Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tìm hiểu di tích đình làng kim tiên xã xuân nộn huyện đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 103 trang )


 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH LÀNG
KIM TIÊN (XÃ XN NỘN, HUYỆN
ĐƠNG ANH, HÀ NỘI)
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số : 52320305

Người hướng dẫn:           PGS.TS. TRỊNH THỊ MINH ĐỨC
Sinh viên thực hiện: ĐÀO THỊ TRANG

HÀ NỘI - 2013



 

Lời cảm ơn
Đầu tiên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS- TS Trịnh Thị Minh
Đức, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em
hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Di Sản Văn Hóa
trường Đại Học Văn Hóa HN đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và
phương pháp trong 4 năm học qua để ngày hôm nay em được trở thành một Cử
nhân Văn hóa. Các thầy cô là những tấm gương về lao động và tận tụy với học
trị mà em sẽ mãi noi theo.


Tơi cũng xin chân thành cảm ơn nhiều bạn trong lớp đã giúp tơi trong việc
tìm kiếm tư liệu và cung cấp cho tôi những tư liệu quan trọng, cần thiết phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường ĐHVHHN đã giúp tơi
trong q trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và
hoàn thành đề tài này.
Được sự giúp đỡ của Thầy Cô và bạn bè, cùng với những nỗ lực của bản
thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đề tài “Tìm hiểu di tích đình làng
Kim Tiên”, xin kính trình Q Thầy Cơ trong Hội đồng chấm khóa luận tốt
nghiệp. Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, luận văn này chắc chắn
khơng tránh khỏi có thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn
của Thầy Cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Đào Thị Trang
 



 

MỤC LỤC
 

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 
CHƯƠNG 1 LÀNG KIM TIÊN VÀ ĐÌNH LÀNG KIM TIÊN ....................... 5 
1.1.Vài nét tổng quan về làng Kim Tiên ................................................................ 5 
1.1.1.Vị trí địa lý- đặc điểm tự nhiên ...................................................................... 5 
1.1.2.Dân cư và đời sống kinh tế của dân cư .......................................................... 6 
1.1.3.Văn hóa truyền thống làng Kim Tiên ............................................................. 9 

1.2. Niên đại khởi dựng và quá trình tồn tại của di tích đình làng Kim Tiên ....... 21 
1.2.1. Lịch sử nhân vật được thờ tại đình làng Kim Tiên ..................................... 21 
1.2.2. Niên đại khởi dựng của đình làng Kim Tiên ............................................... 21
1.2.3. Đình làng Kim Tiên trong hệ thống các di tích thờ thần Bạch Hạc Tam
Giang ..................................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
LÀNG KIM TIÊN ............................................................................................... 30 
2.1. Giá trị kiến trúc, nghệ thuật đình làng Kim Tiên ........................................... 30 
2.1.1 Khơng gian cảnh quan ................................................................................. 31 
2.1.2.Bố cục mặt bằng tổng thể ............................................................................. 35 
2.1.3 Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc đình làng Kim Tiên ................................ 37 
2.1.4 Trang trí kiến trúc đình làng Kim Tiên ........................................................ 41 
2.2. Hệ thống di vật ở đình .................................................................................... 51 
2.2.1 Di vật bằng đá .............................................................................................. 51 
2.2.2 Di vật bằng chất liệu giấy ............................................................................ 54 
2.2.3 Di vật bằng chất liệu gỗ ............................................................................... 54 
2.2.4 Di vật bằng chất liệu gốm sứ ....................................................................... 61
2.2.5 Di vật bằng chất liệu vải .............................................................................. 61



 

2.2.6 Di vật bằng đồng .......................................................................................... 62
2.3 Lễ hội đình làng Kim Tiên .............................................................................. 62 
2.3.1.Lịch lễ hội ..................................................................................................... 63 
2.3.2. Chuẩn bị cho lễ hội ..................................................................................... 63 
2.3.3.Diễn trình lễ hội ........................................................................................... 64 
2.3.4.Các trị chơi, trị diễn trong lễ hội đình làng Kim Tiên ............................... 70 
CHƯƠNG 3 BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

ĐÌNH LÀNG KIM TIÊN.................................................................................... 72 
3.1.Bảo tồn giá trị di tích đình làng Kim Tiên ...................................................... 72 
3.2.Hiện trạng về di tích, di vật và lễ hội đình làng Kim Tiên ............................. 74 
3.2.1. Hiện trạng di tích ........................................................................................ 74 
3.2.2.Hiện trạng các di vật tại đình làng Kim Tiên .............................................. 77 
3.3.Giải pháp bảo tồn cho di tích .......................................................................... 78 
3.3.1.Giải pháp bảo quản đối với di tích đình làng Kim Tiên .............................. 78 
3.3.2.Giải pháp tu bổ di tích đình làng Kim Tiên ................................................. 82 
3.3.3.Tơn tạo di tích đình làng Kim Tiên .............................................................. 83 
3.4.Hiện trạng lễ hội đình làng Kim Tiên và biện pháp bảo tồn lễ hội................. 84 
3.5. Phát huy giá trị di tích đình làng Kim Tiên ................................................... 85 
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 88
PHỤ LỤC
 



 

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục cho mọi người dân,
nhất là thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.Trải qua nhiều biến
cố, do tác động của con người, môi trường khiến những giá trị bị suy giảm và
có nguy cơ biến mất. Các ngơi đình cũng là một bộ phận quan trọng của di
tích lịch sử văn hóa.Mỗi làng cổ bao giờ cũng có một ngơi đình. Đình thờ
thành hồng làng, người có công lập ấp mở mang nghề nghiệp chăm lo cho
dân, hoặc có cơng đánh giặc giữ nước.
Đã từ lâu, ngơi đình đã đi vào tâm khảm của cộng đồng người Việt. Cây

đa, giếng nước, sân đình được xem như là một chốn thân quen của mỗi người,
mỗi nhà trong tiềm thức cũng như trong đời sống hôm nay:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Để qn chiếc áo trên cành hoa sen…”
Khơng chỉ đi vào ca dao, tục ngữ, thơ ca, ngôi đình cịn được xem như là
một chứng nhân của thời gian, chứng kiến bao sự đổi thay của đời sống. Bước
chân vào những ngơi đình làng đang hiện hữu, trong lòng chúng ta cảm xúc
vừa xa xưa - truyền thống, vừa ấm áp – vừa gần gũi thân quen. Cả đình và
chùa đều là những nơi linh thiêng, thể hiện tín ngưỡng của người Việt. Tuy
nhiên, đình và chùa hịan toàn khác biệt nhau về ý thức hệ. Nếu như chùa là
nơi thờ tự tín ngưỡng tơn giáo từ bi bác ái của đạo Phật; thì Đình là nét riêng
của cộng đồng làng xã Việt Nam mang tín ngưỡng dân gian. Đình là biểu hiện
sinh hoạt cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng.
Về tín ngưỡng, nơi để thờ Thành Hồng làng, các anh hùng dân tộc, người có
cơng lập làng, xã, có cơng dựng nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp
sinh sống. Đình làng Kim Tiên thuộc xã Xn Nộn, huyện Đơng Anh ngoại
thành Hà Nội. Đình Kim Tiên thờ thần Bạch Hạc Tam Giang, là một nhân vật
được thờ làm thành hồng của nhiều làng q. Đình làng Kim Tiên thực sự là
một ngơi đình cổ mang trong mình nhiều giá trị quý báu cả về vật chất lẫn



 

tinh thần. Đình làng Kim Tiên nói riêng và các di tích lịch sử văn hóa nói
chung đã và đang đóng góp phần nhỏ bé vào sự hồn thiện con người, đưa
con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội
nguồn, ngược dòng lịch sử, trở về quá khứ, không lãng quên quá khứ mà trái
lại biết trân trọng những thành quả vật chất và tinh thần của quá khứ. Từ đó
kế thừa, khai thác phục vụ những mục đích hiện tại của con người.

Một trong những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng nền văn hố
ở nước ta là cơng tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hố cịn
ẩn chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hố. Chúng ta ln phải có ý thức
bảo vệ, nghiên cứu những viên ngọc quí giá của cha ơng để lại. Gìn giữ cho
hiện tại và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của
tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước là xây dựng một nền văn
hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, là sinh viên
năm thứ tư chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng với niềm say mê nghề nghiệp,
cùng kiến thức đã tập hợp được sau bốn năm học và quá trình thức tập thực tế
tại một số cơ sở ở Hà Nội, tơi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự
nghiệp bảo tồn vốn di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Với sự khuyến khích
chỉ bảo của khoa Di Sản Văn Hóa và cơ giáo Trịnh Thị Minh Đức, tơi đã
mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiều di tích đình làng Kim Tiên(xã Xn Nộn,
huyện Đơng Anh, Hà Nội)” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu giá trị văn hóa, nghệ thuật của di tích đình làng Kim Tiên
thuộc xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, tỉnh Hà Nội, trên cơ sở khảo sát thực
trạng và tình trạng kỹ thuật của đình làng Kim Tiên hiện nay. Bước đầu đưa
ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đình làng Kim Tiên
trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân.
Bên cạnh đó, bài khóa luận cũng mong muốn góp một phần nhỏ nhằm
cung cấp thêm thông tin, tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, nâng



 

cao kiến thức chuyên ngành về di tích lịch sử - văn hố nói chung và di tích

đình Kim Tiên nói riêng.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu vài nét tổng quan về làng Kim Tiên- Khơng gian văn hóa
nơi di tích tồn tại.
- Căn cứ vào các tài liệu biên chép và các nguồn tư liệu tại di tích xác
định niên đại xây dựng đình và những lần trùng tu, sửa chữa.
- Giới thiệu về Thành hoàng làng của đình làng Kim Tiên.
- Nghiên cứu giá trị kiến trúc, di vật, lễ hội tại đình làng Kim Tiên.
- Khảo sát thực trạng, tình trạng kỹ thuật của di tích để đưa ra giải pháp
bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình làng Kim Tiên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là di tích và tồn bộ di vật cũng như mơi trường
cảnh quan xung quanh di tích đình làng Kim Tiên xã Xuân Nộn, Huyện Đông
Anh, Hà Nội.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu khái qt tồn cảnh di tích
Đình làng Kim Tiên trong không gian, thời gian, lịch sử, văn hóa, xã hội của
xã Xn Nộn.
- Phạm vi khơng gian: xã Xuân Nộn - Huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu di tích đình làng Kim Tiên gắn liền với
quá trình hình thành, tồn tại của di tích từ khi khởi dựng đến nay.
4.Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu liên nghành: Bảo tàng học,
dân tộc học, mỹ thuật học, lịch sử, xã hội học.
- Phương pháp khảo sát điền dã tại di tích và sử dụng các kỹ năng: Quan
sát, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, trao đổi, thống kê.
- Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh để tìm ra những
nét chung và riêng trong các di tích cùng thờ thần Bạch Hạc Tam Giang khác.




 

5. Bố cục khóa luận
Chương 1: Làng Kim Tiên và Đình Làng Kim Tiên.
Chương 2: Gía trị kiến trúc,nghệ thuật và lễ hội đình làng Kim Tiên.
Chương 3: Bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị di tích đình làng Kim Tiên.



 

Chương 1
LÀNG KIM TIÊN VÀ ĐÌNH LÀNG KIM TIÊN
1.1.Vài nét tổng quan về làng Kim Tiên
1.1.1.Vị trí địa lý- đặc điểm tự nhiên
Xã Xuân Nộn là một xã thuộc huyện Đơng Anh, Hà Nội.Xn Nộn có
diện tích tự nhiên là 212,6 ha, dân số xã là 4.065 người.
Huyện Đông Anh vốn là huyện Đông Khê thuộc phủ Từ Sơn của
tỉnh Bắc Ninh, được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày
6/10/1901).
Ngày 10/4/1903, huyện Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh.
Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc n thì huyện Đơng
Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ
1923-1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 20/4/1961: huyện Đông Anh (gồm 16 xã) sáp nhập vào Hà Nội.
Ngày 31/5/1961 thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã.
Ngày 13/10/1982 thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có diện tích
797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn.
Làng Kim Tiên thuộc xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng Kim
Tiên thuở xa xưa còn gọi là làng( tươn), là làng vốn có nhiều đầm lầy, rừng

rậm, cây cối um tùm xum xuê. Theo như lời kể của các cụ cao niên trong làng
thì vùng đất này của làng là nơi tiếp giáp với Huyện Sóc sơn ngày nay cịn có
cả các loại thú dữ ăn thịt như hổ, báo… Cịn theo như truyền thuyết dẫn tích
rằng làng có từ đời Trần. Khi nhà Lý suy đồi- nhà Trần mưu đồ chấp chính
tranh giành quyền lực bè nọ phái kia. Người trung thần bị truy bức, khiến họ
phải từ quan bỏ triều, tìm nơi lui về ẩn dật. Trong số đó có người đã về đây cư
trú, khai phá rừng hoang để sinh sống, dần dần con cháu sung túc, lập thành
trang rồi phát triển thành làng. Làng đã được lập trên một khu đất cao, ba bề là



 

nước, có rừng, có đàm giống như một bán đảo. Cảnh quan ở đây rất đẹp , kỳ ảo
phức tạp giống như cảnh tiên nên làng được gọi là làng Kim Tiên. Kim Tiên ở
nơi xa đồng lụt mỗi khi mùa mưa nước song dâng lên ngập trắng cánh đồng
lúa màu úng thối, cơng làm mà chẳng có cơm ăn. Đến đời hậu Lê, nhờ có ơng
quan Thị lang người làng Đào Xá tâu với vua Lê cho đắp đê ba bề làng, con đê
tuy nhỏ nhoi nhưng cũng hạn chế được một phần lụt lội, sau đó đê khơng được
tu sửa dẫn đến sói mịn, sụt lở từng đoạn dài.
Về địa giới hành chính di tích đình làng Kim Tiên thuộc thôn KimTiên
xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Xuân Nộn là một trong
23 xã thuộc huyện Đơng Anh có phía bắc giáp 3 xã Phù Lỗ, Đồng Xn và
Kim Lũ của huyện Sóc Sơn; phía Nam giáp 2 xã Uy Nỗ và Việt Hùng; phía
Đơng giáp xã Thụy Lâm; phía Tây giáp xã Nguyên Khê và thị trấn Đông Anh.
Xã gồm các thôn Đường Yên và Lương Quy tổng Cổ Loa và xã Nhạn Tái,
Xuân Nộn tổng Xuân Nộn huyện Đông Anh tỉnh Phúc Yên trước năm 1945.
Sau này lập làm xã mới gọi tên Tự Do thuộc huyện Đông Anh tỉnh Phúc
Yên( từ năm 1950 là Vĩnh Phúc), năm 1961 đổi gọi là xã Xuân Nộn.
Tháng 10 năm 1982 tách phần đất phía Tây Nam xã, nơi đóng các cơ

quan Nhà nước để thành lập thị trấn Đông Anh.
1.1.2.Dân cư và đời sống kinh tế của dân cư

 Dân cư
Theo như lời kể của các cụ cao niên trong làng thì làng Kim Tiên xưa kia
là một làng nhỏ nằm ở phía Bắc của con sơng Cà Lồ, giáp với huyện Sóc Sơn.
Làng Kim Tiên xưa kia là nơi rậm rạp, rừng rú nhiều, cây cối um tùm xum
xuê, có rất nhiều thú dữ ăn thịt như: hổ, báo...Tổ tiên là các dòng họ lớn như
Nguyễn, Trần, Đặng, Phạm từ những người ở nơi xa tới đây cư trú, khai phá
rừng hoang để sinh sống. Dần dần con cháu sung túc, cuộc sống phát triển
hơn, lập làng, lập xóm. Thấy cảnh quan nơi đây rất đẹp giống như một bán



 

đảo, vì làng ở trên một khu đất cao, ba bề là nước. Địa thế như vậy đã khiến
những người sinh cơ lập nghiệp ở đây đặt cho làng cái tên Kim Tiên.
Làng Kim Tiên hiện nay có 358 hộ, hơn 1700 khẩu và có 5 dịng họ
sống đan xen trơng hai xóm: xóm dưới và xóm trên. Làng Kim Tiên có một
nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có thể khai thác tốt để phát triển kinh tế nông
nghiệp. Bên cạnh đó, làng Kim Tiên cịn có một nguồn gốc lâu đời và truyền
thống hào hùng trong đấu tranh chống lại thực dân xâm lược.
Làng Kim Tiên có 5 dịng họ thì có hai dịng họ nhiều chi, cành và đơng
nhất là họ Nguyễn và họ Phạm Từ. Hai dịng họ này đã có nhiều cống hiến và
đóng góp cho sự phát triển của làng về nhiều mặt khác nhau. Trải qua bao đời
nay, thì đời sống của nhân dân làng Kim Tiên cũng đã khác trước, các dòng
họ chung sống hịa thuận gắn bó, đồn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ
ngọt bùi, cùng chung sức xây dựng quê hương Kim Tiên ngày một tươi sáng.


Đời sống kinh tế của dân cư
 Nơng nghiệp
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 537 ha, số dân là 12.100 người. Với
diện tích đất tự nhiên như trên nhân dân xã Xuân Nộn sử dụng để trồng lúa
nước, một phần phục vụ cho nghề trồng hoa nhài, và trồng thêm một số hoa
màu khác. Diện tích đất đai của xã Xn Nộn nằm ở phía bắc của con sơng
Cà Lồ, nơi cuối cùng phía bắc huyện Đơng Anh giáp với huyện Sóc Sơn. Do
nằm ở phía cao so với các xã khác trong huyện nên việc canh tác có nhiều khó
khăn hơn. Con song Cà Lồ là con sơng chạy dọc theo ranh giới phía Bắc
huyện Đơng Anh, có lưu lượng nước không lớn và ổn định hơn, cung cấp
lượng phù sa khơng đáng kể nhưng nói chung vẫn là nguồn cung cấp nước
tưới chủ yếu cho các cánh đồng ruộng trong xã.
Làng Kim Tiên nằm ở nơi giáp với huyện Sóc Sơn nên địa hình cũng khá
cao so với các nơi cịn lại. Làng nằm phía trong đê nhưng rất hay xảy ra lũ lụt,



 

ngập úng do mưa, nước lũ. Cho nên việc canh tác lúa của nhân dân trong làng
còn gặp rất nhiều khó khăn.
Dưới thời thực dân phong kiến, đồng ruộng khơng được cải tạo, hệ thống
thủy lợi hầu như khơng có, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên. Cảnh chiêm
khê, mùa thối năm nào cũng xảy ra. Một số xứ đồng cao cũng chỉ cấy được vụ
mùa. Diện tích đồng trũng, lầy thụt chỉ cấy được vụ chiêm. Nhưng đến nay,
do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc áp dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện nên đời sống dân cư đã khá
hơn trước, năng suất nông nghiệp cũng tăng cao.
Bên cạnh việc canh tác lúa thì nhân dân trong làng cịn trồng hoa nhài để
xuất khẩu tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế cho nhân dân. Mơ

hình này tỏ ra khá hiệu quả trong việc nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân
trong làng nên gần đây diên tích trồng hoa nhài đang được nhân rộng hơn so
với trước. Vì thấy được hiệu quả thiết thực do trồng hoa nhài mang lại nên
người dân cũng hăng hái tiếp thu các kỹ thuật canh tác, chăm sóc cho vườn
hoa nhà mình thêm năng suất, năng suất nơng nghiệp cũng vì thế mà tăng,
bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 Thương nghiệp
Làng Kim Tiên nằm dọc con sơng Cà Lồ, cách Quốc lộ số 3 chừng 2km
có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng và đơ thị
lớn.Việc trao đổi hàng hóa - nơng phẩm cũng như sự đi lại của nhân dân dễ
dàng bằng đường bộ và đường thủy. Các tuyến giao thông trọng yếu trên địa
bàn huyện: Quốc lộ số 3, đường đê mới bao quanh xã, các tỉnh lộ như một
vòng cung bao bọc xã Xuân Nộn và một số xã khác.
Hiện nay, làng Kim Tiên bên cạnh việc trông lúa nước để mang lại
nguồn lương thực chính cho nhân dân thì một số hộ dân cịn đi làm ăn bn
bán thêm ở ngồi để tăng thu nhập, cải hiện đời sống vật chất cho gia đình
mình như: bn bán lẻ, bn rau, bn bán các loại gia cầm...



 

1.1.3.Văn hóa truyền thống làng Kim Tiên

 Phong tục tập quán
 Cưới xin
Làng Kim Tiên cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam, hôn nhân là
việc không phải chỉ là việc của cá nhân mà còn là việc của cả gia đình và
dịng họ. Người con trai đến tuổi dựng vợ, người con gái đến tuổi gả chồng.
Hôn nhân theo quan niệm xưa khơng chỉ là nhằm duy trì nòi giống, phụng

dưỡng cha, mẹ khi về già mà còn góp phần tăng sức lao động để phát triển
kinh tế và uy thế về sự lớn mạnh của dòng họ mình trong mối quan hệ với các
dịng họ khác.
Hơn thế nữa, luân lý người Việt coi việc thờ phụng tổ tiên là một bổn
phận thiêng liêng của con cháu. Thờ phụng phải được tiếp nối liên tục qua các
đời. Vì vậy mỗi người đàn ơng phải sớm lập gia đình để mau có con trai nối
dõi, lo việc đèn nhang.
Trong xã hội phong kiến xưa, “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Con cái
khơng có quyền quyết định. Dun phận phó mặc cho sự chọn lựa của cha mẹ.
Ngày nay, hơn nhân là tự nguyện khơng cịn bắt buộc nữa, thanh niên tự do
tìm hiểu, lựa chọn người bạn đời cho mình.
Khi đơi lứa đã tìm hiểu nhau kỹ và có ý định đi đến hơn nhân thì người
con trai sẽ về thưa chuyện với cha, mẹ mình để chuẩn bị lễ vật xin cưới nhà
gái. Theo như phong tục cưới hỏi xưa của làng Kim Tiên thì gia đình nhà trai
sẽ có người đại diện, có thể là mẹ hoặc cả mẹ và cha đến nhà gái để đặt vấn
đề chính thức, xin phép nhà gái cho đơi nam nữ được tìm hiểu nhau. Đồng
thời, là dịp để hai gia đình tìm hiểu gia cảnh và phong tục cưới hỏi của đơi
bên. Qua những tìm hiểu, chuyện trị, hai nhà sẽ tiến đến quyết định kế hoạch
hôn nhân của đôi uyên ương, đây được gọi là lễ chạm ngõ. Đây là một trong
ba nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của làng. Nếu các gia


10 
 

đình bỏ qua lễ này mà tiến hành ln lễ ăn hỏi thì mọi người sẽ cảm thấy việc
cưới xin bị đường đột, khơng "có trước có sau".
Lễ chạm ngõ: Nhà trai mang lễ đến nhà gái thường là bố mẹ chú rể, chú
rể tương lai và người mai mối. Bên nhà gái tiếp đón thường là bố mẹ cơ dâu,
cô dâu tương lai và những người thân trong gia đình.

Những người tham dự tuy khơng nhất thiết phải mặc vest, áo dài nhưng
cũng nên diện trang phục lịch sự, trang trọng. Đối với nhà trai, cần phải chuẩn
bị lễ vật thật chu đáo, vì đây là một buổi gặp gỡ mang ý nghĩa văn hóa nhiều
hơn ý nghĩa nghi thức nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị trầu, cau, chè có thể thêm
hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Số lượng mỗi loại lễ vật phải là chẵn, ví dụ
hai gói chè, hai chục cau, hai chục lá trầu. Khi nhà trai đem lễ chạm ngõ đến
nhà cô dâu, nhà gái cũng phải ăn mặc lịch sự, nghi lễ đón thân thiện và cởi
mở, sau đó mời nhà trai uống trà, ăn bánh kẹo, trái cây. Trong khi hai gia đình
đang trị chuyện, cơ dâu tương lai bưng cơi trầu đã têm sẵn hoặc trà (chè) để
thưa chuyện với bố mẹ. Đồng thời, đây cũng là dịp để nhà chồng tương lai
xem mặt và tính cách cơ dâu tương lai. Sau khi nhà gái bằng lòng nhận lễ, đặt
lên bàn thờ gia tiên thì nghi lễ chạm ngõ coi như đã hoàn thành.
Mặc dù chỉ là một nghi lễ nhỏ nhưng nếu bỏ qua Lễ chạm ngõ mà tiến
hành ln Lễ ăn hỏi thì theo quan niệm đây là việc làm ngang tắt, khơng có
khởi đầu. Vì vậy, đây được coi là một nghi lễ không thể thiếu trong tiến trình
hơn lễ. Đặc biệt, nó cịn là một phong tục mang đậm dấu ấn văn hóa của
người Việt, cần được gìn giữ và duy trì cho thế hệ sau.
Lễ ăn hỏi: Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hơn là một nghi thức trong
phong tục hơn nhân truyền thống, là sự thơng báo chính thức về việc hứa gả
giữa hai họ, là giai đoạn xác định quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp
cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái chính thức
được nhận làm rể và tập gọi bố mẹ xưng con. Sau lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi sẽ
được hai bên gia đình tổ chức với mục đích cơng nhận sự gả con gái cho nhà


11 
 

trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đơi vợ chồng chưa cưới, chỉ
cịn chờ ngày cưới để công bố với hai họ. Những người tham gia vào lễ ăn hỏi

của nhà trai có : đại diện gia đình, họ hàng, chú rể, một số thanh niên chưa vợ
đội mâm quả hay còn gọi là bê tráp, số người bê tráp là số lẻ: 3,5, 7, 9, hoặc
11,...cịn nhà gái thì có bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột của cô dâu, cô dâu, anh
em bạn bè thân cận, và một số nữ chưa chồng đón lễ, số nữ tương ứng với số
nam đội mâm.
Trong các thủ tục cưới hỏi theo nghi thức truyền thống của Việt Nam, ăn
hỏi là nghi lễ quan trọng nhất. Chính vì vậy, phần chuẩn bị lễ vật nhà trai đưa
tới nhà gái trong dịp này được quan tâm đặc biệt. Nhìn vào số lượng mâm
quả và các vật lễ trên mâm quả cưới, người ta có thể đốn được sự chu đáo,
sự giàu có, sung túc của nhà trai, và sự yêu mến của nhà trai dành cho cơ con
dâu tương lai
Trước lễ hỏi, hai gia đình sẽ bàn bạc,thống nhất ngày giờ ăn hỏi và số
lượng tráp. Các tráp lễ vật thường có: Trầu cau, bánh cốm, chè, hạt sen, hoa
quả, lợn quay, rượu và thuốc lá. Khi đã xác định được số lượng tráp, nhà trai
phải chuẩn bị đội nam thanh niên trẻ để bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội
nữ có số lượng tương ứng để đỡ tráp. Trang phục của nam thường là quần âu,
áo sơ mi trắng, thắt cà vạt đỏ và trang phục của nữ là áo dài đỏ.
Tới đúng ngày đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái.
Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần tính tốn thời gian đi
lại cũng như các trở ngại trên đường. Khi tới giờ đẹp, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp
xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội
bê tráp và các thành viên khác. Đến nhà gái, sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê
tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà. Đội bê tráp
nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Đại diện
nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu về các mâm quả mà nhà trai mang đến.
Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai. Mẹ chú


12 
 


rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp. Khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà
sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới. Trong thời gian đó, cơ dâu chú rể
mời nýớc quan khách và chụp ảnh lýu niệm cùng mọi người. Khi cúng ông bà
tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới. Trong
thời gian đó, cơ dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng
mọi người.
Sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói
nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,... Ý nghĩa của tục này là
sự loan báo: Cơ gái đã có nơi có chỗ.
Lễ cưới: Thường được tổ chức vào tháng Giêng, tháng Hai và tháng
Chạp âm lịch, đây là những tháng có tiết xuân mát mẻ, công việc bớt bận rộn.
Sau khi ấn định được ngày lành tháng tốt, nhà trai cùng nhà gái tiến hành tổ
chức đám cưới cho đôi trai gái. Trong ngày cưới, họ hàng, bạn bè thân hữu
gần xa và nhân dân trong khu đến dự để chúc mừng cho gia đình nhà trai và
nhà gái. Đúng giờ đã định, nhà trai gồm khoảng 25 người đầy đủ các thành
phần, vai vế, nội ngoại và bạn bè đến nhà gái. Đại diện họ nhà trai có lời xin
đón dâu. Được sự đồng ý của đại diện nhà gái, cô dâu chú rể làm lễ gia tiên.
Tối hơm đó, cơ dâu ngủ lại nhà trai một đêm (đêm tân hôn). Sáng hôm sau,
nhà trai sửa soạn một cái lễ cùng cô dâu và chú rể sang nhà gái để lại mặt.
 Tục ăn trầu
Từ xưa, trầu cau đã là một thứ khởi đầu các lễ nghĩa của dân tộc Việt
Nam nói chung và ở làng Kim Tiên nói riêng. Trầu cau vừa biểu hiện phong
cách, vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Tục ăn trầu trở thành một nếp
sống đẹp, từ việc tế tự, tang lễ, cưới xin, việc vui mừng, việc gì nhân dân ta
cũng lấy miếng trầu làm trọng. Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi
mở với nhau hơn. Và với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để
bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước.



13 
 

Người làng Kim Tiên hiện vẫn lưu giữ được tục ăn trầu được coi như
một tập tục truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam xưa mà trong thời buổi
xã hội hiện nay ít nơi cịn tồn tại. Người ta ăn trầu có nhiều cách, thường thì
quả cau tươi bổ ra làm 5, lá trầu quệt ít vơi, cắt một miếng vỏ cây, cuộn tổ sâu
lại mà nhai gọi là ăn trầu. Trong các dịp lễ hội, vào cửa quan, đám ăn hỏi,
người ta thường têm trầu cánh phượng để tỏ lòng trịnh trọng và biểu hiện tài
khéo léo, cái nét văn hoá trong tâm hồn người. Trầu têm cánh phượng cùng
với huyền thoại trầu cau mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nó vừa là tình u,
vừa là nghệ thuật, là tài năng, là tính cách, là con người cá nhân hoàn thiện,
hoàn mỹ. Trong đời sống dân gian, trầu têm cánh phượng đã trở thành một
biểu tượng của quyền lực vua chúa: "con rồng, cháu phượng", "cha rồng, mẹ
phượng". Sự giáo dục của ông cha ta bằng biểu tượng trầu têm cánh phượng
có ý nghĩa sâu sắc. Đó là ước mơ, là tư tưởng nâng tri thức bình dân thành
quyền lực, thành sự trường tồn trong vũ trụ.
Hơn thế, trầu cau cịn là biểu tượng cho sự tơn kính, dùng phổ biến trong
các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ... Ngày tết, ngày hội phải có
đĩa trầu để chia vui. Miếng trầu khơng đắt đỏ gì, "ba đồng một mớ trầu cay"...
nhưng "miếng trầu nên dâu nhà người". Ngày xưa, khi đi xem mặt các cô dâu
tương lai, nhà trai đợi cô gái ra têm trầu, rót nước. Vừa để xem mặt, vừa để
quan sát cử chỉ rót nước têm trầu mà phán đốn tính nết cơ gái. Nếu cơ gái giơ
cao ấm nước, ấm nước chảy tồ tồ là người không lễ phép. Miếng trầu têm
vụng về là người không khéo tay, không biết may vá. Lá trầu nhỏ, miếng cau
lớn là người khơng biết tính tốn làm ăn. Quệt nhiều vơi vào miếng trầu là
người thiển cận, không biết lo xa... Miếng trầu làm cho người ta gần gũi, cởi
mở với nhau hơn. Với người lạ, miếng trầu để làm quen, kết bạn; với người
quen, miếng trầu là tri ân, tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong
những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, được

chia sẻ cảm thơng bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm.


14 
 

Trầu cau, vôi, vỏ, tất cả nếu đứng riêng lẻ thì mỗi thứ chỉ là cây, là trái,
là đá, là lá. Nhưng khi hợp lại, chúng hoà quyện, cộng sinh vào nhau, được ấp
ủ trong mơi miệng con người thì tất cả bỗng biến đổi, trở nên đằm thắm, rực
rỡ hơn. Và trầu cau đã là nơi khởi đầu cho bao mối lương duyên. Các đôi trai
gái yêu nhau thường mượn miếng trầu để thổ lộ lịng mình:
"Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu
Trầu này trầu tính, trầu tình,
Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta"
Hay:
"Trầu này thực của em têm
Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng
Trầu này bọc khăn tơ hồng
Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây".
Miếng trầu mang nhiều ý nghĩa về giao tiếp, văn hố, đạo đức, tâm lý.
Nó còn thể hiện mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống hàng ngày:
"Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười".
Khi muốn chối từ tình cảm của người con trai, người con gái cũng mượn
miếng trầu để khéo léo từ chối:
"Sáng nay em đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Miệng nói tay cởi túi trầu mời ăn.

Thưa rằng: Bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người..."
Tục ăn trầu đã trở thành một nét đẹp văn hố khơng phai nhịa trong tâm
hồn người Việt nên tháng năm có qua, miếng trầu vẫn khơng thể thiếu trong


15 
 

các đám cưới, trong các môn đồ lễ của các bà, các cô dâng lên bàn thờ tổ tiên,
cầu khấn thần phật với lịng thành kính. Hiện nay, trong làng Kim Tiên còn
nhiều người vẫn giữ tục ăn trầu như một nét đẹp của truyền thống văn hóa
Việt Nam. Chủ yếu là những cụ cao niên trong làng, những người trung tuổi
và một số ít thanh niên, cịn thành phần giới trẻ thì khơng. Tuy nhiên, quan
niệm "miếng trầu là đầu câu chuyện" của người Việt Nam vẫn được áp dụng
ở những dịp hiếu, hỉ. Vì biếu trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu có ăn hay
khơng cũng chẳng ai chối từ.
Tơn giáo tín ngưỡng
Với truyền thống văn hóa của mình, xã Xn Nộn nói chung và làng
Kim Tiên nói riêng cũng có đình, đền, chùa,…biểu thị sức sống mãnh liệt của
cộng đồng làng xã Việt Nam, tinh thần tơn trọng, thờ phụng tổ tiên người có
cơng với nước, đồng thời thể hiện trí óc thơng minh, bàn tay khéo léo của
người dân địa phương trong quá trình xây dựng các cơng trình phục vụ sinh
hoạt tơn giáo, tín ngưỡng trong vùng.
 Tơn giáo
Trong tâm thức của người Việt Nam thì đạo phật vẫn tồn tại và chiếm
giữ một phần quan trọng trong đời sống tâm linh bên cạnh những tôn giáo
khác. Làng Kim Tiên cũng vậy, đạo phật từ lâu đã trở thành một phần không
thể thiếu trong tổng thể bức tranh tôn giáo của làng. Làng Kim Tiên hiện có
hai ngơi chùa có tên: Bảo Quang Tự và Kim Quang Tự. Đây là hai ngôi chùa

thể hiện sự tồn tại của Phật giáo của làng, nơi đây đã trở thành một trung tâm
sinh hoạt tôn giáo, là nơi để mọi người đến cầu cúng những điều an lành,
hạnh phúc cho cuộc sống, là nơi để họ có thể trút bỏ những phiền não, bộn bề
của trần tục để đến với khơng gian tĩnh lặng, n bình, thư thái của Phật pháp.
Còn theo như lời kể của các cụ trong làng thì hai ngơi chùa vốn rất linh thiêng,
vì thế mà vào đầu xuân năm mới hàng năm có hàng đồn xe ơtơ tới đây để


16 
 

cầu cúng cho gia đình và thể hiện mong muốn được làm cha mẹ của những
cặp vợ chồng hiếm muộn.
 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn được
gọi khái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết. Tín
ngưỡng này tồn tại trong đời sống của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt
phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đối với người Việt nói
chung và nhân dân làng Kim Tiên nói riêng, nó gần như trở thành một thứ tơn
giáo; khơng gia đình nào khơng có bàn thờ tổ tiên trong nhà, đó là sự bày tỏ
lịng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ơng bà, cha mẹ, đồng
thời cũng thể hiện lịng biết ơn của lớp người sau đối với công sức của lớp
người trước.
Trong tâm thức của người dân Việt nói chung, cho rằng “vạn vật hữu
linh”, người chết chỉ là chết về phàn xác cịn phần hồn thì vẫn cịn tồn tại và
thường hiện về với con cháu. Trong các gia đình của làng Kim Tiên, đều có
bàn thờ tổ tiên, được đặt ở nơi cao nhất, trang trọng nhất trong nhà. Họ tin
rằng linh hồn của tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ luôn dõi theo mọi hoạt động của
con cháu, che chở, phù hộ cho con cháu. Vào ngày giỗ ơng bà, tổ tiên, con
cháu của các dịng họ trong làng đều tụ tập về từ đường dòng họ mình để giỗ

tổ, đó là một truyền thống tốt đẹp cần phải gìn giữ. Đối với những dịng họ
lớn mỗi năm khi đến ngày giỗ của tổ tiên, dù đang ở nơi đâu trên đất nước họ
cũng tìm về với quê hương để quây quần bên những người thân cùng tưởng
nhớ tới cơng lao của tổ tiên đối với dịng họ mình.
 Tín ngưỡng thờ Thành hồng làng
Đây là một tín ngưỡng cơ bản và phổ biến giữ vai trị quan trọng trong
đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.
Trong phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và vài vị thần như Táo
công, Thổ công, thần Tài...; ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng


17 
 

làng. Thành hoàng làng là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một
làng xã Việt Nam. Giống như Táo công và Thổ công từ phương diện tâm linh,
quan niệm Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng và
thường được thờ ở đình làng. Do vậy hầu hết ở mỗi làng quê hay phố nghề
(nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền, miếu) thờ vị Thành hoàng của làng hay
phường hội. Thành hoàng là người có cơng với dân, với nước, lập làng, dựng
ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề).
Những nguồn tư liệu đi trước cho biết, tục thờ thành hoàng hay thần
hoàng ở nước ta là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa truyền sang từ thời
Đường. Tuy nhiên theo Phan Kế Bính thì trước đó nhân dân ta cũng đã có
những tín ngưỡng dân gian rồi. Sau khi tục thờ Thành hoàng du nhập vào làng
xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân Việt,
trở nên hết sức đa dạng, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Tơn
thờ Thành hồng làng chính là một nhu cầu tâm linh, người dân thờ Thành
hoàng làng để phục vụ cho hiện thực cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần không
thể thiếu của cư dân làng xã Việt.

Đình làng là nơi thờ phụng thành hồng làng và trở thành một biểu
tượng văn hố tâm linh của mỗi người dân Việt. Làng nào cũng có đình, có
khi mỗi thơn lại có một đình riêng. Đình để thờ thành hoàng làng nhưng đồng
thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt
văn hóa của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự
chứng kiến của Thành hồng làng.
Làng Kim Tiên có ngơi đình mang tên làng thờ Đức Bạch Hạc Tam
Giang, là một nhân vật được thờ ở nhiều làng quê. Theo tương truyền là
người đã có cơng giúp dân đánh đuổi giặc phương Bắc, đem lại đời sống hịa
bình, ấm no cho nhân dân trong vùng. Đây là một ngơi đình cổ có niên đại
khoảng thế kỷ XVIII, đình cịn lưu giữ được một số lượng đạo sắc phong lớn:
10 đạo sắc (đạo sắc lâu nhất cách đây gần 300 năm).


18 
 

Như vậy, cùng với sự hiện diện của các ngôi đình làng ở xã Xn Nộn
thể hiện tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng đã đem lại cho người dân ý thức
hướng về làng quê, về quê cha đất tổ bằng những biểu hiện sinh hoạt văn hố
truyền thống thơng qua lễ hội đình làng và các ngày lễ khác diễn ra ở đình.
Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là “cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử văn
hóa khoa học ”.
Các cơng trình sinh hoạt văn hóa cộng đồng của làng Kim Tiên rất đặc
sắc, biểu thị sức sống mãnh liệt của cộng đồng làng xã Việt Nam, tinh thần
tơn trọng, thờ phụng tổ tiên, người có cơng với nước,…đồng thời cũng thể
hiện trí óc thơng minh, bàn tay khéo léo của người dân địa phương.
Các công trình kiến trúc nghệ thuật của làng như: đình, chùa, đền, miếu

và đi cùng với các giá trị văn hóa vật thể là các giá trị văn hóa phi vật thể: lễ
hội truyền thống,…Tất cả đều đã trở thành những di sản quý giá, chứa đựng
nhiều thông tin giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, truyền thống quê hương
thêm phong phú.
 Chùa Bảo Quang
Đây là một ngơi chùa cổ kính mang nhiều ý nghĩa về mặt giá trị kiến
trúc và lịch sử. Cho đến nay do các tư liệu về ngôi chùa đã bị thất lạc nên hiện
chưa rõ niên đại của chùa. Mà chỉ bước đầu đoán định niên đại của ngôi chùa
vào khoảng thế kỷ XVIII. Chùa Bảo Quang thờ phật, chùa nằm trên khu đất
hẹp, song song với đình nhưng hơi cao hơn về phía trước khoảng 50m. Chùa
có cây cối xanh tốt, tuy khơng được rộng lắm nhưng Bảo Quang tự vẫn là một
ngôi chùa cổ có từ lâu đời. Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì chùa
hiện nay là mới được trùng tu lại, như khảo sát thực tế cho thấy thì chùa
khơng có cổng hay tam quan. Chỉ là một ngơi chùa có kiến trúc hình chữ
“ Đinh” đơn giản, quy mơ cũng nhỏ hẹp. Tuy vậy chùa có cả nhà mẫu, hệ
thống tượng phật đầy đủ như bao ngôi chùa khác. Trong nhà mẫu, bên phải bố


19 
 

trí tượng mẫu thoải phủ được tạo tác thành hình một người phụ nữ đẹp, phúc
hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp, mang trang phục màu
trắng. Bà là vị nữ thần dân gian chịu trách nhiệm cai quản các miền sông
nước. Bên trái bố trí tượng mẫu thượng ngàn, được tạo tác giống với tượng
mẫu thoải nhưng vận trang phục màu xanh. Mẫu thượng ngàn là một đặc
điểm của tín ngưỡng gắn với núi rừng của người Việt. Bà là vị nữ thần trông
coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh. Người dân thờ phụng bà
với ước mong bà sẽ đem đến cho họ nhiều may mắn, phát đạt. Ở giữa, có bố
trí tượng của ngũ vị quan lớn, tứ phủ chầu bà và thập vị ơng Hồng.

 Đền thượng và đền hạ
Theo như lời kể của các cụ trong làng thì làng Kim Tiên trước đây có tồn
tại hai ngơi đền là: Đền thượng và đền hạ. Do chiến tranh xảy ra nên hai ngôi
đền đã bị tàn phá và hiện giờ khơng cịn nữa. Cũng theo như lời kể của các cụ
cho biết thì tượng thờ của Túy Tinh Hồng Hậu và Thạch Khanh là của hai
ngơi đền. Sau chiến thắng chống Pháp, khơng hiểu vì lý do gì hai ngôi đền đã
bị giỡ bỏ. Mọi tài liệu liên quan đến hai ngôi đền đều bị thất lạc nên khơng thể
tìm hiểu cụ thể về hai ngơi đền này.
Truyền thống cách mạng của nhân dân trong vùng
Về phong trào đấu tranh Cách mạng, người dân Kim Tiên là một trong số
những vùng quê của đất nước tham gia đấu tranh cách mạng ngay từ sớm. Khi
Cách mạng tháng Tám nổ ra toàn nhân dân làng Kim Tiên đã nổi lên giành
chính quyền từ tay thực dân, phong kiến, mở ra một trang sử mới cho thơn làng.
Tiếp đó, trong giai đoạn 1945 - 1954, nhân dân làng Kim Tiên đã thực hiện chỉ
thị kháng chiến kiến quốc, phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, chính sách chiến
đấu trong lịng địch do Ban chấp hành trung ương Đảng đề ra.
Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), dưới sự lãnh đạo của
chính quyền địa phương, nhân dân đã từng bước ổn định đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội, tiến hành cải cách ruộng đất. Tiến hành thành lập chi bộ Đảng xã
Xuân Nộn đã từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Người dân nơi đây không
những cùng nhân dân cả nước tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc


20 
 

mà cịn đóng góp cả sức người vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước đã có rất nhiều liệt sĩ đã hi sinh trong chiến trường miền Nam.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thôn Kim Tiên đã
tiễn đưa hơn 200 người con của quê hương lên đường ra mặt trận chiến đấu.

Kháng chiến kết thúc, 16 người con anh dũng hi sinh nằm lại chiến trường, có
05thương binh và 8 bệnh binh đã để lại một phần xương máu của mình ở lại
các chiến trường. Trong tồn thơn, hiện có 8 bà mẹ đã được phong tặng danh
hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Những đóng góp lớn lao của các đồng chí và
nhân dân làng Kim Tiên đã được Tổ quốc ghi nhận và đó sẽ mãi mãi là tấm
gương sáng để thế hệ con cháu mai sau noi theo.

Đời sống văn hóa, xã hội
Nhìn chung, đời sống của người dân Kim Tiên từ sau năm 1945 đến nay
đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng ổn định và phát triển. Phong trào
xây dựng gia đình văn hóa được triển khai sâu rộng. Các hình thức tổ chức
thực hiện có hiệu quả. Có các thiết chế văn hóa thơng tin, thể dục thể thao,
giáo dục y tế phù hợp và hoạt động thường xuyên.
Trước năm 1945, khi đó chỉ có con em của các cường hào, lý trưởng
được tham gia học hành. Nội dung học tập nặng nề các triết lý Nho giáo nhằm
tạo ra một lớp tay sai trung thành với chế độ thực dân - phong kiến. Đã dẫn
tới có rất nhiều trẻ em bị mù chữ trong độ tuổi đến trường. Hiện nay hệ thống
giáo dục đã được đổi mới nhiều. Các trẻ em trong độ tuổi đi học được đến
trường, khơng cịn tình trạng mù chữ xảy ra nữa.
Trân trọng và biết ơn những giá trị truyền thống mà cha ông để lại. Ngày
nay nhân dân Kim Tiên đã đang phấn đấu xây dựng quê hương về mọi mặt.
Đời sống nhân dân tang cao hơn, số hộ giàu- khá tăng, số hộ nghèo giảm. Các
cơng trình phúc lợi đang trên đà phát triển.
Để khắc phục những yếu kém lạc hậu, và phát huy những truyền thống
văn hóa tốt đẹp. Phấn đấu xây dựng làng văn hóa tiêu biểu huyện Đông Anh.
Tập thể BLĐ thôn – tiểu ban vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa khu dân cư Kim Tiên” xây sựng quy ước làng văn hóa nhằm


21 

 

xây dựng quê hương Kim Tiên giàu đẹp- ấm no- hạnh phúc góp phần chung
vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Niên đại khởi dựng và q trình tồn tại của di tích đình làng
Kim Tiên
1.2.1. Lịch sử nhân vật được thờ tại đình làng Kim Tiên
Theo nguồn tư liệu thành văn trong đình như sắc phong, thần phả cho
biết đình Kim Tiên là nơi thờ thần Bạch Hạc Tam Giang là một nhân vật được
thờ của nhiều làng quê Việt Nam. Ông Đào Trường( tức Bạch Hạc Tam
Giang) là con thứ ba của ngài Thái phó Bộ trưởng đất Hoan Châu tên là Đào
Bột. Đào Trường là người tinh thông võ nghệ, được tiến cử làm Thổ lệnh
trường, cai quản quận Sơn Nam.
Khi ấy giặc Bắc đem quân xâm lược nước Văn Lang. Trước nạn giặc ngoại
xâm, Hùng duệ vương đã mời Thổ lệnh Đào Trường về triều để bàn kế hoạch
đánh giặc. Thổ lệnh tâu rằng “ nên đón đường thủy mà đánh”. Nhà vua nghe
theo và giao cho ngài thống lĩnh thủy quân, chỉ một trận đã dẹp tan quân giặc.
Thắng trận, Đào trường được triều đình phong làm Thổ Lệnh thống
Quốc Đại vương trấn giữ kinh thành Bạch Hạc chức quốc Trưởng lệnh đơ,
Lạc Long Hầu đại tướng qn. Sau đó, Thổ Lệnh còn chỉ huy quân đội đánh
tan giặc xâm lược phương Bắc lần thứ hai và dẹp yên loạn ở Hồng Châu. Trên
đường thắng trận từ Hồng Châu trở về, Đào Trường đã giao quyền chỉ huy
quân đội cho em là Thạch Khanh để theo dịng sơng nhỉ tới Tơn Thất trang và
hóa tại đây. Nghe tin ơng mất, Hùng Duệ vương vơ cùng thương tiếc. Ơng đã
cho phép 172 làng lập đền thờ Bạch Hạc Tam Giang. Các đời vua sau đều ban
sắc phong thần. Hiện nay, tại đình còn đang lưu giữ 9 đạo sắc phong thần,
sớm nhất có đạo sắc Tự Đức năm thứ 7( 1854).
1.2.2. Niên đại khởi dựng của đình làng Kim Tiên
Đến nay, những thư tịch, tài liệu liên quan đến thời điểm xây dựng đình
làng Kim Tiên hiện khơng cịn, nên việc xác định được chính xác niên đại

khởi dựng của ngơi đình gặp nhiều khó khăn.


×