Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu KỊCH BẢN ĐIỆN ẢNH CẢI BIÊN TỪ VĂN HỌC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.29 KB, 7 trang )

KỊCH BẢN ĐIỆN ẢNH CẢI BIÊN
TỪ VĂN HỌC
Cải biên không phải là sáng tác toàn diện truyện phim, nhưng không phải vì
thế mà không có sáng tạo. Trái lại, công việc này đòi hỏi nơi người viết mức đầu
tư trí tuệ không nhỏ. Có người nghĩ rằng nguyên bản kịch hoặc tiểu thuyết đã có
chủ đề, tình tiết, nhân vật và kết cấu sẵn rồi, nên việc cải biên rất dễ, chẳng qua chỉ
là dùng cách viết của điện ảnh để trình bày lại câu chuyện mà thôi. Trái lại, cũng
có người khác cho rằng việc cải biên bị gò bó bởi nguyên bản, không phát huy
được tự do sáng tác.
Đặc biệt, cải biên những tác phẩm văn học nổi tiếng là việc rất khó, bởi vì
khán giả luôn so sánh, thường cho rằng xem phim thấy không hay bằng đọc
nguyên bản.

Đây là một vấn đề khá phức tạp. Những hình thức nghệ thuật khác nhau tất
nhiên phải có những phương pháp biểu hiện khác nhau, nảy sinh ra những thái độ
thưởng ngoạn cũng khác nhau.
Bởi thế nên rất khó mà yêu cầu sau khi xem phim lại có được một nguồn
cảm xúc giống như đọc bản gốc văn học. Điều đáng nói là điện ảnh không từ chối
sử dụng những gì đưa đến hiệu quả tốt trong phương pháp biểu hiện của văn học
và kịch, nhưng điện ảnh vẫn có ngôn ngữ riêng của mình.
Thủ pháp biểu hiện của tiểu thuyết và điện ảnh.
Điểm giống nhau là tiểu thuyết và điện ảnh đều được hưởng sự tự do rất lớn
trong phương pháp mô tả, không bị giới hạn về không gian và thời gian.
Tiểu thuyết và điện ảnh đều có thể diễn tả các hiện tượng tự nhiên, các hiện
tượng xã hội phức tạp và thế giới tâm hồn của con người một cách rộng rãi, không
bị gò bó gì cả. Tuy nhiên, giữa tiểu thuyết và điện ảnh có những điểm khác nhau
sau đây:
1. Tiểu thuyết chỉ có thể nói lên bằng chữ, còn điện ảnh thì tác động trực
tiếp đến nhìn và nghe của khán giả. Tiểu thuyết đòi hỏi sự tưởng tượng, suy ngẫm
của độc giả khi đọc qua những dòng chữ.
Trái lại, trong điện ảnh khán giả trực tiếp trông thấy những hình tượng cụ


thể rõ ràng, sáng sủa, đồng thời còn có thể nghe rõ tiếng nói của nhân vật, nghe rõ
âm nhạc và âm thanh tuyệt diệu của thiên nhiên.
Khi mô tả phong cảnh, trong tiểu thuyết phải tốn khá nhiều giấy mực mới
có thể tạo nên một bức tranh trong trí tưởng tượng của độc giả, nhưng trên màn
ảnh, chỉ cần một cảnh thu hình là có thể làm cho khán giả có cảm giác mình đang
sống trong khung cảnh ấy.
2. Trong tiểu thuyết, việc sử dụng những câu văn có tính chất thuyết minh
và kể chuyện là một thủ pháp có hiệu quả và cần thiết, nhưng không hợp với
phương pháp biểu hiện của điện ảnh. Chẳng hạn, câu đầu tiên trong tiểu thuyết
Anna Karenina của L.Tolstoi đã viết: Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau;
gia đình bất hạnh thì mỗi nhà có một điều bất hạnh khác nhau.
Câu văn giản dị này có sức mạnh khái quát, nhưng không thể đưa nguyên xi
vào kịch bản điện ảnh, vì thiếu hình tượng thị giác.
Những câu văn tương tự như: Anh ấy thường đến thăm người bạn thân,
hoặc: Anh ấy đi xin việc, đi đến đâu cũng bị người ta từ chối, những câu đại loại
như thế thường gặp được trong tiểu thuyết, nhưng nếu đặt vào kịch bản điện ảnh,
đến lúc quay phim phải tốn rất nhiều công sức và chỉ có thể biểu hiện một cách
gượng gạo, vì thường thường và khắp mọi nơi có nghĩa là phải lặp đi lặp lại nhiều
lần.
3. Trong cách mô tả nhân vật, tiểu thuyết thường dùng phương pháp nhận
xét, còn điện ảnh thì thể hiện qua những hành động cụ thể.
Tiểu thuyết có thể viết: Anh ấy là người tháo vát, giống như cha anh .
Trong kịch bản điện ảnh, không thể có câu diễn tả đơn giản như thế, trái lại
tác giả phải tạo nên một loạt hành động, ví dụ như :
Bên cạnh người cha đang cật lực làm vườn, người con xách nước tưới cây.
Người cha chẻ củi ngoài sân, người con ôm củi sắp xếp vào bếp.
4. Cách tiếp nhận của quần chúng đối với tiểu thuyết và điện ảnh hoàn toàn
khác nhau .
Tiểu thuyết là thể loại để đọc riêng một mình, có thể lướt qua những chỗ
không quan trọng, và chú ý đọc kỹ những chỗ quan trọng . Nếu đọc không hiểu, có

thể ngừng lại để suy nghĩ. Nếu có chỗ đã quên thì bất cứ lúc nào cũng có thể
ngừng để đọc lại một lần nữa.
Trái lại, điện ảnh nhằm phục vụ đông đảo khán giả tập trung một chỗ, họ có
trình độ văn hóa và khả năng hiểu biết chênh lệch nhau . Phim lại phải chiếu liền
một mạch, không thể ngừng lại cho khán giả suy nghĩ, hoặc chiếu ngược lại những
đoạn chưa hiểu kịp . Bởi thế nên tác giả kịch bản và đạo diễn điện ảnh khi thực
hiện tác phẩm phải chú ý trình bày thật rõ ràng, rành mạch, từ chủ đề đến các quan
hệ của nhân vật, tiến triển của kịch tính, sao cho khán giả dễ nắm bắt, dễ hiểu.
Nếu nghĩ kỹ, còn có thể thấy thêm những điểm khác nhau giữa tiểu thuyết
và điện ảnh, nhưng đại để là có những điểm chính như vừa kể .
Thủ pháp biểu hiện của kịch và điện ảnh
Giữa kịch và điện ảnh cũng có những chỗ giống nhau và khác nhau trong
phương pháp biểu hiện:
1 - Kịch và điện ảnh đều truyền cảm đến khán giả qua phương pháp Nhìn
và Nghe, với phương tiện biểu hiện chính là diễn viên. Trong kịch là những con
người thật, trong điện ảnh là qua những hình ảnh chuyển động trên màn bạc, theo
sự hướng dẫn của đạo diễn, các diễn viên sáng tạo ra những hình tượng điển hình
có sức mạnh lay động nội tâm, gieo tình cảm sâu đậm, để góp phần làm đẹp tâm
hồn, nâng cao tư tưởng thẩm mỹ của khán giả.
2 Cách tiếp nhận của khán giả đối với kịch và phim rất giống nhau.
Vào những buổi diễn kịch hoặc chiếu phim, hàng trăm hàng nghìn khán giả
tính cách khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, trình độ khác nhau, đến ngồi chung
trong rạp cùng xem một vở kịch hoặc một bộ phim. Việc thưởng thức có tính cách
đại chúng như thế đòi hỏi những nhà sáng tác kịch và phim phải sử dụng hết mọi
khả năng của những thủ pháp nghệ thuật để giữ sự chú ý và gây hứng thú cho khán
giả.
Cách tiếp nhận có tính cách đại chúng ấy khiến cho kết cấu của truyện phim
nên theo khuynh hướng chung về kết cấu kịch: mở đầu, phát triển, cao trào, kết
thúc, bởi vì khuynh hướng này đã trải qua thực tiễn lâu dài của sân khấu, đã chứng
minh rằng nó đã được khán giả chấp nhận, đồng thời có thể phục vụ tốt cho tư

tưởng chủ đề của tác phẩm.
Tuy nhiên, vì điện ảnh có những thủ pháp biểu hiện linh hoạt hơn kịch, nên
đã có những phim sử dụng phương pháp kết cấu tương đối xuôi chiều, gần với tiểu
thuyết với sự phát triển của cốt truyện trôi êm đi như dòng sông, không có sóng
nổi lên nhiều lắm, khó nói cao trào thật sự là ở chỗ nào, nhưng nhờ tính cách nhân
vật sáng sủa, đề tài giàu chất đời sống, với nhiều chi tiết sinh động gây cảm xúc,
nên cũng trở thành những tác phẩm được khán giả yêu thích.

3 Sự khác nhau lớn nhất giữa kịch và phim trong thủ pháp biểu hiện là kịch
bị hạn chế về không gian và thời gian, còn phim thì hết sức tự do về phương diện
này. Thông thường, kịch được diễn ra trong một không gian có giới hạn trên sân
khấu, thời gian trong kịch gần như là thời gian thật ngoài đời.
Muốn thay đổi địa điểm cho diễn xuất thì phải thay đổi cảnh. Việc chuyển
qua thời gian khác chỉ có thể thực hiện bằng cách đổi qua cảnh khác hoặc màn
khác.
Tình trạng hạn chế ấy khiến cho tác giả kịch phải tập trung sự phát triển
kịch tình, thu gọn trong địa điểm và thời gian tối thiểu. Hơn nữa, giữa sân khấu và
chỗ ngồi của khán giả có một khoảng cách nhất định, những biểu hiện tình cảm tế
nhị trên nét mặt và những động tác tế nhị của diễn viên, khán giả ngồi xa không
nhìn thấy rõ, vì thế nên kịch phải dựa nhiều vào ngôn ngữ chính là đối thoại.

Trong điện ảnh khác hẳn, nhà làm phim không bị hạn chế trong cái khung
sân khấu, có thể dựng lên ở phim trường đủ thứ bối cảnh rộng hay hẹp, hoặc có

×