Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Tạo quan hệ tốt nơi công sở pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.67 KB, 4 trang )

Tạo quan hệ tốt nơi công sở
Bạn biết tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp nhưng đôi khi dù đã
cố gắng thế nào, bạn vẫn ngẫu nhiên để lại dấu ấn không đẹp trong mắt đồng
nghiệp, ví dụ như nghe điện thoại hay ngủ gật trong cuộc họp đầu tiên.

Hãy tận dụng mọi cơ hội để lấy lòng đồng nghiệp và sếp... (Ảnh minh họa)
Ấn tượng ban đầu tiêu cực đó có thể xuất phát từ 1 trong 3 nguyên nhân: thứ nhất,
do mâu thuẫn cá nhân, một người nào có điều gì không hài lòng về bạn; thứ hai,
bạn nói “hớ” khiến cả mình và đồng nghiệp đều thấy khó xử; thứ ba, kiểu cách cư
xử của bạn còn nhiều hạn chế như giờ giấc “cao su”, không nắm được nguyên tắc
sử dụng điện thoại, cách ăn uống xấu…
Dù lý do là gì, bạn sẽ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn nếu không làm gì
để khắc phục. Vấn đề sẽ tồi tệ hơn và mọi người sẽ truyền tai nhau về những thói
xấu của bạn. Về phương diện nào đó, cả sự nghiệp của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Vì vậy, hãy hành động ngay để sửa sai. Bạn có thể thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Nhận thức về tình huống
Ngay khi nhận ra mình đã phạm sai lầm, hãy tiếp nhận nó một cách cởi mở và
“chữa cháy” ngay. Đừng vì ngại ngùng hay xấu hổ mà thậm chí còn không nghĩ
tới nó. Nếu đó là sai lầm về lời nói, hãy đỡ lời ngay rằng: “Tôi nghĩ những gì mình
đã nói không chính xác”. Còn nếu phạm phải vấn đề về nghi lễ, phép tắc, hãy cho
người khác thấy rằng bạn nhận thức được những gì mình đã làm.

Bước 2: Đề ra cách giải quyết
Thực hiện ngay lập tức những gì bạn có thể làm để khắc phục tình huống. Một
phát biểu sai có thể được sửa bằng những câu đơn giản. Giọt nước tràn ly không
giữ lại được nhưng bạn cần “dọn dẹp” những gì đã xảy ra. Tất nhiên, có nhiều
trường hợp khó giải quyết nhưng ít nhất hãy để mọi người thấy bạn đã nỗ lực hết
mình.


Đừng bao giờ lặp lại những điều bạn đã làm khiến đồng nghiệp nghĩ sai về mình...
(Ảnh minh họa)
Bước 3: Cố gắng cải thiện hoặc tìm kiếm sự tha thứ
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống, ví dụ, bạn đến muộn 10 phút
hay lãng quên một cuộc hẹn quan trọng, hãy làm điều gì đó để thể hiện sự ân hận
và đẩy bạn tới vùng an toàn hơn khỏi sự ghét bỏ. Việc này có thể thông qua lời
nói, viết thư xin lỗi, hoặc những món quà nhỏ. Sự hài hước sẽ là liệu pháp mang
lại hiệu quả tốt trong hoàn cảnh này. Nếu có thể và thích hợp, hãy tạo ấn tượng với
mọi người rằng bạn biết lỗi và đang tích cực sửa sai.
Bước 4: Hướng mối quan hệ tới điểm trung hòa
Dù không thể lấy lại tình cảm quý mến của đồng nghiệp và sếp ngay lập tức, hãy
cố gắng cải thiện mối quan hệ với mọi người tới điểm trung hòa một cách tự
nhiên, đừng để ai đó ghét bạn. Dần dần mọi người sẽ thấy được sự cố gắng của
bạn, sẵn sàng bỏ qua và bắt đầu xây dựng mối quan hệ từ đầu.
Bước 5: Dần chuyển tình huống theo hướng tích cực
Hãy tận dụng mọi cơ hội để lấy lòng đồng nghiệp và sếp. Bạn có thể mời mọi
người ăn tối, rủ đi xem ca nhạc hay tới các hoạt động thể thao hoặc làm bất cứ
điều gì bạn biết họ sẽ đánh giá cao.
Hãy nhớ, thông qua quá trình sửa sai về ấn tượng ban đầu không tốt, đừng bao giờ
lặp lại những điều bạn đã làm khiến đồng nghiệp nghĩ sai về mình.

×