Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Tìm hiểu di tích chùa mật dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 151 trang )

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa DI SảN VĂN HóA
-------------------------

TèM HIU DI TCH CHA
MT DNG

Khoá luận tốt nghiệp
ngnh BảO TμNG HäC
Mã số: 52320305

Người hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: NGÔ ĐÌNH CƠNG

Hμ Néi – 2013

1


MỤC LỤC
Trang
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

1.Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề



3

3.Mục đích nghiên cứu

4

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

5.Phương pháp nghiên cứu

4

6.Những đóng góp của luận văn

5

8. Bố cục của luận văn

5

CHƯƠNG I. CHÙA MẬT DỤNG TRONG KHƠNG GIAN VĂN HĨA PHƯỜNG
BƯỞI QUẬN TÂY HỒ.
1.1.Tổng quan về phường Bưởi quận Tây Hồ

6

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên


6

1.1.2. Lịch sử thay đổi địa giới và tên gọi

8

1.1.3. Đời sống kinh tế

12

1.1.4. Con người và lịch sử vùng đất Bưởi

19

1.1.5 Giá trị văn hóa truyền thống

22

1.2 Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của chùa Mật Dụng

29

1.2.1 Niên đại di tích

29

1.2.2. Những lần tu bổ, sửa chữa chùa Mật Dụng

31


CHƯƠNG II. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC- NGHỆ THUẬT CỦA DI TÍCH CHÙA MẬT
DỤNG
2.1.Giá trị kiến trúc

33

2.1.1.Không gian cảnh quan

33

2.1.2.Bố cục mặt bằng tổng thể

40
2


2.1.3 Kết cấu kiến trúc

41

2.1.3.1 Tam quan

41

2.1.3.2 Tiền đường

47

2.1.3.3 Thiêu Hương


51

2.1.3.4 Thượng Điện

54

2.1.3.5. Hành lang

57

2.1.3.6 Nhà Tổ

57

2.1.3.7 Nhà Mẫu

58

2.2 Giá trị nghệ thuật, trang trí kiến trúc

59

2.2.1.Trang trí kiến trúc

59

2.2.1.1.Trang trí ở tịa Tiền đường

60


2.2.1.2.Trang trí ở tịa Thiêu hương

61

2.2.2 Tượng thờ

63

2.2.2.1 .Tượng thờ tại gian Thượng Điện

65

2.2.2.2 Tượng thờ tại gian Tiền Đường

93

2.2.2.3 Tượng tại gian thờ tổ

98

2.2.2.4 Tượng thờ tại điện Mẫu

99

2.2.3 Một số di vật tiêu biểu

101

2.2.3.1 Bia đá


101

2.2.3.2 Chng

102

2.2.3.3 Hồnh phi câu đối

102

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA
MẬT DỤNG
3.1 Chùa Mật Dụng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân
địa phương

107

3.2 Hiện trạng bảo tồn các giá trị văn hóa tại chùa Mật Dụng

110

3.2.1 Hiện trạng kiến trúc

110
3


3.2.2 Hiện trạng điêu khắc, trang trí


110

3.2.3 Hiện trạng di vật, cổ vật

111

3.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích

111

3.3.1. Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học về di tích và quản lý di tích bằng pháp
luật

111

3.3.2 Tổ chức các biện pháp bảo quản, tu bổ chống xuống cấp cho di tích 113
3.3.2.1 Bảo Quản

113

3.3.2.2 Tu Bổ

116

3.3.3 Phát huy giá trị di tích

117

KẾT LUẬN


121

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

123

PHỤ LỤC

124

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là đất nước có lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước.
Trong suốt những năm tháng ấy là quá trình hình thành, xây dựng và vun đắp một
nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc cũng như gìn giữ nếp sống từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Nền văn hóa ấy, nếu là phi vật thể thì được thể hiện qua lối sống,
qua phong tục tập quán và qua cách ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa
con người với con người, còn nếu là vật thể thì được thể hiện qua các cơng trình
kiến trúc mỹ thuật của người Việt.
Cùng với lịch sử phát triển lâu dài, cha ông ta đã để lại một hệ thống các di
sản kiến trúc mỹ thuật rất phong phú và đặc sắc, thể hiện nét văn hóa truyền thống
của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những nét chung vốn có, những cơng trình này
cịn thể hiện được những nét riêng trong phong cách mỹ thuật và trong sự phát
triển của từng thời kỳ lịch sử. Một trong những hệ thống các cơng trình kiến trúc
cịn lại nhiều nhất và thể hiện rõ nét đặc trưng của kiến trúc mỹ thuật Việt Nam
truyền thống là hệ thống các đền chùa trên khắp mọi miền cả nước.
Chùa Việt Nam thường không phải là một cơng trình đơn lẻ mà là một quần

thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo
cách bố trí những ngơi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau.
Theo thời gian, kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển đa dạng qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc
địa phương khác nhau. Những mái chùa cổ kính đã góp phần điểm tơ cho vẻ đẹp
truyền thống của làng quê Việt Nam. Đã từng có một thời kỳ Phật Giáo phát triển
cực thịnh, được coi như Quốc giáo, dưới triều đại Lý- Trần (1010- 1400), nhiều
chùa tháp được xây dựng khắp nơi, đơi lúc có hệ tôn giáo khác phát triển mạnh
hơn, nhưng tinh thần từ bi bác ái của Phật giáo vẫn luôn thấm sâu trong tâm hồn
5


mỗi người Việt. Chính vì vậy, ngơi chùa đã chiếm một vị trí khá quan trọng và trở
thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt
Nam.Việc nghiên cứu ngôi chùa, xác định các mặt giá trị của nó khơng chỉ có ý
nghĩa trong việc làm sáng tỏ các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt mà
còn cung cấp các cứ liệu khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của làng Việt cổ truyền trong đời sống hiện nay.
Cùng với dòng chảy thời gian, nhiều ngôi chùa đã được dựng lên, nhưng do
sự khắc nghiệt của thời tiết, những biến cố của lịch sử, trong đó có cả những bàn
tay vơ thức hay hữu ý của con người mà nhiều ngôi chùa đã bị hủy hoại. Mặc dù
vậy, thần thái của ngôi chùa Việt với khơng gian của nó vẫn duy trì được những
nét cơ bản, vẫn là nơi làm cân bằng tâm hồn cho những người hành hương. Nổi bật
trong chùa là nghệ thuật tạc tượng và những nét kiến trúc cổ truyền còn lưu lại.
Nghiên cứu về ngôi chùa không đơn giản chỉ dừng lại ở tính chất tơn giáo tín
ngưỡng, mà qua đó chúng ta cịn hiểu thêm về những vấn đề lịch sử và xã hội.
Chùa Mật Dụng thuộc làng Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội cũng nằm trong dịng chảy chung của lịch sử hình thành và phát triển chùa
Việt, nhưng bên cạnh đó, nó cịn mang trong mình những nét độc đáo riêng để
phản ánh bước thăng trầm của một thời kỳ đã qua. Ngôi chùa đã cho chúng ta thấy

những giá trị nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc và cả trang trí trong diễn trình tồn tại
của nó. Tìm hiểu di tích với ước vọng giải mã được phần nào về biểu tượng văn
hóa đặc trưng của ngôi chùa, đồng thời cũng mong nắm bắt được thực trạng về mọi
mặt của di tích để đánh giá rồi từ đó đưa ra một số giải pháp cho vấn đề bảo vệ và
phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay là những mục tiêu chính được
đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài này.
Vì những lý do nêu trên mà em xin chọn đề tài “Tìm hiểu di tích chùa Mật
Dụng” làm bài khóa luận tốt nghiệp. Em hy vọng kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ
6


góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa hàm chứa trong di tích, đồng
thời góp phần xây dựng nền văn hóa trong giai đoạn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Những ngôi chùa truyền thống của người Việt đã là đối tượng của nhiều đề
tài khoa học và cũng nhận được khơng ít sự quan tâm của các học giả trong và
ngoài nước.Trong các cuốn sách như “Chùa Việt” “Diễn biến kiến trúc truyền
thống Việt Nam” “Trang trí mỹ thuật truyền thống của người Việt”.. của tác giả
PGS. Trần Lâm Biền; “Chùa Việt Nam” của GS Hà Văn Tấn; “Kiến trúc dân gian
truyền thống Việt Nam” của PGS. Chu Quang Trứ vv.., phần nào đã đề cập đến
những nét chung nhất về đặc điểm ngôi chùa Việt, trong đó bao gồm: kết cấu kiến
trúc, nghệ thuật điêu khắc, tượng thờ, trong phần lớn các ngôi chùa Việt cổ truyền.
Chùa Mật Dụng là một cơng trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ văn hóaThơng tin xếp hạng từ năm 1989. Song đến nay, việc nghiên cứu về quần thể di
tích chùa Mật Dụng vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, ngoài hồ sơ xếp
hạng di tích hiện đang lưu giữ tại Cục Di Sản Văn Hóa, Ban quản lý di tích và
danh thắng Hà Nội và một vài trang tư liệu trong các cuốn tư liệu tổng hợp chung.
Trong cuốn sách: “Chùa Việt Nam” của GS.Hà Văn Tấn chủ biên và cuốn
“Di tích lịch sử Văn hóa Hà Nội” do Nguyễn Dỗn Tn chủ biên, các tác giả đã
giới thiệu nhiều di tích của Hà Nội đã được xếp hạng, chùa Mật dụng cũng đã được
giới thiệu trong phần danh sách thống kê các di tích lịch sử đã được xếp hạng.

Gần đây, tuy di tích chùa Mật Dụng đã có một số tác giả quan tâm đến
nhưng vẫn chưa có một cơng trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống,
chi tiết và đầy đủ các giá trị văn hóa nghệ thuật của cơng trình kiến trúc văn hóa
này.

7


Vì vậy, kế thừa và tiếp thu những kết quả của các tác giả đi trước, kết hợp
với các tư liệu thu thập được thông qua khảo sát thực tế và nguồn tài liệu của địa
phương về phường Bưởi quận Tây Hồ, trong đó có đề cập tới chùa Mật Dụng, qua
hồ sơ xếp hạng di tích chùa Mật Dụng là cơ sở để em triển khai đề tài nghiên cứu
của mình.
3.Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu và giới thiệu một cách tồn diện các giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể của chùa Mật Dụng.
- Đánh giá hiện trạng bảo tồn và công tác quản lý di tích chùa Mật Dụng.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Mật Dụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Quá trình hình thành và tồn tại của chùa Mật Dụng.
- Các đơn nguyên kiến trúc của ngôi chùa.
- Hệ thống tượng thờ.
- Các di vật có giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể của chùa Mật Dụng.
- Cơng tác quản lý di tích của chính quyền và nhân dân địa phương.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Để nghiên cứu di tích chùa Mật Dụng, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử.
- Ngồi ra, khóa luận cịn sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử học, Dân
tộc học, Mỹ thuật học, Bảo tàng học, nghiên cứu Phật giáo,vv...


8


Khóa luận sử dụng phương pháp khảo sát điền dã: quan sát thực địa với các thao
tác như: quan sát, đo vẽ, chụp ảnh, miêu tả, phỏng vấn, ghi chép, thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp.
6. Những đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những người đi trước, kết hợp
với khảo sát thực tế ,đóng góp của khóa luận là:
- Hệ thống hóa những tài liệu của các tác giả đi trước, liên quan đến chùa Mật
Dụng, làm nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy để tham khảo.
- Khẳng định được vị trí của chùa Mật Dụng trong đời sống cộng đồng cư dân
phường Bưởi.
- Xác định được giá trị văn hóa, nghệ thuật tiểu biểu của ngơi chùa.
- Đánh giá được thực trạng của di tích chùa Mật Dụng và đề xuất một số giải pháp
bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được bố cục
thành ba chương như sau:
Chương 1: Chùa Mật Dụng trong không gian văn hóa phường Bưởi, Quận Tây Hồ.
Chương 2: Giá trị Kiến trúc- Nghệ thuật của di tích Chùa Mật Dụng.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Chùa Mật Dụng.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục.

9


Chương 1

CHÙA MẬT DỤNG TRONG KHƠNG GIAN VĂN HĨA
PHƯỜNG BƯỞI QUẬN TÂY HỒ
1.1.Tổng quan về phường Bưởi quận Tây Hồ.
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Chùa Mật Dụng hiện nay thuộc làng Đông Xã, phường Bưởi quận Tây Hồ
thành phố Hà Nội. Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đơ Hà Nội, là
quận lớn thứ 4 về diện tích đất tự nhiên sau quận Hà Đơng, Long Biên và Hồng
Mai. Quận có tổng diện tích khoảng 2.401 ha (24km2) trong tổng số hơn 17.878 ha
(chiếm 13,4%) diện tích đất khu vực nội thành Hà Nội. Quận được thành lập từ các
phần của quận Ba Đình và huyện Từ Liêm theo Nghị định số 69/CP ngày 28 tháng
10 năm 1995 của Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở các phường Bưởi, Thụy
Khuê,Yên Phụ của quận Ba Đình và các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân
La, Phú Thượng của huyện Từ Liêm.
Quận Tây Hồ có điều kiện mơi trường thiên nhiên ưu đãi. Nổi bật với Hồ
Tây rộng khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”. Từ xa xưa, Hồ Tây
đã giữ một vị trí quan trọng về du lịch nhờ vào vị trí và giao thơng thuận lợi. Theo
định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ
thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm, có điều kiện đặc biệt thuận lợi
thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để
thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói
chung.
10


Địa giới hành chính của quận: Quận Tây Hồ bao gồm 8 đơn vị hành chính
trực thuộc gồm 8 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ,Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng
An, Xuân La, Phú Thượng.
Phường Bưởi quận Tây Hồ có diện tích là 12.432 ha, dân số 11.256 người.
Địa giới của phường : Phía Đơng và phía Bắc giáp Hồ Tây, phía đơng nam giáp
phường Thụy Kh: phía nam giáp phường Nghĩa Đơ (Cầu Giấy), phía tây giáp

phường Xn La.
Làng Đơng Xã, thường gọi là làng Đông, xưa kia là một thôn của làng Yên
Thái, thuộc Phường Yên Thái, vùng Bưởi đất Thăng Long , dưới thời vua Duy Tân
(1907-1915) mới được tách ra thành một làng độc lập.
Từ trung tâm thành phố hướng về phía Tây, xi hết phố Hàng Ngang, qua
chùa Cầu Đông lên Đồng Xuân, rẽ trái tại đền Yên Thuận. Cuối phố Hòe Nhai rẽ
phải lên phố Quan Thánh. Đi dọc phố Quan Thánh, xuôi theo phố Thụy Khuê đến
làng Đông Xã sẽ tới chùa Mật Dụng.
Bưởi là vùng đất cổ nằm ven Hồ Tây, xưa kia được hình thành bởi hợp lưu
của hai dịng sơng cổ Thiên Phù và Tô Lịch nên đất đai luôn màu mỡ, chim muông
sản vật phong phú, cây cỏ bốn mùa tốt tươi, trên thì thuận canh tác tằm trang, dưới
thì tiện giao thông chài lưới. Phong cảnh nơi đây cũng thật nên thơ trữ tình. Ngày
xn mn hồng ngàn tía khắp các làng cổ ven hồ, mùa hạ gió hồ Tây làm dịu cơn
nồng cho cả một khu vực ven đô, mùa thu sương khói lung linh huyền ảo, mùa
đơng mang một vẻ đẹp tiêu sơ, mặt nước Tây hồ vắng lặng, đôi ba lá thuyền mỏng
mảnh ẩn hiện trong lớp lớp mưa phùn đặc trưng xứ Bắc. Sách Tây Hồ chí viết:
“Thăng Long là thắng địa của phương Nam, mà Tây Hồ là một thắng cảnh của đất
Thăng Long”. Thật vậy, mảnh đất Tây Hồ là nguồn cảm hứng vô tận của biết bao
tao nhân mặc khách. Khi nói đến đất Bưởi, ca dao xưa có câu :

11


Hỡi cơ thắt dải bao xanh
Có về kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có lịch có lề
Có sơng tắm mát có nghề can seo.
Trên bờ Hồ Tây, thuộc về làng Yên Thái (nay là phường Bưởi quận Tây Hồ)
có một núi đất cao 400-500 trăm thước, rộng chừng một mẫu. Chúa Trịnh Giang
cho trồng nhiều cây bàng để lấy bóng râm nghỉ mát. Từ trên đỉnh nhìn xuống, hàng

ngàn, hàng vạn cây, cây nào cũng tỏa ra cành lá xum xuê, sắc lá theo từng mùa
thay đổi. Nhìn từ xa như những chiếc lọng đỏ, lọng xanh rất đẹp mắt, người dân
quanh đó quen gọi là rừng bàng. Sau này bị Lê Chiêu Thống phá hết và san bằng
cả quả núi này. Đó chính là Rừng Bàng n Thái, một trong 8 cảnh đẹp làm đắm
say lòng người được nhắc đến trong tập thơ “Tây Hồ bát cảnh” của một thi sĩ đời
Vĩnh Hựu (1735-1739) đời Lê Trung Hưng.
Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà ngay từ thời Hùng Vương dựng
nước, nơi đây đã có cư dân sinh sống lập ấp dựng làng. Những làng nghề cổ phục
vụ cho sinh hoạt đô thành như dệt lụa, dệt lĩnh, làm giấy….cũng từ đó mà ra đời.
Nhiều nghề thủ cơng truyền thống có tới nghìn năm tuổi là niềm tự hào của truyền
thống văn hóa đất Thăng Long.
1.1.2 Lịch sử thay đổi địa giới và tên gọi.
Vùng đất nay là làng Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ đã có lịch sử
hình thành từ rất lâu đời, gắn liền với lịch sử hình thành của mảnh đất Thăng Long
Hà Nội. Dựa theo các tài liệu địa chí được lưu truyền thì Làng Đơng Xã, thường
gọi là làng Đơng, xưa kia là một thôn của làng Yên Thái, thuộc Kẻ Bưởi, đất
Thăng Long, sau này được tách ra thành một làng độc lập dưới thời vua Duy Tân
(1907-1915). Phường Bưởi bao gồm nhiều làng cổ: Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thái,
An Thọ, Trích Sài và Võng Thị xưa kia thuộc vùng Bưởi, một vùng đất đã có lịch
12


sử hình thành từ hàng ngàn năm trước. Trong “Lĩnh Nam Chích Quái liệt truyện”
mục Kinh Lạc Long Quân diệt Hồ Tinh, có kể về truyền thuyết Lạc Long Quân
diệt Cáo Chín đi mà hình thành nên mảnh đất Tây Hồ và sự tích về Bạch Y Man
dạy cho mọi người cày ruộng, dệt vải, may áo trắng. Qua đây có thể thấy, mặc dù
truyền thuyết về trong Lĩnh Nam Chích Qi có phần hoang đường, tuy nhiên nó
cũng đã cho thấy, nhờ có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi mà vùng đất phường
Bưởi quận Tây Hồ ngày nay đã có cư dân tới sinh cơ lập nghiệp ngay từ rất sớm.
Nhiều hiện vật khảo cổ học được phát hiện quanh vùng Bưởi như : Rìu đá ở Quần

Ngựa (Ba Đình), những mũi giáo đồng ven hồ Tây, trống đồng loại 1 nằm sâu dưới
lòng đất tới hai mét ở vùng Ngọc Hà và còn rất nhiều di vật khác đã góp phần củng
cố thêm cho luận điểm này.
Theo nhiều sách cổ ghi lại, đất Bưởi ngày xưa là vùng bãi lầy nơi hợp lưu
của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Sông Thiên Phù (Thiên Phù Giang) vốn là
chi lưu của Nhị Hà, từ sông Nhị Hà chảy vào chỗ giáp giới hai làng Nhật Tân (xóm
Bắc) và Phú Gia (hai làng đều thuộc quận Tây Hồ ngày nay), theo hướng Bắc-Nam
qua đền Thánh Sóc ở giữa Xuân Tảo và quán La Sở, qua Bái Ân đến Yên Thái
(gần chợ Bưởi hiện tại) thì nhập vào sơng Tơ Lịch. Dịng sơng này được phù sa bồi
lấp dần từ đời Lý. Đến cuối thế kỷ XV sông Thiên Phù vẫn còn được vẽ trên bản
đồ phủ Phụng Thiên (tức kinh đô Thăng Long) năm Hồng Đức thứ 21 (1490). Sang
thời Lê, dòng Thiên Phù chỉ còn lại những dấu vết là các khoảng ao, chỗ nơng có
thể cấy cày. Năm Cảnh Hưng thứ 7 (1746) và thứ 8 (1747) chúa Trịnh đã ra lệnh
chỉ cho dân làng Bái Ân được canh tác trên các khoảng ao này để lấy hoa lợi phụng
sự thần thành hoàng làng. Tuy sơng khơng cịn nữa nhưng cịn lưu lại vết tích trong
tên làng Võng Thị (có nghĩa là chợ bán lưới) và những ruộng sâu chạy theo hướng
từ Phú Gia xuống đến Bái Ân, Yên Thái. Sông Tô Lịch xưa hầu như bao quanh
tồn bộ kinh thành. Ngun dịng sơng có hai nguồn: một từ Hồ Tây chảy qua làng
13


Hồ Khẩu. Một nguồn từ cửa (quãng phố Chợ Gạo ngày nay) chảy theo hướng phố
Nguyễn Văn Siêu- ngõ Gạch, cắt ngang phố Hàng Đường, chéo sang phố Hàng
Lược rồi theo hướng đường Phan Đình Phùng, ngoặt ra đường Thụy Kh mà lên
gặp sơng Thiên Phù hồ nước vào với nhau tạo thành một bến nước có chợ họp
đơng vui gọi là bến Hồng Tân, chợ Hồng Tân, chính là chợ Bưởi ngày nay(1). Bài
minh khắc trên tấm bia “Vĩnh Tộ ngũ niên (1623)” tại làng Võng Thị có câu “Tịch
hồ khâm giáng” (mặt hồ là chiếu, long sông là áo dài) để hình dung địa thế của đất
Bưởi với bốn bề sơng nước.
Vùng Bưởi, cịn gọi là Kẻ Bưởi. Từ “Kẻ” là một đơn vị hành chính của

người Việt Cổ tương đương với đơn vị “Làng”. Do là vùng bãi bồi ven theo hai
con sông Thiên Phù và Tô Lịch nên mỗi mùa lũ, những quả bưởi Đoan Hùng Phú
Thọ từ vùng mạn ngược trơi theo dịng sơng Lơ, sông Thao và sông Thiên Phù trôi
về rất nhiều, neo vào bãi đất mọc cả thành rừng, người ta vớt lên bán, dần dần theo
thói quen gọi vùng này là vùng Bưởi.
Theo Đại Nam Nhất thống chí, phường Bưởi xưa kia vốn thuộc huyện Long
Biên dưới thời nhà Hán. Đến thời nhà Tống thuộc huyện Tống Bình. Thời thuộc
Minh lại nằm trong địa giới của huyện Đông Quan. Thời Lý các phường của vùng
Bưởi thuộc ngoại thành Thăng Long, nằm trong phủ Ứng Thiên. Năm Quang
Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tơng lập khu vực hành chính đặc biệt ở kinh kỳ gọi
là Trung Đô phủ gồm hai huyện Quảng Đức (sau đổi là Vĩnh Thuận) và Vĩnh
Xương (sau đổi là Thọ Xương) gồm 36 phường, mỗi huyện 18 phường. Quy hoạch
Thăng Long 36 phố phường có từ đây. Các phường của vùng Bưởi thuộc địa giới

(1)

Trường Giang, Sông và hồ của Thăng Long- Hà Nội, báo Hàng Hải Việt Nam, 10-2011.
/>
14


huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô(2). Tháng 3 Năm Quang Thuận thứ 10 (Kỷ Sửu1469) , Lê Thánh Tơng có quy định về bản đồ tồn quốc, trong đó đổi Trung Đô
Phủ thành Phủ Phụng Thiên, gồm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, tức kinh
thành Thăng Long đời Lý -Trần, thành Đông Quan thời thuộc Minh. Vùng Bưởi
thuộc địa phận huyện Quảng Đức, Phủ Phụng Thiên. Năm Gia Long thứ 4 (1805),
nhà Nguyễn đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, huyện Quảng Đức đổi là
huyện Vĩnh Thuận, các phường An Thái, Hồ Khẩu, Võng Thị, Trích Sài thuộc địa
giới của tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, thuộc Bắc Thành(3). Năm
Minh Mệnh thứ 12 (1831), cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh đã chia
đất nước thành nhiều tỉnh khác nhau, các phủ, tổng huyện này thuộc tỉnh Hà Nội.

Theo Đồng Khánh Dư Địa Chí ,Sau hiệp ước Patenôtre (1884), Tổng thống
Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng
Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà Nội. Ngày 26 tháng 12
năm 1896 tỉnh Hà Nội (phần còn lại) chuyển tỉnh lỵ về Cầu Đơ (nay là thị xã Hà
Đông) và đến ngày 3 tháng 5 năm 1902 thì đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ. Trong thời
kỳ này, khi chính quyền Pháp chia lại địa giới thì các vùng này có bốn xã: An Thái,
Hồ Khẩu, Trích Sài Võng Thị thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài
Đức, tỉnh Cầu Đơ. Tới năm 1904, Pháp đổi tên tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông,
vùng Bưởi lại thuộc địa giới của tỉnh Hà Đông. Đến năm 1915 vùng Bưởi thuộc
huyện Hồn Long, tỉnh Hà Đơng (Vốn là huyện mới được thành lập do sự sáp nhập
của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận sau năm 1915). Dưới thời Pháp thuộc,
Kẻ Bưởi được người Pháp định danh khá tùy tiện bằng những cái tên khác nhau
như Village du papier (Làng Giấy), Village des cochons (Làng Lợn), Village des
pamplemousses (Làng Bưởi) hay giữ nguyên tiếng Việt. Ghi chú trên những bức

(2)

Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt Địa Dư Toàn Biên , Trung Tâm KHXH&NV Quốc Gia- Viện Sử HọcBộ Văn Hóa, 1997, Tr 365.
(3)
Đồng Khánh Dư Địa Chí, Biên tập Ngơ Đức Thọ, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2003. Tỉnh Hà Nội tr.13.

15


bưu thiếp đầu thế kỉ XX cho thấy rõ điều này. Năm 1889, thực dân Pháp cho lấp
đoạn sông Tô Lịch từ cửa Giang Nguyên đến chợ Bưởi để tạo mặt bằng xây dựng
phố xá, lấp luôn cả nguồn thông với Hồ Tây .
Sau khi chính quyền cách mạng được thành lập, tháng 11- 1945, nhà nước ra
sắc lệnh quy định Hà Nội có 5 khu, phường Bưởi thuộc khu Đại La cho đến đầu
năm 1948. Tháng 3- 1948 chính quyền Pháp chia Hà Nội thành 36 khu phố, các xã

vùng ngoại thành thuộc địa lý Hoàn Long bao gồm năm quận. Các phường vùng
Bưởi thuộc quận Quảng Bá. Tháng 5 năm 1948, chính quyền kháng chiến (tồng tại
song song với chính quyền bù nhìn ) sáp nhập Hà Nội với Hà Đông thành liên tỉnh
Lưỡng Hà. Liên tỉnh Lưỡng Hà có hai huyện lớn là Trấn Tây và Trấn Nam.
Phường Bưởi thuộc xã Vĩnh Thái huyện Trấn Tây.Tháng 11 năm 1949, chính
quyền cách mạng sáp nhập các quận 4, 5, 6 thành quận Ngoại Thành, các phường
vùng Bưởi thuộc quận Ngoại Thành.
Sau ngày thủ đơ giải phóng, tháng 10- 1954, các làng vùng Bưởi chia làm
hai xã: Hồ Khẩu, Đơng Xã, Võng Thị, Trích Sài thuộc xã Đơng Thái: An Thái, An
Thọ thuộc xã Thái Đô (quận 5). Năm 1961 lập khu phố Ba Đình. Xã Đơng Thái và
Thái Đơ thuộc khu phố Ba Đình và được chia thành các khổi: An Thái thuộc khổi
71; An Thọ thuộc khối 72; Đông Xã thuộc khối 73; Hồ Khẩu thuộc khối 74 và hai
làng Trích Sài và Võng Thị thuộc khối 75. Đến năm 1981 đơn vị hành chính cấp
phường được thành lập. các khối 71, 72, 73, 74, 75 sáp nhập lại để hình thành một
phường mới lấy tên là phường Bưởi. Cuối năm 1995, Chính phủ ra quyết định
thành lập quận Tây Hồ, theo đó Phường Bưởi được tách ra khỏi quận Ba Đình
chuyển sang quận Tây Hồ.
1.1.3 Đời sống kinh tế
Nền kinh tế của phường Bưởi xưa kia chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, tự
cung tự cấp. Nhân dân làm các công việc trồng lúa, trồng dâu, đánh cá, kiếm củi,
16


buôn bán nhỏ. Đời sống của người dân chật vật vất vả do phải chống chọi với nạn
lũ lụt hoành hành. Nhân dân vùng Bưởi luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo
vệ cuộc sống của mình. Khi các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, những
người lao động làm ruộng đã chuyển dần sang làm các nghề thủ công, những làng
nghề phục vụ cho sinh hoạt đô thành như dệt lụa, dệt lĩnh, làm giấy….cũng từ đó
mà ra đời.
Nghề trồng hoa của nhân dân vùng ven hồ Tây đã nổi tiếng từ rất lâu đời,

đồng bông Nghi Tàm là những ruộng trồng hoa được nhắc đến như một trong 8
cảnh đẹp của đất Tây Hồ. Các làng nghề trồng hoa nổi tiếng như: Làng Nghi Tàm
ở phía Đơng và làng Võng Thị ở phía tây hồ Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, người dân
làng Võng Thị đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để cho ra đời những
bông hoa đẹp và thơm nhất phục vụ cho sinh hoạt chốn đô thành. Hàng năm cứ đến
tháng hai, người trồng hoa ở Võng Thị đã cắt các mầm hoa để gây giống. Những
mầm hoa ấy được ươm vào đất. Đến tháng 4 thì đưa vào giỏ tre trồng xuống rãnh,
rồi phủ lên một lớp đất. Lớp đất ấy được lấy từ lòng hồ ao, đem lên ủ một năm để
đất mục ra rồi mới lấy lấp vào gốc hoa. Khi tưới hoa cũng phải lấy nước nơi nuôi
cá hoặc nơi bùn lầy nước đọng. Khi tưới phải nhẹ tay và đợi lúc lặng gió. Mỗi khi
trời mưa to hoặc lúc mưa giầm người trồng hoa phải lấy liếp che đề phòng hạt mưa
làm dập mầm hoa. Đến tháng 8, người trồng hoa mới ngắt bông đem ra chợ bán.
Hoa tươi được đem bán trong ngày phiên chợ ở kinh thành, trưng bày trong các
ngày hè, lễ tết. Nghề trồng hoa của Võng Thị đã góp một phần làm nên vẻ thành
lịch của người dân kinh thành xưa(4).
Cùng với nghề trồng hoa, dệt lĩnh là nghề truyền thống nổi tiếng có từ lâu
đời của làng Trích Sài. Câu chuyện về nghề dệt lĩnh ở Trích Sài gắn liền với truyền
thuyết về bà Phan Thị Ngọc Đô. Truyền thuyết kể rằng bà là một cung nữ gốc
(4)

Phạm Văn Thắm và ctv. Lịch sử Cách mạng Phường Bưởi (1930-2010)- Dự thảo lần 4, tháng 6-2012, tr 7-8.

17


Chàm sống dưới thời cua Lê Thánh Tông. Nhà Vua cho bà cùng 24 thị tì ra ở thơn
Trích Sài lập trang Thiên Niên. Bà Ngọc Đô đem kỹ thuật dệt lĩnh của người Chàm
truyền lại cho dân làng, dạy dân trồng dâu, ni tằm(5). Ngồi ra cịn có truyền
thuyết về bốn anh em họ Lý sống ở đời Nhà Minh (Trung Quốc). Không chịu nổi
sự nô dịch của quân Hung nô, bốn anh em này đã đưa vợ con vượt biển sang

Việt Nam, mang theo nghề dệt lụa hoa và diềm hoa, gấm hoa dây, truyền cho dân
phường Trích Sài. Dệt lĩnh là một nghề rất cơng phu, địi hỏi sự tỉ mỉ. Để có được
một tấm lĩnh đẹp, cầu kì sáng tạo phải trải qua rất nhiều cơng đoạn như quay tơ,
mắc cửi, làm hồ, đánh suốt, dệt. Tấm lĩnh trước khi ra thị trường đã trải qua “35
thâm 7 thổ”. Muốn tăng độ bền của sợi, phải đem hồ, rồi cuộn cả tấm lĩnh lại, lấy
chày gỗ ghè cho thật mềm, làm thế lĩnh mới đen bóng và mềm mại. Một tấm lĩnh
được coi là đẹp hoàn hảo khi cầm vuông lĩnh đen ta thấy dầy dặn nhưng khơng thơ
cứng. Một mặt đen mờ cịn mặt kia bóng láng, có điểm những chấm hoa mịn màng
tinh tế. Nghề dệt lĩnh của người dân Bưởi trải qua nhiều thế hệ đã trở nên nổi tiếng
và trở thành một nghề thủ công truyền thống quý báu.
The La, lĩnh Bưởi, chổi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.
Các sản phẩm dệt không chỉ phục vụ cho đời sống của nhân dân trong kinh
thành và vùng ven đơ mà cịn được xuất khẩu ra nước ngồi có đến mấy vạn sấp
mỗi năm.
Phường Yên Thái- Tây Hồ- Hà Nội xưa kia cịn nổi tiếng với nghề giấy dó
đã có lịch sử hàng ngàn năm. Tương truyền ông tổ của nghề làm giấy là Nguyễn
Thế Luân người đời Tấn bên Trung Quốc. Vào khoảng thế kỉ III – IV, nghề làm
giấy bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Theo thần phả ở đình làng Đơng Xã, hiện nay
cịn thờ cụ tổ nghề là Nguyễn Thúy Thái (cháu xa đời của cụ Nguyễn Thế Luân) là
(5)

Thần tích làng Trích Sài AE.a 2/34.

18


người đã mang kỹ thuật làm giấy truyền cho ba làng Yên Thái, Đông Xã và Thọ
Đôn. Sách Việt Điện U Linh chép, thời nhà Lê có dịng họ Nguyễn Thế ở Đơng Xã
đã có người làm giấy dó để tiến vua. Thời ấy, giấy dó lụa (cịn gọi là giấy quỳ)

được coi là mặt hàng cao cấp dùng để in tranh, kinh phật và viết chữ, bởi chất liệu
giấy nhẹ, mặt giấy mỏng và dai như lụa, không bị thấm nước, khơng bị mối mọt,
có thể giữ được lâu và tái chế lại được. Người làng Yên Thái kể lại rằng "Trước
kia, vào các buổi sáng sớm, cả tổng Bưởi vang nhịp thình thịch của tiếng chày giã
giấy xen lẫn tiếng gọi nhau í ới trong các lị giấy. Những ngày phiên chợ mồng 4,
mồng 9 hàng tháng, cả làng ra bán giấy tại chợ Cầu, kẻ bán người mua chen chúc,
tấp nập. Cả làng trắng xóa giấy phơi."(6). Âm thanh tiếng chày giã giấy thân quen
đã đi vào ca dao, dân ca, gợi cảm hứng cho những tâm hồn thi nhân nghệ sĩ qua
nhiều thế kỷ.
Ca dao xưa có câu:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chng Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Trong bài thơ Tụng Tây Hồ Phú rất nổi tiếng của tác giả Nguyễn Huy Lượng
( ?-1808), là nhà thơ cuối đời Lê trung hưng, đầu thời Nguyễn, có đoạn ngợi ca
tiếng chày Yên Thái:
Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co
Liễu bờ kia bay tơ biếc phất phơ,
(6)

Theo Tuyết Lê, Giấy “Gió” Phường cổ Yên Thái, Báo Kinh tế Đô thị, thứ 2 ngày 22-3-2010,
/>
19


Thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm
Sen vũng nọ nảy tiền xanh lác đác,
Lửa đóm ghen năm xã gây lị

Cầm ve gảy lầu thư ánh ỏi
Mõ cuốc khua án kệ rì rù
Đọc hay nghe qua những câu ca dao thấy nghề làm giấy ở Yên Thái thật đẹp,
song để làm được một tờ giấy như vậy trải qua rất nhiều vất vả: Phải đốn cây róc
vỏ làm giấy, sau đó phơi khô, phân loại ra vỏ tốt vỏ xấu làm nhiều thứ giấy tương
ứng. Một số loại giấy thường làm từ cây nứa, cây tre, bã mía, một số loại giấy tốt
chuyên dụng của Yên Thái phải làm từ vỏ dó tinh chất. Lúc đầu, để có nguyên liệu
người thợ Yên Thái phải lên rừng Nghĩa Lộ, Thái Nguyên, Yên Bái đốn cây hoặc
mua cây dó về. Sau này dân trên đó đã nhận chở dó về xi theo dịng sông Nhĩ Hà
(sông Hồng) và đỗ tại bến Chèm, sau cho xe bị chở dó về chợ Bưởi bán lại cho thợ
Yên Thái. Qua những buổi chợ đó,trai gái gặp nhau thắm tình mà nên vợ thành
chồng, hát ví von:
Thương người dãi nắng dầm sương
Cho em cây dó em đưa miếng trầu
Trầu này phết với vôi Tầu
Ăn dăm ba miếng kẻo rầu lịng em.
Ngồi ra, cịn cần một ngun liệu nữa là vụn gỗ ngâm nước sau này pha với
bột dó để giấy khơng dính vào nhau. Làm giấy thủ công Yên Thái cần rất nhiều
nước sạch nên phải ở cạnh sơng và hồ. Cũng cần lửa to, lị lớn để đun dó. Nên
người thợ đã dựng ven sơng Tơ Lịch những bãi ngâm đãi vỏ dó và đắp những cái
lị lửa làm những cái vại lớn để đun vó. Lị cao năm mét, vạc có đường kính hai
20


mét, đun vỏ dó cách thủy. Cạnh đó là những cái giếng khơi nước xanh trong
chuyên pha bột. Đầu tiên là ngâm rửa vỏ dó với nước vơi trong sau khi ở rừng về,
đem nấu trong lị lớn, sau đó với ra đem ngâm nước vơi lằn nữa, rồi bóc vỏ đen
đem đãi để lộ phần thịt trắng làm bột giấy. Bởi thế mới có câu:
Ai ơi đứng lại mà trơng
Kìa vạc nấu dó, kia sơng đãi bìa

Bên kia những giếng những ho
Giếng sâu chín trượng nước thời xanh trong.
Bắt đầu dậy khi chuông chùa chưa đánh, con gà chưa cất tiếng gáy, tiếng
chày gõ nhịp đã vang lên đều đặn như báo thức cho cả vùng. Tiếng nện rất to thình
thịch của hai người một cối khơng ai nhẹ hơn ai và không ai chậm hơn ai bởi nếu
không bột sẽ không nát đều, lổn nhổn. Và nếu không nhanh sẽ khơng có đủ bột để
làm giấy. Những âm thanh rộn rang ấy thật khó phai. Cho đến tận bây giờ, khi đi
mạn Tây hồ, nhiều người vẫn cảm thấy cịn vang vọng. Các cơng đoạn sản xuất từ
bóc vỏ dó, ngâm nước, giặt, giã, nấu, lọc, làm xeo giấy, đến đóng gói và vận
chuyển đều vất vả, phải làm hoàn toàn bằng sức người. Trời lạnh hay trời nóng mồ
hơi đều nhễ nhại,chân tay ai cũng tê dại. Cuốn ca dao ngạn ngữ Hà Nội do Triều
Dương biên soạn, nhà xuất bản Hà Nội in năm 1971 có viết:
Giã nay rồi lại giã mãi
Đơi chân tê mỏi, Dó ơi vì mày
Xeo đêm rồi lại xeo ngày
Đơi tay nhức buốt vì mày giấy ơi.
Nghề làm giấy cổ truyền ở Yên Thái cũng như một vài nơi khác được
chuyên môn hóa từ khá sớm. Nghề giấy phải qua nhiều cơng đoạn sản xuất, với kỹ
21


thuật khá phức tạp. Nó địi hỏi từng loại thợ ở từng cơng việc cụ thể phải có kinh
nghiệm và giỏi nghề. Ở tất cả các công đoạn sản xuất – từ bóc vỏ dó, ngâm và giặt
dó, giã dó, nấu dó, lọc dó, xeo giấy, đến đóng gói kiện giấy và vận chuyển đi bán –
đều hết sức vất vả. Con gái Bưởi xưa kia ra ngoài đường phải mặc áo dài tay nhằm
che bớt những vết chai sẹo do trong quá trình sàng giấy chống tay vào thành bể
làm xây xước. Con trai cũng vậy anh nào vai cũng bị lệch sang một bên vì phải
gánh vỏ dó, đi lại cứ nghiêng ngả.
Đến thế kỷ 20, người Pháp vào nước ta đã mở nhiều xí nghiệp làm giấy Tây
ở đường Thụy Khuê nên các làng giấy bị mai một. Rồi các năm 90 đổ về trước các

nhà máy giấy của miền Bắc mọc lên ở nhiều nơi như nhà máy giấy Bãi Bằng, Trúc
Bạch với công nghệ làm giấy hiện đại nên giấy xưa khơng cịn chỗ .Việc sản xuất
duy trì đến năm 1991, hợp tác xã sản xuất giấy dó ở vùng Bưởi giải tán do thiếu
nguyên liệu, do không tiêu thụ được sản phẩm. Kể từ đó, nghề làm giấy dó đã
khơng cịn trên đất Thăng Long - Hà Nội. Nay làng Yên Thái cổ kính vẫn cịn đó,
nhưng nghề làm giấy dó cổ truyền của n Thái bây giờ khơng cịn nữa. Người
n Thái cũng đang nung nấu quyết tâm phục hồi nghề giấy, làm ra những sản
phẩm độc đáo, quý và đẹp cho đời.
Vùng Bưởi cịn có phiên chợ Bưởi rất nổi tiếng của đất Thăng Long. Theo
bia Hậu Thần hiện cịn sân đình làng An Thọ thì tên chợ Bưởi đã xuất hiện trên bia
từ năm Bảo Thái thứ 3 (1722). Căn cứ vào tấm bia “An Thái phường Tây thôn thị
bi ký” dựng năm Tự Đức ( 1848 -1881) có câu “Ngã thơn hữu thị cổ dã” (thơn ta
có chợ từ lâu lắm). Xét về vị trí, chợ Bưởi nằm ở ngã ba nơi sông Thiên Phù hợp
lưu với sông Tô Lịch, cùng với truyền thuyết về ông bà hàng dầu Vũ Phục đời Lý
Nhân Tơng, có thể đốn định chợ Bưởi được hình thành ngay từ đời Lý với quy mơ
nhỏ, nơi người dân mang trao đổi các sản phẩm nông nghiệp. Đến cuối thế kỷ 19,
chợ Bưởi là một trong những chợ lớn của chốn Kinh thành.
22


Chợ Bưởi nằm bên sông Tô Lịch mỗi tháng họp sáu phiên vào ngày bốn và
chín, với đủ các mặt hàng. Ngày phiên chợ chính, nhân dân trong vùng đem đủ các
loại sản phẩm đến để bán. Các sản phẩm nơng nghiệp có thịt, cá, gạo, đỗ, lạc, hoa
quả tươi. Mặt hàng thủ cơng nghiệp có tơ lụa, lĩnh gấm, các mặt hàng để đánh cá:
Lưới, nơm, lờ, đó…các mặt hàng phục vụ đời sống: Mắm, muối, dầu đèn và mặt
hàng công cụ sản xuất gồm : Liềm, cào, cuốc… Cuối năm vào ngày 19 tháng Chạp
có chợ phiên trâu, bò cùng với bán các cây giống, con giống. Người bán hàng thủ
cơng nghiệp ở chợ Bưởi trước đây có 15 gian bán giấy gió, giấy moi, giấy bản,
giấy dán quạt, giấy làm pháo,…Chủ hàng chuẩn bị từng xếp giấy to nhỏ khác nhau,
có xếp 4000 tờ giá 20 quan. Có chủ hàng chun bán bn, có chủ hàng vừa bán

buôn vừa bán lẻ. Cứ sáng sớm vào phiên chợ là các hàng giấy bày la liệt, kẻ bán
người mua tấp nập. Giấy được bán ở đây để rồi đi khắp trong Nam ngồi Bắc. Mỗi
khi có khách đi ngang qua, các cô chủ xinh đẹp vọng đưa lời ca mượt mà mời gọi:
Người ta bán vạn buôn ngàn
Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi
Dám xin ai đó chớ cười
Vì em làm giấy cho người viết thơ.
Hoặc:
Người ta đúc tượng làm chùa
Còn em làm giấy bốn mùa chẳng ngơi
Dám xin sư bác chớ cười
Vì em làm giấy cho người chép kinh.
Sự hình thành và phát triển chợ Bưởi là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển các
ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống như dệt lĩnh, làm giấy của các phường
và cũng là nơi giao lưu văn hóa phía tây kinh thành.
1.1.4 Con người và lịch sử vùng đất Bưởi
23


Là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, vùng Bưởi có nhiều
dịng họ sống quần tụ như họ Đặng, Hoàng, Nguyễn, Cao, Vũ là các dòng họ lớn.
Vốn là một phường cổ của đất Thăng Long, con người vùng Bưởi cũng mang
trong mình những nét đặc trưng văn hóa rất riêng của chốn kinh kỳ. Sách “Đại
Nam nhất thống chí” do quốc sử quán triều Nguyễn có viết : “Nhân dân đều có
nghề riêng, nhiều nhất là nghề làm ruộng. Đàn ông chăm học, phụ nữ siêng dệt
may, công nghệ tinh khéo. Các tiết Nguyên đán, cúng tế thần thánh và tổ tông, tiết
Đoan Dương bẻ ngải làm thuốc: ba tháng mùa xuân mở hội vào đám; tiết Trung
thu thắp đèn chơi trăng; tháng Mười cúng cơm mới; tháng Chạp họp người trong
họ đi tảo mộ ”. Sách Đồng Khánh Dư Địa Chí soạn năm 1888 triều Nguyễn có
đoạn viết : “Trong La Thành dân thưa, những người quê gốc dời đổi nơi ở bất

thường. Quan lại và nhà nho các nơi về tụ hội. Đàn ông chuyên việc chăm học, đàn
bà lo việc chợ búa. Các nhà làm thợ đều là chuyên nghiệp….Hàng năm đến ngày
tết Nguyên đán mọi người ăn mặc đẹp đẽ đi chúc mừng nhau rồi đi chơi các nơi lễ
chùa vãng cảnh, trên đường người đông như mắc cửi. Tết Đoan Dương nhà nhà
bày rượu, treo hổ ngải. Tết Trung thu chơi đèn cá, tiếng hò reo thâu đêm mới tan”
Nhân dân vùng Bưởi có truyền thống hiếu học. Ngay từ thời Lý, Trần, khi
nhà nước quan tâm tới việc mở mang trường học, tuyển chọn nhân tài thì ở Kẻ
Bưởi đã có trường học cho trẻ nhỏ. Mỗi gia đình đều muốn con em mình biết chữ.
Những gia đình khá giả cịn đón thầy về dạy riêng cho con cái mình. Làng xóm
cũng có những quy định chung về việc học hành cho trẻ nhỏ: Việc dạy trẻ có học
thức phổ thông là trách nhiệm của cha anh. Trẻ em 8 tuổi phải đi học. Làng trích
tiền cơng để mua giấy bút cấp cho gia đình nghèo. Người thi đỗ đạt về làng được
mọi người trọng vọng. Người khai khoa của phường Bưởi là ông Nguyễn Trạc
Dụng, người làng An Thái. Ông đỗ Tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân năm Canh tuất
(1640) ,Ngồi ra cịn có 4 người đỗ tiến sĩ đời Lê đến đời Nguyễn. Đời Nguyễn có
24


14 người thi đỗ cử nhân. Có khoa hai cha con cùng thi đỗ một khoa, như gia đình
cụ Nguyễn Văn Thắng và con là ơng Nguyễn Q Cần. Có khoa ba anh em cùng
một nhà thi đỗ cử nhân năm Gia Long (1814) như anh em ông Lý Văn Phức, Lý
Văn Hảo và Lý Văn Loát. Nhiều người đi học, thi đỗ ra làm quan. Đời Nguyễn,
ông Phùng Kiệt đỗ khoa Ất Dậu năm Minh Mệnh 6 (1825) làm quan tới chức ngự
sử, ông Nguyễn Hiếu đỗ chứ cử nhân khoa Đinh Mùi niên hiệu Thiệu Trị (1847)
giữ chức tư nghiệp Quốc Tử Giám, đăc biệt có Lý Văn Phức người đã giữ nhiều
chức vụ trong triều đình.
Vùng đất Bưởi còn gắn liền với nhiều sự kiện và con người trong lịch sử đấu
tranh của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân đất Bưởi khơng
ngừng vươn lên chống chọi với thiên tai, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Truyền
thuyết về hai anh em Cống Lễ và Cá Lễ có cơng phù vua giúp dân chống giặc

ngoại xâm từ thời dựng nước không những là biểu tượng để giáo dục cho tình thần
yêu nước mà ngay cả tên đền Vệ Quốc thờ thần Cá Lễ cũng mang hàm ý này.
Trong thời kỳ đấu tranh chống lại ách đô hộ của phương Bắc, tại vùng cửa sông Tơ
Lịch, Lý Bí đã dựng thành lũy tre để chống lai quân nhà Lương xâm lược. Thời kỳ
nước nhà giành độc lập, nhân dân vùng Bưởi ln có ý thức góp sức mình bảo vệ
nền tự chủ. Các làng Đơng Xã, An Thái, Trích Sài, Võng Thị, một dải đất thuộc
phường Bưởi ngày nay có nhiều di tích thờ các vị thần có cơng bảo vệ ngơi báu,
bảo vệ nhà vua. Nhân dân phường Bưởi đã tham gia vào công cuộc chống giặc
ngoại xâm từ thời Lý Trần. Đến nửa cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược ký nhiều thỏa ước nhượng bộ, rồi đi đến
đầu hàng. Một phong trào Cần Vương chống Pháp bùng nổ rộng khắp từ Bắc đến
Nam, nhân dân phường Bưởi đã sôi nổi đi theo ngọn cờ Cần Vương, đứng lên
kháng chiến chống thực dân Pháp. Làng Trích Sài có ơng Phùng Xuất Nghĩa, là vị
thủ lĩnh của hàng ngàn quân trong phong trào chống Pháp do cụ Đỗ Tịch người Cổ
25


×