Nhiệt độ tối đa của CPU - Phần 1
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu tác hại của CPU khi bị quá nhiệt, cách
đo nhiệt độ của CPU và bảng thống kê khả năng chịu nhiệt của các CPU
thông dụng trên thị trường.
1. Giới thiệu:
Giống như tất cả các linh kiện điện tử, CPU sản sinh ra nhiệt, trong quá trình hoạt động. Nhiệt độ
quá cao, dĩ nhiên sẽ không tốt thậm chí có thể dẫn đến cháy CPU của bạn hoặc nó có thể làm cho
hệ thống máy chập chờn không ổn định. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu tác hại của CPU khi
bị quá nhiệt, cách đo nhiệt độ của CPU và bảng thống kê khả năng chịu nhiệt của các CPU thông
dụng trên thị trường.
Quá trình vi xử lý đã chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. Và nhiệt độ này cần phải làm mát
để tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt. Vì nhiệt độ có thể làm hỏng những vi mạch bên trong CPU
và dẫn đến hư CPU, điều mà chúng ta không mong muốn.
Khả năng chịu đựng nhiệt độ tối đa của CPU được được các nhà sản xuất (như Intel) ghi trên
lưng CPU dưới dạng mã - như thêm vào một ký tự nào đó trên lưng. Mã này chưa được chuẩn
hóa giữa các nhà sản xuất nó thay đổi theo từng dòng CPU và chỉ thể hiện trên trang Web của
từng nhà sản xuất mà đôi khi lúc cần thiết ta cũng khó mà tìm ra.
Khả năng chịu nhiệt là nhiệt độ tối đa khi đó CPU vẫn hoạt động tốt mà không bị cháy. Nhưng ta
nên giữ cho nhiệt độ thấp hơn thì tốt hơn. Dĩ nhiên ta cần một “thiết bị làm mát” (như quạt CPU,
hay thiết bị làm mát bằng nước cao cấp hơn) chất lượng tốt và dùng keo giải nhiệt đúng cách sẽ
làm giảm nhiệt độ xuống dưới mức quá nhiệt. Bài viết sẽ hướng dẫn cách dùng keo giải nhiệt
đúng cách.
2. Tác động của nhiệt độ cao trên một CPU
Khi CPU bị quá nhiệt (vượt ngưỡng cho phép của nhà sản xuất) sẽ dẫn đến các tình trang sau:
•
Giảm tuổi thọ CPU
•
Hay bị tự nhiên treo máy
•
Hay bị tự nhiên Reset máy
•
Cuối cùng là chết CPU
Trường hợp bạn bị màn hình xanh (Blue Screen of Death) do CPU bị quá nhiệt là không hiếm (dĩ
nhiên còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến bị màn hình xanh). Dễ thấy là máy hoạt động
tốt trong một thời gian dài cho đến một ngày nó bắt đầu trở nên “khùng khùng”. Hãy nghĩ đến
“sự quá nhiệt”.
Để giải quyết vấn đề quá nhiệt dĩ nhiên là phải dùng quạt CPU loại tốt, dùng keo giải nhiệt
đúng cách và các biện pháp bổ sung như:
•
Giảm nhiệt độ trong phòng (phòng máy lạnh chẳng hạn, hay dùng quạt gió)
•
Tăng cường quạt làm mát cho thùng máy (Case FAN)
Tôi sẽ có bài viết khác liên quan đến việc làm mát cho thùng máy một cách chi tiết hơn.
3. Cách đo nhiệt độ CPU
Nhiệt độ CPU có thể được đo thông qua một cảm biến nằm trên bo mạch chủ (mainboard), hoặc
bên trong CPU đó, tính năng có sẵn trên bộ xử lý mới nhất, như Core 2 Duo. Đa số các bo mạch
chủ đều có chương trình đo nhiệt độ trong trình CMOS setup. Hoặc bạn có thể tìm thấy trên
Internet, một vài chương trình dành cho công việc này, đại loại là đo nhiệt độ CPU hay nhiệt độ
thùng máy. Nếu chưa thạo việc tìm kiếm với google.com bạn có thể tham khảo link
để tìm vài chương trình mình thích.
Các chương trình dạng này rất hữu ích. Nó hoạt động dựa trên các cảm nhiệt trên mainboard
tương tự như cách mà nhà sản xuất mainboard làm trong trình CMOS setup. Một số chương trình
còn có chức năng “cảnh báo quá nhiệt“, báo tốc độ của CPU FAN, đo điện áp nguồn cấp. Một
trong những công cụ không thể thiếu của dân thích Overclock.
Dĩ nhiên bạn có thể xem nhiệt độ của CPU bằng cách dùng chính trình tiện ích có sẳn trong
CMOS setup (bấm phím Del khi máy khởi động) vào “PC Health Status”, “System Health”,
“Sensors” hay chức năng tương tự đại loại dịch nghĩa là “Tình trạng sức khỏe máy tính”, “Hệ
thống y tế”… bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy nhiệt độ CPU như hình bên dưới.
Cách này không tốt mấy vì khi vào chế độ CMOS gần như CPU không hoạt động gì. Theo tôi,
bạn nên cài một soft chạy trong Win để đo nhiệt độ chính xác hơn khi bạn đang chơi games nặng
hoặc đang xử lý đồ họa…
4. Bảo vệ máy tính của bạn để tránh quá nhiệt:
XIn nhắc lại một lần nữa là trước tiên để bảo vệ máy tính tránh sự quá nhiệt, bạn cần sử dụng
một quạt CPU loại tốt và dùng keo giải nhiệt đúng cách. Tôi sẽ có gắn có bài viết riêng về
“Hướng dẫn dùng keo giải nhiệt đúng cách“.
Một cách khác nữa là bạn bật chức năng cảnh báo quá nhiệt trong trình CMOS setup.
Trong trình CMOS setup bạn sẽ thấy vài chức năng để cảnh báo quá nhiệt. Dĩ nhiện là cần bật
chức năng báo động khi quá nhiệt (mà âm thanh như tiếng xe cứu hỏa khi xảy ra quá nhiệt) hoặc
chọn chức năng tự động tắt máy khi quá nhiệt (xem hình ở trên).
Nếu bạn đang sử dụng các tùy chọn này, hãy cẩn thận để không phải cấu hình với một giá trị
quá thấp. Vì khi đó máy tính sẽ phát âm thanh báo động hoặc tự động tắt máy tính trong nhiệt độ
bình thường của nó (do ta cài đặt nhiệt độ quá thấp). lqv77 tôi khuyên bạn nên để các chương
trình đo nhiệt độ CPU khi bạn đang chạy một chương trình nặng (các games 3D, đồ họa, chuyền
đổi video…) và thực hiện việc cài đặt báo quá nhiệt thích hợp.
Thông qua tiện ích này, ta còn có thể theo dõi tốc độ quay của các quạt làm mát, đặc biệt là quạt
CPU. Bạn có thể bật cảnh báo khi quạt bị ngừng quay hoặc tăng tốc độ quạt khi nhiệt độ CPU
tăng. Việc làm này cũng sẽ làm giảm tiếng ồn phát ra do các quạt làm mát. Vì CPU chỉ thực sự
tăng nhiệt độ khi ta đang chạy các ứng dụng nặng (như games 3D, đồ họa…).
Các thiết lập trên còn tùy theo từng loại mainboard, đừng ngặc nhiên khi thấy máy của người ta
có thêm 1 loại cảnh báo khác mà mình không có nhé.
Để bạn khỏi cất công tìm kiếm lqv77 tôi cũng sẽ liệt kê các bảng giới hạn nhiệt độ của các CPU
thông dụng trên thị trường hiện nay nhé.
Bảng 1: CPU INTEL
•
Core Duo: 100º C
•
Core Solo: 100º C
•
Pentium M: 100º C
•
Core 2 Duo:
Model Clock Max. Temp. (º C)
E6850 3 GHz 72
E6750 2.66 GHz 72
E6700 2.66 GHz 60.1
E6700 2.66 GHz 60.1
E6600 2.40 GHz 60.1
E6600 2.40 GHz 60.1
E6550 2.33 GHz 72
E6540 2.33 GHz 72
E6420 2.13 GHz 60.1
E6400 2.13 GHz 61.4
E6400 2.13 GHz 61.4
E6320 1.86 GHz 60.1
E6300 1.86 GHz 61.4
E6300 1.86 GHz 61.4
E4500 2.20 GHz 73.3
E4400 2 GHz 61.4
E4400 2 GHz 73.3
E4300 1.8 GHz 61.4
•
Core 2 Quad:
Model Clock Max. Temp. (º C)
Q6700 2.66 GHz 71
Q6600 2.4 GHz 62.2
Q6600 2.4 GHz 62.2
•
Core 2 Extreme:
Model Clock Max. Temp. (º C)
QX6850 3 GHz 64.5
QX6800 2.93 GHz 64.5
X6800 2.93 GHz 60.4
QX6800 2.93 GHz 64.5
X7900 2.80 GHz 100
X7900 2.80 GHz 100
QX6700 2.66 GHz 65
X7800 2.60 GHz 100
•
Pentium Dual Core:
Model Clock Max. Temp. (º C)
E2180 2 GHz 73.2
E2160 1.8 GHz 73.2
E2160 1.8 GHz 61.4
E2140 1.6 GHz 61.4
E2140 1.6 GHz 61.4
T2080 1.73 GHz 100
T2060 1.60 GHz 100
•
Pentium D:
Model Clock Max. Temp. (º C)
960 3.60 GHz 63.4
960 3.60 GHz 68.6
950 3.40 GHz 63.4
950 3.40 GHz 63.4
945 3.40 GHz 63.4
945 3.40 GHz 63.4
950 3.40 GHz 68.6
940 3.20 GHz 63.4
940 3.20 GHz 68.6
935 3.20 GHz 63.4
925 3 GHz 63.4
930 3 GHz 63.4
930 3 GHz 63.4
925 3 GHz 63.4
915 2.80 GHz 63.4
915 2.80 GHz 63.4
920 2.80 GHz 63.4
840 3.20 GHz 69.8
840 3.20 GHz 69.8
830 3 GHz 69.8
830 3 GHz 69.8
820 2.80 GHz 64.1
820 2.80 GHz 64.1
805 2.66 GHz 64.1
•
Pentium Extreme Edition:
Model Clock Max. Temp. (º C)
965 3.73 GHz 68.6
955 3.46 GHz 68.6
840 3.20 GHz 69.8
•
Pentium 4 Extreme Edition:
Model Clock Max. Temp. (ºC)
SL7Z4 3.73 GHz 72.8
SL7RT 3.46 GHz 66
SL7NF 3.46 GHz 66
SL7RR 3.40 GHz 66
SL7GD 3.40 GHz 66
SL7CH 3.40 GHz 67