Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Luật Hành Chính Đề 03: VietNamNet: “Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, Bộ Công Thương chỉ định Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM mà không hiệp y với thành phố, khi ông đọc báo thì mới hay tin. Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, bất kỳ một ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.55 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI SỐ 3
VietNamNet: “Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, Bộ
Công Thương chỉ định Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM mà không
hiệp y với thành phố, khi ơng đọc báo thì mới hay tin. Theo Chủ tịch UBND
TP.HCM, bất kỳ một ngành dọc nào khi quyết định về cán bộ phải hiệp y với địa
phương mà chỉ định Cục trưởng Cục Quản lý thị trường lại khơng có ý kiến của
thành phố. "Đâu có tự tiện như vậy được, làm như vậy là không đúng nguyên tắc”,
người đứng đầu chính quyền thành phố được báo chí trích lời.


Thơng tin cho phóng viên VietNamNet trưa ngày 2/11/2018, đại diện Bộ
Công Thương đã đưa ra phản hồi. Theo Bộ Cơng Thương, mơ hình Tổng cục Quản
lý thị trường được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương từ ngày
12/10/2018. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tạm thời giao
quyền Cục trưởng các Cục quản lý thị trường cho đến khi Bộ Công Thương có
quyết định chính thức.
(Nguồn: />CÂU HỎI
1. Trình bày mơ hình tổ chức của các cơ quan quản lý thị trường ở Việt
Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo anh/ chị tại sao lực lượng
quản lý thị trường cần tổ chức theo ngành dọc thống nhất từ trung ương đến
địa phương?(3 điểm)
2, Bình luận về việc Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm Cục trưởng
cục quản lý thị trường trong vụ việc trên.(4 điểm)
3, Theo anh/chị pháp luật có cần quy định việc lấy ý kiến chính quyền
địa phương khi bổ nhiệm Cục Quản lý thị trường hay khơng? Tại sao?
( 3điểm)

TRẢ LỜI:
1. Mơ hình tổ chức của các cơ quan quản lý thị trường ở Việt Nam theo


quy định của pháp luật hiện hành.
Trước đây, lực lượng quản lý thị trường ở nước ta được tổ chức theo cấu trúc
ngang bao gômg 63 Chi cục thuộc Sở Công thương các tỉnh, thành phố và Cục
quản lý thị trường tại Bộ Công thương. Tuy nhiên, hiện nay, lực lượng này được tổ
chức theo mơ hình mới, đó là mơ hình theo cấu trúc dọc thống nhất từ trung ương
đến địa phương.
2


Theo Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính
Phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Cơng
thương thì Bộ Cơng thương có 30 tổ chức trực thuộc, trong đó Cục quản lý thị
trường được thay thế bằng Tổng cục quản lý thị trường.
Đồng thời, theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 Quy định
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục quản lý thị
trường trực thuộc Bộ Cơng thương thì Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực
thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công
Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các
hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm,
hàng hóa khơng rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi
vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận
thương mại theo quy định pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của lực lượng quản lý thị trường bao gồm hai bộ phận:
- Các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương gồm:
+ Văn phòng Tổng cục;
+ Vụ Tổ chức cán bộ;
+ Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính;
+ Vụ Chính sách - Pháp chế;
+ Vụ Thanh tra - Kiểm tra;

+ Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường.
Văn phịng Tổng cục có 03 phịng và Trung tâm Thông tin truyền thông
quản lý thị trường; Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có 04 phịng.
- Các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương bao gồm:

3


+ Cục quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục thị trường gồm: Cục
Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Quản lý thị trường
liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có 03 phòng; Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và
Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh có khơng q 04 phịng; Cục Quản
lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khơng quá 05 phòng.
+ Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp
tỉnh gồm: Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội Quản lý thị trường liên huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương; Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội Quản lý thị trường cơ động. Đội
Quản lý thị trường cấp huyện khơng tổ chức phịng.
Như vậy, có thể tóm lại mơ hình tổ chức của các cơ quan quản lý thị trường
ở Việt Nam hiện nay như sau:
 Đứng đầu là Tổng cục Quản lý thị trường (Bao gồm các vụ, cục

chuyên môn).
 Thứ hai là các Cục quản lý thị trường cấp tỉnh. Các cơ quan này trực

thuộc Tổng cục Quản lý thị trường theo chiều dọc.
 Thứ ba là các Đội quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản


lý thị trường cấp tỉnh theo chiều dọc.
Đồng thời, Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Đội Quản lý thị trường cấp
huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước theo quy định của pháp luật.
* Về lãnh đạo Tổng cục

4


1. Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng và khơng q 04 Phó
Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Cơng Thương bổ
nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục
Quản lý thị trường. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục
trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường trình Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị
thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Tổng cục theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Sở dĩ có sự thay đổi lớn trong mơ hình tổ chức các cơ quan quản lý thị
trường ở nước ta như vậy là do q trình duy trì mơ hình tổ chức theo chiều ngang
đã bộc lộ nhiều bất cập mà cách thức tổ chức theo mơ hình mới hứa hẹn sẽ khắc
phục được những bất cập đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường ở nước
ta. Mặc dù không thể phủ nhận những kết quả mà lực lượng quản lý thị trường đã
làm được khi các cơ quan đó được tổ chức theo mơ hình chiều ngang, tuy nhiên
với sự vận động, thay đổi không ngừng của xã hội, các hành vi, thủ đoạn ngày
càng tinh vi, khó lường và phức tạp. Gian lận thương mại giờ đây không chỉ ở một

địa bàn cục bộ cấp xã, huyện, tỉnh nữa mà có phạm vi rộng hơn, liên tỉnh, liên
vùng. Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, mạng xã hội,
thương mại điện tử, giờ đây Internet đang trở thành một kênh tiêu thụ hàng giả,
hàng nhái, hàng lậu, hàng kém phẩm chất mà các lực lượng chức năng rất khó phát
hiện và xử lý. Cách tổ chức lực lượng QLTT theo mô hình cũ bị giới hạn và chia
cắt theo địa phương đã khơng cịn theo kịp nhu cầu quản lý.
5


Chính vì vậy, việc tổ chức lực lượng QLTT theo mơ hình tập trung, thống
nhất từ trung ương đến địa phương, bao gồm các Cục ở địa phương trực thuộc
Tổng cục QLTT, Bộ Cơng Thương sẽ đáp ứng địi hỏi trong bối cảnh mới. Mơ hình
tổ chức theo ngành dọc sẽ góp phần bảo đảm phát huy sức mạnh, hiệu quả hoạt
động của lực lượng QLTT theo những mặt sau:
- Thứ nhất, việc tổ chức nhỏ lẻ, chia cắt theo địa giới hành chính của địa
phương trong cơng tác chỉ đạp, điều hành sẽ được khắc phục. Thay vào đó là sự chỉ
đạo, quản lý một cách thống nhất, tập trung, qua đó tránh tình trạng chồng chéo,
riêng lẻ trong việc phát hiện, xử lý và sự chênh lệch, khập khiễng giữa các địa
phương. Việc quản lý tập trung cho phép các tổ chức thực hiện theo một nguyên
tắc, một đường lối chung, qua đó sẽ dễ dàng trong các quan hệ phối hợp với nhau,
phát huy vai trò, tiến hành tổng kiểm tra, kiểm sốt thị trường, ứng phó được với
các sự việc mang tính bất ngờ, phức tạp, phạm vi rộng trên cả nước.
- Thứ hai, trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận
thương mại trên thị trường nội địa, lực lượng QLTT giữ vai trị chủ cơng, thường
xun phải phối hợp nhiều lực lượng như: cơng an, biên phịng, hải quan, thuế.
Các lực lượng này đã được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, xuyên suốt từ trung
ương đến địa phương. Vì thế, mơ hình Tổng cục QLTT với 63 Cục ở địa phương sẽ
giúp cho công tác phối hợp giữa lực lượng QLTT với các lực lượng khác không bị
đứt đoạn; sự đồng bộ này sẽ giúp thống nhất liên thông giữa cơ quan trung ương và
cơ quan địa phương trong xử lý đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại và

hàng giả, đảm bảo hiệu quả trong công tác phối hợp.
- Thứ ba, việc tổ chức theo chiều dọc sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc kiểm
tra, rà soát chất lượng, hoạt động và sai phạm của các tổ chức quản lý thị trường.
Kịp thời phát hiện, xử lý, tránh tình trạng lạm quyền, bao che, vi phạm pháp luật.
2. Bình luận về việc Bộ trưởng Bộ Cơng thương bổ nhiệm Cục trưởng
cục quản lý thị trường trong vụ việc trên.
6


Trước tiên, cần khẳng định việc tự ý bổ nhiệm Cục trưởng Cục quản lý thị
trường Tp. HCM mà không hiệp y với thành phố là khơng đúng trình tự, ngun
tắc, bởi vì:
Việc thay đổi mơ hình tổ chức các cơ quan quản lý thị trường từ ngành
ngang sang ngành dọc khơng có nghĩa chính quyền địa phương khơng cịn trách
nhiệm với công tác quản lý thị trường. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Cơng
thương, theo đó, việc thành lập Tổng cục QLTT về bản chất chỉ là sự thay đổi mơ
hình quản lý. Cơng tác QLTT khơng tách rời với Chính quyền địa phương và các
lực lượng chức năng trên địa bàn. Biên chế công chức của QLTT trên địa bàn vẫn
giữ nguyên. Nhiệm vụ chính của QLTT vẫn gắn liền và phục vụ nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội và chống gian lận thương mại của tỉnh. Tại địa bàn, QLTT vẫn
là lực lượng nòng cốt thực hiện phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng
hóa nhập lậu; sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm; hành vi vi phạm pháp luật về
an toàn thực phẩm và gian lận thương mại. Trong công tác đảng, Tỉnh ủy là cấp
trên, chỉ đạo cấp ủy Cục QLTT thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy đảng,
chính quyền địa phương.
Do đó, việc bổ nhiệm chức vụ của Cục quản lý thị trường, nhất là Cục
trưởng cần phải có sự trao đổi, hiệp y với chính quyền địa phương. Liên quan đến
vụ việc này, Bộ Cơng thường đã có phản hồi và cho rằng “mơ hình Tổng cục Quản
lý thị trường được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo quy
định tại Quyết định số 34/2018/QD-TTg ngày 10.8.2018 của Thủ tướng Chính phủ

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý
Thị trường trực thuộc Bộ Cơng Thương. Quyết định này có hiệu lực từ ngày
12.10.2018. Trong thời gian đợi kiện toàn tổ chức Đảng tại cơ quan Tổng cục và
các Cục Quản lý thị trường địa phương, để tránh gián đoạn trong công tác điều
hành cơ quan quản lý thị trường tại địa phương, vừa qua Bộ trưởng Bộ Công
Thương tạm thời giao Quyền Cục trưởng các Cục Quản lý thị trường cho đến khi
Bộ Cơng Thương có quyết định bổ nhiệm chính thức Cục trưởng Cục Quản lý thị
trường tại các địa phương. Sau khi kiện toàn tổ chức Đảng của lực lượng quản lý
7


thị trường, Bộ Công Thương sẽ tiến hành làm việc với các cấp ủy Đảng và chính
quyền địa phương về trình tự, thủ tục để bổ nhiệm chính thức các vị trí lãnh đạo
của các Cục Quản lý thị trường địa phương”.
Tuy nhiên, lý do này không nhận được nhiều sự đồng tình bởi lẽ dù vì lý do
gì thì việc bổ nhiệm Cục trưởng mà đến Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
cịn khơng biết là sai, thiếu cơ chế phối hợp với địa phương.
3. Theo em, việc bổ nhiệm Cục quản lý thị trường cần có quy định về
việc lấy ý kiến của chính quyền địa phương, bởi vì:
Thứ nhất, cơng tác quản lý thị trường khơng thể tách rời chính quyền địa
phương như một số ngành khác. Việc tổ chức lại mơ hình các cơ quan quản lý thị
trường chỉ mang tính thay đổi về mặt tổ chức để khắc phục một số hạn chế của mơ
hình cũ. Chức năng quản lý thị trường, biên chế vẫn cần có sự phối hợp, quản lý và
phụ thuộc một phần nào đó vào chính quyền từng địa phương.
Thứ hai, mặc dù tổ chức theo ngành dọc nhưng Cục quản lý thị trường vẫn
là cơ quan hành chính trong khi cơ quan hành chính cao nhất của tỉnh là Ủy ban
nhân dân tỉnh. Do đó, khơng thể tách rời Cục quản lý thị trường ra khỏi mối quan
hệ với Ủy ban nhân dân tỉnh. Với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất ở địa
phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền đối với các vấn đề nhất định đối với
các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc, trong đó có việc tổ chức biên chế.

Thứ ba, đối vơic biên chế nói chung và chức danh Trưởng, Phó các cơ quan
nói riêng, việc bổ nhiệm cần được cân nhắc kỹ lưỡng, chọn người đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn. Việc bám nắm, quản lý các vấn đề của địa phương do Ủy ban nhân dân
tỉnh chịu trách nhiệm, do đó, chức năng tham mưu, hiệp đồng của cơ quan này là
rất quan trọng.
Thứ tư, việc hiệp y với chính quyền địa phương trong việc bổ nhiệm chức
danh Trưởng, Phó Cục quản lý thị trường sẽ giúp tăng thêm tính khách quan, sự
minh bạch trong cơng tác bổ nhiệm cán bộ. Trong khi lực lượng quản lý thị trường
8


đã tổ chức theo mơ hình chiều dọc, cơ quan cấp dưới trực thuộc cơ quan cấp trên
thì việc bổ nhiệm nếu như do một phía quyết định sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm
quyền, chạy chức, chạy quyền diễn ra phổ biến.
Như vậy, qua tình huống này, ta thấy việc thay đổi mơ hình tổ chức các cơ
quan quản lý thị trường ở nước ta như hiện nay bên cạnh những ưu điểm về việc
khắc phục những hạn chế của mơ hình chiều ngang. Tuy nhiên, sự thay đổi nào
cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu,
hồn thiện mơ hình tổ chức này vẫn mang ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong
việc bổ nhiệm cán bộ để tránh tình trạng xảy ra như trong tình huống.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính Phủ
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương.
2. Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính
phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương.

3. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội, 2019.
4. Vụ lãnh đạo TP.HCM không biết việc bổ nhiệm Quyền cục trưởng QLTT:
Bộ Công thương phản hồi – Trang MSN – Tienphong.
5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ
Công thương – Trang tin điện tử Tổng cục Quản lý thị trường.

10



×