Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hoạch định chiến lược phát triển dụ lịch tại thủ đô PHNOM PENH KAMPUCHEA đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.84 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

lll

AM KENRETH

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TẠI THỦ ĐÔ PHNOM
PENH ( KAMPUCHEA) ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

lll

AM KENRETH
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TẠI THỦ ĐÔ PHNOM PENH
(KAMPUCHEA) ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



Người hướng dẫn Khoa học :
PGS.TS. ĐỒNG THỊ THANH PHƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2007


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

MỞ ĐẦU…....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DULỊCH 4
1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DU LỊCH ...................... 4
1.2.THỊ TRƯỜNG DU LỊCH ........................................................................ 6
1.2.1. Cung du lịch ................................................................................................................... 6

1.2.2. Cầu du lịch................................................................................... 6
1.2.3. Sản phẩm du lịch ......................................................................... 7
1.3.CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH............................... 7
1.3.1.Tài nguyên thiên nhiên ................................................................ 7
1.3.2.Tài nguyên nhân văn.................................................................. 10
1.3.3.Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ............................................. 12
1.3.4.Các yếu tố khác .......................................................................... 13
1.4.VAI TRÓ CỦA NGÀNH DU LỊCH.................................................... 13
1.4.1.Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế .................. 13

1.4.2.Vai trò của ngành du lịch đối với lónh vực văn hóa-xã hội ........ 14
1.4.3.Vai trò của ngành du lịch đối với môi trường sinh thái.............. 14


1.4.4.Vai trò của ngành du lịch đối với chính trị................................. 15
1.5.THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ................................................................. 15
1.5.1.Thực tiễn phát triển du lịch một số quốc gia.............................. 15
1.5.2.Những bài học rút ra từ thực tế phát triển du lịch tại một
số quốc gia.......................................................................................... 20
CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ
PHNOM PENH(KAMPUCHEA)..................................................... 21
2.1.TIỀM NĂNG,LI THẾ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH THỦ ĐÔ PHNOM PENH ...................................................... 21
2.1.1.Khái quát Thủ đô PHNOM PENH ............................................. 21
2.1.2.Vị trí địa lý.................................................................................. 22
2.1.3.Tài nguyên du lịch...................................................................... 23
2.1.3.1.Tài nguyên thiên nhiên ...................................................... 23
2.1.3.2.Tài nguyên nhân văn ......................................................... 25
2.1.4.Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Thủ đô
PHNOM PENH................................................................................... 28
2.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ
PHNOM PENH ................................................................................. 28
2.2.1.Cơ sở hạ tầng.............................................................................. 28
2.2.1.1.Mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông ................ 28
2.2.1.2.Phương tiện thông tin liên lạc ............................................ 29
2.2.1.3.Hệ thống các công trình cấp điện, nước ............................ 30
2.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ................................................... 30
2.2.2.1.Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú .......................................... 30



2.2.2.2.Mạng lưới của hàng thương nghiệp ................................... 30
2.2.2.3.Cơ sở thể thao .................................................................... 31
2.2.2.4.Cơ sở y tế ........................................................................... 31
2.2.2.5.Cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung khác.................................. 32
2.2.3.Lượng khách du lịch ................................................................... 32
2.2.4.Lao động trong ngành du lịch..................................................... 34
2.2.5.Thị trường du lịch ....................................................................... 35
2.2.6.Tình hình đầu tư vào ngành du lịch ............................................ 35
2.2.7.Sản phẩm du lịch của Thủ đô ..................................................... 36
2.2.8.Qủan lý nhà nước về du lịch ...................................................... 36
2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THỦ ĐÔ PHNOM PENH........................................................................ 36
2.3.1.Những kết quả đạt được ............................................................. 36
2.3.1.1.Lượng khách....................................................................... 37
2.3.1.2.Chính sách đầu tư phát triển .............................................. 37
2.3.1.3.Nguồn nhân lực trong ngành.............................................. 37
2.3.1.4.Môi trường.......................................................................... 38
2.3.2.Những hạn chế yếu kém ............................................................ 38
2.3.3.Những nguyên nhân ................................................................... 40
CHƯƠNG III :CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI
THỦ ĐÔ PHNOM PENH (KAMPUCHEA)ĐẾN NĂM 2015.................... 43
3.1.QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ PHNOM PENH. 43
3.1.1.Coi việc đầu tư cơ sở hạ tầng va đào tạo phát triển nguồn
nhân lực là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong việc phát triển
du lịch Thủ đô PHNOM PENH........................................................ 43


3.1.2.Phát triển ngành du lịch Thủ đô PHNOM PENH là rất cần thiết
trong việc đột phá chuyển dịch cơ cầu kinh tế trong Thủ đô. Do

cần phải kết hợp nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài, trong nước
và liên kết với nhau............................................................................ 43
3.1.3.Du lịch cần phát triển trong mối quan hệ liên ngành liên
vùng với nội dụng văn hóa sâu sắc và hã hội hóa cao ...................... 44
3.1.4.Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác
mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp
của các thành phần tham gia, nâng cao chất lượng và đa dạng
hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển ......................................... 45
3.1.5.Phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo hiệu
quả cao về chính trị và kinh tế-xãhội, lấy phát triển du lịch
quốc tế là hướng đột phá..................................................................... 45
3.2.CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ PHNOM
PENH ĐẾN NĂM 2015........................................................................ 46
3.2.1.Căn cư xây dựng chiến lược ....................................................... 46
3.2.2.Chiến lược phát triển du lịch Thủ đô PHNOM PENH
đến năm 2015 ..................................................................................... 48
3.2.2.1.Chiến lược phát triển thị trường , xúc tiến, tuyên
truyền quảng bá du lich...................................................... 48
3.2.2.2.Chiến lược phát triển sản phẩm ......................................... 51
3.2.2.3.Chiến lược đầu tư phát triển du lịch Thủ đô
PHNOM PENH.................................................................. 52
3.2.2.4.Chiến lược bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và
môi trường..................................................................................... 54


3.2.2.5.Chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển
du lịch............................................................................................. 55
3.2.2.6.Chiến lược về hợp tác quốc tế ........................................... 57
3.2.2.7.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực................................ 58
3.3. KIẾN NGHỊ........................................................................................ 61

4.2.1.Đối với Nhà nước và Bộ du lịch................................................. 61
4.2.2.Đối với UBND Thủ đô và Sở du lịch ........................................................................... 61

KẾT LUẬN ........................................................................................ 63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia Development Bank)

AFTA

: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

APEC

: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEANTA : Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEAN Tourism Association)
CDC

: Hội đồng phát triển Campuchia

CDRI


: Viện phát triển nguồn lực Campuchia

EU

: Liên minh Châu u (Europe Union)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product)

GMS

: Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

KVA

: Đơn vị điện năng

MICE

: Hội họp, Khen thưởng, Hội nghị, Sự kiện triển lãm (Meeting

Incentive, Convention, Exhibition)
RM

: Đồng tiền Rupie Malaysia

SARS

: Viêm đường hô hấp cấp


SWOT

: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro

UBND

: Uỷ ban nhân dân

UNESCO

: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc

USD

: Đồng dollar Mỹ

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (Worl Health Organization)

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới (World Tourism Organization)

XHCN

: Xã hội chủ nghóa



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

-Bảng 2.1 : số liệu các khu vực tại Thủ đô Phnom Penh

26

-Bảng 2.2 : Cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung khác

27

-Bảng 2.3 : số lượng khách du lịch đến Thủ đô Phnom Penh 2001-2005 33
-Bảng 3.1 : Ma trận SWOT

47-48


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Kampuchea coi việc phát triển ngành du lịch là một trong những ngành mũi
nhọn trong thời gian tới, đồng thời thông qua đó để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
cả nước. Trong bối cảnh đó việc phát triển du lịch Thủ đô Phnom Penh là rất cần
thiết góp phần đưa ngành du lịch Kampuchea phát triển mạnh và bền vững.
Thủ đô Phnom Penh là điểm hoạt động tích cực của ngành du lịch, Thủ đô
Phnom Penh có biến giới giáp với tỉnh Kanđal, Kompong spư và Kompong chhnang,
có tiềm năng du lịch phong phú, là nơi có 3 khu đền tháp nổi tiếng: Wat Phnom
(Phnom đôn penh), Phnom chi sô, Phnom ta mao đã và được người dân công nhận
là khu văn hóa du lịch. Tuy nhiên trong thời gian qua, ngành du lịch của Thủ đô
phát hiện chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Do đó, việc tìm ra chiến lược,
biện pháp để khai thác và phát triển ngành du lịch nhằm tận dụng tiềm năng du lịch

phong phú và giải quyết công ăn việc làm để tạo thu nhập thu nhập đất nước
Kampuchea , là vô cùng cấp bách và cần thiết.
Với ý nghóa đó tác giả đã chọn đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển du
lịch tại Thủ đô Phnom Penh – Kampuchea đến năm 2015” làm luận văn thạc sỹ của
mình nhằm đồng góp một số biện pháp thiết thực để phát triển du lịch Thủ đô
Phnom Penh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng là phát triển ngành du lịch
Thủ đô Phnom Penh, và có xu hướng nhắm đến trong tương lai phát triển du lịch
xanh và bền vững.


Phạm vi nghiên cứu về du lịch là rất quan trọng và phong phú. Tuy nhiên đề
tài tập trung chủ yếu vào việc làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển du lịch,
nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số các nước trong khu vực, đồng
thời đánh giá tiềm năng du lịch và phân tích thực trạng phát triển du lịch Thủ đô
Phnom Penh trong thời gian qua để có cái nhìn thực tế nhằm tìm ra những biện pháp
chiến lược hợp lý để phát triển du lịch Thủ đô Phnom Penh trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp,
trong đó quan trọng nhất là các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích và tổng hợp, suy diễn, và cuối
cùng là phương pháp trừu tượng hoá khoa học để nghiên cứu tình hình phát triển du
lịch Kampuchea nói chung và Thủ đô Phnom Penh nói riêng. Từ kết quả nghiên
cứu, đề tài rút ra những kết luận mang tính lý luận và thực tiễn để làm cơ sở cho
việc đề xuất những chiến lược mang tính đội phá, đồng thời đề ra những biện pháp
mang tính chiến thuật để phát triển ngành du lịch Kampuchea.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
¾ Mục đích: đề tài đề xuất những chiến lược chủ yếu và các biện pháp có cơ
sở khóa học để phát triển ngành du lịch Thủ đô Phnom Penh trong thời gian

tới nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước.
¾ Nhiệm vụ: Thông qua việc làm rõ lý luận và phân tích thực tiễn phát triển
du lịch Thủ đô Phnom Penh trong thời gian qua, để đề xuất những chiến
lược và biện pháp phát triển cho khu du lịch Thủ đô Phnom Penh nói riêng
và du lịch Kampuchea nói chung.


5. Kết cấu của đề tài bao gồm:
-Mở đầu :
-Chương I : Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch..
-Chương II : Thực trạng phát triển ngành du lịch tại Thủ đô Phnom Penh.
-ChươngIII:Chiến lược phát triển du lịch Thủ đô Phnom Penh đến năm 2015.
-Kết luận :
-Danh mục tài liệu tham khảo
-Danh mục phụ lục


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DU LỊCH
“Du lịch” theo tiếng la tinh “Tusnus”, tiếng Hy Lạp “Tomos”, tiếng Anh
“Tourism”, tiếng pháp “Tour” với ý nghóa dã ngoại, dạo chơi, leo núi, vận động
ngoài trời… Thuật ngữ “Tourism” ngày nay đã được quốc tế hoá, được hiểu như sự
dịch chuyển của con người ra khỏi nơi thường sống và làm việc của mình để nâng
cao sức khỏe, tầm hiểu biết về đời sống văn hoá con người và môi trường sinh thái
mới trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Theo các tư liệu chuyên nghiên cứu về du lịch, du lịch học đã được hình
thành từ cuối thể kỷ 19 tại các nước công nghiệp phát triển, điển hình như o, Đức,

Ý, Thụy Só, Tây Ban Nha, Pháp, [1,3]. Theo Robert Laquar, “Du lịch chỉ trở thành
đối tượng nghiên cứu kinh tế có hệ thống từ sau Thế chiến thứ II với sự cổ vũ của
hai nhà kinh tế Thụy Só Karpt và Hunzikeer trong việc thành lập Hiệp hội quốc tế
các chuyên gia khoa học về du lịch “ [1,7]. Các nước XHCN bắt đầu nghiên cứu du
lịch từ những năm 60 xuất phát từ nhu cầu bức thiết của thực tiễn phát triển. Và từ
đó đến này có đã hình thành rất nhiều khái niệm du lịch và mỗi khái niệm đều có ý
nghóa riêng của nó. Tuy nhiên theo tác giả thì có một khái niệm du lịch mà tác giả
rất tâm đắc đó là khái niệm du lịch của WTO – Tổ chức du lịch thế giới.
Theo đại hội WTO tại thành phố Ottawa, Canada năm 1991 đã định nghóa
rằng “Du lịch là những hoạt động của con người đi đến và ở một số nơi bên ngoài
môi trường sống thường xuyên của họ trong khoảng thời gian liên tục dưới một năm
để giải trí vui chơi, kinh doanh và một số mục đích khaùc”.


Trong định nghóa trên có ba cụm từ rất quan trọng: “di chuyển ra khỏi môi
trường thường xuyên”, “việc di chuyển này nhằm thỏa mãn một số nhu cầu nhất
định” và “trong một khoảng thời gian dưới 1 năm”.
Phát triển du lịch theo hướng bền vững là xu thế tất yếu và các quốc gia
ngày càng hướng tới du lịch bền vững. Theo định nghóa của WTO đưa ra tại Hội
nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992
“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch
trong tương lai.
Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả
mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì
được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái
và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”
Như vậy có thể coi du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững đã
được Hội nghị của Uỷ ban Thế giới về Phát triển và Môi trường xác định năm 1987.

Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể
sao cho nội dung, hình thức, và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian,
không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động
phát triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây
dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác. Sự phát triển
bền vững chung của khu vực.
Du lịch bền vững đứng trước một thử thách là cần phát triển các sản phẩm du
lịch có chất lượng, có khả năng thu hút khách cao song không gây phương hại đến
môi trường tự nhiên và văn hoá bản địa, thậm chí còn phải có trách nhiệm bảo tồn


và phát triển chúng. Trọng tâm của phát triển du lịch bền vững đấu tranh cho sự cân
bằng giữa các mục tiêu về kinh tế xã hội bảo tồn tài nguyên môi trường và văn hoá
cộng đồng trong khi phải tăng cường sụ thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và đa
dạng của du khách. Sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, khi có sự thay
đổi về các quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát
triển của khoa học công nghệ.
1.2 .THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản
xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa
người mua và người bán, giữa Cung – Cầu về một sản phẩm dịch vụ nào đó và toàn
bộ các mối quan hệ.
1.2.1 .Cung du lịch
Là tập hợp những hoạt động kinh doanh được tạo ra để sẵn sàng giúp cho
việc thực hiện các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người thông qua việc
tổ chức vận chuyển, phục vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan.
1.2.2 .Cầu du lịch
Là hệ thống các yếu tố tác động đến sự hình thành các cuộc hành trình lưu
trú tạm thời của con người ở một nơi khác ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ
dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, giao lưu tình cảm,

công vụ… những yếu tố tác động đó gồm: khả năng chi tiêu, nhu cầu, sở thích, thời
gian nghỉ ngơi…
Giữa cung và cầu du lịch có một quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tuy
nhiên, cung – cầu du lịch có một đặc điểm riêng là cung – cầu cách xa nhau về
không gian địa lý. Do đó công tác Marketing, tuyên truyền quảng bá, để kéo cung –
cầu gặp nhau là hết sức cần thiết.


1.2.3 . Sản phẩm du lịch
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất
hữu hình và vô hình”.
Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món
hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”
Sản phẩm du lịch nhiều đặc tính riêng biệt. Những đặc tính này cũng là
những đặc trưng của dịch vụ du lịch. Sau đây là những đặc tính sản phẩm du lịch:
+ Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.
+ Sản phẩm du lịch thường là một dịch vụ nên dễ bắt chước.
+ Khoảng thời gian mua sản phẩm và sử dụng sản phẩm cũng trong một thời
điểm (không quá lâu).
+ Sản phẩm du lịch thường là những điểm ở xa khách hàng.
+ Sản phẩm du lịch là sản phẩm sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác
nhau.
+ Sản phẩm du lịch( như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ khách sạn, ghế ngồi
nhà hàng ) không thể để tồn kho.
+ Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng
cầu của khác có thể gia tăng hoạc sút giảm.
+ Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc không trung thành với
công ty bán sản phẩm.
+ Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay dổi trong sự giao
động về tiền tệ, chính trị.

1.3.CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững có các nguồn lực sau:
1.3.1.Tài nguyên thiên nhiên


Thiên nhiên là môi trường sống của con người bao gồm mọi sinh vật trên trái
đất, song chỉ có một số thành phần và các thế tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián
tiếp được khai thác sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem
là tài nguyên du lịch thiên nhiên. Các tài nguyên du lịch thiên nhiên gồm:
¾ Địa hình: Các dạng địa hình tạo nên cho phong cảnh, một số kiểu địa hình
đặc biệt và các di tích tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch. Khách
du lịch có tâm lý và sở thích chung là muốn đến những nơi có phong cảnh đẹp, khác
lạ so với nơi họ đang sinh sống. Những tài nguyen địa hình được khai thác cho du
lịch thường là: các phong cảnh đẹp, hang động, các bãi biển, các đảo và quần đảo
ven bờ, các di tích tự nhiên.
¾ Khí hậu: Là một dạng tài nguyên du lịch quan trọng. Các điều kiện khí hậu
được xem như các tài nguyên khí hậu du lịch cũng rất đa dạng và đã được khai thác
để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau.
¾ Nguồn nước: Đối với hoạt động du lịch, thuỷ văn cũng được xem như một
dạng tài nguyên quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước
chính và tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thích hợp như mặt nước và vùng ven
bờ, tài nguyên nước khoáng.
¾ Sinh vật: Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên
nhiên đẹp và sống động hơn. Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái,
tham quan, nghiên cứu khoa học, tài nguyên sinh vật có ý nghóa đặc biệt quan trọng
trước hết là tính đa dạng sinh học, là sự bảo tồn được nhiều nguồn gen quý giá rất
đặc trưng trong vùng nhiệt đới, là việc tạo nên những phong cảnh mang dáng dấp
của vùng nhiệt đới và ôn đới lạ mắt đối với những người sống ở vùng nhiệt đới. Tài
nguyên sinh vật được khai thác cho du lịch thường là các vườn quốc gia, các khu
rừng đặc dụng, hệ sinh thái đặc biệt, các khu sinh vật nuoâi.



Trên đây là các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu dựa trên các thành
phần của tự nhiên để làm cơ sở cho việc xác định các loại hình du lịch và có định
hướng khai thác chúng theo những chủ đề và chường trình nhất định. Nhưng trong
thực tế, các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau và
cùng được khai thác một lúc tạo nên các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, có tính tổng
hợp cao. Vì thế các tài nguyên du lịch tự nhiên cần được xem xét dưới góc độ tổng
hợp của các dạng tài nguyên với nhau tại mỗi một đơn vị lãnh thổ có không gian và
thời gian xác định.
BẢN ĐỒ CỦA KAMPUCHEA
Hình.1.1


1.3.2. Tài nguyên nhân văn
a) Dân cư, dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống những đặc
điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mạnh những sác thái riêng
của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sực hấp
dẫn riêng đối với khách du lịch.
Các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học ý nghóa với du lịch là các tập
tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ,
các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…
Mỗi dân tôïc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để
thu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn
hoá Phlamanco và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch nghỉ hè
ở Châu âu. Đất nước Pháp, Italia, Hy Lạp… là những cái nôi của văn minh Châu
u,kho tàng văn hoá, sinh hoạt văn hoá đặc thù là điều kiện thuận lợi cho công
nghiệp du lịch phát triển.
b) Di tích lịch sử – văn hoá: Di tích lịch sử – văn hoá là những không gian vật
chất cụ thể khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể

hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử –
văn hoá ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được phân chia thành:
¾

Di tích văn hoá khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn

hoá, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó
trong lịch sử cổ đại.
¾

Di tích lịch sử: di tích lịch sử thường bao gồm (1) di tích ghi dấu về dân tộc

học; (2) di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghóa quyết định
chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương; (3) di tích ghi dấu chiến công


chống xâm lược; (4) di tích ghi dấu những kỷ niệm; (5) di tích ghi dấu sự vinh quang
trong lao động; (6) di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến và độc tài.
¾

Di tích văn hoá nghệ thuật: là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có

giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Những di tích này không chỉ chứa
đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hoá xã hội, văn
hoá tinh thần (Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn ở Pháp, khu đền Angkor Wat
Kampuchea, Kim tự tháp Ai Cập…)
c) Lễ Hội: Là nét độc đáo đặc trưng cho mỗi dân tộc. Nhìn bên ngoài có thể lễ
hội mang tính chất cổ không phù hợp với tính hiện đại trong thời kỳ thông tin bùng
nổ hiện nay, nhưng nếu thực sự để tâm nghiên cứu sẽ thấy được những nét hết sức
độc đáo và không khỏi kinh ngạc về giá trị phi thời gian, đồng thời thông qua đó có

thể hiểu rõ hơn về sinh hoạt về nhu cầu tâm linh của người xưa được minh họa rõ
nét cho từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Điều đó chính là điều du khách mong
muốn khám phá. Mong muốn của du khách không chỉ đơn thuần chỉ ngắm nhìn
thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, những danh lam thắng cảnh, những di tích cổ xưa,
nghe những huyền thoại về đất nước con người mà còn có nhu cầu hiểu biết phong
tục tập quán, nếp sinh hoạt văn hoá truyền thông dân gian cũng như đời sống hiện
đại.
Do đó lễ hội là nguồn cung cấp những nhu cầu đặc biệt đó cho du khách. Do đó lễ
hội tạo nên sức hấp dẫn du khách một cách mãnh liệt.
d) Các loại hình nghệ thuật ca múa, nhạc, sân khấu: các loại hình nghệ thuật ca
múa nhạc sân khấu cũng là một di sản của con người có khả năng hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước. Có thể nói trong sinh hoạt văn hoá có tính đặc trưng của mỗi
địa phương mỗi vùng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong chuyến du ngoạn trên
những dòng kênh rạch len lõi trong miệt vườn đầy hoa trái, bên cạnh vẻ đẹp thiên


nhiên nếu được nghe những điệu lý, lời ca vọng cổ, bay bổng giữa trời đất mênh
mong, cỏ cây sông nước thì tính hấp dẫn sẽ tăng lên gấp bội lần. Nếu bạn đến
Angkor Wat có kèm theo những điệu múa dân gian, những trang phục của vua chúa
cổ xưa hẳn sẽ làm du khách thú vị hơn gấp nhiều lần. Những đội ca nhạc của chùa,
nhà thờ, những ngày tết đất nước, những ngày hội đua thuyền trên sông… sẽ phục
vụ tốt hơn nhu cầu thưởng ngoạn của khách.
e) Nghề và làng nghề truyền thống: Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài
nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách thông
qua những sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc. Đấy cũng chính là những đặc tính
riêng của các nền văn hoá và là sức hấp dẫn của các nghề và làng thủ công truyền
thống. Những nghề thủ công truyền thống bao gồm: nghề chạm khắc đá, nghề đúc
đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề dệt – thêu ren truyền thống, nghề
sơn mài và khảm.
f) Các sự kiện văn hoá, thể thao: Những hoạt dộng mang tính sự kiện như các

giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm các thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ,
các liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc, các lễ hội điển hình…
cũng là những đối tượng hấp dẫn du khách.
Thông thường những đối tượng văn hoá này thường tập trung ở những thành phố
lớn, và những thành phố này là những hạt nhân của các trung tâm du lịch quốc gia,
vùng và khu vực.
1.3.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế
là yếu tố quan trọng để phát triển ngành du lịch. Quốc gia nào nếu có cơ sở vật chất
kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung yếu kém thì quốc gia đó khó thành
công trong chiến lược phát triển cho ngành du lịch hay phát triển nền kinh tế quốc


dân nói chung. Có cơ sở hạ tầng tốt thì lợi thế cạnh tranh rất mạnh về thu hút du
khách, thậm chí sẽ hấp dẫn nhà đầu tư.
1.3.4. Các yếu tố khác.
Một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nguồn tiềm năng cho ngành du lịch là chủ
trường chính sách đầu tư cảu nhà nước. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy khi
Chính phủ đầu tư mạnh cho ngành du lịch thì tốc độ tăng trưởng của ngành rất cao,
khả năng cạnh tranh với ngành du lịch của các nước trong khu vực cũng như trên
thế giới rất mạnh như Thái Lan, Trung Quốc,…
1.4 . VÀI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH
1.4.1. Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển nền kinh tế
Ngành du lịch đóng một vài trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của một quốc gia, một khi ngành du lịch phát triển thì nó sẽ kéo theo tỷ trọng trong
GDP tăng lên và cùng lúc đó tỷ trong nông nghiệp giảm. Ngoài ra ngành du lịch
còn đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong GDP của một quốc gia.
Trên phạm vi toàn cầu, thu nhập của ngành du lịch tương đương 48,25% tổng
thu của toàn ngành dịch vụ trong giai đoạn 2002-2006; đặc biệt tại các quốc gia
đang phát triển tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch chiếm đến 60% toàn ngành

dịch vụ. Ngành du lịch là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao đọng, là ngành chủ
lực có mức đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia. Trong năm 2002, thống kê
về ngành du lịch đã đóng góp 8,8% vào GDP thế giới, trong đó du lịch nội địa
chiếm 75%. WTO dự báo mức đóng góp trực tiếp hoặc gian tiếp của ngành du lịch
vào GDP thế giới sẽ lên tới tỷ lệ 12,5% và năm 2015.
Ngành du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triẻn các ngành kinh tế
khác, trong đó nổi lên ưu thế của dịch vụ giao thông, ăn ở…


Ngoài ra, ngành du lịch còn là ngành dịch vụ mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn của
nhiều nước.
1.4.2. Vai trò của du lịch trong lónh vực văn hoá – xã hội.
Ngành du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, đặc biệt là lao động tại các vùng
miền có điểm du lịch.
Du lịch thể hiện trong việc giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho
nhân dân. Trong chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo
dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.
Du lịch là cầu nối giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, nhờ có du lịch mà quần
chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của
các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tình thần đoàn kết quốc tế, hình thành
những phẩm chất đạo đực tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn…
1.4.3. Vai trò của ngành du lịch đối với môi trường sinh thái
Ngành du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt
sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục
và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng
nhất định lại đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch.
Đến lược mình du lịch lại kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên,
đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý.
Việc làm quen với các danh lam thắng cảnh và môi trường thiên nhiên bao quanh

có ý nghóa không nhỏ đối với khách du lịch. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu
sắc các tri thức về tự nhiên, hình thành quan niệm về thói quen bảo vệ tự nhiên,
góp phần giáo dục cho khách du lịch về mặt sinh thái học.


1.4.4. Vai trò của ngành du lịch đối với chính trị
Du lịch như là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế,
mở rộng sư hiểu biết giữa các dân tộc.
Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích
lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch với các chủ đề khác nhau, như “Du lịch là
giấy thông hành của hoà bình” (năm 1967). “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà
còn là trách nhiệm của mỗi người” (năm 1983)… kêu gọi hàng triệu người quý trọng
lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và
trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu
nghị giữa các dân tộc.
1.5 .THỰC TIỄN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA
Nhằm tạo cơ sở cho việc hình thành những giải pháp phát triển du lịch, công
việc nghiên cứu tham khảo mô hình phát triển du lịch của các quốc gia điển hình
trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng là công việc hết sức cần thiết. Dưới
đây là những bài học kinh nghiệm có giá trị lớn để học hỏi.
1.5.1. Thực tiễn phát triển du lịch một số quốc gia
¾ Kinh nghiệm của Trung Quốc: Quốc gia này đã định hướng chiến lược phát
triển trong 20 năm qua và đã tạo nên một bước đột phá trong lịch sử về nguồn
khách đa dạng và phong phú. Nếu nghiên cứu kỹ, có lẽ dễ dàng nhận ra ngành du
lịch Trung Quốc đã chọn cho mình một hướng đi đúng. Đó là sự nâng cao chất
lượng dịch vụ theo tiêu chuẫn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao thông thuận
lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề và rất đa dạng.



Du lịch văn hoá – di tích lịch sử: là một yếu tố cực kỳ quan trọng của ngành
du lịch Trung Quốc, là quốc gia có nền văn hoá lâu đời – đa dạng phong phú và đã
giữ gìn, bảo tồn tốt như: phong tục tập quán dân tộc, vạn lý trường thành…
Du lịch xanh: là một chủ đề chính của ngành du lịch Trung Quốc, được ra đời
từ năm 1999. từ đó , chính phủ đã không ngừng phấn đấu bảo vệ môi trường. Trung
Quốc đã tổ chức hội thảo về: Phát triển du lịch bền vững; Quản lý và phát triển du
lịch sinh thái của từng địa phương; Xây dựng và truyền bá những thuận lợi của các
tiện nghi du lịch. Kết quả của những hội thảo ấy đã hướng Trung Quốc đi vào việc
phát triển du lịch sinh thái và xem đây là một trong những cách tác động trực tiếp
và tích cực đến việc phát triển bền vững.
Vào năm 2000. Trung Quốc đã bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 10; Chính
phủ Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử
dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh, thu hồi chất phế thải, Chính
phủ quản lý sâu, rộng hệ thống xanh. Họ cố gắng hướng du lịch trở thành một bộ
phận không thể thiếu và có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường.
Vào tháng Giêng năm 2003, Trung Quốc là nơi đã phát hiện bệnh dịch SARS
rất nguy hiểm và đã đe doạ thế giới. Tổ chức WHO đã cảnh báo khách du lịch đừng
đến những quốc gia có bệnh dịch SARS này. Hiện náy Chính phủ và các công ty du
lịch Trung Quốc đang khắc phục tình trạng này với một số chương trình quảng bá
để thế giới biết là nơi an toàn sức khoẻ nhằm thu hút du khách trở lại như: Hội chợ
du lịch quốc tế Trung Quốc vừa diễn ra tại thành phố Côn Minh từ 20-24/11/2003
với sự tham gia gần 10 nghìn quan chức và doanh nghiệp du lịch đến từ 49 quốc gia
nhằm tăng cường trao đổi và hợp tác giữa ngành du lịch Trung Quốc với thế giới.
Thêm vào đó, Cục phát triển Du lịch Hong Kong vừa phát động đợt vận động mới
quảng bá du lịch từ ngày 28/11/2003 đến ngày 04/1/2004 với chủ đề “Những ngaøy


×