Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 111 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM











HÀ MINH THIỆN HẢO






HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY LELONG
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020








LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số
ngành:
60340102








TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM













HÀ MINH THIỆN HẢO




HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY LELONG
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số
ngành:
60340102






ỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐÀO DUY HUÂN











TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học :



Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 5 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 TS.Lưu Thanh Tâm Chủ tịch
2 GS.TS.Võ Thanh Thu Phản biện 1
3 PGS.TS.Phan Đình Nguyên Phản biện 2
4 TS.Lê Kinh Vĩnh Ủy viên
5 TS.Nguyễn Đình Luận Ủy viên, Thư ký


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TS. Lưu Thanh Tâm


TP. HCM, ngày 07 tháng 8 năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: HÀ MINH THIỆN HẢO Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 22/08/1988 Nơi sinh: Long An
Chuyên ngành:
MSHV: 1241820035
I- Tên đề tài:
“HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
CÔNG TY LELONG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
,
ngành năng nượng nói chung.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/8/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/02/2014
V- Cán bộ hướng dẫn:



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PGS.TS. Đào Duy Huân
i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “ Hoạch định chiến lược phát
công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020” là công trình nghiên cứu
tổng hợp của riêng tôi.
Các lý luận, số liệu nghiên cứu được trình bày trong đồ án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chú thích nguồn gốc.
Trân trọng kính chào!

Long An, Ngày 07 tháng 11 năm 2013
Học viên thực hiện Luận văn



Hà Minh Thiện Hảo

ii



LỜI CẢM ƠN

Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy, cô trường Đại học Công
nghệ TP.HCM đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận
tư duy khoa học, nâng cao trình độ, phục vụ cho công tác và cuộc sống.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến Sỹ Trương Quang Dũng đã hướng dẫn
chúng tôi trong môn học Quản Trị Chiến Lược.
Xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn thực hiện luận văn Phó
Giáo sư - Tiến sỹ Đào Duy Huân. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện
luận văn của mình, dưới sự hướng dẫn tận tình, nghiêm túc, có bài bản khoa
học của Phó Giáo sư - Tiến sỹ Đào Duy Huân, tôi được trang bị thêm những
kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích.
Cảm ơn các anh chị trong bộ phận Quản lý Công ty LeLong Việt Nam
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên
cứu thực hiện luận văn.
Tôi vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn nghiên cứu của mình./.
Kính chúc quý Thầy/Cô, các Anh/Chị thật nhiều sức khỏe !











iii


TÓM TẮT
Chiến lược là một chuỗi những hoạt động được vạch ra nhằm tạo ra
lợi thế cạnh tranh, tồn tại lâu dài so với các đối thủ. Bất kỳ một một doanh
nghiệp nào cũng cần có tầm nhìn chiến lược để không bị đối thủ cạnh
tranh lấn áp, tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những nguy cơ tác
động đến công ty, từ đó hình thành những chiến lược phát triển phù hợp.
Công ty LeLong Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Đài
Loan, Xưởng Bến Lức được thành lập từ năm 1996 với vốn đầu tư ban đầu
3.5 triệu USD. Năm 1998, công ty chính thức đi vào hoạt động, sản xuất,
gia công, lắp đặt, các thiết bị pin, accu gia dụng và công nghiệp, các sản
phẩm nhựa công nghiệp và khuôn đúc bằng kim loại…
Luận văn s
công ty LeLong Việt Nam
:
thị trường, sản phẩm…
của mình
sản xuất kinh doanh . Tác giả đã
đề xuất các giải pháp như: giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
giải pháp mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu; giải pháp đa dạng hoá
các sản phẩm; giải pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; giải
pháp củng cố và phát triển thị trường theo chiểu sâu…nhằm xây dựng một
chiến lược phát triển thích hợp cho công ty TNHH LeLong Việt Nam trong
giai đoạn 2015-2020.
Trong quá trình viết, luận văn sẽ không tránh khỏi những bất cập và sai
sót. Kính mong quý Thầy Cô xem xét và góp ý cho luận văn được hoàn thiện
hơn.
iv



ABSTRACT

Strategy is a series of activities which are given in order to create
competitive advantage and long-term survival in comparison with other rivals. A
business needs to have a strategic vision which helps it not to be overwhelmed by
other competitors, takes advantage of opportunities and minimizes the risk of
impact to the company; thus it will form the appropriate development strategy.
Vietnam LeLong company is a company with the 100% of Taiwanese-invested
capital, Ben Luc Factory was established in 1996 with the initial capital of USD 3.5
million. In 1998, the company officially put into operation to produce, process and
install the battery equipment, battery and industrial appliances, industrial plastic
products and metal molds, etc.
The thesis has used research methodologies such as interviewing experts and
consulting the experts along with the general descriptive research methods and the
analysis of the data which are collected from the internal and external environment
of Vietnam LeLong company to form EFE, IFE, competitive image matrix, SWOT
and QSPM. With other methods of scientific research, the thesis generates results
such as identifying the factors that make up the advantages of market and product
development, etc.
On the basis of analyzing the external and internal environment, the thesis
defines the core competency of the company in its field of business as well as
collecting business development and production strategy of other companies. The
author has proposed the solution of training and human resource development;
expanding and developing the export market; diversifying product; improving to
enhance the quality; reducing the costs of products; strengthening and developing
in-depth market, etc to develop an appropriate strategy for Vietnam LeLong
company during the period of 2015-2020.
In the process of conducting the thesis, some inevitable shortcomings will not

be avoided. The author is looking forward to receiving the review and comments of
other teachers and colleagues to perfectly revise the thesis.
v


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ii
TÓM TẮT TIẾNG ANH iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT–KÝ HIỆU iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Câu hỏi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3
7. Tổng quan nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đây 3
8. Khung nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1. CÁC KHÁI LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC 4
1.1.1 Định nghĩa. 4
1.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược. 4
1.2. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 5

1.2.1 Nghiên cứu môi trường hoạt động. 5
1.2.1.1. Môi trường vĩ mô 6
1.2.1.2. Môi trường vi mô 7
1.2.1.3. Môi trường bên trong 10
vi


1.2.2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp. 11
1.2.3. Xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược then chốt. 12
1.3. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC XÁC ĐỊNH LỰA CHỌN CHIẾN
LƯỢC 12
1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE 12
1.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE 13
1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh. 13
1.3.4. Ma trận SWOT. 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 17
Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
LELONG VIỆT NAM 18
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LELONG VIỆT NAM. 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty LeLong Việt Nam 19
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty LeLong Việt Nam 23
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty LeLong Việt Nam 24
2.1.4 Các hoạt động khác 25
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 25
2.2.1. Môi trường vĩ mô 26
2.2.1.1. Ảnh hưởng của luật pháp, chính trị. 26
2.2.1.2. Ảnh hưởng về kinh tế 26
2.2.1.3. Ảnh hưởng về văn hoá, xã hội, địa lí và nhân khẩu. 28
2.2.1.4. Ảnh hưởng về công nghệ - kỹ thuật 30
2.2.1.5. Ảnh hưởng của cạnh tranh. 31

2.2.2. Môi trường vi mô 31
2.2.2.1. Khách hàng. 31
2.2.2.1.1.Đối với thị trường trong nước 31
2.2.2.1.2.Đối với thị trường nước ngoài 32
2.2.2.2. Nhà cung cấp 33
2.2.2.3. Sản phẩm thay thế. 33
2.2.2.4. Rào cản xâm nhập ngành 34
vii


2.2.3. Xác định các cơ hội và mối đe doạ. 34
2.2.3.1. Các cơ hội. 34
2.2.3.2. Các mối đe dọa. 34
2.2.4. Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh 35
2.2.4.1. Cường độ cạnh tranh của những doanh nghiệp trong ngành. 35
2.2.4.2. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty LeLong Việt Nam 35
2.2.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 36
2.2.5. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE. 38
2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY LELONG
VIỆT NAM 39
2.3.1. Quản trị. 39
2.3.1.1. Dự báo. 40
2.3.1.2. Hoạch định. 40
2.3.1.3. Tổ chức và hoạt động. 41
2.3.1.4. Kiểm tra. 42
2.3.2. Marketing. 42
2.3.3. Tình hình sản xuất. 42
2.3.3.1. Quản lý chất lượng 43
2.3.3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị. 43
2.3.4. Nguồn nhân lực 44

2.3.5 Tình hình tài chính công ty Công ty LeLong Việt Nam 45
2.3.6. Nghiên cứu và phát triển. 49
2.3.7. Hệ thống thông tin. 49
2.3.8. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của Công ty LeLong Việt Nam 49
2.3.8.1. Điểm mạnh. 49
2.3.8.2. Điểm yếu. 50
2.3.8.3. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong–IFE. 51
2.3.8.4. Hình thành chiến lược dựa trên ma trận SWOT 52
2.3.8.5. Ma trận QSPM 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58
viii


Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY
LELONG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 59
3.1. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, CƠ SỞ XÂY DỰNG MỤC TIÊU HOẠCH ĐỊNH
CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 59
3.1.1. Sứ mạng 59
3.1.2. Tầm nhìn 59
3.1.3 Cơ sở xây dựng mục tiêu 60
3.2. MỤC TIÊU KINH TẾ 62
3.2.1. Chất lượng sản phẩm 62
3.2.2. Tăng trưởng ổn định 62
3.2.3. Vị thế cạnh tranh 62
3.2.4. Mục tiêu xã hội 62
3.2.5. Mục tiêu chính trị 62
3.3.ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY LELONG VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020 63
3.3.1. Phân tích ma trận SWOT và các chiến lược lựa chọn 63
3.3.1.1. Phân tích khả năng khai thác điểm mạnh. 63

3.3.1.2. Phân tích khả năng hạn chế điểm yếu. 64
3.3.1.3. Phân tích khả năng khai thác cơ hội 66
3.3.1.4. Phân tích khả năng hạn chế các nguy cơ. 68
3.3.2. Phân tích và lựa chọn chiến lược - Ma trận QSPM 68
3.3.3. Phát triển chiến lược 70
3.3.3.1 Chiến lược hội nhập dọc về phía sau 70
3.3.3.2 Chiến lược liên doanh liên kết 70
3.3.3.3 Chiến lược phát triển thị trường 70
3.3.3.4 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 71
3.4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 71
3.4.1. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược đào tào và phát triển nguồn nhân
lực 71
3.4.2. Nhóm giải pháp thực hiện các chiến lược về thị trường 72
ix


3.4.2.1. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược mở rộng và phát triển
thị trường xuất khẩu. 72
3.4.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược củng cố và phát triển thị
trường theo chiều sâu 74
3.4.2.3. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường để
xây dựng chính sách Marketing hiệu quả 75
3.4.3. Nhóm giải pháp thự hiện các chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng kinh
doanh 76
3.4.4. Nhóm giải pháp thự hiện các chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm
và giá cạnh tranh 77
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 78
3.5.1. Kiến nghị đối với chính phủ 78
3.4.2. Kiến nghị đối với các Bộ ngành 78
3.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp trong ngành 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80
PHẦN KẾT LUẬN 92
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TRÊN TẠP CHÍ
KHOA……………………………………………………………………………….83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 86









x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT – KÝ HIỆU

 Chữ viết tắt theo quy ước quốc tế:
1. QC (Quality control): kiểm tra chất lượng sản phẩm
2. R&D (research and development): nghiên cứu và phát triển.
3. Mô hình SWOT (strength, weakness, opportunities, threat): mô hình phân
tích điểm mạnh, điềm yếu cơ hội và thách thức.
4. ISO (International Organization for Standardization): tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa
5. Bộ phận IT (Information Technology): bộ phận phụ trách công nghệ thông
t
in trong công ty.

6. UL (Underwriters Laboratory): tổ chức kiểm tra mức độ an toàn của các thiết
bị điện tử.
7. GDP (Gross Domestic Product): tổng sản phẩm quốc nội.
8. IMF (International Monetary Fund): Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
9. WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới.
 Chữ viết tắt theo quy ước của Việt Nam:
1. Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh.
3. KCS: bộ phận kiểm
phẩm
4. ĐVT: đơn vị tính
5. UBND: Ủy ban Nhân dân.
 Chữ viết hoặc ký hiệu khác:
1. Công ty LeLong Việt Nam: Công ty trách nhiệm hữu hạn LeLong Việt Nam.
2. NXB: nhà xuất bản.
3. PGS. : phó giáo sư - TS. : tiến sĩ - ThS. : thạc sĩ




xi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT
MÃ SỐ
TÊN
NGUỒN
TRANG
1

Hình 1.1
Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
của Fred R.David
Khái luận về quản trị chiến
lược
05
2
Hình 1.2
Mô hình năm áp lực cạnh tranh của
Michael E.Porter
Tài liệu hướng dẫn Quản trị
chiến lược
07
3
Hình 1.3
Các nội dung chủ yếu cần phân tích về
đối thủ cạnh tranh
Tài liệu hướng dẫn Quản trị
chiến lược
09
4
Hình 1.4
Mô hình lợi thế cạnh tranh của Michael
E.Porter
www.marketingbox.vn
10
5
Hình 1.5
Ma trận SWOT
www.kienthuckinhte.com

16
6
Hình 2.1
Toàn cảnh công ty LeLong Việt Nam-
Xưởng 01-Bến Lức
Giới thiệu hình ảnh công ty
LeLong Việt Nam
18
7
Hình 2.2
Toàn cảnh công ty LeLong Việt Nam-
Xưởng 02- Đức Hòa
Giới thiệu hình ảnh công ty
LeLong Việt Nam
18
8
Hình 2.3
Chứng chỉ OHSAS 18001:2007
Giới thiệu hình ảnh công ty
LeLong Việt Nam
20
9
Hình 2.4
Một số hình ảnh về sản phẩm công ty
LeLong Việt Nam
Giới thiệu hình ảnh công ty
LeLong Việt Nam
21
10
Hình 2.5

Một số hình ảnh về sản phẩm công ty
LeLong Việt Nam
Giới thiệu hình ảnh công ty
LeLong Việt Nam
22
11
Hình 2.6
Sơ đồ tổ chức
Phòng Nhân sự
23
12
Hình 2.7
Biểu đồ doanh thu công ty LeLong Việt
Nam
Nguồn: Phòng Kế toán –
Tài vụ
24
13
Hình 2.8
Biểu đồ thể hiện GDP bình quân đầu
người tính bằng USD qua các năm
Tổng Cục thống kê

27
14
Hình 2.9
Biểu đồ nhân sự công ty LeLong
Tác giả
44





xii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
MÃ SỐ
TÊN
NGUỒN
TRANG
1
Bảng 2.1
Doanh thu đạt được từ năm 2009-2012 của
công ty LeLong
Phòng Kế toán -
tài vụ
24
2
Bảng 2.2
Ma trận đánh giá hình ảnh cạnh tranh
Tác giả
37
3
Bảng 2.3
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của
Công ty LeLong Việt nam
Tác giả

39
4
Bảng 2.4
Nhân sự Công ty LeLong
Phòng Nhân sự
44
5
Bảng 2.5
Doanh thu qua các năm Công ty LeLong Việt
Nam
Phòng Kế toán -
tài vụ
46
6
Bảng 2.6
Một số chỉ số tài chính của Công ty LeLong từ
năm 2010 -2012
Phòng Kế toán -
tài vụ
46
7
Bảng 2.7
Báo cáo tình hình kinh doanh của năm 2011,
2012, và 03 quý đầu năm 2013
Phòng Kế toán –
Tài vụ
48
8
Bảng 2.8
Ma trận đánh giá nội bộ Công ty LeLong Việt

Nam
Tác giả
51
9
Bảng 2.9
Ma trận SWOT và các chiến lược
Tác giả
52
10
Bảng 3.1
Khả năng khai thác các điểm mạnh của Công
ty LeLong Việt Nam
Tác giả
63
11
Bảng 3.2
Khả năng hạn chế điểm yếu của Công ty
LeLong Việt Nam
Tác giả
64
12
Bảng 3.3
Khả năng khai thác cơ hội của Công ty
LeLong Việt Nam
Tác giả
67
13
Bảng 3.4
Khả năng hạn chế nguy cơ của Công ty
LeLong Việt Nam

Tác giả
68
14
Bảng 3.5
Bảng 3.5 Ma trận SWOT và các chiến lược
Tác giả
69



1



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN) từ tháng 7 năm 1995; được kết nạp vào APEC tháng 11 năm 1998; là
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) từ ngày 07 tháng 11
năm 2006 v v… có thể xem như là chiếc chìa khoá mở rộng cánh cửa lớn cho việc
thông thương trong môi trường toàn cầu hoá, nó sẽ mở ra những cơ hội lớn cũng
như những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng
như công ty LeLong Việt Nam nói riêng.
Bất kỳ một một doanh nghiệp nào cũng cần có tầm nhìn chiến lược để không
bị đối thủ cạnh tranh lấn áp, tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những
nguy cơ tác động đến công ty, từ đó hình thành những chiến lược phát triển
phù hợp. Vì vậy, hoạt động quản trị chiến lược là một hoạt động hết sức quan
trọng trong bất kỳ một tổ chức nào.
Hiện nay, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn và có
nhiều thay đổi, nếu chỉ dựa vào những ưu thế mà không có chiến lược tốt thì

công ty LeLong Việt Nam khó có thể có tầm nhìn phát triển trong dài hạn. Với
mong muốn có thể hoạch định một chiến lược phát triển thích hợp cho công ty
TNHH LeLong Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, tôi đã chọn đề tài “
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY LELONG VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020” để viết luận văn tốt nghiệp củ
a mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu hệ thống lý luận về ngành năng lượng và
hoạch định chiến lược cho công ty LeLong Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích đánh
giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty LeLong trong những năm gần đây.
Từ đó đề xuất những giải pháp chiến lược giúp cải thiện các sản phẩm, dịch vụ của
tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển công ty trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
Dựa trên cơ sở lý luận để xem xét phân tích về vấn đề quản trị chiến lược
tại một công ty nước ngoài hoạt động trong môi trường kinh tế Việt Nam. Luận
2



văn hoạch định chiến lược mới căn cứ vào nguồn lực đã phân tích, trên cơ sở phân
tích tình hình sản xuất kinh doanh và những ảnh hưởng môi trường trong và
ngoài doanh nghiệp nhằm đưa ra những đề xuất như:
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh công ty LeLong trong những năm gần
đây.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty .
- Đề xuất một số chiến lược phát triển các sản phẩm của công ty LeLong Việt
Nam đến năm 2020.
Đồng thời luận văn chú trọng phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên trong,

bên ngoài thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia, khảo sát. Qua đó, xác
định các cơ hội cần nắm bắt, các nguy cơ cần tránh né cũng như các điểm
mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục; trên cơ sở đó định hướng phát
triển Công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020, giúp Công ty giữ vững được vị
thế cạnh tranh của mình trên thị trường, đồng thời góp phần đưa thương hiệu
LeLong Việt Nam ngày càng phát triển ổn định và bền vững trên thị trường
trong nước và
quốc tế.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Định hướng hoạch định mục tiêu kinh doanh của công ty là gì ? Chiến lược công
ty xây dựng trên cơ sở của chiến lược nào ? Những chiến lược nào sẽ được hoạch
định trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh ? Nhóm chiến lược nào sẽ
được lựa chọn ?
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống: để nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có
mối liên hệ qua lại với nhau cùng tác động đến một thực thể là doanh nghiệp.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic: để tổng hợp
những số liệu, dữ liệu nhằm xác định mục tiêu cũng như trong việc lựa chọn
phương án, giải pháp chiến lược.
Các số liệu nghiên cứu được tổng hợp từ nguồn số liệu tin cậy trong các báo
cáo định kỳ của Công ty LeLong Việt Nam.
3



5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xây dựng chiến lược công ty LeLong Việt
Nam. Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn xây dựng chiến lược cấp công ty tại công
ty LeLong Việt Nam từ đó hoạch định các chiến lược phù hợp trong sản xuất kinh

doanh sắp tới của công ty.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định
chiến lược phát triển doanh nghiệp và vận dụng vào điều kiện cụ thể của công ty
LeLong, từ đó góp phần mang lại những kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát
triển cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: vận dụng quy trình hoạch định chiến lược phát triển doanh
nghiệp nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ đối với
hoạt động của công ty LeLong Việt Nam. Đồng thời, đề ra các giải pháp thực hiện
chiến lược phát triển công ty Lê Long Việt Nam đến năm 2020.
7. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
- Từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH LeLong chưa nhận thức sâu sắc về
nội dung xây dựng chiến lược cũng như thực hiện chiến lược doanh nghiệp. Đây là
một công việc mới mẻ đối với công ty và cũng chưa có công trình nghiên cứu về
“Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH LeLong”. Hiện
nay, trong quá trình sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn làm cho hoạt động
sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Luận văn này nhằm giúp công ty đạt được hiệu
quả hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
- Trong phạm vi luận văn này tác giả tiến hành nghiên cứu hoạch định và đề
xuất xây dựng các chiến lược, vì thế hướng sắp tới tác giả đề xuất nghiên cứu sâu
hơn nữa trong việc triển khai các chiến lược cũng như đánh giá kết quả đạt được.
8. KHUNG NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
này được chia làm ba chương chính:
Chương 1: Lý luận cơ bản về chiến lược, hoạch định chiến lược kinh doanh.
Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động của công ty LeLong Việt Nam
Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển công ty LeLong Việt Nam đến năm 2020.
4




Chương
1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 CÁC KHÁI LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC.
1.1.1 Định nghĩa.
Khái niệm “chiến lược” đã xuất hiện từ rất lâu, lúc đầu gắn liền với lĩnh vực
quân sự và đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược:
Theo Alfred Chandler
1
“Chiến lược kinh doanh bao hàm việc ấn định các mục
tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời chọn cách thức hoặc quá trình hành
động và phân bổ nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu
đó”.

Theo Fred R.David
2
: “Chiến lược kinh doanh là những phương tiện để đạt
đến mục tiêu dài hạn”.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung chiến lược kinh
doanh bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn vươn tới.
- Các quyết định và hành động có liên quan chặt chẽ với nhau để thực hiện mục
tiêu đề ra.
- Triển khai, phân bổ
các nguồn lực và năng lực một cách hiệu quả để thực hiện
mục tiêu.
Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm đi đến xác định các

chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Nó bao gồm từ việc phân tích môi trường để xác định các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, xác định các mục tiêu dài hạn và xây dựng,
triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh trên cơ sở phát huy đầy đủ những
điểm mạnh, khắc phục tối đa những điểm yếu, tận dụng nhiều nhất những cơ hội
và giảm thiểu những nguy cơ.
1.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược.

Tầm quan trọng của việc hoạch định và thực hiện chiến lược đối với doanh
nghiệp được thể hiện qua các nội dung
sau:
- Chiến lược kinh doanh có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể đương đầu với sự thay đổi nhanh chóng của
1
Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Đình Hòa (2005),
Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, trang 26.
2
Fred R.David (2006), Bản dịch Khái luận về quản trị
chiến lược, NXB Thống kê, trang 20.


5



môi trường.
- Chiến lược là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh
doanh cụ thể và đo lường kết quả thực hiện đó.
- Chiến lược giúp cho doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi để tránh sự
lầm lạc trong định hướng cho tương lai.

- Chiến lược giúp cho doanh nghiệp phân bổ hiệu quả các nguồn lực, cải thiện
tình hình nội bộ và theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện mục tiêu của mình.
1.2 Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược.

1.2.1 Nghiên cứu môi trường hoạt động.

Để hoạch định chiến lược khả thi và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra,
doanh nghiệp cần phải thực hiện theo một quy trình của Fred R.David
3
(giai đoạn
hình thành chiến lược)
















Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện

Việc đánh giá môi trường bên ngoài cho chúng ta thấy những cơ hội và


3
Fred R.David (2006), Bản dịch Khái luận về quản trị
chiến lược, NXB Thống kê


6



nguy cơ chủ yếu đối với doanh nghiệp để có thể đề xuất chiến lược nhằm tận dụng
cơ hội và né tránh nguy cơ. Môi trường bên ngoài được chia thành môi trường vĩ
mô và môi trường vi mô.
1.2.1.1 Môi trường vĩ mô

Phân tích môi trường vĩ mô thông qua các yếu tố sau:

- Các yếu tố kinh tế:

-

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về sức
khỏe của nền kinh tế, nó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của các ngành trong nền kinh tế, đồng thời còn là đòn bẩy thúc đẩy quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-

Thu nhập bình quân đầu người: thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ
kéo theo sự gia tăng về nhu cầu, số lượng, chất lượng hàng hoá, làm thay đổi thị
hiếu của người tiêu dùng.

-

Yếu tố lạm phát, tỷ giá ngoại hối, chính sách tài chính tiền tệ cũng ảnh
hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các yếu tố chính phủ, chính trị, và pháp luật: Doanh nghiệp phải tuân thủ các
quy định của chính phủ và pháp luật nên các quy định về thuế, an toàn và bảo vệ
môi trường, các chính sách xuất nhập khẩu, bảo vệ sở hữu công nghiệp và tính ổn
định của chính trị xã hội, cũng ảnh hưởng quan trọng đến chiến lược của doanh
nghiệp.
- Các yếu tố xã hội:

-

Đặc điểm tiêu dùng, phong cách sống hay nét văn hoá của từng khu vực, địa
phương sẽ tác động đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở đó về chủng loại,
mẫu mã, chất lượng hàng hoá.
-

Tốc độ tăng dân số làm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nhu cầu, tăng thị
trường tiêu thụ hàng hóa tác động tích cực đến chiến lược của doanh nghiệp.
- Yếu tố tự nhiên: Vấn đề ô nhiểm môi trường, lãng phí tài nguyên thiên nhiên
và đặc biệt là tình trạng thiên tai, lũ lụt làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu
đầu vào, quá trình sản xuất và thị trường tiêu thụ của sản phẩm của doanh nghiệp
nên ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp.
7



- Yếu tố công nghệ: Ngày càng có nhiều công nghệ mới, tiên tiến ra đời tạo ra
các cơ hội cũng như nguy cơ đối với doanh nghiệp. Công nghệ mới ra đời là cơ hội

cũng như nguy cơ đối với doanh nghiệp. Công nghệ mới ra đời là cơ hội để doanh
nghiệp nắm bắt ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao và sẽ là nguy cơ nếu doanh
nghiệp khác đã vận dụng trước. Đồng thời công nghệ mới tạo ra sản phẩm mới tốt
hơn làm cho các sản phẩm hiện có trở nên lạc hậu hay rút ngắn chu kỳ sống
của sản phẩm.
1.2.1.2 Môi trường vi mô

Phân tích môi trường vi mô là xem xét các yếu tố xuất hiện trong ngành sản
xuất kinh doanh quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành đó. Đây
còn gọi là môi trường cạnh tranh vì nó gắn bó trực tiếp với t
ừng doanh nghiệp và
phần lớn các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra tại môi trường này.
Michael E.Porter đưa ra mô hình năm áp lực cạnh tranh, tạo thành bối cảnh cạnh
tranh trong một ngành như sau:

Hình 1.2: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter

8



- Nguy cơ giảm thị phần từ đối thủ cạnh tranh mới (đối thủ tiềm ẩn): Khi có đối
thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để
bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải tăng rào cảng nhập
ngành thông qua các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, lợi thế theo quy mô
hoặc muốn gia nhập ngành đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Khả năng ép giá của nhà cung cấp: Khi nhà cung cấp có ưu thế, họ có thể gây
áp lực tạo bất lợi đối với doanh nghiệp.
- Khả năng ép giá của khách hàng (người mua): Sự tín nhiệm của khách hàng
là tài sản có giá trị hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi khách

hàng có ưu thế họ có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá
hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn.
- Nguy cơ từ sản phẩm, dịch vụ thay
thế: Sản phẩm thay thế làm hạn chế mức
lợi nhuận tiềm năng của ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa cho mức giá mà các
công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi.
- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Đây là áp lực thường xuyên đe dọa trực tiếp
các doanh nghiệp, khi áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng
lên thì càng đe dọa về vị trí và sự tồn tại của các doanh nghiệp. Các nội dung
cần
nhận định khi phân tích đối thủ cạnh tranh:












9





Qua hình 1.3, theo Michael E.Porter, có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản là:

lợi thế về chi phí thấp và lợi thế về tính khác biệt của sản phẩm. Được thể hiện
qua mô hình sau:


4
Michael Porter (1979), Porter’s Five Forces,
Harvard Business Review


×