Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.77 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NÔI
-------  -------
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI

“Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ,
huyện Đông Anh, Hà Nội”
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Đức
KS. Nguyễn Thị Thiêm
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm sinh viên lớp KTA – K52
HÀ NỘI - 2010
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi xa khu dân cư đang là hướng đi mới, phù hợp và mang lại hiệu quả
cao tại nhiều địa phương. Việc quy hoạch khu vực chăn nuôi tách khỏi khu dân cư
đang là hướng đi cần thiết, bởi khi đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư các gia trại, trang
trại có điều kiện tạo ra sự liên kết và hỗ trợ chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi, từ
đó tạo ra sự phát triển hài hòa cho kinh tế trang trại ở nông thôn.
Từ năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã
xây dựng đề án chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư và triển khai làm điểm tại 4
huyện ngoại thành trong đó Đông Anh là huyện tiêu biểu với tỷ trọng kinh tế từ chăn
nuôi đạt 30%. Thực hiện chủ trương của thành phố, UBND huyện đã thẩm định và
phê duyệt 56 trang trại chăn nuôi cách xa khu dân cư, với diện tích 101,6 ha; vốn đầu
tư 51,7 tỷ đồng.
Năm 2006, doanh thu từ các trang trại theo mô hình mới này đã đạt hơn 20 tỷ
đồng. Thu hút và giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động.
Uy Nỗ là địa phương có khoảng 30% số hộ có nguồn thu chính từ chăn nuôi
gà (Nguồn: Ban thống kê xã Uy Nỗ). Câu hỏi đặt ra một là, mô hình nuôi gà xa khu


dân cư ở xã Uy Nỗ - Đông Anh – Hà Nội hiện đang hoạt động thế nào? Nó mang lại
lợi ích gì cho người dân và địa phương? Hai là, những nhân tố nào ảnh hưởng đến
mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư? Ba là, các điều kiện áp dụng mô hình là gì?
Bốn là, những thuận lợi và khó khăn gì gặp phải khi triển khai mô hình này? Năm là,
mô hình này có khả năng nhân rộng hay không? Giải quyết những câu hỏi trên chúng
tôi mong đưa ra những đề xuất nhằm phát triển và nhân rộng mô hình. Xuất phát từ lý
do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa
khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư trên địa bàn xã Uy Nỗ - huyện
Đông Anh - Hà Nội, từ đó đưa ra những khuyến nghị góp phần thúc đẩy, nhân rộng
mô hình nuôi gà xa khu dân cư.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
2
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình chăn nuôi gà xa
khu dân cư.
- Tìm hiểu thực trạng mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư trên địa bàn xã Uy
Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nhân rộng mô hình chăn nuôi gà
xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư của các hộ nông dân chăn
nuôi gà. Để có được sự so sánh và làm rõ thực trạng của mô hình chăn nuôi gà xa khu
vực dân cư, đề tài tiến hành tiếp cận 2 nhóm hộ nông dân nuôi gà đó là: nhóm hộ
nuôi gà xa khu dân cư và nhóm hộ nuôi gà trong khu dân cư.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi không gian: Xã Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian: tháng 3/2010 đến 10/2010
1.3.2.3 Phạm vi về nội dung
Tìm hiểu thực trạng mô hình nuôi gà xa khu dân cư của các hộ điều tra, cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình.
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
3
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Chăn nuôi
Chăn nuôi bao gồm chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, chăn nuôi gia cầm và
nuôi trồng thuỷ sản. Trong chăn nuôi gia cầm bao gồm chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt,
chăn nuôi ngan, ngỗng, các loại chim cảnh… Như vậy, chăn nuôi gà là ngành nhỏ,
một huớng trong chăn nuôi nói chung.
Phân loại: có nhiều tiêu chí để phân loại
 Phân theo hình thức chăn nuôi: gồm có chăn nuôi tập trung và chăn nuôi phân tán
(Lê Hồng Mận, Nguyễn Thanh Sơn kỹ thuật nuôi gà ri và Ripha.2001)
- Chăn nuôi tập trung là việc đàn gia cầm của một hộ, một nhóm hộ, một trang
trại được nuôi tập trung trong một diện tích nhất định, như chăn nuôi công nghiệp,
chăn nuôi trong chuồng kín…
- Chăn nuôi phân tán là việc chăn nuôi gia cầm trên diện tích rộng, không cố
định: như chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi vịt thả đồng.
- Nếu nhìn tổng thể trong một vùng thì chăn nuôi tập trung còn được hiểu là
hình thức chăn nuôi gồm nhiều trang trại chăn nuôi tập trung một khu nhất định,
được quy hoạch tổng thể và có sự quản lý chung, còn chăn nuôi phân tán được hiểu
là các hộ, các trang trại chăn nuôi rải rác tại nhiều nơi khác nhau hoặc còn có thể
chăn nuôi trong hộ gia đình riêng lẻ.
 Phân theo quy mô chăn nuôi

Quy mô chăn nuôi được hiểu là số lượng gia súc, gia cầm được nuôi thường
xuyên hoặc chăn nuôi theo các lứa, các đợt trong năm, để sản xuất ra khối lượng nhất
định các sản phẩm (có thể là thịt, trứng, con giống...) ở một cơ sở chăn nuôi (xí
nghiệp, trang trại, nông hộ).
Quy mô chăn nuôi gia cầm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết
phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Nếu gia cầm được chăn nuôi theo phương
thức cổ truyền, thì quy mô thường nhỏ lẻ. Chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, bán công
nghiệp, thường có nhiều loại hình, nhiều quy mô khác nhau, trong đó có chăn nuôi
gia cầm theo quy mô trang trại là chăn nuôi theo quy mô lớn, cho khối lượng sản
phẩm cao.
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
4
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
 Phân theo khu vực chăn nuôi: Có chăn nuôi trong khu dân cư và chăn nuôi xa khu
dân cư.
 Phân theo hướng kinh doanh: Chăn nuôi gà lấy thịt, chăn nuôi gà lấy trứng và
chăn nuôi hỗn hợp (vừa lấy thịt vừa lấy trứng).
2.1.1.2 Chăn nuôi xa khu dân cư và trong khu dân cư
Dựa vào khoảng cách giữa khu vực chăn nuôi và khu ở của dân cư, chăn nuôi
gia cầm được phân thành chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư và chăn nuôi ngoài khu
dân cư.
Chăn nuôi trong khu dân cư là việc chăn nuôi gà ngay trong khu vực dân cư
sinh sống hoặc rất gần khu dân cư.
Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư nói chung, chăn nuôi gà nói riêng là
việc chăn nuôi xa khu vực dân cư sinh sống. Việc chăn nuôi rất ít ảnh hưởng tới môi
trường sống của khu dân cư.
Chăn nuôi trong khu dân cư sẽ làm ô nhiễm môi trường sống của con người.
Theo kết quả khảo sát của Viện Y Học lao động và vệ sinh môi trường tại các chuồng
nuôi gia cầm ở huyện Đông Anh về mức độ ô nhiễm trong không khí ở các khu vực
chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư.

+ Vi khuẩn hiếm khí: 65963,2 vi khuẩn/m
3
không khí.
+ Vi khuẩn Ecoli: 520,3 vi khuẩn/m
3
không khí.
+ Khí NH
3
: 1,119 mg/m
3
không khí.
+ Khí H
2
S: 4,194 mg/m
3
không khí.
Đó là những chỉ số vượt quá mức cho phép, trong khi đó ở nông thôn, các hộ
gia đình nào cũng chăn nuôi trong không gian hẹp, môi trường bị ô nhiễm nặng nền
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gia súc, gia cầm.
Bên cạnh đó, cũng theo kết quả khảo sát trên: ước tính mỗi con gà một ngày
đêm ăn vào khoảng 100 – 150 gam thức ăn. Mỗi ngày thải ra 70 – 80 gam phân. Với
số lượng một nghìn con mỗi tháng thải ra khoảng 500 kg phân. Nếu nuôi một lứa 3
tháng sẽ thải ra khoảng 7.500 kg phân. Sẽ có số lượng lớn khí ôi thối H
2
S cùng khí
độc khác như cacbonic, khí amoniac… Có thể gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
Về khoảng cách xa khu dân cư với trang trại chăn nuôi gia cầm và các trang
trại lớn không có tài liệu nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, để tham khảo có thể căn cứ
vào quy định của một số quốc gia có dịch cúm gia cầm vừa qua giữ cho dịch không
lây lan có hiệu quả.

Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
5
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
Các khoảng cách cấm vận chuyển không lưu thông gia cầm từ ổ dịch
Hàn quốc : 3 km Trung Quốc : 3 – 8 km
Nhật Bản : 30 km Lào : 10 Km
Đài Loan : 5 km Thái Lan : 10 Km
Inđônêxia : 1 km Việt Nam : 5 km
Về quy mô phải di chuyển ra khỏi khu dân cư: qua tìm hiểu chăn nuôi gà ở các
gia đình nông thôn của các nước có nền chăn nuôi gà tiên tiến vẫn tồn tại đến ngày
nay. Các gia đình này không làm ô nhiễm môi trường tới mức vượt các chỉ tiêu cho
phép của luật bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, một số trang trại chăn nuôi gà có quy
mô vừa (khoảng 50 – 1000 con) ở Thái Lan, Indonesia… vẫn còn tồn tại gần khu dân
cư. Không có nước nào quy định cụ thể chỉ tiêu được nuôi bao nhiêu con gia cầm
trong khu dân cư, chính điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường: lượng khí độc
CO
2,
NH
3,
H
2
S… lượng bụi thải ra không khí xung quanh và lượng nước thải ra của
trang trại đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, các trang trại cùng nuôi quy
mô như nhau nhưng có trang trại gây ô nhiễm nhiều hơn trang trại khác do có phương
tiện biện pháp bảo vệ môi trường. Việc di chuyển các trang trại chăn nuôi gia cầm
tách khỏi khu dân cư ở Việt Nam là vấn đề mới có tính đặc thù sinh ra nhiều vấn đề
phải khảo sát thực tế.
2.1.1.3 Mô hình là gì - là biểu hiện toán học của lý thuyết
Mô hình của một nền kinh tế có thể miêu tả đơn giản dựa trên ba tập hợp lớn,
đó là: (1) Tập hợp sản xuất bao gồm các hoạt động về nông nghiệp, săn bắt thủy sản,

hầm mỏ, xây dựng, chế biến và chế tạo. (2) Tập hợp dịch vụ bao gồm các hoạt động
về vận tải, thương mại, thông tin. (3) Tập hợp cầu cuối cùng bao gồm hộ gia đình,
chính phủ và nước ngoài (Trần Hữu Cường, 2008)
2.1.2 Vai trò của chăn nuôi gà
Nó cung cấp cho con người thức ăn giàu đạm, giàu năng lượng.
Tạo điều kiện để các ngành liên quan khác phát triển như ngành trồng trọt,
công nghiệp chế biến.
Là điều kiện để ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, ngành cung cấp giống phát
triển.
Ở Việt Nam chăn nuôi gà là một nghề truyền thống, có tốc độ phát triển
nhanh, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân. Có mức đầu tư
ít, tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thấp, quay vòng vốn nhanh (gà
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
6
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
giống chuyên thịt nuôi 40- 60 ngày/lứa, gà nội 90 – 120 ngày/lứa) phát triển được
khắp mọi miền của đất nước, sản phẩm dễ tiêu thụ, được coi là món ăn bổ dưỡng và
chưa có sản phẩm động vật nào thay thế được.
Chăn nuôi gà tách khỏi khu dân cư là điều kiện bảo vệ môi trường, giảm thiểu
dịch bệnh cho chăn nuôi và con người; là cơ sở mở rộng quy mô chăn nuôi mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống người dân. Đồng thời đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông
thôn.
Hiện nay trên 80% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà
nói riêng từ chăn nuôi nhỏ lẻ tự cung, tự cấp đã và đang chuyển dần sang chăn nuôi
tập trung hàng hoá, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân Việt Nam. Chăn
nuôi gà cung cấp khối lượng thực phẩm lớn thứ 2 sau chăn nuôi lợn.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà xa khu dân cư
Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nói chung và cơ sở sản xuất
nông nghiệp nói riêng, phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Bên cạnh những yếu tố thuộc vấn

đề nội lực của hộ, hộ có thể tác động trực tiếp để hạn chế những tiêu cực của nó
nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực khan hiếm của mình còn có rất nhiều yếu
tố khách quan tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh mà hộ không thể nào kiểm
soát được, hộ chỉ có thể thay đổi các phương án sản xuất kinh doanh để hạn chế sự
ảnh hưởng đó. Vì vậy, chúng tôi chia những nhân tố ảnh hưởng tới chăn nuôi gà xa
khu dân cư thành hai nhóm nhân tố cơ bản sau.
2.1.3.1 Các yếu tố vi mô
Là những yếu tố có quan hệ trực tiếp và tác động đến khả năng sản xuất, kinh
doanh của hộ (giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp)
Thứ nhất, đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và
không thể thay thế. Một hộ muốn chuyển hướng, đưa chăn nuôi từ trong khu dân cư
ra ngoài khu dân cư thì trước hết phải có một diện tích đất cách xa khu dân cư cần
thiết và đủ để xây dựng hệ thống chuồng trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải…
Thứ hai, vốn: Để tiến hành sản xuất kinh doanh các hộ gia đình, các trang trại
cần có vốn, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý
nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Các hộ gia
đình, các trang trại sẽ dùng vốn này để mua sắm các các yếu tố đầu vào cho quá trình
sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Có vốn các hộ gia
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
7
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
đình, các trang trại có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tư trang thiết
bị để đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Người có vốn nhiều sẽ đầu tư một cách tổng
thể hơn và nhanh chóng đạt được hiệu quả trong chăn nuôi, có khả năng đứng vững
trước những biến động thị trường.
Ngoài ra, khả năng huy động vốn cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản
xuất kinh doanh của trang trại và hộ. Việc huy động vốn phụ thuộc vào khả năng và
sự hiểu biết của hộ, các chính sách hỗ trợ vay vốn của nhà nước cũng như của các tổ
chức tín dụng.
Thứ ba, nguồn nhân lực của hộ là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất

kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng, hiệu quả và quy mô sản xuất của
hộ. Đặc biệt là tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lý, trình độ của chủ
hộ, quyết định đến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng chấp nhận rủi ro, mức độ
mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh. Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực là một trong
những nhân tố ảnh hưởng tới việc đưa chăn nuôi ra khu dân cư hay trong khu dân cư.
2.1.3.2 Các yếu tố vĩ mô
Là những nhân tố trên bình diện xã hội rộng hơn, nó tác động tới hoạt động
sản xuất kinh doanh của hộ trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân và do đó tác động đến quyết định của hộ khi sử dụng nguồn lực của mình ( Giáo
trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp)
Thứ nhất, chính sách của Nhà Nước và của địa phương như chính sách về đất
đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển kinh tế xã hội, cơ chế
liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến… tác động tới sự ra quyết định của các chủ
hộ trong việc đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, trong việc chuyển dịch phương
hướng sản xuất kinh doanh của hộ, quy hoạch vùng chăn nuôi…
Thứ hai, thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị
trường đầu ra đó là những nơi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi: người tiêu dùng trực tiếp,
công nghiệp chế biến, xuất khẩu… Còn thị trường đầu vào là con giống, thức ăn,
thuốc thú y... Hai yếu tố này là một trong những nhân tố tác động trực tiếp tới việc ra
quyết định của hộ. Bởi vì khi nền nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phát
triển theo hướng hàng hóa thì phải xuất phát từ nhu cầu thị trường tức là “sản xuất
những gì khách hàng cần”.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, cơ chế cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp
hay hộ sản xuất kinh doanh muốn tồn tại không những chỉ đáp ứng nhu cầu thị
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
8
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
trường mà còn phải chứng tỏ “mình không phải là duy nhất nhưng mình phải là số
một” tức là mình không phải là người duy nhất cung cấp sản phẩm (cùng chất lượng)
này cho thị trường mà phải là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao và chiếm lĩnh

thị trường tốt nhất đặc biệt về giá cả.
Như vậy, thị trường thuận lợi và mở rộng sẽ là điều kiện giúp cho các cơ sở
chăn nuôi ngày càng phát triển. Ngoài ra, giá cả đầu vào đầu ra là hai biến số ảnh
hưởng trực tiếp kết quả chăn nuôi của các hộ.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Mô hình chăn nuôi ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Thái Lan
Thái Lan đã, đang và sẽ thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi gia cầm để nâng cao an
toàn sinh học thông qua các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm công nghiệp, khép kín tất cả các khâu
từ con giống, thức ăn, giết mổ chế biến và bán sản phẩm. Hình thành hệ thống trang
trại chăn nuôi áp dụng công nghệ cao để điều khiển tự động hoàn toàn các hoạt
động của trang trại như điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, lượng khí độc, thức ăn,
nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi... gà giò nuôi công
nghiệp kiểu này đạt 2,3-2,4 kg/con sau 42 ngày tuổi, với chi phí thức ăn khoảng 1,8
kg/kg tăng trọng.
Thứ hai, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi gà qui mô nhỏ tại nông hộ sang chăn
nuôi gà theo trang trại tiêu chuẩn do Cục Phát triển chăn nuôi thẩm định và cấp
phép. Ví dụ như tỉnh Sakaeo trước dịch cúm gia cầm có 300.000 trang trại gia cầm
nhưng hiện nay chỉ còn 60 trang trại tiêu chuẩn.
Thứ ba, hỗ trợ chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi gà không kiểm soát sang
chăn nuôi có kiểm soát tại các nông hộ. Hệ thống chăn nuôi, giết mổ, chế biến công
nghệ cao phục vụ xuất khẩu các sản phẩm gia cầm của Tập đoàn CP đã chuyển
hướng từ xuất khẩu sản phẩm gia cầm chưa chế biến sang các sản phẩm gia cầm đã
chế biến để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường xuất khẩu. Các cơ sở giết mổ và chế
biến của Tập đoàn đang áp dụng 5 loại tiêu chuẩn chất lượng như GMP, HACCP,
ISO 9001-2000. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về phúc lợi động vật và khả năng truy tìm
nguồn gốc của bất kỳ sản phẩm nào cũng được đáp ứng trong dây chuyền này. Nhờ
đó, tập đoàn này đã đáp ứng các nhu cầu khắt khe về nhập khẩu sản phẩm gia cầm đã
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52

9
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
chế biến của EU và Nhật Bản... trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đe doạ, đồng thời
vẫn giữ vững được sản xuất và thị trường của Tập đoàn.
2.2.1.2 Nhật Bản
Cách đây hơn 40 năm, chăn nuôi gia cầm của Nhật là nghề phụ, đã có quá
trình chuyển đổi phát triển, hợp tác xã trong Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong
các chủ trương chính sách, biện pháp đẩy mạnh phát triển gia cầm.
Chính phủ đã lập hệ thống giống ở trung ương và các tỉnh, chuyển giao kỹ
thuật, cung cấp giống tốt, chất lượng cao cho nhu cầu chăn nuôi.
Sau chiến tranh, tự do hoá thương mại, được sự khuyến khích của Nhà nước,
người nông dân chăn nuôi có được thức ăn giá rẻ, từ đó chuyển đổi dần chăn nuôi
nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô tăng dần: Sản xuất gà thịt Broiler: có 600
triệu con /năm, qui mô 200.000 con /trại. Có 100 nhà máy giết mổ, tổ chức giết mổ
theo hợp đồng, thu phí 50 yên /con. Mỗi năm mỗi nhà máy giết mổ thu 10 triệu yên
phí giết mổ; sản xuất gà trứng: có 135 triệu gà trứng, 3000 hộ nuôi qui mô 10.000
con, 2 triệu, 3 triệu con. Sản phẩm trứng thu gom cho 500 cơ sở phân loại đóng gói
cho các trại rồi vận chuyển đến các siêu thị tiêu thụ. Tổ chức giết mổ hợp lý: qui
hoạch các trại chăn nuôi gà thịt với nhà máy giết mổ để vận chuyển gà từ trại về và
giết mổ xong chỉ trong 1 giờ, giết mổ xong cắt mảnh, ướp lạnh, vận chuyển đến các
siêu thị tiêu thụ.
Nhờ có các chủ trương chính sách khuyến khích phát triển và các biện pháp
trên, gia cầm đạt năng suất cao, giá thành hạ nên giá ở các siêu thị rẻ hơn các chợ, nơi
khác nên thuyết phục được người tiêu dùng, chăn nuôi gia cầm phát triển có hiệu quả.
Đối với những hộ có điều kiện thì khuyến khích phát triển, những hộ chăn nuôi nhỏ
lẻ rút dần, có sự xem xét cung và cầu cân đối và có sự hỗ trợ cho vay vốn tín dụng để
phát triển gia cầm.
2.2.1.3 Trung Quốc
Trung Quốc là nước sản xuất gia cầm lớn trên thế giới, sau Brazil và Mỹ.
Theo báo cáo của ngân hàng Rabo và Reuters, Trung quốc gia nhập WTO có ảnh

hưởng sâu sắc đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước. Năm 2001, sản lượng thịt
gia cầm là 12,7 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 triệu tấn. Năm 2002, một
năm sau khi gia nhập WTO khối lượng xuất khẩu lập tức giảm 160 nghìn tấn, kéo
theo kim ngạch giảm 196 triệu đô la do vướng mắc phải rào cản về kiểm dịch động
thực vật.
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
10
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
Trung Quốc là nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch H5N1. So với các
nước có dịch khác Trung Quốc là nước chịu thiệt hại lớn nhất vì đây là nước có dân
số chăn nuôi gia cầm lớn nhất cho dù giá trị tạo ra chỉ chiếm khoảng 2% GDP hàng
năm, song ngành chăn nuôi gia cầm lại đóng vai trò quan trọng với xã hội Trung
Quốc bởi nó tạo ra 4 triệu việc làm (bao gồm chăn nuôi và chế biến gia cầm).
Trong quá trình phát triển chăn nuôi gia cầm, Trung Quốc đã huy động các
khu đất cằn, khô hạn... của các địa phương để xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một quốc gia có tình trạng chăn nuôi gia cầm manh
mún trong khu dân cư, do chính sách phát triển ồ ạt chăn nuôi gia cầm trước đây.
Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển chăn nuôi
gia cầm tách khỏi khu dân cư, song số hộ nuôi gia cầm quá lớn nên trước mắt chưa
thể giải quyết tình trạng manh mún nói trên.
Như vậy, chúng ta thấy rằng thế giới đang hướng chăn nuôi theo hình thức tập
trung, thành lập các trang trại theo kiểu khép kín tất cả các khâu từ con giống, thức ăn
đến giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhằm bảo vệ môi trường, an toàn thực
phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo sự phát triển bền vững trong chăn nuôi.
Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm trong chăn nuôi,
quản lý và khoa học kỹ thuật nhằm đưa chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch đảm
bảo các tiêu chuẩn GMP, GAP, HACCP. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn
lực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân, đẩy mạnh quá trình CNH –
HĐH nông nghiệp nông thôn.
2.2.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

2.2.2.1 Phương thức chăn nuôi
Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng hiện nay chủ yếu là tự
phát, phân tán nhỏ lẻ hình thức chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, trang thiết bị hiện
đại còn hạn chế chiếm 6- 7% tổng đàn gia cầm. Trước năm 1974 chăn nuôi 100% là
phân tán nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp. Từ năm 1974 đến nay các hộ nông dân, các trang
trại, nhà nước đã quan tâm, đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng tự động
hoá, bán tự động hoá nhưng số hộ chăn nuôi theo hình thức này tăng chậm. Hiện nay,
còn có tới 80% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm theo hướng chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm
75% -78% tổng số gia cầm. Chăn nuôi tập trung theo hướng tự động hoá chỉ chiếm
khoảng 2% tổng đàn gia cầm và mới được thực hiện ở một số cơ sở gia cầm giống
của trung ương, đàn gà sinh sản ở một số công ty lớn như CP group... Chăn nuôi tập
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
11
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
trung theo hướng bán tự động hoá chiếm 6%. Chăn nuôi tập trung với trang thiết bị
thô sơ chiếm 14 - 15% tổng đàn gia cầm.
2.2.2.2 Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm
Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm (năm 2003) hệ thống giết mổ, chế biến gia
cầm hết sức lạc hậu và thô sơ. Hầu hết gia cầm được giết mổ thủ công, phân tán ở
mọi nơi: tại gia đình, các chợ, trên vỉa hè... Từ năm 2005 đến nay, nhiều tỉnh đã quan
tâm đến việc phát triển các hệ thống giết mổ gia cầm tập trung tự động, bán tự động
chủ yếu là giết mổ ở các chợ có sự kiểm soát của thú y. Nhưng do tập quán tiêu dùng
vẫn ưa chuộng thịt gia cầm tươi sống, mặt khác thịt gia cầm giết mổ ở những nơi giết
mổ tập trung lại có giá cao hơn nơi giết mổ thô sơ. Vì thế hệ thống giết mổ tập trung
chưa phát triển dẫn đến tình trạng gà, vịt được bày bán giết mổ khắp mọi nơi không
kiểm soát được. Đây là mối lo ngại của người tiêu dùng và nguy cơ bùng tái dịch
bệnh.
2.2.2.3 Công tác phòng chống dịch bệnh ở gia cầm
Do hình thức chăn nuôi nhỏ bé là chủ yếu và do nhận thức của người chăn
nuôi còn hạn chế nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất chưa được coi

trọng và chưa làm tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học, chưa tiêm phòng vắcxin triệt
để, dịch bệnh xảy ra nhiều, tỷ lệ nuôi sống thấp, chi phí thuốc thú y chiếm tỷ lệ cao,
nhiều người chăn nuôi bị phá sản. Vì vậy, nhiều người lo sợ chưa dám tổ chức và đầu
tư mở rộng sản xuất. Có thể nói dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm cho ngành chăn nuôi
kiệt quệ và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nhiều ngành khác. Đây là một trở
ngại và khó khăn nhất đối với ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà ở
nước ta nói riêng.
2.2.2.4 Xu hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở việt nam
Việt Nam gia nhập WTO, các sản phẩm gia cầm đã phải cạnh tranh gay gắt
với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện tại, trong các hệ thống siêu thị đều ngập
tràn các sản phẩm ngoại như thịt gà, thịt heo, thịt bò… Sản phẩm nhập khẩu từ nước
ngoài đã và đang tạo áp lực rất lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm của chúng ta.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm nước ta hiện vẫn còn qui mô nhỏ, phân tán mang tính tận
dụng chiếm tỷ lệ cao, chăn nuôi gia cầm trên 87%, chăn nuôi lợn trên 85%... Giá
thành các sản phẩm chăn nuôi cao. Chính vì vậy chăn nuôi gia súc, gia cầm Việt Nam
đang có hướng chuyển dịch mới theo hướng tập trung sản xuất hàng hóa.
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
12
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
Trong thời gian vừa qua, nhiều mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đã,
đang được hình thành trên phạm vi cả nước và mang lại hiệu quả thiết thực cho khu
vực nông thôn Việt Nam. Đây cũng là một hướng đi tất yếu trong quá trình CNH -
HĐH nông nghiệp nông thôn; tất yếu trong xu thế hội nhập và phát triển.
2.2.3 Một số mô hình chăn nuôi xa khu dân cư ở Việt Nam
2.2.3.1 Chăn nuôi tập trung ở xã Thanh Bình - Hiệu quả từ mô hình tự phát
Trong số 308,4 ha đất nông nghiệp, xã Thanh Bình (huyện Chương Mỹ) có
hơn 20 ha được chuyển đổi thành trang trại chăn nuôi xa khu dân cư. Trong đó khu
vực chính là ở 2 thôn Đồng Cốc và Đồng Lương. Toàn xã hiện có tất cả 70 trang trại
quy mô lớn, trong đó có 60 trang trại chăn nuôi cho các doanh nghiệp lớn. Một bài
toán khó về phát triển kinh tế nông nghiệp ở vùng bán sơn địa đã có lời giải. Những

trang trại chăn nuôi lớn điển hình của xã như: Trang trại lợn của chị Nguyễn Thị
Viện (khu Đồng Lương), trang trại lợn và gà của anh Nguyễn Văn Liên (khu Đìa
Đầm - Thanh Lê). Riêng về nuôi gà, trang trại thiết kế lớn nhất có thể nuôi được
7000 – 8000 con, trang trại nhỏ nuôi từ 3000 – 4000 con.
Có thể thấy mô hình tự phát dồn điển đổi thửa lập trang trại của bà con xã
Thanh Bình đã mang lại kết quả rất khả quan. Những diện tích đất nông nghiệp mà
trước đây chỉ cho thu nhập vài triệu/năm thì nay đã cho thu nhập lên tới vài trăm
triệu/năm. Đời sống của bà con đã khởi sắc hơn, có gia đình còn mua được ô tô nhờ
làm trang trại. Bên cạnh đó, trung bình mỗi trang trại còn tạo việc làm cho 6 lao động
với mức lương từ 1,5 – 2 triệu đồng/tháng.
2.2.3.2 Tân Ước (Hà Nội) với mô hình chăn nuôi tập trung
Năm 2006 UBND xã Tân Ước (huyện Thanh Oai - Hà Nội) đã lập kế hoạch
chuyển đổi 15 ha đất nông nghiệp sang phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
Đây là điều kiện đảm bảo để kiểm soát tốt dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm nhằm
sản xuất thực phẩm sạch góp phần bảo vệ môi trường.
Điển hình cho phong trào chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo hướng hàng
hóa ở Tân Ước là mô hình của ông Nguyễn Trọng Long (thôn Tri Lễ). Năm 2007,
khi xã có chính sách dồn điền đổi thửa ông Long và 4 người bạn của mình đã góp
vốn thành lập Công ty Cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long. Công ty có diện
tích 2,1ha; trong đó diện tích chuồng trại chiếm 40% còn lại là bờ bao, cây xanh, ao
cá, nhà khách, nhà ở cho công nhân… Trang trại được xây dựng hiện đại hóa toàn
diện ở tất cả các khâu, quy trình. Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được xây ngầm
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
13
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
gồm 4 hầm biogas với tổng diện tích là 1350m
3
. Đặc biệt, công tác vệ sinh phòng
bệnh cho chuồng trại được chú ý hơn cả. Mỗi công nhân trước khi vào làm việc
trong khu chăn nuôi phải tắm rửa, khử trùng bằng ozon và cloruamin. Vừa qua, hệ

thống chuồng trại của ông đã được cấp giấy chứng nhận phòng dịch thú y. Hiện tại,
đàn lợn của ông Long có 330 nái, 3300 lợn bột/lứa, cung cấp giống không chỉ cho
trang trại của mình mà cả các địa phương khác như Mỹ Đức, Sơn Tây, Hưng Yên…
Trang trại của ông Trần Văn Khoát (thôn Tri Lễ) gồm 3 ao: ao dự trữ nước có
diện tích 1800m², ao nuôi cá thương phẩm rộng 7000m² và ao xử lý nước lắng đọng
rộng 600m². Sau khi được lọc sạch nước từ ao dự trữ sẽ được điều hòa vào ao nuôi cá
thương phẩm để đảm bảo thay nước sạch thường xuyên cho cá. Sau đó, nước ở ao
nuôi cá thương phẩm lại được đưa qua ao xử lý lắng đọng. Tại đây có thả bèo để hút
chất bẩn, khử nước. Diện tích ao này có thể tận dụng nuôi được một số loại cá như cá
xanh, chạch đồng… Như vậy, toàn bộ quy trình trữ nước, thay nước và thải nước đều
được xử lý vừa đảm bảo vệ sinh dịch bệnh cho cá, vừa đảm bảo môi trường. Ông
Khoát cho biết, nuôi cá theo mô hình thủy sản bền vững thì cá tăng trọng nhanh ít
bệnh, năng suất có thể đạt 12-14 tấn/ha. Tuy mới đi vào hoạt động được hai năm
nhưng ông Khoát cũng thu được 120 triệu đồng/năm từ trang trại.
UBND xã Tân Ước đã xây dựng kế hoạch chuyển hướng sang phát triển chăn
nuôi tập trung kết hợp thủy sản bền vững với diện tích chuyển đổi là 15ha. Ông Hưng
cho biết, việc đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nếu
chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán trong khu dân cư sẽ rất khó kiểm soát dịch bệnh cho đàn
vật nuôi. Hiện nay, mặc dù các hộ chăn nuôi có xây dựng hầm biogas nhưng vẫn
không đảm bảo vệ sinh môi trường. Để thuận tiện cho việc triển khai dự án Hội Nông
dân xã đã tổ chức 2 buổi tập huấn về chăn nuôi bền vững tới người dân. Đồng thời
kết hợp với các doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi thực hiện các buổi trao
đổi, phổ biến kỹ năng chăn nuôi. Thông qua đó người dân không chỉ có cơ hội được
tiếp xúc với các nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giá rẻ mà còn được học hỏi tiến
bộ khoa học kỹ thuật.
2.2.3.3 Thống Nhất - Đồng Nai phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng tập trung
Thống Nhất là một huyện có ngành chăn nuôi phát triển mạnh nhất tỉnh Đồng
Nai. Toàn huyện hiện có gần 400 trang trại chăn nuôi. Với tổng đàn gia súc, gia cầm
trên 2 triệu con. Đầu năm 2008, để khắc phục tình trạng chăn nuôi trong khu dân cư
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52

14
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
gây ô nhiễm môi trường và gặp khó khăn trong công tác phòng bệnh, huyện Thống
Nhất đã được UBND tỉnh đồng ý cho quy hoạch khu khuyến khích chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư. Tính đến nay khu chăn nuôi này đã thu hút được 128 hộ vào
chăn nuôi.
Bà Phạm Thị Thùy Linh ngụ tại xã Gia Kiệm, có một trại heo rộng 2 hécta, nuôi
hơn 1000 con trong khu chăn nuôi tập trung. Bà cho biết, thực hiện chủ trương của
huyện và xã, gia đình bà đã chủ động mua đất xây dựng trang trại và di dời trại chăn
nuôi trong khu dân cư ra khu chăn nuôi tập trung được gần 2 năm nay. Bà nói: "Từ
khi chuyển sang khu chăn nuôi tập trung. tôi đã phát triển đàn heo nhiều hơn; dịch
bệnh ít nên chúng tôi rất yên tâm".
Gia Kiệm và Gia Tân là 2 xã có số lượng trang trại nhiều nhất huyện đồng thời
cũng lại là 2 địa phương thực hiện khá tốt việc vận động các hộ chăn nuôi vào khu
quy hoạch. Cả 2 xã này hiện đã có hơn 50 trang trại chăn nuôi nằm trong khu quy
hoạch, chiếm gần một nửa so với cả huyện. Ông Bùi Đình Bưởi - Trưởng phòng NN-
PTNT nói: "Việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung có rất nhiều thuận lợi. Thứ
nhất, người chăn nuôi có điều kiện để tổ chức lại sản xuất, xây dựng lại chuồng trại,
đảm bảo yếu tố kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Thứ hai, không phải lo vấn đề khiếu nại, mất vệ sinh môi trường trong cộng đồng
dân cư"
Các mô hình chăn nuôi trên ngoài mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân
còn góp phần giải quyết việc làm, cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn
lực. Sự thành công đó chính là do người dân đã chủ động chuyển đổi vùng đất hoang
hoặc kém hiệu quả thành các trang trại chăn nuôi lớn, đồng thời có sự liên kết chặt
chẽ với các doanh nghiệp cung cấp đầu vào và giải quyết đầu ra cho họ. Bên cạnh đó,
việc quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi tập trung có hệ thống xử lý chất thải hợp lý
cũng góp phần làm cho hiệu quả mô hình chăn nuôi xa khu dân cư ngày một tốt hơn.
Trên thực tế việc quy hoạch và liên kết này ở Uy Nỗ - Đông Anh còn chưa thực sự rõ
ràng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chăn nuôi tại địa bàn chưa đạt

hiệu quả như mong đợi.
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
15
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Uy Nỗ là một xã của huyện Đông Anh, thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
- Phía Bắc giáp xã Xuân Nộn và thị trấn Đông Anh.
- Phía Nam giáp xã Cổ Loa
- Phía Tây giáp xã Vĩnh Ngọc, xã Tiên Dương và thị trấn Đông Anh.
- Phía Đông giáp xã Việt Hùng.
Toàn xã có tổng cộng 14 thôn trong đó có 13 thôn nông nghiệp: Kính Nỗ, Ấp
Tó, Đản Mỗ, Đản Dị, Phan Xá, Phúc Lộc, Nghĩa Lại, Đài Bi, Xóm Ngoài, Xóm
Trong, Xóm Hậu, xóm Bãi, Xóm Thượng. Và một thôn phi nông nghiệp đó là Xóm
Chợ.
Uy Nỗ nằm ở trung tâm huyện Đông Anh, là đầu mối giao thông quan trọng
của huyện, có tuyến đường liên tỉnh và nhiều tuyến đường liên xã chạy qua. Đây là
điều kiện rất thuận lợi cho xã phát triển kinh tế và giao lưu thương mại cũng như văn
hoá với các địa phương khác.
3.1.1.2 Địa hình
Nhìn chung địa hình của xã tương đối bằng phẳng, có xu hướng thoải dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam.
Địa hình có chỗ cao nhất khoảng 12m, chỗ thấp nhất khoảng 5m, trung bình là
cao 8,5m so với mặt nước biển.
Đặc điểm địa hình của xã là một yếu tố quan trọng cần được chú ý khi xác
định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất. Những
vùng đất chưa sử dụng hoặc trồng lúa kém hiệu quả nên chuyển đổi để phục vụ cho
chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm trang trại…

Nhìn chung, địa hình của xã Uy Nỗ tương đối ổn định, thuận lợi cho phát triển
kinh tế của xã.
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Uy Nỗ là một xã thuộc huyện Đông Anh mang đặc điểm khí hậu chung của
Hà Nội đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí
hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu
khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển
tiếp tạo cho Uy Nỗ cũng như Hà Nội có bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
16
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Uy Nỗ là 25
0
C, hai tháng nóng nhất là tháng 6
và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xảy ra vào tháng 7 là 37,5
0
C. Hai
tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 13
0
C.
Độ ẩm trung bình là 84%, độ ẩm này cũng rất ít thay đổi theo các tháng trong
năm, thường dao động trong khoảng 80 - 87%.
Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày với lượng mưa trung bình hàng
năm 1600 - 1800 mm. Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 85%
lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng mưa trung bình 300 - 350
mm. Những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa cuối mùa đông lại có mưa phùn, ẩm
ướt. Vào mùa đông, xã còn phải chịu các đợt gió mùa đông bắc.
Nhìn chung, thời tiết Uy Nỗ thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp,
nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi, không quá khắc nghiệt phù hợp cho chăn nuôi phát triển,
nhiệt độ trung bình là 25

0
C và độ ẩm trong năm thường dao động trong khoảng 80 – 87%.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu nên thời tiết có biến đổi bất
thường, gây khó khăn cho chăn nuôi nhưng ảnh hưởng không lớn.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp,
không có đất thì không có quá trình sản xuất nông nghiệp. Đất đai vừa là đối tượng
sản xuất vừa là tư liệu sản xuất, nó là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. Sử dụng đất đai
một cách hiệu quả và hợp lý sẽ góp phần làm tăng nguồn thu nhập và ổn định kinh tế-
xã hội. Tình hình đất đai của xã được thể hiện qua bảng dưới đây.
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
17
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
Bảng 3.1: Sử dụng đất đai của xã Uy Nỗ trong 3 năm (2007-2009)
Diễn giải
2007 2008 2009 So sánh (%)
DT
(ha)
CC
(%)
DT
(ha)
CC
(%)
DT
(ha)
CC
(%)

08/07 09/08 BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên
758,33 100,00 758,33 100,00 758,33 100,00 100,00 100,00 100,00
I. Đất Nông nghiệp
394,42 52,01 384,68 50,73 386,43 50,96 97,53 100,45 98,98
1. Đất trồng trọt
350,41 88,84 336,13 87,38 330,58 85,55 95,93 98,35 97,13
Cây hàng năm
340,98 97,31 323,28 96,18 313,40 94,80 94,81 96,94 95,87
Cây lâu năm
9,43 2,69 12,85 3,82 17,18 5,20 136,27 133,70 134,98
2. Chăn nuôi
44,01 11,16 48,55 12,62 55,85 14,45 110,32 115,04 112,65
II. Đất phi nông nghiệp
340,08 44,85 352,32 46,46 372,40 49,11 103,60 105,70 104,64
1. Đất ở
70,98 20,87 78,58 22,30 86,50 23,23 110,71 110,08 110,39
2. Đất chuyên dùng
229,60 67,51 233,90 66,39 245,56 65,94 101,87 104,98 103,42
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
1,00 0,29 1,00 0,28 1,00 0,27 100,00 100,00 100,00
4. Đất khác
38,50 11,32 38,84 11,02 39,34 10,56 100,88 101,29 101,09
III. Đất chưa sử dụng
23,83 3,14 21,33 2,81 0 0 89,51 0 0
Nguồn: Phòng Địa Chính xã Uy Nỗ
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
18
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
Uy Nỗ là một xã nông nghiệp có tổng diện tích đất tự nhiên là: 758,33 ha.

Trong 3 năm qua tình hình đất đai của toàn xã có sự biến động.
Với diện tích đất tự nhiên là cố định trong khi dân số ngày một tăng đã làm
cho diện tích đất nông nghiệp trên một khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp
giảm qua các năm. Do vậy xã cần thâm canh tăng vụ, tăng năng suất nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
xu hướng trồng và nuôi những cây con có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất là cần thiết.
Tổng diện tích đất nông ngiệp năm 2007 là 394,42 ha, năm 2008 giảm xuống
384,68 ha, tức là giảm 2,47%. Năm 2009 tổng diện tích đất nông nghiệp lại tăng lên
tới 386,43 ha, tăng 0,45% so với năm 2008. Như vậy bình quân đất nông nghiệp qua
3 năm giảm 1,02%, do có sự chuyển đổi diện tích đất từ đất trồng lúa kém hiệu quả
và đất chưa sử dụng sang thành đất chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản và một phần
chuyển sang đất trồng cây lâu năm. Cụ thể:
Diện tích đất cây hàng năm năm 2007 là 340,98 ha, năm 2008 giảm xuống
323,28 ha, năm 2009 giảm xuống 313,40 ha, bình quân 3 năm giảm 4,13%.
Về diện tích đất chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản nhìn chung qua 3 năm
tăng lên. Năm 2007 diện tích đất chăn nuôi là 44,01 ha chiếm 11,16% trên tổng diện
tích đất nông nghiệp, năm 2008 tăng lên 48,55 ha, năm 2009 tăng lên 55,85 ha. Như
vậy bình quân qua 3 năm đất chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tăng 12,65%.
Riêng đối với chăn nuôi gia cầm, năm 2007 là năm phục hồi sau đại dịch H
5
N
1
đã
bùng phát trong năm 2004, vì vậy cuối năm 2007 trở đi tình hình chăn nuôi gia cầm
phát triển mạnh và đặc biệt tăng nhanh hơn trong năm 2009 làm cho diện tích chăn
nuôi gà của xã cũng tăng lên.
Ngoài ra, về diện tích đất phi nông nghiệp thì chủ yếu là tăng diện tích đất ở
do có sự chuyển đổi một phần từ đất nông nghiệp và từ đất chưa sử dụng chuyển
sang.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, trong những năm qua cơ sở hạ tầng của xã tương đối ổn định và kiên
cố, do được sự quan tâm và nhận thức từ chính các cán bộ xã, người dân trong xã về
vai trò và tầm quan trọng của nó. Toàn bộ đường giao thông liên thôn, liên xã đã
được bê tông hóa 100% phục vụ tốt nhu cầu đi lại cho người dân và các phương tiện
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
19
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
chuyên chở. Đối với hệ thống thủy lợi, xã đã xây dựng được một hệ thống cung cấp
nước đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp cũng như nước sạch cho sinh hoạt của người
dân. Toàn xã có 125.200 km kênh mương chính được bê tông hóa 80% và thường
xuyên được nạo vét, nâng cấp, sửa chữa và tu sửa hệ thống máy bơm.
3.1.2.3 Tình hình dân số, lao động
Bảng 3.2 Dân số, lao động của xã năm 2007 - 2009
Diễn giải
ĐVT Năm
2007
Năm
2008
Năm 2009
Tổng số dân Người 15026 15857 16195
Tổng số hộ Hộ 3728 3749 3788
* Hộ Nông nghiệp Hộ 2913 2709 2673
* Hộ phi nông nghiệp Hộ 815 1040 1115
Tổng số lao động Người 8366 7617 7500
* LĐ qua đào tạo Người 1956 2105 2340
* LĐ chưa qua ĐT Người 6410 5512 5160
Nguồn: Phòng thống kê xã Uy Nỗ
Qua bảng 3.2 tình hình dân số và lao động của xã 3 năm gần đây chúng ta
cũng thấy được sự khác nhau rõ rệt. Nếu trước đây tỷ lệ hộ thuần nông chiếm đa số,

số hộ kiêm và buôn bán dịch vụ nhỏ thì hiện nay tỷ lệ đó có xu hướng thay đổi theo
chiều giảm dần các hộ thuần nông và tăng các hộ làm dịch vụ buôn bán nhỏ, mỗi gia
đình trung bình có ít nhất một người hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Lao
động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có xu hướng tăng, tỷ lệ lao động trong nông
nghiệp giảm dần. Tốc độ tăng dân số, sự biến động về cơ cấu, lao động của xã đang
theo một xu hướng tích cực do ý thức của người dân ngày càng cao.
3.1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã Uy Nỗ luôn
có sự phát triển rõ rệt trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực.
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
20
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
Bảng 3.3 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007-2009
Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
GT
(tr.đ)
CC
(%)
GT
(tr.đ)
CC
(%)
GT
(tr.đ)
CC
(%)
BQ
(%)
Tổng 58242,24 100 63638,87 100 79326,1 100 116,70
1. Nông nghiệp 35849,24 61,55 41764,87 65,6 50746,1 63,97 118,98

a. Trồng trọt 13630,2 38,02 15106,9 36,2 18457,3 36,37 116,37
b. Chăn nuôi 22219,04 61,98 26657,97 63,8 32288,8 63,63 120,55
Chăn nuôi gia cầm 11432,74 51,45 14168,67 53,1 18069 55,96 125,72
Chăn nuôi lợn 10548,2 47,47 11568,1 43,4 13256,7 41,06 112,11
Chăn nuôi trâu bò 28 0,13 33 0,1 51 0,16 134,96
Chăn nuôi thủy sản 210,1 0,95 888,2 3,3 912,1 2,82 208,36
2. Dịch vụ thương mại 22393 38,45 21874 34,4 28580 36,03 112,97
Nguồn: Phòng thống kê xã Uy Nỗ
Qua bảng trên ta thấy nông nghiệp vẫn là ngành có vị trí quan trọng đối với
nền kinh tế xã Uy Nỗ. Tỷ trọng giá trị của ngành nông nghiệp đóng góp vào nền kinh
tế xã trong 3 năm qua luôn ở mức lớn hơn 60%. Cụ thể năm 2007 tổng giá trị ngành
nông nghiệp là 35849,24 tr.đ chiếm 61,55%, năm 2008 tăng lên 41764,87 tr.đ, năm
2009 tăng lên 50746,1 tr.đ, bình quân 3 năm tăng lên 18,98%.
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi cũng chiếm một vị trí quan trọng
có đóng góp đáng kể. Chăn nuôi gia cầm là chủ yếu còn lại là chăn nuôi gia súc: lợn,
trâu bò,… và thuỷ sản. Chăn nuôi gia cầm có giá trị dao động từ 11432,74 tr.đ đến
18069 tr.đ, chiếm khoảng từ 51,45 % 55,96% trong cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi.
Bình quân qua 3 năm tăng lên 25,72%.
Mặc dù đất nông nghiệp giảm nhưng tổng giá trị của nông nghiệp ngày càng
tăng là do người dân đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, đồng thời
thâm canh tăng vụ nâng cao hiệu quả sản xuất. Người dân cũng đã dần chuyển đổi
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
21
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
những vùng đất sử dụng kém hiệu quả sang mục đích khác như chuyển vùng đất
trồng lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi gà xa khu dân cư với quy mô lớn vừa mang lại
hiệu quả cao về kinh tế vừa bảo vệ môi trường; Chuyển từ những vùng đất nông
nghiệp kém hiệu quả sang xây dựng các khu thương mại và có kết quả rất khả quan,
đồng thời theo xu hướng phát triển chung của Việt Nam hiện nay là tập trung phát
triển công nghiệp và thương mại. Vì vậy năm 2007 dịch vụ thương mại của xã đóng

góp 22.393 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 28.580 triệu đồng, bình quân 3 năm tăng
12,97%.
3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội đối với
chăn nuôi gà trên địa bàn xã Uy Nỗ
Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của xã
Uy Nỗ ta thấy xã Uy Nỗ có một số thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi gà:
3.1.3.1 Thuận lợi
Xã Uy Nỗ là một xã thuộc thị trấn Đông Anh có vị trí địa lí rất thuận lợi cho
giao lưu buôn bán, góp phần thúc đẩy các đầu mối tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi
gà: thịt gà, trứng gà… Có hệ thống đường giao thông thuận lợi, hầu hết đã được bê
tông hoá. Vì vậy giúp cho quá trình giao lưu, vận chuyển được diễn ra an toàn và
hiệu quả.
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, hệ thống kênh mương thuờng xuyên
được nạo vét, bê tông hoá giúp cho quá trình cấp thoát nước diễn ra thuận lợi.
Quỹ đất dành cho chăn nuôi không nhỏ và có xu hướng tăng dần: năm 2007 là
44,01 ha; năm 2009 là 55,85 ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ trong việc thiết
kế chuồng trại, hệ thống xử lí chất thải hợp lý trong chăn nuôi, tạo điều kiện cho chăn
nuôi phát triển đặc biệt là khu vực chăn nuôi ngoài khu dân cư.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình khoảng 25
0
C thuận lợi cho
phát triển chăn nuôi.
Nền kinh tế - xã hội của xã đang trên đà phát triển, đầu tư cho chăn nuôi cũng
tăng lên, UBND xã Uy Nỗ luôn có những khuyến khích hỗ trợ người dân trong chăn
nuôi, mặt khác chăn nuôi gia súc, gia cầm đem lại thu nhập cao cho người dân vì vậy
tạo động lực cho người dân có hướng phát triển chăn nuôi hợp lý.
3.1.3.2 Khó khăn
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
22
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội

Mặc dù quỹ đất có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng sang chăn nuôi làm
trang trại không nhỏ: đất trồng lúa kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, và một số diện
tích đất khác. Tuy nhiên, việc chuyển đổi và quy hoạch cần nhiều điều kiện và cần
phải có thời gian khiến cho vấn đề quy hoạch đất đai đưa chăn nuôi xa khu dân cư
không dễ dàng thực hiện được đúng như yêu cầu mà đề án đặt ra.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra
Xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh có 13 thôn nông nghiệp và 1 thôn phi nông nghiêp.
Chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ có chăn nuôi gà xa khu dân cư và điều tra
đại diện 10 hộ có chăn nuôi gà trong khu dân cư tại 5 thôn đó là Ấp Tó, Đản Dị, Đản
Mỗ, Kính Nỗ, Xóm Ngoài. Đây là những thôn mang đặc trưng, đại diện cho những vùng
chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng của xã Uy Nỗ.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
 Các số liệu về tình hình đàn gia cầm, tình hình đưa chăn nuôi gia cầm tách
khỏi khu dân cư của huyện Đông Anh được thu thập ở phòng kinh tế
huyện Đông Anh.
 Các số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, tình hình về đàn
gia cầm, quá trình đưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của xã
được thu thập tại ban thống kê, HTX, hội nông dân của xã Uy Nỗ.
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
* Điều tra bảng hỏi hộ nuôi gà
Số liệu sơ cấp cần thiết cho đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp
hộ nông dân bằng bảng hỏi với những nội dung như:
- Đặc điểm của các hộ điều tra bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm
trong chăn nuôi gà, tuổi chủ hộ, giới tính...
- Đầu vào bao gồm: đất đai, con giống, lao động, thức ăn, thuốc thú y...
- Đầu ra bao gồm: Sản lượng thịt gà, trứng gà.
- Những thuận lợi khó khăn, những mong muốn, đề xuất trong chăn nuôi
gà và tách chăn nuôi gà xa khu dân cư của các hộ chăn nuôi gà ở xã Uy nỗ - Đông

Anh – Hà Nôi.
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
23
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
* Nghiên cứu điển hình: Trong những hộ nuôi gà trong khu dân cư chúng tôi
tiến hành thu thập thông tin 10 hộ ở các quy mô chăn nuôi với nội dung xoay quanh
vấn đề phương thức, kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ bệnh cho đàn gà theo phương
thức cổ truyền... Đặc biệt thu thập một số thông tin về nhu cầu và lý do chưa chuyển
chăn nuôi ra xa khu dân cư.
3.2.3 Phương pháp phân tích
 Phương pháp thống kê so sánh: Trong đề tài chúng tôi tiến hành so sánh hai
nhóm hộ nuôi gà trong và ngoài khu dân cư về vốn, lao động, cơ sở vật chất xây
dựng để nuôi gà, hiệu quả chăn nuôi gà, nhận thức về mô hình nuôi gà xa khu dân
cư…. Trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá về tình hình và quá trình phát
triển nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ - Đông Anh – Hà Nội.
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu
Hệ thống các chỉ tiêu về chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất.
Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm chính + sản
phẩm phụ) thu được trong năm.
GO = ∑ Qi * Pi
Trong đó :
GO: giá trị sản xuất
Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i
Pi : Đơn giá sản phẩm thứ i
GV là phần giá trị sản phẩm nông nghiệp đem bán hoặc trao đổi trên thị trường .
GV = ∑ Xi*Pi
Trong đó: Xi là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
IC: chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ khấu
hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

VA là giá trị gia tăng - là giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra trong năm sau
khi trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO – IC
MI thu nhập hỗn hợp là thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm cả
phần công lao động và phần lợi nhuận.
MI = VA – (T + A+ chi phí lao động thuê ngoài)
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
24
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh – Hà Nội
Trong đó:
T là các loại thuế
A là khấu hao tài sản cố định
- Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa là tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa/ ∑
giá trị sản xuất.
- Chỉ tiêu hiệu quả.
+ GO/IC : Là giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí. Chỉ tiêu này cho biết
hiệu quả sử dụng chi phí trong chăn nuôi gà .
+ VA/IC : Là giá tri gia tăng thô tính trên một đồng chi phí
Lợi ích mà họ nhận được từ khi xuất hiện mô hình.
Tỷ trọng của ngành chăn nuôi gà trong những năm gần đây
Tốc độ tăng trưởng và phát triển chăn nuôi gà.
Hệ thống các chỉ tiêu về năng lực sản xuất
Tốc độ phát triển của các trang trại tách khỏi khu dân cư
Diện tích trang trại. quy mô chăn nuôi
Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu qua các năm
Số lao động, lao động bình quân…..
Số lượng vật tư, cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi gia cầm.
Hệ thống chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng và mức tiếp nhận việc đưa
chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư :
Số gia cầm bình quân hộ

Tỷ lệ chết của gia cầm
Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một hộ
Số thửa bình quân trên hộ
Yêu cầu vốn
Các chỉ tiêu phản ánh môi trường sông của hộ dân cư
Nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp KTA – K52
25

×