Lãnh đạo bằng nhiệt huyết và lòng trắc ẩn
Người ta đã đề xuất rất nhiều “bí quyết” cho các nhà lãnh đạo - những bí quyết đòi
hỏi sự am hiểu và trí thông minh. Tuy nhiên yếu tố tình cảm lại bị lảng tránh như là
một biểu hiện của sự yếu đuối. Tại sao vậy?
Sự nhiệt huyết đánh thức bạn dậy vào buổi sáng, nó là nhiên liệu giúp bạn làm việc hăng
say và đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.
Lòng trắc ẩn là điều bạn mang đến cho mọi người. Đó là biểu thị của sự quan tâm và chu
đáo.
Mặc dù hai khái niệm này có thể không dành được sự quan tâm như nhau trong các cuộc
thảo luận về lãnh đạo, nhưng chúng có tầm quan
trọng ngang bằng nhau.
Khi bàn về việc lãnh đạo, sự nhiệt huyết được nhắc
đến thường xuyên nhưng đa số được diễn đạt một
cách trừu tượng như là “nhiệt huyết với công việc”,
“nhiệt tình với kết quả đạt được”.
Ngược lại, lòng trắc ẩn thường bị xếp ở phía sau.
Nó được coi như một thuộc tính “có thì tốt”, nhưng
hiếm có nhà lãnh đạo nào công khai nói về điều
này trước công chúng.
Thực tế, nếu bạn muốn mang lại cho mọi người sự
nhiệt tình, chẳng hạn bạn sử dụng nó như đòn bẩy
để tập hợp nhóm làm việc của mình nhằm giành
được những kết quả lâu dài, thì bạn cũng phải làm
điều tương tự với lòng trắc ẩn.
Đó là việc nhìn nhận và thể hiện niềm tin của bạn
đối với điều mà mọi người quan tâm.
Trong bài viết này, có một số gợi ý về việc phát
triển và làm nổi bật cả hai đặc tính tiêu biểu trong
phong cách lãnh đạo của bạn cũng như trong nhóm làm việc.
Đối với các nhà lãnh đạo, chỉ khơi dậy lòng nhiệt thành
ở nhân việc thì đã đủ chưa?
Nguồn: terrypearce.com
Để duy trì sự nhiệt huyết
Đặt ra mục tiêu lớn. Những người yêu thích công việc thường có mong muốn chiêm
ngưỡng những thành quả mà họ đã đạt được.
Bằng việc đặt ra một mục tiêu lâu dài, bạn sẽ thúc đẩy những người có động lực làm việc cố
gắng hết sức mình. Sự theo đuổi mục tiêu này cũng sẽ rất phù hợp với niềm đam mê của
họ.
Khơi gợi được ngọn lửa. Thường xuyên đưa ra những góp ý để mọi người biết họ đang
đứng ở đâu.
Khi họ đi chệch mục tiêu, hãy chỉ cho họ đường quay lại. Như vậy, họ có thể đem sự nhiệt
huyết vào việc giúp cả đội cùng đạt được mục tiêu.
Nuôi lớn lòng trắc ẩn có thể là
một cách phát triển khả năng lãnh đạo
Nguồn: utsa.edu
Đánh giá kết quả. Những người nhiệt huyết luôn mong muốn được biết điều họ làm có ý
nghĩa như thế nào. Hãy chỉ cho họ thấy rằng họ đang làm những việc đem lại lợi ích đối với
mục tiêu.
Và với bất cứ cách đánh giá nào, hãy công bố công khai điều đó.
Để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn
Hướng dẫn thường xuyên. Quản trị là quá trình giúp người khác tiến đến thành công, cụ
thể hơn là đưa họ tới vị trí mà họ có thể thành công.
Hãy cho họ những chỉ dẫn. Đó là điểm mà ở đó lòng trắc ẩn cũng giống với việc “khơi dậy
ngọn lửa nhiệt thành”.
Đặt con người lên trên hết. Hãy tìm cách để biến khái niệm này thành hành động. Đặt ra
những chính sách quản trị nhân sự thân thiện đối với những trường hợp nghỉ ốm, nghỉ sinh
con hay chăm sóc người già.
Cân nhắc những lịch trình linh hoạt. Tìm cách thu xếp với những người muốn làm việc bán
thời gian, ví dụ những nhân viên có con nhỏ.
Ủng hộ sự tự nguyện. Hãy cho mọi người biết rằng tổ chức của bạn sẽ cống hiến thời gian
và sức lực đối với những hoạt động đành cho cộng đồng.
Bạn cần bày tỏ lòng trắc ẩn bằng cách
làm cho tổ chức phải có trách nhiệm thực thi
những lời cam kết đối với nhân viên
Nguồn: marcomblog.web-log
Có thể đó là hoạt động dành cho trường học địa phương, nhà tình nghĩa cho những người
không nơi nương tựa hay một số hoạt động trợ giúp khác.
Một vài tổ chức còn tặng tiền cho những người cam kết gắn bó với tình nguyện cộng đồng.
Tuy nó thật tuyệt vời, nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Điều bạn có thể làm
đôi khi chỉ đơn giản là nhận ra nhu cầu của cộng đồng và cam kết để thực hiện nó.
Sự nhiệt huyết thường xuyên là chủ động. Đó chính là sự hăng hái mà chúng ta cảm nhận
được khi chúng ta làm những điều chúng ta thích và khi chúng ta nhìn thấy những ảnh
hưởng tích cực của nó lên cả đội và chính bản thân chúng ta.
Ngược lại, lòng trắc ẩn phải được nuôi dưỡng từ bên trong. Tuy nhiên nó sẽ không thể gây
ra ảnh hưởng cho đến khi bạn tác động lên người khác.
Sẽ không phải là lòng trắc ẩn nếu như bạn không bao giờ làm bất cứ điều gì cho bất cứ ai.
Lúc này, tinh thần trách nhiệm là rất quan trọng đối với cả sự nhiệt tình và lòng trắc ẩn.
Điều đó có nghĩa là bạn phải thúc đẩy nhưng những người nhiệt tình luôn gắn bó với thành
quả mà họ đã cố gắng đạt được.
Và bạn cần bày tỏ lòng trắc ẩn bằng cách trách nhiệm thực thi những lời cam kết đối với
nhân viên.
•
Vai trò của sự nhiệt tình và lòng trắc ẩn trong tổ chức của bạn là gì?
•
Và nếu chúng có vai trò nào đó trong công ty, thì bạn muốn vai trò ấy sẽ
được thể hiện như thế nào?
- Bài viết của John Baldoni [1] trong chuyên mục “Conversation Starter” trên trang Harvard
Business Online -
Ý kiến phản hồi của độc giả Harvard Business Online
Ý kiến của
B V Krishnamurthy
Thưa ngài!
Sự nhiệt tình và lòng trắc ẩn giống như hai mặt của một đồng xu. Nó sẽ mất đi giá trị
nếu thiếu một trong hai mặt ấy.
Tuy nhiên, trong thế giới siêu cạnh tranh ngày nay, khi sự
nhiệt tình được nhắc đến hầu như trong mỗi cuộc thảo luận,
thì lòng trắc ẩn lại không. Đôi khi, đa số đều có cảm giác rằng,
lòng trắc ẩn là biểu hiện của sự yếu đuối.
Bằng việc đặt ra một mục tiêu lâu dài, bằng việc thường xuyên
đánh giá kết quả các dự án và cung cấp những cách hữu hiệu
để sửa sai thành đúng, chúng ta có thể khuyến khích sự nhiệt
tình ở hầu hết mọi người và đạt được những thành tựu đặc
biệt.
Ngược lại, lòng trắc ẩn lại không đem lại một kết quả nào cụ
thể nào. Sở hữu một chính sách mở về đào tạo con người,
nhạy cảm trước những yêu cầu của người khác, những chính
sách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cấp bách, đưa ra sự ủng
hộ đối với những hoạt động ngoài lề hoặc bất cứ điều gì có
tiềm năng phục vụ phát triển chất lượng cuộc sống cho một
nhóm người đều có thể là công thức hoàn hảo cho một môi
trường hoà thuận. Nhưng lòng trắc ẩn thì không như vậy, vì
hai lẽ:
Thứ nhất, tất cả các sáng kiến có khả năng dẫn tới thành
công đều thường bị nhìn nhận một cách nghi ngờ hay bị coi thường.
Thứ hai, người ta thường vẫn mong đợi lòng trắc ẩn cũng
phải “có đi có lại” hoặc được đáp lại băng sự biết ơn dù ở mức độ
thấp nhất. Nếu không có được điều đó, động lực của lòng trắc ẩn
cũng sẽ không còn.
Dĩ nhiên, một người có thể viện đến triết học và nói rằng
nhiệm vụ của chúng ta là phải biết yêu thương người khác.
Đừng hi vọng được đáp lại bất cứ điều gì. Chúng ta không
phải là thiên thần, cũng không phải là những vị thánh. Chúng
ta là con người. Làm cách nào để thoát khỏi nghịch lý này?
Ý kiến của Michael Hamanishi
Sự nhiệt tình được xuất phát từ những mong muốn đích thực
đạt được thành công với mọi nỗ lực theo đuổi nó của một
người lãnh đạo. Sự nhiệt tình chính là người cầm lái bên trong
và rất quan trọng đối với một nhà lãnh đạo.
Mặt khác, lòng trắc ẩn là cái thể hiện ở bên ngoài và được
mang lại bởi mong muốn đích thực rằng người khác cũng
thành công.
Nếu thành công của lãnh đạo được đo bằng thành công của
cấp dưới thì lòng trắc ẩn chắc chắn giữ vai trò hết sức quan
trọng trong thành công đó. Nếu người lãnh đạo giữ vai trò là
người nuôi dưỡng và phát triển những nhà lãnh đạo trong
tương lai thì một lần nữa, lòng trắc ẩn lại có ảnh hưởng vô
cùng mạnh mẽ.
Có thể có người cho rằng lòng trắc ẩn là biểu hiện của sự yếu
đuối hay mềm mỏng mà một nhà lãnh đạo đích thực không
bao giờ được thể hiện ra ngoài. Ngược lại, một nhà lãnh đạo
vẫn có thể khích lệ, ra lệnh, yêu cầu cấp dưới của mình nhờ
có lòng trắc ẩn.
Một nhà lãnh đạo phải áp dụng cả sự nhiệt tình và lòng trắc ẩn
một cách chính xác vì đó là động lực đem đến sự thành công.
•
HBV-TVN
Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và
truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang
Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.
[1]
John Baldoni là một nhà cố vấn lãnh đạo truyền thông, là thành viên của hội đồng đánh giá Fortunne 500 thuộc trường Đại
học Michigan. Ông là cố vấn quản trị, thường xuyên là nhân vật chủ chốt và là nhà diễn thuyết hội thảo. John là tác giả của 4