Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người mường ở xã quảng lạc, huyện nho quan, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.65 MB, 56 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ở châu
Á, đặc biệt với 3/4 lãnh thổ là đồi núi đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao. Việt
Nam được xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới
[22]. Gần đây, theo thống kê mới nhất của Viện Dược liệu (2006), ở Việt Nam có
3.948 loài cây thuốc thuộc 307 họ thực vật và nấm, chiếm khoảng 37% số loài đã
biết. Số loài cây thuốc ở Việt Nam chiếm khoảng 19% so với 20.000 loài cây thuốc
trên thế giới (IUCN, 1992) [50].
Nghiờn cứu về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc
ở Việt Nam có vai trò quan trọng, nhất là trong hoạt động bảo tồn nguồn gen thực
vật làm thuốc. Trải qua quá trình lịch sử, tri thức về cây thuốc được lưu truyền từ
đời này sang đời khác, hình thành nên một nền văn hóa Việt đa dạng, đặc trưng của
vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, xã hội phát triển kéo theo sự lãng quên và xói mòn
các kinh nghiệm và tri thức y học truyền thống cùng với sự tiện dụng của “thuốc
tõy” làm sự tin dùng vào thuốc cổ truyền ngày càng suy giảm. Hơn nữa, nhiều vùng
dân tộc thiểu số không còn chú trọng đến việc sử dụng cây thuốc truyền thống.
Đồng thời, các ông lang, bà mế người dân tộc thiểu số đang giảm nhanh, họ ra đi
mang theo cả tri thức về cây thuốc mà chưa có sách nào ghi chép lại được, đặc biệt
thế hệ trẻ ít người tiếp thu những kinh nghiệm quý báu đó, dẫn đến các kinh nghiệm
quý báu và độc đáo của các dân tộc thiểu số dần bị mai một.
Mặt khác, rừng và hệ sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng do nhiều nguyên
nhân như: du canh du cư, chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy… Đặc biệt, tình
trạng lạm dụng khai thác mà không đi đôi với bảo tồn, dẫn tới sự suy giảm nguồn
tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Điều này cho thấy tình
trạng tài nguyên cây thuốc đang ở mức báo động, vì thế cần phải có một số biện
pháp như: khai thác kết hợp với gây trồng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân
về giá trị của thực vật dùng làm thuốc… để bảo tồn những tri thức y học bản địa.
Xã Quảng Lạc là một xã miền núi, nằm ở phía Nam cuối huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình, dân số chủ yếu người Mường. Với địa hình phần lớn là đồi núi đá


vôi thuận lợi cho hệ thực vật phát triển, đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc. Tuy
nhiên, những năm gần đây nguồn gen cây thuốc nơi đây đang có nguy cơ bị suy
2
giảm do chưa được đầu tư, quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm
bản địa của người Mường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”
nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Điều tra những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và bài thuốc chữa bệnh của
đồng bào dân tộc Mường xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
- Tiến hành thu mẫu ở thực địa, xác định tên khoa học và xây dựng Danh lục
thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu.
- Phân tích và đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc ở xã Quảng Lạc,
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình phục vụ cho công tác bảo tồn.
- Điều tra, phát hiện những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện
có ở khu vực nghiên cứu.
- Sàng lọc những cây thuốc có chứa coumarin, bước đầu định tính bằng phản
ứng đóng mở vòng lacton và phương pháp sắc kí lớp mỏng.
- Đánh giá hiệu quả dịch chiết chứa coumarin của 10 loài cây thuốc trên một
số vi sinh vật gây bệnh.
3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐẾ TÀI
- Đây là nghiên cứu đầu tiên về tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử
dụng theo kinh nghiệm bản địa của người Mường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình.
- Đã sàng lọc được 10 loài cây thuốc mới có chứa hợp chất coumarin và bước
đầu thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết chứa coumarin của các cây
thuốc.
3
Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam
Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên để tìm thức ăn, tổ tiên ta đã sớm
phát hiện ra những vị thuốc bằng cây cỏ, động vật, khoáng vật. Đồng thời trong sinh
hoạt lao động hàng ngày, đấu tranh với bệnh tật tổ tiên ta cũng đã sáng tạo ra các
phương pháp chữa bệnh như: xoa bóp, châm cứu, chích lề [37].
Thời Hồng Bàng và thời các vua Hùng (2900 năm TCN) đó có tục ăn trầu và
tục nhuộm răng đen bằng cánh kiến đỏ, vỏ lựu, ngũ bội tử. Từ rất lâu, nhân dân ta
đã biết dùng gừng, tỏi, ớt làm gia vị ăn hàng ngày vừa giúp cho việc tiêu hóa tốt,
vừa phũng các bệnh đường ruột. Người dân miền núi có tục ăn ý dĩ và uống nước củ
Riềng để phòng chống ẩm thấp và phòng chống sốt rét rừng. Cuối thế kỉ III TCN ở
Giao Chỉ đã phát hiện các cây thuốc như: Sắn dây, Gừng, Riềng, Đậu khấu, Ích trớ,
Lỏ lốt, Sả, Quế, Quan õm, Vụng nem … [42].
Trải qua hơn 1000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tích lũy
một kho tàng kinh nghiệm y học dân tộc vô cùng độc đáo. Vào thời nhà Lý, triều
đình đó cú Ty thái y chăm lo và bảo vệ sức khỏe của nhà Vua. Ngoài ra, phương
pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp được lương y Nguyễn Chí Thành (hiệu
Nguyễn Minh Không, Gia Viễn – Ninh Bình) áp dụng chữa trị cho vua Lý Thần
Tông vào năm 1136 [37].
Y học cổ truyền dưới triều nhà Trần (1224 – 1399) đã có nhiều bước tiến đáng
kể. Viện thái y dưới sự lãnh đạo của Phạm Cụng Bõn (thế kỉ XIII) đã tổ chức đi hái
thuốc hoang ở núi An Tử (Đông Triều), tướng Phạm Ngũ Lóo đó trồng thuốc ở Vạn
An – Dược Sơn (xã Hưng Đạo – Chí Linh – Hải Dương) để cung cấp cho quân y.
Thời kì này xuất hiện nhiều danh y, nổi bật là Tuệ Tĩnh (Phạm Bá Tĩnh) – một
lương y nổi tiếng được suy tôn là “Thỏnh thuốc nam”, ụng đó truyền bá y dược học
cổ truyền cho nhân dân qua tác phẩm “Nam dược thần hiệu” 11 quyển gồm bản
thảo 499 vị thuốc Nam, 3873 phương thuốc dân tộc điều trị 184 loại bệnh trong 10
khoa lõm sàng [37], [42]. Bộ “Hồng nghĩa tư giác thư” gồm các bài Hỏn Nụm phỳ
nờu công dụng của 130 loài cây thuốc, 13 đơn thuốc và cách trị 37 chứng sốt khác
4

nhau. Tuệ Tĩnh là người đầu tiên đặt nền móng cho nền Y học cổ truyền một cách
toàn diện, ụng đó nêu cao khẩu hiệu “Nam dược trị Nam nhân” nhằm mở rộng việc
chữa bệnh cho nhân dân [37].
Phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, dưới triều Lê, Hoàng Đụn Hũa – một
lương y có nhiều công đức ở thế kỉ XVI đã có công trong việc chống dịch và cứu
sống nhiều người [37]. Trong giai đoạn này xuất hiện nhiều lương y với những tư
liệu về y học dân tộc vô cùng quý báu như: Phan Phự Tiờn với tác phẩm “Bản thảo
thực vật toàn yếu” gồm 392 vị thuốc Nam dùng làm thức ăn giúp phòng bệnh và tiết
chế dinh dưỡng. Tác phẩm “Bảo anh lương phương” của Nguyễn Trực (1416 –
1417) sử dụng phương pháp điều trị nhi khoa, xoa bóp, châm cứu để điều trị bệnh ở
trẻ em [37]. Tiêu biểu nhất cho nền Y học cổ truyền thời kì này là danh y Hải
Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác, ụng đã kế thừa dược học của Tuệ Tĩnh chép vào
tập “Lĩnh nam bản thảo” nội dung 496 vị thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” với
hơn 300 vị thuốc phát hiện thêm [16]. Với sự tổng kết tinh hoa của trung y và y học
dân tộc, ụng đã biên soạn bộ “Hải Thượng y tụng tõm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển
để đào tạo thầy thuốc, lưu truyền cho hậu thế [42]. Với những đóng góp to lớn cho
nền y học nước nhà, ông được mệnh danh là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc Việt
Nam [17].
Thời kỳ Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788 – 1802), Nguyễn Hoành đã tổ chức
Nam dược cục nghiên cứu thuốc Nam và để lại tập “Nam dược” gồm 620 vị với các
phương thuốc kinh nghiệm trong gia truyền bí phương và kinh nghiệm lương
phương [16]. Cùng với các tác phẩm “Nam dược tập nghiệm quốc õm” của Nguyễn
Quang Lượng về phương thuốc dân gian, “Ngư tiều y thuật vấn đỏp” của Nguyễn
Đình Chiểu, “Nam Thiên Bảo toàn thư” của Lê Đức Huệ gồm 511 vị thuốc Nam và
bệnh học [36].
Y học cổ truyền đang có xu hướng phát triển thỡ Phỏp sang xâm lược nước ta
(1884 – 1945), tình hình xã hội cũng như y học bị đảo lộn, Phỏp cú âm mưu loại y
học cổ truyền ra khỏi vị trí y học của nước nhà. Mặc dù vậy, y học cổ truyền vẫn cố
gắng tìm cách hoạt động, đã thành lập các hội y học ở Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.
Các tác phẩm “Trung Việt dược hợp tớnh biờn” của Đinh Nho Chân gồm 1.600 vị

thuốc Nam, “Nam dược bộ” của Nguyễn An Cư ở Nam Bộ và “Việt Nam dược
học” của Phó Đức Thành [16].
Sau cách mạng tháng 8 - 1945, y học cổ truyền được Đảng và Chính phủ luôn
quan tâm và giúp đỡ, Hội đông y thành lập ở khắp nơi, lĩnh vực nghiên cứu nguồn
5
tài nguyên cây thuốc đã có cơ sở để phát triển. Đi đầu là Đỗ Tất Lợi với bộ “Dược
liệu học Việt Nam” gồm 3 tập vào năm 1957, sau đó ông cho xuất bản cuốn
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập ( từ 1962 – 1965). Vào những
năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001, 2003, 2005, công trình nghiên cứu
của ông được tái bản nhiều lần và có sung thêm nhiều loài cây thuốc. Ông đã mô tả
tỉ mỉ chi tiết tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học, chia các cây
thuốc đó theo những nhóm bệnh khác nhau [25]. Công trình này đánh dấu bước
phát triển của sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại.
Cuốn sách “450 cây thuốc Việt Nam có tên trong bảng dược thảo Trung
Quốc” của Phó Đức Thành (1963) và “Túm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” của
Dược sĩ Vũ Văn Chuyên là cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu về cây thuốc [13].
Hòa bình lặp lại và giải phóng miền Nam, y học dân tộc đã phát triển khắp cả
nước, các tổ chức về y dược học dân tộc được thành lập trong ngành y tế, nhiều
công trình nghiên cứu khoa học y dược, phòng bệnh dưỡng sinh, xoa bóp, chữa
bệnh bằng y học cổ truyền được tổng kết và có tác dụng tăng cường khả năng bảo
vệ sức khỏe của người dân [16]. Tiêu biểu như cuốn Sổ tay Y học cổ truyền gồm
“500 bài thuốc gia truyền” của Vũ Văn Kính (1979) [31]; Đỗ Huy Bớch, Bựi Xuõn
Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện vào
năm 1980 với cuốn “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” [6]; Viện Dược liệu với ấn phẩm
“Dược điển Việt Nam” tập I, II và kết hợp với bộ Y tế, trung tâm nghiên cứu dược
liệu đã xây dựng được “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”, “Danh lục cây
thuốc Việt Nam”, tập “Alats – Bản đồ cây thuốc” thống kê được 1.114 loài ở miền
Bắc (1961 – 1972), 1.119 loài ở miền Nam (1977 – 1985). Đến năm 1985, cả nước
đó cú 1.863 loài và dưới loài, phân bố trong 1.033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17 lớp, 11
ngành xếp theo hệ thống của nhà thực vật học Takhtajan với đầy đủ công dụng và

cách sử dụng [26].
Năm 1976, Võ Văn Chi thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong
ngành hạt kín ở miền Bắc - Việt Nam. Sau đó vào các năm 1991, 1996 tác giả lần
lượt giới thiệu danh sách các loài cây thuốc Việt Nam và cuốn “Từ điển cây thuốc
Việt Nam” mô tả đặc điểm công dụng của 3.200 loài. Công trình này đã góp phần
vào công tác điều tra, tìm hiểu tri thức y học dân tộc cho các nhà khoa học [10].
Nguyễn Nghĩa Thìn là người có nhiều cống hiến cho công tác nghiên cứu cây
thuốc dân tộc, ụng đó giới thiệu được 112 loài thuộc 50 họ trong công trình nghiên
cứu cây thuốc Lâm Sơn – Lương Sơn – Hà Sơn Bình vào năm 1994 [47]. Cùng với
6
tác giả, nhiều nhà khoa học cũng có nhiều công trình tổng kết về cây thuốc như:
“Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” của Đỗ Huy Bớch, Bựi Xuõn Chương và cộng sự
(1993) [7], Vương Thừa Ân với cuốn “Thuốc quý quanh ta” (2005) [2]. Năm 2002,
sự ra đời cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và
cộng sự đã biên soạn, thống kê được hơn 1.000 loài trong đó có 920 cây và 800
động vật lựa chọn từ hơn 3.000 loài cây thuốc và hơn 4.000 loài động vật đã biết
[5].
Theo nhịp tiến của lịch sử, nền y học của nước ta ngày càng được hoàn thiện,
nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ với đường lối kết hợp y học cổ truyền
với y học hiện đại trên cơ sở khoa học kế thừa và phát huy những kinh nghiệm tốt
của Đông y và Tây y để tăng khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Đề
ra các chiến lược phát triển y học cổ truyền phấn đấu đến năm 2010 có 30% thuốc
có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền [42]. Để đáp ứng được yêu cầu
đó, phải có kế hoạch phát triển nguồn cây thuốc dân tộc và bảo tồn nguồn gen quý
giá này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi cộng đồng dân tộc nhìn chung đều mang
bản sắc văn hoỏ riờng. Trong đó, vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc chữa bệnh rất đa dạng và phong phú [37].
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu cây thuốc dân tộc đang được đẩy

mạnh nhằm bảo tồn nguồn gen cây thuốc và y học cổ truyền các dân tộc vùng cao,
đầu tiên là công trình của Võ Thị Thường với nghiên cứu về các loài cây ăn được
của dân tộc Mường đã giới thiệu 89 loài thuộc 38 họ (1986) [39].
Đến 1993, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cõy thuốc dân tộc cổ truyền
(CREDEP) đã hợp tác với trường Đại học Dược Hà Nội và các tổ chức khoa học
trong nước và quốc tế tiến hành điều tra, nghiên cứu về cây thuốc dân tộc, đã triển
khai các dự án về bản tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây có ích, đặc
biệt cây thuốc của các dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, H’mông ở Vườn Quốc gia
Ba Bể (Bắc Kạn); Sỏn Dỡu ở Vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Dao ở Ba Vì
(Hà Tây); Mường ở Cúc Phương (Ninh Bình); Tày và Dao ở 2 xó Yờn Ninh và Yên
Đổ (huyện Phú Lương, Thỏi Nguyờn); Cao Lan ở xã Đội Cấn (huyện Yên Sơn,
Tuyên Quang)… [22].
7
Giai đoạn từ 1990 – 1995, tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về Dân tộc học ở
Côn Minh – Trung Quốc, Nguyễn Nghĩa Thỡn đó trình bày lịch sử nghiên cứu Dân
tộc dược học, giới thiệu 2.300 loài thuộc 1.136 chi, 2 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc
cao có mạch sử dụng làm thuốc. Năm 1998, công trình nghiên cứu bảo tồn cây
thuốc và y học dân tộc Dao ở Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Tây) đã thống kê, xác định
được 501 loài cây, thuộc 307 chi, 114 họ thực vật, trong đó có 50 loài thường xuyên
sử dụng và có 4 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam [36].
Bước sang thế kỉ mới, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về
nguồn tài nguyên cây thuốc đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng y học dân
tộc. Đó là công trình của Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự “Cõy thuốc của đồng bào
Thái ở Con Cuông, Nghệ An”. Qua đó, các tác giả đánh giá tính đa dạng sinh học
nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu hệ, vấn đề sử dụng cây thuốc và tính hiệu quả cây
thuốc được đồng bào Thái sử dụng [31]. Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia ở
Thuận Châu (Sơn La), Đinh Thị Hoa, Trần Minh Hợi (2007 - 2008) đã ghi nhận
được 125 loài thuộc 116 chi, 66 họ và 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [48]. Năm
2007, Lê Thị Thanh Hương khi nghiên cứu về đa dạng nguồn tài nguyên cây
thuốc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hóa, tỉnh Thỏi Nguyờn đã

thống kê được 307 loài có khả năng làm thuốc chữa bệnh thuộc 244 chi, 102 họ
của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch [21].
Dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ truyền hoạt động từ năm 1997, trải qua
12 năm thực hiện các công trình nghiên cứu trong Dự án đã tiến hành điều tra,
khảo sát thu thập các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng đồng dân tộc ở nhiều
nhiều vựng trờn cả nước: Người Dao (khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì): 579 loài và
125 bài thuốc; người Mường (Cẩm Liên, Cẩm Thủy, Thanh Hóa): 136 loài và 102
bài thuốc; người H'mông (Kỳ Sơn, Nghệ An): 206 loài và 32 bài thuốc; người Tày:
(Vị Xuyên, Hà Giang): 292 loài; Người Tày - Nùng (Tràng Định, Lạng Sơn): 126
loài và 51 bài thuốc; Bản Mường (xã Vĩnh Lạc, Lục Yờn, Yờn Bỏi): 40 loài và 40
bài thuốc; 85 bài thuốc của cộng đồng người Dao; 72 bài thuốc của cộng đồng
người H'mông; 16 bài thuốc của cộng đồng người Thái và Khơ Mú; 11 bài thuốc
của cộng đồng Bru - Vân Kiều [52].
Hiện nay, nhiều loài cây thuốc quý phân bố chủ yếu ở miền núi, đang có nguy
cơ bị tàn phá dẫn đến tuyệt chủng do lạm dụng khai thác quá nhiều. Vì vậy
cần phải có biện pháp tiến hành điều tra, tư liệu hoá thực trạng sử dụng cây
thuốc của các dân tộc và tri thức bản địa về cây cỏ làm thuốc để xây dựng các
8
giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc
văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu cõy thuốc bản địa
Trong giai đoạn 1945 – 1976, ở Ninh Bình thành lập Hợp tỏc xó Đông dược
phục vụ rộng rãi việc chữa bệnh bằng cao đơn hoàn tán. Đến nay, việc sử dụng
các loài thực vật chữa bệnh hàng ngày thay thế cho thuốc tây y càng trở nên
phổ biến hơn. Người dân ở Ninh Bình đã trồng và thu hoạch thuốc nam, hàng
năm đạt sản lượng từ 50 – 70 nghìn tấn dược liệu; tập trung chủ yếu ở huyện
Nho Quan với 45 nghìn tấn, thị xã Tam Điệp là 20 nghìn tấn, huyện Gia Viễn
có 1315 tấn. Một số xó Khỏnh Tuy, Khánh Thủy, Khỏnh Cụng của huyện Yờn
Khỏnh, xó Chính Tâm – huyện Kim Sơn - Ninh Bình cũng đã thành lập Hội
Đông y gồm 3 cấp tỉnh – huyện – xã, ở tuyến huyện và tỉnh cú cỏc chuyên gia

đầu ngành, còn ở xã chủ yếu là các thầy lang chữa bệnh theo phương pháp gia
truyền. Năm 1995, tỉnh đã thành lập Bệnh viện y học cổ truyền chuyên bào chế
dược liệu và điều trị bệnh cho người dân với cỏc nhúm thuốc: phát tán phong
hàn có bạch chỉ, kinh giới, ma hoàng…; phát tán phong nhiệt, phát tán phong
thấp, thanh nhiệt giải độc, an thần, an thai, bổ âm, bổ máu…[29].
Nho Quan là huyện miền núi duy nhất của tỉnh Ninh Bỡnh, cú địa hình đặc
trưng của vùng núi cao đá vôi và vùng bán sơn địa. Nho Quan thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều được thiên nhiên ban tặng Vườn
Quốc gia Cúc Phương nơi có nguồn tài nguyên động thực vật đa dạng, trong đó,
khu hệ thực vật cực kỳ phong phú. Đến nay, đã thống kê được 1.944 loài, thuộc 912
chi, 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật bậc cao bao gồm có cả thực vật làm thuốc
[19]. Từ 1992 – 1994, Nguyễn Nghĩa Thìn tiến hành điều tra đánh giá tính đa dạng
thực vật ở Cúc Phương, đến năm 1995, tác giả cùng Nguyễn Bá Thụ, Trần Văn
Thụy nghiên cứu các quần xã thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật vườn
Quốc gia Cúc Phương [34]. Ông cùng với Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Bá Thụ công
bố cuốn sách “Tính đa dạng thực vật Cúc Phương” (1976) [34]. Tiếp đó, là công
trình của Phan Kế Bính về cấu trúc hệ thực vật Cúc Phương (1992) [34]. Khu hệ
thực vật Cúc Phương thể hiện tính đa dạng về các yếu tố địa lý, 17 yếu tố địa lý của
hệ thực vật Cúc Phương đều mang một đặc trưng chung gồm các yếu tố đặc hữu và
các yếu tố di cư; trong đó có nhiều loài quý hiếm, nhiều loài cây thuốc, cây cho tinh
dầu, tinh bột, nguyên liệu quý khác, đặc biệt có tới 39 loài được ghi trong Sách đỏ
Việt Nam [19].
9
Là huyện có tỉ lệ đồng bào dân tộc Mường sinh sống cao nhất tỉnh chiếm 12%
dân số toàn huyện [19]. Từ lâu, người Mường đó cú tri thức y học dân gian vô cùng
độc đáo, họ đã biết sử dụng cây cỏ tự nhiên dùng chữa bệnh. Đi sâu vào tìm hiểu
vốn tri thức quý báu ấy đó có nhiều công trỡnh nghiên cứu tình hình sử dụng cây
thuốc và bài thuốc nơi đây: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây thuốc dân tộc
cổ truyền (CREDEP) điều tra nghiên cứu tri thức của cộng đồng dân tộc Mường ở
xó Cúc Phương (1997), trong đó đã phát hiện những loài cây thuốc mới chưa có

trong danh lục cây thuốc ở Việt Nam [19], [50].
Người Mường ở Quảng Lạc có một nền y học cổ truyền mang nét đặc trưng
riêng nhưng luôn hòa đồng, gắn bó với dòng chảy của dân tộc. Phỏng vấn các ông
lang, bà mế cùng với nhân dân nơi đây, chúng tôi được biết thuốc nam là nguồn tài
nguyên quý được người dõn thường xuyên sử dụng chữa bệnh thông thường cũng
như các bệnh nan y. Tổ chức y tế ở cấp xó cú trạm y tế đầu tư xây dựng kiên cố trên
diện tích 920m
2
, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo cơ bản có 2 bác sĩ, 1 y sĩ đủ khả
năng khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Ngoài ra, trạm cũn
cú vườn thuốc nam phục vụ chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Theo điều tra, chúng
tôi được biết tri thức y học dân tộc của đồng bào nơi đây mang những nét đặc trưng
riêng được kế thừa qua nhiều thế hệ cho nên việc điều tra nghiên cứu cây thuốc dân
tộc ở đây là một việc làm cần thiết.
1.2. TỔNG QUAN VỀ COUMARIN THỰC VẬT
Coumarin thực vật thuộc nhóm hợp chất tự nhiên, là hợp chất dị vòng chứa
oxy - dẫn xuất lacton của acid orto hydroxyxinamic [8].
1.2.1. Đặc điểm cấu trúc
Coumarin là những dẫn chất α – pyron có cấu trúc C6 – C3, trong các
coumarin đều có nguyên tử oxi nối vào C7 nên có thể coi coumarin đều là dẫn xuất
của umbelliferon [8].
Công thức hóa học: C
9
H
6
O
2
.

Công thức cấu tạo:

Khối lượng phân tử: 146,14 g /mol
-1
. Mật độ: 0,935 g/cm
3
ở 20°C.
Điểm nóng chảy: 71°C, 344 K, 160°F. Nhiệt độ sôi: 301°C, 574 K, 574°F.
Độ hòa tan: Coumarin ít tan trong nước (1,7 gam/lớt ở 20°C) nhưng tan tốt
trong ethanol, diethyl ether và cloroform [51].
10
Coumarin thuộc nhúm cỏc hợp chất phenol nhưng phần lớn cỏc nhúm OH
phenol được ether hóa bằng CH
3
hoặc bằng một mạch terpenoid từ 1 đến 3 đơn vị
isoprenoid.
Coumarin có thể tồn tại dưới dạng tự do hay kết hợp với đường glucose tạo
thành coumaringlucosid. Mạch đường thường là glucosa, glucosa-glucosa hoặc
glucosa-xylosa.
Coumarin sinh ra do chuyển hóa qua các acid cinnamic, acid p-coumaric. Đặc
trưng cho quá trình này là hydroxyl hóa ở vị trí 2’, đồng phân hóa nối đôi, rồi đến
lacton hóa. Trong các trường hợp này, coumarin chỉ sinh ra sau khi mô bị tổn
thương và thủy phân men. Sự tạo thành di- và tri- hydroxycoumarin và ether của
chúng liên quan đến sự hydroxyl hóa của umbelliferon hơn là lacton hóa của các
acid cinnamic tương ứng. Prenyl hóa của vòng benzen bởi dimethyl allyl
pyrophosphate ở vị trí 6 của 7- hydroxycoumarin cho ra furano và pyranocoumarin
mạch thẳng, còn ở vị trí 8 thì có khả năng tạo ra những chất đồng đẳng.
1.2.2. Phân loại
Dựa vào cấu trúc hóa học, chia coumarin làm 4 loại chính [3], [8], [15]:
- Coumarin đơn giản: là dẫn xuất của umbelliferon chứa nhóm thế ở vòng
benzen như hydroxyl, methoxyl, prenyl bao gồm oxycoumarin và ankyl –
oxycoumarin.

- Furanocoumarin: có vòng pyran gắn với hệ benzopyron bao gồm 6,7 –
furannocoumarin; 6,7 – furanocoumarin; 7,8 – furannocoumarin; hidro 7,8 –
furannocoumarin.
- Pyrannocoumarin: có vòng pyran gắn với hệ benzopyron bao gồm 6,7 –
pyranocoumarin; dihydro 6,7 – pyranocoumarin; 7,8 – pyranocoumarin; dihydro
7,8 – pyranocoumarin; 5,6 – pyranocoumarin.
- Coumarin khác thường: là những coumarin cú nhúm thế ở vòng pyron với
cỏc nhúm 3 – alkyl, 4 – alkyl, 3 – pheny, 4 – hydroxyl…
1.2.3. Các họ thực vật chứa coumarin
Coumarin thường tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng dẫn xuất của bezopyren,
được tìm thấy ở 27 họ thực vật phổ biến ở lớp Hai lá mầm như: họ Hoa tán
(Apiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cà
phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà (Solananceae)… Coumarin có
11
nhiều ở cây đậu Tonka, hoa Oải hương, cỏ Ba lá, cỏ Ngọt… [8], [15]. Theo các
nghiên cứu trong và ngoài nước có nhiều loài thực vật có chứa các hợp chất
coumarin tự nhiên khác nhau. Hiện nay, đã phát hiện tới 1000 hợp chất coumarin
trong các loài thực vật như sau (bảng 1.1) [15], [44], [45].
Bảng 1.1. Một số loài thực vật có chứa coumarin
TT Tên khoa học Thuộc họ Bộ phận nghiên cứu
1 Justicia pectoralis Acanthaceae Lá
2 Aegopodium podagraria Apiaceae Rễ
3 Ammi majus Apiaceae Rễ
4 Angelica archangelica Apiaceae Rễ, quả, lá
5 Anethum graveolens Apiaceae Quả
6 Angelica changelica Apiaceae Lá, rễ
7 Angelica japonica Apiaceae Rễ
8 Angelica keiskei Apiaceae Thân
9 Angelica koreanan Apiaceae Rễ
10 Angelica pubescens Apiaceae Rễ

11 Levisticum officinale Apiaceae Rễ
12 Pastinaca satica Apiaceae Rễ
13 Peucedanum japonicum Apiaceae Rễ
14 Peucedanum palustre Apiaceae Rễ, quả
15 Artemisia scoparia Asteraceae Lá
16 Mikania glomerata Asteraceae Lá
17 Pilosella officinarum Asteraceae Rễ
18 Dipteryx odorata Fabaceae Rễ
19 Glycyrrhiza uralensis Fabaceae Rễ
20 Melilotus officinalis Fabaceae Cả cây
21 Melilotus suaveolens Fabaceae Cả cây
22 Lavandula angustifolia Lamiaceae Thân
23 Fragaria vesca Rosaceae Lá
24 Prunus armeniaca Rosaceae Lá
25 Citrus spp. Rutaceae Vỏ
26 Petroselinum crispum Rutaceae Lá
12
27 Ruta graveolens Rutaceae Thân, lá, rễ
28 Zanthoxylum schinifolium Rutaceae Lá
1.2.4. Tính chất và chiết xuất
* Tính chất vật lý: Coumarin là những chất kết tinh không màu hoặc có màu
vàng nhạt, vị đắng, có mùi cỏ khô, một số lớn dễ thăng hoa có mùi thơm. Coumarin
ở dạng glycosid dễ dàng tan trong nước, còn ở dạng aglycon thì dễ tan trong dung
môi hữu cơ kém phân cực. Các dẫn xuất của coumarin đều có khả năng phát huỳnh
quang dưới ánh sáng tử ngoại, cường độ huỳnh quang phụ thuộc nhóm oxy trong
phân tử coumarin và pH của dung dịch [8].
* Tính chất hóa học: Coumarin có chứa vòng lacton. Khi tác dụng với kiềm,
vòng lacton được mở và tạo muối dễ tan trong nước, khi bị acid húa vũng lacton sẽ
được đóng trở lại. Dưới tác dụng của kiềm các dẫn chất acylcoumarin còn bị cắt
nhóm acyl. Các dẫn chất của coumarin chứa nhóm OH phenol tự do sẽ cho màu

xanh với thuốc thử sắt III clorid. Coumarin có thể tạo phản ứng ghép đôi với muối
diazo [8].
* Tính chất phổ: Coumarin có đặc tính phổ UV bị ảnh hưởng bởi bản chất và
vị trí của nhóm thế hoặc kiềm (KOH, NaOCH
3
). Dưới ánh sáng tử ngoại các vết
coumarin trên sắc ký lớp mỏng có màu và cường độ màu tăng lên khi hơ hơi NH
3
,
từ màu xanh da trời đến màu vàng và màu tía.
* Chiết xuất: Coumarin ở trạng thái tự do tan trong cồn và các dung môi hữu
cơ như ether dầu hỏa. Coumarin được tinh chế dựa vào tính chất đóng mở vòng
lacton hoặc tính chất thăng hoa của hợp chất này.
1.2.5. Hoạt tính sinh học
* Tác dụng dược lý: Coumarin có nhiều tác dụng dược lý quan trọng bao
gồm: kháng khuẩn, diệt côn trùng, trừ giun sán, giảm đau, chữa ho, cảm lạnh, viêm
khớp, hạ nhiệt, ức chế sinh trưởng thực vật. Ngoài ra, một số coumarin còn có tác
dụng làm giãn động mạch vành và mạch ngoại vi, có tác dụng chống co thắt.
Coumarin tự nhiên không có tác dụng trong hệ thống tiêu hóa dạ dày – ruột ở
người, những chất này ở đường uống không có tác dụng chống đụng mỏu. Vì vậy,
những cây thuốc chứa coumarin thường chủ yếu được sử dụng để chống phù và
tăng cường hệ vận mạch chứ không phải là thuốc chống đụng mỏu. Coumarin
glycosid có khả năng kháng nấm, chống ung thư [45].
13
* Tác dụng chống viêm: Coumarin và các sản phẩm chuyển hóa có khả năng
kích thích đại thực bào nên dùng làm thuốc trị bỏng và các vết thương do nhiệt [8].
Coumarin phân lập từ cây Mù u (Callophylum lanigerum), nhựa mủ của cây
Callophylum teysmanii có tác dụng ức chế enzyme gyrase dẫn tới kìm hãm sự nhân
lên của virus HIV.
Coumarin phân lập từ cây Zanthoxylum schinifolium có hoạt tính chống virus

viêm gan B (HBV). Coumarin gây ra sự biến đổi đáng kể trong điều hòa đáp ứng
miễn dịch. Coumarin đóng vai trò gián tiếp qua sự điều biến của hệ miễn dịch chủ,
do đó kích thích hoạt tính miễn dịch dẫn tới bảo vệ chống lại sự tái phát của khối u,
giảm kích thước của các khối u nhỏ. Ngoài ra, nó có tác dụng trực tiếp ức chế phát
triển đối với dòng tế bào u ác tính in vitro, chống sốt rét nhờ chất daphnetin, điều trị
bạch biến… [8], [45].
* Tác dụng kháng khuẩn và nấm: Nhóm thế OH ở vị trí số 6 trong phân tử
coumarin có vai trò quan trọng trong tác dụng kháng nấm còn nhóm OH ở vị trí số
7 lại có vai trò quan trọng trong tác dụng kháng khuẩn [8]. Nhiều dẫn xuất của
coumarin có tác dụng kháng lại vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm như:
psoralen kháng Staphylococcus aureus; scopoletin ức chế Alternaria alternat,
Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis, Escherichia coli; herniarin chống lại
Bacillus cereus, Byssochlamys fulva, Hanseniaspora melligeri; methanol chiết xuất
từ Mitracarpus scaber chống Staphylococcus aureus, Hansenula anomala,
Zygosaccharomyces sp., Pichia chodati; dịch chiết từ cây Pelargonium sisoides có
khả năng kháng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas
aeruginosa, Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumoniae [45].
* Độc tính của coumarin: Ngoài những tác dụng dùng trong chữa bệnh,
coumarin cũng chứa độc tính gây nguy hiểm cho người và động vật, ảnh hưởng tới
gan, thận. Độc tố aflatoxin là chất có khả năng gây ung thư và đột biến mạnh; độc
tố ochratoxin làm tổn thương thận cấp tính và mãn tính, tác dụng độc với hệ miễn
dịch và gây quái thai… Đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về các độc tính này vì
vậy cần phải thận trọng khi sử dụng chúng.
1.2.6. Ứng dụng của Coumarin
Trong công nghiệp dược phẩm, coumarin và dẫn xuất của coumarin có hoạt
tính sinh học cao, được chế biến thành thuốc chữa bệnh hiệu quả như: bergapten
dùng điều trị vẩy nến; warfarin có tác dụng chống đụng mỏu, khỏng vitamin K,
14
ngăn ngừa tổng hợp prothrombin, kết hợp với hóa học trị liệu để điều trị ung thư
phổi, dicoumarol có tác dụng trị bệnh vẩy nến và chống đông máu [8]; visnadin

dùng để chữa nhồi máu cơ tim; xanthotoxin chữa bệnh vẩy nến, các bệnh mãn tính
về da khó chữa mà có khoảng 1% dân chúng thế giới mắc phải; osthol, pteryxin,
scoparon, samidin, dihydrosamidin có hoạt tính giãn mạch, các dẫn xuất của
furocumarin dùng để điều trị bạch tạng và lang ben [15]; furanocoumarins dùng
chữa viêm da dị ứng, rụng tóc từng vùng, nổi mề đay… [45].
Trong công nghiệp thực phẩm, coumarin làm tăng hương liệu thay thế vani,
chất định hương của nước hoa như 3,4- dihydrocoumarin, làm tăng hàm lượng tinh
dầu, định hương trong thuốc lá, mạ điện làm giảm độ xốp, tăng độ sáng… cụ thể 6-
methylcoumarin chủ yếu được sử dụng tăng hương vị, 7 hydroxycoumarin có trong
kem chống nắng [45].
Trong hóa học, coumarin và dẫn xuất được ứng dụng trong phương pháp phân
tích, đánh giá hoạt tính enzym, đánh dấu các protein, kháng thể, DNA, lipid, phân
tích ion, đánh dấu hóa học trong dầu hỏa [8], [45].
15
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật bậc cao có mạch được sử dụng
làm thuốc theo kinh nghiệm của người Mường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình.
* Phạm vi nghiên cứu: tại 4 thôn Đồng Bài, Đồng Trung, Đồng Thanh, Hưng
Long thuộc xã Quảng Lạc – Nho Quan – Ninh Bình.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
* Vật liệu nghiên cứu: Các chủng vi khuẩn chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết chứa coumarin, bao gồm: Escherichia coli,
Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh), Staphylococcus
aureus (Tụ cầu vàng) do Bộ môn Sinh học Thực nghiệm – Khoa Khoa học Sự sống
- Trường Đại học Khoa học - Đại học Thỏi Nguyên cung cấp.
* Thiết bị nghiên cứu: Bỡnh nón 50ml, nồi cách thủy, cối chày sứ, giấy lọc,

giấy thấm, ống nghiệm, cốc thủy tinh, cân điện tử, máy lắc, đĩa Petri, box cấy, tủ ấm
nuôi vi khuẩn, que cấy, dụng cụ đục thạch, dao, panh, bản sắc ký lớp mỏng của
hãng Merck (Đức), máy soi UV Transilluminator.
* Hóa chất: Cao thịt, peptone, agar, nước cất, NaCl, NaOH 10%, ethanol
90%, HCl đặc, benzen, ethylacetat, aceton, thuốc hiện mầu KOH 0,5N –
2N/ethanol, I
2
/KI.
Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Sinh học - Khoa Khoa học
Sự sống – Trường Đại học Khoa học – Đại học Thỏi Nguyờn.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
16
- Điều tra thu thập các cây thuốc, cùng với kinh nghiệm sử dụng theo cách
truyền thống của cộng đồng dân tộc Mường tại xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình.
- Xác định tên khoa học các mẫu vật thu được tại thực địa từ cơ sở đó xây
dựng Danh lục thực vật làm thuốc. Danh lục được xây dựng theo vần ABC tên phổ
thông và tên khoa học.
- Xây dựng Danh lục các loài cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn ở Việt
Nam đã được ghi nhận, hiện có ở khu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng trong
cộng đồng dân tộc Mường ở Quảng Lạc.
- Định tính coumarin trong 10 loài cõy thuốc thuộc họ Rutaceae (họ Cam),
Araliaceae (họ Ngũ gia bì), Fabaceae (họ Đậu) thu tại khu vực nghiên cứu bằng
phương pháp sắc kí lớp mỏng và phản ứng đóng mở vòng lacton.
- Tiến hành đánh giá hiệu quả của dịch chiết chứa coumarin tổng số từ 10 loài
cây thuốc trên một số đối tượng vi sinh vật gõy bệnh.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết được các mục tiêu và nội dung nghiên cứu nói trên, chúng tôi đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.3.1. Các phương pháp nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây thuốc
* Phương pháp điều tra thực địa
- Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc trong cộng đồng: Điều tra phỏng vấn
thu thập cây thuốc và cách sử dụng cây thuốc trong cộng đồng sử dụng theo phương
pháp điều tra mở, dựa trên các tiêu chí trong: Phiếu điều tra cây thuốc trong cộng
đồng và phiếu điều tra bài thuốc dân gian (Viện Dược liệu – Bộ Y tế) (Phụ lục 1).
Đối tượng tiến hành điều tra phỏng vấn là những ông lang, bà mế người dân tộc
Mường hay những người dân ở khu vực nghiên cứu biết cây thuốc và tình nguyện
cung cấp thông tin.
17
- Điều tra theo tuyến trên thực địa: Điều tra theo tuyến trên thực địa để thu
thập được đầy đủ nhất số loài cây thuốc hiện có ở khu vực nghiên cứu. Thu thập và
thống kê cây thuốc trên từng tuyến điều tra.
* Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật ngoài thực địa
- Thu mẫu: Mẫu vật được thu hái đầy đủ theo danh lục đã phỏng vấn và theo
sự chỉ dẫn của các thầy thuốc bản địa. Các mẫu thu phải có đầy đủ bộ phận dinh
dưỡng, bộ phận sinh sản và được gắn etyket. Sau đó, các mẫu nhỏ được bỏ trong túi
nilon kớn cú kẹp miệng, cũn các mẫu khác được gói trong tờ giấy báo xếp thành
từng chồng và cho vào túi nilon lớn hơn chứa dung dịch pha cồn để bảo quản. Sử
dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài cây thuốc (số thứ tự ảnh trùng với số
hiệu mẫu trong sổ tay để tiện cho việc tra cứu sau này) và các sinh cảnh cùng với
những hoạt động của tập thể trong quá trình nghiên cứu.
- Dụng cụ thu và xử lý mẫu: Bao tải dứa, kéo cắt cõy, tỳi nilon, giấy báo,
etyket, bút chữ A, dây đay, dây dứa, cồn, sổ ghi chép, máy ảnh, kẹp gỗ.
Hình 2.1. Các dụng cụ thu và xử lý mẫu cây thuốc
- Thời gian thu mẫu: gồm 5 đợt: đợt 1 (tháng 9/2010), đợt 2 (tháng 10/2010),
đợt 3 (tháng 11/2010), đợt 4 (tháng 2/2011), đợt 5 (tháng 3/2011).
18
* Phương pháp xử lý, phân tích và phân loại mẫu vật
- Xử lý mẫu: Các mẫu vật được thu thập bổ sung trong quá trình thực địa được

mang về phân tích và xử lý trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác nghiên
cứu cũng như lưu trữ mẫu.
- Phân tích và định loại mẫu: Để xác định tên khoa học của cây thuốc, chúng
tôi đã sử dụng phương pháp hình thái truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm của
các chuyên gia về thực vật và các bộ thực vật chí chuyên ngành như: Thực vật chí
Việt Nam [4], [14], [23], [24], [28], Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ) [18], Từ
điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi) [10], Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam (Đỗ Tất Lợi) [24], Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [5], 450 cây
thuốc nam có tên trong bảng dược thảo Trung Quốc [41], Danh lục các loài thực vật
Việt Nam [40], ICS – Iconographia Cormophytorum Sinicorum [46]…
Tiến hành lập Danh lục cây thuốc của đồng bào dân tộc Mường ở xã Quảng
Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (phụ lục 2).
* Phương pháp làm tiêu bản mẫu khô
Mẫu được xử lý, sấy khô, làm tiêu bản mẫu khô và trình bày theo phương
pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [35].
Mẫu vật được đính vào bìa giấy Duplex kích thước 28 x 42 cm, dùng chỉ
khâu các bộ phận lờn bỡa mẫu, rồi dùng băng dính keo gắn các mối chỉ phía sau để
tránh làm hỏng mẫu khi xếp chồng lên nhau. Gắn nhón có kích thước khoảng 7 x 10
cm, đã được ghi đầy đủ tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc, tên họ, địa điểm
nghiên cứu, công dụng… Sắp xếp tiêu bản mẫu khô và cho vào cỏc thựng đựng
mẫu, có gắn tên theo từng họ để tiện cho việc nghiên cứu.
* Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc
Các chỉ tiêu đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được được sử dụng
theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Mường dựa trên phương pháp đánh giá của
Nguyễn Nghĩa Thìn [35], bao gồm:
- Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài.
- Đa dạng về dạng sống: bụi, thảo, leo, kí sinh, gỗ nhỏ, gỗ trung bình, gỗ lớn.
- Đa dạng về môi trường sống: vườn, ven suối, đồi, núi đá, rừng.
19
- Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: rễ, thõn, lỏ, quả, hoa, vỏ, nhựa,

gai…
- Đa dạng về cỏc nhúm bệnh chữa trị: bệnh ngoài da, thuốc bổ mỏt, tiờu húa…
* Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp
Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những cây thuốc
thuộc diện cần bảo tồn ở KVNC được dựa trên: Sách đỏ Việt Nam – phần Thực vật
(2007) [9]; Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở
Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) [30] và Nghị định 32 của Chính phủ – 32/2006/CP-
NĐ [12].
2.3.2. Các phương pháp sử dụng trong định tính coumarin
* Phương pháp thu dịch chiết từ mẫu lá khô
Lá cây được sấy khô, tán nhỏ thành dạng bột, chiết coumarin toàn phần bằng
ethanol 90%, lắc trong 24h để ethanol khuếch tán vào các tế bào làm giảm độ nhớt
của lá cây. Sau đó, tiến hành thu dịch và đun cách thủy trong 15 phút để làm bay
hơi nước, dịch chiết còn lại được sử dụng để định tính coumarin và thử hoạt tính
kháng khuẩn (Hình 2.2).
20
Hình 2.2. Quy trình chiết xuất dịch chiết cây thuốc
* Định tính bằng phản ứng đóng mở vòng lacton
Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5ml dịch chiết, chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: bổ sung thêm 0,25ml dung dịch NaOH 10%.
- Nhóm 2: không bổ sung dung dịch NaOH 10%.
Đun cả hai nhóm dưới ngọn lửa đèn cồn đến sôi, thêm vào mỗi ống nghiệm
của cả 2 nhóm 1ml nước cất, acid húa cỏc dịch trong ống nghiệm của nhóm 1 bằng
vài giọt HCl.
21
* Định tính bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng
Dùng bản SKLM Silicagel GF254 của hãng MERCK đem được hoạt hoá ở
nhiệt độ 100
0
C trong 30 phút. Đánh dấu các vị trí chấm mẫu trên bản sắc ký. Chấm

các mẫu dịch chiết với thể tích 10àl lên bản sắc ký. Nhúng bản sắc ký đã chấm các
dịch chiết vào 3 hệ dung môi khác nhau: Benzen : aceton (10:1); Benzen : etylacetat
(10:1); Benzen : ethyl acetat (8:3). Sau khi dung môi ngừng di chuyển trên bản sắc
ký, tiến hành làm khô tự nhiên, soi bản sắc ký dưới ánh sáng tử ngoại bằng máy UV
Transilluminator ở bước sóng 365nm. Sau đó hiện màu bằng thuốc hiện màu I
2
/KI,
KOH 0,5N trong ethanol và quan sát dưới ánh sáng thường.
* Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn
Để đánh giá tính hiệu quả của dịch chiết cây thuốc chúng tôi tiến hành kiểm
tra hoạt tính trên 4 chủng vi khuẩn gây bệnh Escherichia coli, Bacillus subtilis,
Pseudomonas aerruginosa, Staphylococcus aureus bằng phương pháp đục lỗ thạch.
Vi khuẩn được nuụi trờn môi trường MPA có thành phần: Cao thịt: 5 gam, pepton:
10 gam, NaCl: 5 gam, agar: 20gam, H
2
0: 1 lít. Sau khi nuôi cấy ở nhiệt độ 28
0
C –
30
0
C trong 24h, hiệu quả của dịch chiết được đánh giá thông qua sự xuất hiện vòng
kháng khuẩn được tính bằng mm.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu kết quả được xử lý theo thống kê sinh học trên phần mềm Excel,
sử dụng bài toán phân tích phương sai một nhân tố với độ tin cậy 95% [27].
Giá trị trung bình ( ): =
Độ lệch chuẩn (δ): δ =
22

Chương 3.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Quảng Lạc là một xã miền núi, nằm ở phía Nam cuối huyện Nho Quan,
cách trung tâm huyện 28km trên đường quốc lộ 12B. Ranh giới hành chính của xã:
phía Bắc giỏp xó Quỳnh Lưu, phía Đông giỏp xó Sơn Hà, phía Tây giỏp xó Phỳ
Long, phía Đông Nam giỏp xó Yờn Sơn, Quang Sơn, thị xã Tam Điệp. Đây là khu
vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ [20].
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Nho Quan
3.1.2. Địa hình
Địa hình của xã nhìn chung không bằng phẳng, được chia làm 3 vùng rõ rệt:
vùng đồng bằng chiêm trũng thường xuyên bị úng lụt, vùng bán sơn địa là vùng
23
đồng bằng cao trước núi và vùng cao có nhiều đồi núi trong đó có dãy núi Cái kéo
dài từ Thạch Bình qua Yên Quang, Cúc Phương, Kỳ Phỳ, Phỳ Long xuống Quảng
Lạc. Địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông đồng ruộng tương đối bằng phằng vì vậy
rất thuận lợi cho việc phát triển thâm canh cây trồng. Xó cú độ cao so với huyện là
tương đối lớn, đồi núi có độ dốc > 45
0
[20].
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên của xã Quảng Lạc là 1403,14 ha. Trong đó, diện tích
đất nông nghiệp là 517,92 chiếm 36,91%; đất lâm nghiệp là 636,38 chiếm 45,35%;
đất khu dân cư là 30,82 ha; đất chuyên dùng là 97,27 ha; còn lại là đất chưa sử dụng
(đồi núi) [20] được thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã Quảng Lạc
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 1403,14 100
1. Đất nông nghiệp 517,92 36,91
2. Đất lâm nghiệp 636,38 45,35

3. Đất khu dân cư 30,82 2,19
4. Đất chuyên dùng 97,27 6,93
5. Các loại đất khác 120,75 8,62
Đất đai thuộc dạng phù sa không được bồi tụ, có tầng loang lổ đỏ vàng và trữ
lượng đá ong lớn. Quảng Lạc là một xã có lợi thế về diện tích tự nhiên, trong đó đặc
biệt là diện tích đồi rừng, đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển nguồn cây dược liệu để phục vụ nhu cầu chữa bệnh của cộng đồng.
3.1.4. Khí hậu thời tiết
Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, khí hậu của xã cũng mang tính chất nhiệt
đới gió mùa.
* Nhiệt độ: Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Ninh Bình nhiệt độ
trung bình năm là
0
24,5
C. Thỏng núng nhất là tháng 5 – 6, nhiệt độ có ngày lên tới
38
0
C – 39
0
C. Tháng lạnh nhiệt độ trung bình là 12
0
C – 16
0
C. Số ngày nóng trong
năm dao động trong khoảng từ 1300 – 1400 giờ. Phân bố đều cho 12 tháng.
* Lượng mưa: trung bình năm khoảng từ 1800 – 2400 mm, lượng mưa cao
nhất vào tháng 7 – 8, thấp nhất là tháng 1 – 2 (âm lịch).
24
* Độ ẩm: trung bình trong năm từ 80% - 85%. Độ ẩm cao nhất là tháng 6, 7,
8. Mùa đông có gió mùa, mưa rét, ảnh hưởng đến công tác sản xuất nông nghiệp.

3.1.5. Chế độ thủy văn
Do vị trí địa lý của xã, toàn bộ khu dân cư chạy dọc theo chân đồi, ruộng
đồng ở phía dưới. Toàn xó cú 7 hồ đập lớn nhỏ, hệ thống hồ có độ cao so với mặt
đồng ruộng bình quân từ 2 – 5 m thuận lợi cho việc tưới tiêu và phục vụ đời sống
dân sinh. Hệ thống kênh mương tưới tiêu của xó đó được kiên cố hóa 7 km kênh
cấp I và 800 kênh cấp II.
3.2. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
3.2.1. Dân số
Tính đến 30/4/2002, xã Quảng Lạc có 5838 nhân khẩu và 1156 hộ. Dân số
được phân bố đồng đều trên toàn xã, tỷ lệ tăng dân số hiện nay là 0,94%. Xó có 8
điểm dân cư, thôn Quảng Thành là thụn cú dân số đông nhất với 1187 khẩu, thôn có
số dân thấp nhất là Đồng Thanh có 481 khẩu. Tổng số lao động toàn xã là 2645
người và 1156 hộ trong đó hộ nông nghiệp là 1135 hộ, hộ phi nông nghiệp là 21 hộ.
3.2.2. Dân tộc
Xã Quảng Lạc có 2 dân tộc anh em sinh sống là Kinh và Mường, trong đó,
người Mường chiếm tới 70% dân số [20]. Người Mường ở xã thuộc nhóm Mường
Bơ, cư trú ở những xóm, bản trại riờng nờn vẫn mang một sắc thái riờng. Chớnh do
địa hình cư trú, đất đai và những điều kiện sản xuất canh tác của đồng bào Mường
đã tạo nên sự khác biệt nhất định về “kinh tế và địa văn hoỏ” ở mỗi bản làng [19].
Cấu trúc bản làng của người Mường theo từng dải nhưng thưa thớt nhà ở,
theo diện rộng nhưng lẻ tẻ và ít vuông vắn và theo vành khăn trờn cỏc sườn đồi, lối
đi có nhiều dốc. Lương thực trước đây chủ yếu là ngô, sắn, sau này là gạo, khoai
được đồ trên "cốp". Thịt lợn, thịt thú rừng thui hoặc nướng, hoặc nấu với măng
chua, quả rừng (tay chua), rau rừng (rau sắng) [19]. Theo quan niệm của người
Mường, ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp thiết hằng ngày mà cũng là biện
pháp duy trì nâng cao sức khỏe và tăng tuổi thọ. Vì thế có rất nhiều loại rau được
người Mường sử dụng nhưng cũng là những vị thuốc khác nhau. Thức ăn làm mát
cơ thể như rau má, hoa chuối, cà, măng chua… Trong ẩm thực của người Mường
còn cả triết lý âm dương nóng - lạnh. Khi món ăn có nguyên liệu chính thuộc tính
lạnh thì nhất thiết phải có gia vị mang tớnh núng thêm vào và ngược lại. Một

nguyên tắc của y học dân gian Mường là kết hợp giữa chữa bệnh bằng thuốc và bồi
25
bổ bằng ăn uống. Có thể núi cỏch chế biến các món ăn truyền thống của người
Mường được coi là một nghệ thuật ẩm thực [38]. Rượu cần chế từ gạo nếp nương
đồ chín để nguội, ủ với trấu và men lá trong một thời gian, khi uống thêm nước lã
hoặc nước khoáng [19]. Chính những nột riờng trong văn hóa ẩm thực kết hợp với
chữa bệnh, bồi bổ cơ thể của người Mường đã tạo sức hấp dẫn đối với các nhà
nghiên cứu.
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ VỀ ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC
4.1.1. Đa dạng các bậc taxon của nguồn gen cây thuốc
• Sự đa dạng ở bậc ngành
Đồng bào dân tộc Mường ở Quảng Lạc – Nho Quan – Ninh Bình có truyền
thống sử dụng cây cỏ trong tự nhiên làm thuốc chữa bệnh, bằng những kinh nghiệm
thực tiễn, đồng bào ở đây đã đúc kết thành tri thức y học dân gian vô cùng quý báu.
Qua điều tra nghiên cứu, chỳng tụi đã xác định được tại khu vực nghiên cứu 151
loài cây thuốc được sử dụng chữa bệnh thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch
(phụ lục 2) và phân bố trong các bậc taxon thể hiện ở bảng 4.1:
Bảng 4.1.
Số loài cây thuốc đó phỏt hiện tại xã Quảng Lạc, Nho Quan, Ninh Bình
TT Ngành và lớp Số họ Số chi Số loài
1 Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1
2 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 3 3 3
3 Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 56 122 147
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 42 102 123
Lớp Hành (Liliopsida) 14 20 24
Tổng số 60 126 151
Theo dẫn liệu của bảng 4.1 thấy rằng tổng số có 60 họ, 126 chi và 151 loài
thuộc 3 ngành thực vật đã được phát hiện, trong đó:
+ Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 1 họ, 1 chi, 1 loài chiếm tỷ lệ thấp

nhất 1,67%, loài được sử dụng làm thuốc là Nứa nước (Equisetum diffusum D. Don)
được người Mường dùng làm thuốc mát.
+ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 3 họ, 3 chi, 3 loài được sử dụng làm
thuốc như: Tắc kè đá (Drynaria bonii H. Christ), Bòng bong (Lygodium scanden
(L.) Sw) và Đớn thèo gà (Pteris ensifomis Burm.f.).

×