Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa. Từ đó xây dựng và phân tích quy trình nhập khẩu xăng dầu của Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam – Petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.97 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC


BÀI THẢO LUẬN
MÔN : QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
Đề tài : Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng
hóa. Từ đó xây dựng và phân tích quy trình nhập khẩu xăng dầu
của Tổng Cơng Ty Xăng Dầu Việt Nam – Petrolimex
Giáo viên hướng dẫn
Nhóm

Thầy Dỗn Ngun Minh
Nhóm 13

Lớp HP

2116ITOM0511

Hà Nội - 2021


LỜI CẢM ƠN

Nhóm 13 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Doãn Nguyên Minh –
Giảng viên giảng dạy lớp học phần: “Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế ”.
Trong quá trình học tập học phần “Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế”, nhờ có
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy, nhóm chúng em đã có được kiến thức cơ bản,
trọng điểm về các hoạt động tác nghiệp Thương mại Quốc tế của một doanh nghiệp. Từ
đó có nền tảng vững chắc để nhóm em hồn thiện bài thảo luận này.


Do thời gian thực hiện nghiên cứu, hồn thiện bài thảo luận khơng nhiều và giới hạn
về trình độ, nên bài báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất
mong nhận sự đánh giá và góp ý từ thầy và các bạn để bài thảo luận của nhóm được hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................................3
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế..........................................................3

1.1.1.

Khái niệm, bản chất, đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế........................................3

1.1.1.1.

Khái niệm.........................................................................................................................3

1.1.1.2.

Bản chất............................................................................................................................3

1.1.1.3.

Đặc điểm..........................................................................................................................3


1.1.2.

Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế.................................................................................3

1.1.3.

Luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế.......................................................................4

1.2.

1.1.3.1.

Pháp luật quốc gia............................................................................................................4

1.1.3.2.

Các điều ước quốc tế........................................................................................................4

1.1.3.3.

Các tập quán quốc tế........................................................................................................5

Nội dung hợp động thương mại quốc tế...................................................................................5

1.2.1.

Cấu trúc của hợp đồng thương mại quốc tế............................................................................5

1.2.2.


Nội dung cơ bản của hợp đồng................................................................................................6

1.3.

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại các doanh nghiệp hiện nay.............................7

1.3.1.

Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu.........................................................................7

1.3.1.1.

Chuẩn bị lập kế hoạch......................................................................................................7

1.3.1.2.

Tiến hành lập kế hoạch....................................................................................................7

1.3.1.3.

Trình duyệt kế hoạch.......................................................................................................7

1.3.1.4.

Nội dung của kế hoạch....................................................................................................7

1.3.2.

Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu..................................................................................7


1.3.2.1.

Xin giấy phép nhập khẩu.................................................................................................7

1.3.2.2.

Thực hiện những bước đầu tiên trong khâu thanh toán..................................................8

1.3.2.3.

Thuê phương tiện vận tải.................................................................................................9

1.3.2.4.

Mua bảo hiểm cho hàng hóa............................................................................................9

1.3.2.5.

Làm thủ tục hải quan.......................................................................................................9

1.3.2.6.

Nhận hàng......................................................................................................................10

1.3.2.7.

Kiểm tra..........................................................................................................................11

1.3.2.8.


Thanh toán......................................................................................................................11


1.3.2.9.
1.3.3.

Khiếu nại (nếu có)..........................................................................................................11

Giám sát và điều hành q trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu........................................12

1.3.3.1.

Giám sát quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.......................................................12

1.3.3.2.

Điều hành quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.....................................................12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
TẠI TỔNG CƠNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM – PETROLIMEX....................................................14
2.1.

Tổng quan về tổng công ty xăng dầu Việt Nam.......................................................................14

2.1.1.

Giới thiệu chung về tổng công ty xăng dầu Việt Nam...........................................................14

2.1.2.


Quá trình hình thành và phát triển........................................................................................15

2.1.3.

Các hoạt động chính của cơng ty..........................................................................................16

2.1.4.

Nguồn lực của cơng ty...........................................................................................................17

2.2.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty xăng dầu Việt Nam...................19

2.2.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...........................................................................19

2.2.2.

Hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Petrolimex...................................................................21

2.3.
Thực trạng quy trình nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam –
Petrolimex.............................................................................................................................................22
2.3.1.

Xin giấy phép nhập khẩu.......................................................................................................22


2.3.2.

Mở L/C...................................................................................................................................23

2.3.3.

Thuê phương tiện vận tải.......................................................................................................24

2.3.4.

Theo dõi quá trình xếp hàng tại cảng xếp.............................................................................25

2.3.5.

Mua bảo hiểm.........................................................................................................................25

2.3.6.

Làm thủ tục hải quan nhập khẩu...........................................................................................26

2.3.7.

Nhận hàng và kiểm tra hàng hoá..........................................................................................28

2.3.8.

Làm thủ tục thanh toán..........................................................................................................30

2.3.9.


Bảo hành, khiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu có.............................................................31

2.4.
Đánh giá quy trình nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam –
Petrolimex............................................................................................................................................31
2.4.1.

Ưu điểm..................................................................................................................................31

2.4.2.

Khuyết điểm............................................................................................................................32

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HỒN THIỆN QUY TRÌNH
NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CƠNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM – PETROLIMEX.........................33
3.1.

Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới........................................................33

3.1.1.

Định hướng hoạt động kinh doanh chung của ông ty...........................................................33


3.1.2.

Định hướng hoạt động nhập khẩu:........................................................................................35

3.2.


Một số đề xuất hoàn thiện quy trình nhập khẩu...................................................................35

3.3.

Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm hồn thiện quy trình nhập khẩu........................38

KẾT LUẬN...................................................................................................................................................39


MỞ ĐẦU
Với một nền khoa học phát triển như vũ bão, ngày nay con người hồn tồn có khả
năng tìm kiếm những nguồn năng lượng khác thay thế xăng dầu như hạt nhân, năng
lượng mặt trời… Tuy nhiên, trong một vài thập kỉ tới xăng dầu vẫn đóng vai trị là nguồn
năng lượng chính. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự gia tăng ở mức cao nhu
cầu về nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, an ninh quốc phịng và tiêu dùng. Trong đó nhu
cầu về xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và chủng
loại. Xăng dầu đóng vai trị quan trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng phát triển nhanh chóng và
ổn định, đời sống kinh tế, vật chất của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhu cầu về ăn,
mặc, chỗ ở, đặc biệt là phương tiện đi lại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm, số lượng xe ơ
tơ, xe máy nhập khẩu về và sản xuất ra trong nước không ngừng tăng lên, đòi hỏi tiêu thụ
một lượng lớn xăng dầu.Mặc dù việc sử dụng nguồn năng lượng xăng dầu càng tăng cao
nhưng nguồn năng lượng xăng dầu lại có một giới hạn nhất định, nó khơng có khả năng
tái tạo thêm nên dự đoán thời gian sau với tốc độ sử dụng càng tăng cao thì khoảng vài
chục năm nữa sẽ khơng có để đáp ứng. Chính vì thế đã làm cho giá xăng dầu ngày càng
tăng lên, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của một số ngành cũng như đời sống
sinh hoạt của người dân. Cùng với đó, nước ta là nước nhập khẩu xăng dầu gần như 90%
cho dù nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động nhưng vẫn không thể đáp ứng
được nhu cầu trong nước nên trực tiếp chịu ảnh hưởng sâu sắc với những biến động giá
xăng dầu thế giới.

Năm 2010 ,được xem là một cơ hội đối với ngành Xăng Dầu vì đây là năm đầu tiên
Nghị định 84 được thực sự đi vào cuộc sống .Bên cạnh đó cũng có khơng ít những khó
khăn ,áp lực với các doanh nghiệp đầu mối .Vì khi áp dụng cơ chế này đòi hỏi sự chủ
động cũng như phải rất linh hoạt trong việc ứng phó với thị trường xăng dầu vốn luôn
biến động đấy phức tạp .Với vai trò và kinh nghiệm của một doanh nghiệp chủ đạo .Tổng
cơng ty xăng dầu đã xác định rõ vai trị và trách nhiệm của mình trong việc bình ổn xăng
dầu nội địa nhẵm ổn định nền kinh tế vĩ mô ,đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền
vững...Chính vì vậy để thực hiện tốt cơng tác nhập khẩu xăng dầu ,vấn đề về nội dung
thỏa thuận trong hợp đồng ,quy trình thực hiện nội dung đó địi hỏi phải có sự sắp xếp và
quản lý một cách có hiệu quả .
Trong quá trình thực hiện quy trình nhập khẩu xăng dầu của Tổng Công Ty Xăng Dầu
Việt Nam bên cạnh những thuận lợi mà Tổng cơng ty có như quy mơ, tiềm lực tài chính
lớn, đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động...Thì Tổng cơng ty cũng gặp nhiều khó khăn
như sự bất ổn của thị trường xăng dầu, sự thay đổi của tỷ giá hối đối.....Vì vậy Tổng
Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 1


Cơng Ty cần tìm ra phương án tối ưu nhằm hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu có hiệu quả tốt nhất. Trước thực trạng đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Trình
bày quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa. Từ đó xây dựng và phân
tích quy trình nhập khẩu xăng dầu của Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam Petrolimex”

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.

Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế

1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có
trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.
1.1.1.2. Bản chất
Bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bản hàng hoá và dịch
vụ, là sự thoả thuận của các bên ký kết hợp đồng. Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện
ý chí thực sự thoả thuận không được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhằm lẫn
khơng thể chấp nhận được.
-

1.1.1.3. Đặc điểm
Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế là bên có trụ sở kinh doanh ở những quốc
gia khác nhau. Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa (Goods) hoặc dịch vụ (Service).

-

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế là các điều ước quốc tế, tập quán
thương mại quốc tế và pháp luật của các quốc gia.

-

Hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu
bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ. Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ
thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối
tác khơng thực hiện tồn bộ hay từng phân nghĩa vụ của mình đã thoả thuận trong hợp

đồng.

-

Hợp đồng càng quy định rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh
chấp.

1.1.2. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế
 Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có 2 loại:
-

Hợp đồng ngắn hạn

-

Hợp đồng dài hạn

 Xét theo nội dung quan hệ kinh doanh có:
-

Hợp đồng xuất khẩu

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 3


-

Hợp đồng nhập khẩu


 Xét theo nội dung mua bán có:
-

Hợp đồng mua bán hàng hóa

-

Hợp đồng mua bán dịch vụ

 Xét theo hình thức của hợp đồng có:
-

Hình thức văn bản

-

Hình thức miệng

1.1.3. Luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gắn liền với yếu tố nước ngoài: các yếu tố liên
quan tới quốc tịch, nơi cư trú, hoặc trụ sở của các chủ thể, liên quan tới nơi xác lập hợp
đồng, nơi thực hiện hợp đồng và nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng. Do vậy, luật
điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phức tạp hơn nhiều so với các
hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Cụ thể, luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế có thể dựa vào: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán
thương mại quốc tế.
1.1.3.1.

Pháp luật quốc gia


Pháp luật là công cụ pháp lý cơ bản và chủ yếu để nhà nước thực hiện các chức năng
của mình. Cũng như mọi lĩnh vực khác, trong quan hệ thương mại quốc tế, luật pháp
đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động thương mại của các
chủ thể. Pháp luật của mỗi quốc gia là tổng thể các quy tắc, các quy định điều chỉnh mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội của quốc gia đó. Các quy tắc và các quy phạm này, tùy theo
pháp luật của mỗi nước, chúng có thể được thể hiện dưới hình thức thành văn hoặc khơng
thành văn.
1.1.3.2.

Các điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là một hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế. Đó là
sự thỏa thuận cam kết của các quốc gia đối với nhau trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện
nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lý bắt buộc để xác định thay đổi hoặc hủy bỏ
quyền và nghĩa vụ của các quốc gia với nhau trong các lĩnh vực nhất định. Các quốc gia
sau khi ký kết điều ước quốc tế với nhau phải thi hành đúng những gì đã được cam kết.
Điều ước quốc tế có giá trị áp dụng trên toàn lãnh thổ của các quốc gia tham gia điều ước.
1.1.3.3.

Các tập quán quốc tế

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 4


Bên cạnh pháp luật của quốc gia và điều ước quốc tế thì tập quán thương mại quốc tế
cũng là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tập quán thương mại
quốc tế là những thói quen thương mại được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, được

hình thành lâu đời, được nhiều nước công nhận và được áp dụng rộng rãi trong những
hoạt động thương mại nhất định
1.2.

Nội dung hợp động thương mại quốc tế

1.2.1. Cấu trúc của hợp đồng thương mại quốc tế
Một hợp đồng Thương mại Quốc tế thường gồm có 2 phần chính. Những diều trình
bày chung và các điều khoản của hợp đồng
 Phần trình bày chung bao gồm:
-

Số liệu của hợp đồng (Contract No...) Đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc
của hợp đồng. Nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám sát,
điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên.

-

Địa điểm và ngày tháng ky kết hợp đồng: Nội dung này có thể để ở đầu của hợp đồng
nhưng cũng có thể để ở cuối của hợp đồng.

-

Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Đây là phần chỉ rõ các chủ thể
của hợp đồng, cho nên phải nêu rõ ràng, đầy đủ, chỉnh xác: Tên (theo giấy phép thành
lập), địa chí, số tài khoản, người đại diện, chức vụ của các bên tham gia ký kết hợp
đồng ..

-


Các định nghĩa dùng trong hợp đồng (General definition): Trong hợp đồng có thể sử
dụng các thuật ngữ, mà các thuật ngữ này có thể ở các quốc gia khác nhau sẽ hiểu
theo nghĩa khác nhau.

-

Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định Chính phủ đã ký kết,
hoặc các Nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở các quốc gia, hoặc nêu ra sự tự nguyện
thực sự của hai bên ký kết hợp đồng.

 Phần các điều khoản của hợp đồng:
-

Trong phần các điều khoản người ta phải ghi rõ nội dung của từng điều khoản. Thông
qua nội dung các điều khoản hợp đồng quy định được đối tượng giao dịch và nội dung
thực hiện các giao dịch đó.

1.2.2. Nội dung cơ bản của hợp đồng
- Điều khoản về tên hàng (Commodity): Chỉ rõ đối tượng cần giao dịch; cần phải dùng
các phương pháp quy định chính xác tên hàng.
Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 5


-

Điều khoản về chất lượng (Quality): Quy định chất lượng của hàng hóa giao nhận và
là cơ sở để giao nhận chất lượng hàng hóa đặc biệt khi có tranh chấp về chất lượng,
thì điều khoản chất lượng là cơ sở để kiếm tra, đánh giá, so sánh và giải quyết tranh

chấp chất lượng cho nện tuỳ vào từng hàng hố mà có phương pháp quy định chất
lượng cho chính xác, phù hợp và tối ưu.

-

Điều khoản về số lượng (Quantity) : Quy định số lượng hàng hoá giao nhận, đơn vị
tính, phương pháp xác định trọng lượng.

-

Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and Marking): Quy định bao bì, hình
dáng, kích thước, số lượng bao bì, chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì,
giá bao bì. Quy định về nội dung và chất lượng của ký mã hiệu.

-

Điều khoản giá cả (Price): Quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiên tính giả, phương
pháp quy định giả và quy tắc giảm giá (nếu có).

-

Điều khoản về thanh toán (Payment): Là điều kiện để người mua trả tiền cho người
bán cho nên điều khoản này quy định đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa
điểm thanh toán, phương thức thanh toán, bộ chứng từ dùng cho thanh toán.

-

Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery): Quy định số lần giao hàng, thời gian giao
hàng, địa điểm giao hàng (ga, cảng) đi và đến thông qua, phương thức giao nhận, giao
nhận cuối cùng, thông báo giao hàng, số lần thông bảo, thời điểm thông báo, ..v.v..


-

Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure/ Acts of god): quy định những
trường hợp được miễn hoặc hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng: nguyên tắc
xác định các trường hợp miễn trách, liệt kê những sự kiện được coi là trường hợp
miễn trách và ko được coi là trường hợp miễn trách, quy định trách nhiệm và quyền
lợi của mỗi bên khi xảy ra trường hợp miễn trách.

-

Điều khoản khiếu nại (Claim): Quy định thời hạn, thể thức khiểu nại, và nghĩa vụ của
của các bên khi khiểu nại.

-

Điều khoản bảo hành (Warranty): Quy định thời hạn, địa điểm, nội dung bảo hành và
trách nhiệm của mỗi bên.

-

Phạt và bồi thường thiệt hại(Penalty): Quy định các trường hợp phạt và bồi thường,
cách thức, trị giá phạt và bồi thường

-

Điều khoản trọng tài (Arbitration): Quy định nội dung: ai là người đứng ra phân xử,
luật áo dụng vào việc xét xử, địa điểm tiến hành,….

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế


Page 6


1.3.

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại các doanh nghiệp hiện nay

1.3.1. Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
-

-

1.3.1.1. Chuẩn bị lập kế hoạch
Bộ phận lập kế hoạch cần phải thu thập các thông tin, phân tích các yếu tố mơi trường
vĩ mơ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng như quy định chính sách
của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu, các quy định về thủ tục hải quan, về cấp
giấy phép, về kiểm tra chất lượng, kiểm dịch,.v.v…
Phân tích các yếu tố thuộc về doanh nghiệp như khả năng sản xuất, kinh doanh, nguồn
nhân lực
Nghiên cứu và phân tích các nội dụng của hợp đồng nhập khẩu.

1.3.1.2. Tiến hành lập kế hoạch
Sau khi nghiên cứu, phân tích các yếu tố vĩ mô, doanh nghiệp và nội dung hợp đồng,
người lập kế hoạch phải xác định các chi tiêu cần đạt được, các nội dung công việc và lập
kế hoạch cho từng nội dung cơng việc, tính tốn thời điểm tiến hành, kết thúc, phân bổ
các nguồn lực và xác định cách thức tiến hành các cơng việc đó.
1.3.1.3. Trình duyệt kế hoạch
Kế hoạch sau khi được lập phải được trình và bảo vệ trước ban lãnh đạo và các phịng
ban của doanh nghiệp. Sau khi kế hoạch được góp ý, bổ sung, chinh sửa, được phê duyệt

và chính thức đi vào giai đoạn thực hiện.
1.3.1.4. Nội dung của kế hoạch
Kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm: kế hoạch thuê phương tiện vận tải,
mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng và thanh toán.
1.3.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1.3.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu của hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như nhập khẩu. Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu ở
mỗi nước, trong mỗi thời kỳ có đặc điểm khác nhau. Ở Việt Nam thủ tục xin giấy phép
được thay đổi rất nhiều trong thời gian qua, theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi.
Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh xuấ nhập khẩu cần áp dụng theo Nghị định số
69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập
khẩu và về Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu để thực hiện làm thủ tục nhập khẩu
một cách dễ dàng và thuận lợi.

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 7


1.3.2.2. Thực hiện những bước đầu tiên trong khâu thanh toán.
a. Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C
-

Làm đơn đề nghị yêu cầu phát hành L/C
+ Điều kiện để mở L/C: Muốn được mở L/C tại ngân hàng, người nhập khẩu phải có
tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng, làm đơn xin mở L/C và thực hiện đầy đủ các quy
định của ngân hàng về thủ tục xin mở L/C
+ Cách thức mở L/C:


Đối với L/C trả ngay: cần nộp những giấy tờ sau đến ngân hàng: giấy phép nhập khẩu
hàng hóa (nếu hàng quản lý bằng giấy phép), hợp đồng nhập khẩu, đơn xin mở L/C trả
ngay (theo mẫu).
Đối với L/C trả chậm cần những giấy tờ sau: giấy phép nhập khẩu hàng hóa (nếu hàng
quản lý bằng giấy phép), hợp đồng nhập khẩu, phương án kinh doanh hàng trả chậm, bản
quyết tốn tài chính của đơn vị trong thời điểm gần nhất, thế chấp tài sản khi công ty thực
hiện vay vốn ngân hàng để ký quỹ, đơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu).
-

Thực thi ký quỹ để mở L/C: việc này còn tùy thuộc vào quy định của ngân hàng Nhà
nước trong từng kỳ và thường mỗi ngân hàng có mức ký quỹ ấn định khác nhau đối
với từng đối tượng khách hàng.

b. Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng CAD
CAD là phương pháp giao thức chứng từ trả tiền. Nếu hợp đồng quy định thanh tốn
bằng CAD thì nhà nhập khẩu cần tới Ngân hàng yêu cầu mở tài khoản tín dụng khác để
thanh toán tiền cho hàng nhập khẩu.
c. Nếu hợp đồng quy định thanh tốn bằng T/T
T/T là hình thức chuyển tiền trả trước. Do đó, nếu hợp đồng quy định thanh tốn bằng
hình thức này thì nhà nhập khẩu cần làm thủ tục chuyển tiền theo đúng quy định trong
hợp đồng.
d. Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng nhờ thu/chuyển tiền trả sau
Các nhà nhập khẩu cần chờ người bán giao hàng rồi mới tiến hành công việc của khâu
thanh toán.
1.3.2.3. Thuê phương tiện vận tải
Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết theo điều kiện nhóm C và D bao gồm
CFR, CIF, CPT, CIP, DES, DDU, DDP thì người bán ( bên người xuất khẩu) sẽ tiến hành
Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 8



thuê phương tiện vận tải. Còn nếu hợp đồng được ký kết theo điều kiện giao hàng EXW,
FAS, FCA, FOB thì người mua ( bên người nhập khẩu) sẽ thuê phương tiện vận tải.
Phương tiện vận tải quốc tế bao gồm: phương tiện vận tải đường biển, đường hàng
không, đường bộ, đường sắt, đường ống,… Căn cứ vào từng điều kiện được ký kết hợp
hợp đồng; loại, khối lượng, đặc điểm hàng hóa, điều kiện vận tải, chí phí th vận tải,…
từ đó có thể lựa chọn phương tiện vận tải và cách thức vận tải phù hợp nhất.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người nhập khẩu có thể chọn một trong các
phương thức sau: Thuê tàu chợ (liner): Chủ tàu đồng thời là người chuyên .Thuế tàu chợ
còn gọi là lưu cước tàu chợ là người chủ hàng thơng qua mơi giới hoặc tự mình đứng ra
u cầu chủ tàu giành cho thuê một phần chiếc tàu đề chở hàng từ cảng này qua cảng
khác. Quan hệ giữa người chuyên chở với chủ hàng được điều chỉnh bằng vận đơn đường
biển (B/L). Thuê tàu chuyến (voyage charter): Chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ
hoặc 1 phần chiếc tàu chạy rơng để chun chở hàng hóa từ một hay một vài cảng này
đến một hay một vài cảng khác. Quan hệ giữa người chủ tàu và người thuê tàu được điều
chỉnh bằng 1 văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến.
1.3.2.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Mặc dù trong Incoterms khơng quy định người nhập khẩu có nghĩa vụ mua bảo hiểm
hàng hóa nhưng khi mua hàng hóa theo điều kiện E (EXW), nhóm F (FCA, FAS,FOB) và
điều kiện C (CFR,CPT) thì người nhập khẩu cũng nên tự thu xếp việc mua bảo hiểm
hàng hóa cho chính mình để nếu có rủi ro xảy ra trong q trình vận chuyển, có thể được
Cơng ty bảo hiểm bồi thường. Các căn cứ lựa chọn điều kiện bảo hiểm khi mua bảo hiểm
cần lưu ý: Tính chất hàng hóa, bao bì, phương thức xếp dỡ hàng, loại hình phương tiện
chuyên chở, khoảng cách, thời gian vận chuyển, khí hậu, thời tiết,….
1.3.2.5. Làm thủ tục hải quan.
a. Khai báo và nộp tờ khai báo hải quan
Tại Việt Nam, hiện nay thủ tục hải quan được áp dụng theo luật Hải quan đã được
Quốc hội khóa XIII thơng qua số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014; nghị định số
59/2018/NĐ-CP của chính phủ sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định số

08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
-

Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời
gian quy định

-

Khai hải quan phải được thực hiện thông nhất theo mẫu tờ khai hải quan do Tổng cục
hải quan quy định. Có hai hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử .

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 9


-

Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan cùng với các chứng từ tạo
thành hồ sơ hải quan (bao gồm các chứng từ theo quy định của luật hải quan). Hồ sơ
hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở hải quan, sau khi tiếp
nhận được qua hệ thống quản lý rủi ro tự động phân luồng: xanh, vàng, đỏ.

-

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý: khai chính xác số lượng, chủng loại và áp dụng
mã tính thuế hàng hóa nhập khẩu, chuẩn bị đầy đủ chứng từ theo quy định của hồ sơ
hải quan, nộp thuế nhập khẩu đầy đủ và đúng hạn.


b. Xuất trình hàng hóa.
Khi xuất trình hàng hóa, doanh nghiệp phải thống nhất với cơ quan hải quan về địa
điểm và thời gian kiểm tra hàng hóa vừa đảm bảo đúng quy định của cơ quan hải quan
vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình nhận hàng hóa và tối ưu hóa các chi
phí.
c. Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan.
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, vàng và kiểm tra thực tế
hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:
-

Cho phép hàng qua biên giới

-

Cho hàng hóa qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp bổ
sung thuế nhập khẩu

-

Không được phép nhập khẩu
1.3.2.6. Nhận hàng
Mỗi phương thức vận tải sẽ có quy trình nhận hàng hóa khác nhau gồm có:

-

Nhận hàng từ tàu biển

-

Nhận hàng chuyên chở bằng container


-

Nhân hàng chuyên chở bằng đường sắt

-

Nhân hàng chuyên chở bằng đường bộ

-

Nhân hàng chuyên chở bằng đường hàng không

1.3.2.7. Kiểm tra
Theo quy định của Nhà nước, hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra
kỹ càng. Đối với mỗi hàng hóa nhập khẩu, cơ quan tuy theo chức năng của mình tiến
hành kiểm tra. Khi nhận hàng từ phương tiện ga, cảng phải kiểm tra niêm phong, cặp chì
Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 10


trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Việc kiểm tra hàng nhập khẩu nhằm mục
đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua và là cơ sở để khiếu nại sau này nếu có.
Các nội dung cần kiểm tra về: số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa, bao bì, kiểm
dịch thực vật (động vật) nếu hàng hóa là thực vật (động vật).
1.3.2.8. Thanh tốn
Thanh tốn là nghĩa vụ chủ yếu của nhà nhập khẩu trong quá trình mua bán. Tùy vào
các phương thức thanh tốn khác nhau sẽ có các cơng việc khác nhau:
-


Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng LC thi khi nhận bộ chứng từ do bên bán
chuyển tới, ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra hết sức kỹ lưởng Nếu chứng từ hồn hảo
thì ngân hàng thanh tốn lại cho ngân hàng, rồi nhận bộ chứng từ đi tây hàng. Nếu
chứng từ khơng hốn hảo, thi hỏi ý kiến nhà nhập khẩu, rồi tùy lỗi nặng nhẹ má có
phương pháp xử lý thích hợp.

-

Nếu thanh tốn theo phương thức chuyển tiền thì người nhập khẩu lập lệnh chuyển
tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình để u cầu ngân hàng trích trong tài khoản
ngoại tệ của mình để thanh tốn cho người xuất khẩu

-

Nếu thanh toán nhờ thu trơn: Người nhập khẩu phải thực hiện thủ tục thanh toán cho
người xuất khẩu sau khi người xuất khẩu giao hàng và giao bộ chứng từ hàng hóa cho
người nhập khẩu.

-

Nếu thanh tốn giao chứng từ trả tiền thì người nhập khẩu phải thực hiện việc trả tiền
(trong trường hợp D/P) hoặc chấp nhận hối phiếu của người xuất khẩu (trong trường
hợp D/A) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ thực hiện
việc nhận hàng

1.3.2.9. Khiếu nại (nếu có)
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính pháp lý
thỏa mãn hay khơng thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại.

Trong thực hiện hợp đồng thường có các trường hợp khiếu nại sau:
-

Người mua khiếu nại người bán

-

Khiếu nại người chuyên chở, người giao nhận, người gom hàng

-

Khiếu nại người bảo hiểm

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 11


1.3.3. Giám sát và điều hành quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1.3.3.1. Giám sát quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Giám sát hợp đồng là một hệ thống báo động sớm, cảnh tỉnh về các công việc mà mỗi
bên phải thực hiện để đảm bảo cả hai bên tránh được chậm trễ hoặc sai sót trong thực
hiện hợp đồng.
Ngoài việc người nhập khẩu phải giám sát các nhiệm vụ như: thuế phương tiện vận tải
(nêu hợp đồng quy định), mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, khiếu nại, giải quyết tranh
chấp tương tự như nhiệm vụ của ngươi bản, người mua cần giám sát các nhiệm vụ sau:
-

Nhận hàng ở cảng: Thời điểm và lịch trình nhận hàng, nội dung nhận hàng, mức bốc
dỡ, thưởng phạt bốc dỡ, giải quyết hàng thiếu, hàng thừa, hàng đổ vỡ, vận chuyển

hàng về kho.

-

Chỉ định giám định: Khi hàng cần giám định, cần giám sát cơ quan giám định, nội
dung giám định, căn cứ giám định, yêu cầu về chứng thư giám định, thông báo yêu
cầu giám định đến các cơ quan có liên quan.

-

Thanh tốn: Giám sát tiến độ thanh toán, hạn cuối cùng của từng lần thanh toán, thời
điểm mở L/C, yêu cầu về mở L/C, kỹ quỹ, tu chỉnh L/C, yêu cầu và thời gian kiểm tra
chứng từ

1.3.3.2. Điều hành quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Điều hành hợp đồng là tất cả các quyết định cần phải đề ra để giải quyết những vấn đề
khơng tính trước được hoặc khơng giải quyết được một cách đầy đủ trong thời gian xây
dựng hợp đồng và do vậy không được chuẩn bị để đưa vào các quy định và điểu kiện của
hợp đồng.
Nội dung điều hành quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm
-

Thuê phương tiện vận tải: trong quá trình thuê phương tiện vận tải cũng dễ phát sinh
các tình huống mà các bên phải tiến hành điều hành như tàu không đến điểm nhận
hàng đúng quy định, đặc điểm của con tàu không phù hợp với quy định của hợp đồng,
hợp đồng thuê tàu có quy định thưởng phạt bốc dỡ nhưng trong hợp đồng XNK không
quy định, tàu không hợp pháp. hàng hóa trong q trình vận chuyển bị hư hỏng, mất
mát mà trách nhiệm thuộc về phương tiện vận tải.

-


Bảo hiểm cho hàng hóa: Người nhập khẩu (người mua) phải làm nhiệm vụ kiểm tra
hàng hóa có hư hại mất mát khơng, khi hàng hóa nằm trong điện được bảo hiểm phải
điều hành để nhận được chế độ bảo hiểm từ hãng bảo hiểm là đầy đủ nhất.

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 12


-

Thủ tục hải quan: Một vấn đề rất dễ phát sinh trong thực tế là các chứng từ phải nộp
trong hồ sơ hải quan không phù hợp hoặc bị thiếu như thiếu giấy chứng nhận chất
lượng, kiểm dich... Một số vấn đề đặt ra cho điều hành là xin yêu cầu giám định để áp
mã thuế, hoặc phải điều hành thế nào khi cơ quan hải quan yêu cầu thẩm vấn giá,..

-

Nhận hàng hóa: Khi nhận hàng người mua phát hiện thấy hàng bị thiếu, không phù
hợp về chủng loại, chất lượng. Người mua cần điều hành giải quyết vấn đề này như:
có mời đại diện người bán, phương tiện vận tải, bảo hiểm khơng, có u cầu giám
định hàng hóa khơng?..v.v…

-

Điều chỉnh giá: Sự xem xét về giá hợp đồng có thể phát sinh do điều kiện giá để
“mở”. Người mua đưa ra để nghị thay đổi lại giá vì giá cả trên thị trường thay đổi lớn.

-


Các điều khoản thanh toán: Các vấn đề phát sinh cần phải điều hành như người mua
chậm mở L/C, L/C mở không đúng quy định trong hợp đồng, chứng từ không phù
hợp với L/C, vấn đề tu chỉnh L/C, chúng từ về muộn hơn hàng hóa.

-

Giải quyết các khiếu nại: Khi có khiếu nại là lúc người quản lý phải điều hành chặt
chẽ nhất. Phải đưa ra các quyết định: có khiếu nại hay không, bằng chứng của việc
khiếu nại, hồ sơ khiếu nại, yếu cầu về giải quyết khiếu nại.

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 13


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM –
PETROLIMEX
2.1. Tổng quan về tổng công ty xăng dầu Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu chung về tổng công ty xăng dầu Việt Nam
Tên đầy đủ: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Tên quốc tế: Vietnam National Petroleum Group
Tên viết tắt: Petrolimex
Loại hình: Tập đồn / Tổng cơng ty nhà nước
Trụ sở: 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng giao dịch: Tầng 23, 24 và 25 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Phường
Phương Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3851-2603


Fax: (024) 3851-9203

Website:
Email:
Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam (petrolimex),tiền thân là Tổng Công Ty Xăng Dầu
Mỡ được thành lập theo Nghị định 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương Nghiệp và
được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ Tướng Chính
Phủ.
Tổng Cơng Ty Xăng Dầu Việt Nam hiện có 41 Công ty xăng dầu thành viên, 25 chi
nhánh và 09 Xí nghiệp trực thuộc các Cơng ty thành viên 100% vốn Nhà nước, 23 cơng
ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng cơng ty, 03 Cơng ty liên doanh với nước ngồi
và có 1 chi nhánh tại Singapore.
 Tầm nhìn :
-

Đi đầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, và các lĩnh vực dịch vụ khác liên quan
trực tiếp đến người tiêu dùng

-

Là mục tiêu để Petrolimex ln hướng đến nhằm hồn thiện hóa và ln ở vị trí kì
vọng.

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 14


-


Là lời hiệu triệu xung trận của Petrolimex ở các lĩnh vực kinh doanh cả trong và ngồi
nước.

-

Khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo đem lại cơ hội phát triển cho mọi thành viên trong
toàn tập đoàn Petrolimex

-

Tiên phong trong việc sử dụng nhiên liệu sạch và thân thiện với mơi trường.

 Sứ mạng:
Petrolimex ln hướng tới sự an tồn cho người tiêu dùng, lấy khách hàng là trọng
tâm. Vì vậy trách nhiệm xã hội là sự mệnh của tập đoàn xăng dầu (Petrolimex) với mục
tiêu cung cấp năng lương sạch và dịch vụ thân thiện với người tiêu dùng; đáp ứng ngày
càng tốt nhu cầu của khách hàng, góp phần thiết thực trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước.
 Giá trị cốt lõi: Giá trị thương hiệu và tính cách thương hiệu là những giá trị cốt lõi mà
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam phấn đấu để đạt được. Cụ thể:
-

Giá trị thương hiệu gồm di sản (tự hào là Việt Nam); Nhân bản (Petrolimex luôn đặt
con người là trọng tâm trong mọi hành động); Phát triển (Không ngừng vươn lên và
đổi mới phát triển); Đa dạng (đánh giá cao sự khác biệt và tính phong phú).

-

Tính cách thương hiệu: Lạc quan (Petro ln tin tưởng vào tương lai sáng lạn); Trách
nhiệm ( quan tâm đến nhân viên, khách hàng, môi trường và cộng đồng xung quanh);

Tin cậy (ln “giữ lời”); Nhiệt huyết (u thích những gì đáng làm).

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cụ
thể:
-

Giai đoạn 1956 - 1975: Tổng Cơng ty Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo nhu
cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng CNXH và giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước. Với thành tích xuất sắc trong giai đoạn này,
Nhà nước đã phong tặng 8 đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một cá nhân Anh hùng lao động và
công nhận 31 CBCNV là liệt sỹ trong khi làm nhiệm vụ.

-

Giai đoạn 1976 - 1986: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam khôi phục các cơ sở xăng
dầu bị tàn phá ở Miền Bắc và tiếp quản các cơ sở ở các tỉnh phía Nam, cung cấp đầy
đủ kịp thời xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sống trên phạm vi cả nước.

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 15


Trong giai đoạn này Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhì cho
Tổng cơng ty, phong tặng một cá nhân danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân
chương lao động cho các tập thể, cá nhân.
-


Giai đoạn 1986- đến nay: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện chiến lược đổi
mới và phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, chuyển từ hoạt
động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN, từng bước
xây dựng Tổng Cơng ty trở thành hãng xăng dầu quốc gia mạnh và năng động. Trong
giai đoạn này, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Hn chương
Chiến cơng hạng Nhì cho Tổng công ty, phong tặng 02 đơn vị thành viên danh hiệu
Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, 05 chiến sỹ thi đua toàn quốc và 114 Huân
chương Lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân.

2.1.3. Các hoạt động chính của cơng ty
 Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng Cơng ty Xăng dầu Việt Nam chủ yếu là xuất
nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Bên cạnh đó, Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các
ngành nghề có liên quan, trong đó được chia thành 5 lĩnh vực chính bao gồm:
(1) Xăng dầu: Là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về kinh doanh xăng dầu, Petrolimex
hiện đang chiếm lĩnh khoảng 50% thị phần trong nước, cung cấp ra thị trường nội địa
khoảng 7,9 triệu m3 (tấn) xăng dầu trong năm 2015. Hiện tại, 70% sản lượng xăng dầu
của PLX vẫn phải nhập từ nước ngồi. Do vậy, biến động của giá dầu thơ thế giới cũng
như chính sách điều hành tỷ giá ngoại tệ của Nhà nước có tác động rất lớn tới KQKD của
mảng kinh doanh này. Tính đến hết năm 2015, PLX đang sở hữu một hệ thống kho bể với
sức chứa trên 1.700.000 m3 trải dài từ Bắc đến Nam.
(2) Hóa dầu: Lĩnh vực kinh doanh này được thực hiện thơng qua Tổng Cơng ty con là
Tổng Cơng ty Hóa dầu Petrolimex - PLC, bao gồm 3 ngành hàng chính là dầu mỡ nhờn,
nhựa đường và hóa chất (các sản phẩm có gốc dầu mỏ).
(3) Gas: được thực hiện thơng qua Tổng Công ty Gas Petrolimex. Thương hiệu gas
của Petrolimex là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường về chất lượng,
cạnh tranh ngang với gas của Tập đồn Total.
(4) Bảo hiểm: Tổng Cơng ty Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) hiện đã triển khai trên 50
sản phẩm bảo hiểm và đang chiếm lĩnh thị trường trong các lĩnh vực: giao thông vận tải,

xây dựng và lắp đặt công trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ
giới...

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 16


(5) Vận tải thủy: Tổng công ty Vận tải thủy hiện có đội tàu viễn dương có tổng trọng
tải 140.000 DWT, đội tầu sơng, ven biển có tổng trọng tải gần 10 vạn tấn, tuyến ống xăng
dầu 500km và hơn 1.200 xe xitec với tổng dung tích trên 9.000 m3 trực thuộc sự quản lý
các công ty thành viên đảm bảo vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và từ
các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong cả nước
 Thị trường tiêu thụ
Hiện nay, trên tổng số 10.000 cây xăng trên tồn quốc, số cây xăng của Petrolimex có
1.995, chiếm khoảng gần 20%. Còn lại, Petrolimex chiếm khoảng 40% số đại lý trên thị
trường. Như vậy, Petrolimex chỉ có ưu thế khoảng trên 20% thị trường trên hệ thống bán
lẻ. 30 % là Petrolimex bán buôn cho các doanh nghiệp, hệ thống đại lý, tổng đại lý chiếm
45%, 25% tự bán thơng qua hệ thống của mình. Nhưng tỷ trọng thị trường của Petrolimex
không phải là đều như nhau ở các vùng. Ở các vùng có cạnh tranh cao như Hà Nội hoặc
TP Hồ Chí Minh thì thị phần của Petrolimex chỉ trên dưới 40%. Nhưng ở các vùng như
Sơn La, Lai Châu, Tây Ngun thì có nơi thị phần gần như 100%. Ở đó, Petrolimex chủ
yếu thực hiện nhiệm vụ chính trị. Thị trường quốc tế của Tổng cơng ty là Lào,
Campuchia và các tàu biển nước ngoài.
2.1.4. Nguồn lực của cơng ty
 Nguồn tài chính:
- Tổng tài sản:
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của PLX đều tăng trưởng trong giai đoạn 2015- 2019.
Cụ thể: Tổng tài sản của PLX tăng từ 50.413 tỷ đồng năm 2015 lên 61.762 tỷ đồng năm
2019, tăng 22% sau năm 5, tăng trưởng cao nhất là tăng 13% vào năm 2017. Vốn chủ sở

hữu cũng tăng từ 16.290 tỷ đồng lên 25.923 tỷ đồng năm 2019, tăng khoảng 59% sau 5
năm do chủ yếu phát hành riêng lẻ thêm cổ phiếu, thoái vốn nhà nước và giữ lại lợi nhuận
chưa phân phối.
-

Khả năng vay nợ

Tại thời điểm 31/3/2020, do ảnh hưởng của hàng tồn kho (hàng tồn kho giảm từ
11.773 tỷ của đầu năm xuống mức 8.418 tỷ đồng, nhưng do giá dầu giảm mạnh nên
Petrolimex phải dự phòng giảm giá hàng tồn kho khủng tới 1.659 tỷ đồng), tổng tài sản
của Petrolimex suy giảm 6.683 tỷ xuống mức 55.079 tỷ đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn,
vay nợ tài chính của Petrolimex vẫn tăng lên 16.197 tỷ đồng khiến chi phí lãi vay trong
kỳ "ngốn" hơn 201 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của
Petrolimex âm 1.971 tỷ đồng do tăng các khoản phải trả.
-

Khả năng tự tài trợ:

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 17


Tại thời điểm cuối năm 2019, tiền và các khoản tương đương của Petrolimex tăng
thêm 1.058 tỷ đồng, lên 11.279 tỷ đồng. Ngồi ra, Petrolimex cịn tới 5.394 tỷ đồng gửi
ngân hàng. Tổng tài sản của Petrolimex tăng thêm 5.596 tỷ, lên mức 61.884 tỷ đồng.
Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của Petrolimex, ngồi vốn góp 12.938,7 tỷ thì doanh nghiệp
này còn ghi nhận 3.925 tỷ thặng dư vốn, quỹ đầu tư phát triển 1.190 tỷ, quỹ khác 1.339
tỷ, lãi chưa phân phối 4.945 tỷ. Ngồi ra, Petrolimex cịn ghi âm 1.030 tỷ giá trị đã mua
vào cổ phiếu quỹ.

Theo cập nhật của Petrolimex, tại ngày 30/01/2020, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG)
hình thành tại Petrolimex là 1.500 tỷ đồng.
 Nguồn lực lao động
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng số CBNV của Petrolimex là 24.009 người (tại ngày
31/12/2018: 24.726 người). Trong đó, số CBNV của riêng khối kinh doanh xăng dầu là
18.300 người, tăng 1% so với năm 2018, chủ yếu phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh
doanh của Tập đoàn.
Petrolimex coi trọng giáo dục truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thông qua những
chuyến đi “về nguồn”, những hoạt động văn hóa, lịch sử, chúng tôi muốn kết nối thế hệ
trẻ với truyền thống, hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa, truyền thống.Các phong trào
thi đua lao động sản xuất thực sự đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, kết nối các thế hệ người lao
động Petrolimex ở khắp mọi vùng, miền.
Bên cạnh đó, Petrolimex tập trung phát triển cơng tác đào tạo, tập huấn, nâng cao
trình độ, nghiệp vụ, phát triển các kỹ năng mềm của cán bộ, người lao động, tiếp cận
trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến, giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
Điều này sẽ giúp cho cán bộ, người lao động Petrolimex bản lĩnh hơn trong bối cảnh
hội nhập hiện nay. Khi có bản lĩnh, cùng với lịng u nghề, u người, sẽ khơng bao giờ
có chuyện “dễ làm, khó bỏ”.
Như vậy, kỷ luật, trách nhiệm, yêu nghề và cầu tiến chính là hành trang mà mỗi cán
bộ, người lao động Petrolimex sẵn sàng để kề vai, sát cánh, xây dựng Tập đoàn “tiến xa
hơn”.
Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2019
Đơn vị: người
STT

Trình độ đào tạo

Năm 2019

1


Trên đại học

432

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 18


2

Đại học, Cao đẳng

7427

3

Cao đẳng trở xuống

10441

4

Tổng số lao động

18.297

 Cơ sở vật chất
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có thể nói là

hùng hậu nhất trong hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, bao
gồm: 64 kho, 19 cảng sông, 21 cảng biển, đội tàu viễn dương (300.000 DWT) chuyên
chở 5 triệu tấn xăng dầu/ 1 năm, gần 1000 xe xitec (10.700 m3 phương tiện), 90 phương
tiện thuỷ với tổng dung tích 34.000m3. Ngồi ra còn gần 500 km đường ống vận chuyển
xăng dầu và gần 1700 cửa hàng xăng dầu, 400 điểm bán đại lý
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty xăng dầu Việt Nam
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bàng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tổng công ty
Đơn vị: triệu đồng

Các chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng doanh thu

191.932.078

189.603.525

123.918.650

Tổng chi phí

10.642.898


10.308.411

10.362.388

Lợi nhuận

181.289.180

179.295.114

113.556.262

Bảng 2.2 Tốc độ phát triển doanh thu và lợi nhuận

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 19


Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

1.Doanh thu( triệu đồng)

189.603.525

123.918.650


2.Lợi nhuận( triệu đồng)

179.295.114

113.556.262

3.Tốc độ phát triển liên
hoàn(%)

Doanh thu

100

65.4

Lợi nhuận

100

63.3

Từ bảng 2.1 và 2.2 ta rút ra được nhận xét về doanh thu và lợi nhuận của Tổng công
ty Xăng dầu Việt Nam từ năm đến năm như sau:
-

Doanh thu năm 2020 so với năm 2019 là giảm 34.6 %, tương ứng giảm 65.684.875
triệu đồng

-


Lợi nhuận năm 2020 giảm 36.75% so với năm 2019, tương ứng 65.738.852 triệu
đồng
Qua nhận xét cùng với các số liệu được tính như trên, ta thấy tình hình doanh thu và
lợi nhuận của tổng công ty Xăng dầu Việt Nam do ảnh hưởng tình hình Covid-19 nên
dẫn đến bị giảm đi doanh thu lẫn lợi nhuận.
Bảng 2.3.Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu

Chỉ tiêu

Năm 2018

Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế

Page 20

Năm 2019

Năm 2020


×