Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Then của người tày ở xã lục hồn huyện bình liêu tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 83 trang )


 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ
-------------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ

THEN CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ LỤC HỒN
HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: TH.S CHỬ THU HÀ
: ĐẶNG THỊ HUYỀN
: VHDT

HÀ NỘI - 2015



 

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài nghiên cứu này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cơ giáo trong Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, đồng bào Tày
ở xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninhcùng các cơ quan đoàn thể


tại địa phương trên.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cơ Khoa
Văn hóa Dân tộc thiểu số, đặc biệt là Th.s Chử Thu Hà - người đã chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tơi thực hiện khóa luận.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bà con Tày ở xã Lục Hồn, huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tơi trong q
trình điền dã thu thập tài liệu tại địa phương.
Mặc dù đã cố gắng nhiều song do năng lực còn hạn chế, bài khoa luận
sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót.Tơi rất mong nhận được sự đánh giá và
góp ý của q thầy cơ và các bạn để bài làm hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Đặng Thị Huyền



 

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ LỤC HỒN ............................. 11
1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 11
1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 11
1.1.2. Địa hình, đất đai ............................................................................. 11
1.1.3. Sơng ngịi và khí hậu ....................................................................... 12
1.1.4. Hệ động vật, thảm thực vật ............................................................. 13
1.2. Đời sống kinh tế, xã hội ...................................................................... 14
1.2.1. Đời sống kinh tế .............................................................................. 14

1.2.2. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 15
1.2.3. Các chính sách kinh tế, xã hội ........................................................ 15
1.3. Đời sống văn hóa của người Tày ở xã Lục Hồn ............................... 16
1.3.1. Lịch sử tộc người, dân số và sự phân bố dân cư ............................ 16
1.3.2. Khái quát về văn hóa vật chất ........................................................ 16
1.3.4. Khái quát về văn hóa tinh thần ....................................................... 24
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 27
Chương 2. THEN VÀ CÁC HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG THEN CỦA NGƯỜI
TÀYỞ XÃ LỤC HỒN ........................................................................................ 28

2.2. Các cấp bậc trong Then và đặc điểm của người làm Then ............. 29
2.2.1. Các cấp bậc trong Then .................................................................. 29



 

2.2.2. Đặc điểm của người làm Then ........................................................ 29
2.2.3. Vai trò của thầy Then trong đời sống của người Tày ở xã Lục Hồn
................................................................................................................... 32
2.3. Các hình thức diễn xướng Then của người Tày ở xã Lục Hồn ...... 32
2.3.1. Then cầu tự (so bjóoc) .................................................................... 32
2.3.2. Then giải hạn .................................................................................. 34
2.3.3. Then chữa bệnh (chòi khảy)............................................................ 37
2.3.4. Then chúc tụng, ca ngợi, giao duyên .............................................. 38
2.3.5. Then cấp sắc ( Lảu Then) ............................................................... 38
2.3.6. Giá trị của các nghi lễ Then trong đời sống của người Tày ở xã Lục
Hồn ............................................................................................................ 51
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 55
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THEN TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC PHÁT

TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở XÃ LỤC HỒN ................................................... 56

3.1. Xu hướng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam trong những
năm gần đây ................................................................................................ 56
3.2. Những điều kiện và cơ sở để Then trở thành nguồn lực phát triển
du lịch văn hóa ở Lục Hồn ........................................................................ 59
3.3. Những khuyến nghị và giải pháp....................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC 



 

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam có 54 dân tộc – 54 bông hoa rực rỡ sắc màu trong rừng hoa
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc đều có “tài sản” riêng của mình,
đó chính là văn hóa. Dân tộc Tày là tộc người cứ trú lâu đời và có dân số
đứng thứ 2 trong bảng danh mục các tộc người ở Việt Nam.Họ có những giá
trị văn hóa phong phú, độc đáo, chứa đựng tính nhân văn cao cả mà tiêu biểu
phải kể đến Then Tày. Đó là một loại hình tín ngưỡng văn hóa dân gian đồng
thời cũng là loại hình văn nghệ dân gian được tồn tại từ lâu đời trong đời sống
lao động và sinh hoạt hàng ngày của tộc người Tày.Tuy nhiên, trong thời kì
đất nước đổi mới như hiện nay, nền kinh tế thị trường mở cửa thì sự du nhập
và giao thoa về kinh tế, văn hóa đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền văn hóa của
các tộc người, trong đó có Then của người Tày.
Ở Bình Liêu, các nghệ nhân thực hiện nghi lễ Then cổ đều là những
người tuổi đã cao và chủ yếu là những “người được Then chọn". Điều đó đã

phần nào gây nên những khó khăn cho việc truyền dạy những nghi lễ Then
cho thế hệ sau. Nhưng, có thể nói Then đã ăn sâu vào trong tâm thức của tộc
người Tày nơi đây. Then là tiếng nói tâm linh đồng thời cũng là tiếng nói
chung của cộng đồng Tày ở Bình Liêu. Đó là liều thuốc chữa bệnh bằng tinh
thần, là niềm vui sống của họ. Những giá trị tinh thần ấy đã trở thành niềm tự
hào và cần phải được giữ lại không chỉ riêng cho con cháu người Tày ở Bình
Liêu mà cịn cho cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Trong những năm gần đây, du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số đang
được nhiều người quan tâm. Các dân tộc thiểu số thường có các phong tục,
tập quán, lối sống cũng như nền văn hóa đặc sắc. Đặc biệt hơn các nét văn
hóa đó lại được hịa quyện với không gian sinh thái tự nhiên hấp dẫn khách du



 

lịch. Như vậy, phát triển du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số chính là một
loại hình du lịch văn hóa độc đáo, là xu hướng phát triển chung hiện nay.
Then của người Tày ở Bình Liêu có nhiều tiềm năng trở thành một sản phẩm
du lịch văn hóa độc đáo.Nếu được bảo tồn, phát huy và khai thác có hiệu quả
nghi lễ then cổthì chắc chắn nó sẽ góp phần làm cho du lịch Quảng Ninh thêm
phong phú. Như vậy, việc tạo ra một “không gian tồn tại” cho Then là hết sức
cần thiết.
Với thực tế nói trên và bản thân là một người con của tộc người Tày ở
núi rừng Bình Liêu, người viết cũng phần nào cảm nhận được những cái đang
còn và những cái sắp mất của văn hóa dân gian dân tộc mình, trong đó có
Then. Vì vậy, người viết chọn đề tài “Then của người Tày ở xã Lục Hồn,
huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong
muốn góp phần giữ gìn những bản sắc của dân tộc mình, đưa giá trị của các
nghi lễ Then cổ lên một tầm cao mới để Bình Liêu thật sự trở thành một khu

du lịch gắn với sự phát triển du lịch chung của tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời,
người viết cũng mong muốn củng cố kiến thức trong thời gian học tập tại
trường, làm cơ sở ban đầu cho việc vận dụng hệ thống lí thuyết vào thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về người Tày ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học
thực hiện. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mọi mặt đời sống của người Tày,
các giá trị vật chất và giá trị tinh thần, giá trị tín ngưỡng tơn giáo,... Mỗi cơng
trình nghiên cứu có thể đề cập tồn diện văn hóa của người Tày hay có khi chỉ
đề cập đến một lĩnh vực trong văn hóa như một số cơng trình sau đây:
- "Văn hóa dân gian Tày, Nùng ở Việt Nam" của Hà Đình Thành, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2010.



 

- "Dân ca đám cưới Tày, Nùng" của Nông Minh Châu, NXB Việt Bắc,
xuất bản năm 1973.
-"Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng" của Nguyễn Thị Yên, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2009. Đây là một cơng trình nghiên cứu tổng quan về người Tày,
Nùng; tín ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng; các hình thức và biến đổi văn
hóa tín ngưỡng, hiện trạng và vai trị của nó trong đời sống Tày, Nùng.
- "Cây đàn Then người Tày và bài hát dân gian" của tác giả Hoàng
Triều Ân - Hội Văn nghệ dân gia Việt Nam, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà
Nội, 2013.
- "Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày" của Hồng Quyết, Triều Ân,
NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996.
- "Tục ngữ, ca dao Tày vùng hồ Ba Bể" của tác giả Nguyễn Thị Yên,
NXB Văn hóa Dân tộc, 2007. Cuốn sách tập hợp những bài tục ngữ, ca dao củ
người Tày vùng hồ Ba Bể được xếp theo chủ đề và theo vần chữ cái ABC

trong mỗi chủ đề.
- "Then chúc thọ của người Tày" của Nguyễn Thị Yên, NXB Văn hóa
Dân tộc, 2009. Cơng trình nghiên cứu này đã giới thiệu cơ bản về Then chúc
thọ của người Tày: trình tự lễ chúc thọ, giá trị cơ bản của Then chúc thọ, nội
dung văn bản Then chúc thọ bằng tiếng Tày và dịch sang tiếng Việt.
- Cuốn Then Tày của tác giả Nguyễn Thị Yên do Viện Nghiên cứu văn
hóa biên soạn trên cơ sở Luận án tiến sĩ năm 2005 của chính tác giả, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Đây là một cơng trình nghiên cứu mang tính
tồn diện giới thiệu về một di sản văn hóa tiêu biểu của người Tày Cao Bằng.
Cuốn sách giới thiệu về lễ Lẩu Then Cấp Sắc khai quang của dân tộc Tày ở
Cao Bằng đã trình bày một cách có hệ thống các thông tin đầy đủ nhất cung
cấp cho người đọc về các vấn đề liên quan đến Then.



 

- "Lẩu Then bjooc mạ của người Tày huyện Vị Xun tỉnh HàGiang"
của Hồng Đức Chung, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1999.
- Bài trích Sự hình thành và biến đổi của Then Tày, Nguyễn Thị Yên,
tạp chí Văn hóa Dân gian, số 2 (2006), tr.19-30.
- "Dấu ấn cổ sơ trong hình thức cúng bái Then, Pụt của người
Tày,Nùng", Nguyễn Thị n, trích trong Nghiên cứu tơn giáo, số 2 (2008),
tr.53-58.
- "Quan hệ giao lưu của thầy cúng người Tày khu vực biên giới
HạLang, Cao Bằng", Nguyễn Thị Yên, tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1 (121)
năm 2009, tr.25-37.
Mặt khác, trước đây Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng
Ninh đã có một số cơng trình nghiên cứu, đề cập đến Then nghi lễ như: đề tài
“Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóadân

gian tộc người Tày ở Quảng Ninh” (2008) hay dự án “Sưu tầm, bảotồn Then
cổ người Tày huyện Bình Liêu” (2009).
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đều quan tâm đến đời sống văn
hóa tinh thần, những phong tục tập quán của dân tộc Tày trong phạm vi cả
nước hoặc trong phạm vi một tỉnh. Tất cả những cơng trình nghiên cứu trên
tạo cơ sở nền móng để người viết khai thác một đề tài ở phạm vi hẹp, làm rõ
hơn đời sống văn hóa tín ngưỡng của tộc người Tày ở xã Lục Hồn, huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
3.Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những đặc điểm và giá trị của các hình thức Then của người
Tày ở xã Lục Hồn.
Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị của
Then và gắn phát triển Then với du lịch văn hóa địa phương trong tương lai.



 

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Then của người Tày ở xã Lục Hồn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm, nghi lễ, các hình thức
diễn xướng và giá trị của Then trong đời sống tâm linh và văn hóa của đồng bào
Tày ở xã Lục Hồn, góp phần phát triển du lịch văn hóa ở địa phương.
Về mặt khơng gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn cư trú của người
Tày ở xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian: Những biểu hiện của Then đang diễn ra hiện nay với những
giá trị truyền thống và giao thoa văn hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để tiếp cận đối tượng nghiên cứu của mình, người viết đã sử dụng
những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Then có liên quan đến văn học, phong tục tập quán, âm nhạc, nghệ
thuật múa, nghệ thuật tạo hình,…
Phương pháp sưu tầm, điền dã
Đi thực tế tại địa phương thuộc phạm vi nghiên cứu để tiến hành khảo
sát thực địa bằng cách phỏng vấn, ghi chép, quay video, chụp ảnh để làm cơ
sở cho việc thực hiện đề tài.
Ngồi ra, người viết cịn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp để xử lí tư liệu thu được.


10 
 

6. Đóng góp của đề tài
Với việc đi sâu nghiên cứu về Then Tày ở xã Lục Hồn, đề tài góp phần bổ
sung tư liệu nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho cán bộ văn hóa ở địa phương.
Đề tài giúp bảo lưu những giá trị văn hóa tốt đẹp của tộc người Tày ở Bình Liêu,
bước đầu đưa ra một số giải pháp đưa Then Tày đến gần du khách để từ đó có
thể đưa Bình Liêu đi lên những bước mớivề kinh tế, văn hóa, xã hội.
Với riêng cá nhân người viết, đề tài sẽ giúp người viết có những cái
nhìn mới về các giá trị văn hóa của dân tộc mình nói chung và Then nói riêng,
là cơ sở để người viết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài còn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát về người Tày ở xã Lục Hồn.
Chương 2. Then và các hình thức diễn xướng Then của người Tày ở
xã Lục Hồn.

Chương 3. Một số giải pháp để Then trở thành nguồn lực phát triển
du lịch văn hóa ở xã Lục Hồn.


11 
 

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ LỤC HỒN

1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Lục Hồn là một xã miền núi, biên giới của huyện Bình Liêu, có tổng diện
tích tự nhiên là 43.37 km2 . Phía bắc của xã Lục Hồn giáp với xã Đồng Tâm,
phía đơng nam giáp xã Húc Động, phía tây và phía nam giáp xã Tình Húc, ở
phía tây bắc có một phần đường biên giới với Quảng Tây (Trung Quốc).
1.1.2. Địa hình, đất đai
Xã Lục Hồn độ cao trung bình từ 500 – 600m so với mặt nước biển, có
xu hướng thấp dần từ Đơng bắc – Tây nam.
Cấu trúc địa hình đa dạng, bị chia thành 3 tiểu vùng:
Tiểu vùng núi thấp và trung bình tây bắc sơng Tiên n:
Độ cao trung bình trên 600m. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều
dãy hướng núi, có nhiều đỉnh núi cao dọc trên đường biên giáp Trung Quốc.
Độ dốc bình quân khoảng 30 độ và có nhiều sườn dốc hiểm trên 35 độ. Đất
đai bị xói mịn, rửa trơi khá mạnh.
Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đơng Nam:
Độ cao trung bình 600 -700m, độ dốc bình quân khoảng 25 – 28 độ.
Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, đất đai của tiểu vùng chưa bị thối
hóa nhiều, có những điểm mặt bằng dưới 15 độ, thích hợp trồng các cây đặc
sản như hồi, quế, sở,…



12 
 

Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên:
Độ cao trung bình khoảng 300 -400m, độ dốc thấp dưới 15 độ. Tiểu
vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải, nhiều ruộng bậc thang, được sử dụng
để sản xuất nơng nghiệp, diện tích trồng lúa nước tập trung ven sông. ở tiểu
vùng này, sản xuất nông nghiệp là chính, nơng – lâm kết hợp, trang trại vườn
rừng, trồng cây ăn quả.
Trên địa bàn xã hình thành các loại đất chính thuận lợi cho phát triển
sản xuất nơng nghiệp sinh thái đa dạng:
Đất thung lũng dốc tụ, phù sa.
Đất feralit đỏ vàng vùng đồi núi phát triển trên đá phiến thạch sét.
Đất feralit đỏ vàng vùng đồi núi thấp trên đá macma axit.
Đất feralit vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá sa thạch.
Đất feralit có mùn phát triển trên đá macma axit.
1.1.3. Sơng ngịi và khí hậu
Sơng ngịi
Xã Lục Hồn có nhiều sơng suối nhỏ, ngắn và dốc, tụ hội chảy vào sông
Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt - Trung, chảy theo hướng
Đơng Bắc - Tây Nam, có độ dốc lớn, lịng sông nhiều thác ghềnh. Thủy chế
các sông suối miền núi khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối
dịng chảy khơng đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sơng
chính, tạo nên dịng chảy lớn và xiết, gây lũ ngập lụt. Về mùa khô trên các xã
vùng cao tình trạng thiếu nước rất phổ biến vào các tháng mùa đông (từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau) dịng chảy cạn kiệt, mực nước sơng rất thấp.



13 
 

Khí hậu
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, khí hậu của xã Lục
Hồn là khí hậu miền núi khá điển hình, phân hóa theo đai cao, tạo ra những
tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới thuận lợi cho phát triển đa dạng
các loại cây trồng, vật nuôi. Ở vùng đồi núi cao, ven khe suối thích nghi với
các loại cây cơng nghiệp như hồi, quế, trẩu, sở; vùng thấp phù hợp với các
loại cây ăn quả như nhãn, vải, cam, hồng…
Yếu tố hạn chế của khí hậu là trong mùa khơ rất thiếu nước, chịu ảnh
hưởng của các hiện tượng thời tiết bất lợi như băng giá, sương muối. Nhiệt độ
trung bình trong năm từ 180 C - 280 C, nhiệt độ trung bình cao nhất mùa hạ từ
320C - 340 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất mùa đơng từ 50 C - 150 C, thỉnh
thoảng có sương muối, băng giá ở vùng núi cao. Lượng mưa khá cao, nhưng
không điều hịa, bình qn từ 2000 - 2400 mm/năm. Số ngày mưa trong năm
là 163 ngày, khoảng 70% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, sườn
phía đơng các dãy núi mưa nhiều từ 2400-2800mm.
1.1.4. Hệ động vật, thảm thực vật
Thảm thực vật rừng rất đa dạng. Trong đó có các lồi thực vật q
hiếm cần được bảo vệ như: sến mật, vù hương, sa nhân,...các cây dược liệu và
các loại cây đặc sản khác như hồi, quế, trẩu, sở,...
Ngồi ra, xã cịn có các tài ngun rừng, tài nguyên nước ngầm và
khoáng sản rất phong phú.


14 
 

1.2. Đời sống kinh tế, xã hội

1.2.1. Đời sống kinh tế
Dân tộc Tày cùng với các dân tộc khác đã đến cư trú và tồn tại lâu đời trên
mảnh đất Lục Hồn. Trong đó tính đến nay, có 695 hộ gia đình người Tày. Họ
sống hịa thuận cùng các dân tộc khác và có đời sống kinh tế tương đối ổn định.
Do có điều kiện khí hậu - đất đai đa dạng, nhất là đất rừng đã tạo điều
kiện thuận lợi trồng các loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao như các
cây hồi, quế, trẩu, sở, ... Đặc biệt cây dong riềng rất phù hợp với đặc điểm,
điều kiện tự nhiên - khí hậu của vùng, đây chính là cây trồng cung cấp nguyên
liệu để chế biến thành sản phẩm miến dong, sản phẩm có tính hàng hoá nổi
bật của huyện đã và đang phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu
nhập cho nhiều hộ gia đình.
Với đặc điểm sinh sống ở thung lũng, ven sơng suối, người Tày nơi đây
đã có sự kết hợp nông - lâm nghiệp, vừa làm ruộng bậc thang vừa trồng rừng
và phát triển trang trại. Tuy nhiên, diện tích làm nơng nghiệp vẫn cịn hạn chế,
thay vào đó trồng rừng được phát triển mạnh, các giống cây rất thích hợp với
đất đai, khí hậu ở đây như: trẩu, sở, quế,…đặc biệt là hồi, quế đang được phục
hồi và tăng nhanh diện tích trồng. Hiện nay, xã đang triển khai thêm chính
sách trồng cây dược liệu. Việc chăn ni đại gia súc, trước hết là trâu, bò đã
được chú ý nhưng số lượng cịn ít. Bên cạnh đó, sự phát triển làng nghề làm
miến dong, các quán phở (người dân tự tráng bằng thủ công) cũng đang được
chú trọng.
Xã Lục Hồn nằm trong diện xã 135. Tổng số hộ nghèo của xã năm
2014 là 144 hộ và đặt chỉ tiêu cho năm 2015 sẽ chỉ còn 97 hộ nghèo. Tổng số
hộ cận nghèo là 273 hộ, phấn đấu đến cuối năm 2015 xã sẽ chỉ còn 226 hộ
cận nghèo.


15 
 


1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ các chương trình mục
tiêu, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã được đầu tư xây dựng, nâng cấp,
xây mới. Bước đầu là dự án cải tạo quốc lộ 18C, nối từ thị trấn Tiên n lên
cửa khẩu Hồnh Mơ; bê tơng hóa các đường làng, thôn bản. Giao thông được
cải thiện đã làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn của xã, bước đầu tạo cơ
sở cho thực hiện các chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời
sống của người Tày cũng như các dân tộc khác cùng sinh sống nơi đây.
Cùng với đó, các thiết chế nhà văn hóa, bưu điện, trạm y tế cũng như
các cơ quan, trường học đang được Nhà nước đầu tư tu sửa lại, góp phần đem
lại lợi ích, đảm bảo cho cuộc sống người dân.
1.2.3. Các chính sách kinh tế, xã hội
Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, xã đã triển khai tốt chương
trình xây dựng nơng thơn mới: các đường vào làng, bản hầu hết được bê tơng
hóa. Mỗi hộ gia đình đều thực hiện vệ sinh mơi trường quanh nơi ở, di dời
chuồng trại, nhà vệ sinh,...
Nhờ có những chính sách phát triển mà trong chương trình "Chung tay
vì cộng đồng - Bị giống giúp người nghèo biên giới" do chủ tịch nước
Trương Tấn Sang phát động, giao cho Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chủ trì;
150 hộ nghèo và cận nghèo của xã đã được trao tặng bị giống.
Thực hiện theo chương trình OCCOP - mỗi xã, phường một sản phẩm,
xã Lục Hồn cũng đang tạo dựng những sản hẩm mang thương hiệu quê hương
mình như: Rượu men lá Lục Hồn, mật ong Lục Hồn, rượu thảo dược Lục
Hồn, túi thơm đựng hoa hồi, quế,....


16 
 

1.3. Đời sống văn hóa của người Tày ở xã Lục Hồn

1.3.1. Lịch sử tộc người, dân số và sự phân bố dân cư
Xã Lục Hồn có 17 thơn bản: Bản Pạt, Cốc Lồng, Lục Nà, Bản Cáu, Nà
Luông, Bản Chuồng, Ngàn Pạt, Nặm Tút, Phá Lạn, Khe O, Cao Thắng, Ngàn
Chuồng, Pắc Phe, Ngàn Mèo Trên, Ngàn Mèo Dưới, Cáng Bắc, Khau Pưởng. Xã
gồm 5.105 khẩu với 1.072 hộ dân. Với diện tích là 43,37 km2 , nơi đây tập trung 6
dân tộc anh em cùng chung sống (Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Kinh, Hoa).
Dân cư sống rất thưa thớt. Dân số (năm 1999) là 4123 người, mật độ
dân số là 95 người/km2 . Đây là nơi duy nhất của huyện Bình Liêu có di tích
lịch sử cấp tỉnh, đó là đình Lục Nà.
Dân tộc Tày cùng với các dân tộc khác đã đến cư trú và tồn tại lâu đời
trên mảnh đất Lục Hồn. Trong đó tính đến nay, có 695 hộ gia đình người Tày.
Họ sống hịa thuận cùng các dân tộc khác và có đời sống kinh tế tương đối ổn
định. Người Tày ở đây có nhiều dịng họ: Trần, Hà, La, Hồng, Đinh,
Ngơ,..nhưng nhiều hơn cả vẫn là họ Hoàng.
1.3.2. Khái quát về văn hóa vật chất
* Nhà ở
Trước đây, người Tày ở huyện Bình Liêu nói chung và ở xã Lục Hồn
nói riêng ở nhà sàn, một số ít ở nhà đất, nơi giáp biên giới cịn có nhà phịng
thủ. Nhưng từ năm 1979, xảy ra chiến tranh biên giới Việt Trung, người Tày
chuyển dần từ ở nhà sàn sang ở nhà đất. Ngơi nhà bằng đất của người Tày có
sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa. Đó là những ngơi nhà làm bằng gạch đất tự
đóng khn, tự nung, thường được lợp ngói âm dương màu xanh đen, nền
bằng đất.
Hiện nay, ở Lục Hồn đã vắng bóng những ngơi nhà sàn cổ, đan xen
giữa những ngôi nhà đất là những ngôi nhà cao tầng hiện đại.


17 
 


* Trang phục
Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm
chàm, hầu như khơng thêu thùa, trang trí.
Trang phục nữ: Phụ nữ mặc váy hoặc mặc quần dài tới mắt cá chân, có
áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài bên ngoài. Khi đi lao động, người phụ nữ
thường sử dụng áo cánh ngắn. Áo cánh là loại bốn thân, xẻ ngực, cổ trịn, có
hai túi nhỏ phía dưới vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm. Khi đi
hội thường mặc lót áo cánh phía trong áo dài. Áo dài cũng là loại năm thân,
xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ trịn, ống tay và thân hẹp, có eo. Trước
đây phụ nữ mặc váy nhưng gần đây phổ biến mặc quần. Đó là loại quần về
nguyên tắc cắt may giống nam giới, kích thước có phần hẹp hơn. Phụ nư Tày
thường vấn tóc bằng khăn hình chữ nhật, được nhuộm chàm và trang trí bộ
váy áo mình bằng dây thắt lưng bản to được dệt từ tơ tằm, có màu vàng óng,
buộc thắt nút từ phía sau tạo nên eo thon và đẹp cho người phụ nữ. Nón của
phụ nữ Tày rất độc đáo, nón làm bằng lá cọ hoặc bằng nan tre lợp lá, mái nón
bằng và rộng. Trang sức của họ cũng đơn giản song đủ các chủng loại cơ bản
như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích và đơi khi họ đeo túi vải. Phụ nữ
thường đi hài bằng nhung hình mũi thuyền.
Trang phục nam: Y phục của nam giới Tày gồm loại áo cánh bốn thân,
là loại xẻ ngực, cổ trịn cao, khơng cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và hai túi nhỏ
phía dưới hai thân trước.Quần làm bằng vải sợi bông chàm như áo, cắt theo
kiểu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải, dài tới mắt cá chân. Quần có cạp
rộng khơng luồn rút khi mặc có dây buộc ngồi. Nam giới thường đi giầy vải,
đội nón lá cọ, đơi khi họ còn đeo vòng tay bằng bạc.


18 
 

* Ẩm thực

Điểm đặc biệt trong ăn uống của người Tày nơi đây là mỗi sáng họ nấu
một nồi cháo trắng cho cả gia đình ăn trong một ngày. Thường đến bữa tối họ
mới nấu cơm. Tùy từng gia đình mà có thể nấu cơm trưa. Họ ăn cháo trắng,
lỗng vừa dễ tiêu hóa vừa giúp giải khát trong mùa nắng nóng. Đến mùa lạnh,
họ ăn cháo nóng với gừng tươi giã nhỏ trộn với dưa chua hoặc rau thơm với
mục đích giữ ấm cho cơ thể. Đa phần họ ăn gạo tẻ do chủ yếu trồng lúa tẻ.
Nếu mùa màng thất bát, thiếu ăn, người dân có thể ăn cơm, cháo trộn với ngơ,
khoai, sắn,... Ngồi ra, họ cịn nấu cơm nếp, làm xôi năm màu (xôi ngũ sắc),
xôi ba màu trong những ngày lễ tết: Tết Cơm mới làm xôi màu xanh từ lá
gừng tươi, tết Nguyên đán làm xôi màu vàng từ quả dành dành trên rừng, tết
Thanh minh làm xôi màu đỏ từ lá kim lông,...Họ thường dùng gạo nếp để làm
một số bánh như: bánh cóoc mị, cóoc vài, bánh chưng, "ét moong ét khao",
bánh tài lồng ệp,....
Cùng với các món ăn từ lương thực, người Tày ở xã Lục Hồn cịn chế
biến các món ăn từ thịt (lợn, gà, cá ở sông suối) , nấm, măng, mộc nhĩ,...
Những món ăn dân dã ln được đồng bào ưu thích. Bên cạnh đó, do có sự
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, tộc người Tày nơi đây đã có sự tiếp thu và
sáng tạo trong ẩm thực dịp lễ tết, đám cưới như món: khau nhục, "nặm slẩm",
"nặm quắt",....
Thức uống thông dụng là nước sôi để nguội, ngồi ra cịn có chè lá vối,
chè nhân trần, chè râu ngô,... Người dân ở đây cũng tự cất rượu để uống.
Rượu được chế biến từ men lá, những cây thảo dược. Rượu được cất từ gạo
tẻ, gạo nếp, khoai lang, sắn. Họ cũng rất chuộng rượu ngâm thuốc: rượu tim
khỉ, rượu dái dê, rượu dạ dày nhím, rượu ngâm thuốc bắc,... Uống rượu được
coi là một nét văn hóa trong giao tiếp, thể lịng tấm lịng của đồng bào nơi đây


19 
 


với khách đến nhà. Bên cạnh đó, rượu là vật phẩm không thể thiếu trong khi
hành lễ Then.
* Phương tiện vận chuyển
Trước đây, đồng bào Tày chủ yếu đi lại trên những con đường mòn,
nhỏ, nhiều đoạn ghồ ghề, vượt đèo, qua nhiều sông suối nên việc đi lại vô
cùng khó khăn. Phương tiện vận chuyển chính là con người gánh. Dụng cụ để
người gánh là đôi giậu hoặc đôi "phân kí" do chính họ đan với đơi quai bằng
mây, bằng dây lạt. Họ dùng đòn gánh bằng tre xỏ vào đơi quay để gánh khoai,
ngơ và các hàng hóa khác về nhà. Ngồi ra, người Tày cịn dùng đơi "lẹp"
được đan bằng tre đi gánh mạ, dùng túi được đan bằng dây cước có dây đeo
chéo qua vai (tiếng Tày gọi là "ăn thông") thường được người Tày mang đi
nhặt hồi, đựng những sản vật khác.
Hiện nay, giao thông đã phát triển, đường vào thôn bản đều được bê
tông hóa. Vì vậy, người dân nơi đây đã có điều kiện đi lại, vận chuyển bằng
nhiều phương tiện hiện đại được dễ dàng hơn.
1.3.3. Khái quát về văn hóa xã hội
* Tổ chức làng bản
Người Tày thường cư trú thành các bản cạnh sông suối, ven đường
quốc lộ hoặc trong thung lũng thuận lợi cho việc canh tác lúa nước. Bản có
địa vực cư trú riêng, ở đó có đất đai canh tác, có rừng, có nguồn nước. Tùy
thuộc vào vị trí địa hình mà bản có quy mơ lớn hay nhỏ. Quy mơ của bản cịn
phụ thuộc vào q trình tăng dân số. Trước năm 1945, nhiều bản chỉ có 7 - 10
nóc nhà. Nhiều năm qua, quy mơ của bản đã có nhiều thay đổi, số lượng bản
có quy mơ nhỏ ngày càng ít. Mỗi bản người Tày đều có tên gọi riêng. Trong
mỗi bản thường có nhiều dòng họ khác nhau cùng sống hòa thuận, thân thiết,
giúp đỡ nhau trong lao động, sinh hoạt cũng như bảo vệ, chống đỡ thiên tai,


20 
 


thú dữ,... Họ ln có ý thức giữ gìn và bảo vệ, xây dựng bản làng ngày càng
phồn thịnh.
* Tổ chức gia đình
Gia đình người Tày cũng như các tộc người khác ở xã Lục Hồn thường
là gia đình có quy mơ nhỏ (2 hoặc 3 thế hệ), mang tính chất phụ quyền. Họ
vẫn có tư tưởng trọng nam, thể hiện rõ trong quyền thừa kế, quyền điều hành
công việc trong gia đình. Chỉ có con trai mới được quyền thừa kế. Việc phân
chia tài sản được tiến hành khi bố mẹ về già hay đã qua đời hoặc khi một
trong những người con trai cùng vợ con tách ra ở riêng. Con trai trưởng được
nhận phần nhiều hơn và ở chung với bố mẹ, có trách nhiệm chăm sóc, phụng
dưỡng bố mẹ. Khi bố mẹ đã khuất bóng thì lo tang ma, cúng giỗ.
* Sinh đẻ, nuôi dạy con cái
Trước đây do quan niệm cần nhân lực để lao động, làm ra nhiều của cải,
để có người nối dõi tơng đường, hưởng gia tài nên người Tày thích sinh nhiều
con, đặc biệt là con trai. Khi phụ nữ mang thai, với mong muốn đứa trẻ sinh ra
được khỏe mạnh, họ rất chú trọng trong việc kiêng kị. Trước khi ăn cơm, người
phụ nữ phải uống một chén nước để sau này dễ sinh, nước ối sẽ ra trước khi
đứa trẻ đẻra khơng phải đẻ khan. Khi biết có đám tang đi qua đường mà lỡgặp
thì họphải đứng nép vào một góc xa bên đường. Nếu đứng gần quá họ sợvía
của mình yếu sẽbịvía của người chết bắt đi. Vì người Tày thường cho rằng, lúc
mang thai vía của người phụ nữ yếu hơn vía những người khác. Đặc biệt, khi đi
đường, người phụ nữ mang thai tránh bước qua dây buộc ngựa, buộc trâu, con
dao, cái chày. Họ cho rằng nếu bước qua những dây buộc đó, người phụ nữ sẽ
bị "chửa trâu" (chửa 12 tháng) và sau này khi con sinh ra sẽ bị dị dạng, dài như
cái dây thừng và xấu xí như cái chày.


21 
 


Khi người phụ nữđến ngày đẻ thì phải đẻ ở bên nhà chồng, không được
về nhà bố mẹ đẻ ở cữ. Trước đây, người Tày có tập quán ngồi sinh trong
buồng, có bà đỡđến đỡ, mẹ và các chị em chăm giúp. Ngày nay, đa phần các
chị em đều đến trạm y tế để sinh và được chăm sóc để sau khi sinh tránh được
những trường hợp rủi ro đáng tiếc. Sau khi sinh, nhau thai và cuống rốn được
thảxuống suối với quan niệm đểđứa trẻ được khỏe mạnh. Gia đình đó nhờ một
người nam giới khỏe mạnh, tháo vát, làm ăn giỏi, đi lên nhà thăm hỏi đứa
trẻvới mong muốn sau này đứa trẻ cũng khỏe mạnh, giỏi giang như vậy. Sau
khi đứa trẻ ra đời được ba ngày thì gia đình mời thầy cúng về tẩy uế và lập
bàn thờbà Mụ. Sinh nởxong 2 đến 3 tuần thậm chí hơn một tháng bà mẹ mới
được tắm bằng nước lá đun sơi, nếu tắm sớm khi cơ thể cịn yếu sau này dễ
đau nhức xương khớp.Khi đứa trẻđược một tháng tuổi, người Tày có tục làm
đầy tháng cho đứa trẻ. Theo tập tục cổ truyền của đồng bào Tày ở đây, lễ đầy
tháng là nghi lễ không thể bỏ qua đối với bất kì một đứa trẻ nào khi được sinh
ra. Người Tày làm lễ cho bé trai vào ngày 25 tính từ ngày sinh và cho bé gái
vào ngày thứ 30. Ngày lễ mang ý nghĩa là mừng cháu bé khỏe mạnh, hay ăn
chóng lớn, mừng phúc đức cho gia đình. Đồng thời mang ý nghĩa là báo với
bà Mụ là đứa con của bà Mụban cho đã ra đời được khỏe mạnh, xin bà mụtiếp
tục phù hộ, bảo vệ, che chở cho đứa trẻ ngày càng chóng lớn, trưởng thành.
Khi đứa trẻ trịn một tuổi thì làm lễđầy năm mời họ hàng gần gũi đến làm
cỗăn mừng.Trong q trình ni dưỡng, nếu đứa trẻ bị ốm đau thì việc đầu
tiên là mời thầy cúng giải bệnh xem đó là do ma nào làm hại và làm mâm
cơm đểcúng ma đó. Bên cạnh đó, người Tày có nhiều kinh nghiệm trong việc
dùng thuốc nam đểchữa trịbệnh cho đứa trẻnhưng hiện nay phần lớn khi đứa
trẻbịbệnh đều được đưa đến trạm xá đểđiều trị. Người mẹ sẽ là người trực tiếp
nuôi dạy con cái.


22 

 

* Cưới xin
Trong truyền thống, hôn nhân của người Tày được quy định khá sớm. Vì
vậy, đồng bào thường kết hôn ở độ tuổi 15 đến 18. Ngày nay tuổi kết hôn đã
được nâng lên theo quy định của luật hơn nhân và gia đình. Trước đây, để
cóthể tiến hành nghi lễ hôn nhân phải trải qua rất nhiều thủ tục rườm rà, phức
tạp. Ngày nay, các nghi lễ đã được giảm bớt nhưng về cơ bản người Tày vẫn
giữ được những nét truyền thống trong hôn nhân. Các nghi lễ trong hôn nhân
gồm:
Lễ dạm hỏi: nhà trai đến xin ngày, tháng, năm sinh của cơ gái, sau đó
nhờ thầy tử vi xem số mệnh của cơ gái có hợp với chàng trai hay không. Nếu
hợp nhà trai sẽ đến xin làm lễdạm, ngược lại, họ sẽ báo cho nhà gái biết.
Lễtrầu cau: Nhà trai nhờ một người nam giới có uy tín trong họ sang
nhàgái bàn việc trăm năm cho đôi trẻ. Tại lễ này nhà trai xin bản lục mệnh
của cô gái được ghi chép cẩn thận trên giấy hồng điều đủ 12 cung như cung
bản mệnh, cung phụ mẫu… Khi bản lục mệnh của cô gái đã trao chính thức
cho nhà trai thì coi như hai bên đã cơng nhận sự đính hơn của đơi trẻ. Nếu sau
này vì một lý do nào đó hai bên khơng cưới gả con cho nhau được thì nhà trai
phải trảlại tấm giấy lục mệnh cho nhà gái, kèm theo gánh lễ vật để nhà gái
mời khách đến dự lễ hủy bỏ lễ dạm hỏi trước đây và sau đó cơ gái mới được
quyền nhận lời lấy người khác.
Lễ kê khai: thường được diễn ra trước lễ cưới 2 đến 3 tháng để hai gia
đìnhcó thời gian chuẩn bịchu đáo cho hôn lễ. Nhà gái sẽmời họhàng đến bàn
bạc về lễ thách cưới, sau đó sẽ trao cho nhà trai một bản kê khai các lễ vật cần
mang đến.


23 
 


Đám cưới: Nghi lễ trong đám cưới của người Tày khá cầu kỳ nhưng vì
quan niệmnếu thiếu những nghi lễ đó, cơ dâu chú rểsẽ khó có được một cuộc
sống hạnh phúc. Nếu làm cho gia tiên và các vị thần phật lịng khơng
chỉnhững người trong nhà gặp phải những điều xui xẻo mà việc sinh nở, hay
cuộc sống gia đình của cơ dâu sẽkhơng tránh khỏi những bất trắc. Theo phong
tục trước đây, con gái từ 10 tuổi trở lên phải biếttrồng bông, dệt vải. Do vậy,
khi cô dâu về nhà chồng phải chuẩn bị cho ông bà nội, ngoại, bố mẹ chồng,
cơ, dì, chú, bác bên chồng mỗi gia đình một đơi gối, một cái chăn bơng. Nếu
anh em chưa có gia đình thì mỗi người sẽđược cơ dâu tặng một cái chăn và
một cái gối. Đồng thời cơ dâu cịn phải chuẩn bịđầy đủmọi dụng cụphục vụ
sinh hoạt và lao động sản xuất đểđem về nhà chồng. Cô dâu trong ngày cưới
mặc áo nhuộm chàm dài, váy chàm, vấn tóc trong vành khăn. Nhưng ngày
nay, cơ dâu, chú rể mặc trang phục lễ cưới như người Kinh. Đám cưới người
Tày trước đây được diễn ra mấy ngày liên tiếp với những lời Then giao
duyên, đối đáp nối ngày này tiếp với ngày kia. Nhưng nay đã không cịn tập
tục đó nữa.
Lễlại mặt: Ba ngày sau lễcưới, đơi vợchồng mang lễlại mặt nhà gái.Tới
nhà gái, chú rểphải tựtay nấu 4 – 5 mâm cơm cảm ơn họhàng nhà gái.Kết
thúc buổi lễ lại mặt, đôi vợchồng trẻ trở về nhà nhà trai. Khi đó, họ mới được
động phịng và bắt đầu cuộc sống lứa đôi. Ý nghĩa của lễlại mặt là để gia đình
nhà gái yên tâm khi đã gả con gái cho người có thể nhờ cậy. Đám cưới chính
là sựthừa nhận của hai bên gia đình, của cộng đồng làng bản với cuộc hôn
nhân của đôi nam nữ. Ngày nay, người Tày có sựthay đổi vềmặt nhận thức và
quan niệm sống. Vai trò của người phụnữđã được đềcao. Thanh niên nam,
nữđược tựdo tìm hiểu nhau, tựdo hơn nhân trên cơ sởtình u đơi lứa, khơng
cịn bịràng buộc khắt khe như trước nữa. Trong cuộc sống mới hôm nay, tục


24 

 

cưới xin của người Tày ởđây tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn lưu giữđược
những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương.
* Tang ma
Hầu như, người Tày vẫn còn giữ được những tập tục trong tang ma như
trước đây. Khi trong gia đình có người mất, con cháu dù đau buồn đến đâu
cũngphải đợi thầy mo về làm lễmới được khóc thành tiếng. Vì họ sợ lúc hồn
người mất mới lìa khỏi xác, thấy con cháu quyến luyến như vậy thì sẽ về
mang họ đi theo. Thường đám tang của người Tày để người mất ba ngày mới
mai táng. Trong suốt thời gian ba ngày đó, người nhà phải ăn chay, khơng tắm
giặt, khơng chải tóc thể hiện sự thương tiếc đến người quá cố.
1.3.4. Khái quát về văn hóa tinh thần
* Ngơn ngữ, chữ viết
Trong giao tiếp hàng ngày với các dân tộc khác, người Tày vẫn sử
dụng tiếng Việt cịn trong gia đình, họ hàng, thân quen cùng biết tiếng Tày thì
họ sửdụng tiếng Tày. Tiếng Tày có quan hệ mật thiết với tiếng Nùng. Người
Tày có chữ viết riêng là chữ Nơm Tày. Đó là loại chữ được xây dựng trên
mẫu tự tượng hình, gần giống chữ Hán Nôm, ra đời khoảng thế kỉ XV. Dạng
chữ này thường được dùng cho cúng tế, ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng.
Chữ Nôm Tày được sử dụng cách đây khoảng 300 năm và trải qua bao biến
cố, thăng trầm của lịch sử đã trở thành một phần tất yếu của văn hóa Tày.
Ngày nayđối với dân tộc Tày ở Bình Liêu nói riêng và cộng đồng dân tộc Tày
nói chung, tiếng Tày khơng chỉ là một phương tiện giao tiếp đơn thuần mà là
một tài sản phi vật thể vô giá, là niềm tự hào dân tộc.
* Văn học, nghệ thuật dân gian


25 
 


Người Tày có kho tàng văn học dân gian phong phú với các thể loại:
truyện ngụ ngôn, truyện cười, dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ… phản ánh
thếgiới quan, nhân sinh quan và cuộc sống lao động đấu tranh của dân tộc
Tày. Tiêu biểu như truyện cổ tích "Chàng Mồ Cơi", sự tích chim "bắt cơ trói
cột", sự tích các loài cây, truyện thơ "Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài",...
Đối với người Tày ở Bình Liêu,hát then là loại hình văn nghệ dân gian
có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần. Nó khơng chỉ đơn thuần
là hình thức diễn đạt nội dung bằng nhạc điệu, phương thức giao lưu, giao
duyên giữa đôi trai gái với nhaumà hát then đã được người Tày xưa gắn vào
các hoạt động tín ngưỡng, tâm tình khi lấy những làn điệu, câu hát then này để
lảy then, cúng then…Nửa thế kỉ trước, người Bình Liêu có ơng già mù Lơ
Chính, một nhân vật được coi là tài hoa của bản người Tày, chống gậy lang
thang đi hát then. Hát then được sử dụng làm phương thức giao duyên giữa trai
gái người Tày. Bởi vậy, từ những câu hát then đầy sáng tạo của ơng già mù Lơ
Chính nhiều chàng trai Tày đã tìm được vợ hiền, vợ đẹp. Kế thừa học hỏi tài
hoa của ơng già mù Lơ Chính về cách vận các lời then mới vào điệu then cúng,
người Tày nơi đây ghi lại những giai điệu, những khúc ngoặt, chuyển, nối các
đoạn Then. Hiện nay, đội ngũ sáng tác và đặt lời mới theo điệu hát then ở Bình
Liêu đã đơng đảo hơn, chất thơ và sự tươi mới trong ngôn ngữ then cũng đậm
nét và sâu lắng hơn. Từ đó, các câu lạc bộ hát then của xã, huyện đã được hình
thành. Nhiều tác phẩm đã chuyển thể song ngữ (lời Tày - Việt) với sức truyền
bá sâu rộng trong đời sống. Cùng với sự phát triển của kinh tế, cuộc sống hiện
đại, then hiện nay được thể hiện khá phong phú và linh động, mượt mà, đi vào
lời ru con trẻ, đời sống tinh thần của người dân thông qua các lễ hội, đám cưới,
nghi lễ then. Hát then đàn tính mang tính hiện đại hơn. Các ca khúc then mới
với phần lời gần gũi, phong phú, uyển chuyển cùng tiếng đàn tính khiến khúc
hát có âm hưởng, nhạc điệu, người nghe dễ cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của



×