Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bai 16 Vi du va lam viec voi tep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.79 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề cương dự giờ giảng dạy số 5:. Bài 14&15: KIỂU DỮ LIỆU TỆP & THAO TÁC VỚI TỆP Sinh viên dạy: Nguyễn Hữu Định Tiết thứ: 9. Ngày dạy: 21/3/2012 Lớp: 11TN3 Địa điểm: Phòng học 11Tn3 Sinh viên dự giờ: Lê Văn Chín. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Về kiến thức  Học sinh biết được đặc điểm của kiểu tệp. Biết được hai loại tệp: có cấu trúc và tệp văn bản.  Học sinh biết cách khai báo biến kiểu tệp.  Biết sử dụng được các thủ tục xử lí với tệp, biết xử lí đọc/ghi tệp văn bản. 2. Về kỹ năng  Khai báo đúng tên tệp.  Sử dụng một số hàm và tên chuẩn làm việc với tệp. 3. Về thái đô  Có thái độ ham học hỏi, sử dụng máy tính hiệu quả trong học tập và đời sống hàng ngày.  Biết giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. II. DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP  Thuyết trình, diễn giảng, vấn đáp gợi mở thông qua các hoạt động.  Sử dụng phương tiện trực quan (máy tính, máy chiếu – nếu có điều kiện). III. TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên  Giáo án lên lớp, sách giáo khoa, sách giáo viên.  Nếu có điều kiện, chuẩn bị giáo án điện tử và máy chiếu hoặc cho học sinh học tại phòng máy. 2. Chuẩn bị của học sinh  Chuẩn bị bài trước lúc đến lớp dựa vào sách giáo khoa, sách bài tập.  Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận.. IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức (3 phút)  Sĩ số: ........... Có mặt: .............. Vắng mặt: .................  Ổn định trật tự, tạo tâm lí tốt để bắt đầu tiết học. 2. Nôi dung bài mới  Hoạt động 1: Tìm hiểu kiểu dữ liệu tệp (13 phút) Thời gian 13 phút. Nôi dung. I.. Tìm hiểu kiểu dữ liệu tệp. Hoạt đông của GV và HS  GV:  Trong các giờ thực hành đã học, sau khi chạy một chương trình ta thấy kết quả in lên màn hình, tuy nhiên muốn sử dụng kết quả đó về sau thì không được. Để.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> khắc phục nhược điểm này ta nghiên cứu dữ liệu kiểu tệp.  Em hãy cho biết dữ liệu trong các kiểu dữ liệu từ trước đến nay ta sử dụng được lưu trữ ở loại bộ nhớ nào khi thực hiện chương trình?  HS: được lưu trữ ở bộ nhớ trong.  GV:  Nhận xét. 1. Vai trò của kiểu tệp:  Dẫn dắt vấn đề: Để lưu Lưu trữ dữ liệu với khối lượng dữ trữ được dữ liệu, phải lưu trữ ở bộ liệu lớn, có yêu cầu lưu trữ để xử lí nhiều nhớ ngoài, để làm được điều đó lần. phải sử dụng một kiểu dữ liệu khác Đặc điểm: đó là kiểu dữ liệu tệp. Vậy dữ liệu  Được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ kiểu tệp có những đặc điểm gì? ngoài Không bị mất khi tắt điện.  HS: Trả lời.  Lượng lưu trữ dữ liệu lớn.  GV: 2. Phân loại tệp:  Vậy dữ liệu kiểu tệp có  Xét theo cách tổ chức dữ liệu: mấy loại và thao tác như thế nào?  Tệp văn bản. Chúng ta qua tìm hiểu mục 2.  Tệp có cấu trúc.  Giới thiệu cho HS biết  Xét theo cách thức truy cập: được hai cách phân loại tệp  Tệp truy cập tuần tự.  Khác với mảng, số lượng  Tệp truy cập trực tiếp. phần tử của tệp không cần xác định trước.  Hoạt động 2: Thao tác với tệp (22 phút) Thời gian 22 phút. Nôi dung. Hoạt đông của GV và HS. II. Thao tác với tệp 1. Khai báo:  Cú pháp: var <tên biến tệp>: text;  Ví dụ: var tep1, tep2: text;.  GV: theo em để làm việc với kiểu dữ liệu tệp cần có những thao tác nào?  HS: Khai báo biến tệp, mở tệp, đọc/ghi dữ liệu, đóng tệp.  GV: Giải thích cú pháp, yêu cầu học sinh cho ví dụ.  HS: đưa ra ví dụ minh họa.  GV:  Gắn tên tệp với biến tệp là tạo một tham chiếu giữa tệp trên thiết bị nhớ và biến tệp trong chương trình, biến tệp đại diện cho tệp, từ đó các thao tác với tệp trên thiết bị nhớ thông qua biến tệp.  Nêu cú pháp gắn tên tệp.. 2. Thao tác với tệp: a. Gắn tên tệp  Cú pháp: assign(<biến tệp>, <tên tệp>);  Ví dụ: assign(tep1, ‘DULIEU.DAT’);.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> assign(tep2, ‘C:\INP.DAT’); b. Mở tệp  Mở tệp đã có (để đọc dữ liệu)  reset(<biến tệp>);  Ví dụ: reset(tep1);  Mở tệp mới (để ghi dữ liệu):  rewrite(<biến tệp>);  Ví dụ: rewrite(tep1); c. Đọc/ghi tệp văn bản  Đọc tệp  read(<biến tệp>, <danh sách biến>); hoặc:  readln(<biến tệp>, <danh sách biến>);  Ví dụ: read( tepA, A, B, C); hoặc: readln( tepA, A, B,C);  Ghi dữ liệu vào tệp  write(<biến tệp>, <danh sách kết quả>); hoặc:  writeln(<biến tệp>, <danh sách kết quả>);  Ví dụ: write( tepB,‘A= ‘, A,‘B=’, B); hoặc: writeln( tepB,‘A=‘,A,’B=’,B);  Một số hàm chuẩn thường dùng trong khi đọc/ghi tệp văn bản:  Hàm eof(<biến tệp>): Trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.  Hàm eoln(<biến tệp>): Trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng. d. Đóng tệp  close(<biến tệp>);  Ví dụ: close(tep1);. . Yêu cầu học sinh cho ví. dụ.  HS: Đưa ra ví dụ minh họa.  GV: Để đọc/ghi dữ liệu trên tệp, trước tiên ta phải mở tệp:  Đưa ra cú pháp mở tệp  Yêu cầu HS cho ví dụ.  HS: Đưa ra ví dụ theo yêu cầu của giáo viên. GV:  Giải thích cú pháp đọc, ghi tệp văn bản.  Giải thích cụ thể ý nghĩa của câu lệnh Read/Readln và Write/Writeln. Để học sinh hiểu rõ bản chất.  Yêu cầu học sinh cho ví dụ.  HS: Trả lời. .  GV: Một số hàm chuẩn thường dùng trong khi đọc/ghi tệp văn bản:  Hàm eof(<biến tệp>): Trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.  Hàm eoln(<biến tệp>): Trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng.. . GV:  Khi kết thúc thao tác với tệp ta phải làm thế nào?  Giới thiệu cú pháp đóng tệp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> . Yêu cầu học sinh cho ví. dụ.  HS: Trả lời.  GV: Lưu ý: Khi không làm việc với tệp, ta phải dùng lệnh đóng tệp nhằm tránh trường hợp mất dữ liêu hoặc dữ liệu bị thay đổi so với ban đầu.. V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (2 phút) 1. 2.. Củng cố:  Nhắc lại các thao tác trên tệp văn bản.  Củng cố kiến thức bằng hình 16-SGK trang 86. Dặn dò:  Đọc và nghiên cứu các ví dụ ở bài 16: Ví dụ làm việc với tệp.. VI. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Phú Lộc, ngày 18 tháng 3 năm 2012 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực tập:. Cô: Trần Thị Thúy Hạnh. Lê Văn Chín.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×