Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tìm hiểu di tích đình phú hữu xã phú sơn huyện ba vì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH LÀNG PHÚ HỮU
(xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Tiến
Sinh viên thực hiện:

Phùng Văn Toản

Hà Nội – 2014

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
ĐÌNH PHÚ HỮU TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1 Vài nét về vùng đất nơi di tích tồn tại
1.1.1 Vị trí địa lý – tên gọi di tích
1.2 Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của đình Phú Hữu
1.3 Sự tích các vị thần được thờ tại đình
CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI
ĐÌNH LÀNG PHÚ HỮU
2.1 Giá trị kiến trúc
2.1.1 Không gian cảnh quan


2.1.2 Bố cục mặt bằng
2.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc
2.2 Giá trị nghệ thuật
2.2.1 Trang trí kiến trúc
2.2.2 Hệ thống di vật tiêu biểu trong di tích
2.3 Lễ hội đình làng Phú Hữu
2.3.1 Các ngày lễ trong năm
2.3.2 Lễ hội chính
2.3.2 Phần Hội
3.1.1 Thực trạng kiến trúc
CHƯƠNG 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH PHÚ HỮU
3.1 Thực trạng di tích đình Phú Hữu
3.1.2 Thực trạng di vật
3


3.1.3 Thực trạng lễ hội
3.2 Một số giải pháp bảo tồn di tích đình Phú Hữu
3.2.1 Cơ sở pháp lý
3.2.2 Vai trị của cơ quan đồn thể và quần chúng trong việc bảo vệ
di tích đình Phú Hữu
3.2.3 Các giải pháp bảo quản kiến trúc
3.2.4 Bảo quản các di vật trong di tích
3.2.5 Tơn tạo di tích đình Phú Hữu
3.2.6 Một số giải pháp quản lý và bảo vệ di tích
3.3 Giải pháp bảo vệ lễ hội đình làng Phú Hữu
3.4 Khai thác và phát huy giá trị của di tích đình Phú Hữu

KẾT LUẬN


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nứơc, lịch sử của cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội. Trong
quá trình lịch sử đó, cha ơng ta đã để lại cho hậu thế một kho tàng di sản văn hóa
vơ cùng phong phú và có giá trị, trong đó có một bộ phận văn hóa hữu hình được
thể hiện dưới dạng các di tích lịch sử nằm rải rác suốt từ Bắc vào Nam.
Di tích lịch sử - văn hóa là nơi ghi dấu những công sức tài nghệ, ý đồ
sáng tạo của cá nhân, tập thể trong lịch sử. Chúng là những tài sản vô cùng
quý giá không chỉ của một địa phương, một dân tộc mà còn là tài sản của toàn
nhân loại. Chúng trở thành những bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể
nhất về lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi di tích lịch sử văn hóa tồn tại
chúng khơng chỉ đơn giản là những cơng trình kiến trúc, những tác phẩm
nghệ thuật có giá trị mà bên cạnh đó chúng cịn mang bên mình những hơi thở
của thời đại lịch sử, những phong tục tập qn, những tín ngưỡng văn hóa dân
gian. Những di tích đó sẽ trở nên có ý nghĩa lớn lao nếu chúng ta đi sâu vào
bóc tách từng lớp văn hóa chứa đựng trong nó để phần nào hiểu hơn về cội
nguồn dân tộc, từ đó tìm ra các biện pháp bảo tồn khai thác và phát huy
những giá trị của di tích, góp phần xây dựng một nền văn hóa của Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Đã có một thời gian dài do khí hậu khắc nhiệt, do chiến tranh phá hoại
và những nguyên nhân khác nên các di tích lịch sử văn hóa đã bị hư hại, vấn
đề bảo tồn di tích lịch sử văn hóa chưa được đầu tư thích đáng, nhiều di tích
đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, các lễ hội truyền thống đang
dần bị mai một. Vì vậy bảo tồn di tích lịch sử văn hóa được coi là nhiệm vụ
có tính cấp thiết và quan trọng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.


5


Hà Nội là một vùng đất cổ, mang đậm trong mình những bản sắc văn
hóa dân tộc, là địa bàn cịn bảo lưu được nhiều di tích lịch sử văn hóa mà điển
hình là những ngơi đình làng có giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật. Đình
làng ở Hà Nội phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở Ba Vì, quanh
núi Tản. Theo số liệu thống kê của phịng VHTT huyện Ba Vì, hiện nay trên
tồn huyện cịn hơn 40 ngơi đình cổ như: đình Tây Đằng( vừa được cơng
nhận là di tích quốc gia đặc biệt), Thanh Lũng, Thụy Phiêu, Chu Quyến, Phú
Hữu, Vân Sa, Viên Châu, Phú Xuyên, Bằng Tạ, Cam Thượng…
Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh hương Ba Vì giàu truyền
thống đấu tranh cách mạng, mang đậm những bản sắc văn hóa dân tộc, được tiếp
thu những kiến thức ở trường Đại học về công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa,
tự bản thân nhận thức được bảo tồn di tích lịch sử văn hóa là vấn đề cấp thiết
hiện nay, tôi mạnh dạn chọn di tích đình Phú Hữu ( xã Phú Sơn – Huyện Ba Vì –
Thành phố Hà Nội) làm đề tài khóa luận của mình. Hi vọng bài khóa luận sẽ góp
phần vào việc giới thiệu về di tích, giá trị của di tích và góp phần đưa ra một số
giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị của di tích đình Phú Hữu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về vùng đất, con người nơi di tích đình Phú Hữu tồn tại, làm
cơ sở cho việc nghiên cứu di tích.
- Từ những nguồn tư liệu có được, tìm hiểu q trình hình thành, tồn tại
của đình Phú Hữu từ khi xây dựng đến nay và xác định những giá trị của di
tích trên hai phương diện:
+ Giá trị văn hóa vật thể: kiến trúc, di vật
+ Giá trị văn hóa phi vật thể: lễ hội đình làng
- Nghiên cứu thực trạng của di tích, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm bảo vệ và phát huy giá trị vốn có của di tích trong bối cảnh hiện nay.

- Cung cấp thông tin cho những người quan tâm muốn học tập nghiên
cứu, tìm hiểu về di tích đình làng Phú Hữu.

6


3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là đình làng Phú Hữu thuộc thơn
Phú Hữu, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu di tích đình Phú Hữu trong khơng
gian lịch sử, văn hóa của làng Phú Hữu, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu di tích đình Phú Hữu gắn liền với q
trình hình thành, tồn tại của di tích từ khi hình thành đến nay trong phạm vi
nguồn tư liệu có được.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin: Duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp khảo sát, điền dã: quan sát, miêu tả, ghi chép, chụp ảnh,
ghi âm…
- Tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến di tích để phân tích,
đánh giá…
- Phương pháp liên ngành: Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Bảo tàng
học, Sử học, Mỹ thuật học, Dân tộc học, Văn hóa học, Khảo cổ học, Xã hội
học, Du lịch học…
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Đình Phú Hữu trong diễn trình lịch sử

Chương 2: Giá trị kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đình làng Phú Hữu
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình làng Phú Hữu

7


CHƯƠNG 1
ĐÌNH PHÚ HỮU TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ

1.2 Vài nét về vùng đất nơi di tích tồn tại
1.1.1 Vị trí địa lý – tên gọi di tích
Ba Vì là một vùng đất cổ. Từ thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất
này thuộc Phong Châu – kinh đô của các Vua Hùng. Trải qua hàng ngàn năm
lịch sử tên huyện và địa giới đã có nhiều thay đổi do việc tách nhập của các
phủ huyện. Xa xưa vùng đất này có tên là phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây, về sau
đổi thành huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây, năm 1965 huyện
Quảng Oai hợp nhất với hai huyện Bất Bạt và Tùng Thiện thành huyện Ba Vì,
thuộc tỉnh Sơn Tây. Năm 1968 tỉnh Sơn Tây sáp nhập với tỉnh Hà Đông thành
tỉnh Hà Tây, năm 1975 tỉnh Hà Tây sáp nhập với tỉnh Hịa Bình thành tỉnh Hà
Sơn Bình, năm 1979 vùng đất này thuộc địa giới Thủ đô Hà Nội. Từ năm
1991 lại tách thành tỉnh Hà Tây và năm 2008 đến nay đã sáp nhập về Thủ đơ
Hà Nội.
Ba Vì là một huyện miền núi của thành phố Hà Nội với diện tích
430km2 và dân số là hơn 250 nghìn người gồm 3 dân tộc: Kinh, Mường và
Dao cùng sinh sống. Huyện Ba Vì có một vị trí địa lí rất thuận lợi, nằm trong
tọa độ 21,01 độ vĩ bắc, 105 độ kinh đông, cách thủ đơ Hà Nội 50km về phía
Tây Bắc có 2 con sông lớn chảy qua là: sông Hồng và sông Đà, có 3 hồ nước
lớn là hồ Suối Hai với diện tích là 671 ha, hồ Cẩm Qùy 141 ha, hồ Xuân
Khanh 154 ha. Phía Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Bắc giáp huyện Vĩnh
Tường tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đơng giáp thị xã Sơn Tây và phía Tây giáp tỉnh

Hịa Bình, được ngăn cách bởi ngọn núi Ba Vì hùng vĩ.
Địa hình huyện Ba Vì chia thành 2 phần chính: phần đồi gò bao quanh
dưới chân núi và phần đồng bằng nằm rải rác ven các con sông.
8


Khí hậu huyện Ba Vì mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta, có
hai mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình trong năm là 200C, lượng mưa từ 1.800mm
đến 2.000mm. Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, huyện có khoảng 7.000
ha rừng tự nhiên trong đó có khoảng 1/3 diện tích là rừng che phủ.
Nhân dân các làng xã ở huyện Ba Vì vẫn lưu truyền từ đời này sang đời
khác một kho cổ tích kỳ diệu mà tiêu biểu nhất là truyền thuyết về người anh
hùng văn hóa Sơn Tinh. Nói tới Sơn Tinh chúng ta khơng thể khơng nói tới
Núi Tản – Sơng Đà. Có thể nói Núi Tản Sơng Đà là hai thực thể văn hóa của
tự nhiên, là nguồn gốc sản sinh ra giá trị văn hóa dân gian về hình tượng
người anh hùng văn hóa Sơn Tinh. Theo “Bắc thành dư địa chí” của Lê Đại
Cương chép: “núi này ở huyện Bất Bạt phủ Quảng Oai, hình núi như cái tán
nên gọi là Tản Viên. Rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả
nước, cao 2.310 trượng, chu vi 18.650 trượng, hướng Tây có Đà Giang bao
quanh, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp”1. Núi Ba Vì chiếm một2 vị trí quan
trọng khơng những về mặt địa lý mà cịn giữ địa vị độc tơn trong tâm thức3
của người xưa. Theo Nguyễn Tường Miêu trong cuốn “Núi Ba Vì – Truyền
thuyết và lịch sử” có viết: “Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh làm tâm điểm thì núi Ba Vì
và núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành thế tay ngai trong luật phong
thủy do triều đại Hùng Vương tạo lập, hình thành nên Cố đơ của nước Văn
Lang thời sơ sử"2. Trải qua các giai đoạn lịch sử, người dân đã sáng tạo ra
một vị thần bất tử tương xứng với tầm vóc của ngọn núi – đó là Sơn Tinh.
Sơn Tinh là biểu tượng cho sức mạnh chiếm lĩnh đồng bằng và ước
vọng chinh phục tự nhiên của người Việt. Trong tâm thức của con người xưa
thì Sơn Tinh được coi là vị chủ Sơn (thần núi) và “thờ thần núi là tín ngưỡng


(1) Lê Đại Cương (1975), Bắc thành dư địa chí, NXB KHXH, Hà Nội, tr95
(2) Nguyễn Tường Miêu (2002), Núi Tản truyền thuyết và lịch sử, sở VHTT Hà Tây, tr3

9


4

xa xôi trong dân gian. Khuynh hướng này đâu đâu cũng có, người ta quan

niệm về một vị thần trừu tượng, chung chung, tìm cho vị thần ấy một địa danh
và biến địa danh ấy thành nơi linh thiêng cho thần ở”3. Cùng với quan niệm
đó người dân Việt cổ xưa cũng thờ Sơn Tinh làm thần núi và ngọn núi.
Ba Vì được coi là địa danh linh thiêng. Núi Ba Vì và truyền thuyết Sơn
Tinh ln găn bó mật thiết với nhau, nó là hai mặt của một vấn đề, hai yếu tố
cốt lõi của văn hóa dân gian xứ Đồi nói riêng và dân tộc Việt nói chung.
“Núi Tản sông Đà con ca nhảy
Mây trùm non Tản cánh diều bay”
Nhà thơ Nguyễn Khắc Hiếu – Tản Đà đã thốt lên trong bài thơ của
mình như vậy khi đứng trước cảnh sắc quê hương. Nói tới núi Tản là nói tới
sơng Đà – Nơi Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh trong công cuộc chống lụt
bảo vệ mùa màng cho nhân dân. Sơng Đà là hợp lưu chính của sông Thao,
cùng với sông Lô bên tả ngạn tạo nên đỉnh Việt Trì đổ ra sơng Hồng bồi đắp
nên châu thổ Bắc Bộ - cái nôi của người Việt cổ.
Huyện Ba Vì cịn được biết tới bởi mật độ di tích lịch sử văn hóa dày
đặc với nhiều loại hình khác nhau. Di tích là những bằng chứng xác thực
trong q khứ cịn lại đến ngày nay, qua di tích chúng ta có thể biết được cục
diện của lịch sử với những ngôn ngữ thể hiện khác nhau. Về di tích thuộc loại
hình kiến trúc – nghệ thuật có đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà thờ

Thiên chúa giáo, lăng mộ…Theo thống kê của Ban quản lý di tích huyện Ba
Vì, tồn huyện hiện nay cịn tồn tại 216 di tích kiến trúc nghệ - nghệ thuật
trong đó có gần 100 ngơi đình, đền thờ Tản Viên Sơn Thánh. Về địa điểm
khảo cổ học, ngoài những địa điểm kể ở trên cịn có một số địa điểm khảo cổ
học ở ven sơng Đà, vùng đồi Quảng Oai. Di tích lịch sử cách mạng kháng
chiến hiện nay còn lại trên tồn huyện cũng rất nhiều, đặc biệt là những di
tích lưu niệm gắn với chủ tịch Hồ Chí Minh như đền thờ Bác Hồ trên núi Ba
3

Vũ Ngọc Khánh(2000), Thành hoàng làng Việt Nam, NXB Thanh niên.

10


Vì, nhà lưu niệm và cây đa bác trồng ở xã Vật Lại đã được Nhà nước xếp
hạng di tích lịch sử Quốc gia năm 2004. Ngồi ra do có địa thế đồi núi nên Ba
Vì cịn là q hương của rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như:
Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Thác Đa, Vườn quốc gia Ba Vì, Cốt
600…các địa điểm này đã trở thành tâm điểm của các tour du lịch đem lại
nguồn thu nhập khá lớn cho huyện Ba Vì nói riêng và thành phố Hà Nội nói
chung. Tất cả đã tạo nên cho Ba Vì một bộ mặt vừa mang tính lịch sử truyền
thống, vừa mang tính hiện đại.
Xã Phú Sơn trước đây thuộc tổng Phú Hữu, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn
Tây, nay là huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 13.803
km2. Nằm ở phía tây bắc huyện Ba Vì, xã Phú Sơn hiện có 5 thôn: Phú Hữu,
Yên Kỳ, Quy Mông, Cao Lĩnh, Phú Mỹ. Tuy nhiều thơn và có q trình sinh
tụ khác nhau, nhưng vốn và cùng sinh sống trên một địa bàn có điều kiện tự
nhiên và xã hội giống nhau nên từ xưa nhân dân ở đây vẫn gần gũi nhau về
tình cảm, thương yêu giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống, đoàn kết với
nhau trong đấu tranh chống thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm. Về phía tây,

Phú Sơn giáp sơng Đà, phía tây bắc giáp các thơn Phú Nhiêu, Trung Hà,
Thuận An, Thừa Lệnh và Chu Mật (xã Thái Hòa). Từ đây theo đường quốc lộ
32 (11A ra cầu Trung Hà, vượt sông Đà sang huyện Tam Nông, Thanh Thủy
(Phú Thọ) đi các tỉnh Sơn La, Lai Châu thuận tiện. Phía đơng nam giáp thơn
Tăng Cấu (xã Đồng Thái), thơn n Bồ (xã Vật Lại). Ở đây có đường tỉnh lộ
92 chạy từ ngã 3 Đồng Bảng qua các làng Cao Lĩnh, Quy Mông, Yên Kỳ lên
Bất Bạt và tới Đá Chơng. Phía nam giáp thơn Đơng Lâu, n Khối (xã Thụy
An), Tịng Lệnh (xã Tịng Bạt) có đường tỉnh lộ 84 nối tiếp với tỉnh lộ 92 ở
ngã 3 làng Quy Mông, qua làng Vô Khuy, Cẩm Đài (Cẩm Lĩnh) gặp đường
tỉnh lộ 88 xuôi Sơn Tây, ngược Bất Bạt dễ dàng.
Phú Sơn là vùng đất bán sơn địa, đồi gị trọc chiếm tới 73% diện tích
tồn xã. Địa hình xã Phú Sơn khơng được bằng phẳng, có nhiều đồi núi do
11


tính chất địa hình vùng núi trung du. Khí hậu ở đây khá tiêu biểu cho kiểu khí
hậu Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đơng
lạnh với đủ bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đông.
Ruộng đồng phần lớn là mấp mô, bậc thang, có nhiều gị đống nhỏ rải
rác. Lớp đất trồng trọt chỉ sâu khoảng 15cm, chủ yếu là đất cát pha.
Về cư dân: Theo số liệu thì trước năm 1945 xã có 1900 nhân khẩu.
Theo số liệu thống kê đến hết tháng 12 năm 1993 xã có 6.992 nhân khẩu.
Tính theo mật độ dân số thì cứ 1km2 có 530 người. 100% là dân tộc Kinh,
nguồn sống chủ yếu là nghề nông.
Làng Phú Hữu nằm lọt giữa một bên là dịng sơng Đà thơ mộng, một
bên là tuyến đường 32 từ Thủ đô Hà Nội chạy lên các tỉnh miền núi phía Bắc.
Di tích đình Phú Hữu nằm ở phía tây cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km. Đi
đến làng khách tham quan có thể đi theo đường 32 từ Cầu Giấy qua các huyện
Đan Phượng, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây tới khu di tích Chùa Mía đi khoảng
15km nũa là tới làng Phú Hữu xã Phú Sơn. Vào làng theo đường ven làng,

ngược lên khoảng chừng hơn 1km là tới đình Phú Hữu.
Nằm trong vùng văn hóa của Xứ Đồi xưa, làng Phú Hữu cịn bảo lưu
được nhiều giá trị văn hóa cổ xưa, lịch sử lập làng cũng ra đời từ rất sớm và
được bảo lưu qua các truyền thuyết dân gian và các phong tục văn hóa.
Làng Phú Hữu độc đáo bởi ngơi làng này nằm trên một quả đồi cao, để
đến được trung tâm của làng phải qua những con dốc dựng đứng và độc đáo
bởi trong làng cịn khá nhiều nhà cổ. Những ngơi nhà cổ ở làng cho thấy, từ
xa xưa, người dân Phú Hữu đã phân định rõ nét hai mảng đời sống giữa người
giàu, kẻ nghèo: Nhà giàu làm nhà bằng đá ong, còn nhà nghèo xây bằng đất.
Làng Phú Hữu cịn là một làng cổ của xứ Đồi từ xưa đã có nghề ni ong vị
vẽ nổi tiếng giữ lại đến tận bây giờ. Chính nghề ni ong đã góp phần làm
xanh, sạch đẹp mơi trường và nhiều món ngon cho người dân nơi này. Cháo
ong vò vẽ Phú Hữu rất ngon và bổ. Người dân nơi đây dùng món này để bồi
12


bổ sức khỏe và để bổ âm, tráng dương. Cháo có thể dùng quanh năm, nhưng
thời điểm tốt nhất là rằm tháng bảy, tháng tám hằng năm.
Đình Phú Hữu là một ngơi đình đẹp, có nghệ thuật kiến trúc và trang trí
kiến trúc độc đáo. Đến nay đình vẫn cịn lưu giữ được khá nguyên vẹn kiến
trúc cổ, các tài liệu, hiện vật quý và một số mảng chạm khắc từ thời Hậu Lê.
Vì vậy, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích là hết sức cần thiết
và quan trọng. Với lòng trân trọng, giữ gìn những di sản văn hóa vơ giá của
cha ơng để lại, tập thể các cụ trong ban mặt trận làng, hội người cao tuổi cùng
các cấp lãnh đạo trong thôn đã thay mặt cho nhân dân làng Phú Hữu làm đơn
đệ trình lên các cấp cơ quan chức năng của Nhà nước đề nghị xếp hạng di tích
để đặt di tích nằm trong sự bảo vệ của Luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Đáp ứng nguyện vọng chính đáng đó của nhân dân Phú Hữu,
sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội đã cử cán bộ chuyên môn
của Ban quản lý di tích về khảo sát, nghiên cứu di tích, tiến hành lập hồ sơ

khoa học pháp lý cho di tích đình làng Phú Hữu, trình Bộ văn hóa Thể thao và
Du lịch xem xét xếp hạng cho di tích.
Xét trên những giá trị cơ bản của di tích, đình làng Phú Hữu đã được
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng đình là di tích kiến trúc nghệ thuật
cấp Quốc gia theo quyết định số 3211/QĐ – BVHTTDL ngày 02 tháng 02
năm 1994.
1.1.2 Truyền thống văn hóa
* Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Trải qua các thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, làng
Phú Hữu là nơi chứng kiến và diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đánh giặc giữ làng
mỗi khi có họa xâm lăng.
Dưới thời phong kiến, giặc cướp nổi lên ở các địa phương luôn luôn đe
dọa uy hiếp nhân dân, chúng tiến hành các vụ cướp phá tài sản, mùa màng,
13


gây nhiều tội ác… Nhân dân Phú Hữu đã đoàn kết cùng nhân dân các làng
khác chiến đấu chống lại bọn giặc cướp bảo vệ làng xã, giúp đỡ làng tổng.
Tình hình qn sự: Địa hình Phú Sơn có nhiều đỉnh cao nên có ưu thế
về quân sự đối với địa bàn xung quanh. Ở phía nam làng Phú Hữu có đồi Cao
Lĩnh nằm ở giữa một cánh đồng ruộng. Trước kia quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc
đã đóng đồn vệ binh ở đó. Ngồi ra cịn có các đồi cao như Lỗ Gội, Chùa
Cao, Phú Mỹ C, Phú Mỹ A. Trên những đỉnh cao này bằng mắt thường có thể
quan sát hết một dải hữu ngạn sông Đà, từ Thanh Thủy (Phú Thọ) xuống ngã
ba Hạc (Việt Trì), dọc bờ bắc sông Hồng đến thị xã Sơn Tây vào chân núi Ba
Vì. Do đó khi đặt chân đến vùng này, bọn xâm lược đều có mặt tại Phú Sơn.
Các triều đại phong kiến phương Bắc là những kẻ đầu tiên khi sang xâm lược
đã đóng đồn ở đỉnh chùa Cao, đỉnh đồi Cao Lộng (Cao Lĩnh). Từ năm 1882,
quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã tràn sang đây. Chúng đã chiếm Chùa
Cao , phá chùa “Long Vân Tự” ở đỉnh Cao Lộng xuống xây đồn ở chân đồi.

Chúng tàn sát hàng loạt người ở thôn Quy Mông và thôn Phú Hữu. Khi thực
dân pháp kéo đến, chúng đã xây dựng đồn binh Cao Lộng vào năm 1892.
Chúng mở đường 92, đường 84 vào tận chân núi Ba Vì để dễ cơ động, đàn áp
các nghĩa quân. Năm 1942 pháp lập sân bay dã chiến ở trên đồi thuộc ấp Phú
Mỹ C. Tháng 3 năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp, Phú Sơn lại có thêm một
kẻ thù từ xứ mặt trời mọc đến. Giặc Nhật nhanh chóng chiếm đỉnh cao đồi
cây sung làm nơi tập trung quặng Mi-ca khai thác từ Vĩnh Phú về phục vụ cho
công nghiệp quốc phòng của chúng. Đến năm 1948 thực dân Pháp trở lại
chiếm đóng chúng khơng trừ một điểm cao nào mà không xây dựng hầm
ngầm, lô cốt boong – ke, kể cả chùa và trường tiểu học thôn Phú Hữu cũng
đều là vị trí đóng qn và nơi giam cầm, khủng bố nhân dân. Có thể nói rằng,
từ trước cách mạng tháng Tám cho đến khi hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7 năm
1954, quê hương Phú Sơn chưa bao giờ vắng bóng qn xâm lược. Chính vì
thế, trải qua hàng mấy thế kỷ, để tồn tại và phát triển, nhân dân Phú Sơn đã
14


sớm ý thức được tinh thần độc lập dân tộc, bền bỉ đấu tranh chống sự nô dịch
của ngoại xâm.
Vào năm 1888 có ơng Tiền Vinh (Phú Hữu), ơng Thơ Khốt (Quy
Mơng) gia nhập nghĩa qn Quận Cổ, Đốc Tít đánh Pháp. Ơng huyện
(Quy Mơng) đã tổ chức dân binh tham gia tu sủa thành Sơn Tây chống Pháp.
Nhân dân thơn Phú Mỹ C đã đấu tranh địi bồi thường cho 10 gia đình bị mất
ruộng vườn khi Pháp làm sân bay.
Chi bộ Đảng và nhân dân Phú Sơn rất tự hào về quê hương đã vượt biết
bao gian khổ, ác liệt, cống hiến một phần nhỏ bé vào thắng lợi chung của cả
dân tộc.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Chi bộ Đảng
đã lãnh đạo nhân dân Phú Sơn đạt được những thành tích sau:
- Đã quyên góp được 3 lạng vàng, một nén bạc, 3000 đồng bạc Đông

Dương.
- Đào được 2km hào giao thơng, khoảng 16.500 m3 đất.
- Góp 20.000 ngọn chơng trà, phá hoại 1km đường giao thông, đắp 208
ụ chướng ngại vật, phá 2 nhà tầng, 3 cầu cống.
- Đóng góp 240 tấn thóc cơng lương điền thổ và ni qn.
- Huy động 20 dân công phục vụ chiến dịch Tây Bắc.
- Số bộ đội và du kích tham gia kháng chiến là 49 đồng chí.
- Số liệt sĩ là 33 đồng chí.
- Số gia đình cơ sở và cảm tình là 70.
- Diệt và làm bị thương 70 tên địch.
- Diệt 7 tên tề nguy hiểm.
- Gọi hàng 70 binh lính địch.
15


- Số binh lính địch phản chiến 1 đại đội.
- Vũ khí thu được: 1 trung liên, 3 tiểu liên, 60 súng trường, 1 súng lục,
300 quả lựu đạn.
- Được Đảng và Nhà nước tặng thưởng cho cán bộ và nhân dân trong xã:
+ 4 huân chương kháng chiến hạng Ba
+ 11 huy chương kháng chiến hạng Nhất
+ 8 huy chương kháng chiến hạng Hai
+ 12 bằng khen
*Truyền thống văn hóa xã hội
Hà Tây xưa từ lâu đã được biết đến là vùng đất của các khoa bảng và
của các danh nhân văn hóa, riêng huyện Ba Vì trong thời kỳ phong kiến có 28
vị tiến sỹ.
Người Phú Hữu vốn có tính cần cù lao động và tinh thần hiếu học,
nhiều người đã đỗ đạt để lại tiếng thơm cho mn đời sau. Thời nay Phú Sơn
có nhiều người đang giữ những chức vụ quan trọng của Đảng và nhà nước.

Hàng trăm sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Làng đã
tiến hành phổ cập hóa giáo dục cấp I, cấp II và tiến tới phổ cập cấp III. Hàng
năm làng đều có các cháu tham gia thi học sinh giỏi cấp thành phố. Hội
khuyến học của làng được thành lập, việc khuyến học được đưa sâu vào các
dòng họ nhằm khơi dậy truyền thống văn hóa của làng nói chung và cổ vũ
tinh thần hiếu học của con cháu trong dịng họ nói riêng. Hàng năm có nhiều
các gia đình được cơng nhận gia đình văn hóa. Về an ninh xã hội, làng có một
đội bảo vệ thường trực làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. Ngoài việc tổ
chức ra đội bảo vệ thường trực thì vấn đề an ninh cũng được đưa sâu vào các
dịng họ, các ngõ xóm với tinh thần tự quản là chính. Ý thức bảo vệ nơi cơng
cộng được nâng cao nhất là với tài sản chung của dân làng như: chùa, đình.
Trong làng khơng có tệ nạn xã hội, chính quyền và nhân dân ln chấp hành
16


đầy đủ, nghiêm túc mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Đầu tư
xây mới Nhà văn hóa phục vụ cho các cháu thanh thiếu niên. Việc cưới xin,
tang ma được thực hiện theo nếp sống mới, các chi hội đoàn thể trong làng
được thành lập và hoạt động có hiểu quả, tích cực góp phần xây dựng Phú
Hữu thành mơ hình làng văn hóa kiểu mới.
Về sinh hoạt văn hóa hàng năm nhân dân trong làng tổ chức lễ hội tại
đình. Lễ hội được tiến hành chính vào ngày 16 tháng Giêng nhưng mọi công
tác chuẩn bị được tiến hành trước đó 1 tuần. Trong ngày lễ, đường làng ngõ
xóm sạch đẹp, cờ hoa rộn rã, mọi người trong làng ai ai cũng nô nức, những
người con đi xa cũng về tụ họp đông đủ. Phần lễ do những người trung tuổi
trong làng đảm nhiệm, gồm lễ bao sái, lễ cầu an, lễ rước cấp thủy, lễ mộc dục
và đại lễ. Phần hội chủ yếu diễn ra các trị chơi truyền thống như: cờ tướng,
cầu lơng, bắt vịt, nấu cơm thi…
Như vậy, truyền thơng văn hóa, xã hội, truyền thống đấu tranh cách
mạng được nhân dân Phú Hữu các thế hệ vun đắp từ ngàn xưa đã trở thành

một nguồn di sản tinh thần quý giá, là niềm tự hào và sức mạnh để con cháu
Phú Hữu hôm nay và mai sau tiếp tục phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp đấu
tranh giữ nước và xây dựng quê hương tiến bộ, giàu mạnh.
1.1.3 Dân cư và đời sống kinh tế của dân cư
*Thành phần dân cư
Với đặc thù là một làng cổ được hình thành từ rất sớm, có nhiều điều
kiện thuận lợi về vị trí địa lý và đất đai nên từ lâu Phú Sơn là địa bàn sinh
sống của nhiều dòng họ lớn như: Nghĩa, Thế, Phùng, Tất, Lê...Người dân đến
đây với ước vọng bình an may mắn và có cuộc sống thịnh vượng, họ đem
theo cả những giá trị văn hóa, nếp làm, nếp nghĩ của cha ơng. Hầu hết các
dịng họ này hiện nay vẫn giữ được gia phả và nhà thờ họ.

17


Họ Nghĩa là một dòng họ lớn nhất, hiện nay dòng họ này chiếm 1/3 số
dân trong làng với gần 70 số hộ gia đình, 106 đinh. Theo gia phả cịn giữ lại
thì tộc phả của họ Nghĩa đến đây sinh sống sớm nhất.
Họ Lê và họ Phùng cũng là hai họ đến đây sinh sống khá sớm. Trong
các họ này đều có những người có nhiều đóng góp trong xây dựng chùa, đình.
Mặc dù có nhiều dịng họ sinh sống nhưng các dịng họ này đều đồn kết gắn
bó và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng làng vững mạnh về mọi mặt. Họ
là những người sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật thể (đình, chùa) và
những giá trị văn hóa phi vật thể (lễ hội, phong tục tập qn). Từ lâu ngơi
đình đã trở thành biểu tượng chung và là tài sản vô cùng quý giá của người
dân. Cùng với đình, chùa và giếng nước cũng được coi là những bằng chứng
xác thực nhất phản ánh tinh thần nhất trí và đồn kết của các dòng tộc cùng
chung sống tại đây.
*Đời sống kinh tế
Được Thành phố và Huyện chỉ đạo, Đảng ủy đã tổ chức học tập rộng rãi

trong các đội sản xuất, trong các Chi bộ đã diễn ra các cuộc thảo luận sôi nổi, tìm
ra những yếu kém. Phát hiện ra những nguyên nhân từ trong năng lực quản lý
của Ban quản trị hợp tác xã, đồng thời đóng góp xây dựng những biện pháp tích
cực củng cố hợp tác xã. Qua học tập, các hộ nông dân rất yên tâm, phấn khởi.
Ngay từ vụ mùa 1988, hợp tác xã đã điều chỉnh lại ruộng khoán để giao cho xã
viên. Nhiều hộ xã viên đã tận dụng sức lao động nhàn rỗi trong nhà, mạnh dạn
đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, và đưa các giống lúa cho năng suất cao và gieo
trồng. Nhờ vậy năng suất và sản lượng đều tăng hơn năm trước.
Khâu thủy lợi vẫn được Đảng và Ban quản lý quan tâm chỉ đạo sát sao.
Huyện Ba Vì đã thi công trạm bơm Trung Hà lấy nước sông Đà tưới cho hàng
vạn hécta lúa. Xã Phú Sơn là một trong những xã nằm trong điểm đầu của hệ
thống tưới tiêu này trong huyện Ba Vì. Đảng ủy đã coi đây là thuận lợi chính
để phát triển hai vụ lúa ăn chắc và tăng diện tích vụ đơng. Cây thuốc lá đông
18


vẫn trụ vững trên đồng đất Phú Sơn. Năm 1988 toàn xã giao nộp sản lượng
thuốc lá đầy đủ với Nhà nước, nâng mức thu nhập của cả xã lên 13,3 triệu
đồng so với năm 1987. Tiếp đó, Đảng ủy đã chỉ đạo thi công trạm bơm “Môm
Tuần”, xây dựng một cống chạy qua đường dài 22m. Đảng cũng tích cực chỉ
đạo giao đất, giao rừng cho các hộ xã viên có khả năng chăm sóc, chăn ni
theo hướng nơng lâm kết hợp.
Nhằm thu hút số lao động nhàn rỗi, Phú Sơn đã phát triển sản xuất gạch
phục vụ xây dựng các cơng trình cơng cộng. Bước đầu, địa phương đã phát
triển và cùng cố 2 lò gạch sản xuất hàng triệu viên/năm.
Phú Hữu là một làng thuần nông nên từ xưa đến nay nhân dân nơi đây vẫn
làm nông nghiệp là chính. Trong nơng nghiệp, cây lúa chiếm vai trò chủ đạo,
bên cạnh cây lúa người dân trong làng còn trồng các loại rau, củ, quả theo mùa
vụ hoặc xen canh gối vụ. Một năm có 2 vụ cấy lúa và một vụ hoa màu. Do đặc
điểm đất đai rộng rãi, nguồn nước tưới thuận lợi, người dân cần cù chăm chỉ nên

quanh năm lúa màu đều đạt năng suất cao. Chính quyền địa phương ln quan
tâm giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân sản xuất.
Bên cạnh làm nông nghiệp trong những ngày nông nhàn, người dân
Phú Hữu cịn làm thêm các nghề thủ cơng truyền thống đặc biệt là nghề rèn
nổi tiếng với nhiệm vụ rèn vũ khí phục vụ cho triều đình phong kiến. Nghề
mộc cũng được đánh giá cao, bàn tay tài hoa của người thợ mộc, vẫn còn
nguyên dấu vết, họ là những nghệ nhân tài hoa bậc nhất tạo nên ngơi đình Phú
Hữu bề thế uy nghi. Ngơi đình như cịn mới ngun và có giá trị vơ cùng q
giá khi chúng ta nhìn nhận vấn đề trong chính thời điểm nó ra đời.
Ngày nay, khi cuộc sống có nhiều biến đổi, một số nghề thủ cơng
truyền thống khơng cịn nữa, chỉ cịn lại khoảng chục gia đình vẫn phát triển
nghề mộc phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong và ngồi làng. Bên cạnh
đó do địa hình đồi gị nhiều nên một số hộ gia đình đã chọn các loại cây trồng
thích hợp có thu nhập khá đều và cao như cây sắn, cây dứa…
19


Làng Phú Hữu có đội ngũ lao động dồi dào, ngoài bộ phận lao động ở
lại quê hương tham gia sản xuất nơng nghiệp thì trong làng cịn có một đội
ngũ lao động đi làm ăn xa kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Bằng nỗ lực của
mình người dân làng Phú Hữu đã xây dựng nên bộ mặt nông thôn ngày nay
thêm khởi sắc. Theo báo cáo kinh tế xã hội của địa phương năm 1999, thu
nhập bình quân đầu người trong làng đạt 1000.000đ /người /năm và 200kg
thóc /người /năm. Đến năm 2004, mức thu nhập đó đã lên tới 1.300.000đ/
người /năm và mức sống hàng ngày được cải thiện
1.2 Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của đình Phú Hữu
Di tích là sản phẩm của xã hội, nó mang trong mình những dấu ấn của
thời đại nó tồn tại. Mỗi di tích từ khi ra đời đều gắn với một thời gian cụ thể.
Di tích phản ánh tư duy nghệ thuật của thời kỳ, và vai trị của hình thái tín
ngưỡng gắn với nó. Do vậy việc tìm hiểu niên đại khởi dựng di tích có một ý

nghĩa vơ cùng quan trọng.
Như chúng ta đã biết đình làng là sản phẩm của tồn dân, đó là cơng
trình kiến trúc lớn nhất của làng được đặt ở nơi có vị trí đẹp, thống đãng và
thuận lợi. Cho đến nay việc xác định niên đại tuyệt đối của các di tích gặp rất
nhiều khó khăn vì khơng có tư liệu chữ viết trực tiếp để lại. Nhưng dựa vào
các cơng trình nghiên cứu về kiến trúc, trang trí mỹ thuật hay các văn bản
Hán Nơm thì chúng ta phần nào có thể khẳng định được thời gian ra đời của
các di tích đó. Theo Giáo sư Hà Văn Tấn và Nguyễn Đình Kự trong “đình
Việt Nam” thì kết cấu ngơi đình sớm ở Việt Nam là hình chữ nhất (-).
(-) tức là chỉ có một tịa Đại đình. Đình Phú Hữu hiện nay 3 gian 2 chái
nằm trên một diện tích có chiều dài là 20m, chiều rộng là 12m, các gian không
bằng nhau. Dựa vào những đường nét hiện cịn tác giả của khóa luận cho rằng có
khả năng đây là một ngơi đình được khởi dựng vào cuối thê kỷ thứ XVI đầu thế
kỷ thứ XVII. Từ thế kỷ thứ XVII trở đi, chức năng tơn giáo chiếm ưu thế mạnh
nên các ngơi đình thường có thêm phần chi vồ làm hậu cung.
20


Đình Phú Hữu tọa lạc trên một khu đất rộng nằm bên rìa phía tây khu
vực cư trú của làng. Đình trơng theo hướng Tây – Nam, hai nhà tả hữu Mạc
nằm ở hai bên sân gạch trước đình. Hệ thống tường bao quanh di tích và cổng
tam quan ở phía ngồi cùng, nay có chỗ đã bị hư hỏng nhiều, khơng được như
xưa nữa.
Đến năm 1830, ngơi đình cũ trước kia được dân làng chuyển về vị trí
hiện nay, với quy mô to, rộng hơn. Tuy vậy, hầu hết bộ khung kiến trúc và
các hình tượng trang trang trí đã được sử dụng lại trong ngơi đình này.
Trong lần di chuyển này người ta đã dựng thêm hai bên tả mạc và hữu
mạc. Từ đó đến nay, đình đã sửa chữa nhỏ vài lần. Lần tu sửa gần đây nhất
vào năm 1965. Hiện nay các bộ phận kiến trúc gồm có đại đình, hai bên tả
hữu mạc và tam quan.

Ngồi sự tác động của yếu tố tự nhiên, đình Phú Hữu còn chịu tác động
của các yếu tố do con người gây nên. Trong chiến tranh, đình là lớp học cho
con em trong làng và là nơi sản xuất nên không thể tránh khỏi những hư hại,
một số bộ phận kiến trúc khơng cịn, hệ thống ván sàn cũng đã mất sạch nay
chỉ cịn lại những dấu tích lỗ mộng trên các chân cột. Khi đất nước hịa bình,
bước vào xây dựng và kiến thiết, quán triệt tinh thần bảo vệ và phát huy giá trị
các di tích lịch sử văn hóa của Đảng và Nhà nước, đình Phú Hữu được cấp
vốn đầu tư và cải tạo.
Như vậy có thể nhìn thấy quá trình tồn tại của đình Phú Hữu từ khi
khởi dựng đến nay, đó là cả một quá trình tồn tại song song với những thăng
trầm của lịch sử.
1.3 Sự tích các vị thần được thờ tại đình
Thờ “Thành hồng” là một tín ngưỡng có từ lâu đời và phổ biến của
nhân dân ta, Thành hồng cịn gọi là Thần hồng. Phan kế Bính trong “ Việt
Nam phong tục” đã dùng hai từ Thần hồng giải thích như sau “ mỗi làng
21


phụng sự một vị thần có làng thờ 2, 3 vị; có làng thờ 5,7 vị tức gọi là Phúc
Thần” 4 Toan Ánh trong “ Phong tục Việt Nam” lại dùng từ Thành hồng giải
thích: “Trong việc thờ cúng cộng đồng, các thơn xã đều lấy việc thờ phụng
Thành hồng bản để làm quan trọng. Thành hồng ở mỗi thơn cũng như thổ
công ở một nhà. Ngài là vị thần linh cai quản toàn thể xã, che chở cho nhân
dân trong làng, chống mọi ác thần, giúp thôn xã thịnh vượng” 5
Thành hồng vốn là vị thần có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhiều tác giả
cho rằng Thành hoàng bắt nguồn từ câu của Kinh Dịch “Thành phục vụ
hoàng” (Thành đổ thì trở nên hào). Như vậy Thành hồng chỉ một cấu trúc
của một tịa thành gồm có tường thành và hào nước bảo vệ vịng ngồi. Việc
thờ Thành hồng ở Trung Quốc có từ rất sớm nhưng Thành hồng trở thành
vị thần có nơi thờ riêng thì xuất hiện sớm nhất vào thời Tam Quốc, bấy giờ

Thần Thành hoàng đã có hình ảnh của một con người và cũng từ đây Thành
hồng khơng cịn hóa thân của thành trì nữa mà là một con người cụ thể.
Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc khá
đậm nét khi tín ngưỡng Thành hồng vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cũng
làm nảy sinh một số Thành hoàng mà chức năng giống như Thành hoàng
Trung Quốc, là Thần bảo vệ những tòa thành nhưng bên cạnh đó ở nước ta
cịn có một dịng Thành hồng khác là những vị thần được thờ ở những ngơi
đình được gọi là Thành hồng làng hay cịn được gọi là “Đương cảnh Thành
hồng”,“Thành hồng bản cảnh” (có nghĩa là vị thần của khu đất ấy). Thành
hoàng làng là “vị thần bảo hộ của làng xã, được nhân dân thờ từ trước, sau
đó mới được nhà vua phong tước vương để trở thành quan lại thiêng liêng
của triều đình trấn giữ làng với chức danh Thần hoàng làng. Như vậy Thành
hoàng làng được khốc lên mình chiếc áo tín ngưỡng phong kiến, hay nói
cách khác thần bảo hộ làng về mặt văn hóa đã bị Hoa hóa. Đây là vị Thành

4 Phan Kế Bính (2003), Việt Nam phong tục, NXB VHTT, Hà Nội, tr.3
5. Toan Ánh (2000), Phong tục Việt Nam, NXB TPHCM, TPHCM, tr.15

22


hồng mang đậm bản sắc văn hóa và là dịng chủ thể phản ánh bản chất tư
duy tơn giáo tín ngưỡng Việt”6.
Đình Phú Hữu là một trong hơn 40 ngơi đình ở huyện Ba Vì nói riêng
và hệ thống các di tích thở Tản Viên Sơn Thánh ở tỉnh Hà Tây cũ nói chung.
Đình Phú Hữu được xây dựng từ lâu đời gắn với việc nhân dân từ mọi nơi đến
đây khai phá lập làng đem theo những khát vọng sinh tồn may mắn. Mọi ước
vọng đó được gửi gắm trong hình tượng vì Thành hồng làng Sơn Tinh và
ngơi đình cổ kính.
Hầu hết tất cả người dân Việt Nam đều biết đến truyền thuyết Sơn Tinh

từ thời Hùng Vương dựng nước. Nhưng có lẽ khơng ở đâu truyền thuyết Sơn
Tinh lại đa dạng và phong phú như ở vùng Ba Vì, nơi có ngọn núi Tản hiên
ngang sừng sững và dịng sơng Đà trong xanh thơ mộng. Như chúng ta đã biết
Tản Viên Sơn Thánh là hình tượng về người anh hùng văn hóa do nhân dân
sáng tạo ra khá sớm trong lịch sử. Khi ấy núi Ba Vì luôn là một thách thức đối
với người Việt cổ, như một hiện tượng thiên nhiên buộc họ phải giải thích
bằng lối tư duy. Chính điều này cho thấy cốt lõi của tín ngưỡng thờ Sơn Tinh
là tín ngưỡng thờ Thần núi.
Có nhiều ngọc phả, thần tích, diễn ca, truyện thơ dài ghi chép về sự tích
của thần, nhưng sinh động nhất vẫn là kho tàng truyền thuyết dân gian được
truyền miệng từ đời này sang đời khác. Thư viện viện Hán Nôm hiện đang
lưu giữ một kho tư liệu thần tích về Tản Viên Sơn Thánh khá lớn (38 bản) với
những tên gọi khác nhau như:
- Tản Viên Sơn Thánh sự tích (A41): Nguyễn Tùng, Nguyễn Tuấn,
Thần Vương, Tản Viên Thánh, Sơn Tinh, Sơn Thánh.
- Tản Viên Sơn Thánh thực lục sự tích (A.1547): Nguyễn Tuấn,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Chiên Dung, Tần Sư, Thần Vương, Tản Viên Sơn
Thánh, Sơn Tinh, Tản Viên, Sơn Thánh.
6

Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hồng làng Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, tr.30

23


- Tản Viên Sơn Ngọc Phả (A.2365): Nguyễn Tuấn, Nguyễn Tùng,
Thần Sư, Tản Viên Thánh, Tản Viên Sơn Tinh.
- Tản Lĩnh Sơn Ngọc Phả (A.2135): Nguyễn Tuấn, Nguyễn Tùng,
Thần Sư, Sơn Tinh, Sơn Thánh.
- Tản Viên Sơn Tam Vị Thượng Đẳng Phúc Thần Sự Tích (VHB.83A2305): Nguyễn Tùng, Sơn Thánh, Tản Viên Sơn Thánh.

Ngoài ra ở tất cả những di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh đều giữ những
bản thần tích riêng làm tài sản của mình, trong đó có đền Và – một trong Tứ
cung thuộc làng Vân Gia, xã Trung Hưng thị xã Sơn Tây có 4 quyển.
Riêng đối với người Mường, thần núi Tản Viên còn mang các tên như:
Bua Thơ, Bua Va Vì, Thần Khu…Ngồi ra cịn có các tên gọi khác như: Bua
Thơ, Bua Pun, Brua Mai, Bua Tít, Bua Ơng, Bua Non, Bua Thái Hậu.
Tản Viên Sơn Thánh là một vị thần được thờ phụng khá nổi tiếng ở
nhiều nơi, có lúc thần là thần núi (Sơn Thần) được thờ tại các đền trên núi, có
lúc thần là vị Thành hồng làng được thờ vọng tại các ngơi đình làng, có lúc
lại là vị Thánh mà theo GS. Trần Quốc Vượng thì: “Trong tâm thức Mường,
Đức Thánh Tản Viên là một vị thần núi cịn phẳng phất chất thần thoại và có
lẽ do đó mà đứng đầu trong thần điện Mường”.7
Về hình tượng Sơn Tinh có nhiều chuyện kể, mỗi chuyện lại gắn liền
với mỗi địa danh, địa hình, địa vật, những đồi gị, sông suối, những đền, chùa,
miếu mạo. Ở mỗi phương diện chúng ta khai thác được những giá trị văn hóa
khác nhau.
Truyện kể lại rằng: Tộc phả của Sơn Thánh là một người thủ lĩnh họ
Cao ở Châu (Thanh Hóa) sinh ra hai người con trai là Cao Công Hành và
Cao Công Sùng. Khi 18 tuổi, hai anh em lấy vợ, Cao Công Hành lấy bà Đinh
Thị Điên (đọc chệch là Đinh Thị Đen) và người em Cao Công Sùng lấy vợ tên
7
Trần Quốc Vượng (1997), Đức Thánh Tản Viên trong tâm thức dân gian Việt Mường – HTKH “Sơn Tinh
và vùng văn hóa cổ Ba Vì”, Sở VHTT Hà Tây,tr115

24


là Trương Thị Thủy. Tuy đã lấy vợ rất lâu mà cả hai anh em đều chưa có con,
hai ơng buồn bã vì khơng có người lối nghiệp và chăm sóc khi về già. Trong
nhà có bao nhiêu tiền bạc, tài sản hai ông đều mang ra làm việc thiện giúp đỡ

dân lành nghèo khổ.
Cũng theo Ngọc phả của đền Lăng Xương do ông tiến sỹ Nguyễn Hữu
Công quan đô đốc Thượng Thư cùng với ơng Nguyễn Cơng Chính và Nguyễn
Minh Khai lập vào ngày 15/10/1010 đời vua Lý Thái Tổ, niên hiệu Thuận
Thiên thứ 3 có chép lại rằng: “Tương truyền như thường lệ bà Đen ngồi trên
một tảng đá cạnh giếng Thanh Thiên để múc nước tắm, bỗng có một con rồng
vàng sà xuống giếng hút nước rồi phun châu nhả ngọc, bà thấy trong người
tự nhiên có mùi hương lạ tỏa ra, rồi bà mang thai. 14 tháng sau vào ngày rằm
tháng giêng năm Đinh Hợi, giữa giờ thìn bà sinh ra một người con trai và đặt
tên con là Nguyễn Tuấn (có sách chép là Nguyễn Tuân) húy viết là Tùng
Công”. Nghe việc lạ, người đời có câu thơ ca tụng rằng:
Lăng Xương cốt cách ngọc tinh thần
Bả thác hoàng long giáng hạ trần
Thái thủy diệc vi thiên thượng mẫu
Cửu hoài hà nhược thế giai nhân

Cũng có chuyện kể rằng: trong một lần đi kiếm củi, Nguyễn Tuấn gặp
Thái Bạch Thần Tinh – là ông Vua bản xứ của núi rừng. Biết được Nguyễn
Tuấn là người đức độ nên Thái Bạch Thần Tinh đã tặng cho Nguyễn Tuấn
chiếc gậy thần đầu sinh đầu tử và dặn: “một đầu gậy chỉ vật gì vật đó chết,
quỷ tán, thần kinh, chỉ thiên thiên khuyết, chỉ điạ địa kiệt; 1 đầu gậy chỉ nhập
phục sinh”. Có gậy thần, Nguyễn Tuấn trở thành người có sức mạnh thần kỳ
đi chu du khắp nơi cứu giúp nhân dân. Đây là một yếu tố không chỉ “phản
ánh khát vọng của nhân dân mà hơn thế nữa nó cũng là sự tiếp xúc và hòa
25


trộn giữa tín ngưỡng dân gian buổi đầu và luồng tư rưởng đạo giáo thần tiên
tỏ ra chiếm ưu thế trong việc hịa nhập vào tâm thức dân gian”8
Nhờ có gậy thần mà Nguyễn Tuấn đã cứu con trai của Long Vương

thoát chết. Để tạ ơn cứu mạng của con trai mình, Long Vương đã tặng cho
Nguyễn Tuấn một quyển sách ước với pháp lực kỳ diệu gọi là cuốn “Thần thư
bí pháp truyền” làm ra nhiều phép mầu nhiệm cứu nhân độ thế. Có gậy thần
và sách ước trong tay Nguyễn Tuấn đi khắp nơi tìm các loại cây bào chế ra
các loại thuốc quý chữa bệnh cho nhân dân. Ở phương diện này Nguyễn Tuấn
được coi là ông Tổ của nghề Y dược học Việt Nam, một người thầy thuốc có
cái tâm cứu người mà khơng địi hỏi đền ơn.
Cũng ở phương diện khác Nguyễn Tuấn biểu tượng cho người anh
hùng trị thủy gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Truyện kể rằng
vào đời Vua Hùng thứ XVIII, nhà vua có hai người con gái xinh đẹp, người
chị tên là Tiên Dung đã gả cho Chử Đồng Tử còn người em tên là Ngọc Hoa
cũng đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua bèn tổ chức những cuộc thi tài kén rể
nhưng vẫn chưa tìm được người ưng ý. Một hơm có hai người cùng đến cầu
hơn cơng chúa đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Cả hai đều tài sức ngang nhau,
Vua Hùng không biết chọn ai bèn đưa ra một lễ vật thách cưới: “Voi chín
ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” mỗi thứ một đơi ai mang lễ vật đến
trước thì vua gả cơng chúa cho. Do có gậy thần, sách ước và lại sống trên cạn
nên Sơn Tinh đem lễ vật đến trước, rước công chúa Ngọc Hoa về cung. Thủy
Tinh đến sau không lấy được công chúa đùng đùng nổi giận dâng nước đánh
Sơn Tinh, hắn dâng nước lên phá tung cả những đồi gị ở phía Bắc thành suối
Di, sơng Tích ngày nay, hắn húc nghiêng cả dãy Chàng Rể phía Tây. Nhưng
bằng sức lao động thần kỳ và trí tuệ phi thường, Sơn Tinh đã chiến thắng
Thủy Tinh một cách oanh liệt. Hình tượng Sơn Tinh là hình tượng của một
người anh hùng có vóc dáng khổng lồ có thể gánh núi, ngăn sông. Phải chăng
8

Nguyễn Xuân Diện (1990), “Thử tìm hiểu dấu ấn huyền thoại Sơn Tinh trong những bản thần tích” – Tạp
chí VHDG, (soos5), tr.43

26



×