình người Mường cịn có nghề phụ như:
khai thác lâm sản gỗ, tre, nứa, mây… cùng với nghề thủ công ươm tơ, dệt vải,
đan lát và chăn ni gia cầm. Vì vậy các lễ vật cúng tế cũng như tang ma hầu
hết là do họ tự làm ra.

Nhiều phụ nữ Mường dệt thổ cẩm với kĩ thuật tinh xảo. Và các bộ Tang
phục của người Mường đều do đồng bào tự dệt.
1.2.3 Đặc điểm về văn hóa
1.2.3.1. Văn hóa vật chất
Bản Làng
Người Mường ở xã Đồng Sơn sống tập trung thành từng xóm ở chân
núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sơng suối... Mỗi xóm có khoảng vài chục
nóc nhà khơng có một quy định chung nào về cách thức xây dựng cũng như

13 
 


hướng nhà. Tên xóm được đặt theo tên của loại cây, măng, và tên con suối.
Các gia đình anh em, họ hàng thường ở sát nhà nhau trong xóm.
Cấu trúc nhà ở
Nhà ở của người Mường nói chung và người Mường ở xã Đồng Sơn
nói riêng thể hiện đậm nét các giá trị văn hóa truyền thống.
Do lượng mưa nhiều và độ ẩm cao, địa hình đồi núi nên đại bộ phận
người Mường ở Đồng Sơn ở nhà sàn, kiểu nhà 4 mái, phần trên sàn là người
ở, dưới gầm sàn là chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo và các cơng cụ sản
xuất khác. Khi gia đình có tang sẽ được thực hiện ở gian đầu của nhà sàn,
gần bàn thờ tổ tiên.
Trong sử thi “ Đẻ đất đẻ nước” có một áng nhỏ về kỹ thuật dựng nhà
của người Mường. Chuyện kể rằng xưa kia con người chưa có nhà ở phải trú
ngụ trong những bụi cây, hốc đá. Một hôm Tá Cần bắt được một con rùa, định
đem làm thịt thì con rùa van xin ông và hứa nếu được tha rùa sẽ nói cách làm
nhà. Nghe vậy Tá Cần tha cho rùa rồi rùa mách bảo rằng:
Bốn chân tôi là bốn cái cột
Hai vỉa sườn là hai mái nhà

Xương sống nên địn nóc bắc kéo cái
Xương sườn nên rui
Lễ đầu làm lối lên cửa chạn
Theo lời rùa Tá Cần dựng nhà, dựng lần đầu không thành công, dựng tiếp lần
hai lại đổ, dựng đi, dựng lại không thành công, ông nổi giận định quăng rùa
vào lửa, mỗi lần như vậy rùa lại chỉ vẽ cho Tá Cần kĩ lưỡng hơn, cuối cùng
Tá Cần cùng dân Mường dựng được ngôi nhà làm nơi ăn chốn ở.
Đầu hồi nhà của người Mường bao giờ cũng có một chiếc đuống.
Đuống là dụng cụ để vị thóc, đồng thời là dụng cụ báo hiệu khi nhà có việc

14 
 


lớn như đám cưới, đám tang. Bên cạnh đó đuống còn là nhạc cụ gõ tạo nên
những bản nhạc đặc sắc trong những ngày lễ tết, hội hè.
Nhà sàn của người Mường ở xã Đồng Sơn, Tân sơn, Phú Thọ khác với
người Mường ở vùng khác là chỉ có một cầu thang đi lại. Vì họ quan niệm:
nhà 2 cầu thang sẽ mang lại sự xui xẻo, của cải sẽ không giữ được trong nhà
“vào đầu này ra đầu kia” nên cả vùng khơng thấy loại nhà có 2 cầu thang. Do
đó khi nhà có tang, lúc chuyển quan tài ra ngồi họ phải chuyển qua cửa sổ.
Vì theo quan niệm của người Mường ở vùng này thì cầu thang chỉ dành cho
người sống.
Khn viên trong gia đình của người Mường thường có hàng cau và
cây mít. Vì vậy trong các nghi lễ chu kì đời người cũng như trong các sinh
hoạt tín ngưỡng khác, lễ vật cúng bao giờ cũng phải có trầu cau.
Trang phục: Trang phục của người Mường ở Đồng Sơn mang những
sắc thái riêng vẫn còn được lưu giữ, chủ yếu trong lớp người cao tuổi. Nam
mặc áo xẻ ngực, cổ trần, hai túi dưới hoặc túi trên ngực trái, màu chàm. Quần
dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp.

Bộ y phục phụ nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo.
Khăn đội đầu là loại khăn vng màu đen có kích thước 75x75cm khơng thêu
thùa, khi đội khăn họ búi tóc sau gáy rồi buộc khăn trùm phía ngồi. Áo được
cắt may bằng vải thô tự dệt, thường nhuộm màu nâu hoặc để trắng. Áo may
kiểu tứ thân không xẻ tà, giữa sống lưng có đường khâu chia áo thành hai nửa
bằng nhau. Cổ áo trịn khơng có cúc cài hoặc cổ áo liền với nẹp ngực có đơm
cúc cài. Tay áo liền với thân được nối ở giữa tay. Yếm được may bằng vải thơ
tự dệt màu trắng hoặc đỏ, hình vng rộng 50cm, hai đầu có đính hai dây
buộc sau gáy, hai cạnh có đính dây buộc ngang lưng. Váy là loại váy kín màu
đen. Tồn bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa
văn của cạp váy nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Thắt lưng bằng vải tơ tằm

15 
 


nhuộm xanh, dài 300cm, rộng 28cm, khi dùng họ gập nhỏ theo chiều dọc và
quấn nhiều vòng xung quanh người, hai đầu để buông sau lưng hoặc giắt hai
bên cạnh. Ngày nay, thanh niên Mường ở Đồng Sơn ăn mặc như người Kinh.
Đặc biệt người Mường ở Đồng Sơn còn có trang phục riêng cho tang
ma hay cịn gọi là tang phục.
Ẩm thực: Người Mường ở Đồng Sơn cũng giống như nhiều nơi khác,
họ vẫn tự hào về ẩm thực của họ. Điều đó được ghi nhận qua việc lưu truyền
trong xã hội những câu ca dao khá nổi tiếng như:
“củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong”
hoặc:
“cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui
ngày lui tháng tới”.
Trong xã hội truyền thống của người Mường do nguồn lương thực còn
hạn chế do vậy đồng bào phải kiếm lương thực từ những thứ có sẵn trong tự

nhiên như: “Củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong” để làm thức ăn hàng
ngày của họ và sau này những món ăn đó lại trở thành những món ăn được
nhiều người u thích.
Văn hóa truyền thống của người Mường có thể được khái quát qua câu
ca dao “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới” qua đó ta
thấy được người Mường rất thích ăn cơm đồ và ở nhà gác, họ đi lấy nước
ngoài giếng đựng vào ống nứa dài sau đó vác về dựng để ở vách nhà. “Ngày
lui tháng tới” là cách tính ngày riêng trong lịch Khao Đoi – bộ lịch riêng của
người Mường.
Người Mường thích ăn các món đồ như xơi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ.
Cơm rau đồ chín được dỡ ra lá tãi đều cho khỏi nát trước khi ăn.

16 
 


Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị
đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong ngày tết, lễ cưới,
ma chay. Ngồi ra cịn có rượu trắng.
Ngày thường, theo tập quán người Mường uống nước nấu bằng lá hoặc
rễ pạng. Hiện nay hàng ngày họ cũng uống nước chè tươi, chè khơ và các loại
nước giải khát có ga khác.
Cổ truyền người Mường đã có tập quán hút thuốc lào. Không chỉ nam
giới mà cả phụ nữ người Mường cũng nghiện thuốc lào.
Công cụ lao động: Công cụ làm đất chủ yếu của người Mường là chiếc
cày chìa vơi và chiếc bừa đơn nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre.
Phương tiện vận chuyển: phụ nữ phổ biến dùng loại gùi đan bằng giang
hoặc tre, bốn góc nẹp thành thẳng đứng có dây đeo qua vai để chun trở.
Địn gánh có mẫu ở hai đầu cũng thường được sử dụng. Nước sạch được chứa
trong ống nứa to, dài hơn một mét vác từ bến nước về dựng ở hai bên vách

nhà để dùng dần. Ngày nay nhiều gia đình cũng đựng bằng thùng hoặc xô. Để
chuyển vật to, nặng đồng bào phải dùng cây tre hoặc cây bương to và chắc để
khiêng.
1.2.3.2. Văn hóa tinh thần
Ngơn ngữ và chữ viết
Vê ngơn ngữ: Tiếng Mường thuộc nhóm ngơn ngữ Việt Mường (Ngữ
hệ nam á), rất gần với tiếng Kinh: Những từ không dấu trong tiếng Kinh thì
giữ ngun thành tiếng Mường. Ví dụ như con chim, con voi, cho…
Trong khi Cúng thầy cúng thường dùng tiếng Mường để cúng, và có
những bài cúng bằng Thơ.
Về chữ viết: Hiện nay người Mường vẫn chưa có hệ thống chữ viết
riêng.

17 
 


Tín ngưỡng và tơn giáo
Tín ngưỡng: Cũng giống người Kinh trong các gia đình người Mường
đều có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, họ tin rằng người chết sang thế giới bên
kia vẫn có cuộc sống tương tự ở trần gian. Ngồi ra người Mường ở Đồng
Sơn có tín ngưỡng đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh như: tín ngưỡng
thờ đá, thờ quả, thờ cây lúa, thờ cây mía…
Tục thờ đá: Từ những tảng đá có hình dáng kì dị nhân dân đã tưởng
tượng ra những vật linh thiêng, những thần thánh có sức mạnh siêu phàm có
thể trừ được tàn ác, làm điều thiện. Tục thờ đá biểu hiện rõ nhất trong việc thờ
ba hòn đầu rau (Tiếng Mường gọi là hòn nục). Ba hòn nục đều bằng đá, chạm
đầu vào nhau hàm ý để giữ lửa.
Tục thờ cây si: Trường ca sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước kể rằng: Con người
được đẻ ra từ rễ cây si, cây si là cây thần. Có cây si mới đẻ ra đất nước, trời

biển và mn lồi. Ngồi cây si, cây mía cũng là giống cây có hồn phải thờ
cúng. Cây mía gắn với vịng quay của một đời người Mường. Lúc mới sinh
dùng cây mía về cúng để giữ vía cho đứa trẻ phát triển. Khi già mất đi cây
mía là vật vác trên vai ơng tế nhà xe.
Người Mường ở Đồng Sơn chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, do vậy
họ có tục thờ cây lúa: Vào lúc lúa trổ bông, họ chọn lấy vài bông to về treo
trên gác bếp với ý nghĩ để giữ vía lúa ở lại nhà. Họ quan niệm nhà nào thờ
cúng tốt thì vía lúa mẹ sẽ gọi vía lúa con về sinh sôi nảy nở.
Tục thờ quả: Người Mường cũng như một số dân tộc thiểu số cho rằng:
Loài người sinh ra từ một quả bầu, quả bí, vào ngày khánh thành nhà mới hay
ngày tết bao giờ cũng có quả bầu hoặc bí để dựa vào cột cái của ngơi nhà, cầu
mong mọi người ở ngơi nhà đó mạnh khỏe.

18 
 


Thờ chủ đất: Đến Đồng Sơn ta thấy gia đình nào cũng có một miếu con
bằng tre ở góc sân, hoặc trước nhà, đó là miếu thờ thổ cơng. Vào dịp đầu năm
khi họ ăn tết họ đều khấn ông thổ cơng mong ơng giúp đỡ gia đình họ.
Ngồi ra cịn có tục thờ mó nước, thờ động vật... Như vậy tín ngưỡng
có vai trị quan trọng trong tang ma của người Mường như quan niệm con
người có 2 phần là thể xác và linh hồn. Khi chết mặc dù xác được đem đi
chôn nhưng hồn vẫn sống ở thế giới bên kia.
Tôn giáo: Người Mường ở Đồng Sơn hầu như khơng đi theo tơn giáo
chỉ một số ít theo đạo Phật và đạo Thiên chúa nhưng có sự khác biệt là mọi
nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo.
Tóm lại Người Mường đã xác lập cho mình một tơn giáo và tín ngưỡng
bao gồm các yếu tố đa thần bản địa, nặng về tự nhiên, cùng với việc thờ chúa
và phật. Tuy nhiên họ chưa xác lập cho mình một tơn giáo chính thống. Tơn

giáo ở đây mang đặc tính đa thần tạp loại.
Lễ hội: Với loại hình kinh tế nơng nghiệp và phương thức canh tác
ruộng nước chủ đạo, hầu hết các nghi thức, nghi lễ và nội dung lễ hội ở đây
đều mang ý nghĩa cầu mùa. Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm như:
sắc bùa, hội cầu mưa (vào tháng 4), lễ cơm mới…
Lễ hội “xuống đồng” là một lễ quan trọng của người Mường ở Đồng
Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 07 tháng 01 âm lịch hàng năm nhằm
cầu mong ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt cho dân bản và cảm ơn thần
linh đã phù hộ cho dân làng.
Văn nghệ dân gian: Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá đa
dạng và phong phú. Đó là những sáng tạo độc đáo, những sản phẩm lao động
trí óc phản ánh tồn tại xã hội Mường trong lịch sử. Qua đó ta thấy được thế
giới tâm hồn, đời sống tâm linh, khát vọng sống, ước mơ, lý tưởng thẩm mỹ
của cộng đồng Mường.

19 
 


Văn học dân gian
Văn học dân gian của người Mường rất phong phú, đa dạng và có
những tác phẩm nổi bật, đặc sắc vượt ra khỏi giới hạn tộc người như Đẻ đất
đẻ nước, Nàng Nga Hai Mối, Vườn Hoa Núi Cối... Những tác phẩm này đã
trở nên quen thuộc đối với độc giả, đặc biệt là tác phẩm Đẻ đất đẻ nước. Đó là
sử thi thần thoại của người Mường.
Âm nhạc dân gian
Trước hết là hệ thống nhạc cụ. Người Mường là chủ nhân của trống
đồng. Môi trường sử dụng của trống đồng là tang lễ, đám cưới, sinh hoạt, ca
múa của cộng đồng. Trống đồng không chỉ là nhạc cụ đơn thuần mà nó là vật
thiêng của người Mường. Vì vậy âm nhạc của trống đồng là âm nhạc có tính

chất linh thiêng ln được người Mường gìn giữ trân trọng.
Phổ biến hơn trống đồng là cồng chiêng. Từ xa xưa, âm thanh cồng
chiêng đã trở thành quen thuộc trong sinh hoạt của người Mường. Cồng
chiêng có mơi trường diễn xướng đa dạng và nổi bật trong các lễ hội đặc biệt
là hội séc bùa. Cồng chiêng sử dụng trong đám ma khác với đám cưới, lễ hội
về tính chất âm thanh, số lượng cồng chiêng với độ dài ngắn khác nhau.
Ngồi ra người Mường cịn sử dụng các loại nhạc cụ như: sáo, nhị, trống,
kèn...
Kèm theo sự phong phú của nhạc cụ là sự đa dạng của các làn điệu dân
ca. Người Mường có nhiều loại hình dân ca đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao.
Mỗi hồn cảnh đều có những làn điệu phù hợp với tâm trạng, tình cảm. Dân
ca sinh hoạt của người Mường nổi tiếng với những làn điệu: hát ru, hát
thường đang, hát giao duyên, hát đúm, hát bọ mẹng, hát séc bùa... Những làn
điệu này gắn bó với những sinh hoạt cộng đồng của người Mường.
Hát séc bùa được nhiều người ưa thích. Cứ vào dịp đầu năm, sau khi
đón tết Nguyên Đán, người Mường lại nô nức tổ chức Sắc bùa. Bắt đầu từ

20 
 


ngày mùng Một Tết, họ tập hợp nhau lại thành một nhóm gọi là Phường bùa
và tập hợp những cái chiêng trong làng theo đủ số lượng mà phường bùa cần
dùng đến. Họ tập hợp nhau tại một địa điểm đã định sẵn và bắt đầu đi Sắc bùa
tới tất cả mọi nhà trong làng. Trong lễ Sắc bùa ấy không thể thiếu được tiếng
chiêng và tiếng Rằng Thường. Những tiếng Rằng Thường là những lời chúc
tốt lành đầu năm mà Phường bùa mang đến cho gia chủ. Phường bùa bắt đầu
đi từ đầu làng đến cuối làng, nhà nào họ cũng ghé thăm và chúc những điều
tốt đẹp nhất đến gia chủ bằng những lời Rằng Thường. Phường bùa đi từ nhà
này đến nhà khác trong làng họ đánh chiêng tới sân nhà và dừng lại trước càu

thang lên nhà sàn. Khi tiếng chiêng vừa dứt thì tiếng Rằng Thường được cất
lên.
Bên cạnh dân ca sinh hoạt người Mường cịn có dân ca nghi lễ. Qua các
bài dân ca nghi lễ ta sẽ hiểu thêm được đời sống tâm linh của người Mường.
Khác với dân ca sinh hoạt dân ca nghi lễ có nội dung trừu tượng, dài hơn, khó
nhớ và bị giới hạn mơi trường diễn xướng, nghệ nhân diễn xướng. Dân ca
nghi lễ của người Mường gồm có hát mỡi và hát mo.
Mo là những bài lễ ca dùng để tiễn đưa linh hồn người chết trong tang
ma và một số nghi lễ cầu cúng khác của người Mường. Người am hiểu sâu
sắc, có khả năng diễn xướng thành thạo thể loại hát mo là thầy mo Mường.
Giống như hát mo, hát mỡi là dân ca nghi lễ. Tính chất nghệ thuật của hát mỡi
khơng đặc sắc như hát mo. Hát mỡi đậm chất tâm linh, thiên về bói tốn. Một
phần rất nhỏ các bài hát mỡi là những lời thơ trao tình giữa các cơ gái, các bà
cụ với bà mỡi. Nó diễn tả những cuộc tình trắc trở, đầy oan trái, đẫm nước
mắt của người Mường.
Múa dân gian
Múa là một hoạt động phổ biến và được u thích trong sinh hoạt văn
hóa của bất cứ cộng đồng người nào. Người Mường cũng vậy, họ rất say mê

21 
 


múa và sáng tạo ra nhiều điệu múa đặc sắc, vui tươi và có giá trị về nghệ thuật
và có ý nghĩa thể hiện. Những điệu múa đó là kết tinh trí tuệ, tình cảm, ước
vọng của cộng đồng Mường trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
mình.
Múa dân gian bao gồm múa nghi lễ và múa sinh hoạt. Hai dạng thức
múa này tuy được phân chia nhưng chỉ mang tính tương đối. Có những bài
múa được dùng dùng trong cả hai trường hợp như múa trống đồng, múa gậy.

Múa sinh hoạt bao giờ cũng giản dị, dễ hiểu, vui tươi, môi trường diễn xướng
phong phú đa dạng. Cịn mơi trường diễn xướng của múa nghi lễ hạn hẹp,
tính chất múa thần bí, khó hiểu và khơng có tính chất cộng đồng mà chỉ do cá
nhân đứng ra đảm nhiệm.
Múa nghi lễ của người Mường khá phong phú, bao gồm: múa quạt ma,
múa kiếm, múa trống đồng, múa mỡi. Múa quạt ma do các cháu dâu, con dâu
với quạt cầm trên tay, theo tiếng chuông của thầy mo, đưa quạt ra phía trước
rồi kéo lại phía người mình. Động tác đó mơ phỏng động tác quạt ngày
thường. Qua động tác múa quạt ma, Người Mường muốn an ủi, quạt mát cho
linh hồn của người chết để họ ra đi trong nhẹ nhàng và sự yêu thương của con
cháu.
Múa kiếm do thầy mo đảm nhiệm trong quá trình diễn xướng mo ở các
đám tang hoặc các nghi thức chữa bệnh cầu cúng... Thầy mo có sử dụng đến
kiếm để biểu diễn một số động tác có hình thức ma thuật. Các động tác với ý
nghĩa thể hiện sức mạnh của thầy mo, mô phỏng hành động của nhân vật
được phản ánh trong mo, biểu trưng cho quyền lực, uy thế để diệt trừ ma quái
nhằm đem lại bình yên, may mắn cho cộng đồng tham gia hành lễ.
Múa mỡi là hình thức múa của các bà mỡi trong nghi thức cúng.
Múa sinh hoạt của người Mường gồm múa sạp, múa khua đuống, pồn
pông, múa xéc bùa và múa gậy. Mỗi loại múa có ý nghĩa, đạo cụ, mơi trường

22 
 


diễn xướng khác nhau nhưng đều được dùng trong sinh hoạt cộng đồng với
tính chất vui tươi, sơi nổi và tập thể. Múa sinh hoạt đem lại cho con người sự
hứng khởi, giải tỏa buồn phiền, lo lắng và giúp gắn kết các cá nhân trong
cộng đồng Mường lại với nhau.
Sân khấu dân gian, diễn xướng dân gian

Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mường có khá nhiều văn
hóa xã hội có thể coi là sân khấu dân gian. Đó là tang ma, đám cưới, đám hỏi,
lễ hội... Tùy theo từng vùng, thời gian, điều kiện tổ chức mà tính chất của sân
khấu dân gian khác nhau.
Lễ hội là một sân khấu dân gian lớn. Trong lễ hội có đầy đủ các loại
hình: âm nhạc dân gian, múa dân gian, văn học dân gian, diễn xướng dân
gian...
Đám ma cũng được coi là một loại hình sân khấu dân gian. Đó là sân
khấu tâm linh có ý nghĩa nhân văn rộng lớn. Nó là tiếng khóc của cộng đồng
tiễn đưa linh hồn người chết về với mường trời, về với tổ tiên. Nói rằng: tang
ma là sân khấu tâm linh khơng có nghĩa tang ma mất đi giá trị thiêng liêng
đặc trưng vốn có của tang ma mà muốn chú ý đến tính chất nghệ thuật hiện
hữu trong tang ma của người Mường.
Trong suốt quá trình lịch sử, người Mường đã sáng tạo ra một kho
tàng văn nghệ dân gian đặc sắc và phong phú. Những loại hình văn nghệ dân
gian ấy là sản phẩm lao động trí óc của cộng đồng Mường qua nhiều thế hệ.
Vốn văn nghệ ấy đa dạng về loại hình: văn học dân gian, múa dân gian, âm
nhạc dân gian... Các loại hình ấy khơng tách biệt mà kết hợp hài hịa với nhau,
tăng giá trị của nhau.
Nghệ thuật tạo hình, trang trí dân gian
Đặc sắc và có giá trị hơn cả trong nghệ thuật tạo hình dân gian Mường
phải kể đến tạo hình trên trang phục. Đặc biệt là cạp váy Mường. Hoa văn

23 
 


trên cạp váy Mường không chỉ đơn thuần là những mơ típ hoa văn trang trí
thơng thường mà nó ẩn chứa những giá trị lịch sử quý giá về mối quan hệ
Việt-Mường. Các mơ típ hoa văn trên cạp váy Mường có nhiều nét tương

đồng với mơ típ hoa văn trang trí trên trống đồng. Cạp váy Mường Nó thể
hiện tài năng, phẩm chất, tâm hồn của người phụ nữ Mường.
Tri thức dân gian: Người Mường có vốn tri thức dân gian phong phú và đa
dạng, trong việc làm nhà, cây thuốc nam, chữa bệnh bằng bùa chú, trong lịch
pháp, trồng trọt, chăn nuôi... Hầu hết những tri thức này phổ biến trong mọi
lĩnh vực của đời sống người dân.
1.2.3.3.Văn hóa xã hội .
Tổ Chức Gia Đình
Người Mường ở Đồng Sơn phổ biền kiểu gia đình 2-3 thế hệ. Gia đình người
Mường đã mang tính chất phụ quyền rất rõ rệt, quyền lưc của người đàn ơng –
chủ gia đình được xác lập một cách vững chắc. Con cái sinh ra lấy họ cha,
quyền con trai trưởng được coi trọng và con trai trong gia đình được quyền
thừa kế tài sản trong đó người con trai trưởng được phần nhiều hơn. Tất cả
mọi gia đình đều thờ cúng tổ tiên. Con trai trưởng có trách nhiệm trơng coi
mồ mả tổ tiên và chịu trách nhiệm làm ma chay.
Quan Hệ Dòng Họ
Người Mường ở Đồng Sơn cũng giống như nhiều nơi khác theo chế độ
Lang Đạo.
Các dòng họ chủ yếu chia nhau cai quản các vùng là: họ Đinh, họ
Quách, họ Bạch, họ Hà… Trong số đó họ Hà có thế lực mạnh nhất. Đứng đầu
mỗi Mường là các Lang Cun, dưới là Lang xóm hoặc Lang Đạo.
Tục Lệ Cưới Xin
Người Mường ở Đồng Sơn có quan điểm khá cởi mở trong việc hơn
nhân. Trai gái tự do u đương, tìm hiểu nhau nếu ưng ý thì báo cho gia đình

24 
 


biết để chuẩn bị lễ cưới. Lễ cưới của người Mường cũng giống như người

Kinh phải trải qua các bước: Chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu.
Tập Quán Sinh Đẻ và Nuôi Dạy Con Cái
Tập quán sinh đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh của người Mường nhìn chung
cũng giống các dân tộc ở vùng thấp khác. Nhưng do điều kiện kinh tế, xã hội
mang sắc thái riêng, tập quán này cũng bị chi phối. tạo nên những đặc điểm
riêng.
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cũng được chăm sóc tận tình
như các dân tộc khác, nhưng họ phải kiêng kị nhiều thứ hơn, đặc biệt là trong
ăn uống. Thức ăn của sản phụ thường là rau vì đồng bào quan niệm cho sản
phụ ăn nhiều thịt họ có thể bị xanh xao, gầy mịn.
Người Mường cũng đẻ bên cạnh bếp lửa do mẹ chồng hay mẹ đẻ đỡ đẻ.
Người chồng không cùng ngồi đỡ đẻ như người Thái. Một số trường hợp
cũng mời thầy mo cúng để sản phụ đẻ dễ hơn. Sau khi đẻ sản phụ phải nằm
bếp ít nhất một tháng, có nơi ba tháng mới ra suối tắm lại bình thường.
Việc ni con của người Mường cũng có nhiều đặc điểm riêng. Khi trẻ
còn nhỏ các bà mẹ Mường thường lấy sợi chỉ hoặc sợi vải ở váy của mình
buộc vào cổ tay của con, để ngăn tà ma. Khi có việc phải đưa con ra khỏi nhà,
họ lấy nhọ nồi bôi lên trán đứa trẻ để đánh dấu. Nếu trẻ quấy, khóc, không
chịu ăn, họ mang cơm nếp, trứng gà luộc, vợt xúc cá ra ngã ba đường làm lễ
gọi vía.
Tập Quán Tang Ma
Đạo lý Mường đề cao tình nghĩa với người quá cố, các bậc cha chú
thường dạy: nghĩa tử là nghĩa tận. Đám ma người Mường tổ chức theo dòng
họ, kết hợp với làng xóm nơi cư trú. Từ lúc người ốm lâm bệnh nặng họ gần
cùng túc trực chạy chữa, lo liệu. Khi có người lâm chung, họ gióng chiêng
trống báo hiệu cho anh em, bà con gần xa.

25 
 



×