Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực trạng quản lý nhà nước về quảng cáo trên địa bàn thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.47 KB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUẢNG CÁO
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NH N QUẢN LÝ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Sinh viên thực hiện
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

Hà Nội - 2010

1

: Nguyễn Quốc Tuấn
: QLVH 7
: Th.S.Trần Thị Diên


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hƣớng
dẫn khoa học Thạc sĩ Trần Thị Diên, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn và chỉ
bảo cho tôi những vấn đề trọng tâm của đề tài ngay từ khi nghiên cứu xây
dựng đề cƣơng đến lúc hồn thiện Khố luận.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô những ngƣời đã trực tiếp giảng
dạy tôi. Cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật
Trƣờng Đại học Văn Hóa Hà Nội, gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ và
giúp đỡ tơi hồn thiện Khố luận này.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của Phịng Văn hóa


Thơng tin thành phố Hải Dƣơng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải
Dƣơng đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khảo sát và tiếp
cận các hoạt động văn hóa của thành phố.
Trong q trình thực hiện đề tài, do bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu
khoa học, do trình độ, khả năng và kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy, các cơ, các cán bộ
quản lý văn hóa và bạn bè góp ý để đề tài đƣợc hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Quốc Tuấn

2


MỤC LỤC
Mở đầu

Trang

1. Lý do chọn đề tài

4

2. Mục đích nghiên cứu

4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu


4

4. Đối tƣơng nghiên cứu

4

5. Phạm vi nghiên cứu

4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

4

7. Bố cục của khóa luận

4

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của quảng cáo và quản lý Nhà nƣớc
về quảng cáo

7

1.1. Quảng cáo - Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc

7

1.1.1. Khái niệm quảng cáo


7

1.1.2. Các hình thức quảng cáo

9

1.1.3. Các phƣơng tiện quảng cáo

9

1.1.4. Chức năng của quảng cáo

15

1.2. Vai trò của quảng cáo

16

1.2.1. Quảng bá giới thiệu sản phẩm hàng hóa, kích thích
ngƣời tiêu dùng

16

1.2.2. Quảng cáo thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng trƣởng
kinh tế

18

1.3. Quản lý Nhà nƣớc về quảng cáo


19

1.3.1. Khái niệm, quản lý nhà nƣớc trong hoạt động quảng
cáo ở Việt Nam

19

1.3.2. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo
ở Việt Nam

19

Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về quảng
cáo trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng từ năm
2005 đến 2009

21

2.1. Khái quát đời sống kinh tế văn hóa xã hội thành phố Hải Dƣơng

21

3


2.1.1. Địa giới hành chính

21

2.1.2. Đời sống kinh tế


21

2.1.3. Sự phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay

23

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quảng cáo trên địa bàn thành
phố Hải Dƣơng

27

2.2.1. Thực trạng hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố
Hải Dƣơng

27

2.2.2. Hoạt động tổ chức thực hiện

43

2.2.3. Hoạt động thanh tra kiểm tra các hoạt động quảng cáo
trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng

46

Chƣơng 3. Một số giải pháp Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nƣớc về quảng cáo trên địa bàn thành phố Hải
Dƣơng


51

3.1. Đánh giá thực trạng quá trình quản lý nhà nƣớc về quảng cáo
trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng

51

3.1.1. Mặt tích cực của q trình quản lý nhà nƣớc về quảng
cáo

51

3.1.2. Mặt hạn chế của quá trình quản lý nhà nƣớc về hoạt
động quảng cáo trên địa bàn thành phố trong giai đoạn
hiện nay

52

3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của quá trình quản lý nhà
nƣớc về quảng cáo trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng
trong giai đoạn hiện nay

54

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quảng cáo
trên địa bàn thành phố hải dƣơng

57

Kết luận


64

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng có định
hƣớng xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn
đề quan trọng nhất của nền kinh tế hàng hóa khơng phải là sản xuất hàng hóa
nhƣ thế nào mà là vấn đề tiêu thụ hàng hóa đó ra sao. Muốn tiêu thụ đƣợc sản
phẩm hàng hóa thì hàng hóa đó phải đƣợc ngƣời tiêu dùng tin tƣởng và sử
dụng. Muốn vậy, những thông tin về sản phẩm hàng hóa phải đƣợc chuyển tải
đến ngƣời tiêu dùng một cách hiệu quả và nhanh nhất. Quảng cáo là công cụ
hữu hiệu để cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa đến khách hàng.
Quảng cáo là động lực thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, đồng thời quảng
cáo cũng mang trong mình những giá trị thẩm mỹ, giáo dục truyền thống văn
hóa của dân tộc góp phần làm cho xã hội phát triển một cách bền vững.
Thành phố Hải Dƣơng nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một
trong những cái nôi của nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Với ƣu thế
đó, hịa cùng sự phát triển khơng ngừng của tỉnh Hải Dƣơng nói riêng và cả
nƣớc nói chung cũng nhƣ những cố gắng phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ
nhân dân thành phố Hải Dƣơng, bộ mặt thành phố Hải Dƣơng ngày càng đổi
mới và phát triển, trong đó nền kinh tế hàng hóa giữ một vai trị vô cùng quan
trọng. Điều này đã tạo điều kiện và thời cơ cho các hoạt động quảng cáo trên
địa bàn thành phố phát triển mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà hoạt động quảng cáo đem lại
cho nền kinh tế hàng hóa của tỉnh thì vẫn cịn tồn tại một số vấn đề. Điều này,
thể hiện công tác quản lý các hoạt động vẫn còn những hạn chế nhất định đã

không những làm ảnh hƣởng đến sự phát triển, mà còn ảnh hƣởng đến hiệu quả
của quảng cáo, gây mất mỹ quan đô thị và trật tự an tồn giao thơng.

5


Với những lý do nêu trên em đã chọn đề tài: “Thực trạng Quản lý Nhà
nƣớc về quảng cáo trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng” làm Khố luận
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo trên địa
bàn thành phố Hải Dƣơng từ năm 2005 đến năm 2009 đồng thời đề xuất một
số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế – văn hóa xã hội thành phố Hải
Dƣơng;
- Tìm hiểu thực trạng quản lý Nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo trên địa
bàn thành phố Hải Dƣơng;
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về
hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng.
4. Đối tƣơng nghiên cứu
Quản lý Nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo
5. Phạm vi nghiên cứu
Quản lý Nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hải
Dƣơng từ năm 2005 đến năm 2009.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp quan sát, điều tra, phân tích;
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận đƣợc

chia làm 3 chƣơng:

6


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quảng cáo và quản lý Nhà nước về
quảng cáo.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về quảng cáo trên địa bàn
thành phố Hải Dương.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong
quảng cáo trên địa bàn thành phố Hải Dương.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢNG CÁO
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUẢNG CÁO
1.1. QUẢNG CÁO - ĐỐI TƢỢNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

1.1.1. Khái niệm quảng cáo
Quảng cáo đã có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời từ cách
đây hơn 5000 năm. Khai quật công trình kiến trúc Thebes cho thấy ngƣời Ai
Cập cổ đại đã dùng giấy cói để ghi chép lại những thơng điệp của họ: “Ai bắt
đƣợc nơ lệ bỏ trốn thì có thƣởng”. Sau này, những ngƣời hát rong ở thị trấn
trở thành phƣơng tiện thông báo công cộng sớm nhất ở châu Âu, đặc biệt ở
Anh và một số nƣớc khác.
Quảng cáo đƣợc phổ biến rộng rãi vào thời kỳ quá độ từ chế độ Phong
kiến lên Chủ nghĩa tƣ bản khi bắt đầu xảy ra sự cạnh tranh và giành giật thị
trƣờng tiêu thụ. Những phƣơng tiện quảng cáo dần dần đƣợc hoàn thiện.

Vào khoảng đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhằm
giành giật thị trƣờng tiêu thụ, quảng cáo đóng một vai trị quan trọng kết dính
ngƣời tiêu dùng với các doanh nghiệp và lợi nhuận của họ. Đầu thế kỷ XXI
này, quảng cáo đã đạt hiệu quả cao và có thể dùng lập thể không gian ba chiều
để quảng cáo. Quảng cáo trở thành bộ phận tích hợp của nền kinh tế khơng
chỉ ở một nƣớc mà trên phạm vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, quảng cáo xuất hiện muộn sau năm 1897. Những năm đầu
thế kỷ XX, dƣới hỗ trợ của thực dân Pháp, quảng cáo đã xuất hiện thông qua
các bản tạp chí do chúng thành lập nhằm phục vụ lợi ích của chúng (một
trong những tờ báo do Pháp thành lập là “Nơng cổ mín đàn”).
Trong những thập kỷ gần đây với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa
học kỹ thuật và công nghệ, với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng có sự

8


định hƣớng xã hội chủ nghĩa, quảng cáo ngày càng có điều kiện và thời cơ để
phát triển và trở thành công cụ quan trọng cho phát triển kinh doanh và kinh
tế của Việt Nam.
Có rất nhiều những quan niệm khác nhau về quảng cáo:
Theo Hiệp hội tiêu thụ quốc doanh Mỹ:
“Quảng cáo là một loại hành vi truyền đạt thơng tin đại chúng và tiên
tiến; mục đích của nó là truyền đạt thông tin, thu hút sự chú ý của người tiêu
dùng qua các đối tác người làm quảng cáo”.
Hiệp hội Marketing của Mỹ:
“Quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện khơng trực tiếp
của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người ta phải trả tiền để
nhận biết người quảng cáo”.
Theo Trung tâm bồi dƣỡng quản lý kỹ thuật công nghiệp Đại Liên
Trung Quốc:

“Quảng cáo là cách giới thiệu và mở rộng đối với sản phẩm và dịch vụ
nào đó của một người muốn quảng cáo sản phẩm; đồng thời cho biết sự mở
rộng đó là của người nào đưa ra”.
Các nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc cũng đƣa ra các khái niệm
nhƣ quảng cáo kinh tế, quảng cáo xã hội, quảng cáo văn hóa:
Nhà nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã xây dựng
những văn bản pháp luật về quảng cáo trong đó có những khái niệm:
Nghị định số 194/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của chính phủ quy
định về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam:
Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thơng báo rộng rãi về
doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, biểu tượng
theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

9


Pháp lệnh quảng cáo đã đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thơng qua ngày 16-11-2001, có hiệu
lực từ ngày 1-5-2002 đã ghi:
Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh,
hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ khơng có
mục đích sinh lời.
Dịch vụ có mục đích sinh lời là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ
chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
Dịch vụ không có mục đích sinh lời là dịch vụ khơng nhằm tạo ra lợi
nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
Các quan niệm về quảng cáo tuy có sự khác nhau, tùy theo từng khu
vực, từng quốc gia với những lĩnh vực và ngành nghề riêng, phụ thuộc vào sự
phát triển của quốc gia đó cũng nhƣ mức độ sử dụng, tập hợp những phƣơng
tiện thông tin, nhƣng về bản chất đều thống nhất, đó là sự xuất hiện khơng

trực tiếp của hàng hóa, sản phẩm và sự tác động nhất định của nó vào ngƣời
tiêu dùng hoặc nhu cầu của cá nhân trong từng lĩnh vực.
1.1.2. Các hình thức quảng cáo
Quảng cáo ngày nay đã phát triển nhanh chóng. Thật khó liệt kê, phân
loại đầy đủ các hình thức quảng cáo:
Vẽ trên tƣờng và bảng tƣờng, bích chƣơng, bảng hiệu, triển lãm, băng
rơn, báo chí, bảng điện tử, phát thanh, truyền hình, laze…
Quảng cáo trực quan, quảng cáo nghệ thuật, quảng cáo bằng tờ rơi, tiếp
thị, với các phƣơng tiện vô cùng phong phú và công nghệ cao.
1.1.3. Các phƣơng tiện quảng cáo
Quảng cáo ngoài trời bằng các biển tấm lớn, pa nô, băng rôn.....

10


Đặc biệt quảng cáo thông qua các phƣơng tiện truyền thông để đăng tải
thông điệp bán hàng của các nhà quảng cáo đến khách hàng. Nhƣ vậy, khoảng
cách giữa nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng đƣợc rút ngắn. Khi lựa chọn
phƣơng tiện quảng cáo, các nhà quảng cáo phải biết tìm ra những phƣơng tiện
thơng tin đại chúng có khả năng tiếp cận khách hàng tốt nhất và phải biết kết
hợp trong việc lựa chọn phƣơng tiện thông tin với yếu tố địa lý, văn hóa
nhằm đạt hiệu quả cao nhất mà chi phí ít nhất. Nếu một chƣơng trình quảng
cáo dù đƣợc xây dựng một cách cơng phu đến đâu mà chuyển sai địa chỉ thì
vơ nghĩa. Quảng cáo biên soạn đang đƣợc phát triển ở nhiều nƣớc. Tức là
chúng ta đƣa quảng cáo chen khéo vào các phóng sự, phim truyện, chƣơng
trình âm nhạc, các hoạt động văn hóa thơng qua các phƣơng tiện nhƣ:
- Báo chí gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử;
- Mạng thông tin điện tử;
- Xuất bản gồm cả phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa
âm thanh;

- Chƣơng trình hoạt động văn hóa thể thao;
- Hội chợ, triển lãm;
- Bảng, biển, pa-nơ, băng rơn, màn hình đặt nơi công cộng;
- Vật phát quang, vật thể trên không, dƣới nƣớc;
- Phƣơng tiện giao thông, vật thể di động khác;
- Hàng hóa;
- Các phƣơng tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Một số phƣơng tiện quảng cáo cụ thể:
* Quảng cáo trên truyền hình
Truyền hình là một phƣơng tiện quảng cáo lý tƣởng có khả năng gây sự
chú ý cho nhiều ngƣời (không kể tuổi tác, giới tính, mức thu nhập, nghề
11


nghiệp, trình độ văn hóa), thâm nhập vào từng phân đoạn thị trƣờng khác
nhau. Đây là sự kết hợp hoàn hảo nhất giữa hình ảnh và âm thanh, chuyển
động, màu sắc với sự dàn dựng công phu, phù hợp. Bởi vậy, ngƣời tiêu dùng
nắm bắt đƣợc các thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ, dễ dàng nhất.
Truyền hình là phƣơng tiện chuyển tải thông tin nhanh, dễ gây ấn tƣợng, dễ
nhớ và tác động mạnh vào tâm lý ngƣời xem với một lƣợng khán giả lớn
(chiếm gần 100%).
Tuy vậy, quảng cáo qua truyền hình cũng có một số hạn chế nhƣ:
Chất lƣợng âm thanh hình ảnh ở một số vùng xa chƣa đƣợc tốt do cơng
nghệ phát sóng chƣa cao;
Chi phí cho một chƣơng trình quảng cáo cịn tốn kém.
* Quảng cáo qua Radio
Cũng nhƣ truyền hình, Radio cũng là phƣơng tiện truyền thông phổ
biến, với những ƣu điểm dễ xách tay, mang theo ngƣời, có khả năng phát
đƣợc nhiều kênh với nhiều nội dung đa dạng, phong phú do đó phù hợp với
mọi lứa tuổi và trình độ dân trí khác nhau.

Radio là phƣơng tiện truyền thơng mang tính cá nhân, ngƣời nghe có
mối liên hệ chặt chẽ với nhân vật của radio, những âm thanh có sức ảnh
hƣởng mạnh mẽ, lôi cuốn sự tƣởng tƣợng, tác động mạnh tới tâm lý ngƣời
nghe.
Radio có tính lựa chọn rộng rãi, số lƣợng radio lớn gấp mƣời lần số lƣợng
vơ tuyến truyền hình. Do đó, số lƣợng ngƣời nhận thông tin qua radio là rất lớn.
Mặt khác, quảng cáo qua radio có chi phí rẻ, có thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần,
chọn nơi tập trung đông ngƣời nghe để phát thanh.
Tuy nhiên, quảng cáo qua radio cũng có những hạn chế:

12


Radio là phƣơng tiện thơng tin mang tính cá nhân, chỉ nghe và nhận
thông tin dƣới dạng âm thanh. Những hình ảnh sống động nhƣ kiểu dáng, kiểu
mẫu, nhãn hiệu, màu sắc không thể tác động đến khách hàng.
Thông tin đi qua nhanh quá làm ngƣời nghe dễ quên.

* Quảng cáo qua báo in
Báo in là một phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc sử dụng rộng rãi và
có hiệu quả trong hoạt động quảng cáo, nó khơng chỉ đƣợc coi nhƣ một
phƣơng tiện chủ yếu mà còn đƣợc ƣu tiên nhƣ một phƣơng tiện công cộng,
báo in không những có tính chất tồn quốc mà cịn mang tính địa phƣơng.
Hiện nay số lƣợng ngƣời đọc báo rất lớn và ngày càng tăng, đọc báo đã trở
thành thói quen của rất nhiều ngƣời. Hiện nay, ở Việt Nam có trên 500 cơ
quan báo chí tham gia phát hành.
Với những đặc điểm trên quảng cáo qua báo in có ƣu điểm là có thể
quảng cáo tới đơng đảo độc giả vào bất cứ nơi nào và ở đâu. Đặc biệt quảng
qua báo in đảm bảo việc đƣa thông tin cần thiết tới đúng khu vực thị trƣờng
đã chọn thông qua các báo viết địa phƣơng.

Báo in có khả năng thực hiện quảng cáo trên phạm vi tồn quốc, trong
đó có thể lựa chọn các đề mục thích hợp với mỗi thị trƣờng khác nhau. Ngồi
ra báo in cịn có khả năng minh họa và miêu tả một cách chi tiết các sản
phẩm, những chế phẩm mầu có thể đăng trên cả một trang báo, do đó tác động
tốt đến độc giả, khách hàng. Thơng tin trên báo in có thể đƣợc sử dụng lâu
dài, đặc biệt các thông tin quảng cáo trên một số tập san có thể phục vụ cho
từng nhóm khách hàng. Quảng cáo trên báo in thƣờng dễ chuẩn bị thơng tin,
chi phí rẻ.
Tuy nhiên thơng tin đăng trên báo cịn bị hạn chế:
Mang nặng tính địa phƣơng.
13


Thông tin đƣợc chuyển tải dƣới dạng ngôn ngữ là chính. Do đó, quảng
cáo qua báo in sẽ kém hiệu quả nếu trình độ dân trí khơng đồng đều. Mặt khác,
thông tin trên quảng cáo bị giới hạn về không gian và số lƣợng ngƣời đọc.
* Quảng cáo trên tạp chí
Quảng cáo trên tạp chí gây tác động mạnh tới độc giả, có điều kiện để
chuẩn bị kỹ, do đó có những hình ảnh rất đẹp và giữ lại đƣợc lâu hơn. Tuy
nhiên, số ngƣời xem cịn hạn chế vì mỗi tạp chí thƣờng chỉ thu hút đƣợc một
số nhóm độc giả nhất định.
* Quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời là phƣơng tiện truyền tin sớm nhất, đã có cách
đây 5000 năm. Đầu tiên quảng cáo ngoài trời xuất hiện ở Ai Cập, nó tiếp tục
diễn biến ở dạng này hay dạng khác và tồn tại phát triển từ thế kỷ này qua thế
kỷ khác. Đến nay quảng cáo ngoài trời là một trong những phƣơng tiện quảng
cáo chủ yếu và có doanh thu cao nhất. Trên thế giới đã hình thành các hiệp
hội quảng cáo ngồi trời, chẳng hạn nhƣ OAAA của Mỹ, Viện quảng cáo
ngoài trời IOA.
Ƣu điểm của quảng cáo ngồi trời là: Có khả năng lựa chọn vị trí để đặt

quảng cáo, dễ dàng thích ứng với các loại thị trƣờng khác nhau, thời gian tồn
tại lâu. Quảng cáo ngồi trời tạo đƣợc bầu khơng khí thuận lợi cho ngƣời
xem, khả năng gây ấn tƣợng khá mạnh do dễ thể hiện trên các tấm biển lớn,
màu sắc đẹp, hình ảnh sống động, với chi phí rẻ. Ngoài ra, quảng cáo ngoài
trời tồn tại 24/24 giờ trong ngày, luôn luôn tác động vào thị giác ngƣời qua
lại, khiến khách hàng phải lƣu ý đến sản phẩm. Với kích cỡ, màu sắc đậm nét,
in ngắn tạo ra sự sáng tạo trong quảng cáo.
Hạn chế của quảng cáo ngoài trời:

14


Tính sáng tạo trong quảng cáo ngồi trời thấp, thơng tin đƣa ra trong
quảng cáo ngoài trời nhƣ bản tin ngắn vì ngƣời điều khiển các phƣơng tiện
giao thơng đang lƣu thơng trên đƣờng sẽ lƣớt qua rất nhanh.
Quảng có ngồi trời có thể sử dụng Pa nơ, áp phích, thông báo sơn...
* Quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm qua cùng với việc phát triển của Internet
và công nghệ thông tin, lĩnh vực quảng cáo trên các trang thông tin điện tử
đang trở nên hết sức sôi động, quảng cáo trực tuyến là thị trƣờng không thể bỏ
qua của các doanh nghiệp.
Việc quảng cáo trên mạng thơng tin máy tính phải đƣợc thực hiện theo
đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, dịch vụ truy cập, dịch vụ kết
nối và việc cung cấp các loại hình dịch vụ trên mạng thơng tin máy tính; thực
hiện các quy định về kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm đảm bảo bí mật nhà nƣớc.
Đây là hình thức quảng cáo nhanh, giá rẻ. Ƣớc tính mỗi ngày có hàng
nghìn website ra đời với hàng chục tỷ lƣợt ngƣời truy cập Internet. Doanh thu
từ quảng cáo qua trực tuyến đã tăng đáng kể trong những năm qua. Theo các
công ty nghiên cứu thị trƣờng, doanh thu quảng cáo trên Internet toàn thế giới
đã tăng trƣởng khoảng 25% trong 2005 và sẽ tăng với tốc độ này trong vài

năm tới.
Tuy nhiên ở Việt Nam, quảng cáo trực tuyến hiện nay cịn rất mới, số
ngƣời sử dụng Internet tính trung bình trên đầu ngƣời cịn rất thấp (trung bình
100 ngƣời mới có 15,53 ngƣời sử dụng Internet) thêm vào đó, cả ngƣời quảng
cáo lẫn ngƣời mua quảng cáo còn chƣa quan tâm nhiều tới quảng cáo trực
tuyến1.
Các hình thức quảng cáo trực tuyến

1

Nguồn: WWW.vietnamnet – “Quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam tiềm năng còn bỏ ngỏ”

15


Hiện nay, các hình thức quảng cáo trực tuyến đang phát triển khá
nhanh, chủ yếu vẫn thông qua đặt banner, logo trên các trang tin có lƣợng truy
cập lớn. Bên cạnh đó, xuất hiện hình thức quảng cáo gửi thƣ trực tiếp vào
e-mail cho khách hàng.
Để thiết ké một banner quảng cáo hiệu quả đòi hỏi rất nhiều thời gian
và sự kiên nhẫn, điều quan trọng là việc phác thảo kế hoạch ban đầu cho
chien dịch quảng cáo đã thực sự là tối ƣu chƣa. Có thể tham khảo tại
BannerWorkz.com. Cần tìm một vị trí tốt nhất để đặt quảng cáo. Có ba loại
banner chủ yếu:
- Quảng cáo banner truyền thống (traditional banner ads)
- Quảng cáo In-line (In-line ads)
- Quảng cáo Pop-up (Pop-up ads)
Bài toán lớn đối với các website thông tin trực tuyến hiện nay là làm
sao thu hút đƣợc nhiều ngƣời mua quảng cáo cũng nhƣ tạo độ hấp dẫn đối với
ngƣời truy cập để “đôi bên cùng có lợi”.

Với tốc độ phát triển cơng nghệ thơng tin nhanh nhƣ hiện nay, đây là
thời điểm thích hợp để quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam phát triển, cƣớc sử
dụng Internet đã giảm mạnh, các tiện ích của Internet phong phú hơn và thị
trƣờng máy tính liên tục tăng trƣởng. Nhƣ vậy, quảng cáo trực tuyến ở Việt
Nam một thị trƣờng cịn non trẻ, nhƣng có nhiều tiềm năng phát triển.
Theo công bố của Công ty nghiên cứu thị trƣờng Cimigo, năm 2009
quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam đã đạt trên 15 triệu USD ƣớc tính khoảng
278 tỷ VNĐ. Ông Lukas Mira, giám đốc trực tuyến của Cimigo cho biết” Dù
vẫn còn non trẻ, nhƣng thị trƣờng quảng cáo Việt Nam đã tăng trƣởng 71% so
với năm 2008”. (Trích nguồn: vaa.org.vn)
1.1.4. Chức năng của quảng cáo
Chức năng cơ bản của quảng cáo là truyền đạt thông tin
16


Thơng tin về sản phẩm nhƣ: tính năng, chất lƣợng, công dụng, xuất xứ,
giá thành và thông tin về dịch vụ nhằm định hƣớng nhu cầu công chúng, nâng
cao chất lƣợng cuộc sống. Với chức năng cơ bản nhƣ vậy, quảng cáo thể hiện
chức năng cụ thể nhƣ sau:
- Chức năng kinh tế
Quảng cáo xuất hiện đồng thời với nền văn minh thƣơng nghiệp, trao
đổi hàng hóa gắn liền với quảng cáo hàng hóa cũng nhƣ với ngƣời sản xuất,
bn bán v.v… Quảng cáo là hƣớng dẫn và kích thích tiêu dùng, cạnh tranh
lành mạnh, xác lập mối quan hệ sản xuất – tiêu dùng. Quảng cáo trở thành bộ
phận tích hợp của nền kinh tế khơng chỉ một nƣớc mà trên phạm vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, tuy quảng cáo xuất hiện tƣơng đối muộn, nhƣng ngay từ
khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa của nƣớc ta cịn chƣa phát triển, quảng cáo
đã đƣợc sử dụng trong quảng cáo văn hóa, xã hội, đó là bằng băng rơn, pa nơ,
áp phích tại các rạp chiếu phim hay nhà hát, các khẩu hiệu đƣa ra đề nghị
hoặc vận động xã hội nhƣ: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm,

thực hành tiết kiệm.
Đến nay, quảng cáo đã trở thành ngành công nghiệp khổng lồ. Ở Việt
Nam, chỉ tính riêng trong năm 2006, doanh thu từ quảng cáo ƣớc tính đạt
5000 tỷ đồng. Ngƣời ta nói rằng bộ mặt quảng cáo đã thay đổi nhanh chóng,
đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay có hơn 5000 doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, chƣa kể những ngƣời “làm thêm” nhƣ
trên 80 đài phát thanh – truyền hình, trên 500 cơ quan báo, nhà xuất bản. Từ
năm 2002 đến giữa năm 2006, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, cơ quan quản lý đã cấp hơn 2000 giấy phép quảng cáo nhất thời, hơn
5300 giấy phép quảng cáo dài hạn… Doanh thu quảng cáo năm 2003 là 1.600
tỷ đồng, năm 2005 là 5.000 tỷ đồng, năm 2006 trên 7.500 tỷ đồng2.

2

Nguồn: Hiệp hội Quảng cáo – VAA

17


- Chức năng văn hóa, xã hội
Quảng cáo là truyền đạt thông tin tới nhiều ngƣời thông qua các
phƣơng tiện thơng tin đại chúng, qua đó mọi ngƣời đƣợc tiếp thu và hƣởng
thụ những truyền thống quý báu của dân tộc cũng nhƣ tinh hoa văn minh, văn
hóa nhân loại. Mỗi tác phẩm quảng cáo đâu chỉ là quảng bá hàng hóa, mà
trong đó cịn phản ánh tƣ duy thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa của mỗi nhà
quảng cáo của từng vùng, từng quốc gia.
1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢNG CÁO

1.2.1. Quảng bá giới thiệu sản phẩm hàng hóa, kích thích ngƣời
tiêu dùng

Đất nƣớc ta sau hơn 20 năm đổi mới đã kiểm chứng tính khách quan và
sự cần thiết của quảng cáo trong nền kinh tế hàng hóa. Đối với nền kinh tế thị
trƣờng, sản xuất hàng hóa khơng phải là quan trọng nhất mà là tiêu thụ hàng
hóa đó nhƣ thế nào. Mỗi một doanh nghiệp sự sống cịn phụ thuộc vào tiêu
thụ hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các sản phẩm
hàng hóa của các công ty trong nƣớc nhất là các sản phẩm của các cơng ty
nƣớc ngồi đƣợc ngƣời tiêu dùng Việt Nam biết đến và các sản phẩm hàng
hóa ấy đƣợc tiêu thụ tốt là nhờ có chất lƣợng, giá cả hợp lý và quảng cáo
thành công.
Quảng cáo không những có vai trị quan trọng thúc đẩy nền kinh tế
hàng hóa phát triển mà cịn góp phần to lớn vào việc phát triển văn hóa.
Những thành tố văn hóa trong các sản phẩm quảng cáo góp phần nâng cao
hiệu quả định hƣớng giáo dục thẩm mỹ đối với từng bộ phận cơng chúng qua
q trình tiêu dùng hàng hóa. Quảng cáo khơng chỉ mƣợn cái đẹp để kích
thích ngƣời tiêu dùng, tiêu dùng hàng hóa mà cịn gián tiếp góp phần bảo tồn
và phát huy cái hay, cái đẹp, những giá trị của văn hóa.

18


Quảng cáo là một cách thức truyền tin nhằm gửi các thông điệp của nhà
sản xuất đến khách hàng giúp định hƣớng và kích thích tiêu thụ sản phẩm. Hàng
năm, kinh phí của quảng cáo chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí Marketing và ngày
một gia tăng do phát triển của thị trƣờng. Ví dụ: vào những năm cuối của thập kỷ
80 của thế kỷ trƣớc ở Nhật ngƣời ta đã chi phí cho quảng cáo 32,5 tỷ đơ la.
Trong đó có các hãng quảng cáo lớn nhƣ Detso (Nhật), Thomson (Mỹ)3.
Để kích thích tiêu thụ hàng hóa quảng cáo là một chu trình sử dụng
thơng tin để tác động vào khách hàng theo các giai đoạn sau: (A-I-D-A)
+ Gây sự chú ý (Attention)
+ Tạo sự hứng thú (Interest)

+ Gây ham muốn (Desire)
+ Thúc đẩy hành động (Action)
Các nhà tiếp thị kinh doanh luôn sử dụng đủ loại chiến lƣợc khác nhau
để quảng cáo, nhƣng một yếu tố rất quan trọng lại ít đƣợc chú ý đó là lời văn
của quảng cáo. Qua lời văn nội dung của quảng cáo sẽ đƣợc hiểu một cách rõ
nét, đƣợc chú ý hơn.. Muốn vậy, các chuyên gia quảng cáo đã đƣa ra 10 lời
khuyên nhƣ sau:
- Biết rõ khách hàng của bạn
- Nắm chắc câu trả lời
- Có một lời đề xuất bán hàng cụ thể
- Thiết lập một mục tiêu
- Sử dụng một dịng tiêu đề lơi cuốn
- Viết một đầu đề hấp dẫn
- Tránh những từ ngữ khơng dứt khốt
- Đừng sử dụng thể bị động
3

Nguồn: Hiệp hội Quảng cáo – VAA

19


- Trích dẫn lời của khách hàng cũ
- Giữ cho bản quảng cáo của bạn đƣợc sạch đẹp xúc tích.
1.2.2. Quảng cáo thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng trƣởng kinh tế
Trong nền kinh tế hàng hóa, vấn đề quan trọng nhất vẫn là tiêu thụ hàng
hóa đó nhƣ thế nào, hàng hóa có tiêu thụ đƣợc thì mới thúc đẩy sản xuất phát
triển. Muốn tiêu thụ hàng hóa tốt, ngƣời tiêu dùng phải hiểu rõ sản phẩm đó
có tốt, có đảm bảo về chất lƣợng cũng nhƣ giá thành hay không. Quảng cáo là
một công cụ hữu hiệu nhất, nhanh nhất để khách hàng có thể tiếp cận những

thơng tin về sản phẩm.
Quảng cáo ln hƣớng tới lợi ích của các doanh nghiệp cũng nhƣ lợi
ích của ngƣời tiêu dùng trong sản xuất với lƣu thơng hàng hóa. Quảng cáo
giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất tiêu thụ đƣợc nhanh, đƣợc nhiều hàng hóa,
nhƣng đồng thời, thơng tin quảng cáo cũng giúp ngƣời tiêu dùng tiết kiệm
thời gian, lựa chọn và có quyết định đúng đắn khi mua hàng hóa.
Các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phát triển, thì sản xuất sẽ phát
triển, sản xuất phát triển kinh tế sẽ tăng trƣởng. Nhƣ vậy, Quảng cáo thúc đẩy
sản xuất, góp phần tăng trƣởng kinh tế.
1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUẢNG CÁO

1.3.1. Khái niệm, quản lý nhà nƣớc trong hoạt động quảng cáo ở
Việt Nam
Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể
để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ
đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao, yêu
cầu quản lý càng cao và vai trị của nó càng tăng lên.
Quản lý nhà nƣớc về họat động quảng cáo là một dạng quản lý xã hội
đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nƣớc và sử dụng pháp luật nhà nƣớc để
điều chỉnh hành vi hoạt động của con ngƣời trong lĩnh vực quảng cáo do các
20


cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện, nhằm duy trì sự ổn định và phát
triển của quảng cáo.
1.3.2. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo ở
Việt Nam
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc, nắm bắt đƣợc
sự phát triển của hoạt động quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt
Nam đã ra Chỉ thị số 738/VP ngày 10/8/1990 về công tác quảng cáo.

Sau 4 năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đƣợc Chính phủ giao cho
việc soạn thảo Nghị định. Với 18 lần soạn thảo, sửa đổi có sự đóng góp của
các ngành liên quan, ngày 31/12/1994 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành
Nghị định 194/CP gồm 7 chƣơng 27 điều quy định về hoạt động quảng cáo
trên lãnh thổ Việt Nam. Để phân cấp quản lý, chịu trách nhiệm rõ ràng về các
hoạt động quảng cáo, Nghị định 194/CP khẳng định và giao cho ngành Văn
hóa, thơng tin các cấp quản lý hoạt động quảng cáo trong cả nƣớc.
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về quảng cáo, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động
quảng cáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, ngày 16/11/2001
Pháp lệnh quảng cáo đã đƣợc ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thơng qua và có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2002.
Việc ban hành văn bản pháp luật cao nhất quy định về quảng cáo này
đã đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết của thực tế nƣớc ta, tạo cơ sở pháp lý để
hoạt động quảng cáo ngày càng phát triển. Pháp lệnh quảng cáo bao gồm bảy
chƣơng và 35 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2002.
Để tạo điều kiện cho các cơng ty quảng cáo trong q trình làm thủ tục
cấp phép quảng cáo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp, Bộ Xây dựng đã ra Thông tƣ số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNNBXD về việc Hƣớng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa

21


liên thông. Đây là một điểm nhấn quan trọng thúc đẩy các hoạt động quảng
cáo tốt hơn.

22


Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG
TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2009
2.1. KHÁI QUÁT ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI THÀNH PHỐ
HẢI DƢƠNG

2.1.1. Địa giới hành chính
Năm 1804, vua Gia Long đã quyết định rời lỵ sở Hải Dƣơng từ Mao
Điền về vùng ngã ba sơng Thái Bình và sông Sặt thuộc địa phận làng Hàn
(trấn Hàn) gọi là Thành Đông, nay là thành phố Hải Dƣơng. Thành phố Hải
Dƣơng nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, phía Bắc giáp huyện Nam Sách, phía
Đơng giáp huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng,
phía Nam giáp huyện Gia Lộc, phía Đơng Nam giáp hai huyện Thanh Hà và
Tứ Kỳ.
Thành phố Hải Dƣơng hiện có 15 phƣờng, 6 xã với diện tích trên
7.138.60 ha với dân số khoảng 300.000 ngƣời4.
Thành phố Hải Dƣơng là địa bàn quan trọng, là trung tâm diễn ra mọi
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả tỉnh.
2.1.2. Đời sống kinh tế
Trải qua 205 năm xây dựng và phát triển, thành phố Hải Dƣơng luôn là
một vị trí quan trọng của tỉnh Hải Dƣơng, nơi tập trung đầu mối giao thông
nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Dƣơng - Hải Phòng.
Với sự phát triển của toàn diện thành phố, ngày 06 tháng 8 năm 1997,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố
Hải Dƣơng. Đó thực sự là một mốc son đánh dấu sự trƣởng thành và phát

4

Nguồn: www.haiduong.gov.vn


23


triển, mở ra một tƣơng lai mới. Sau hơn 10 năm phấn đấu, gắn liền với mốc
lịch sử quan trọng 205 năm thành lập tỉnh ngày 30 tháng 10 năm 2009, thành
phố Hải Dƣơng đã trở thành đô thị loại II. Đây là nơi tập trung nhiều cán bộ
khoa học kỹ thuật của tỉnh, sẵn sàng tạo điều kiện giúp đỡ cho sự phát triển
kinh tế của tỉnh theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc là cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tốc độ đơ thị hóa nhanh, nhiều khu đô thị mới, khu du lịch sinh
thái mọc lên. Nhiều dự án cơng trình trọng điểm, các trung tâm thƣơng mại và
dịch vụ đã tạo điểm nhấn cho bộ mặt thành phố. Hệ thống các ngân hàng cũng
đƣợc củng cố và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.
Thành phố chủ trƣơng tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc, tạo điều
kiện về pháp lý và đầu tƣ cơ sở hạ tầng đơ thị, khuyến khích và có các giải
pháp cụ thể để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển theo cơ cấu nhiều
thành phần, đồng thời chủ động nghiên cứu tốc độ tăng trƣởng trong các lĩnh
vực thƣơng mại và dịch vụ, các lĩnh vực khác để chuẩn bị điều kiện phát triển
kinh tế theo hƣớng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của thành phố trong
thời kỳ hậu hội nhập WTO.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 24 chợ có quy mô loại II, III; 4 siêu
thị, 01 Trung tâm thƣơng mại loại I; 01 Bách hóa tổng hợp 3000 Ki ốt và
5800 hộ kinh doanh, ngồi ra cịn một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân đang hoạt động. Sự chuyển hƣớng đầu tƣ và
đổi mới phƣơng thức kinh doanh của các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sản
xuất công nghiệp cũng nhƣ các họat động dịch vụ du lịch, thƣơng mại phát
triển mạnh. Đồng thời thu chi ngân sách và hoạt động tài chính của thành phố
đều đạt mức tăng trƣởng hàng năm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã
hội của thành phố. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 13%
trở lên, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20% trở lên, thu ngân sách trên địa
bàn tăng 5%. Duy trì 100% số hộ dân dùng nƣớc hợp vệ sinh, trong đó 95%

dùng nƣớc máy, 100% số làng, khu dân cƣ có nhà văn hóa, 80% gia đình trở

24


lên đƣợc cơng nhận là gia đình văn hóa, 100% số phòng học kiên cố. Hàng
năm tạo việc làm mới cho 6000 đến 7000 lao động.
2.1.3. Sự phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay
Thành phố Hải Dƣơng nhờ có sự ổn định về chính trị và mạnh về kinh
tế đã thúc đẩy văn hóa xã hội phát triển, đạt kết quả cao về nhiều mặt. Đời
sống tinh thần của nhân thành phố ngày càng cải thiện, trình độ dân trí đƣợc
nâng cao. Sự nghiệp giáo dục rất đáng tự hào, tồn thành phố có 26 trƣờng
tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, chất lƣợng giáo dục đạt toàn
diện. Sự nghiệp y tế phát triển, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân. Nếp sống mới đƣợc thực hiện đáp ứng nhu cầu thời kỳ hội nhập nhƣng
vẫn không làm mất đi bản sắc văn hóa Việt Nam. Ủy ban nhân dân thành phố
đã bám sát các chƣơng trình cơng tác của thành ủy, hội đồng nhân dân thành
phố là chỉ tiêu, kế hoạch Tỉnh giao để sớm xây dựng và triển khai các chƣơng
trình, kế hoạch trong lĩnh vực văn hóa xã hội. Thành phố đã bƣớc đầu thực
hiện tốt Nghị quyết Trung ƣơng V khóa VIII của Đảng, Nghị quyết Trung
ƣơng III khóa IX và Nghị Quyết hội nghị Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X.
Năm 2005 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn nhiều sự kiện chính trị
trọng đại, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân thành phố, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải
Dƣơng đã có nhiều cố gắng khắc phục mọi khó khăn, tích cực chủ động hoàn
thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao.
Trong năm 2005, các đơn vị chuyên môn trong thành phố đã phối hợp
chặt chẽ với nhau nhƣ: thanh tra, phòng quản lý văn hóa, phịng tổ chức, thƣ
viện, nhà văn hóa trung tâm... cho nên hoạt động văn hóa thể thao của thành
phố đã đạt kết quả tốt ở các mặt công tác, góp phần tạo ra khơng khí thi đua

sơi nổi phấn khởi trong mọi tầng lớp nhân dân chào mừng các ngày kỷ niệm
trọng đại của đất nƣớc, các nhiệm vụ thƣờng xuyên và đột xuất của thành phố
và Tỉnh.
25


×