Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Tìm hiểu những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.33 KB, 98 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Từ hàng ngàn đời nay, có ba dòng sông miệt mài chảy để rồi hội tụ vào
sông Hồng ở ngã ba Hạc (nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Sự hội
tụ đó đã đem đến cho miền hạ lưu trước núi nguồn phù sa vô tận và màu mỡ.
Nơi đó núi không cao, có đồi gò san sát như bát úp, có sông suối lạch ngòi, có
đồng ruộng phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, cảnh vật nên thơ. Miền đất cổ thiên
thời, địa lợi như thế nên từ buổi hoang so hàng vạn năm về trước đã có con
người đến ngụ cư, sinh sống. Dấu tích của họ còn để lại trên các đồi gò và
thềm sông cổ.
Bước vào thời đại văn minh, khi con người biết đến kim loại, miền đất
ấy vẫn là nơi cuốn hút các nhóm cư dân thời văn minh tụ hội. Trong đó nổi
trội và đông đảo nhất là cư dân văn hóa Phùng Nguyên. Đó chính là những
người đã làm nên một nền văn hóa mở đầu cho lịch sử văn minh thời các Vua
Hùng – văn hóa Phùng Nguyên.
Ngày nay, trên mảnh đất ấy còn lại rất nhiều dấu tích ghi dấu thời các
Vua Hùng. Trong đó Khu di tích lịch sử Đền Hùng là địa điểm có ý nghĩa lịch
sử quan trọng nhất. Việc lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó đã và
đang được nhiều cấp, ngành trên quê hương Đất Tổ thực hiện. Bảo tàng Hùng
Vương được ra đời trong khu Di tích lịch sử Đền Hùng cũng không nằm
ngoài mục đích đó.
Với nội dung văn hóa Phùng Nguyên được giới thiệu tại bảo tàng Hùng
Vương, sẽ giúp cho thế hệ sau nhận biết được tổ tiên chúng ta thời Hùng
Vương. Đó là chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên – những người đã lao động và
sáng tạo không ngừng để đạt được những thành tựu trên mọi lĩnh vực, xây
dựng nên mọi cơ sở vật chất và tinh thần cho xã hội thời Hùng Vương.
Là một người con thuộc thế hệ con cháu Vua Hùng, em thấy rằng việc
Đặng Mỹ Trang - BT22
1
Khóa luận tốt nghiệp
tìm hiểu lịch sử, tìm hiểu những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông là điều vô


cùng cần thiết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài : “Tìm hiểu những hiện vật
thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương”
để tìm hiểu về văn hóa Phùng Nguyên - nền văn hóa khởi đầu thời kỳ Hùng
Vương dựng nước.
Để hoàn thành được bài khóa luận này em đã xin chân thành cảm ơn
những đóng góp quý báu của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Bùi Văn Tiến.
Qua đây em cũng muốn cảm ơn các cán bộ thuộc bảo tàng Hùng Vương, thư
viện bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, thư viện Quốc Gia, thư viện trường Đại
học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm bài.
Đặng Mỹ Trang - BT22
2
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG VÀ NỀN
VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN......................................................................5
1.1. Khái quát về thời đại Hùng Vương.........................................................5
1.1.1. Niên đại…………………………………………………………............5
1.1.2. Cương vực………………………………………………………...........5
1.1.3. Phân bố dân cư………………………………………………….............5
1.1.4. Kinh tế………………………………………………………….............7
1.1.5. Xã hội………………………………………………………….............11
1.2. Khái quát về nền văn hóa Phùng Nguyên............................................14
1.2.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu…………………………….............14
1.2.2. Những đặc trưng nổi bật ………………………………………...........21
1.2.2.1. Loại hình di tích………………………………………......................21
1.2.2.2. Niên đại……………………………………………….......................23
1.2.2.3. Các giai đoạn phát triển………………………………......................24
1.2.3.4. Đặc trưng về hiện vật…………………………………......................32
CHƯƠNG 2 : NHỮNG HIỆN VẬT VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG.....................................62
2.1. Khái quát về nội dung trưng bày của bảo tàng Hùng Vương............62
2.2. Hiện vật văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương…..64
2.2.1. Khái quát phần trưng bày văn hóa Phùng Nguyên.................................64
2.2.2. Những hiện vật tiêu biểu của văn hóa Phùng Nguyên được trưng bày.65
Đặng Mỹ Trang - BT22
3
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.2.1. Đồ đá…………………………………………………………….......65
2.2.2.2. Đồ gốm………………………………………………………….......68
2.2.3. Nhận xét về hệ thống trưng bày..............................................................70
2.2.4. Ý nghĩa của việc trưng bày......................................................................71
CHƯƠNG 3 : GIÁ TRỊ NHỮNG HIỆN VẬT VĂN HÓA PHÙNG
NGUYÊN TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG...................73
3.1. Những giá trị cơ bản...............................................................................73
3.1.1. Giá trị lịch sử............................................................................................73
3.1.2. Giá trị nghệ thuật.....................................................................................75
3.1.3. Giá trị văn hóa..........................................................................................77
3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên và các nền văn hóa khác
thông qua các hiện vật trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương....................79
3.3. Văn hóa Phùng Nguyên - tiền đề cơ bản cho sự phát triển của các giai
đoạn văn hóa tiếp theo..................................................................................83
KẾT LUẬN.......................................................................................................88
Đặng Mỹ Trang - BT22
4
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
VÀ NỀN VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN
1.1 Khái quát về thời đại Hùng Vương

1.1.1 Niên đại là một vấn đề mấu chốt nhất trong khi nghiên cứu thời kỳ
lịch sử Hùng Vương. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nhưng
chúng ta có thể nói thời Hùng Vương được tính từ khi manh nha nhà nước
Văn Lang đến khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược khoảng 200 năm.
1.1.2 Cương vực nước ta thời Hùng Vương khá rộng lớn. Phía bắc vươn
lên đến những miền giáp ranh giới các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân
Nam(Trung Quốc), về phía nam tới đèo Hải Vân, về phía Tây bao gồm có cả
vùng Tây Bắc hiện nay dọc xuống đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị
Thiên, về phía đông giáp biển đông. Tổ tiên ta đã khéo chọn cho mình một
miền đất độc đáo ở vi trí tiếp xúc của nhiều hệ thống địa lý. Nước Văn Lang
nằm trong vành đai nhiệt đới mà lại không đơn thuần là một nước nhiệt đới.
Từ ngàn xưa gió mùa đã ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên nước ta, một thiên
nhiên muôn màu muôn vẻ với rừng rậm núi cao, sông dài biển rộng. Ngày nay
rừng rậm đã lùi dần về vùng cao phía tây sau một quá trình đấu tranh dài hàng
mấy nghìn năm giữa con người với thiên nhiên. Vào thời đại dựng nước rừng
còn gồm khắp vùng trung du và một phần lớn đồng bằng. Nhiều đồi gò trọc
hiện nay xưa kia đã phủ rừng dày đặc.
1.1.3 Phân bố dân cư Thời Hùng Vương thành phần dân cư như thế nào? mật
độ cư trú là bao nhiêu? Để trả lời tất cả những câu hỏi đó các nhà khảo cổ học
nước ta còn phải nghiên cứu rất nhiều. Những phát hiện khảo cổ học gần đây
cho biết: vào khoảng thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên(cách chúng ta
4000 năm) có những nhóm tộc người cư trú ở vùng trung du và những miền
đất cao ven rìa phía Bắc của đồng bằng Bắc Bộ.Đó là vùng đất thuộc tỉnh
Đặng Mỹ Trang - BT22
5
Khóa luận tốt nghiệp
Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Bắc, một phần đất thuộc Hà Nội bây giờ. Quá trình
khai thác ở đâu diễn ra suốt thiên niên kỷ thứ II và khoảng nửa đầu thiên niên
kỷ thứ I trước công nguyên. Các di tích cổ nhất của cư dân Văn Lang tương
đương với tuổi của di chỉ Phùng Nguyên hoặc còn sớm hơn một chút(khoảng

nửa đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên) như ở Gò Chùa(Hương Nộn),
An Đạo, Đôn Nhân, Gò Chè, đều tập trung trên các gò đồi thuộc tỉnh Phú Thọ
cũ. Khi bước sang hẳn thời đại đồng thau, các di tích thuộc giai đoạn này lại
lấn xuống phía nam: những di tích muộn hơn trước có niên đại khoảng nửa
đầu thiên niên kỷ thứ II như Lũng Hòa,Đồng Đậu… chủ yếu đều phân bố ở
những tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh cũ. Tới giai đoạn phát triển đồng
thau-khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, khối cư dân nòng
cốt của Văn Lang vẫn còn chủ yếu sinh tụ trong phạm vi cương vực hẹp của
nước Văn Lang bao gồm vùng bắc và một phần vùng trung tâm và nam của
đồng bằng Bắc Bộ theo sự phân vùng địa lý. Về thời gian này, sử sách xưa
nhất còn lại đã ghi nhận sự hưng khởi của bộ lạc Văn Lang với các vua Hùng.
Như vậy là cho đến giữa thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, về căn bản
toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ đã được khai thác. Chỉ còn một vùng chúng ta
chưa được hiểu rõ lắm đó là vùng đất ven biển kể từ dưới chỗ sông Hồng đổ
ra biển vào tới miền Bắc đồng bằng Thanh Hóa thuộc tỉnh Ninh Bình. Trong
bốn vùng đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ được khai thác trước tiên cùng với một
bộ phận phía bắc của vùng trung tâm và vùng phía nam, kế đó là những dải
đất hẹp thuộc những thềm sông Hồng, sông Đáy, và cuối cùng là phần còn lại
của cả đồng bằng. Đó là quá trình lập cư ở đồng bằng Bắc Bộ trong đoạn đầu
tiên mà khảo cổ học cho biết. Đất nước trù phú, điêù kiện nhiên thuận lợi cho
sinh hoạt của con người, thêm vào đó trình độ phát triển văn minh cao của
dân cư cũng có thể làm cho chúng ta phán đoán được rằng cư dân Văn Lang
hẳn phải là đông đúc lắm. Tuy nhiên tài liệu ghi chép lại không thỏa mãn
được nguyện vọng muốn hiểu biết về vấn đề này. Tình hình phân bố dân cư
Đặng Mỹ Trang - BT22
6
Khóa luận tốt nghiệp
trong nội nước Văn Lang cũng không đều nhau. Vùng đồng bằng Bắc Bộ
đông đúc hơn cả, đồng bằng sông Mă thưa nhất là vùng núi và vùng Nghệ –
Tĩnh. Dân số đông đúc cũng là một chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của

nước Văn Lang. Hầu như mọi nguồn tài liệu thông báo về tình hình cư dân
Văn Lang đều thống nhất ở một chỗ: ngay từ thuở dựng nước, đất nước ta đã
là nơi có nhiều dân tộc anh em sinh sống, cùng chung sức xây dựng và bảo vệ
đất nước.
1.1.4 Về kinh tế xã hội Văn Lang là xă hội có một nền kinh tế đã phát triển
đến một trình độ nhất định. Kinh tế nước Văn Lang là một quá trình phát triển
liên tục. Chúng ta có thể chia quá trình đó làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ thứ nhất
tương ứng với thới kỳ văn hóa Phùng Nguyên; thời kỳ thứ hai là thời kỳ cực
thịnh của thời đại Hùng Vương tương ứng với thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo thời Hùng Vương. Vào giai đoạn
sớm nhất thời kỳ này nghề trồng lúa đã tồn tại. Những xóm làng định cư
thuộc giai đoạn Phùng Nguyên, mà dấu vết là những di chỉ có tầng văn hóa
khá dày đã phân bố từ trung du đến đồng bằng ra gần ven biển. Sống trên một
địa bàn như vậy, con người tất nhiên đã biết trồng trọt ở các địa hình khác
nhau với điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Và như vậy chúng ta có thể tin
rằng ngay ở giai đoạn sớm nhất của thời kỳ Hùng Vương tổ tiên ta đã biết
trồng lúa trên nhiều loại ruộng khác nhau: ruộng nước, ruộng bãi, nương
rẫy… Hạng ruộng tốt nhất là ruộng đất phù sa ở ven sông. Thời đại Hùng
Vương có thể có đê ở một vài khu vực nào đó. Hằng năm đến mùa mưa, nước
sông Hồng, sông Mã dâng lên tràn ngập cánh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ, đem phù sa bồi vào các ruộng làm tăng thêm độ phì của các ruộng.
Cuối mùa mưa khi nước đã rút khỏi các cánh đồng bằng thì ruộng đất ở đồng
bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trở nên rất màu mỡ thuận lợi cho việc cấy lúa.
Hạng ruộng trũng ở quanh các đầm hồ cũng có khá nhiều. Đối với hạng ruộng
này người ta dùng phương pháp “thủy nậu” để cấy lúa tức là dùng chân giẫm
Đặng Mỹ Trang - BT22
7
Khóa luận tốt nghiệp
xuống ruộng cho cỏ sụt bùn rồi mới cấy lúa. Đối với ruộng trên các đồi gò
người thời đại Hùng Vương đã dùng phương pháp “đao canh hỏa chủng” tức

là dùng lửa đốt cây cỏ rồi mới xới đất lên để tra hạt giống như đồng bào miền
ngược ngày nay làm nương rẫy. Công cụ dùng trong nông nghiệp thời đó chủ
yếu là rìu đá và rìu đồng. Cư dân Văn Lang đã dùng những công cụ này để
cuốc đất.Ngoài ra họ còn sáng chế ra nhiều đồ đun nấu bằng gốm và bằng
đồng. Điều đó chứng tỏ rằng sản xuất nông nghiệp thời kỳ này đã phát triển.
Nhưng bên cạnh nghề trồng lúa, nghề trồng rau củ và cây ăn quả đã xuất hiện.
Nhiều sách Trung Quốc đã chép về nhiều loại rau củ và cây ăn quả ở Việt
Nam trong thời Bắc thuộc. Như vậy là những cây trồng đó không phải đến
thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu được thuần hóa mà chúng đã được trồng từ
trước trong thời kỳ Hùng Vương. Bên cạnh nghề trồng lúa, cư dân văn Lang
còn chăn nuôi gia xúc, gia cầm. Trâu bò, lợn, chó, ngựa, gà, vịt đã được thuần
dưỡng từ trước thời Hùng Vương. Đến thời Hùng Vương do nông nghiệp phát
triển, các gia súc, gia cầm lại có rất nhiều. Thời kỳ thứ nhất của thời đại Hùng
Vương, tức là thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, nghề đánh cá đã xuất hiện, nhất
là ở các vùng ven sông, ven hồ. Sang thời kỳ thứ hai của thời đại Hùng
Vương nghề đánh cá càng phát triển. Sang giai đoạn cuối của văn hóa Đông
Sơn, người thời Hùng Vương đã biết đóng thuyền lớn. Do đó chúng ta có thể
nói rằng nghề đánh cá đã rất phát triển. Người thời Hùng Vương không những
đã có điều kiện dùng lưới đánh cá theo quy mô lớn trên sông mà còn có thể
đánh cá trên mặt biển nữa. Kinh tế thời Hùng Vương là một nền kinh tế có
tính chất tổng hợp, lấy nông nghiệp làm gốc. Thực chất nông nghiệp thời kỳ
này là nông nghiệp trồng lúa nước. Điều đó nói lên rằng, ngay từ buổi đầu
dựng nước đầu tiên, ông cha chúng ta đã chú ý đến vấn đề nông nghiệp, đến
cây lúa. Kinh tế nông nghiệp đã trở thành một truyền thống của dân tộc ta.
Chính truyền thống ấy đã ảnh hưởng và chi phối mọi hình thái ý thức và ngay
cả tâm tư, tình cảm của dân tộc ta.
Đặng Mỹ Trang - BT22
8
Khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh nông nghiệp, các ngành thủ công nghiệp cũng càng ngày càng

phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong đời sống của con người thời
Hùng Vương. Nghề làm đồ đá thời Hùng Vương đã kéo dài đến 2000 năm.
Ngay ở giai đoạn Phùng Nguyên kỹ thuật làm đá đã đạt đến trình độ hoàn
thiện. Con người đã biết cưa mài khoan thành thạo. Khoan có nhiều kiểu.
Những mũi khoan dùng để khoan lỗ các hạt chuỗi. Người ta dùng phương
pháp khoan tách lõi để khoan các vòng trang sức. Phương pháp khoan tạo ra
các rãnh tròn rất gần gũi với phương pháp tiện. Những đường gờ đều đặn và
những đường ren trên các vòng đá nói lên rằng phương pháp tiện đã xuất
hiện. Do vai trò của kim loại ngày một lớn, địa vị của đá lùi dần mà công cụ
bằng đá ngày một ít. Số lượng vòng đá cũng không còn nhiều qua các giai
đoạn. Trong giai đoạn muộn số lượng đồ trang sức bằng đá quý tăng lên.
Những người thợ làm thủ công thành những người làm đồ mỹ nghệ. Trong
suốt thời đại Hùng Vương nghề làm đồ gỗ không ngừng phát triển. Các công
cụ bằng kim loại ra đời tạo điều kiện cho nghề làm đồ gỗ phát triển. Người
thợ mộc thời đại Hùng Vương đã dùng gỗ đóng các thuyền lớn để đi sông, đi
biển. Nhiều khi họ còn hạ cả một cây gỗ rất to để làm áo quan như ở Việt
Khê. Nghề xe sợi dệt vải đã có từ thời kỳ Phùng Nguyên. Căn cứ vào dấu vết
trên đồ gốm chúng ta có thể biết rằng bước vào thời kỳ Phùng Nguyên ông
cha ta đã xe được nhưng sợi khá nhỏ, săn và mịn. Người ta dùng dọi bằng đất
nung vào việc xe chỉ. Theo những sử sách Trung Quốc chép lại, chúng ta có
thể khẳng định rằng trước thời Bắc thuộc, người Việt Nam đã biết trồng bông,
trồng đay, trồng gai để lấy sợi dệt vải. Việt Nam có nhiều tre, nứa… Vì vậy
nghề đan lát xuất hiện từ rất sớm. Dấu vết của nghề đan lát đã tìm thấy trên
các đồ gốm thuộc thời kỳ Phùng Nguyên. Những dấu vết này nói lên rằng con
người thuộc thời kỳ Phùng Nguyên dẫ biết đan lát rất khéo. Càng về những
thời kỳ sau nghề đan lát càng tinh xảo. Một ngành thủ công quan trọng của
thời Hùng Vương là nghề làm gốm. Ngay từ giai đoạn Phùng Nguyên, đồ
Đặng Mỹ Trang - BT22
9
Khóa luận tốt nghiệp

gốm đã rất đẹp và phần lớn làm bằng bàn xoay. Điều đáng chú ý là đồ gốm
thời Hùng Vương càng về sau càng ít trang trí hoa văn. Con người tập trung
vào trang trí đồ đồng thau. Con người sản xuất đồ gốm nhanh hơn, mất ít
công lao động hơn. Kỹ thuật làm đò gốm qua các thời kỳ có khác nhau nhưng
hình dạng gốm, cách tạo hình cũng như trang trí giữa các giai đoạn lại có
nhiều điểm giống nhau. Điều này nói lên sự thống nhất về văn hóa, tâm lý của
cộng đồng nhưng đồng thời cũng nói lên sự xác lập một truyền thống kỹ thuật
ổn định. Một ngành thủ công quan trọng khác có tác dụng lớn về kinh tế cũng
như xã hội của thời kỳ Hùng Vương là luyện kim. Nghề luyện kim đã xuất
hiện từ giai đoạn sớm nhất của thời kỳ Hùng Vương, giai đoạn Phùng
Nguyên. Hiện nay đã tìm thấy dấu vết của đồng ở một số di chỉ thuộc văn hóa
Phùng Nguyên như Gò Bông, Xóm Dền, Đồng Xấu, Đồng Vông… Đó là
những cục đồng vụn, xỉ đồng hay gỉ đồng. Kỹ thuật luyện đồng đã phát triển
rực rỡ ở giai đoạn Đông Sơn thì nghề làm đồ sắt cũng bắt đầu xuất hiện.
Trước đây nhiều người còn cho rằng kỹ thuật làm đồ sắt do người phương
Bắc đưa vào Việt Nam trong thời Bắc thuôc. Những phát hiện mới trong mấy
năm gần đây đã bác bỏ nhận định đó. Người ta đã tìm thấy nhiều công cụ sắt
trong các di chỉ thuộc giai đoạn Đông Sơn ở miền Bắc.
Căn cứ vào các phát hiện của khảo cổ học, chúng ta có thể tìm hiểu được
người Hùng Vương đã tổ chức như thế nào để tiến hành công việc sản xuất.
Tất cả những điều mà chúng ta có thể biết được về sản xuất đồ gốm thời
Hùng Vương là việc sản xuất không rải ra ở tát cả các miền của nước Văn
Lang; chỉ có ở một số vùng có điều kiện thuận lợi về nguyên vật liệu, về
đường giao thông để có thể tiến hành sản xuất đồ gốm được; nhưng cho đến
cuối thời đại Hùng Vương vẫn không thấy xuất hiện những công xưởng
chuyên sản xuất đồ gốm. Công việc sản xuất đồ gốm vẫn là công việc của
từng công xã. Người thợ gốm nói chung vẫn sống trong công xã, đời sống của
họ vẫn lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp của công xã. Trước thời đại Hùng
Đặng Mỹ Trang - BT22
10

Khóa luận tốt nghiệp
Vương, trên miền đất sau này là Văn Lang, giữa các khu vực đă có sự trao đổi
kinh tế và giao lưu văn hóa. Khi nước Văn Lang ra đời, việc trao đổi kinh tế
giữa các khu vực vẫn tiếp tục và ngay càng chặt chẽ.
Như vậy là cho đến nay kinh tế thời Hùng Vương vẫn còn là vấn đề cần
được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã đã nhận thức được về cơ
bản bộ mặt kinh tế thời kỳ này chuyển biến qua các giai đoạn từ thấp đến cao.
Đó là nền kinh tế mà nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Các ngành thủ công
nghiệp ngày một phát triển nhưng vẫn gắn liền với nông nghiệp trừ ngành
luyện kim. Kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao và bắt đầu phát triển nghề
luyện sắt. Trao đổi bị hạn chế do cuộc phân công lao động không được thực
hiện ngay từ đầu.
1.1.5 Về xã hội. Trình độ phát triển kinh tế nói lên trình độ phát triển về
chính trị của một xă hội. Đến nay chúng ta có hai loại quan điểm khác nhau
về xã hội thời Hùng Vương.
- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng xã hội thời Hùng Vương vẫn nằm trong
phạm trù xã hội nguyên thủy, vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên
thủy và có thể đang bước đến ngưỡng cửa hình thành Nhà nước
- Loại ý kiến thứ hai cho rằng xã hội thời Hùng Vương trải qua nhiều
biến đổi sâu sắc, cuối cùng đã chuyển sang xã hội có giai cấp.
Có nhiều ý kiến tranh luận như vậy vì cơ sở tư liệu để nghiên cứu về vấn
đề này còn quá ít. Do đó với vấn đề này chúng ta phải nghiên cứu trên cơ sở
tài liệu khảo cổ, văn học dân gian, dân tộc học, ngôn ngữ học…
Các bộ sử cũ đều chép gia đình thời Hùng Vương là gia đình phụ hệ. Gia
đình là hậu quả của sự tan rã thị tộc. Sự tan rã này có thể đã diễn ra từ thời
trước thời Hùng Vương, tiếp tục cho đến đầu thời kỳ Phùng Nguyên và Đông
Sơn. Trước kia nông nghiệp dùng cuốc đá thô sơ làm cho người đàn bà vẫn
giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất. Chỉ có hái lượm mới cung cấp đầy đủ
nhu cầu thực phẩm cho con người. Nhưng bấy giờ công cụ sản xuất ngày một
Đặng Mỹ Trang - BT22

11
Khóa luận tốt nghiệp
sắc bén tiện lợi nên có nhiều khả năng đẩy mạnh nghề trồng trọt. Vai trò của
người đàn ông vì thế mà được nâng lên. Mặt khác việc trao đổi thịnh hành lúc
bấy giờ càng làm cho người đàn ông phải đảm đương những công việc lao
động mà người đàn bà trước kia vẫn làm. Việc cướp bóc và chống cướp bóc
cũng là một lý do nữa nâng vai trò và địa vị của người đàn ông. Khi đã giành
địa vị trong sản xuất, người đàn ông cũng giành lấy địa vị trong gia đình và
trong xã hội.
Công xã không chỉ là đơn vị xã hội mà còn là tổ chức đời sống của xã
hội. Công xã giai đình phân biệt với công xã láng giềng ở chỗ một bên dựa
trên quan hệ dòng máu, một bên không. Trong giai đoạn tan rã của chế độ
công xã nguyên thủy hình thành xã hội có giai cấp, các nhóm thị tộc hỗn hợp
với nhau, do đó quan hệ dòng máu ngày một trở nên không quan trọng.
Không phải chỉ có sự phát triển của sức sản xuất là nguyên nhân làm cho hình
thức xã hội dựa trên quan hệ dòng máu lâm vào suy yếu, sự phát triển của
quân sự và chính trị càng có tác dụng phá hoại mạnh hơn. Giữa các bộ lạc
khác nhau thường diễn ra những cuộc chiến tranh, cướp bóc. Do hậu quả của
chiến tranh, một số thị tộc bộ lạc này rơi vào địa vị phụ thuộc một số thị tộc
bộ lạc khác. Lúc này quan hệ dòng máu sẽ phải nhường chỗ cho quan hệ lãnh
thổ. Tuy nhiên không phải vì thế mà hình thức công xã gia đình đã bị xóa
sạch. Sự tồn tại của những công xã gia đình không làm trở ngại đến sự phát
triển của xã hội nông nghiệp. Tất nhiên trong lúc xã hội đã biến chuyển biến
thì những công xã này cũng phải có những thay đổi nhất định. Như vậy vào
thời Hùng Vương cả hai loại công xã đồng thời cùng tồn tại nhưng công xã
láng giềng dần dần chiếm ưu thế. Mọi thành viên trong công xã đều có nghĩa
vụ lao động thực hiện các công trình chung và có nghĩa vụ quân sự. Giữa các
công xã không phải là không có tranh chấp. Khi chiến tranh xảy ra hay khi có
giặc đến xâm lược, mọi thành viên đều phải tham gia chiến đấu hoặc hậu cần.
Mỗi công xã đều có lãnh thổ của mình. Trong lãnh thổ có ruộng nương đã

Đặng Mỹ Trang - BT22
12
Khóa luận tốt nghiệp
khai phá, có đất hoang, có rừng rú, sông ngòi, ao hồ… Tất cả đều là vật sở
hữu chung; các thành viên của công xã có bổn phận chống lại sự xâm phạm
của người ngoài, đồng thời chống lại sự sở hữu riêng trong nội bộ.
Bộ tộc Xã hội lúc này đang trên con đường hình thành bộ tộc. Sự hình
thành bộ tộc cũng có tiền đề của sự hình thành công xã láng giềng. Trước thời
Hùng Vương, chế độ bộ lạc ngự trị khắp nơi. Nhưng bước vào thời Hùng
Vương đời sống kinh tế của bộ lạc dần dần được mở rộng. Hầu hết các bộ lạc
làm nông nghiệp ruộng nước ở lưu vực sông Hồng và sông Mã do trao đổi,
chiến tranh, nợ nần, cướp bóc, dần dần trở nên có liên quan đến nhau. Các
dòng người di chuyển và tham gia vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa ở
những nơi mà họ mới đến. Lúc này quan hệ lân cận và quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau trở nên quan trọng. Cùng với quá trình đó bộ tộc Lạc Việt cũng được
hình thành. Như vậy vào thời Hùng Vương dân tộc chúng ta không còn là
những cộng đồng nhỏ yếu, phân tán, những bộ lạc phân tán rời rạc, mà nó đã
cố kết thành một bộ tộc đông đảo, có tính cách ổn định, sớm có xu hướng
hình thành một dân tộc.
Tiền đề vật chất có ý nghĩa quyết định cho sự phân hóa xã hội và hình
thành giai cấp là sức sản xuất phát triển đến mức độ cao tạo ra sản phẩm thừa
của xã hội. Nhân dân ta thời dựng nước sinh tụ trên địa bàn rất phong phú về
tài nguyên, phì nhiêu về đất đai. Vì vậy trong thời đại đồng thau với kỹ thuật
sản xuất ngày một nâng cao và bằng sức lao động sáng tạo nhân dân ta có
nhiều khả năng sớm tạo ra những sản phẩm thừa. Cuối thời Hùng Vương, sản
phẩm thừa càng tăng lên. Sự phát triển kinh tế cùng với sự phân công lao
động và sự trao đổi những sản phẩm thừa đã tạo ra những điều kiện cần thiết
để đẩy mạnh sự phân hóa xã hội và hình thành giai cấp. Chính trên cơ sở đó
tầng lớp quý tộc bộ lạc xuất hiện có thể lợi dụng địa vị, chức năng và uy tín
của mình để biến sản phẩm thừa của xã hội thành của riêng, biến sự đóng góp

vì lợi ích công cộng thành hình thức bóc lột người sản xuất. Trong xã hội đã
Đặng Mỹ Trang - BT22
13
Khóa luận tốt nghiệp
có sự phân hóa sâu sắc thành những tầng lớp người khác nhau. Trong xã hội
lúc bấy giờ có dân và người quý tộc. Về dân đã có người tự do và người nô lệ.
Về quý tộc đã có thể phân biệt quý tộc trung ương với quý tộc địa phương.
Trải qua một quá trình phân hóa xã hội, xã hội Văn Lang cuối thời Hùng
Vương không còn là xã hội nguyên thủy với sự thống trị của quan hệ huyết
thống và sự bình đẳng về mọi mặt của những thành viên khối cộng đồng nữa.
Giàu nghèo, sang hèn, bất bình đẳng xã hội, áp bức bốc lột đã xuất hiện. Tầng
lớp dân tự do là thành viên công xã nông thôn tuy bị bóc lột nhưng vẫn bảo
tồn được nhiều quan hệ bình đẳng trong kinh tế, xã hội. Tầng lớp thống trị đã
vượt lên trên xã hội nhưng chưa tách hẳn khỏi nhân dân và mức độ bóc lột
không gay gắt. Tầng lớp nô tỳ bóc lột nặng nề hơn và chỉ là tầng lớp thứ yếu
trong xã hội. Đó là bức tranh khái quát về cơ cấu xã hội cuối thời Hùng
Vương được phác họa trên tư liệu và sự hiểu biết hiện nay.
1.2 Khái quát về nền văn hóa Phùng Nguyên
1.2.1 Quá trình phát hiện và nghiên cứu
Văn hóa Phùng Nguyên là một văn hóa khảo cổ mang tên thôn Phùng
Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Có thể lấy năm 1959,
năm phát hiện di chỉ Phùng Nguyên và đầu năm 1971, năm tổ chức hội nghị
nghiên cứu thời Hùng Vương lần thứ IV là mốc mở đầu và kết thúc lịch sử
nghiên cứu nền văn hóa này. Công cuộc nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên
đã đạt được những thành tựu xuất sắc. Tư liệu phát hiện và nghiên cứu về văn
hóa Phùng Nguyên đã dày hàng ngàn trang. Vị trí ý nghĩa và khoa học của
văn hóa Phùng Nguyên là rất lớn đối với lịch sử Việt Nam nói chung và khảo
cổ học Việt Nam nói riêng.
Phần lớn những di chỉ quan trọng đã được khai quật, nghiên cứu trong
giai đoạn này. Các nhà khảo cổ của nhiều cơ quan Viện khảo cổ học, Khoa Sử

các trường đại học Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Việt Bắc, Viện Bảo
tàng Lịch Sử phối hợp với các Ty Văn Hóa các tỉnh thực hiện những đợt điều
Đặng Mỹ Trang - BT22
14
Khóa luận tốt nghiệp
tra cơ bản, trước hết tập trung trên vùng đất tổ Phong Châu và những vùng
phụ cận thuộc tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Gần 30 địa điểm được phát hiện,
trong đó đã có 25 di tích thuộc các tính này. Có 15 địa điểm được khai quật
với những quy mô khác nhau, từ gần một trăm mét vuông đến vài nghìn mét
vuông.
Mùa xuân năm 1959, công trình thủy nông Lâm - Hạc khi đào qua thôn
Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao đã làm lộ ra nhiều di vật là
những công cụ bằng đá và đất nung… Các cán bộ chuyên môn đã tới hiện
trường xem xét và nhận định rằng đây là di chỉ cư trú ngoài trời của người
nguyên thủy, lần đầu tiên được phát hiện trên vùng đồng bằng trung du Bắc
Bộ. Cơ quan chịu trách nhiệm khai quật lúc đó là Đội khai quật thuộc Bộ Văn
Hóa, tiền thân của Viện Khảo Cổ học sau này. Họ đã thực hiện 2 đợt khai
quật lớn. Lần khai quật thứ nhất được tiến hành vào năm 1959. Chủ trì khai
quật là Nguyễn Ngọc Bích. Các nhà khảo cổ đã dùng thuổng cán dài khoan 37
lỗ thăm dò, thám sát 2 hố với diện tích 41m2 và mở 5 hố khai quật ở khu B
với diện tích 158m2. Lần khai quật thứ hai ở di chỉ Phùng Nguyên được tiến
hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1961, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ngọc
Bích. Các hố khai quật được hoạch định cả ở khu A và khu B, gồm 22 hố với
tổng diện tích là 3700m2. Đây là lần khai quật có quy mô rộng lớn chưa từng
có ở Việt Nam đến lúc đó. Các nhà khảo cổ đã mở ở khu A: 5 hố khai quật,
mỗi hố có diện tích 40m2, ở khu B: 17 hố khai quật, mỗi hố có diện tích
100m2. Diện tích và di vật phát hiện được là rất lớn, gần 1656 hiện vật đá, 97
đồ gốm và trên 100.000 mảnh gốm lớn nhỏ. Sau hai lần khai quật trên, vào
năm 1964, một số cán bộ của Đội Khảo Cổ đã trở lại Phùng Nguyên và đào
hai hố tham sát, mỗi hố là 1m2.

Di chỉ Phùng Nguyên được bộ môn khảo cổ hoc trường Đại học Tổng
Hợp Hà Nội tiến hành khai quật lần thứ ba từ ngày 23/2 đến 13/3 năm 1968.
Các cuộc khai quật do Hà Văn Tấn phụ trách. Diện tích khai quật mỗi hố là
Đặng Mỹ Trang - BT22
15
Khóa luận tốt nghiệp
100m2. Di vật thu được gồm 69 hiện vật đá , 19 hiện vật gốm và trên 5000
mảnh gốm. Như vậy từ năm 1959 đến 1968, các nhà khảo cổ học đã khai quật
trên diện tích rộng ở Phùng Nguyên trên diện tích 3.917m2 khai quật và 41m2
thám sát. Số lượng di vật phát hiện được trong 3 lần khai quật này là hết sức
đồ sộ và quý giá, gồm gần 2000 di vật đá, trên 130 di vật gốm và trên 100.000
mảnh gốm lớn nhỏ. Tầng văn hóa ở đây nói chung là đơn giản, chỉ có một lớp
tương đối mỏng (dày 0,1-0,3m2). Đây là nguồn tư liệu có giá trị nhiều mặt
giúp cho quá trình điều tra, thám sát và khai quật hàng loạt các di tích Phùng
Nguyên khác.Ngay sau khi phát hiện và có những đợt khai quật ở di chỉ
Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã lần lượt tìm thấy hàng loạt các địa điểm
khác cách không xa nó, có những đặc trưng văn hóa tương tự. Có thể kể tên
những di tích chính như sau: Gò Mả Muộn, An Đạo, Xóm Rền, Xóm Kiếu,
Đồng Sấu, Lê Tính thuộc địa phận huyện Phong Châu, Gò Bông, Ô Rô, Thọ
Sơn, Gò Chè thuộc huyện Tam Thanh, Đôn Nhân thuộc huyện Lập Thạch;
Nghĩa Lập, Lũng Hòa thuộc huyện Vĩnh Tường; Đồng Đậu thuộc huyện Vĩnh
Lạc.
Di chỉ Gò Bông thuộc địa phận xã Thượng Nông, huyện Tam Thanh. Di
chỉ được khoa Sử trường Đại Học Tổng Hợp tiến hành mở 2 hố thám sát, mỗi
hố khai quật với diện tích 70m2 vào năm 1965. Di vật đá, gốm, đồng thu
được khá phong phú, đa dạng và độc đáo. Tháng 2 năm 1967, Đại học Tổng
Hợp Hà Nội lại trở lại khai quật di chỉ Gò Bông lần thứ hai. Lần này họ đã
mở một hố khai quật rộng 100m2. Phụ trách khai quật là Hà Văn Tấn. Như
vậy diện tích thám sát và khai quật tại di chỉ Gò Bông là 178m2. Tài liệu thu
đươc từ hai cuộc khai quật rất phong phú với trên 500 di vật đá các loại, trên

4 vạn mảnh gốm và một số cục đồng, gỉ đồng. Tầng văn hóa Gò Bông dày
hơn hẳn Phùng Nguyên (chỗ dày nhất lên tới 1,6m). Di chỉ Gò Bông quan
trọng ở chỗ nó là di tích tiêu biểu cho giai đoạn phát triển sớm nhất trong hệ
thống các giai đoạn phát triển văn hóa Phùng Nguyên với những dấu vết chế
Đặng Mỹ Trang - BT22
16
Khóa luận tốt nghiệp
tác kim loại đầu tiên.
Di chỉ Xóm Rền là một trong số không nhiều di chỉ thuộc văn hóa Phùng
Nguyên có tầng văn hóa dày tới 2m2. Di chỉ Xóm Rền tọa lạc gần như trọn
toàn bộ một quả đòi thầp, được gọi là Xóm Rền, thuộc địa phận xã Gia
Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Di chỉ này được bộ môn Khảo Cổ
Học, trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội phát hiện vào năm 1968 và khai quật
đợt 1 vào năm 1969. Các cuộc khai quật do Hà Văn Tấn chủ trì. Có hai hố
khai quật, hố thứ nhất có diện tích 100m2,hố thứ hai: 51m2. Di vật phát hiện
từ hai hố khai quật gồm có 270 hiện vật đá, 16 đồ gốm nguyên và 39364
mảnh gốm lớn nhỏ. Tầng văn hóa thuần nhất, khá dày, trên dưới 2m. Ngoài
đồ đá, đồ gốm còn phát hiện những mảnh đồng, một vài vết gỉ đồng.
Đợt khai quật thứ hai được bắt đầu từ ngày 1-10-2002 đến ngày
15-11-2002 do Viện Khảo Cổ Học hợp tác với trung tâm Khảo Cổ Học và
Nghệ Thuật (Đại học Trung văn ở Hông Kông) tiến hành. Tổng diện tích
thám sát và khai quật đợt hai tại di chỉ Xóm Rền là 120m2. Tầng văn hóa có
đó dày không đều, mỏng ở phía đỉnh gò, dày trên dưới 2m, các nhà khai quật
phát hiện được rất nhiều di tích, di vật và 4 ngôi mộ nằm sát sinh thổ. Số
lượng di vật thu lượm được trong lần khai quật này rất lớn, bao gồm 1324
hiện vật đá, 260.000 mảnh gốm và 75 đồ gốm nguyên hoặc gần nguyên.
Đợt khai quật thứ ba vào tháng 12-2002 do Bộ môn Khảo Cổ Học phối
hợp với Bảo tàng Phú Thọ tiến hành. Đợt khai quật này do Hán Văn Khẩn
chủ trì. Một hố khai quật với diện tích 60m2 được mở ra với tầng văn hóa
thuần nhất dày trên 2m. Các hiện vật phát hiện được trong hố khai quật khá

nhiều, bao gồm 268 hiện vật đá, 64.537 mảnh gốm vỡ và 263 đồ gốm nguyên
hoặc phục nguyên được. Đặc biệt lần này các nhà khảo phát hiện được một số
loại di vật có giá trị như gốm xốp, gốm trang trí khắc vạch, in chấm, bột
trắng, bình gồm quai dọc ở miệng, con dấu bằng đất nung, vòng hình trống,
tượng rùa bằng đá. Đặc biệt là sự có mặt một số lượng rất lớn các loại hình
Đặng Mỹ Trang - BT22
17
Khóa luận tốt nghiệp
bát, bát bồng và thố ở di chỉ Xóm Rền.
Tháng 12-2003, Bộ môn Khảo Cổ Học, Khoa Lịch Sử lại trở lại Xóm
Rền khai quật lần thứ tư. Đợt khai quật này do Hán Văn Khẩn chủ trì. Một hố
khai quật với diện tích 20m2 đã được mở ở sườn phía Bắc gò Xóm Rền.
Ngoài hố khai quật này còn có hai hố thám sát được mở: hố thứ nhất có diện
tích 5m2, hố thứ hai có diện tích 7.5m2. Hai hố thám sát này nằm ở phía Nam
của gò Xóm Rền. Tổng diện tích thám sát và khai quật là 32.5m2. Tầng văn
hóa của hố khai quật cũng tương tựu như đã thấy trong 3 đợt khai quật trước,
cả về kết cấu, màu sắc, độ dày và các loại di tích di vật nằm trong tầng văn
hóa. Các loại di vật được phát hiện gồm: 322 hiện vật đá, 41.231 mảnh gốm
lớn nhỏ và 71 đồ gốm nguyên hoặc phục nguyên được.
Tháng 12 năm 2004 Bộ môn khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Phú Thọ
tiến hành khai quật di chỉ Xóm Rền lần thứ V. Họ đã khai quật được 5 hố
nhỏ: Hai hố ở phía Bắc Xóm Rền, mỗi hố có diện tích 12m2; ba hố ở phía
nam Xóm Rền, trong đó một hố rộng 12m2, hai hố còn lại, mỗi hố 8m2. Như
vậy tổng diện tích khai quật lần này là 52m2. Tầng văn hóa và di vật ở đây
giống các đợt khai quật trước: một tầng văn hóa thuần nhất, đồ đá và đồ gốm
rất phong phú, đa dạng. Trong lần khai quật lần này cũng phát hiện được một
số di vật đáng chú ý: vật dạng ấm nắp liền và vòi cực ngắn, thố có áo trắng ở
trong lòng, vòng chữ T bản rộng và hẹp với gờ rộng bản. Các di vật có số
lượng khá lớn, bao gồm 284 đồ đá, 41928 mảnh gốm vỡ và 103 gốm nguyên
hoặc gần nguyên.

Như vậy di chỉ Xóm Rền đã thám sát và khai quật được 5 lần với diện
tích 415,5m2. Số lượng di vật thu được qua 5 mùa điền dã gồm 2378 hiện vật
đá,447144 mảnh gốm lớn nhỏ, 528 đồ gốm nguyên hoặc phục nguyên, trong
đó có một số loại di vật độc đáo như bát bồng và thố, vòng gốm hình trống và
con dấu bằng gốm, thố có lớp “áo”trắng ở phía trong lòng, gốm có quai dọc
và gốm có tai ngang, gốm có trang trí khắc vạch in chấm kết hợp xoa bột
Đặng Mỹ Trang - BT22
18
Khóa luận tốt nghiệp
trắng và gốm nhuộm màu đen bóng láng. Ngoài ra còn phải kể đến 3 nha
chương phát hiện ngẫu nhiên trong khi đào ao vào các năm 1975,1976 và
2004. Chúng ta có thể khẳng định rằng Xóm Rền là một di tích khảo cổ học
đặc biệt quan trọng, đáng xếp ở vị trí số một trong 70 di tích thuộc Văn hóa
Phùng Nguyên.
Di chỉ Khu Đường. Di chỉ Khu Đường thuộc xã Vĩnh Lại(Lâm Thao),
phát hiện và thám sát vào tháng 12-1962. Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội
tổ chức khai quật Khu Đường lần thứ nhất năm 1971. Người chủ trì khai quật
là Hán Văn Khẩn. Cho đến nay, toàn bộ kết quả vẫn chưa được công bố. Toàn
bộ hiện vật được lưu giữ tại bảo tàng Hùng Vương.
Trong lần khai quật thứ nhất, các nhà khảo cổ học đào hai hố thám sát,
mỗi hố rộng 4m2 và hai hố khai quật, mỗi hố diện tích 100m2. Như vậy toàn
bộ diện tích thám sát và khai quật lần này là 208m2.
Tầng văn hóa của các hố thám sát và khai quật giống nhau, một tầng
thuần nhất, độ dày trung bình từ 30-40cm, chỗ có hố đất đen có thể dày tới
1m. Di vật thu được gồm có 202 hiện vật đá và 7127 mảnh gốm vỡ. Ngoài 2
mảnh liềm đá phát hiện được trong hố khai quật và một cuốc đá thu nhặt được
trên mặt ruộng, toàn bộ hiện vật đá (rìu,bôn,đục,bàn màiđồ trang sức…) giống
hệt như những hiện vật cùng loại đã thấy ở di chỉ Phùng Nguyên, Gò Cây Táo
và Văn Điển(Hà Nội). Như vậy, Khu Đường là một di tích thuộc Văn hóa
Phùng Nguyên. Để mở rộng và nghiên cứu thêm về Văn hóa Phùng Nguyên,

tháng 12-2000, Khoa Lịch Sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã
trở lại khu di chỉ Khu Đường khai quật lần thứ hai. Hai hố khai quật đã được
mở, hố thứ nhất có quy mô 100m2 và hố thứ hai 48m2.
Kết cấu, màu sắc, độ dày tầng văn hóa của hai hố khai quật giống nhau,
dày trung bình từ 30-40cm. Di vật thu được trong lần khai quật này gồm có
349 hiện vật đá, 10 dọi xe chỉ, 4 bi gốm, 1 vòng gốm, 336 chạc gốm, 15032
mảnh gốm vỡ. Đáng chú ý là trong lần này các nhà khảo cổ học đã phát hiện
Đặng Mỹ Trang - BT22
19
Khóa luận tốt nghiệp
được cuốc đá và vòng gốm có hoa văn. Ngoài ra, những người khai quật còn
sưu tầm được 1 cuốc đá và một qua đá. Như vậy có thể thấy Khu Đường là
một di chỉ Phùng Nguyên rất quan trọng.
Di chỉ Đồng Sấu thuộc xã Thụy Vân huyện Phong Châu phân bố trên quả
gò rộng khoảng 120000 m2, được giáo viên và học sinh trường cấp 2 xã phát
hiện năm 1961, đến cuối năm 1966, đội khảo cổ tiến hành cuộc khai quật diện
tích 200m2. Tầng văn hóa di chỉ này dày từ 0,3 đến 0,8 m. Điều đáng chú ý là
ở đây ngoài 200 di vật đá và rất nhiều mảnh gốm vỡ , còn gặp những mảnh
đồng vụn trong lớp đát văn hóa. Đồng Sấu nằm rất gần trên 2 địa điểm thuộc
thời kỳ đồng thau phát triển là Gò Tro Trên và Gò Tro Dưới. Ba quả gò có
dấu tích văn hóa này chỉ nằm cách nhau khoảng trên dưới 100m.
Di chỉ nhiều tầng văn hóa Đồng Đậu thuộc xã Minh Tân, huyện Yên Lạc,
tỉnh Vĩnh Phúc được coi là địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất trong việc
xác lập phổ hệ 4 giai đoạn phát triển văn hóa thời đại kim khí trên lưu vực
sông Hồng. Lớp văn hóa dưới cùng của di chỉ có niên đại cuối Phùng
Nguyên, bắt đầu chuyển sang văn hóa Đồng Đậu. Di chỉ được cán bộ Đội
khảo cổ học phát hiện năm 1962. Sau đó Đội khảo cổ tiến hành khai quật vào
cuối năm 1965 đầu năm 1966 và Viện Khảo Cổ Học khai quật vào đầu năm
1969.
Xen giữa 2 đợt khai quật trên, Viện Bảo tàng Lịch Sử đào một hố khai

quật nhỏ vào năm 1967. Tổng diện tích khai quật là 550m2. Di tích và di vật
phát hiện được trong các hố khai quật khá phong phú. Trong lớp văn hóa
Phùng Nguyên(dày trên dưới 1 m) tìm thấy rất nhiều đồ đá, đồ gốm, đồ
xương Không gặp di vật bằng đồng trong lớp này, chỉ có lớp đất bên trên mới
có rất ít vết tích gỉ đồng, cục đồng nhỏ. Vì tầm quan trọng của địa điểm khảo
cổ học này, các nhà nghiên cứu còn trở lại đây khai quật 2 đợt nữa vào năm
1984(117m2) và 1986.
Ngay trong giai đoạn 10 năm đầu của chương trình nghiên cứu năm hóa
Đặng Mỹ Trang - BT22
20
Khóa luận tốt nghiệp
Phùng Nguyên,các nhà nghiên cứu đã mở rộng mối quan tâm đến những vùng
xa trung tâm đất Phong Châu xưa.Di chỉ Văn Điển (ngoại thành Hà Nội)được
phát hiện năm 1962,khai quật 2 lần vào năm 1962 và 1964 với tổng diện tích
là 928m2.Toàn bộ khu vực rộng chừng 170000m2 nằm gọn trong khu nghĩa
trang Văn Điển,nên phần lớn di chỉ đã bị phá hoại hoàn toàn.Di chỉ Văn Điển
có một lớp văn hóa thống nhất,dày chừng 0,3m đến 1,2m.Hiện vật thu được ở
đây cũng như đa số các di chỉ Phùng Nguyên khác chỉ gồm đồ đá và đồ
gốm.Có gần 100 di vật đá và vài vạn mảnh gốm.
Di chỉ Tràng Kênh(xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) là địa
điểm được coi là thuộc văn hóa Phùng Nguyên, hoặc ít ra là cũng có mối quan
hệ chặt chẽ với văn hóa Phùng Nguyên, nằm cách xa nhất về phía đông địa
bàn cư trú cơ bản của văn hóa này. Đây là một di chỉ xưởng chế tạo đồ trang
sức đá quan trọng. Diện tích khoảng 10000m2 phân bố ven chân núi đá vôi.
Nó được phát hiện năm 1967 và trong năm này các nhà khảo cổ học thuộc
Viện Khảo Cổ học và bảo tàng Lịch Sử Việt Nam đã tiến hành đào thám sát
và khai quật lần thứ nhất. Diện tích các hố khai quật lần 1 là 192m2. Tầng văn
hóa dày trên dưới 2m đã thu thập được 2 ngàn di vật đá, xương và hàng vạn
mảnh gốm. Di chỉ Tràng Kênh còn được Viện Khảo Cổ học khai quật diện
tích nhỏ lần thứ 2(50m2) năm 1986 và lần 3(35m2) năm 1996.

Kết quả thu được trong những năm đầu nghiên cứu văn hóa Phùng
Nguyên thật lớn lao. Các nhà khảo cổ học đã có trong tay khối tư liệu rất
phong phú, đa dạng về loại hình văn hóa đủ cơ sở để khẳng định đó là một
nền văn hóa sơ kỳ đống thau- văn hóa Phùng Nguyên.
Trong những năm 70 trên vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc còn có một số phát
hiện như di chỉ Đồi Giàm, Thổ Tang, Đồi Dung. Tầng văn hóa dày 0,14m đến
1m. Trong một hố khai quật 60m2 đã phát hiện được nhiều đồ đá và đồ gốm
mang đặc trưng của văn hóa Phùng Nguyên. Đồ gốm có nhiều đồ án hoa văn
và loại hình cho phép đoán định di chỉ ở vào giai đoạn Phùng Nguyên cổ
Đặng Mỹ Trang - BT22
21
Khóa luận tốt nghiệp
điển. Nghiên cứu di chỉ này sẽ làm rõ thêm một khâu trong các bước phát
triển của văn hóa Phùng Nguyên. Trong những năm này, công tác điền dã
khảo cổ học trên đất Bắc Ninh được đánh dấu bằng những phát hiện các di
tích thời Hùng Vương nói chung, trong đó phải kể đến hệ thống di tích sơ kỳ
thời đại kim khí bên dòng sông Tiêu Tương thuộc xã Tương Giang, Võ
Cường, Vân Phương(huyện Tiên Sơn).
Như vậy trong những năm 70 trở lại đây, công việc điền dã trong nghiên
cứu văn hóa Phùng Nguyên đã thu được những kết quả khả quan. Song song
với công tác điền dã, khai quật, các nhà khảo cổ còn đẩy mạnh nghiên cứu sâu
hơn các vấn đề chung, cơ bản xung quanh văn hóa Phùng Nguyên.
Đối với văn hóa Phùng Nguyên, hơn 4 thập kỷ qua là những thập kỷ của
phát hiện, tích lũy tư liệu và nghiên cứu toàn diện. Hơn 50 di chỉ Phùng
Nguyên đã được phát hiện, bản đồ phân bố văn hóa này càng đây đủ.Đã có
hàng trăm bài viết dưới dạng công bố tư liệu điều tra khai quật,chuyên khảo,
luận bàn về mọi vần đề xung quanh nền văn hóa sơ kỳ kim khi nổi tiếng này.
1.2.2 Những đặc trưng nổi bật của văn hóa Phùng Nguyên
1.2.2.1 Loại hình di tích
Các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên phân bố tập trung ở khu vực hợp

lưu của các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Thao và sông Đáy
tức vùng Nam Phú Thọ, Đông Bắc Hà Tây, Hà Nội, Nam Bắc Ninh.
Phần lớn các di tích nằm ở miền trước núi, dưới chân đồi núi đất, ven sông
suối ở vùng trung du. Nhiều địa điểm trên các khu đất cao châu thổ, ven biển.
Loại hình: Trên 50 địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên tập trung phần
lớn ở tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc(34 địa điểm), Hà Nội, Hà Tây(14 địa điểm),
Bắc Ninh (6 địa điểm). Nhìn chung địa bàn phân bố các di chỉ văn hóa Phùng
Nguyên khá rộng lớn, bao gồm cả vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Văn hóa Phùng Nguyên tồn tại và phát triển trong thời gian cách ngày
nay trên dưới 4000 năm. Những dấu tích còn lại hầu hết là các làng định cư,
Đặng Mỹ Trang - BT22
22
Khóa luận tốt nghiệp
các di chỉ cư trú ngoài trời. Diện tích các làng định cư này nhìn chung khoảng
1 vạn mét vuông. Cá biệt có những làng có diện tích khá lớn tới 2 đến 3 vạn
mét vuông (Văn Điển, Phùng Nguyên, Gò Bông…)
Người Phùng Nguyên thường cư trú trên các đồi gò đất nổi cao hơn mặt
ruộng xung quanh từ 0,5m đến 2-3 m, cá biệt có trường hợp cao đến 5-6m
như di chỉ Gò Bông, Gò Chè(Tam Thanh,Phú Thọ). Lớp đất văn hóa có độ
kết chặt tùy thuộc vào tính chất thổ nhưỡng của từng vùng, nhưng nhìn chung
cứng rắn có xen lẫn các hạt latêlit lết vón. Đất có màu xám đen và chứa đựng
thuần nhất các di vật khảo cổ học như đồ đá,đồ gốm,ít xương răng và tro than.
Tích tụ tầng văn hóa ở các di chỉ Phùng Nguyên nhìn chung không dày lắm,
trung bình khoảng 0,7m, dày nhất đến 2m (di chỉ Xóm Rền). Một số di chỉ có
độ dày tầng văn hóa không đều, có chỗ dày chỗ mỏng tùy thuộc địa hình cư
trú. Tuy đã phát hiện được 50 địa điểm của văn hóa này, trong đó số di chỉ đã
được khai quật cũng hơn 25 địa điểm , song các dấu vết cư trú, nhà cửa vẫn
còn là vấn đề chưa sáng tỏ.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm các di tích văn hóa Phùng Nguyên, có
thể phân chia chúng ra thành 3 loại hình:

1. Di chỉ cư trú
2. Di chỉ-xưởng
3. Di chỉ cư trú-mộ táng
Phần lớn các di tích cư trú Phùng Nguyên đã được phát hiện và nghiên
cứu thuộc loại hình di chỉ cư trú, thường gặp loại di chỉ có 1 tầng văn hóa
Phùng Nguyên thuần nhất, có thể chỉ thuộc 1 giai đoạn phát triển nhất định
như thuộc giai đoạn sớm hoặc giai đoạn giữa-giai đoạn Phùng Nguyên cổ
điển. Cũng như những di chỉ cư trú tầng văn hóa phát triển qua 2 giai đoạn
sớm và giữa. Đáng chú ý là hệ thống các di chỉ cư trú thuộc giai đoạn muộn-giai
đoạn Phùng Nguyên sau cổ điển. Đa số các di chỉ này tập trung ở các vùng đồng
bằng cao, mà không phải phân bố ở vùng trung du là chính như 2 giai đoạn
trước. Trong các di chỉ này yếu tố văn hóa Đồng Đậu đã xuất hiện rõ nét.
Đặng Mỹ Trang - BT22
23
Khóa luận tốt nghiệp
Các di chỉ xưởng nằm ở giai đoạn cuối văn hóa Phùng Nguyên bước
sang văn hóa Đồng Đậu. Cho đến nay mới tìm thấy 3 di chỉ xưởng với tính
chất công xưởng rõ ràng. ĐIều đặc biệt là tính chuyên môn hóa của chúng khá
cao: Di chỉ xưởng Gò Chè chế tác công cụ đá là chính-xưởng Bãi Tự chế tác
mũi khoan, di chỉ xưởng Tràng Kênh chế tác vòng trang sức là chủ yếu.
Di chỉ cư trú mộ táng, nếu không kể địa điểm Xóm Rền với phát hiện
dấu tích 2 ngôi mộ lẻ loi nằm ngay trong di chỉ cư trú, đến nay chúng ta mới
tìm thấy được 1 địa điểm thuộc loại hình này. Đó là địa điểm Lũng Hòa. Tại
Lũng Hòa đã phát hiện được cả một khu mộ tập trung. Trong diênh tích hố
khai quật không lớn lắm đã tìm thấy 12 ngôi mộ có những đặc điểm tương tự
nhau, chứng tỏ chúng cùng thuộc 1 thời đại, một chủ nhân. Khu mộ địa cũng
phân bố trong phạm vi cư trú, đất lấp mộ chưa nhiều di vật giống như các di
vật tìm thấy trong tầng văn hóa và đồ tùy táng được chôn theo người chết.
Địa tầng:Có 5 loại hình di tích theo diễn biến địa tầng:
- Loại có một tầng văn hóa thuộc văn hóa Phùng Nguyên.

- Loại có địa tầng phát triển liên tục từ cuối Phùng Nguyên sang Đồng Đậu
- Loại di chỉ- xưởng phát triển từ cuối Phùng Nguyên sang Đồng Đậu.
- Loại di chỉ xan lẫn mộ táng.
- Loại mộ táng tách riêng khỏi di chỉ cư trú.
1.2.2.2 Niên đại
Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại của văn hóa Phùng Nguyên. Có
thể tóm lược các ý kiến đó thành 2 loại sau:
1.Loại ý kiến thứ nhất cho rằng văn hóa Phùng Nguyên bắt đầu từ hậu kỳ
đá mới và bước sang sơ kỳ đồng thau.
2. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, căn cứ vào việc phân tích tổng thể các dấu
tích văn hóa vật chất của các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên thì văn
hóa này không còn ở hậu kỳ đá mới nữa mà đã ở vào sơ kỳ thời đại đồng thau.
Đa số các nhà nghiên cứu đều theo quan điểm thứ hai. Như vậy văn hóa
Phùng Nguyên có niên đại mở đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ III trước công
Đặng Mỹ Trang - BT22
24
Khóa luận tốt nghiệp
nguyên-đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên và kết thúc vào khoảng
nửa đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên.
1.2.2.3 Các giai đoạn phát triển của văn hóa Phùng Nguyên
* Dựa trên việc phân tích loại hình hoa văn gốm của các nhóm di tích, cứ
liệu địa tầng… Hà Văn Tấn và Hán Văn Khẩn đã xác lập 3 giai đoạn phát
triển của văn hóa Phùng Nguyên.
- Giai đoạn sớm, có thể gọi là giai đoạn trước cổ điển, lấy Gò Bông, Gò
Hện làm tiêu biểu. Di chỉ Đồng Chỗ ở vào thời điểm kết thúc của giai đoạn
này,bắt đầu có yếu tố của giai đoạn sau.
- Giai đoạn giữa, có thể gọi là giai đoạn cổ điển, lấy Phùng Nguyên, An
Đạo, Xóm Rền, Nghĩa Lập… làm tiêu biểu. Di chỉ Đồi Giàm ở vào thời điểm
kết thúc của giai đoạn này.
- Giai đoạn cuối, có thể gọi là giai đoạn cổ điển.Có thể lấy lớp dưới

Đồng Đậu, các di tích nhóm Tiêu Tương ở Bắc Ninh, Tiên Hội và Xuân Kiều
ở Hà Nội làm tiêu biểu.
Tuy vậy cũng có ý kiến khác (chủ yếu dựa vào sự xuất hiện của dấu vết
kim loại đồng) mà chia thành 2 giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn Phùng Nguyên sớm, chưa tìm được đồ đồng hay hiện vật kim khí
nào khác, thuộc thời đại đồng thau, vào thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên.
- Giai đoạn Gò Bông muộn, thuộc sơ kỳ thời đại đông thau, vào cuối
thiên niên kỷ thứ III-đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Đã có hợp
kim đồng thiếc.
* Trong cuốn chuyên khảo về văn hóa Phùng Nguyên, Hoàng Xuân
Chinh cũng thiên về ý kiến Phùng Nguyên sớm hơn Gò Bông.
Niên đại tuyệt đối: Từ một vài địa điểm của văn hóa Phùng Nguyên đã
có một số niên đại C14:
- 01 niên đại C14 của di chỉ Đồng Đậu (lớp dưới) ở độ sâu 4m cho tuổi
3328 ± 100 năm cách ngày nay (tính từ năm 1950). Đây được coi là niên đại
giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên, tương đương giai đoạn đầu của
Đặng Mỹ Trang - BT22
25

×