Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.07 KB, 62 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1- Bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty....................7
Ơ
Danh mục từ viết tắt
1) TGĐ : Tổng giám đốc
2) P.TGĐ : Phó Tổng giám đốc
3) GĐ : Giám đốc
4) XNVTKH : Xí nghiệp vận tải kho hàng
5) TCKT : Tài chính kế toán
6) TGNH : Tiền gửi ngân hàng
7) TSCĐ : Tài sản cố định
8) TK : Tài khoản
9) GTGT : Giá trị gia tăng
10) CTGS : Chứng từ ghi sổ
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, kế toán được coi là công cụ quản lý hữu hiệu và đáng tin cậy trong
hệ thống công cụ quản lý của Nhà nước.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần vận tải 1 Traco, em đã cố
gắng tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, bộ máy kế toán của công ty. Với những
kiến thức nắm bắt được, em nhận thấy TSCĐ của công ty tham gia vào nhiều
chu kỳ kinh doanh, giá trị TSCĐ hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào
chi phí kinh doanh trong kỳ. Do đó nó có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của


công ty trong kỳ kinh doanh.
Thông qua công tác hạch toán TSCĐ các nhà quản lý và những người
quan tâm nắm bắt được tình hình thực tế về TSCĐ trong công ty. Công tác hạch
toán TSCĐ phản ánh được tình hình tăng, giảm hiện có của TSCĐ tại công ty.
Từ đó giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chiến lược cho công ty một cách
chính xác và hiệu quả.
Chính vì những lý do trên em đã lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp
với nội dung: “ Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty Cổ
phần vận tải 1 TRACO “
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của em đề cập đến những vấn đề
chính như sau:
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phần 1: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần vận tải 1
Traco.
Phần 2: Những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại
công ty Cổ phần vận tải 1 Traco
PHẦN 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 TRACO
1.1. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty
1.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Traco là một doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Bộ Giao Thông Vận
Tải, tiền thân là Công ty Đại lý Vận tải ( Transport Agentcy Company ) được
thành lập từ năm 1969, là doanh nghiệp đầu tiên ( số 1) của Việt Nam kinh
doanh Đại lý Vận tải hàng hoá và Logistics.
Công ty cổ phần vận tải 1 TRACO
Địa chỉ: Số 45 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Tel: 0313.745027
Fax: 0313.745679

Email:
Website: Traco.com.vn
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế miền Bắc xã hội chủ
nghĩa, năm 1969 Công ty đại lý vận tải hàng nặng Hà Nội ( trực thuộc Bộ Giao
thông Vận tải ) ra đời với nhiệm vụ làm đại lý vận tải hàng nặng cho các công
trình trọng điểm như: nhà máy thuỷ điện Thác Bà, nhà máy sợi Hà Nội, vận
chuyển hàng nội thương cho các tỉnh miền núi…là tiền thân của Công ty Cổ
phần vận tải 1 Traco hiện nay.
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm 1979, trước yêu cầu cấp bách tiếp nhận thiết bị toàn bộ nhập khẩu
cho các công trình trọng điểm, vận tải hàng Bắc – Nam, Công ty đại lý vận tải
hàng nặng Hà Nội được chuyển về Hải Phòng với tên gọi mới là Công ty đại lý
vận tải khu vực I, trụ sở chính đặt tại 289 Lý Thường Kiệt, Hải Phòng theo
Quyết định số 1096- QĐTC ngày 17/05/1979 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
Vận tải. Từ đó đến năm 1983, Công ty đã xứng đáng với vai trò chủ lực giải toả
cảng Hải Phòng, làm tổng B, tiếp nhận vận chuyển trọn gói thiết bị toàn bộ cho
nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy giấy Bãi Bằng, thiết bịh hạng nặng cho
thuỷ điện Sông Đà, và làm đại lý tiếp nhận hàng triệu tấn phân bón vào đồng
bằng sông Cửu Long, vận chuyển lương thực, hàng nội thương từ Nam ra Bắc.
Tháng 9 năm 1983, Công ty được điều về Tổng cục đường biển và đổi tên
thành Công ty đại lý vận tải đường biển I. Năm 1988, Công ty lại được điều về
trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải với tên gọi mới là Công ty dịch vụ vận tải I.
Năm 1996, thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của
Chính phủ, công ty được thành lập lại theo Nghị định 388/CP với tên Công ty
dịch vụ vận tải số I, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải theo Quyết định số
709QĐ/TCCB-LĐ ngày 09/04/1996 của Bộ Giao thông Vận tải.
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện chủ trương
cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải , năm 2000,

công ty được cổ phần hoá theo Quyết định số 3589/1999/QĐ- Bộ Giao thông
Vận tải ngày 17/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải với tên gọi đầy
đủ bằng tiếng việt là Công ty Cổ phần vận tải 1 Traco, tên giao dịch quốc tế
ORIENT TRANSPORT AND FREIGHT FORWARDING JOINT STOCK
COMPANY gọi tắt là Traco, trụ sở chính đặt tại 45 Đinh Tiên Hoàng, Hồng
Bàng, Hải Phòng.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty được xây dựng căn cứ vào Luật
doanh nghiệp, Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về
việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần gồm 12
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chương, 54 điều; được Đại hội cổ đông thành lập công ty ngày 12/01/2000
thông qua, được đăng ký và lưu giữ tại các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tư
thành phố Hải Phòng số 0203000002 ngày 18/02/2000.
Trải qua 40 năm phát triển, với năng lực vận tải xếp dỡ hùng hậu, hệ
thống kho tàng bến bãi xuyên suốt Bắc - Trung - Nam, đội ngũ nhân viên
( gồm thợ bậc cao, chuyên gia, kỹ sư, cử nhân, luật sư, thạc sỹ, tiến sỹ được đào
tạo tại các cơ sở trong và ngoài nước ) giầu kinh nghiệm, mẫn cán; được hàng
trăm bạn hàng và đối tác trong và ngoài nước tin tưởng và hợp tác. Ngày nay,
Traco trở thành doanh nghiệp hàng đầu về vận tải và logistics tại Việt Nam và
Khu vực.
Traco đã trở thành hội viên của VIFFAS, VCCI, HATA, VISABA…
Traco còn là cổ đông của : Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách, Công ty Cổ phần
Cảng Đình Vũ…Với hơn 1 triệu tấn / năm thông qua Cảng, Traco được coi là
khách hàng lớn nhất của Cảng Hải Phòng, Cảng Vật Cách. Traco còn là công ty
mẹ của một số công ty con thuộc Traco group.
Có thể đánh giá khái quát quá trình phát triển của Công ty cổ phần vận
tải 1 TRACO qua một số chỉ tiêu sau: (đơn vị : 1.000 đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng doanh thu 135.000.000 155.000.000 160.000.000
2 Lợi nhuận 3.700.000 5.000.000 6.400.000
3 Nộp ngân sách Nhà nước 380.000 455.000 512.000
Bảng 1- Bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Với những kết quả đạt được, Công ty cổ phần vận tải 1 TRACO đã được
phong tặng nhiều danh hiệu và nhiều phần thưởng cao quý
Trải qua 40 năm hoạt động, công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
được giao, thực hiện công cuộc xây dựng “ Dân giầu, nước mạnh, xã hội công
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bằng văn minh “. Và trong những năm gần đây, công ty càng ngày càng khẳng
định được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu quản lý và kiểm soát của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1- Sơ đồ bộ máy quản lý công ty
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất công ty, bầu ra Hội
đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi
của công ty phù hợp với Pháp luật Nhà nước. Quyền hạn và trách nhiệm của
Hội đồng quản trị và từng thành viên được quy định ở Điều 23, 24, 25 Điều lệ
công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc là người đại diện có tư
cách pháp nhân cao nhất tại công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
ĐẠI HỘI
ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN

KIỂM
HỘI
ĐỒNG
THƯ KÝ
CÔNG TY
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TGĐ
KINH DOANH
P.TGĐ
SẢN XUẤT
P.TGĐ,GĐ
XNVTKH
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
LOG
Phòng
Giao
nhận
Phòng
Giao
nhận 1
Phòng
TCKT
Phòng
Nhân
chính
Phòng
Pháp

chế
XN
VTải
KH
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hành hoạt động của công ty, có nhiệm vụ điều hành và quyết định mọi hoạt
động của công ty theo đúng kế hoạch được cấp trên phê duyệt và Nghị quyết
Đại hội Công nhân viên chức hàng năm.
Các phó Tổng Giám đốc công ty: có nhiệm vụ giúp Tổng Giám đốc điều
hành các lĩnh vực, phần việc được phân công, được quyền chủ động điều hành,
giải quyết các lĩnh vực công việc được Tổng Giám đốc phân công và uỷ quyền;
Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty, trước pháp luật về mọi hoạt
động của mình:
- Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Giúp Tổng Giám đốc điều hành về các
hoạt động kinh doanh của đơn vị
- Phó Tổng Giám đốc sản xuất: Giúp Tổng Giám đốc điều hành trong
công tác tổ chức sản xuất toàn bộ công tác kỹ thuật, chất lưọng dịch vụ của
công ty
- Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Xí nghiệp Vận tải kho hàng: Giúp
Tổng Giám đốc điều hành Xí nghiệp vận tải kho hàng.
Các phòng nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu giúp Tổng
Giám đốc công ty quản lý và điều hành công việc:
- Phòng Kinh doanh: là cơ quan tham mưu giúp Ban Giám đốc xác định
phương hướng, mục tiêu kinh doanh và dịch vụ, xây dựng các kế hoạch kinh
doanh theo định kỳ dài hạn và hàng năm. Phòng còn là nơi nghiên cứu chiến
lược kinh doanh trên các lĩnh vực: thị trường, khách hàng...trực tiếp tổ chức
triển khai thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ về kinh doanh và dịch vụ theo kế
hoạch. Phòng cũng là cơ quan tham mưu cho Ban Giám đốc công ty trong công
tác giao dịch, đối ngoại nhằm mở rộng thị trường tìm nguồn hàng và khách

hàng.
- Phòng Logistics: chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng liên hiệp
vận tải, vận chuyển hàng hoá, đảm bảo từ khâu thủ tục ban đầu đến khâu giao
hàng cuối cùng cho khách hàng.
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phòng Tài chính kế toán: là cơ quan tham mưu cho Ban Giám đốc về
công tác tài chính kế toán, sử dụng chức năng giám đốc của đồng tiền để kiểm
tra giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty; Chịu trách nhiệm
trước Ban Giám đốc công ty,cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực
hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty.
Lập kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo mọi nhu cầu về
vốn phục vụ nhiệm vụ kinh doanh.
Thực hiện chế độ ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực, chính xác, kịp
thời liên tục và có hệ thống số liệu kế toán về tình hình luân chuyển, sử dụng
vốn, tài sản cũng như kết quả hoạt động của công ty.
Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí, định kỳ tổng hợp báo cáo
chi phí kinh doanh dịch vụ.
Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn công
ty, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra nhiệm vụ hạch toán, quản lý tài chính ở các đơn
vị thành viên
- Phòng Nhân chính: là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Ban Giám đốc
công ty về mọi mặt trong đó chịu trách trực tiếp về các mặt: công tác kế hoạch
hoá, tổ chức kinh doanh, lao động tiền lương, tổ chức thực hiện công tác tuyển
dụng, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên theo kế hoạch, đảm bảo
cân đối lực lượng lao theo biên chế; Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các phương
án tiền lương, tiền hưởng, sử dụng lợi nhuận chung toàn toàn công ty.
- Phòng Pháp chế: là cơ quan giúp việc cho Ban Giám đốc công ty thực
hiện các chế độ về hành chính, văn thư, bảo mật; Thường xuyên bảo đảm trật tự

an toàn cho công ty, đảm bảo an toàn trang thiết bị nơi làm việc, phương tiện
vận chuyển phục vụ cho các hoạt đông của công ty, quản lí và bảo đảm phương
tiện làm việc, phương tiện vận tải chung trong toàn công ty.
- Phòng Giao nhận: Tiếp nhận các hợp đồng và trực tiếp thực hiện các
hợp đồng dịch vụ các mặt hàng như : Lân, Kali,Lưu huỳnh, Urê, SA...
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phòng giao nhận 1: Tiếp nhận các hợp đồng và trực tiếp thực hiện các
hợp đồng dịch vụ các mặt hàng như : NPK, DAB....
- Xí nghiệp vận tải kho hàng : Nhận vận tải xếp dỡ hàng hoá, cung cấp
kho bãi chứa hàng và phương tiện vận tải

1.1.3. Đặc điểm các sản phẩm dịch vụ chính
Sản phẩm dịch vụ của Traco đã được đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000. Các sản phẩm dịch vụ chính của Traco bao gồm :
1. Dịch vụ Logistics
Traco là doanh nghiệp đầu tiên ( từ năm 1969 ) cung cấp dịch vụ
logistics ở Việt Nam. Hơn 40 triệu tấn là khối lượng hàng hoá mà khách hàng
đã sử dụng dịch vụ logistics của Traco, hệ thống kho tàng, phương tiện hiện
đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp mẫn cán đã đưa Traco lên vị trí hàng đầu
các doanh nghiệp logistics Việt Nam và Khu vực.
Khách hàng trong và ngoài nước đến với Traco logistics gồm 3 nhóm:
1. Các nhà sản xuất mua dịch vụ logistics công nghiệp đầu vào
2. Các nhà phân phối mua dịch vụ logistics phân phối đầu ra
3.Traco còn cung cấp dịch vụ logistics cho các đồng nghiệp 3PL, 4PL
trong và ngoài nước
Dịch vụ logistics Traco ( cấp độ 3 PL, 4 PL ) bao gồm chuỗi 40 sản
phẩm liên hoàn, liên quan với nhau tổ hợp thành 6 gói sản phẩm cơ bản đáp
ứng nhu cầu thực tế của các khách hàng khác nhau :

- Giao nhận kho vận ngoại thương
- Dịch vụ kho bãi và phân phối
- Dịch vụ giá trị gia tăng
- Dịch vụ vận tải và gom hàng
- Dịch vụ Hải quan và giấy tờ
- Tư vấn khách hàng và các dịch vụ khác
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Giao nhận kho vận
Giao nhận kho vận của Traco bao gồm :
- Giao nhận kho vận đường biển, hàng không
- Vận tải đường sắt, đưòng bộ, vận tải hỗn hợp, vận tải quá cảnh
- Vận tải đa phương thức
- Vận tải đường ngắn phụ trợ
- Dịch vụ gom hàng
- Kho và quản trị kho
- Phân phối và giao hàng JIT
- Dịch vụ giao hàng door/door
- Hồ sơ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan
- Kiểm kê, đóng gói, nhãn mác, bao bì, mã hàng, thử mẫu, lắp ráp, dịch
vụ bảo hiểm và các dịch vụ gia tăng khác
- Dịch vụ tư vấn khách hàng
3. Vận tải, dịch vụ vận tải
Traco nhận vận tải, xếp dỡ các loại hàng hoá : hàng thông thường, hàng
bao, hàng máy thiết bị, sắt thép, hàng rời, hàng lỏng, hoá chất nguy hiểm,
container FCL/LCL , hàng siêu trường, siêu trọng, hàng dự án…; Vận tải
đường ngắn, vận tải Bắc-Trung-Nam, vận tải quá cảnh và quốc tế; Vận tải ô tô,
biến thuỷ nội địa, vận tải liên hợp, vận tải đa phương thức ( MT ), dịch vụ vận
tải đường sắt, vận tải hàng không…

4. Kinh doanh kho bãi
Kho bãi là cơ sở hạ tầng quan trọng của logistics trong khi hệ thống kho
tàng của các Cảng không đủ lớn, Traco đã tạo lập được một hệ thống kho bãi
tại các khu công nghiệp, trung tâm phân phối và đầu mối giao thông xuyên suốt
Bắc-Trung-Nam. Công nghệ thông tin được áp dụng trong quản lý, đáp ứng
đưa hàng JIT rất thuận tiện cho các nhà sản xuất, các nhà phân phối hàng hoá
Để tăng sức cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều nhà sản xuất
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và phân phối có xu hướng tăng cường công tác kho, Traco sẵn sàng cung cấp
kho bãi và mặt bằng ở vị trí thích hợp thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
5. Dịch vụ giá trị gia tăng
Traco cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ giá trị gia tăng (VAS)
hữu ích, giúp hoàn thiện việc quản trị chuỗi cung ứng của quý khách và đáp
ứng những yêu cầu từ khách hàng của quý khách : Kiểm kê, phân loại, tuyển chọn,
tái chế, lắp ráp, tu chỉnh, sửa chữa, thử mẫu, đóng bao, dán nhãn sản phẩm, trao
đổỉ hàng hoá, vệ sinh công nghiệp, quản trị đơn hàng bán buôn và bán lẻ, thu hồi
bao bì dụng cụ, logistics thu hồi, dịch vụ bảo hiểm và các VAS khác
6. Dịch vụ hải quan
Traco thực hiện thông quan các loại hàng hoá qua Cảng Hải Phòng, thực
hiện thông quan hàng lưu huỳnh quá cảnh Cảng Hải Phòng – Lào Cai – Vân
Nam Trung Quốc. Traco thực hiện thông quan hàng hoá tại hầu khắp các cửa
khẩu trong cả nước như Lào Cai, Lạng Sơn…
Traco luôn cập nhật và ứng dụng công nghệ trong việc thông quan hàng
hoá : khai báo Hải quan điện tử, cập nhật Biểu thuế xuất nhập khẩu, văn bản
hướng dẫn của Nhà nước thực hiện Luật Hải quan; tư vấn khách hàng các bước
thực hiện thông quan hàng hoá, tối ưu hoá quá trình thông quan.
7. Dịch vụ tư vấn khách hàng
Traco tư vấn khách hàng ở các lĩnh vực sau:

- Tư vấn khách hàng về việc lựa chọn đối tác 3 PL, 4PL
- Tư vấn khách hàng về điều kiện sử dụng có hiệu quả các dịch vụ
logistics của Traco: logistics nguyên vật liệu đầu vào, logistics trong nhà máy,
logistics phân phối sản phẩm và các dịch vụ giá trị gia tăng
- Tư vấn khách hàng về công nghệ tổ chức vận tải các mặt hàng có khối
lượng lớn, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh
8. Dịch vụ hàng hải
Vể dịch vụ hàng hải, Traco vừa là đại lý tầu biển vừa cung ứng tàu biển
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Đại lý tàu biển: Traco thay mặt cho chủ tàu, người thuê tàu làm các thủ
tục cho tàu ra vào Cảng với các cơ quan chức năng có liên quan ( như Cảng vụ,
Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch….
* Cung ứng tàu biển: Traco thực hiện dịch vụ cung cấp bán nhu yếu
phẩm cho tàu ( nước ngọt, lương thực, thực phẩm... ); Thủ tục thay đổi thuyên
chuyển thuyền viên, đưa đón thuyền viên; Sửa chữa cung ứng nguyên vật liệu,
thiết bị theo yêu cầu
1.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Là đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải,
để có thể theo dõi và đáp ứng các yêu cầu thông tin kinh tế phục vụ kịp thời
công tác kinh doanh, Công ty Cổ phần vận tải 1 Traco đã tổ chức bộ máy kế
toán tài chính riêng biệt phù hợp với nội dung hoạt động của mình.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung,
chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. Bộ máy kế toán gồm
một kế toán trưởng phụ trách phòng Tài chính - Kế toán và 6 kế toán viên được
tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2 – Sơ đồ bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, giúp Giám đốc công ty tổ

chức, chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán và công tác tài chính của
công ty theo định kỳ.
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền mặt
tạm ứng
Kế toán
TGNH
TSCĐ
Tổng hợp
Kế toán
tiêu thụ,
thuế
Kế toán
Phải trả
nhà
cung cấp
Kế toán
thanh
toán nội
bộ
Thủ quỹ,
Kế toán
cổ tức,
tiền lương
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Kế toán tiền mặt, tạm ứng: có nhiệm vụ làm các thủ tục thu chi tiền
mặt, kiểm tra, kiểm soát các chứng từ thanh toán, tham gia lập báo cáo quyết

toán. Đồng thời, kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch tín dụng, vốn lưu động, theo
dõi quản lý tạm ứng.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định, tổng hợp: kế toán có nhiệm
vụ kế hoạch tiền mặt hàng tháng, hàng quý, hàng năm gửi tới ngân hàng công ty
có tài khoản, chịu trách nhiệm kiểm tra số dư tiền gửi, tiền vay cho kế toán trưởng
và giám đốc công ty. Kế toán còn có nhiệm vụ theo dõi lưu trữ chứng từ tăng giảm
tài sản,lập báo cáo chi tiết, tổng hợp tăng giảm TSCĐ, phối hợp với các phòng ban
và các bộ phận có liên quan làm thủ tục thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết.
Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm quản lý Chứng từ ghi sổ của công ty,
báo cáo kế toán trưởng về việc xử lý số liệu kế toán trước khi khoá sổ kế toán;
Lập báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty; Lưu trữ toàn bộ chứng
từ kế toán và báo cáo kế toán của công ty theo quý, năm; Lập chứng từ hạch
toán của công ty, kế toán tổng hợp toàn công ty; Trình kế toán trưởng phương
án xử lý số liệu trước khi tổng hợp toàn công ty; Lập và lưu trữ Chứng từ ghi
sổ, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết các tài khoản và các sổ kế toán khác.
- Kế toán tiêu thụ, thuế: có nhiệm vụ theo dõi, quản lý các loại chi phí,
tính giá thành dịch vụ của công ty; Quản lý sổ sách liên quan đến chi phí, giá
thành; Theo dõi thuế đầu vào và đầu ra của công ty.
- Kế toán phải trả nhà cung cấp: Theo dõi các khoản phải trả chi tiết đến
từng nhà cung cấp thông qua các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
- Kế toán thanh toán nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra tính toán số liệu báo
cáo của các đơn vị nội bộ; thực hiện việc chuyển tiền và thanh toán với các chi
nhánh để kịp phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Thủ quỹ, kế toán cổ tức, tiền lương: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty,
thực hiện thu chi tiền mặt theo lệnh; tính toán cân đối nhu cầu tồn quỹ đảm bảo
phục vụ sản xuất kinh doanh; Ghi sổ quỹ; đối chiếu thực tế tồn quỹ hàng ngày
với kế toán thanh toán; Thực hiện việc theo dõi và chia cổ tức cho các cổ đông,
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

thực hiện việc trích các khoản theo lương BHYT, BHXH, KPCĐ.
1.2.2. Tổ chức công tác kế toán
Công ty Cổ phần vận tải 1 Traco có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01
tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm.Chế độ kế toán của
công ty áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm
2006 của Bộ Tài Chính. Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ đối với thuế
giá trị gia tăng và phương pháp khấu hao đường thẳng với các loại TSCĐ
Sau đây là đặc điểm về tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty về
hình thức sổ kế toán, chế độ chứng từ, chế độ tài khoản và các báo cáo tài chính
của công ty:
1.2.2.1. Hình thức sổ kế toán
Để phù hợp với tình hình hoạt động cũng như khối lượng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi
sổ”. Hình thức kế toán này giúp công ty đảm bảo tốt yêu cầu quản lý đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính của
công ty. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Professional
accounting tương đối hoàn chỉnh. Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 3 – Sơ đồ trình tự ghi sổ áp dụng phần mềm kế toán
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Về chế độ chứng từ của công ty: Ngành kinh doanh dịch vụ vận tải của
công ty tuy có những nét đặc thù riêng nhưng các loại hình nghiệp vụ diễn ra
không nhiều chính vì vậy hệ thống chứng từ của công ty cũng tương đối đơn
giản. Những chứng từ chủ yếu thường xuyên sử dụng của công ty được lập theo
mẫu của Bộ Tài chính ban hành. Bên cạnh đó công ty cũng sử dụng các chứng
từ hướng dẫn được lập trên nhu cầu nhất định khi nghiệp vụ kinh tế bất thường

phát sinh. Để đảm bảo tốt công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán
ban đầu nói riêng, các chứng từ của công ty luôn phản ánh trung thực, đầy đủ,
kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
MÁY TÍNH
Sổ chi tiết
Sổ tổng hợp
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
(Nhập máy)
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của chúng. Các chứng từ của công ty sau quá trình luân chuyển được lưu tại
công ty trong 10 năm liên tiếp.
Theo hình thức Chứng từ ghi sổ, công ty sử dụng các loại sổ sau:
- Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, Sổ cái.
- Sổ chi tiết: TSCĐ, chi phí phải trả, phải thu khách hàng, thanh toán
ngân sách với Nhà nước, thanh toán nội bộ, nguồn vốn kinh doanh...
Căn cứ vào chứng từ gốc đã lập hợp pháp, hợp lệ, tất cả các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh hàng ngày đều được nhập vào máy vi tính theo các bảng, biểu
được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập
nhập vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ Cái ) và các sổ chi tiết liên quan
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài
chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự
động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo dõi thông tin đã được nhập
trong kỳ, thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in

ra và đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế
toán ghi bằng tay.
1.2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất Nhà nước ban hành,
các văn bản hướng dẫn, công ty đã áp dụng 50 tài khoản trong số 86 tài khoản
trong bảng của Hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Với đặc điểm là một công ty làm dịch vụ, các tài khoản hàng tồn kho ít
được công ty sử dụng. Trong đó công ty không sử dụng các tài khoản TK 621,
622, 641, 154 để tập hợp chi phí. Các tài khoản được mở chi tiết phù hợp với
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
yêu cầu quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty như tài khoản 131, 331,
627...
1.2.2.3. Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng của công ty.
Căn cứ vào hệ thống báo cáo tài chính Nhà nước đã ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hệ thống báo cáo của
công ty gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Theo phương pháp trực tiếp )
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Sau khi được lập, các báo cáo tài chính của công ty được gửi cho kế toán
trưởng phê duyệt đồng thời được gửi đến thành viên Hội đồng quản trị, Ban
Giám đốc và các Kiểm soát viên trước ít nhất 15 ngày để xem xét trước khi
trình Đại hội cổ đông. Thời gian duyệt quyết toán chậm nhất là 90 ngày sau
ngày kết thúc niên độ kế toán năm được quyết toán. Các báo cáo tài chính năm
của công ty sau khi được duyệt quyết toán sẽ được gửi cho cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền, và các đối tượng có liên quan ( nếu cần thiết )
Công ty có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ các báo cáo tài chính theo đúng
chế độ bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán hiện hành ( tất cả các văn bản
chứng từ có liên quan đến tài chính được lưu trữ tại công ty trong 10 năm liền
để các cổ đông xem xét khi cần thiết ).
1.3.Thực trạng hạch toán TSCĐ ở công ty Cổ phần vận tải 1
TRACO
1.3.1. Đặc điểm TSCĐ tại công ty
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay và quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần vận
tải 1 TRACO nói riêng phải tập trung đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến
và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao năng suất lao động cũng
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
như chất lượng dịch vụ. TRACO là công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
vận tải vì thế TSCĐ của công ty rất đa dạng phong phú về chủng loại và số
lượng ( tập trung chủ yếu là phương tiện vận tải )
Phương tiện vận tải, thiết bị được nâng cấp và mua sắm thêm hỗ trợ một
cách đắc lực cho việc hoàn thành hợp đồng dịch vụ đúng tiến độ. Việc mua sắm
TSCĐ của công ty không chỉ được thực hiện trong nước mà cả ở nước ngoài.
Với chức năng chủ yếu là thực hiện dịch vụ vận tải hàng hóa cho khách
hàng trong nước và nước ngoài, Công ty cổ phần vận tải 1 Traco có địa bàn
hoạt động tương đối rộng lớn và phương thức vận tải liên hiệp bằng đường thuỷ
bộ…Do đó TSCĐ của công ty có giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của công
ty. Tỷ trọng TSCĐ của công ty năm 2006 chiếm 35,13% tổng tài sản nhưng đến
năm 2007 đã tăng lên 45,71%.
Với sự đầu tư như vậy, hiện nay công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO đang
được trang bị những thiết bị, phương tiện vận tải tốt nhất.
1.3.2. Công tác quản lý TSCĐ

Công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO là một đơn vị hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ vận tải nên phải đầu tư rất lớn vào TSCĐ. Vấn đề quản lý và sử
dụng TSCĐ như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất luôn là vấn đề đặt ra cho
công ty. Nhận thức được điều đó TRACO đã quản lý TSCĐ chặt chẽ cả về mặt
hiện vật và giá trị bởi phòng kinh doanh và phòng tài chính kế toán.
Về mặt hiện vật: phòng tài chính kế toán trực tiếp lập sổ sách để ghi chép
theo dõi về công tác quản lý và điều phối vật tư, đồng thời theo dõi về năng lực
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng
hoá. Phòng tài chính kế toán cũng căn cứ vào những hợp đồng dịch vụ mà công
ty đang đảm nhiệm để cân đối năng lực thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận
tải, thiết bị quản lý... nhằm điều phối nhịp nhàng giữa các hợp đồng.
Về mặt giá trị: Công tác quản lý TSCĐ được thực hiện ở phòng tài chính
kế toán. Kế toán TSCĐ lập sổ sách ghi chép và theo dõi tình hình biến động
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tăng giảm TSCĐ theo ba chỉ tiêu giá trị: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị
còn lại của TSCĐ.
Như vậy, tất cả TSCĐ đều được quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng
và giá trị đảm bảo cho các hợp đồng của công ty.
1.3.3. Phân loại và đánh giá TSCĐ
1.3.3.1. Phân loại TSCĐ
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, hạch toán và nâng cao hiệu
quả sử dụng TSCĐ hiện có của công ty, kế toán đã chia TSCĐ thành các loại
khác nhau theo một số tiêu thức nhất định
Căn cứ và hình thái biểu hiện và đặc trưng kỹ thuật, TSCĐ công ty gồm
có TSCĐ hữu hình ( không có TSCĐ vô hình ). TSCĐ hữu hình bao gồm các
loại sau:
* Nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm: Văn phòng công ty, bãi cont Đình Vũ,
nhà bảo vệ, ...

* Phương tiện vận tải bao gồm: Đầu kéo, mooc xe, xe ô tô...
* Thiết bị chuyên dùng bao gồm: Isotank, cont…
* Thiết bị quản lý bao gồm: Máy fax, ổn áp, máy điều hoà, máy photo,
máy vi tính, bàn ghế...
Việc phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện và đặc trưng kỹ thuật tạo
điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chi tiết cụ thể từng loại, từng nhóm TSCĐ
trong công ty. Ngoài ra phân loại theo cách thức trên còn giúp lãnh đạo công ty
có cách nhìn chính xác về cơ cấu đầu tư TSCĐ tại công ty, từ đó có những
phương hướng, biện pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, tỷ trọng của các nhóm TSCĐ
chiếm trong tổng TSCĐ của công ty như sau:
STT Tên TSCĐ Nguyên giá Hao mòn luỹ kế
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1
2
3
4
Nhà cửa, vật kiến trúc
Phương tiện vận tải
Thiết bị chuyên dùng
Thiết bị quản lý
6.447.261.380
4.833.553.216
2.221.962.922
344.948.781
26.834.382
25.619.744
10.443.469

7.085.346
Tổng 13.847.726.299 69.982.941
Bảng 2: TSCĐ phân loại theo đặc trưng kỹ thuật năm 2007
Theo cách phân loại này ta thấy công ty chú trọng đầu tư vào nhà cửa vật
kiến trúc trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư vào kho bãi. Công ty cũng đầu tư
một khối lượng lớn vào phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động kinh doanh
dịch vụ.
Bên cạnh việc phân loại tài sản theo đặc trưng kỹ thuật, TSCĐ của công
ty cũng được phân theo nguồn hình thành và gồm có hai loại: TSCĐ được đầu
tư bằng nguồn vốn tự có của công ty, TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn
khác.Tỷ trọng TSCĐ được đầu tư bởi hai nguồn trên được thể hiện qua bảng số
liệu sau:
STT Nguồn hình thành Nguyên giá Hao mòn luỹ kế
1
2
Nguồn vốn tự có
Nguồn vốn khác
10.549.623.845
3.298.102.454
53.422.092
16.560.849
Tổng 13.847.726.299 69.982.941
Bảng 3: TSCĐ phân loại theo nguồn hình thành năm 2007
Như vậy TSCĐ của công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn tự có
( chiếm 76,18% trong tổng tài sản ). Tuy nhiên việc phân loại theo tiêu thức này
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chỉ có ý nghĩa trong việc quản lý TSCĐ mà chưa được thể hiện trong công tác
hạch toán kế toán tại công ty.

1.3.3.2. Đánh giá TSCĐ
Để đảm bảo chính xác giá trị ghi sổ của từng TSCĐ, công ty Cổ phần
vận tải 1 TRACO đã tiến hành đánh giá TSCĐ ngay từ khi đưa TSCĐ vào sử
dụng. Toàn bộ TSCĐ hiện có của công ty đều được theo dõi, quản lý chặt chẽ,
đầy đủ trên cả ba mặt nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ.
* Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà công ty bỏ ra để có được
TSCĐ và đưa tài sản đó vào quá trình sử dụng.
Nguyên giá Giá mua + Các khoản thuế + Chi phí
TSCĐ thực tế không hoàn lại liên quan

* Đánh giá TSCĐ theo giá trị hao mòn:
Việc tính khấu hao TSCĐ được công ty áp dụng theo Quyết định
206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài Chính, công ty sử
dụng phương pháp đường thẳng dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao hàng
năm:
Tỷ lệ khấu hao =
Việc tính hoặc thôi tính khấu hao được thực hiện bắt đầu từ ngày TSCĐ
tăng giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty
* Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Việc đánh giá theo giá trị còn lại là xác định giá trị hiện còn của TSCĐ.
Việc đánh giá này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho nhà quản lý thấy được
hiện trạng kỹ thuật, năng lực hiện có của TSCĐ từ đó có biện pháp cách thức
đầu tư, cải tạo có hiệu quả TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – Hao mòn luỹ kế TSCĐ
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
22
Nguyên giá
Thời gian sử dụng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.3.4. Hạch toán chi tiết TSCĐ
Xuất phát từ đặc điểm TSCĐ của công ty, cũng như để đảm bảo tốt được
vấn đề bảo toàn và phát triển vốn cố định, công ty đã tiến hành quản lý chi tiết
TSCĐ thông qua kế toán chi tiết TSCĐ. Nội dung của kế toán chi tiết TSCĐ
gồm: Đánh số TSCĐ và tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán.
Đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối
tượng được ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay chưa sử dụng đều có
số hiệu riêng. Số hiệu của TSCĐ không thay đổi trong suốt quá trình bảo quản
tại đơn vị. Công ty đã dùng tài khoản cấp 1, cấp 2 về TSCĐ để chỉ loại, nhóm
TSCĐ kèm theo dãy số nhất định trong dãy số tự nhiên để ký hiệu đối tượng
ghi TSCĐ. Cụ thể:
TK 211: Tài sản cố định hữu hình có 4 TK cấp 2:
TK 2111- Nhà cửa vật kiến trúc
TK 2112- Thiết bị chuyên dùng
TK 2113- Phương tiện vận tải
TK 2114- Thiết bị quản lý
Để hạch toán khấu hao TSCĐ công ty sử dụng TK 214
Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán TSCĐ bao gồm:
Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, hoá đơn GTGT, phiếu thu,
phiếu chi , giấy đề nghị thanh toán...
Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện theo từng đối tượng ghi TSCĐ ở
bộ phận kế toán công ty. Khi nhận được các chứng từ trên, kế toán TSCĐ nhập
số liệu vào phần mềm máy sau đó tiến hành in thẻ TSCĐ để phản ánh tình hình
thay đổi nguyên giá, giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ
TSCĐ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Ngoài ra
kế toán còn mở sổ chi tiết TSCĐ để tổng hợp TSCĐ của công ty theo từng loại,
từng nhóm TSCĐ. Công ty không tiến hành kế toán chi tiết TSCĐ theo các đơn
vị sử dụng.
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sau đây là mẫu thẻ TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ:
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 TRACO
Số 45 Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng, Hải Phòng
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số…….
Ngày ... tháng ... năm ....
Kế toán trưởng ( Ký,họ tên)
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số … ngày ... tháng ... năm ...
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tên, ký mã hiệu, quy cách (Cấp hạng TSCĐ) Trục cơ xe
Số hiệu TSCĐ:…
Bộ phận sử dụng: ... Năm đưa vào sử dụng: ...
Công suất thiết kế:……
Đình chỉ sử dụng TSCĐ: Ngày…. Tháng….Năm….
Lý do đình chỉ:…………………………………………………
STT Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền
… .... ... ...... ........
…. T ổng …. ………… …………...
Các công cụ, phụ tùng kèm theo:
STT Dụng cụ, phụ tùng Số lượng Đơn giá Thành tiền
…. …………… ……….. …………… ……….
…. T ổng ………… ……………. …………
Ghi giảm chứng từ số: ……..Ngày …….Tháng…….Năm…….
Lý do giảm:……………………………………………………..
Biểu 1: Thẻ TSCĐ
SỔ CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Loại tài sản: Nhà cửa vật kiến trúc

Năm: 2007
Đơn vị: VNĐ
STT Tên TSCĐ Năm
đưa
vào SD
Nguyên giá Giá trị còn lại Thời
gian
KH
(tháng)
KH bình
quân tháng
Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A
25

×