Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Vai trò của người phụ nữ thái trong việc xóa đói giảm nghèo tại huyện tam đường tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 98 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
KHOA VĂN HĨA DÂN TỘC THIỂU SỐ

VAI TRỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI TRONG
VIỆC XỐ ĐĨI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN
TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa
Ngành: Văn hóa dân tộc thiểu số

Sinh viên thực hiện: HỒNG THỊ THUẬN
Giảng viêng hướng dẫn: PGS.TS HOÀNG LƯƠNG

HÀ NỘI - 2010

1

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Để hồn thành khóa luận, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các cá nhân, ban ngành đoàn thể. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới chính quyền địa phương và nhân dân huyện Tam Đường, Lai Châu,
các cán bộ Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Lai Châu, các thầy cơ giáo
trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu số và đặc biệt là PGS. TS Hoàng Lương –
người trực tiếp hướng dẫn em hoàn tất khóa luận.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và mong sẽ tiếp tục nhận được


nhiều sự giúp đỡ hơn nữa!

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
SV
Hoàng Thị Thuận

2

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khúa lun tt nghip

Lời cam đoan
Họ và tên: Hoàng Thị Thuận
Lớp : VHDT 12 A
Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số
Trờng Đại học Văn hóa Hà Nội
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa chuyên ngành
khoa văn hóa dân tộc là bài viết của tôi. Tất cả những thông tin và số liệu
trong bài đều đúng sự thật.

Sinh viên
Hoàng Thị Thuận

3

Hong Th Thun VHDT 12A



Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Mở đầu ..................................................................................................................................... 6 
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................................ 7 
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ......................................................................................... 6 
3. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................................... 9 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................... 9 
5. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................ 9 
6. Đóng góp của khóa luận. ............................................................................................ 10 
7. Bố cục khóa luận. .......................................................................................................... 10 
Chương 1. Vài nét khái quát về người Thái ở huyện Tam Đường, tỉnh
Lai Châu ............................................................................................................................... 11 
1.1. Khái quát về huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. ......................................... 11 
1.2. Người Thái ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. ........................................ 13 
1.3. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 23 
Chương 2. Công tác xóa đói giảm nghèo theo “ Chương trình mục tiêu
Quốc gia về Xóa đói giảm nghèo” ở huyện Tam Đường, Lai Châu ...... 25 
2.1. Về tình hình đói nghèo của người Thái ở Tam Đường, Lai Châu tính
đến năm 2003. ...................................................................................................................... 25 
2.2. Cơng tác xóa đói giảm nghèo theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về
Xóa đói giảm nghèo ở vùng người Thái, huyện Tam Đường giai đoạn 2004
– 2009. .................................................................................................................................... 39 
2.3. Người Thái huyện Tam Đường đang từng bước làm giàu nhờ mơ hình
kinh tế VAC. ........................................................................................................................ 49 
2.4. Việc quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Tam
Đường, Lai Châu. ............................................................................................................... 53 
2.5. Chính quyền các cấp ở tỉnh Lai Châu ghi nhận những thành quả và
nhân rộng mơ hình phát triển kinh tế của phụ nữ Thái huyện Tam Đường ra
toàn tỉnh .................................................................................................................................. 57 

2.6. Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 59 

4

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3. Vai trị của người phụ nữ Thái huyện Tam Đường, Lai
Châu trong gia đình và xã hội  .................................................................................. 61 
3.1. Người phụ nữ Thái với việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và
nâng cao chất lượng cuộc sống. .................................................................................... 61 
3.2. Nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội. ..... 74 
3.3. Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 77 
Kết luận ................................................................................................................................. 78 
Danh mục tài liệu tham khảo. ................................................................................... 80 
Danh sách những người cung cấp thơng tin, tư liệu. ..................................... 82 



5

Hồng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHĨA LUẬN
XĐGN


: Xóa đói giảm nghèo

DTTS

: Dân tộc thiểu số

DTTS & MN: Dân tộc thiểu số và miền núi
ĐBKK

: Đặc biệt khó khăn

VAC

: Vườn – Ao – Chuồng

VACR

: Vườn – Ao – Chuồng – Rừng

TW

: Trung Ương

HDND

: Hội đồng nhân dân

UBND


: Ủy ban nhân dân

BCĐ

: Ban chỉ đạo

HA

: Héc – ta

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KHXH

: Khoa học xã hội

LĐ – TB & XH: Lao động – Thương binh và xã hội
THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

XĐGN – VL: Xóa đói giảm nghèo – việc làm
ANQP


: An ninh quốc phịng

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

ATXH

: An tồn xã hội

TTCX

: Trung tâm cụm xã

ĐH

: Đại hội

6

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đây là một đề tài tương đối mới vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu, song tác dụng của nó đối với đời sống, đặc biệt là ở góc độ
kinh tế của bà con các dân tộc thiểu số lại rất lớn nếu như các tài liệu nghiên

cứu được ứng dụng rộng rãi.
Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều bước nhảy vọt mạnh mẽ trong mọi mặt
của đời sống xã hội, đã là một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên
thế giới chỉ sau Thái Lan. Và cũng từ giữa thập kỷ 90 trở đi thì Việt Nam đã
là một trong những nước đi tiên phong trên thế giới trong cơng cuộc chống
đói nghèo nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và sự hỗ trợ tích cực của cộng
đồng quốc tế. Vì vậy mà chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo đã nhanh
chóng làm thay đổi bộ mặt thơn q và góp phần to lớn và việc phát triển
hoàn thiện con người. Tuy vậy, do nhiều ngun nhân mà cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Theo chuẩn mới số hộ nghèo vẫn
chiếm 22%, và ở miền núi và vùng các dân tộc thiểu số thì con số này là
28,6%.
Hơn nữa trong giai đoạn toàn cầu đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế vô cùng nghiêm trọng thì việc ổn định và phát triển kinh tế, đặc
biệt là kinh tế trong từng hộ gia đình – tế bào của xã hội là quan trọng. Và
trong công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình này khơng thể
khơng kể đến vai trị của người phụ nữ.
Ở Lai Châu, người Thái là dân tộc có số dân đơng nhất, có nguồn gốc
bản địa, có lịch sử và nền văn hóa lâu đời, đặc sắc. Trong cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo, người Thái ở Lai Châu đã có nhiều cố gắng và cũng đã gặt hái
khá nhiều thành tựu để hướng tới và đạt tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc
hơn. Ngoài ra, Tam Đường là một huyện tiếp nhận khá đông số hộ gia đình
người Thái di dân tái định cư thủy điện Sơn La từ Mường Lay, Điện Biên

7

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp


sang nên việc ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế rất khó khăn với họ.
Việc nghiên cứu có liên quan đến chương trình quốc gia về xóa đói giảm
nghèo ở người Thái ở Lai Châu ( cụ thể là người Thái ở huyện Tam Đường)
là nhằm đánh giá xác thực, cả những mặt đã và chưa thực hiện được tạo cơ sở
khoa học cho việc tiếp tục đề ra và hồn thiện các chính sách xóa đói giảm
nghèo đối với người Thái để đồng bào sớm ổn định cuộc sống,làm thay đổi bộ
mặt kinh tế tại các bản, thôn và phát triển con người văn hóa, văn minh để sát
cánh cùng các dân tộc anh em khác trong tỉnh, cũng như trong cả nước xây
dựng địa phương mình thành tỉnh giàu mạnh góp phần vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước theo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Đảng và Nhà nước. Và từ xa xưa, lịch sử dân tộc Việt đã có rất nhiều tấm
gương các nữ anh hùng dân tộc trong bảo vệ và xây dựng đất nước, ngày nay
vai trò của người phụ nữ càng được khẳng định trên mọi lĩnh vực của cuộc
sống.
Chính vì những lý do trên đây mà người viết đã chọn đề tài: “ Vai trị
của người phụ nữ Thái trong việc xóa đói giảm nghèo tại huyện Tam Đường,
tỉnh Lai Châu” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Người Thái ở Việt Nam cũng như người Thái ở Lai Châu đã có nhiều
học giả và nhà nghiên cứu tìm hiểu, nghiên cứu như: cuốn “ Các dân tộc ít
người ở Việt Nam( các tỉnh phía Bắc)” do Viện Dân tộc học biên soạn, cuốn
“ Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” do NXB VHDT phát hành, cuốn “ Vấn
đề phát triển văn hóa vùng cao phía Bắc” của tác giả Trần Hữu Sơn, cuốn “
Mấy vấn đề cơ bản về lịch sử kinh tế - xã hội cổ đại người Thái Tây Bắc Việt
Nam” của tác giả Cầm Trọng. Ngồi ra cịn có cuốn “ Lai Châu và các dân
tộc ở Lai Châu” của UBND Tỉnh Lai Châu và Tạp chí khoa học xã hội Việt

Nam xuất bản. Các tác phẩm này chủ yếu đi sâu vào khía cạnh mơi trường
sống, lịch sử nhân văn và văn hóa truyền thống của người Thái chứ ít bàn đến
vấn đề đói nghèo và vai trị của người phụ nữ ở khía cạnh kinh tế.

8

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Cịn vấn đề thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói
giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số cũng đã được nghiên cứu, tiêu biểu là các
cơng trình sau:
- Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay – thực
trạng và giải pháp của tác giả Hà Quế Lâm đã khái quát thực trạng đói nghèo
ở vùng dân tộc thiểu số, các chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước giúp
cho các hộ nghèo đói ở nước ta thốt khỏi nghèo đói và cũng đưa ra những
khuyến nghị về định hướng và giải pháp XĐGN ở vùng DTTS.
- Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam do Bùi
Minh Đạo chủ biên đã tập trung phản ánh tình hình nghèo đói và các phương
pháp giảm nghèo ở các DTTS Việt Nam, đã chỉ ra được những kinh nghiệm
và kỹ năng nghiên cứu vấn đề giảm nghèo bằng các phương pháp khác nhau
mà phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân là phương
pháp chính yếu.
- Kỷ yếu hội thảo Xóa đói giảm nghèo – vấn đề và giải pháp ở vùng
dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam do nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành
giới thiệu 17 báo cáo đề cập đến các vấn đề: nhận thức về nghèo đói, chuẩn
nghèo, đặc điểm nghèo đói các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung
và vùng núi phía Bắc nói riêng, giải pháp xóa đói giảm nghèo, vai trị của

Chính phủ và các tổ chức trong nước và quốc tế trong XĐGN ở các vùng
DTTS.
Đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo nói chung và của người Thái nói
riêng tại tỉnh Lai Châu, có thể nói, đến nay mới chỉ được đề cập đến trong
cuốn Lắng nghe người nghèo nói do nhà xuất bản Nơng nghiệp công bố vào
năm 2004 phản ánh cuộc sống của những người “đói kinh niên” ở các dân tộc:
Kinh, Thái, Khơ mú, Hmông, Khơ me, Chăm, Ra glai thuộc các tỉnh Lai
Châu, Sơn La, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, tp Hồ Chí Minh, Trà Vinh và đưa ra một
số khuyến nghị, giải pháp để giúp họ hòa nhập vào đời sống cộng đồng.

9

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Như vậy, ở góc độ Dân tộc học thì vấn đề xóa đói giảm nghèo và vai
trị của người phụ nữ Thái trong Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu vẫn
chưa được đề cập tới. Đây cũng là lí do để người viết chọn đề tài này làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
3.

Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng của việc thực hiện các chương trình xóa đói giảm
nghèo ở vùng người Thái huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và đánh giá đúng
vai trò của người phụ nữ Thái trong xây dựng kinh tế gia đình và những đóng
góp với cộng đồng trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
- Tạo cơ sở khoa học và cung cấp các tư liệu để các nhà quản lý và

hoạch chính sách các cấp tham khảo để bổ sung và hoàn thiện, đổi mới các
chủ trương chính sách về chương trình XĐGN ở vùng người Thái huyện Tam
Đường, tỉnh Lai Châu, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công
cuộc XĐGN giúp đồng bào Thái ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu nhanh
chóng thốt nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các vấn đề liên quan đến việc
thực hiện các chương trình quốc gia về XĐGN ở vùng người Thái huyện Tam
Đường, tỉnh Lai Châu, đặc biệt là vai trị của người phụ nữ - những điển hình
tiên tiến trong cơng cuộc xóa đói nghèo tại đây.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận về mặt khơng gian là các xã: Thèn
Xin, Bình Lư, Bản Bo và thị trấn Tam Đường. Về thời gian, khóa luận nghiên
cứu các vấn đề nêu trên trong giai đoạn 2005 – 2009, giai đoạn khủng hoảng
kinh tế tồn cầu.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận dùng những phương pháp sau để tiến hành nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu thư tịch: Đọc các văn bản nghị quyết, thơng tư, nghị
định về các chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của nước CHXHCN
Việt Nam và các ban ngành có liên quan; kế thừa các kết quả nghiên cứu về

10

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp


XĐGN, về người Thái đã được cơng bố ở Lai Châu để thu thập các thông tin,
tư liệu cần thiết cho bài nghiên cứu.
Phương pháp chính để nghiên cứu về đói nghèo là phương pháp điền dã
dân tộc học, trong đó nhấn mạnh phương pháp tham dự để nhìn nhận và hiểu
sâu sắc thực tế hơn. Cụ thể trong bài viết này, nghiên cứu về đói nghèo và vai
trò của phụ nữ Thái trong XĐGN . Những công cụ và thao tác sau đã được áp
dụng: Quan sát, chụp ảnh, phỏng vấn sâu (các cán bộ các cấp, ngành và các
gia đình người dân), phỏng vấn ngẫu nhiên. Những tư liệu sẽ được thu từ các
cuộc thẩm vấn, trao đổi với các đối tượng đói nghèo, các tấm gương về
XĐGN, đặc biệt là những tấm gương phụ nữ sản xuất kinh tế giỏi, các cán bộ
lãnh đạo xã, huyện, các ngành có liên quan ở địa bàn được chọn làm điểm
nghiên cứu.
6.

Đóng góp của khóa luận

Khóa luận góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về XĐGN trên bình diện Dân tộc học ở Lai Châu nói chung. Trong đó,
khóa luận góp phần đánh giá đúng vai trò của người phụ nữ Thái trong đời
sống gia đình cũng như ngồi xã hội. Như vậy, bài viết sẽ bổ sung thêm tư
liệu về đời sống của người Thái ở Lai Châu và là tư liệu cho các cán bộ các
ngành quản lý địa phương tham khảo, là cơ sở cho việc hoạch định các
chương trình phát triển liên quan đến các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đời sống
vật chất của dân tộc Thái.
7.

Bố cục khóa luận:

Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của bài khóa luận được trình bày trong 3 chương sau:

Chương 1. Vài nét khái quát về người Thái ở huyện Tam Đường, tỉnh
Lai Châu và thực trạng đói nghèo của họ.
Chương 2. Cơng tác xóa đói giảm nghèo theo “Chương trình mục tiêu
quốc gia về xóa đói giảm nghèo” ở vùng người Thái ở huyện Tam Đường, Lai
Châu.
Chương 3. Vai trò của người phụ nữ Thái huyện Tam Đường, Lai Châu
trong gia đình và xã hội.

11

Hồng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI HUYỆN TAM
ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU
1.1.

Khái quát về huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Huyện Tam Đường là huyện nằm cách trung tâm tỉnh Lai Châu khoảng
30km về phía Đơng Bắc. Đây là huyện có vị trí khá thuận lợi, có đường quốc
lộ 4D từ thủ đô Hà Nội đến trung tâm tỉnh Lai Châu chạy qua. Tam đường
tiếp giáp với nhiều huyện khác trong và ngồi tỉnh nên việc thơng thương có
nhiều thuận lợi. Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ
và thị xã Lai Châu, phía Đơng giáp huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai, phía Nam
giáp với huyện Sìn Hồ và Than Un.
Tam Đường có địa hình rất phức tạp vì được cấu tạo bởi những dãy núi

dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phía Đơng là dãy Hồng Liên Sơn kéo
dài hơn 80km với đỉnh cao nhất là Phan xi păng cao 3.143m, phía Tây là dãy
Pu sam cáp kéo dài khoảng 60km, xem kẽ là các thung lũng và sông suối.
Ở đây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, mùa khô kéo dài từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 22
– 26 độ C, độ ẩm là 38%.
Tồn huyện có tổng diện tích tự nhiên khoảng 686,57 km2, trong đó
diện tích đồi núi và sơng suối chiếm hơn 70% tổng diện tích tự nhiên, đất
canh tác của bà con nơi đây chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên của huyện;
có số dân trên 43 vạn người (trong đó tỉ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới, trên
60%) bao gồm 14 xã, thị trấn và 145 bản. Huyện có 14 đơn vị hành chính sự
nghiệp gồm có thị trấn Tam Đường và các xã : Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản
Giang, Bản Hon, Thèn Sin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Bình Lư, Sơn
Bình, Nà Tăm, Bản Bo và Khun Há.

12

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Trước đây, khi Lai Châu chưa chia tách thành hai tỉnh Lai Châu và
Điện Biên vào năm 2003 thì vùng đất này là một trong những địa phương có
tỉ lệ đói nghèo cao nhất trong cả nước. Ngày nay, nhờ chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vượt khó đi lên của đồng bào các dân
tộc trong tồn huyện thì bộ mặt nơng thơn mới nơi đây đã có bước khởi sắc.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của huyện là 15 – 16% và thu nhập
bình quân đầu người là khoảng 6,6 triệu đồng (vào năm 2008). Hiện nay đã

hình thành trong huyện những vùng sản xuất tập trung như: vùng sản xuất lúa
ở Bình Lư – Bản Bo – Thèn Sin, vùng sản xuất chè ở Bản Giang – Bản Bo –
Thèn Sin – Tả Lèng, sản xuất dong riềng ở Bình Lư, ni trồng thủy sản ở thị
trấn Tam Đường – Bình Lư – Bản Giang – Sơn Bình và vùng chăn ni đại
gia súc là ở các xã vùng cao. Hạ tầng kinh tế xã hội cũng đã có nhiều bước
phát triển khá đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân:
14/ 14 xã đã có đường ơ tơ đến trung tâm và trong số này có trên 57% được
rải nhựa, 100% các xã ở trung tâm đã có trường học kiên cố, 10/14 xã có trụ
sở làm việc 2 tầng và điểm bưu điện văn hóa xã, 100% xã có điện thoại liên
lạc. Văn hóa xã hội vẫn được chính quyền các cấp và nhân dân trong huyện
tiếp tục phát triển cả về quy mô và số lượng, chất lượng. Và hệ thống chính trị
của huyện cũng ln được quan tâm củng cố và tăng cường.
Đây là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi: có vị thế đẹp, thơng
thương thuận lợi, có cảnh quan đẹp, có nhiền dịng suối và thung lũng nhỏ
thuận lợi cho sản xuất ruộng nước. Vì vậy mà đây là nơi cư trú khá lâu đời
của một bộ phận dân tộc Thái Lai Châu. Tại đây họ sống, lao động sản xuất
và đã hình thành một nền văn hóa Thái mang những đặc điểm riêng, phong
phú và đặc sắc. Trải qua thời gian dài, cuộc sống của họ cũng có nhiều biến
đổi cùng với những đổi thay qua các giai đoạn lịch sử của đất nước và tình
hình kinh tế xã hội của thế giới và khu vực.

13

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.


Người Thái ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

1.2.1. Môi trường sống và dân số
Huyện Tam Đường có địa hình đa dạng gồm các huyện vùng núi vùng
cao, vùng thấp và vùng hỗn hợp, tổng diện tích tự nhiên của huyện là
68.736,97 ha,trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 9.909,96 ha ( trồng cây
hàng năm 8.556,06 ha, trồng cây lâu năm 1.353,90 ha); đất chưa sử dụng
24.570,09 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 759,10 ha, đất nông
nghiệp khác 3,33 ha. Và người Thái chủ yếu sinh sống ở các xã thuộc vùng
thấp, có địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước thuận tiện.
Khí hậu vùng người Thái sinh sống chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, về mùa đơng nhiều khi có sương mù và
sương muối.
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số tồn tỉnh Lai
Châu là 336,936 người, trong đó người Thái có số dân đơng nhất là 110,321
người (chiếm 35,19% tổng số dân của tỉnh), rồi đến người H’Mông 68,558
người (chiếm 21,87%), đến người Kinh 39,775 người (chiếm 12,69%) và
người Dao 37,120 người (chiếm 11,84%),…. Người Thái là dân tộc có số
lượng đơng nhất của tỉnh sống tập trung tại các huyện Mường Tè, Sìn Hồ,
Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên và thị xã Lai Châu. Ở Tam Đường, có
8319 hộ với dân số là 44.143 người và gồm có 9 dân tộc anh em sinh sống
(Mông, Dao, Giáy, Lào, Lự, Thái, Hà Nhì,….). Trong đó, người Thái có số
dân là 8.142 người (chiếm khoảng 20% dân số của toàn huyện).
Người Thái có 2 ngạch là Thái Đen và Thái Trắng. Tại huyện Tam
Đường, chỉ có người Thái Trắng sinh trú và họ cũng chỉ tập trung ở các xã:
Thèn Sin, Bình Lư, Bản Bo và thị trấn Tam Đường. Tỷ lệ người Thái cư trú
tại huyện Tam Đường, Lai Châu được thể hiện qua Bảng 1 sau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ người Thái cư trú tại các xã của huyện Tam Đường.

14


Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

STT Tên xã có người Thái
cư trú

Số người Thái cư Tỷ lệ người Thái trong
trú trong xã

tổng dân số tồn xã

1

Thèn Sin

2078

45%

2

Bình Lư

3721

65%


3

Bản Bo

611

20%

4

Thị trấn Tam Đường

2945

29%

Từ bảng thống kê về dân số và nhà ở ( năm 2009) cho thấy người Thái
cư trú xen lẫn với các dân tộc Kinh, Dao, Giáy và Lự. Như ở xã Thèn Sin thì
có 14 bản tồn người Thái và đa số là người Thái, 6 bản người Dao, 5 bản
người Giáy, còn người Lào sống xen kẽ với các dân tộc khác khơng có địa
bàn cư trú riêng. Vậy là tính chất cư trú xen kẽ của người Thái với các dân tộc
khác thể hiện ở hai mức độ: mặc dù xen kẽ trong nội bộ xã nhưng lại cư trú
thành từng làng, bản riêng biệt; và cư trú xen kẽ trong các làng, bản

(

nghĩa là một bản nhưng có đồng thời nhiều dân tộc cùng sinh sống, ví dụ như
bản Nà Đa của thị trấn Tam Đường có đồng thời cả người Kinh, người Thái,
người Dao và người Lự cùng chung sống).
Địa bàn cư trú của người Thái chủ yếu là các xã vùng thấp của huyện

Tam Đường. Họ sống chủ yếu trong các thung lũng và các cánh đồng nhỏ để
có thể tạo lập cuộc sống rất đặc trưng của người Thái, đó là nghề làm ruộng
và làm nương.Trong các thung lũng và các cánh đồng mà người Thái sinh
sống, dù to hay nhỏ, cao hay thấp so với mặt nước biển thì đều có cảnh quan
là: có suối chảy qua làng bản để tạo thành vùng đồng bằng thuận lợi cho việc
làm ruộng cấy lúa nước, tiếp theo, ngoại vi nơi ở của họ phải tiếp giáp với
chân núi, sườn núi là những khu ruộng bậc thang thuận lợi cho việc trồng lúa
nương và các cây lương thực khác.
Hiện nay hình thái tụ cư chủ yếu của người Thái là tập trung và khép
kín. Họ sống trong các bản làng, các ngôi nhà trong bản thường được dựng
theo kiểu “Nối chân cầu thang liền rãnh nước”. Giữa các bản được nối với
15

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

nhau bởi các con đường liên bản và con đường này cũng nối ra các cánh
đồng.
Người Thái chọn cho mình những nơi lập bản mường khá thuận tiện
cho việc sản xuất và sinh hoạt, điều này cũng góp phần tạo nên một dân tộc
Thái với những đặc trưng riêng về lối sống và phong tục tập quán.
1.2.2. Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội và văn hóa của người
Thái ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
1.2.2.1. Đặc điểm về kinh tế
Trước năm 1945 kinh tế ở vùng người Thái, huyện Tam Đường còn rất
lạc hậu, là nền kinh tế nơng nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc. Người Thái
sinh sống chủ yếu bằng sản xuất ruộng nước, ngồi ra cịn có tập qn canh
tác trên nương, rẫy. Các ngành kinh tế khác như chăn ni, tiểu thủ cơng

nghiệp… có vai trị bổ trợ, chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu vật chất của người
dân. Họ sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thể hiện qua săn bắt và hái lượm.
Dân tộc Thái có câu “ Miếng cơm từ đất, thức ăn từ rừng”. Và canh tác ruộng
nước là truyền thống lâu đời của người Thái.
Người Thái gọi những cánh đồng bằng phẳng ở thung lũng là na. Họ
làm các hệ thống mương phai tưới tiêu để cấy lúa nước và coi đây là công
việc quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Về công cụ lao động, đồng bào đã sử
dụng sức kéo của gia súc (trâu, bò, ngựa) để cày bừa, cuốc, xẻng, thuổng để
ngăn đập, be bờ,….Ngày nay cịn có sự hỗ trợ từ các thành tựu khoa học kỹ
thuật như máy cày, bừa, gặt, tuốt lúa,…
Người Thái có nhiều kinh nghiệm và có kỹ thuật trong việc trồng lúa
nước. Họ căn cứ vào địa hình mà chia ruộng lúa nước thành các loại sau:
ruộng bằng, ruộng bậc thang và vùng ruộng bằng và lớn thì tạo ra các cánh
đồng. Về độ phì nhiêu của đất thì ruộng bằng bao giờ cũng tốt hơn ruộng chờ
nước và ruộng gần bản bao giờ cũng thuận lợi cho việc canh tác hơn ruộng xa
bản. Còn về nguồn nước thì được chia thành ruộng sẵn nước do có hệ thống
mương phai và ruộng chờ mưa từ lượng nước trời. Các biện pháp thủy lợi của

16

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

đồng bào Thái dành cho sản xuất ruộng nước từ xa xưa đã được đề cao, đặt
lên hàng đầu và đúc rút lại trong câu thành ngữ “ Mương phai lái lin”. Tức là
họ có hệ thống mương phai rất dày đặc với những kỹ thuật thông minh nhằm
đảm bảo lượng nước đủ cho ruộng lúa và cho việc trồng các loại cây, hoa màu
khác.

Ngoài biện pháp thủy lợi, các biện pháp kỹ thuật canh tác cày bừa, bón
phân, chăm sóc, chọn giống,… cũng rất được quan tâm. Và những kinh
nghiệm canh tác ấy được đúc rút trong những câu tục ngữ: “ Dệt hạy bốm
cha, dệt na bốm phản” (làm nương thì cày ủ, làm ruộng thì cày ải), hay



khấu chăm pưa há, cá chăm pưa xắm” (lúa tốt bởi phân, mạ tốt bởi dầm).
Vấn đề thời vụ cũng được đồng bào Thái rất chú ý, coi là yếu tố quyết định
tới mùa màng. Họ còn có một biện pháp trừ cỏ rất hữu hiệu đó là khi cấy
xong, đồng bào để cho nước cạn hẳn rồi mới tháo nước tiếp vào ruộng.
Các giống lúa của người Thái cũng rất phong phú: nếp tan (cấy ở chân
ruộng đọng nước, nhiều mùn, nếp nhoi (cấy ở chân ruộng ít nước), và khẩu
chăm, khẩu sẻ (lúa tẻ) là phổ biến hơn cả. Trước đây, nhiều đất ruộng, đồng
bào chỉ cấy một vụ là đủ ăn, nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của xã
hội và những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đồng bào đã chuyển sang cấy hai
vụ và định hình lại như một phương thức làm ăn mới.
Người Thái còn rất chú trọng đến việc canh tác trên nương, họ trồng
lúa nếp và các loại hoa màu ,các loại rau phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày
và lấy thức ăn cho chăn nuôi. Ngồi ra, họ cịn trồng ở trên các ngun vật
liệu (bông, dâu tằm,..)cho ngành dệt, đan lát,…Họ cũng chia nương thành
nhiều loại: nương dốc, nương bằng, nương một vụ, nương hai vụ, nương cày,
nương chọc lỗ, nương lúa, nương ngô, nương sắn, nương khoai, nương rau,
nương đậu, nương bông, nương dâu tằm,…đã chứng tỏ thêm về trình độ canh
tác và mức độ thuần thục của họ trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng được người Thái coi trọng. Về đại
gia súc, họ nuôi chủ yếu là trâu để lấy sức kéo, bò để tế lễ và ngựa để vận

17


Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

chuyển, trao đổi, mua bán. Họ thả gia súc vào các bãi chăn thả ven rừng. Lợn
và các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng,…) cũng được người phụ nữ Thái
nuôi nhiều theo kiểu nửa thả rông, nửa chăm sóc.
Ở hầu khắp các gia đình người Thái, đang ơng đều biết đan lát và phụ
nữ thì dệt vải, thêu thùa. Sản phẩm là các công cụ để đánh bắt cá (lờ, đó,
nơm,..), vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày(ghế, mâm, cót,..) và các loại áo,
váy, chăn màn, gối, đệm, rèm,…chủ yếu để tự túc tự cấp, có khi còn được
đem đi mua bán, trao đổi trong các phiên chợ với các dân tộc khác (súng của
người H’Mông, đồ đan lát của người Khơ Mú, người Mảng). Ngoài đan lát và
dệt thì ở nhiều bản người Thái nghề rèn và làm đồ gốm, chạm khắc cũng rất
phát triển.
Do tập quán lâu đời nên đến bây giờ việc khai thác các nguồn lợi tự
nhiên từ rừng, các sông suối cũng vẫn được đồng bào thường xuyên tiến
hành: săn bắt chim thú các loại, hái lượm các loại rau rừng, măng rừng, mộc
nhĩ, nấm, củ, quả,….
Do nền kinh tế nông nghiệp tự túc tự cấp, sản phẩm hàng hóa rất ít nên
trước đây vùng người Thái rất ít nơi có chợ, các đồ dùng hàng ngày đều do
người Kinh đưa vào tận các bản trao đổi càng chứng tỏ sự trì trệ của nền kinh
tế vùng người Thái ở đây.
Qua những điểm đã nêu ở trên, có thể khái quát nền kinh tế truyền
thống của người Thái sinh sống trong các thung lũng chân núi và các cánh
đồng nhỏ ven suối mang những đặc điểm như sau:
Thứ nhất là một nền kinh tế nơng nghiệp lúa nước, trong đó trồng trọt
là chủ yếu, chăn ni thì nhỏ bé và phụ thuộc chặt chẽ vào trồng trọt.
Thứ hai là thủ công nghiệp nhỏ bé và yếu ớt, thương nghiệp hầu như

không phát triển nên không tạo được sự phân công rõ rệt giữa chăn nuôi và
trồng trọt, giữa nông nghiệp – thủ cơng nghiệp và thương nghiệp

18

Hồng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Thứ ba sản xuất dựa trên lao động thủ công và kỹ thuật cơ bắp, vốn tri
thức kinh nghiệm nên năng suất thấp và bấp bênh, mùa vụ phụ thuộc nặng nề
vào thiên nhiên.
Do những đặc điểm như vậy mà bao đời nay đồng bào Thái ở Tam
Đường nói riêng đã sống rất khó khăn, thiếu thốn trong vịng tự túc tự cấp, trì
trệ, đời sống vật chất thấp kém, đời sống tinh thần thiếu thốn.
1.2.2.2. Đặc điểm về xã hội
Gia đình người Thái cũng như nhiều gia đình khác trên đất nước ta,
thuộc loại tiểu gia đình phụ hệ, trong đó người bố và người con trưởng có vai
trị quan trọng. Trong gia đình phụ hệ thường có hai, ba thế hệ cùng chung
sống đó là ông bà, cha mẹ và con cái. Vì theo phong tục của người Thái, con
cái sau khi lập gia đình có thể ở chung với bố mẹ cho đến khi có khả năng tự
lập mới dọn ra ở riêng. Đó là một đơn vị kinh tế, đồng thời là một tế bào của
xã hội và là một hiện tượng phổ biến hiện nay. Trong gia đình người Thái,
con trai trưởng là người thừa kế tài sản, thờ cúng tổ tiên và phụng dưỡng cha
mẹ già. Tuy nhiên khơng vì thế mà có sự phân biệt đối xử giữa các con trong
gia đình, họ đều chung sống hịa thuận với nhau bởi họ đều là những con
người hiền lành, chất phác và đôn hậu. Nên người Thái theo truyền thống phụ
hệ nhưng trong mỗi gia đình, sự bình đẳng lấy tình yêu thương vợ chồng làm
cơ sở cho cuộc sống gia đình vẫn là nét văn hóa nổi bật của người Thái.

Xã hội cổ truyền của người Thái được dựa trên thiết chế mường – bản.
Đứng đầu mường là Chẩu mường, đứng đầu bản là các tạo bản. Mỗi mường
thường là một cánh đồng rộng được bao quanh bởi những dải đồi núi, bên
trong có sơng suối chảy quanh các bản làng. Ranh giới của các mường được
xác định bằng những mốc giới tự nhiên như các dãy núi, dịng sơng, suối hay
các ngọn đồi, khe suối, ngọn thác,….
Bản của người Thái là một đơn vị cộng cư có khoảng 10 nóc nhà trở
lên, sở hữu một khu vực tự nhiên bao gồm ruộng đồng, đất bãi, đất rừng, sơng

19

Hồng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

núi, đầm hồ. Trước đây bản là đơn vị hành chính dưới cấp mường, cịn ngày
nay là dưới cấp xã.
Trong bản Thái thường có nhiều dịng họ khác nhau cùng cư trú. Ở đó
có những dịng họ lớn có cơng dựng bản là các Tạo bản – những người cai
quản bản mường. Họ được gọi là Xính, có nhiều tên họ khác nhau trong một
bản: Lị, Khồng, Điêu, Vi (hay Vì), Lường,…có sự phân chia chức vụ giữa
các họ tất rõ ràng. Thành ngữ Thái có câu Lương dệt mo, Lò dệt tạo (Lương
làm mo, Lò làm tạo). Ngày xưa tầng lớp này luôn đối lập nới nhân dân trong
bản gây nhiều mâu thuẫn đối kháng. Nhưng hiện nay, thay vào hệ thống này
là bộ máy hành chính tỉnh – huyện – xã của thể chế Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Ở người Thái, khi 2 người nam và nữ kết hơn, thành một gia đình thì
hình thành một mối quan hệ ba chiều mà mỗi chiều là một họ và thực chất đó
lại là một nhóm thân thuộc. Tồn bộ anh em trai cùng một cha, ông nội, cụ

nội hợp thành quan hệ huyết thống gọi là ải noọng, xa hơn nữa khi có chung
một tổ tiên thì gọi là đẳm. Tất cả các anh em trai của vợ thì gọi là lung ta (tức
là họ ngoại, họ của các ông cậu). Tất cả các anh em cọc chèo hợp thành một
nhóm gọi là nhinh xao (hay là họ nhà trai).
Hệ thống họ của người Thái nơi đây được chia thành 3 lớp rõ ràng: Vả
(những người cùng tổ - trên họ), Xính (Họ - là những người cùng tổ, cùng vả),
Đẳm (những anh em cùng Xính dưới họ). Với hệ thống này thì tất cả các anh
chị em cùng một cụ sẽ được gọi là ải noọng hm xính và ải noọng hm pấu
(anh chị em cùng cụ hay ơng). Hệ thống dịng họ người Thái rất chặt chẽ, mỗi
dịp tết anh em trong Xính đều phải tập trung đến thờ phụng ơng tổ của họ tại
nhà trưởng họ trước rồi mới được về cúng ở nhà mình. Huyết thống dịng cha
của người Thái được biểu hiện ở tín ngưỡng đặc biệt quan trọng là thờ cúng tổ
tiên, gọi là thờ ma nhà hay ma đẳm. Trong nhà các gia đình có cùng một đẳm
đều có một chiếc gươm thiêng (đáp đẳm) được truyền từ đời này sang đời
khác theo dịng trưởng.

20

Hồng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Quan hệ huyết thống của người Thái còn khá đậm nét trong đời sống xã
hội người Thái, vai trò của người trưởng họ được đề cao đặc biệt là trong các
công việc như tang ma, cưới xin và việc giải quyết các mâu thuẫn trong gia
đình và dòng họ.
Cộng đồng người Thái cũng mang những phong tập tập qn tơn trọng
dịng họ ơng cậu (lung ta), được biểu hiện trong cách ứng xử hợp lý giữa họ
nhà trai (nhinh xao) và họ ông cậu (lung ta) này. Khi bên lung ta có việc tang

ma, cưới xin,…(việc lớn) thì bên nhinh xao phải có nghĩa vụ chia sẻ, đóng
góp. Ngược lại, khi bên nhinh xao dựng nhà mới thì bên lung ta sẽ đến dựng
cột thiêng, bỏ vào lỗ chôn cột hoặc dưới chân đá kê vật thiêng bằng bạc để
làm nền cho sự phát lộc. Bên lung ta cũng là những người dựng bếp chính
cho ngơi nhà mới, rồi đặt ba ơng đầu rau và nhóm bếp lửa lần đầu tiên. Giữa
lung ta và nhinh xao có những điều cấm kỵ như không bao giờ được mắng
chửi nhau, khơng được nói xấu sau lưng nhau. Trong quan hệ vợ chồng, nếu
như người chồng khơng tốt thì người vợ sẽ đến báo với các lung ta để họ có
những biện pháp phê phán, cảnh cáo hay răn đe cụ thể để cuộc sống vợ chồng
được cải thiện.
Từ nền nơng nghiệp lúa nước địi hỏi sự đồn kết của toàn cộng đồng
trong việc xây dựng hệ thống mương phai mà từ xa xưa, cộng đồng người
Thái có sự cố kết rất chặt chẽ. Và cho đến ngày nay vẫn còn lưu giữ tập tục
chiêu hồn người đứng đầu bản. Vào dịp cúng bản thì người ta đem áo của
người chủ bản ra đặt cạnh mâm cơm cúng. Ý thức cộng đồng của người Thái
còn thể hiện ở chỗ, bất cứ việc gì dù lớn hay nhỏ của cá nhân hay của gia
đình, nếu dân bản biết thì sẽ kéo đến giúp đỡ cưu mang và chia sẽ buồn vui.
Trong hơn nhân, trai gái Thái được tự do tìm hiểu, yêu nhau, tuy nhiên
việc cưới hỏi lại hoàn toàn di cha mẹ định đoạt, bởi các bậc cha mẹ đều muốn
gả con mình vào chỗ xứng đáng, chỗ mơn đăng hộ đối, nhất là những gia đình
khá giả. Các bước cưới xin của người Thái được diễn ra theo trình tự sau: Lễ
so tuổi, dạm ngõ (qay tham pợ), ăn hỏi, sau lễ ăn hỏi theo phong tục cô dâu về

21

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp


thăm nhà trai lễ này được gọi là nhăm tạt hươn (dẫm vết chân nhà chồng),
sau đó là thời gian ở rể của chàng trai, sau thời gian này nếu bố mẹ cơ gái
khơng vừa ý thì chàng trai sẽ bị đuổi về cịn nếu khơng thì đơi trai gái sẽ được
hai bên gia đình tổ chức lễ cưới xú phạ (chung chăn đệm) và đón dâu về nhà
trai, ba ngày sau là lễ tao hói tin (quay dấu chân) hay lễ lại mặt. Như vậy là
hoàn tất một đám cưới của người Thái.
Việc sinh nở và nuôi dạy con cái là bổn phận tự nhiên của mỗi người để
duy trì và phát triển nịi giống của mình. Người Thái rất coi trọng việc này và
họ cũng rất quý con cháu, dù là trai hay gái, khi sinh đứa trẻ cũng sẽ được
sinh dưới gầm sàn sau đó mới được đón lên nhà ni nấng bình thường.
Lễ đầy tháng, đầy năm của đứa bé được tổ chức rất lớn, mời thầy mo
then đến làm lễ và hát chúc mừng. Sau này chúng được nuôi dạy rất chu đáo,
nhưng người Thái không bao giờ mắng mỏ hay đánh con, chúng được tự do
chơi đùa thoải mái nhưng cũng rất có ý thức lao động, chúng thạo việc cơm
nước, đồng áng, nương rẫy,… từ rất sớm.
Chết là kết thúc một chu kỳ đời người, người Thái rất coi trọng việc tổ
chức tang lễ, được tổ chức trong nhiều ngày, nhất thiết phải mổ một con trâu
và người mất có bao nhiêu người con trai thì phải mổ từng ấy con lợn để
cúng. Sau tang lễ cịn có rất nhiều lễ khác cho người đã khuất để tỏ ý tiếc
thương và làm an lòng người chết.
Cộng đồng người Thái với nhiều phong tục, tập quán về sinh hoạt, mưu
sinh và văn hóa đã và đang là dân tộc có nhiều ảnh hưởng sâu sắc tới các dân
tộc khác ở phía Tây và Tây Bắc nước ta.
1.2.2.3. Đặc điểm về văn hóa
Người Thái ở Tam Đường, Lai Châu có một nền văn hóa rất phong phú
và phát triển từ rất sớm. Họ có bản sắc và nhiều phong tục tấp quán riêng của
mình.

22


Hồng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Người Thái ở nhà sàn bằng gỗ, mái nhà hình trịn hay phẳng, đều có số
gian, số địn tay, số bậc thang, cửa chính, cửa sổ,… đều là số lẻ. Nhà có
những lan can chạy xung quanh, có hai cầu thang ở hai đầu hồi nhà.
Trang phục của người Thái đẹp và không cầu kỳ. Áo mặc thường ngày
của phụ nữ là dạng áo ôm gọn người, điểm hàng khuy bạc (pém) đơn giản
nhưng nghệ thuật, họ gọi đó là sở cỏm, cổ có hình trái tim. Cịn áo của nam
giới màu chàm, có cổ đứng, cài khuy giữa ngực, phía trước bên dưới có hai
túi, tứ thân dài chấm hơng.
Đồ ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của người Thái là xơi nếp. Họ
thích ăn đồ luộc, đồ tái có nhiều chất cay, chua, chát. Trong bữa ăn của người
Thái thì gia vị có vị trí rất quan trọng, đặc biệt phải có món chẳm chéo được
làm từ các loại rau gia vị: hẹ nướng, tỏi, lá chanh, ớt tươi nướng, mác khén
(hạt tiêu rừng),…giã nhỏ; có vị cay đậm đà, thơm ngon dùng để chấm xơi và
các loại thức ăn luộc khác. Cá là món ăn phổ biến của các gia đình người
Thái, nó cịn là một lễ vật cúng quan trọng trong các buổi lễ lớn của người
Thái. Ngoài ra, cá là loại thức ăn có vai trị quan trọng trong đời sống của
người Thái. Pa pỉnh tộp (cá nướng gập đôi) đã trở thành món ăn nổi tiếng của
đồng bào Thái. Và cá sấy khô là một trong những lễ vật quan trọng trong các
lễ, hội của người Thái. Rượu là thứ được đồng bào dùng để tiếp đãi bà con họ
hàng, khác khứa mỗi dịp hội hè, cưới hỏi, tang ma,… Rượu của người Thái
có hai loại là rượu cất (lảu siêu) và rượu cần (lảu xá).
Phương tiện vận chuyển của người Thái ở đây chủ yếu là ngựa,
thuyền,….Họ sử dụng gùi đeo trên lưng hoặc trên đầu để thồ các vật nặng.
Ngày nay đời sống khá giả thì họ sử dụng xe máy, ô tô để di chuyển dễ dàng
và thuận tiện, an toàn hơn.

Tất cả những điều này là những điều thường thấy hàng ngày trong cuộc
sống của cộng đồng người Thái, do vậy mà chúng gắn liền và hình thành nên
những phong tục, tập quán lâu đời của dân tộc này.

23

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

Người Thái có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú và trên nhiều
lĩnh vực:
Văn học – văn nghệ dân gian: Là dân tộc có ngơn ngữ, văn tự riêng nên
người Thái, trải qua quá trình lịch sử đã xây dựng cho mình cả một nền văn
học – văn nghệ dân gian phong phú, được lưu truyền từ đời này sang đời khác
bằng cả hai hình thức truyền miệng và bằng văn bản. Truyện kể dân gian Thái
bao gồm đủ các thể loại từ thần thoại, truyền thuyết, truyện thơ đến cổ tích,
ngụ ngơn, truyện cười phản ánh thế giới quan và các mặt của đời sống xã hội
Thái (Xống chụ xon xao, Quám tố mướng, Tản chụ xống xương,…). Dân ca
của người Thái được gọi là khắp, cũng bao gồm đủ các thể loại, từ đơn ca, hát
đối đáp nam – nữ đến hát ru, đồng dao, hát lao động, chèo thuyền,…Ngoài ra
những sách ghi chép về luật lệ các bản mường, các phong tục tập quán trong
hôn nhân, tang ma của người Thái cũng khá hồn chỉnh. Dân vũ của người
Thái có đến 36 điệu rất tiêu biểu và mang đầy bản sắc. Đồng bào Thái gọi
múa là xe (tức là xòe) như múa nón, quạt, múa khăn, múa sạp và múa vịng.
Múa của người Thái mang tính cộng đồng cao, thể hiện sự bình đẳng, đồn
kết, khơng phân biệt già trẻ, trai gái, đẳng cấp, dân tộc.
Trong sinh hoạt cộng đồng của người Thái, hàng năm có rất nhiều lễ
hội lớn được tổ chức. Kin lẩu khẩu mẩu (Lễ hội cốm mới) của người Thái

trắng đã có từ rất lâu đời. Lễ hội là nơi người dân cầu mong mưa thuận gió
hồ, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển. Lễ hội cũng là nơi giao lưu
tình cảm của các cư dân trên địa bàn Ngoài lễ Kin lẩu khẩu mẩu cịn có lễ hội
Nàng Han, lễ hội Hoa Ban,…
1.3.

Tiểu kết chương 1
Thái là dân tộc có số dân đơng thứ ba sau người Kinh và Mường ở Việt

Nam. Ngoài Lai Châu thì người Thái cịn tập trung đơng ở Điện Biên, Sơn La,
và ở miền Tây Thanh Nghệ. Tại tỉnh Lai Châu, người Thái có dân số đơng
nhất,cư trú tập trung tại các huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Tam Đường, Than
Uyên và thị xã Lai Châu,ở hầu hết các nơi này người Thái chiếm tới trên 60%

24

Hoàng Thị Thuận – VHDT 12A


Khóa luận tốt nghiệp

dân số của từng địa bàn. Ngồi những đặc điểm chung của người Thái ở Việt
Nam, người Thái ở huyện Tam Đường, Lai Châu có những nét riêng về kinh
tế, tổ chức xã hội cũng như những phong tục, tập quán,…do điều kiện địa lý
tự nhiên và quá trình lịch sử quy định.
Tỉnh Lai Châu là tỉnh mới thành lập, cịn nhiều khó khăn, nhất là về
kinh tế. Nhưng nhân dân các dân tộc ở Lai Châu đang từng bước đưa tỉnh nhà
vươn lên về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế.
Huyện Tam Đường là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế - xã hội. Ở đây, có một bộ phận khá đông người Thái cư trú

lâu đời với những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa tiêu biểu và độc
đáo. Tuy nhiên, đại bộ phận người Thái ở huyện Tam Đường nói riêng đều
vẫn sống trong nghèo khổ, điều kiện vật chất thiếu thốn, ít được hưởng các
nhu cầu về giải trí. Vì vậy mà “Chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm
nghèo” đã và đang được thực hiện tại tất cả các xã trong địa bàn huyện, đã
làm thay đổi bộ mặt của các xã nơng thơn miền núi và các vùng DTTS.

25

Hồng Thị Thuận – VHDT 12A


×