Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tìm hiểu di tích chùa thành phường chi lăng thành phố lạng sơn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 104 trang )



1


Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa DI SảN VĂN HóA
-------------------------



TìM HIểU DI TíCH CHùA THNH
(DIÊN KHáNH Tự)
(PHƯờNG CHI LĂNG, THNH PHố LạNG SƠN, TỉNH LạNG SƠN)
Khoá luận tốt nghiệp
Ngnh Bảo tàng
Mã số: 52320305

Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN VĂN TIẾN
Sinh viên thực hiện: HOÀNG THỊ LEN

Hà Nội – 2013 

 


 

2
 


MỤC LỤC
 

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CHÙA THÀNH TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ ................. 7
1.1. Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại ............................................ 7
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..................................................... 7
1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình thay đổi địa giới hành chính của
thành phố Lạng Sơn .................................................................................... 9
1.1.3. Dân cư ............................................................................................. 15
1.1.4. Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội................................................. 15
1.2. Diễn trình lịch sử chùa Thành ........................................................... 20
1.2.1. Niên đại khởi dựng di tích .............................................................. 20
1.2.2. Q trình tồn tại của di tích ............................................................ 24
Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CHÙA THÀNH .. 25
2.1. Giá trị kiến trúc ................................................................................... 25
2.1.1. Không gian cảnh quan .................................................................... 25
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể ............................................................... 31
2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc ............................................................... 31
2.2. Giá trị nghệ thuật ................................................................................ 38
2.2.1. Trang trí trên kiến trúc .................................................................... 38
2.2.2. Giá trị điêu khắc tượng thờ ............................................................. 40
2.2.3. Các di vật tiêu biểu ......................................................................... 62
Chương 3: BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI
TÍCH CHÙA THÀNH .................................................................................. 69
3.1. Hiện trạng di tích chùa Thành........................................................... 69
3.1.1. Thực trạng di tích ............................................................................ 69


 


3
 

3.1.2. Hiện trạng di vật ............................................................................. 71
3.2. Bảo tồn di tích chùa Thành ................................................................ 72
3.2.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................. 72
3.2.2. Các nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích ....................... 74
3.2.3. Các hoạt động bảo tồn .................................................................... 75
3.3. Vấn đề tơn tạo di tích chùa Thành .................................................... 79
3.4. Phát huy giá trị của di tích ................................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC
 

 


 

4
 

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý giá của dân tộc và của toàn nhân
loại, là bức tranh xác thực và cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của từng quốc
gia. Ngày nay dù phát triển ở trình độ nào, mỗi đất nước đều phải tiến hành
những hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích cho riêng mình, di tích

lịch sử - văn hóa khơng chỉ nằm trong sự quan tâm của từng quốc gia mà còn
là sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam là đất nước có loại hình di tích lịch sử văn hóa phong phú và
đa dạng, trong đó di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm một số lượng đáng kể,
nhất là kiến trúc chùa.
Đạo phật phù hợp với đặc trưng văn hóa của người Việt, vì thế nên khi
du nhập vào Việt Nam, đạo Phật nhanh chóng phát triển. Có thời kỳ tôn giáo
này đã phát triển đến đỉnh cao như cuối thời Lý – Trần với nhiều chùa, tháp
xây dựng khắp nơi, đơi lúc có hệ tơn giáo khác phát triển mạnh hơn nhưng
tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo đã thấm sâu vào trong tâm hồn của người
Việt. Chính vì vậy, ngơi chùa đã chiếm một vị trí khá quan trọng, trở thành
một bộ phận khơng thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Việc
nghiên cứu ngôi chùa, xác định các mặt giá trị của nó khơng chỉ có ý nghĩa
nghiên cứu tìm hiểu truyền thống văn hóa người Việt mà cịn cung cấp nguồn
tư liệu khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch
sử văn hóa trong đời sống hiện nay.
Chùa Thành (tên chữ là Diên Khánh tự) là một trong những di tích nằm
trong một vùng đất giàu truyền thống văn hóa thuộc phường Chi Lăng, thành
phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Qua khảo sát tại di tích và các nguồn tư liệu cho biết chùa có niên đại
khá sớm , hiện vẫn cịn dấu vết của kiến trúc thời hậu Lê, các di vật thuộc


 

5
 

thời đại Lê Huyền Tông, Tây Sơn, Nguyễn. Trải qua nhiều biến động, thăng
trầm của lịch sử xã hội, sự tàn phá của chiến tranh nhưng chùa Thành vẫn bảo

tồn được các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Giá trị ấy được thể hiện cụ
thể thông qua kiến trúc, cảnh quan, các di vật cùng với các hoạt động văn hóa,
tơn giáo tín ngưỡng diễn ra trong di tích.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu tồn diện các mặt giá trị của di tích dưới góc
độ bảo tồn – bảo tàng sẽ góp phần hữu ích vào việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa của di tích. Vì vậy nên em chọn đề tài : “ Tìm hiểu di tích chùa
Thành phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn” làm khóa luận
tốt nghiệp đại học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu sự ra đời và quá trình tồn tại của di tích chùa Thành trong
bối cảnh vùng đất nơi di tích tồn tại.
- Khảo sát, xác định giá trị của di tích chùa Thành thơng qua đặc điểm
về kiến trúc, điêu khắc, tượng Phật giáo.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng tồn tại hiện nay của ngơi chùa, qua đó
bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di
tích trong giai đoạn hiện nay .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là di tích chùa Thành ( phường
Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn ).
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp liên ngành: Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Bảo tàng
học, Khoa học lịch sử, Mỹ thuật học, Dân tộc học, Xã hội học,...
+ Phương pháp khảo sát điền dã tại địa phương nơi có di tích tồn tại để
thu thập tài liệu liên quan, quan sát, đo vẽ, miêu tả, chụp ảnh...


 

6
 


5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, bố cục khóa luận gồm 3 chương. Cụ
thể như sau:
Chương 1: Chùa Thành trong diễn trình lịch sử
Giới thiệu khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại, đồng thời tập trung
tư liệu xác định niên đại khởi dựng và làm sáng tỏ quá trình tồn tại của di tích
từ khi khởi dựng đến nay.
Chương 2: Giá trị kiến trúc – nghệ thuật chùa Thành
Đây là phần chính của khóa luận. Phần này chủ yếu tập trung vào khảo
sát để khẳng định giá trị kiến trúc, trong đó chú trọng tới hệ thống điêu khắc
tượng và các di vật có giá trị lịch sử, mỹ thuật.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Thành
Đề xuất ý kiến để bảo tồn, tôn tạo và khai thác, phát huy giá trị của
ngôi chùa trong đời sống văn hóa của Lạng Sơn.
Bài khóa luận được hồn thành với sự nỗ lực cố gắng của bản thân
cùng với sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Tiến. Em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Văn Tiến người đã hướng
dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đồng thời, em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cơ
giáo trong khoa Di sản văn hóa, sư thầy Thích Quảng Truyền- trụ trì chùa
Thành , Ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, UBND Phường Chi Lăng đã giúp
em hồn thành bài khóa luận này.
Là một sinh viên năm thứ 4, chưa được tiếp xúc thực tế nhiều, trình độ
cịn hạn chế, kinh nghiệm cịn ít nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy
em rất mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu, các thầy cô và các bạn.


 


7
 

Chương 1
CHÙA THÀNH TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh
Lạng Sơn. Thành phố Lạng Sơn có tổng diện tích tự nhiên 79,185 km², cách
thủ đơ Hà nội 160 km và cách biên giới Việt Trung (cửa khẩu Hữu Nghị) 18
km theo quốc lộ 1A mới; Thành phố ở trong khoảng 21°45´- 22° vĩ bắc và
106°39´ - 107º03´ kinh đơng, thuộc phía đơng bắc tỉnh Lạng Sơn. Thành phố
Lạng Sơn năm giữa long huyện Cao Lộc, phía bắc giáp xã Thạch Đạn, phía
nam giáp xã Yên Trạch, xã Tân Liên, phía đơng giáp xã Gia Cát, Hịa Cư, thị
trấn Cao Lộc, phía Tây giáp các xã Tân Thành, Xuân Long, Thụy Hùng.
1.1.1.2.Điều kiện tự nhiên
Thành phố Lạng Sơn trên một bồn địa bằng có rừng núi bao quanh từ
nền đá cổ, được kiến tạo cách đây trên 280 triệu năm. Câc tầng lớp đất đã tìm
thấy ở đây có: tầng đá vơi tinh khiết màu xám sáng, xám xanh; tầng đá vôi
không thuần khiết, tầng cát kết màu vàng, tầng đá phun trào Riolit, tầng cát
kết màu xám, vàng; tầng cát bột kết màu tím gan gà, tầng cát kết hạt thơ.
Các kiểu địa hình: Kiểu địa hình xâm thực bóc mịn chủ yếu ở khu vực
phía đơng, đơng Bắc, tây Nam thành phố. Kiểu địa hình tích tụ do sơng Kỳ
Cùng tạo nên gồm ba bậc thềm: Bậc 1 là khu vực bệnh viện tỉnh, đường đi
bản Loong, bậc 2 là khu vực sân bay Mai Pha cũ, bậc 3 là bờ sông Kỳ Cùng.
Thổ nhưỡng: Có 12 loại đất chính: đất anderit phoocphia; đất feralit
phát triển trên đá mắcma axit; đất feralit vàng, vàng nhạt phát triển trên đá



 

8
 

trầm tích phiến thạch; đất feralit vàng nâu phát triển trên đá mẹ là sa phiến;
đất feralit màu vàng nhạt phát triển trên đất mẹ, đất phù sa cổ ở dọc song Kỳ
Cùng, đất feralit phát triển do sản phẩm phong hóa của đá vơi; đất phù sa mới
được bù đắp hàng năm của sông Kỳ Cùng, đất phù sa cũ; đất feralit biến đổi
do việc trồng lúa nước, đất thung lũng, đất lầy thụt. Nhìn chung các loại đất ở
thành phố đều thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực, thực phẩm,
cây ăn quả và cây công nghiệp cũng như phát triển Lâm nghiệp.
Khống sản: có vàng sa khoáng, Mangan nhưng trữ lượng nhỏ; các loại
vật liệu xây dựng như đá vôi, đất sét, cát cuội, sỏi với trữ lượng lớn, chất
lượng tốt, phục vụ cho sản xuất xi măng, nung vơi và làm gạch ngói.
Do vị trí địa đầu phía Bắc, là thung lũng lịng chảo án ngữ bởi ba dẫy
núi cao: dãy Công Sơn – Mẫu Sơn có đỉnh cao 1541 m, dẫy núi Khau Kheo
cao 811m và núi Khau Mịa cao 800m; mở về phía tây và phía đơng của
thành phố, tạo nên như một phễu hút gió mùa đơng bắc, làm cho thành phố
Lạng Sơn trở thành một trong những nơi rét nhất Việt Nam.. Gió mùa
đơng bắc chiếm ưu thế suốt từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Giá
rét, khơng khí lạnh buốt tràn về kèm theo giơng và mưa rào, tốc độ gió bình
qn là 1,9m/s.
Khí hậu: Vào mùa nóng ẩm nhiệt độ khơng khí bình qn 25ºC; nhiệt
cao nhất có ngày lên tới 39ºC. Mùa đơng nhiệt độ trung bình là 17ºC, tháng
rét nhất xuống tới 13ºC, ngày rét nhất có thể xuống tới 2ºC. Nhiệt độ trung
bình năm là 21ºC. Độ ẩm khơng khí mùa nóng là 81%, mùa rét là 67%.
Lượng mưa trung bình cả năm là 1.439mm, chia làm hai mùa: mùa mưa
lượng mưa chiếm khoảng 75% so với cả năm, mùa khô lượng mưa chiếm 25%
so với cả năm. Tháng 1 có lượng mưa thấp nhất trong năm, bình qn khoảng

22mm, có năm xuống tới 6mm. Vào tháng 1 thường xuất hiện nhiều sương
muối; có hai loại sương muối là sương muối bức xạ và sương muối bình lưu.


 

9
 

Sơng ngịi: Lạng Sơn có sơng Kỳ Cùng chảy qua địa phận thành phố
dài 19 km. Lịng sơng rộng trung bình 100m, mức nước giữa hai mùa mưa và
mùa khơ chênh lệch ít; chỉ khi có mưa to, bão lũ thì mực nước dâng lên đột
ngột, nhưng rút rất nhanh. Lưu lượng trung bình trong năm là 2.300m³/s.
Những năm mà mực nước sông Kỳ Cùng dâng lên cao là năm 1914
(258,43m); năm 1955 (258,34m), năm 1968 (257,13m), năm 1986 (259,98 m)
là năm có mức nước lên cao nhất từ trước tới nay gây ra trận lũ lụt lịch sử lớn
nhất chưa từng có cho thành phố Lạng Sơn.
Ngồi sơng Kỳ Cùng, trên địa bàn thành phố cịn có các con suối: suối
Nao Ly chạy từ Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa đổ ra sông Kỳ Cùng. Suối Quảng
Lạc dài 9,7 km, rộng 6 – 8m, lòng sâu về mùa lũ lên tới 2 – 3m, mùa khơ
xuống chỉ cịn 0,5 – 1m.
Thành phố Lạng Sơn có nhiều núi; Phần lớn các núi tại đây đều có ý
nghĩa về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa, danh lam thắng cảnh: Núi Khau Mịa
cao nhất thành phố; đứng trên đỉnh núi cao 800 m này có khả năng quan sát
tồn bộ khu vực thành phố đến tận thị trấn Đồng Đăng. Núi Khau Puồng,
Khuôn Nha, Phác Mông…thuộc xã Quảng Lạc. Núi Phia Trang thuộc xã Mai
Pha (khu di tích Mai Pha). Núi Đại Tượng có động Song Tiên ở phía Nam
tỉnh lỵ. Núi Dương (núi Hang Dê) thuộc phường Chi Lăng. Các núi khác như
Núi Phai Vệ thuộc phường Vĩnh Trại , núi Tam Thanh, Nhị Thanh, Núi Vọng
Phu đều là những danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho thành phố nói Riêng và

Xứ Lạng nói chung.
1.1.2. Lịch sử hình thành và q trình thay đổi địa giới hành chính
của thành phố Lạng Sơn
Dưới thời nhà Lý (nước Đại Việt) Lạng Sơn dược gọi là Châu Lạng.
Người cầm đầu châu Lạng khi đó được sử sách ghi tên họ là Giáp Thừa Quí


 

10
 

(con rể của Lý Công Uẩn), sau đổi thành họ Thân (Thân Thừa Quí). Con
trai của Thân Thừa Quí là Thân Thiệu Thái cũng là phò mã của vua Lý
Thái Tông. Cháu nội của ông là Thân Cảnh Long lấy công chúa Thiên
Thành, con gái vua Lý Thánh Tông. Một dịng họ có ba đời (ơng cháu cha
con) đều được làm phị mã.
Đất Lạng Châu khi ấy chỉ mới tính từ Chi Lăng, Hữu Lũng (Cổ Lũng)
trở về phía nam cho tới Bắc Giang. Trung tâm của Lạng Châu thời ấy là Giáp
Khẩu – Quang Lang. Vùng đất thành phố Lạng Sơn (ngày nay) ở phía bắc
thuộc nhiều bộ tộc khác do họ Vi, họ Nùng, họ Hoàng cai quản; khi thì thần
phục nhà Lý, khi lại sang với nhà Tống; khi lại tự trị trong vùng ảnh hưởng
của mình. Thực sự gắn bó với quốc gia Đại Việt từ đầu chí cuối vẫn là họ
Thân. Sách Việt Sử lược ghi rõ họ Thân được phong làm châu mục (1069),
quê chính của họ là động Giáp. Trong trận đánh quân Tống, Thân Thiện Thái
được dân chúng tôn làm thiên thần động Giáp. Sách Quế Hải Chí (Trung
Quốc) viết về sự kiện này lại gọi ông là Tri châu Quang Lang. Ải Chi Lăng
được gọi là ải Giáp Khẩu (liên quan tới động Giáp). Theo lịch sử chép lại khi
quân Tống chiếm Quang Lang (1077) phải tấn công ải Quyết Lý (Nhân lý
ngày nay). Những chi tiết ấy cho phép dự đoán rằng nếu quan niệm Lạng Sơn

khi ấy là một Châu (châu Lạng) có châu lỵ thì châu lỵ ấy nằm ở khoảng chung
quanh vùng Nhân ly – Chi Lăng – động Giáp. Lỵ sở đầu tiên dưới quyền các
thủ lĩnh Lạng Sơn là ở đấy.
Thời nhà Trần, lỵ sở, trấn Lạng Sơn được đưa về bắc châu Ôn ở khoảng
xã Mai Pha ngày nay. Tại thời điểm này các thành quách mới được xây dựng.
Có thể ban đầu xây dựng dựa vào chân núi Phai Vệ nên gọi là thành Vệ, sau
này do thấy vị trí địa thế bất lợi nên lại chuyển đổi về phía Nam sơng Kỳ
Cùng, lấy tên là Đoàn Thành.


 

11
 

Cái tên Đồn Thành cũng chưa xác định là có tự bao giờ, theo sách
Phượng đình địa chí của Nguyễn Văn Siêu có chép: “Xét phủ trị phủ Tư
Minh, nay là châu Ninh Minh cách phía tây bắc 10 dặm, thế núi quanh rừng,
gọi là Hồi Đồn Sơn, phía nam có núi Cơng Mẫu giáp với Lạng Sơn, có lẽ
cái tên Đoàn Thành là gốc từ đây”. Thế kỷ 15, sách Dư địa chí của Nguyễn
Trãi cho biết Lạng Sơn có một phủ, bẩy châu. Lỵ sở Lạng Sơn được bố trí
nhiều cơ quan hành chính, kinh tế, chính trị, quân sự được gọi là vê, cục,
ty…Thành Lạng Sơn có từ trước nay được củng cố, tu sửa lại; địa điểm
vẫn nằm trên đất Mai Pha.
Đời Lê , năm Thuận Thiên thứ nhất (1435) Lạng Sơn thuộc Bắc đạo.
Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1935) chép Lạng Sơn có một phủ gọi là
phủ Trường Khánh (Tràng Khánh), gồm có 7 châu: Châu Lộc Bình (39 xã),
châu Thốt Lãng (20 xã), châu Văn Uyên (41 xã), châu Thất Nguyên (34 xã),
châu Yên Bác (38 xã), châu Yên (30 xã). Không kể các Doanh, các Bãi Lạng
Sơn khi ấy có 227 làng xã. Phủ lỵ Trường Khánh đồng thời cũng là lỵ sở

Lạng Sơn. Năm 1469, Vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ của 12 thừa tuyên;
Lạng Sơn vẫn gồm 7 châu, nhưng tên cũng như các phần đất của Lạng Sơn có
thay đổi. đến thời nhà Nguyễn, Trấn Lạng Sơn gồm 1 phủ, 7 châu, 41 tổng,
206 xã, trang, phố, chợ được chia ra theo danh mục dưới đây để có thể hình
dung được địa bàn lỵ sở, thị xã mà ngày nay là thành phố Lạng Sơn. Phủ
thuộc trấn Lạng Sơn vẫn là phủ Tràng Khánh; phủ lỵ và trấn lỵ cùng chung.
Đến đầu thế kỷ 20 và cho đến ngày cách mạng tháng tám thành công;
tỉnh lỵ Lạng Sơn tách hẳn ra thành một cơ quan riêng, khơng cịn chung với
phủ lỵ, huyện lỵ. Địa bàn tỉnh lỵ chính của thành phố Lạng Sơn là thành phố
bây giờ, nhưng vẫn chưa hình thành đơn vị thành phố và chưa có chính quyền
riêng. Phố phường dân cư đều nằm dưới quyền phụ trách của huyện. Nhưng
dáng của một đơ thị đã được hình thành để rồi dần dần trở nên rõ nét hơn theo


 

12
 

dịng thời gian. Ngày 23 tháng 9 năm 1925, chính quyền thực dân Pháp đã ra
nghị định số 3045I về việc thành lập thị xã Lạng Sơn là trung tâm đơ thị của
tỉnh Lạng Sơn. Có hai khu vực tự nhiên lấy con sông kỳ cùng làm ranh giới
để phân biệt. Phía bờ nam gọi là “bên Tỉnh”, phía bờ bắc được gọi là “bên Kỳ
Lừa”. “Bên Tỉnh” tập trung các cơ quan cai trị hành tỉnh gồm dinh thự, cơng
sở của chính quyền của thực dân Pháp và Nam triều. Thành Lạng sơn thuộc
về “bên Tỉnh”; là nơi đóng quân của quan binh Pháp và lính khố đỏ; phía
“bên Kỳ Lừa” là trung tâm kinh tế của phủ Cao Lộc và là nơi đóng qn của
lính khố xanh. Bộ máy trị an qua các triều đại của Lạng Sơn phụ trách chung
công việc của cả Xứ Lạng, xê dịch xa gần thì vẫn chung quanh vùng địa bàn
thành phố Lạng Sơn ngày nay. Địa bàn ấy suốt bao năm vẫn có vai trị là một

trung tâm Xứ Lạng, mặc dù khơng thành đơn vị hành chính riêng. Từ lâu,
Lạng Sơn đã giữ một vai trò trọng trấn. Sách Đại việt sử kí tồn thư cịn ghi
rõ: Đời Lý, Thân Thiệu Thái là một vị phò mã; đời Trần, Trần Thủ Độ được
lấy Lạng Châu làm đất Thang Mộc (năm 1226); đời Lê hoàng tử Nghi Dân được
phong là Lạng Sơn Vương. Địa bàn mà các nhà quí tộc này lấy làm nơi căn bản
vẫn là chung quanh châu lỵ. Qua danh sách các vị thủ hiến đã từng đóng chốt ở
lỵ sở này đều là những nhân vật có tên tuổi trong lịch sử. Đời Trần có trương
Hán Siêu, Trần Trung Ngạn; đời nhà Lê có Trịnh Khả, Bùi Cầm Hổ; sang đời Lê
trung hưng có Hồng Đình Ái, Đinh Văn Tả, Lê Anh Tuấn, Ngơ Thì Sỹ đều là
những danh tướng, danh nhân. Những nhân vật chí ấy khơng những đã có nhiều
đóng góp cơng lao cho đất nước mà cịn nhiều cơng lao tạo dựng nên mảnh đất
địa bàn thành phố Lạng Sơn. Chưa có thị xã, chưa có thành phố Lạng sơn nói
theo tổ chức hành chính của Nhà nước. Nhưng trong nhận thức, cảm quan chung
của mọi người thì từ lâu đã có một Lạng Sơn – trung tâm văn hóa, kinh tế, chính
trị lâu đời của miền đất Xứ Lạng. Trung tâm ấy cũng chình là thành Tiên, thành
Đồn, là tỉnh; khơng phải là một tỉnh rộng lớn theo nghĩa thơng thường, mà cịn


 

13
 

là một đô thị hẳn hoi; dần dần cái đô thị ấy sẽ trở thành thị xã và đã trở nên một
thành phố Lạng Sơn như ngày hơm nay.
Nói về Lạng Sơn xưa khơng thể khơng nói đến “Đồn Thành”. Trong
q trình quản lí cư dân, lãnh thổ, biên giới, ông cha ta rất chú ý trong việc
xây dựng những tuyến phòng thủ, những “phên dậu”, “cổ họng” làm thành trì
vững chắc để bảo vệ đất nước; đó một trong hững u cầu sống cịn của cơng
cuộc biên phịng biên giới đất nước và được các triều đại phong kiến nước ta

từ xa xưa liên tục tiến hành xây dựng và gia cố. Lạng Sơn là một trong những
mảnh đất “phên dậu” giữ vai trò xung yếu đối với an ninh biên giới phía Bắc
của đất nước; vì vậy việc xây dựng mảnh đất này thành một “phên dậu” vững
chắc là điều mà không một triều đại phong kiến nào khơng quan tâm đến. Một
trong những biện pháp đó là việc cho xây dựng hệ thống thành lũy phòng thủ
ở đây.. Đồn Thành là một trong số thành lũy đó mà dấu tích của nó cịn tồn
tại đến ngày nay; một di tích kiến trúc cổ xưa cịn sót lại ở Lạng Sơn mang giá
trị rất lớn về lịch sử, nghệ thuật và văn hóa.
Là một trong những tịa thành cổ được xây dựng tương đối sớm ở Việt
Nam; trải qua q trình lịch sử tồn tại lâu dài Đồn thành Lạng Sơn có nhiều
tên gọi khác nhau. Có lúc được gọi là “Trấn thành”, lúc lại là “Tỉnh Thành”,
“Lạng thành” và phổ biến hơn tất cả vẫn là “Đoàn thành”. Sở dĩ có việc gọi
các tên khác nhau như vậy vừa do sự thay đổi đơn vị hành chính qua các triều
đại phong kiễn cũng như do cấu trúc của tịa thành mà nên.
Đồn thành Lạng Sơn vào nửa đầu thế kỷ 19 có chu vi phía trong là
219 trượng, 2 thước, 5 tấc; chu vi ngoài là 586 trượng, 8 thước, 7 tấc. Mặt
đông rộng 153 trượng, 7 thước. Mặt tây rộng 140 trượng, mặt nam rộng 273
trượng, mặt bắc rộng 292 trượng. Tồn thành cổ có chu vi là 363 trượng, 7
thước, 2 tấc (khoảng 2.547 m); cao 9 thước (3,6 m). Mặt tường dày một


 

14
 

trượng, 8 thước (7,2 m). Chân thành dày 3 trượng, 2 thước (12,8 m); bên
trong đắp đất vịng, bên ngồi xây gạch.
Xung quanh Đoàn Thành là các đồn ải được bố trí tại các xã, các châu
xa gần để khi có biến sẽ tiếp ứng cho nhau, cả thảy có 19 đồn. Ngồi các đồn

xung quanh thành Lạng cịn có 3 điếm dịch và 26 cửa ải. Về mặt quân sự ở
Đồn thành có số quan là 818 người chia ra làm nhiều đội như đội Tin Vũ, đội
Tả Chi, đội Thiệu Vũ, đội Vũ Trấn và thuộc cơ Hùng Tiệp. Ngồi ra tổ chức
bộ máy hành chính ở Đồn Thành gồm các thư ký, cai án, chi bạ thuộc trấn,
ty tả hữu thừa, ty thong ngơn… khống vài chục người.
Về mặt kinh tế xã hội, dân số ở Đoàn Thành Lạng Sơn khi ấy là 7.625
suất, trong đó người dân tộc là 5.363 suất, người kinh là 2.262 suất (khơng kể
số quan chức, binh lính và gia đình của họ khơng phải đóng thuế và đi lính;
cũng khơng kể đến số người Hoa sang trú ngụ làm ăn). Số ruộng đất trồng cấy
vụ thu là 6.500 mẫu, 2 sào, 7 thước. Ruộng cơng chỉ có 2 mẫu, 2 sào; cịn lại
tất cả là ruộng tư.
Có thể nói trấn lỵ Đoàn thành vào cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19
đã có tính cách là một đơ thị. Tác giả Nguyễn Nghiễm trong Lạng Sơn Đoàn
Thành đồ ghi rất rõ là xung quanh trấn thành đã có rất nhiều chợ và nhiều phố
như: phố Khau Lừ (phố Kỳ Lừa), phố Trường Thịnh, phố Đồng Đăng, phố
Nhị Thanh…
Như vậy, Đoàn thành Lạng Sơn nguyên trước là trấn thành (quân sự)
sau đã trở thành một đô thị, một trung tâm hành chính và một thành phố Lạng
sơn ngày nay.
Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay, sau nhiều lần thay đổi
địa giới hành chính, hiện thành phố Lạng Sơn có 8 đơn vị hành chính: 5
phường, 3 xã gồm 75 đường, phố (một số đường, phố chạy dài qua địa phận
nhiều phường hoặc là danh giới giữa các phường) và 47 thôn.


 

15
 


1.1.3. Dân cư
Dân số của Thành phố ước tính có hơn 10 vạn người với 104 khối thôn
được chia thành 8 đơn vị hành chính ( 05 phường, 03 xã ).
Thành phố Lạng Sơn là một trong 11 huyện, thành phố của tỉnh Lạng
Sơn, nơi quần tụ sinh sống của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao...họ ngợi ca
quê hương bằng những điệu giao duyên, hàng năm cứ mỗi độ xuân về đồng
bào các dân tộc lại cùng nhau tổ chức lễ hội du xuân, lễ hội Lồng Tồng…ở
những nơi đình, đền, chùa, miếu; rất đơng người tham gia trong đó có du
khách thập phương của cả nước.
1.1.4. Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội
Thành phố Lạng Sơn - vùng đất đã trải qua thời kỳ Châu lỵ, Trấn lỵ và
đến năm 1925 được thành lập, trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa - xã hội của Tỉnh. Đây là nơi có nhiều hang động, di tích
lịch sử nổi tiếng như quần thể hang động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Nàng Tô
Thị, Thành Nhà Mạc, Chùa Tiên, Giếng Tiên... cùng các lễ hội truyền thống
mang đậm bản sắc dân tộc đã từng hấp dẫn khách bốn phương từ ngàn xưa.
Sự hội tụ của các điều kiện địa lý, thiên nhiên, hoàn cảnh lịch sử và con
người đã tạo cho Thành phố Lạng Sơn thế mạnh phát triển đô thị, trở thành
trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hố của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông
Bắc Tổ quốc.
Thành phố Lạng Sơn thuộc loại hình đơ thị thương mại ra đời từ khá
sớm, được hình thành theo phương thức "Thị" có trước " đơ " có sau. Đây là
nơi có những địa danh nổi tiếng đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam với những
lời ca mượt mà, tha thiết:


 

16
 


" Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tơ Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ cơng bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò "
Ngày nay thành phố Lạng Sơn là một thành phố trẻ, thành phố thương
mại cửa khẩu đang trên đà phát triển sôi động, là cửa ngõ giao lưu kinh tếvăn hóa của cả nước với đất nước Trung Quốc và các nước Đơng Âu, là địa
bàn quan trọng có mối quan hệ mật thiết với vùng tam giác kinh tế trọng điểm
của miền Bắc Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
Cơ cấu kinh tế của thành phố chủ yếu là phát triển thương mại du lịch
dịch vụ (chiếm 59,8%), công nghiệp xây dựng ( chiếm 33,5%) và nông lâm
nghiệp (chiếm 4,7%).
Hoạt động của các thành phần kinh tế phát triển ổn định, phong phú và
đa dạng. Hiện thành phố có hơn 400 doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh,
hơn 4500 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động sản xuất trên địa bàn.
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng có những thay đổi mạnh mẽ, bước
đầu đáp ứng được sự phát triển của ngành kinh tế thương mại- du lịch- dịch
vụ thành phố. Nhiều khu di tích văn hóa- lịch sử, danh lam thắng cảnh đã
được đầu tư, tôn tạo như: khu di tích thành nhà Mạc, khu di tích Nhất Nhị
Tam Thanh, chùa Tiên... du lịch sinh thái đầu tư xây dựng các cơng trình phục
vụ phát triển du lịch như: kè bờ sông Kỳ Cùng, cải tạo công viên Hồ Phai
Loạn, xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ Nà Tâm, hồ Thâm Sỉnh, Khu thái
Đèo Giang - Văn Vỉ ... nhằm tạo ra các điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách


 

17

 

đến tham quan, du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch
hiện có hơn 800 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng trên
địa bàn.
 Một vài nét về phường Chi Lăng
Phường Chi Lăng nằm ở phía Tây Nam thành phố, diện tích tự nhiên
412,44 ha, chia làm 12 khối phố. Trên địa bàn phường tập trung hầu hết các
cơ quan đầu nào của tỉnh Lạng Sơn: Tỉnh uỷ Lạng Sơn và các cơ quan trực
thuộc tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các Sở ban ngành trực thuộc uỷ ban, các cơ
quan trực thuộc thành phố. Đồng thời trên địa bàn phường Chi Lăng cũng
tập trung nhiều di tích lịch sử văn hố và danh lam thắng cảnh, trong đó có
nhà thờ chính tồ Cửa Nam, Diên Khánh tự, đồng chùa Song Tiên... Nơi có
đại lộ Hùng Vương nối với quốc lộ 1A, nơi có khn viên tượng đài đồng
chí Hồng Văn Thụ một trong những lãnh tụ cách mạng Việt Nam...
phường Chi Lăng còn là nơi tổ chức các cuộc mít tinh kỷ niệm lớn của tỉnh
và thành phố hàng năm.
+ Phường Chi Lăng có 12 khối phố.
+ Có 2.818 hộ, với 12.277 nhân khẩu.
+ Có 6 dân tộc sinh sống trên địa bàn: Tày, Nùng, Kinh, Mông, Hoa, Dao.
* Tình hình phát triển kinh tế văn hố xã hội:
 Thương mại, du lịch và dịch vụ:
Trên cơ sở các tiềm năng thế mạnh của phường, cơ cấu kinh tế được
xác định là: Thương mại, dịch vụ, du lịch, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và
nông lâm nghiệp. Về thương mại dịch vụ tập trung chủ yếu là chợ Chi Lăng
(trước đây gọi là chợ Tỉnh) và trên các trục đường chính của phường.
Về du lịch tập trung chủ yếu tại các di tích lịch sử văn hố xếp hạng
cấp quốc gia và cấp tỉnh, gắn với lễ hội như đền Cửa Đông, Cửa Tây, Cửa



 

18
 

Nam, Cửa Bắc, chùa Hương Lâm (Diên Khánh tự), động chùa Song Tiên... và
Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn.
 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường phát triển khá mạnh,
phát huy tốt tiềm năng thế mạnh của phường, trên 20 doanh nghiệp là các công
ty cổ phần, TNHH... sản xuất các loại vật liệu xây dựng, hành nghề nhôn sắt....
 Sản xuất nông lâm nghiệp:
Diện tích đất đai sản xuất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phát
triển đơ thị hố thành phố, hiện chỉ còn 9 ha đất trồng lúa, đất màu sử dụng
chủ yếu trồng các loại ngũ cốc như ngơ, khoai, sắn, đậu... đặc biệt là diện tích
trồng cây hoa đào phát triển mạnh. Diện tích đất đồi rừng được phủ xanh bằng
các cây công nghiệp phù hợp như thông, bạch đàn, keo...
 Xây dựng cơ bản và quản lý đơ thị:
100% khối phố đã có nhà văn hố, chương trình bê tơng hố đường
làng ngõ xóm cơ bản đã hoàn thành đạt tổng chiều dài trên dưới 3.000 mét với
tổng mức đầu tư gần 2 tỷ đồng thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân
dân cùng làm. Công tác chỉnh trang đô thị nâng cấp vỉa hè bằng gạch tự chèn
đạt gần 5 tỷ đồng trong đó có sự đóng góp của nhân dân 16%. Trên 90% các
cơng trình xây dựng được cấp phép, cơng tác vệ sinh đô thị được quan tâm địa
bàn phường luôn xanh sạch đẹp.
 Lĩnh vực văn hoá xã hội:
Đưa vào sử dụng trạm truyền thanh đến 11/12 khu dân cư rất thuận lợi
cho công tác tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước đến từng người dân, nâng cao một bước nhận thức và ý
thức chấp hành pháp luật. Có 5 CLB thể thao và 7 đội văn nghệ quần chúng



 

19
 

thường xuyên hoạt động, nhất là vào các dịp lễ hội và phục vụ các sự kiện
chính trị diễn ra trên địa bàn phường. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình
văn hố trên 87%, khu dân cư tiên tiến đạt 12/12, cơng tác phịng chống các tệ
nạn xã hội đạt thành tích rất đáng khích lệ.
Cơng tác giáo dục đã nâng cao một bước chất lượng dạy và học, sĩ số
duy trì 100% và tỷ lệ lên lớp đạt trên 99%. Giữ vững phổ cập tiểu học, THCS
và THPT, duy trì tốt các phong trào do ngành giáo dục phát động.
Y tế dân số gia đình và trẻ em được đầu tư phát triển, đội ngũ y bác
sĩ được tăng cường đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng
trên địa bàn (khám trên 7 ngàn lượt người, điều trị trên 3 ngàn lượt bệnh
nhân). Tích cực tư vấn, tuyên truyền không kỳ thị phân biệt đối xử với
những đối tượng mắc HIV/AIDS tạo điều kiện cho những đối tượng này tái
hoà nhập cộng đồng. Tỷ lệ tăng dân số đạt 0,7%, tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng ở mức 10%.
Thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là số lao
động được đào tạo nghề tăng, số lao động trong độ tuổi lao động có việc làm
phù hợp tại chỗ. Cơng tác giải ngân hỗ trợ ngành nghề và lao động vay đạt
gần 13 tỷ đồng sử dụng đúng mục đích phát huy được hiệu quả vốn vay. Hiện
số hộ nghèo chỉ còn 0,3%, số hộ giàu và khá lên đến 72,4%. Số nhà tạm được
xố 13 cơng trình với vốn đầu tư 382 triệu đồng, số hộ được sử dụng nước
sạch đạt 100%. Số đối tượng chính sách (155 đối tượng) được quan tâm đúng
truyền thống đạo lý dân tộc “uống nước nhớ nguồn” đầy đủ các chế độ chính
sách. Công tác tôn giáo dân tộc được quan tâm phát huy tốt khối đoàn kết

thực hiện nghiêm chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước, tơn trọng lẫn nhau bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín
ngưỡng trên địa bàn theo đúng Hiến pháp và pháp luật.


 

20
 

Phường Chi Lăng là một trong tám phường xã của thành phố Lạng Sơn,
nằm ở phía Tây Nam thành phố - trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của tỉnh
Lạng Sơn. Nơi đây con sông Kỳ Cùng uốn khúc chảy ngược lên phía Bắc,
liền đó là “Kỳ Cùng thạch độ” - một trong tám cảnh đẹp của Trấn thành Lạng
Sơn do Đốc trấn Ngơ Thì Sĩ phóng bút đề thơ phong tặng, gắn với cảnh trên
bến dưới thuyền “lung linh sóng nước, xơn xao tiếng chợ” trên sơng Ơ Bi từ
thuở nhà Lý ở thế kỷ XI, đó là viễn ảnh xa xưa của một chợ vùng núi - tiền
thân chợ Kỳ Lừa ngày nay.
Chỉ là một phố chợ miền núi nhưng phố chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn thì
khơng mấy ai khơng biết, bởi khơng chỉ là sự hiện hữu của một trung tâm
thương mại của thành phố, mà còn hiện hữu sinh động từ miền ca dao bất hủ
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tơ Thị có chùa Tam Thanh, có...., có
thành Tiên xây... và ...”, gắn liền với bút tích của các tao nhân mặc khách ken
dày trên các bia ma nhai và các bia hình khối trong các di tích. Nơi đây với
một phát hiện lịch sử quan trọng về tấm bia đá hình khối hai mặt trong đó ghi
"Việt Nam hầu thiệt. Trấn Bắc ải quan" nghĩa là: Đây là cửa ngõ và yết hầu
của nước Việt Nam và là ải quan trấn giữ phương Bắc. Một phát hiện lịch sử
quan trọng nêu ở đây là trên bia ghi rõ "ải quan trấn giữ phương Bắc" và nơi
này là yết hầu của "nước Việt Nam", một phát hiện lịch sử quan trọng là quốc
hiệu Việt Nam đã được khẳng định trên bia Thuỷ Mơn Đình ngay từ năm

1670. Và đây cũng là nơi mở đầu của “con đường thiên lý” lịch sử từ cửa ngõ
biên giới phía Bắc về kinh đơ Đại Việt, nơi mà hầu hết các đoàn sứ bộ của hai
nước Việt - Trung bang giao qua lại, đồng thời lịch sử cũng ghi nhận là nơi
các triều đại phong kiến phương Bắc mở đầu tiến quân xâm lược nước ta..
1.2. Diễn trình lịch sử chùa Thành
1.2.1. Niên đại khởi dựng di tích
Cũng như nhiều ngơi chùa khác, chùa Thành được dựng lên khơng
ngồi mục đích làm nơi tơn thờ các vị Phật, Bồ tát và các nhân vật khác liên


 

21
 

quan đến đạo Phật. Ngơi chùa chính là một sản phẩm văn hóa, một dấu tích
vật chất nổi bật theo những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đạo Phật chủ
trương “cải tà quy chính”, “khuyến thiện trừng ác”...Bởi vậy, trong chừng
mực nhất định, đạo Phật đã có những mặt tích cực phù hợp với tư tưởng,
nguyện vọng của nhân dân Đại Việt. Trải qua hơn hai thiên niên kỷ kể từ khi
du nhập vào Việt Nam, tuy trong q trình phát triển có lúc thăng, lúc trầm
song Phật giáo đã thực sự phát triển và trở thành một tơn giáo gắn chặt và hịa
quyện với tín ngưỡng dân gian của người Việt. Kết quả của nó để lại tới ngày
nay là hàng nghìn những kiến trúc tơn giáo ( trong đó chiếm đa số là các ngơi
chùa) cịn tồn tại cho đến ngày nay trên đất nước ta. Tư tưởng từ bi bác ái và
ơn hịa của đạo Phật đã dễ dàng gặp gỡ với lòng yêu nước, tư tưởng nhân
đạo,...vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Chùa Thành, cho đến nay
vẫn là cây cầu nối liền lịch sử với hiện tại, nối thế hệ này với thế hệ khác để
làm sống lại truyền thống văn hóa tốt đẹp của mảnh đất xứ Lạng.
Đạo Phật đã giữ vai trò một ý thức hệ cơ bản góp phần tích cực để tập

hợp lực lượng người Việt đứng dậy giành độc lập dân tộc ở cuối thời kỳ Bắc
thuộc. Sau đó tới hàng nghìn năm, đạo Phật vẫn phát huy tính tích cực của nó,
góp phần vào việc duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Đạo Phật đi vào quần
chúng bình dân một cách mạnh mẽ và hầu như để lại dấu ấn ở khắp nơi bằng
những ngôi chùa. Điểm nổi bật của chùa Việt là bao giờ cũng có xu hướng
gần dân, ngồi một số chùa được dựng ở những địa điểm thắng cảnh thiên
nhiên thì hầu như chùa nào cũng gắn với làng xóm. Tín đồ của Phật giáo chủ
yếu là nơng dân, nên chùa đã phản ánh đậm nét tư duy nông nghiệp, từ đó có
thể thấy được chùa là một trung tâm văn hóa của làng và chùa Thành là một
số đó. Chùa là nơi thờ Phật, một tôn giáo lớn được du nhập vào nước ta ngay
từ những thế kỷ đầu công nguyên. Bằng hệ thống giáo lý và tư tưởng luân hồi,
giác ngộ, khuyến thiện của đạo Phật, sự hiện diện của ngơi chùa đã góp phần


 

22
 

tạo nên những truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương. Ngồi nội dung
chính là thờ Phật, trong chùa cịn phối thờ những người có nhiều cơng đức với
di tích hoặc với nhân dân- thờ hậu phật. Việc thờ cùng này vốn bắt đầu từ tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và thể hiện truyền thống nhân bản,
truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc tâ. Bên cạnh việc
thờ hậu trong chùa còn có nhà thờ Tổ, thờ Mẫu, một loại hình tín ngưỡng dân
gian của người Việt cổ được lưu truyền và tồn tại đến nay. Tuy có nguồn gốc
và nội dung thờ cúng khác nhau, song các tơn giáo, tín ngưỡng đều nhằm
hướng con người đến điều thiện và tin vào tương lai tốt đẹp.
Mỗi di tích lịch sử văn hóa ra đời dù sớm hay muộn đều mang trong
mình tinh thần của cộng đồng và luôn gắn liền với các hình thức sinh hoạt tơn

giáo tín ngưỡng. Mặt khác di tích cịn phản ánh tư duy nghệ thuật cũng như
tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội của một thời kỳ lịch sử. Di tích khơng đơn
thuần là khối vật chất thô cứng mà chúng đang sống thực sự giữa cộng đồng
làng xã Việt Nam. Bao đời trôi qua, những gì được coi là tinh hoa nhất đều cơ
đọng lại trong di tích. Vì vậy, việc tìm hiểu niên đại khởi dựng của mỗi di tích
đều vơ cùng cần thiết và đang là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Vào thế kỷ thứ 1, tướng Hán là Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáp nhập nước ta vào Đông Hán, đi đến đâu chúng
xây thành đắp lũy đến đó. Nơi tiếp giáp giữa Giao Chỉ và Trung Quốc (nay
thuộc tỉnh Lạng Sơn), Mã Viện cho quân dựng cột đồng, khắc sáu chữ "Đồng
trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Nếu cột đồng đổ thì người Giao Chỉ bị diệt).
Tương truyền, bất cứ người dân đất Việt nào đi qua nơi ấy đều ném vào
chân cột đồng một hòn đá. Trải nhiều đời, đá trùm lên lấp kín trụ đồng. Theo
Đại Việt sử ký tồn thư, vào năm Tân Mùi (1271), Hốt Tất Liệt đòi vua Trần


 

23
 

Thánh Tông phải sang chầu, vua viện cớ đang ốm không đi được. Hốt Tất
Liệt cho sứ sang yêu cầu vua Trần chỉ cho chúng cột đồng của Mã Viện thuở
xưa, với ý đồ dùng cột đồng để hăm dọa sẽ san bằng Đại Việt. Vua không hề
run sợ mà khẳng khái trả lời chúng rằng: "Cột ấy lâu ngày nên đã mất".
Đến thế kỷ 17, năm Đinh Sửu (1637), thám hoa Giang Văn Minh được
vua Lê cử sang yết kiến hoàng đế nhà Minh. Thấy sứ thần Việt Nam ứng đối
trôi chảy tỏ rõ bậc tài danh, vua Minh ra vế đối: "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục",
ý nói cây cột đồng từ thời Mã Viện đến nay rêu đã phủ xanh, vua Minh huênh
hoang sức mạnh của Trung Hoa. Giang Văn Minh đối lại: "Đằng giang tự cổ

huyết do hồng", nhắc nhở về sự thất trận nhiều lần của Bắc triều, bao lần
nhuộm máu trên sông Bạch Đằng khi chúng sang xâm lược nước Nam.
Vào thời Lý Trần, cạnh nơi có cột đồng bị đống đá đè lên, triều đình đã
cho dựng nhà cơng qn làm nơi nghỉ chân của sứ thần hai nước Việt - Trung.
Nhân dân xây chùa cạnh nhà công quán, nơi cột đồng xưa, đặt tên là Diên
Khánh tự. Ngôi cổ tự nằm cạnh Đồn Thành phía bắc, nên dân gian vẫn quen
gọi là chùa Thành.
Có văn bia ghi rằng: "Chùa Diên Khánh gần ngay phố chợ mà nhìn xa
là một dải sơn hà, quả là danh thắng dồi dào phúc đức của bẩy châu vậy. Xưa
thương khách tấp nập, của cải đầy ắp nên mới xây Chùa này, chuyên thờ
Quan Thánh Ðế quân... Số là do cầu đảo linh thiêng nên sư trụ trì đã tơ thêm
tượng và trở thành ngơi chùa thờ Phật”.
Khởi nguyên chùa được xây dựng cách vị trí ngày nay khoảng 200m về
phía tây nam vào đầu thế kỷ XV dưới triều Thái tổ Lê Lợi, thuộc địa phận xã
Mai Pha, Châu Ơn, chùa có tên là Hương Lâm. Năm 1796, triều vua Nguyễn
Quang Toản (1793-1796) năm Thịnh Bảo Hưng thứ 4 chùa được chuyển về vị


 

24
 

trí hiện nay và lấy tên là Diên Khánh tự. Năm 1846, triều vua Miên Tông
(1841- 1847) năm Thiệu Trị thứ 6 chùa lại đổi tên là Tuần Khánh ( Tuần
Khánh tự) sau mới đổi lại là Diên Khánh tự và tồn tại cho đến ngày nay.
1.2.2. Quá trình tồn tại của di tích
Trải qua gần 500 năm tồn tại, trong điều kiện khí hậu, thời tiết khắc
nghiệt của nước ta, chùa Thành được tu sửa nhiều lần qua các thời kỳ, lần tu
sửa sớm nhất được xác định là năm dựng "Diên Khánh Tự bi ký" 1796, và các

năm 1947, 1967, 1980, 1992, lần tu sửa cuối cùng để chùa có được diện mạo
như ngày nay là năm 2004.
Có thể nói dù khơng cịn giữ được kiến trúc gỗ truyền thống như nhiều
ngôi chùa cổ khác, nhưng chùa Thành vẫn có một vai trị quan trọng trong đời
sống tinh thần của người dân xứ Lạng.

 


 

25
 

Chương 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CHÙA THÀNH
2.1. Giá trị kiến trúc
2.1.1. Không gian cảnh quan
Từ thời xưa, người Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc
xây dựng nhà cửa. Qua thời gian dài trải nghiệm, ông cha ta đã đúc rút ra kinh
nghiệm: làm nhà phải chọn được hướng tốt mới mong mọi người trong gia
đình được khỏe mạnh, con cháu học tài, đỗ cao, công việc làm ăn gặp nhiều
may mắn. Hướng nhà đã quan trọng như vậy, hướng chùa, hướng đình cịn
quan trọng hơn vì đây là cơng trình tơn giáo tín ngưỡng đại diện cho cả một
cộng đồng. Từ xưa, ước vọng truyền đời của người dân gửi vào di tích chính
là sự linh thiêng. Di tích phải được đặt ở những nơi hội tụ sinh khí của đất trời
thì cầu xin yên ấm, no đủ của con người mới thấu hiểu và đáp ứng. Do đó
trước khi xây dựng những cơng trình này, người ta phải nghiên cứu rất tỉ mỉ
và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của thuật phong thủy.
Thời gian đầu, việc chọn đất, hướng và giờ xây dựng di tích đối với

người Việt Nam khơng thực sự được đề cao. Với tư duy dân dã, họ chỉ cần
biết tới hai yếu tố đất và nước. Sau này, khi Nho giáo đã đầy đủ hình hài và
ăn sâu bám rễ vào người Việt thì thuyết phong thủy, âm dương ngũ hành mới
có vị trí thực sự của nó. Và bởi thế, việc chọn thế đất và hướng đối với những
cơng trình kiến trúc phục vụ tơn giáo tín ngưỡng là rất quan trọng. Người xưa
cho đó là cách để bày tỏ sự kính trọng đối với thần linh và những lời thỉnh cầu
mong được các vị thần linh cảm thơng.
Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, việc lựa chọn đất dựa trên
thuyết phong thủy phù hợp với quy luật âm dương thể hiện đồng nhất tính


×