Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tìm hiểu sưu tập rối nước dân gian trưng bày tại bảo tàng dân tộc học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA

PHẠM THỊ TRUYỀN

TÌM HIỂU SƯU TẬP RỐI NƯỚC DÂN GIAN
TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52 32 03 05

Người hướng dẫn khoa học: Th.S HOÀNG THANH MAI

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng nổ
lực thực hiện hết mình, tuy nhiên khơng thể thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ của
các thầy cô giáo và các cô chú cán bộ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến ThS Hồng
Thanh Mai đã ln quan tâm, hướng dẫn em một cách tận tình trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa Di sản Văn
hóa đã cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại
trường.
Là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tay nên khóa luận khơng tránh
khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo
để khóa luận của mình được hồn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Truyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3.Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2
4.Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
5.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
6.Bố cục đề tài................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VÀ CÔNG TÁC XÂY
DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG ................................................ 4
1.1Khái quát chung về Bảo tàng Dân tộc học .............................................. 4
1.1.1Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Dân tộc học ...................... 4
1.1.2Đặc trưng và chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Dân tộc học .......... 8
1.2Khái quát về nội dung trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ............ 10
1.3Một số khái niệm có liên quan .............................................................. 12
1.3.1Khái niệm sưu tập và sưu tập hiện vật Bảo tàng ............................. 12
1.3.2Tiêu chí hình thành sưu tập hiện vật Bảo tàng ................................ 16
1.3.3Nguyên tắc hình thành sưu tập hiện vật Bảo tàng ........................... 17
1.3.4Các bước tiến hành sưu tập hiện vật Bảo tàng ................................ 18
1.3.4.1 Xác định tên sưu tập ............................................................... 18
1.3.4.2 Tiến hành chọn hiện vật có thuộc tính chung đã được xác định
bởi tên sưu tập ..................................................................................... 18
1.3.4.3 Hoàn thiện hồ sơ đối với hiện vật thuộc sưu tập ...................... 19

1.3.4.4 Nghiên cứu, thẩm định và bổ sung thông tin nhằm làm phong
phú cho nội dung từng hiện vật ........................................................... 19
1.3.4.5 Lập sổ sưu tập ......................................................................... 20
CHƯƠNG 2. SƯU TẬP RỐI NƯỚC DÂN GIAN TRƯNG BÀY TẠI
BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM ............................................... 22
2.1 Lịch sử, nguồn gốc của sưu tập ........................................................... 22


2.2 Tổng quan và phân loại sưu tập ........................................................... 24
2.2.1 Thống kê số lượng hiện vật trong sưu tập ...................................... 24
2.2.2 Phân loại sưu tập ........................................................................... 25
2.2.2.1 Sưu tập các tài liệu viết............................................................ 28
2.2.2.2 Sưu tập các hiện vật khối ......................................................... 28
2.3Nội dung của sưu tập ............................................................................ 29
2.4Giá trị của sưu tập ................................................................................ 51
2.4.1Giá trị lịch sử.................................................................................. 51
2.4.2Giá trị văn hóa ................................................................................ 54
2.4.3Giá trị giáo dục ............................................................................... 57
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
SƯU TẬP HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM ...... 60
3.1Thực trạng của sưu tập ......................................................................... 60
3.1.1Thực trạng công tác sưu tầm nghiên cứu, quản lý và kiện toàn sưu tập... 60
3.1.2Thực trạng công tác kiểm kê và bảo quản sưu tập........................... 62
3.1.3Thực trạng công tác phát huy giá trị sưu tập ................................... 65
3.2Một số giải pháp về bảo quản và phát huy giá trị sưu tập Rối nước dân
gian tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ................................................... 66
3.2.1Tiếp tục cơng tác nghiên cứu, kiện tồn sưu tập ............................. 66
3.2.2Tăng cường quản lý và bảo quản sưu tập ........................................ 70
3.2.3Không ngừng phát huy giá trị của sưu tập ...................................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................. 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 79
PHỤ LỤC.................................................................................................... 81


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Đó
là nguồn tri thức được tích lũy từ bao đời nay của các dân tộc. Vấn đề đặt ra
là các nguồn tri thức này đã được sử dụng như thế nào để phục vụ cuộc sống
đương đại của các cộng đồng là chủ nhân tri thức nói riêng và của mọi người
nói chung.
Hiện nay Việt Nam có gần 130 Bảo tàng, khá đa dạng về loại hình. Các
Bảo tàng mang tính tổng hợp, giới thiệu về tự nhiên, lịch sử và cư dân địa
phương. Có nhiều Bảo tàng chuyên ngành như: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Bảo
tàng Hải Dương học Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,... Bảo tàng
là một thiết chế văn hóa, “là ngơi nhà cất giữ những báu vật của lồi người.
Nó lưu giữ ký ức của các dân tộc, các nền văn hóa, những ước mơ và hi vọng
của con người trên thế giới”. Có thể khẳng định bảo tàng giữ một vị trí, vai trị
to lớn trong giáo dục văn hóa và phát huy sự sáng tạo của con người. Thông
qua các khâu công tác nghiệp vụ của Bảo tàng, đặc biệt là hoạt động trưng
bày, công chúng có được những nhận thức trực tiếp, sống động về lịch sử tự
nhiên hay lịch sử xã hội.
Trong chính sách đa dạng hóa các hoạt động của mình, Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc phát huy các di sản dân gian từ
làng xã, từ các cộng đồng chủ thể văn hóa. Bảo tàng hướng các hoạt động tới
mục đích “cộng đồng tự bảo tồn”, tạo nên những di sản sống. Cách tiếp cận
của Bảo tàng là tôn trọng truyền thống, tạo điều kiện cho chính những chủ thể
văn hóa tự giới thiệu về mình và những giá trị truyền thống của họ.
Múa rối nước là một di sản văn hóa độc đáo của người Việt, là sản

phẩm của những người nông dân lúa nước châu thổ Bắc Bộ. Trong truyền
thống, các phường rối chủ yếu hoạt động vào các dịp lễ hội của địa phương.

1


Một thời gian dài trong chiến tranh và cả sau đó, với nhiều nguyên nhân khác
nhau, đa số các phường rối nước dân gian đã ngừng hoạt động hoặc bị tan rã.
Di sản văn hóa này và các tri thức dân gian liên quan có nguy cơ bị mai một.
Là một cán bộ bảo tàng trong tương lai, lại có mong muốn tìm hiểu về
Rối nước dân gian, phần trưng bày về Rối nước dân gian ở Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam đã thực sự hấp dẫn em nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ Bảo
tàng học. Cho nên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu sưu tập Rối nước
dân gian trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và công tác xây dựng
sưu tập hiện vật bảo tàng.
- Giới thiệu nội dung chủ yếu của sưu tập “Rối nước dân gian” tại Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam.
- Xác định những giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục của sưu tập giới
thiệu đến công chúng.
- Đưa ra những nhận xét về ưu điểm và những hạn chế về nội dung và
tài liệu hiện vật trưng bày về Rối nước dân gian. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản và phát huy giá trị của sưu
tập Rối nước dân gian tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sưu tập Rối nước dân gian tại Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: trưng bày về Rối nước dân gian tại Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến nay.

2


5. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Dân tộc và Bảo tàng.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu của các bộ môn khoa học có liên
quan, cần thiết cho q trình triển khai đề tài: Bảo tàng học, Dân tộc học, Văn
hóa học,...
- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp các thơng tin phục vụ
cho đề tài khóa luận tốt nghiệp.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và công tác xây dựng sưu
tập hiện vật bảo tàng
Chương 2: Sưu tập Rối nước dân gian trưng bày tại Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản
và phát huy giát trị của sưu tập Rối nước dân gian tại Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam

3


CHƯƠNG 1

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG SƯU TẬP
HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1 Khái quát chung về Bảo tàng Dân tộc học
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Dân tộc học
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chính thức được thành lập ngày 24 tháng
10 năm 1995, là một trong hơn 40 đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam theo quyết định thành lập số 689/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bảo tàng được xây dựng trong khuôn viên rộng hơn 3,4 ha, nằm trên
đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Sau gần 20
năm xâu dựng và phát triển, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không ngừng lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng. Lúc mới thành lập Bảo tàng chỉ có 18
người, đến nay đội ngũ nhân viên của Bảo tàng hiện có 87 người làm việc ở
13 phòng, gồm các bộ phận: nghiên cứu – sưu tầm, trưng bày, giáo dục, bảo
quản hiện vật, thư viện, ...
Số lượng hiện vật cùng các tư liệu hình ảnh lưu giữ trong kho của Bảo
tàng khơng ngừng tăng lên sau mỗi chuyến nghiên cứu – sưu tầm của cán bộ.
Hiện tại, Bảo tàng đang bảo quản khoảng 27.000 hiện vật với nhiều bộ sưu
tập về cư dân của Việt Nam và Đông Nam Á. Nguồn tư liệu nghe – nhìn khá
phong phú với hơn 11.300 kiểu ảnh và phim, 20.000 giờ băng âm thanh và
2.400 băng và đĩa hình và gần 900 băng ghi âm1. Thư viện phục vụ bạn đọc
với hơn 10.000 ấn phẩm (sách và tạp chí), gần 2.000 báo cáo và luận văn
cùng với hàng nghìn tư liệu viết tay. Tất cả hiện vật, phim, ảnh và tư liệu của
Bảo tàng đều được quản lý bằng cơ sở dữ liệu.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có hai khơng gian trưng bày thường
xun: trưng bày hiện vật 54 dân tộc trong tòa nhà “Trống đồng” và các kiến
trúc dân gian (nhà ở, nhà công cộng, nhà mồ,...) trong khn viên ngồi trời.
1

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (2011), Các cơng trình nghiên cứu của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tập
7, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.15.


4


Khu trưng bày thường xun trong tịa nhà mơ phỏng hình trống đồng được
khai trương ngày 12 tháng 11 năm 1997. Với diện tích 2.000 m2, trưng bày
này giới thiệu khoảng 700 hiện vật, phản ánh mọi mặt đời sống vật chất và
tinh thần của 54 dân tộc ở Việt Nam. Các dân tộc được giới thiệu theo ngơn
ngữ: nhóm Việt – Mường, Tày – Thái, Kađai, Hmông – Dao, Tạng – Miến,
Môn – Khơme, Nam Đảo,... thông qua các hiện vật, tư liệu gốc của chính chủ
thể văn hóa. Đó là những vật dụng bình dị của cuộc sống thường ngày như:
giỏ cá, gùi, dao,... Các hiện vật nghi lễ, thờ cúng cũng rất đa dạng như: tranh
thờ Đạo giáo, bàn thờ gia tiên, tượng thờ trong đạo Mẫu, mặt nạ nghi lễ,...
Bên cạnh đó là các loại nhạc cụ độc đáo, bằng vỏ bầu, tre, nứa... Đặc biệt hơn
cả là trang phục rất độc đáo của các dân tộc. Những bộ quần áo, váy, khố,
khăn,... được trang trí rất tinh tế bằng các kỹ thuật khác nhau: thêu, đáp vải,
batik,... Các nghề thủ công truyền thống như: làm nón, làm gốm, đúc đồng,
chạm gỗ, in tranh,... Nghệ thuật biểu diễn như: hát bội, rối nước,... cũng được
giới thiệu trong trưng bày thường xun này.
Ngồi tịa nhà “trống đồng” là một “vườn kiến trúc”, thường gọi là
“trưng bày ngoài trời”, trong khơng gian cây xanh có diện tích 2,1 ha. Ở đây,
khơng chỉ giới thiệu các loại hình kiến trúc dân gian, mà cùng với nó là các
khơng gian cư trú và sinh hoạt của chủ nhân, là các dân tộc ở vùng khác nhau.
Khu trưng bày này còn mang đến cho công chúng những thông tin về sự sáng
tạo của các tộc người trong việc thích ứng với mơi trường sinh thái. Có 10
cơng trình do chính người dân tự làm, giới thiệu trong khu trưng bày ngoài
trời cho thấy sự đa dạng cũng như sự độc đáo trong kiến trúc của Việt Nam.
Về nhà ở, có nhà sàn của người Tày. Nhà nửa sàn nửa đất với mái bằng các
ống tre bổ đôi của người Dao. Nhà trệt với mái ngói âm dương truyền thống
của người Việt. Nhà lợp bằng các tấm gỗ của người H’mông. Nhà tường trình

của người Hà Nhì. Nhà sàn dài của một gia đình mẫu hệ người Êđê. Ngồi ra
cịn có tổ hợp các ngôi nhà trong khuôn viên của một gia đình người Chăm
mẫu hệ và nhà rơng của người Bana đại diện cho loại hình nhà cộng đồng. Về
5


nhà mồ, có nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người
Cơtu. Đa số các cơng trình kiến trúc trong vườn Bảo tàng được sưu tầm từ các
địa phương, từ chính nhà của người dân (trừ nhà mồ và nhà rơng được dựng
mới hồn tồn).
Với mục đích đảm bảo cho các cơng trình có được những yếu tố kỹ
thuật và thẩm mỹ mang tính nguyên gốc, đồng thời tơn trọng các chủ thể văn
hóa, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mời người dân ở các địa phương về
dựng lại ngơi nhà của mình theo phong tục tập qn của họ. Thơng qua đó,
Bảo tàng khuyến khích, tạo điều kiện cho chủ thể tự thể hiện và giới thiệu về
văn hóa của dân tộc mình. Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam vừa tái hiện nhiều khơng gian văn hóa khác nhau, đồng thời là địa
điểm thích hợp cho các hoạt động trình diễn tự giới thiệu của các địa phương,
các dân tộc.
Từ năm 2007, một tòa nhà mới mang biểu tượng “cánh diều” được khởi
cơng xây dựng. Tịa nhà này sẽ giới thiệu các sư dân ngoài Việt Nam, trước
hết là những tộc người ở các nước Đông Nam Á. Hiện tại, Bảo tàng đang xúc
tiến nghiên cứu – sưu tầm hiện vật và tư liệu về khu vực này để tổ chức trưng
bày giới thiệu với công chúng trong tương lai không xa. Việc khai trương
trưng bày sẽ mở ra bước tiến mới trong quá trình phát triển của Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam. Từ đây, các hoạt động của Bảo tàng sẽ mở rộng ra các khu
vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và nhiều vùng khác trên thế giới.
, ngay từ khi ra đời, . Một năm sau ngày khai trương, Bảo tàng đã cho
ra đời trưng bày chuyên đề đầu tiên, Từ đó, các trưng bày chuyên đề và các
hoạt động hướng tới công chúng ngày càng phong phú và đa dạng. Năm 2003,

Bảo tàng thực hiện 16 cuộc trưng bày và trình diễn. Bên cạnh đó Bảo tàng cịn
tổ chức nhiều chương trình giáo dục, các buổi thuyết trình, hội thảo khoa học,
tập huấn chuyên đề,...
Với những hoạt động trưng bày, trình diễn phong phú thường niên, Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam thực sự trở thành một địa điểm có uy tín trong
6


việc giới thiệu về văn hóa các dân tộc. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giúp
cho khách tham quan cảm nhận về nền văn hóa đa dạng và phong phú của các
dân tộc. Các hoạt động của Bảo tàng nhằm tăng cường sự tôn trọng đối với
truyền thống của mỗi dân tộc, đồng thời khích lệ lịng tự tơn, tự hào về văn
hóa dân tộc cũng như ý thức bình đẳng dân tộc, phục vụ tốt khách quốc tế,
đáp ứng nhu cầu khám phá của họ. Qua đó, Bảo tàng khơng chỉ góp phần làm
cho cơng chúng hiểu hơn về đất nước, con người và nền văn hóa Việt Nam,
mà cịn quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Sự ra đời của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cùng với những hoạt
động đa dạng của nó thực sự đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của xã hội cũng
như nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cơng chúng, trong bối cảnh văn hóa Việt
Nam nói chung, truyền thống văn hóa của các dân tộc nói riêng, đang đứng
trước những thách thức của hội nhập. Sự thành công và tính năng động của
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng được nhiều bạn bè, đồng nghiệp quốc tế
đánh giá cao. Năm 2000 “Hội đồng văn hóa châu Á của Mỹ đã quyết định bầu
chọn và trao giải thưởng John – D.Rockefeller 3 cho PGS. TS Nguyễn Văn
Huy – Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bởi những đóng góp của
ơng vào việc giới thiệu nền văn hóa Việt Nam ra thế giới thơng qua hoạt động
phong phú của Bảo tàng này. Họ cũng ghi nhận đây là một trong những bảo
tàng dân tộc ấn tượng nhất châu Á”2. Trong 10 năm đầu tiên phục vụ công
chúng, đã hai lần Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được giới báo chí bình
chọn vào danh sách 10 sự kiện văn hóa – văn nghệ tiêu biểu trong năm ở Việt

Nam; lần thứ nhất vào năm 1997, khi bảo tàng mở cửa và lần thứ hai, năm
2005, và khi tròn 10 năm tuổi, “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trở thành
điểm sáng trong hệ thống bảo tàng quốc gia với nhiều hoạt động đa dạng,
phong phú và giàu hiệu quả”3

2
3

Dỗn Phương (2000), “Khi chủ thể văn hóa được đề cao...”, Thể thao và văn hóa, tr. 32.
“Các sự kiện văn hóa văn nghệ năm 2005”, Gia đình và xã hội (2005), tr.6

7


Không những tổ chức hoạt động hướng tới công chúng, Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam còn tổ chức nhiều chương trình nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động và kỹ năng bảo tàng học với sự tham gia của nhiều Bảo tàng quốc
gia và địa phương khác nhau. Nhiều chuyên gia nước ngoài đã được mời đến
chia sẻ kinh nghiệm về các tiếp cận mới và giảng dạy về xây dựng bảo tàng
theo quan niệm hiện đại.
1.1.2 Đặc trưng và chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Dân tộc học
Cũng giống như bất cứ bảo tàng nào khác khi ra đời, Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam cũng có những chức năng chính như: nghiên cứu, sưu tầm,
trưng bày và giáo dục (hay phổ biến kiến thức). Trong quyết định 689/TTg
ngày 24/10/1995 của Thủ tướng chính phủ nêu rõ: “Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam có nhiệm cụ tổ chức nghiên cứu khoa học, sưu tầm phân loại, đánh
giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu khai thác các giá trị lịch sử,
văn hóa về phương diện dân tộc học của các dân tộc anh em trong đại gia
đình Tổ quốc Việt Nam, cung cấp tư liệu nghiên cứu dân tộc học cho các
ngành đào tạo cán bộ nghiệp vụ và quản lý cho Bảo tàng Dân tộc học”4 .

Bên cạnh chức năng trên, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cịn có
những nhiệm vụ sau:
- Thực hiện việc điều tra, sưu tầm, thu thập hiện vật, tài liệu về lịch sử,
văn hóa của các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện phân loại, đánh giá, lập hồ sơ lý lịch các hiện vật
dân tộc học một cách đầy đủ, chính xác nhất. Bên cạnh đó là việc bảo quản,
phục chế nguyên mẫu các hiện vật sưu tầm được.
- Xây dựng phần trưng bày cố định và phần trưng bày chuyên đề,
trưng bày lưu động (khơng cố định) các di sản văn hóa, các bộ sưu tập nhằm
phản ánh văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.

4

Quyết định 689/QĐ-TTg về việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ký
ngày 24/10/1995, trích Chương 1, điều 2.

8


- Xây dựng và cung cấp các tư liệu nghiên cứu về dân tộc học cho
nhiều ngành dưới nhiều hình thức khác nhau: nghiên cứu hiện vật gốc, xây
dựng lí lịch hiện vật, băng ghi hình tư liệu ảnh, tài liệu viết, xuất bản, thường
xuyên phát hành những ấn phẩm phản ánh kết quả nghiên cứu, thông tin và tư
liệu cho bảo tàng,...
- Tổ chức thực hiện các chương trình, các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức trao đổi và hợp tác khoa học với các ngành, các địa phương
và các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đó có quan hệ giao lưu văn hóa
với Việt Nam.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về chuyên
ngành Bảo tàng và Dân tộc học.

- Xây dựng hệ thống thông tin tư liệu, thư viện cùng cơ sở vật chất, kỹ
thuật cần thiết cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày tạm
thời và lâu dài cho bảo tàng.
- Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất – kỹ thuật và các tài sản của
bảo tàng theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam làm việc trên nguyên tắc
bất cứ một hoạt động nào đưa ra phải ln ln đề cao vai trị của cơng
chúng, đề cao vai trị của cộng đồng. Phải có các hoạt động đa dạng để lôi
cuốn khách đến tham quan kể từ khi khai mạc đến lúc kết thúc cuộc trưng
bày. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam xuất phát từ nhu cầu của xã hội chứ
không phải xuất phát từ hiện vật có trong bảo tàng để trưng bày. Các trưng
bày “100 năm đám cưới Việt Nam” hay “cuộc sống Hà Nội thời bao cấp 1975
– 1986”... là những trưng bày chuyên đề có sự đóng góp hiện vật của nhân
dân cả nước. Đây là những trưng bày gắn với nhu cầu xã hội đương đại có sức
hấp dẫn cơng chúng.
Bên cạnh đó, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng mở ra những hướng
hoạt động mới như tổ chức trình diễn làng nghề thủ cơng và văn nghệ dân
gian. Hoạt động trình diễn nghề là một trong những hướng đi riêng của Bảo
9


tàng. Bảo tàng đã triệt để khai thác di sản văn hóa dân gian từ làng xã, từ các
cộng đồng và do chính chủ thể văn hóa tự giới thiệu. Tơn trọng các giá trị
truyền thống ít bị pha tạp và khơng bị chun nghiệp hóa là ngun tắc góp
phần tạo nên “bản sắc” riêng cho hoạt động trình diễn tại Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam và từ đó tạo nên sự hấp dẫn riêng. Công chúng không ngừng
được trực tiếp xem các kỹ năng của các nghệ nhân, mà cịn được khuyến
khích cùng tham gia sáng tạo.
Mục tiêu của Bảo tàng là làm sao cho công chúng biết đến mình ngày
càng nhiều hơn, đồng thời đáp ứng cao nhất nhu cầu hưởng thụ văn hóa khi

họ đến tham quan Bảo tàng. Chính vì vậy, ngồi trưng bày thường xuyên,
hàng năm Bảo tàng còn tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề, trình diễn, các
hoạt động giáo dục, vui chơi cho trẻ em và gia đình.
Trình diễn về các nghề thủ công và nghệ thuật dân gian là một trong
những lĩnh vực hoạt động được coi là đặc sắc và thành công của Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam trong những năm qua. Hoạt động này được đông đảo
công chúng quan tâm, được giới Bảo tàng cũng như công chúng đánh giá cao.
Trong lĩnh vực đó, trình diễn rối nước dân gian tại Bảo tàng là hoạt động tồn
tại lâu dài hơn cả và là một minh chứng sống động cho tính năng động và
thành cơng của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong chiến lược đổi mới và
đa dạng hóa các hoạt động Bảo tàng.
1.2 Khái quát về nội dung trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Tháng 11/1997 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã bắt đầu mở cửa đón
khách tham quan. Để đáp ứng nhu cầu văn hóa, xã hội ngày càng cao của
quần chúng, Bảo tàng không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chun
mơn của mình. Hàng năm số lượng hiện vật gốc được bổ sung vào kho không
ngừng tăng lên vì vậy số lượng hiện vật sử dụng trong phịng trưng bày cũng
ln có sự thay đổi. Có lẽ đây cũng là một trong những lí do hấp dẫn khách
tham quan của bảo tàng.

10


Hiện nay hệ thống trưng bày của Bảo tàng gồm hai phần chính: phần
trưng bày trong nhà và phần trưng bày ngoài trời. Trong nhà trưng bày chia
thành 9 phần lớn. Ngồi ra bảo tàng cịn có một phịng trưng bày lớn dành cho
các cuộc trưng bày chuyên đề của bảo tàng. Các phần lớn:
 Phần giới thiệu chung.
 Phần trưng bày của người Việt và nhóm ngơn ngữ Việt – Mường.
 Phần trưng bày về các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái và

Kađai.
 Phần trưng bày về các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Mơng – Dao.
 Phần trưng bày về các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hán Tạng.
 Phần trưng bày về các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn – Khơme.
 Phần trưng bày về các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Nam Đảo.
 Phần trưng bày về các dân tộc Chăm, Hoa, Khơme.
 Phần trưng bày về sự giao lưu và ảnh hưởng văn hóa.
 Phần trưng bày chuyên đề.
 Phần trưng bày ngoài trời.
Cho đến nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã hoàn thành và đi vào
phục vụ khách tham quan 10 cơng trình trưng bày ngồi trời. Đó là những
ngôi nhà truyền thống tiêu biểu của các dân tộc:
1. Nhà người Chăm
2. Nhà người Việt
3. Nhà Dài của người Êđê
4. Nhà Mồ người Gia Rai
5. Nhà của người H’mông
6. Nhà của người Dao
7. Nhà của người Tày
8. Nhà của người Ba Na
9. Nhà của người Hà Nhì
10. Nhà của người Cơ Tu

11


Ngồi ra bảo tàng cịn tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề, trưng bày
sản phẩm gốm, sản phẩm của các chương trình giáo dục, trình diễn văn nghệ
dân gian và nghề thủ công cổ truyền, đẩy mạnh thu hút cơng chúng nhất là
học sinh, sinh viên đến bảo tàng.

Có thể nói với hệ thống trưng bày trên đây, Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam xứng đáng là một cơ quan nghiên cứu dân tộc học với những chuyên gia
về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành, đồng thời là trung tâm lưu giữ quý
giá về 54 dân tộc.
1.3 Một số khái niệm có liên quan
1.3.1 Khái niệm sưu tập và sưu tập hiện vật Bảo tàng
Bảo tàng
“Bảo tàng có lịch sử lâu đời, các Bảo tàng là những ngơi nhà cất giữ
những di vật. Nó lưu giữ những ký ức của các dân tộc, các nền văn hóa,
những ước mơ và hi vọng của con người trên thế giới”5. Nhưng bảo tàng với
nghĩa hiện đại đã phát triển ở châu Âu vào thế kỷ XVIII. Dưới góc độ Bảo
tàng học, việc nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ khái niệm bảo tàng cùng nội
dung, bản chất của nó là một vấn đề quan trọng không thể thiếu.
Định nghĩa mới nhất về Bảo tàng của ICOM được thông qua tại kỳ họp
thứ 20 tại Seoul (Hàn Quốc) tháng 10/2004 như sau:
“Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận, hoạt động thường xun, mở
cửa phục vụ đón cơng chúng đến xem, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của
xã hội. Bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, thông tin và trưng bày các
bằng chứng vật thể và phi vật thể về con người và môi trường của con người
vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức”.6
Đây là khái niệm chuẩn về Bảo tàng của ICOM đã phản ánh được đối
tượng của bảo tàng bao hàm cả di sản vật thể và phi vật thể về con người và
môi trường, bổ sung mới về chức năng cho bảo tàng đó là phục vụ cơng
5
Timothy Ambrose và Crispin Daine, Cơ sở Bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch và xuất bản,
2000, tr.24
6
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ, Cơ sở Bảo tàng học, Nxb Đại học Quốc gia, 2008, tr.110

12



chúng, phục vụ xã hội và sự phát triển của xã hội khơng lấy lợi nhuận làm
mục đích, Bảo tàng phải thực hiện chức năng nghiên cứu giáo dục và thưởng
thức của cơng chúng.
Ngồi ra ở nước ta, những điều kiện cần và đủ cho một bảo tàng ra đời
còn được ghi rõ trong Điều 49 mục 3 của Luật Di sản văn hóa như sau:
- Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề
- Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản
- Có người am hiểu chuyên mơn phù hợp với hoạt động bảo tàng
Đây cũng chính là những tiêu chí cơ bản cho một Bảo tàng theo đúng
nghĩa của nó.
Hiện vật bảo tàng
Trong cuốn Nghiên cứu nguồn sử liệu Hiện vật Bảo tàng của Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (2002) của tác giả Nguyễn Thị Huệ đã đưa ra
khái niệm: “Hiện vật bảo tàng là những hiện vật gốc mang giá trị và thuộc
tính của hiện vật bảo tàng, có hồ sơ khoa học – pháp lý kèm theo phù hợp với
nội dung và loại hình của Bảo tàng, chúng được gìn giữ và bảo quản lâu dài
để phục vụ cho những hoạt động và chức năng xã hội của bảo tàng” 7.
Như vậy, hiện vật Bảo tàng trước hết là những hiện vật gốc của lịch sử tự
nhiên và lịch sử xã hội được lấy ra trực tiếp từ hiện thực xung quanh ta, vì vậy
nó có tính khách quan và tính chân thực lịch sử... Hiện vật gốc bao giờ cũng có
tính hai mặt: một mặt được bộc lộ ra bên ngồi gọi là hình thức của hiện vật như
hình dáng, màu sắc, kích thước, trọng lượng,... Cịn mặt kia là những gì bí ẩn bên
trong hình thức, nó bao gồm nội dung lịch sử, thông tin khoa học tạo ra bản chất
của hiện vật. Hình thức và nội dung lịch sử của hiện vật đều có giá trị nhưng giá
trị lớn nhất và quan trọng nhất thuộc về bản chất của hiện vật. Chính phần bản
chất, nội dung lịch sử mới là linh hồn của hiện vật, khi nghiên cứu khai thác cả
hình thức và nội dung hiện vật tức là chúng ta đã làm cho hiện vật sống lại cả
thời kỳ hoặc giai đoạn lịch sử mà nó là vật chứng.

7

PGS. TS Nguyễn Thị Huệ, Nghiên cứu nguồn sử liệu Hiện vật Bảo tàng, Nxb Chính trị quốc gia HN, 2002.

13


Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể khẳng định: “Hiện vật
Bảo tàng chính là nguồn sử liệu gốc quan trọng hàm chứa những thông tin
gốc về lịch sử xã hội, tự nhiên và con người, nó trải qua một quy trình xử lý
khoa học của Bảo tàng”.8
Sưu tập
Thuật ngữ sưu tập chỉ sự tập hợp những đối tượng, những sự vật khác
nhau theo một vấn đề hoặc phản ánh một đề tài,... phục vụ cho nghiên cứu
giáo dục và giải trí.
Ở Việt Nam, Trong cuốn Luật Di sản văn hóa Mục 9 điều 8 đã viết:
“Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, hoặc di sản văn
hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu
hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu
lịch sử tự nhiên và xã hội”9.
Như vậy theo nội dung của khái niệm này, chúng ta có thể thấy đối
tượng được lựa chọn để xây dựng sưu tập không chỉ là những di sản văn hóa
vật thể như di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà còn cả di sản văn hóa phi vật
thể, chúng cần phải được nghiên cứu, phân loại sắp xếp vào các sưu tập của
bảo tàng để phục vụ cho chức năng xã hội của bảo tàng.
Sưu tập hiện vật bảo tàng
Trong cuốn “Sự nghiệp Bảo tàng của nước Nga” do Cục Di sản văn
hóa xuất bản năm 2006 đã viết: “Sưu tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ những
hiện vật khác nhau cùng chủng loại hoặc giống nhau về những dấu hiện nhất
định không kể mỗi hiện vật trong đó có giá trị văn hóa riêng được tập hợp lại

đều có ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay văn hóa”.10
Bên cạnh đó, khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng cũng được định nghĩa
như sau: “Sưu tập hiện vật Bảo tàng là một tổng thể hiện vật được tập hợp
theo những dấu hiệu đặc trưng vào đó liên quan đến các mặt nội dung đề tài,
8

PGS. TS Nguyễn Thị Huệ, Cơ sở Bảo tàng học, Nxb Đại học Quốc gia, 2008, tr. 154 – 158.
Luật Di sản văn hóa 2001
10
Sự nghiệp Bảo tàng nước Nga, Cục Di sản văn hóa (2006), tr. 235 (bản dịch).
9

14


loại hình (hiện vật) chất liệu, cơng dụng, địa điểm, thời gian xuất hiện và nó
chứa đựng các giá trị thông tin trở thành nguồn khai thác cho các lĩnh vực
hoạt động khoa hoc, giáo dục, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật”.11
Mục đích xây dựng sưu tập của Bảo tàng
- Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Hiện vật là nguồn sử liệu
chủ yếu, cơ bản nhất phục vụ cho nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực khác
nhau phù hợp với nội dung chủ đạo của Bảo tàng. Do đó sưu tập hiện vật của
mỗi Bảo tàng được xây dựng sẽ là một trong những nguồn tri thức quan trọng
của từng lĩnh vực khoa học để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học trong
và ngồi bảo tàng, đặc biệt trong tương lai các nguồn tư liệu về các thời kỳ
lịch sử đã qua sẽ ngày càng trở nên khó sưu tầm thu thập thì các sưu tập hiện
vật trong bảo tàng ngày càng trở thành nguồn sử liệu quý giá phục vụ cho
nghiên cứu khoa học của một lĩnh vực nào đó của các ngành khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội.
- Phục vụ cho công tác trưng bày – giáo dục – tuyên truyền: trong bảo

tàng công tác trưng bày được tiến hành trên cơ sở hiện vật gốc và sưu tầm
hiện vật gốc có giá trị bảo tàng. Do đó nếu sưu tập hiện vật được xây dựng và
lựa chọn đưa ra trưng bày thì đó là những sưu tập hiện vật có giá trị lớn vì nó
có khả năng cung cấp thơng tin tập trung – nhanh – chính xác, phong phú của
hiện vật bảo tàng với công chúng, bảo tàng sẽ hấp dẫn và thu hút được đông
đảo mọi thành phần khách tham quan đến chiêm ngưỡng, thưởng thức và suy
ngẫm. Từ đó họ nâng cao được ý thức về tri thức làm giàu và thỏa mãn nhu
cầu về ngiên cứu học tâp và giải trí của chính mình. Do đó có thể nói trung
bày sưu tập hiện vật bảo tàng góp phần thực hiện tốt chức năng nhiên cứu và
giáo dục truyền thống của bảo tàng12.

11
12

Sưu tập hiện vật Bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, 1994, tr 37, 54.
PGS. TS Nguyễn Thị Huệ, Cơ sở Bảo tàng học, Nxb Đại học Quốc gia, 2008, tr. 199, 200.

15


1.3.2 Tiêu chí hình thành sưu tập hiện vật Bảo tàng
Công tác xây dựng sưu tập trong bảo tàng là một trong những hoạt
động thường xuyên mang tính khoa học và là một hoạt động khoa học đặc
trưng. Đối tượng để xây dựng sưu tập chủ yếu là hiện vật Bảo tàng. Tuy nhiên
không phải tất cả các hiện vật Bảo tàng đều được xây dựng thành sưu tập, mà
bảo tàng phải nghiên cứu, lựa chọn, phân loại chúng dựa trên cơ sở các tiêu
chí xây dựng sưu tập của mỗi Bảo tàng. Các bảo tàng có nội dung và loại hình
khác nhau thì thành phần hiện vật bảo tàng ở kho cơ sở và hệ thống trưng bày
cũng khác nhau. Do đó, mỗi bảo tàng thuộc loại hình khác nhau cần phải tự
xác định và xây dựng các tiêu chí thích hợp để hình thành các sưu tập hiện vật

của mình phục vụ cho các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Bảo tàng.
Tuy mỗi bảo tàng có cách riêng để xậy dựng sưu tập hiện vật nhưng tất
cả các bảo tàng đều phải tuân thủ những nguyên tắc chung khi xây dựng sưu
tập, để mỗi sưu tập hiện vật chứa đựng những giá trị thông tin nhất định, là
nguồn khai thác thông tin, tư liệu cho hoạt động của mỗi bảo tàng.
Từ lý luận và thực tiễn của hoạt động bảo tàng trên thế giới và Việt Nam,
công tác xây dựng sưu tập hiện vật được dựa trên một số tiêu chí sau đây:
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo đề tài lịch sử
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo loại hình hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo công dụng hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo chất liệu hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo địa điểm
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo thời gian
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo tác giả
- Xây dựng sưu tập hiện vật tư nhân (chủ sở hữu)
- Xây dựng sưu tập hiện vật lưu niệm gắn liền với cuộc đời – sự
nghiệp của danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học, quân sự,...

16


1.3.3 Nguyên tắc hình thành sưu tập hiện vật Bảo tàng
Xây dựng sưu tập hiện vật trong bảo tàng là một hoạt động khoa học
thường xuyên quan trọng cũng như các hoạt động khác của Bảo tàng là sưu
tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và nghiên cứu giáo dục. Hoạt động này
gồm các nội dung:
- Sưu tầm hoặc tập hợp các hiện vật đơn lẻ thành sưu tập.
- Nghiên cứu để bổ sung cho sưu tập ngày càng phong phú về số
lượng và chất lượng.
- Nghiên cứu để bảo quản lâu dài, khai thác, sử dụng phục vụ cho các

hoạt động trong và ngoài bảo tàng.
Khi xây dựng sưu tập, các bảo tàng phải thực hiện các nguyên tắc
chung sau đây:
- Về hiện vật:
+ Phải đảm bảo tính nguyên gốc.
+ Phải có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
+ Tính chất pháp lý.
+ Tính hệ thống thơng tin hồn chỉnh.
+ Tính q hiếm độc đáo.
+ Tình trạng bảo quản tốt.
+ Đã được nghiên cứu một cách có hệ thống và chất lượng thơng tin
chính xác, đầy đủ.
- Nghiên cứu lựa chọn những hiện vật bảo tàng để đưa vào sưu tập
phải là những hiện vật đã được đăng ký vào sổ kiểm kê bước đầu của bảo tàng
đó, tức là hiện vật bảo tàng đã thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng. Đây là
nguyên tắc quan trọng nhất, bởi vì sưu tập hiện vật được xây dựng thường chỉ
bao gồm những hiện vật của chính bảo tàng đó. Những hiện vật này đã được
thơng qua hội đồng xét duyệt thẩm định về giá trị nội dung và pháp lý. Vì vậy
khi xây dựng sưu tập mới đảm bảo được giá trị bảo tàng đích thực.

17


- Bảo tàng phải nghiên cứu tìm hiểu để tập hợp đầy đủ, chính xác các
hiện vật bảo tàng hiện đang được lưu giữ, bảo quản và trưng bày để đưa vào
sưu tập.
- Bảo tàng phải thực hiện các bước tiến hành xây dựng sưu tập hiện
vật một cách nghiên túc và sưu tập sau khi xây dựng thì phải được sự thẩm
định của tổ chức khoa học có trách nhiệm cao nhất của bảo tàng, được giám
đốc bảo tàng phê duyệt, ký tên và đóng dấu vào sổ sưu tập của bảo tàng, để

đảm bảo tình pháp lý cho sưu tập, từ đó tiến hành cơng tác bảo quản và quản
lý sưu tập với tư cách là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc.
1.3.4 Các bước tiến hành sưu tập hiện vật Bảo tàng
1.3.4.1 Xác định tên sưu tập
Xác định tên sưu tập là xác định các dấu hiệu chung, các tiêu chí, các
đặc điểm mà các hiện vật bảo tàng đưa vào đều phải có (ít nhất từ một đến
nhiều dấu hiệu).
Các hiện vật bảo tàng này đang được lưu giữ, trưng bày và được bảo
tàng sở hữu, đây là công đoạn đầu nhưng rất quan trọng bởi vì đây là cơ sở để
hình thành sưu tập và chi phối các công đoạn tiếp theo. Cơng đoạn này cho
biết quy mơ, hình thức, phạm vi và sự biểu hiện hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn
chỉnh của một sưu tập.
Vì vậy khi cán bộ sưu tập hiện vật bảo tàng phải cẩn trọng trong việc
lựa chọn các tiêu chí: quy mơ, loại hình và cuối cùng phải lựa chọn tiêu chí
nào có tính chất quyết định để đặt tên cho sưu tập và biết được sự tồn tại của
sưu tập trong bao lâu, phục vụ cho nhiệm vụ và mục đích nào của bảo tàng.
1.3.4.2 Tiến hành chọn hiện vật có thuộc tính chung đã được xác định
bởi tên sưu tập
Trên cơ sở các tiêu chí, các dấu hiệu, các đặc điểm chung được xác
định trên cơ sở sưu tập. Các cán bộ xây dựng sưu tập nghiên cứu sổ Kiểm kê
bước đầu, kiểm tra số Kiểm kê của hiện vật sao cho phù hợp với số thứ tự đã
được đăng ký trong sổ Kiểm kê bước đầu.
18


Nghiên cứu và tìm đến các loại số khác: sổ phân loại, sổ...
Các loại số sách khác quản lý của bảo tàng nhằm để quản lý số lượng
và chất lượng của Bảo tàng.
Quá trình lựa chọn hiện vật bảo tàng từ các loại sổ sách này phải được
thống kê từ các danh mục trên cơ sở các nguyên tắc chung đặt ra (trên cơ sở

các hiện vật có trong bảo tàng mình hay khơng có trong bảo tàng mình).
Những hiện vật được lựa chọn để đưa vào sưu tập phải có những điều
kiện sau:
- Phải đảm bảo tính pháp lý, khoa học
- Phải có nội dung, giá trị phù hợp
- Phải có xuất xứ rõ ràng
Trên đây là các bước để chọn hiện vật đưa vào sưu tập
1.3.4.3 Hoàn thiện hồ sơ đối với hiện vật thuộc sưu tập
Công đoạn này cán bộ xây dựng sưu tập phải tiếp tục thực hiện cơng
việc khoa học của mình:
- Nghiên cứu xem xét một lần nữa về từng hồ sơ hiện vật bảo tàng và đối
chiếu với hiện vật bảo tàng một cách cụ thể trong trường hợp hồ sơ của hiện vật
bảo tàng nào cịn thiếu thì cán bộ xây dựng sưu tập tiếp tục có trách nhiệm bổ
sung các văn bản cần thiết của hồ sơ, tờ ghi chuyện kể, bản xác định,...
- Hồ sơ có ghi chép nhưng chưa chính xác, cần phải nâng độ/tính
chính xác của hồ sơ hiện vật, cán bộ xây dựng sưu tập phải báo cáo lãnh đạo
để có những phương thức bổ sung để làm chính xác hóa các thơng tin.
- Trong trường hợp những hồ sơ ghi chép hiện vật chưa chính xác,
khơng được tự tay sữa chữa, không được hủy hồ sơ mà phải giữ các văn bản
đó, phần bổ sung thơng tin và chính xác hóa thơng tin phải kèm theo, đính vào
hồ sơ và sau đó được thẩm định.
1.3.4.4 Nghiên cứu, thẩm định và bổ sung thông tin nhằm làm phong
phú cho nội dung từng hiện vật
Tất cả các hiện vật bảo tàng đã được chọn sau khi hoàn thiện hồ sơ ở
cơng đoạn “hồn thiện hồ sơ đối với hiện vật thuộc sưu tập”, đến công đoạn
19


này tiếp tục nghiên cứu và thẩm định một lần nữa để có thể lựa chọn những
hiện vật bảo tàng chưa thật sự phù hợp với chủ đề hoặc đề tài hay mục đích

xây dựng bộ sưu tập trước mắt của bảo tàng mình. Đây là cơng đoạn quan
trọng nhất của bảo tàng khi xây dựng sưu tập.
+ có thể nói cơng đoạn Hồn thiện hồ sơ đối với hiện vật thuộc sưu tập
và công đoạn Nghiên cứu, thẩm định và bổ sung thông tin nhằm làm phong
phú cho nội dung từng hiện vật là hai công đoạn bổ sung cho nhau và gắn bó
chặt chẽ với nhau, khơng thể tách rời nhau nhưng khi thực hiện không được
nhầm lẫn.
+ ở cơng đoạn này, địi hỏi cán bộ sưu tập phải báo cáo về kết quả về
xây dựng kết quả sưu tập từ công đoạn Xác đinh tên sưu tập, Tiến hành chọn
hiện vật có thuộc tính chung đã được xác định bởi tên sưu tập, Hoàn thiện hồ
sơ đối với hiện vật thuộc sưu tập, Nghiên cứu, thẩm định và bổ sung thông tin
nhằm làm phong phú cho nội dung từng hiện vật, về số lượng và chất lượng
sưu tập và chuẩn bị đề xuất hội đồng thẩm định.
1.3.4.5 Lập sổ sưu tập
Đây là công đoạn cuối cùng sau khi kết thúc công đoạn Nghiên cứu,
thẩm định, bổ sung thông tin làm phong phú cho nội dung bộ sưu tập và được
hội đồng thẩm định, người làm sưu tập phải làm sổ đăng ký sưu tập dưới góc
độ bảo tàng học, cuốn sổ địi hỏi tính khoa học và pháp lý, mỗi bảo tàng đều
có một sổ riêng phù hợp với thành phần, đối tượng hiện vật đưa vào sưu tập.
Mẫu sổ sưu tập:
- Thể thức: ở trên là tên cơ quan chủ quản, ở dưới là tên bảo tàng
- Trang bìa: có tên sưu tập, sổ sưu tập, địa điểm
- Nội dung:
+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát chung về sưu tập như: phản ánh về
vấn đề gì? Nội dung gì? Liên quan đến sự kiện hiện tượng nào? Hay gắn với
cuộc đời và sự nghiệp của một danh nhân, tác giả?

20



+ Danh mục các hiện vật thuộc sưu tập đưuọc thống kê, các lượng
thông tin quan trọng theo mẫu gồm: số thứ tự, tên gọi, nộ dung, giá trị, số
kiểm kê (trưng bày ở đâu?), bảo quản (bảo quản ở đâu?)
+ Sau bảng danh mục phải có một số trang giấy để trắng khi có điều
kiện sẽ bổ sung thơng tin và mở rộng sưu tập.
Sổ sưu tập được mở ra nhằm đăng ký và quản lý sưu tập cho bảo tàng.
Vì vậy các trang trong sổ sưu tập đều có số thứ tự và đóng dấu giáp lai của
bảo tàng. Cuối sổ có chữ ký và đóng dấu của giám đốc bảo tàng.

21


×