Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tài liệu luận văn Đánh Giá Sinh Kế Của Hộ Gia Đình Sau Tái Định Cư Thuộc Dự Án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
oooOooo

PHAN THỊ THẮNG

ĐÁNH GIÁ SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ
THUỘC DỰ ÁN
KÊNH THAM LƯƠNG – BẾN CÁT – RẠCH NƯỚC LÊN,
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh, năm 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
oooOooo

PHAN THỊ THẮNG

ĐÁNH GIÁ SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ
THUỘC DỰ ÁN
KÊNH THAM LƯƠNG – BẾN CÁT – RẠCH NƯỚC LÊN,
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60310105

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HỒNG BẢO

TP.Hồ Chí Minh, năm 2013


3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoàng
Bảo, người đã hướng dẫn về mặt khoa học cho tôi trong thời gian thực hiện
luận văn này.
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Dũng đã tận tình hỗ trợ tơi trong q trình
thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đến q
Thầy Cơ trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, vì sự hỗ trợ, hướng dẫn vơ giá và
sự khích lệ trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Văn
phịng Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận
Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong
việc thu thập các văn bản có liên quan đến đề tài.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến các anh, chị ở Ban quản trị chung cư Da
Sà, Nhất Lan quận Bình Tân, đặc biệt xin gởi lời cám ơn chân thành đến anh em cán
bộ, cơng chức thuộc Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Tân, đã hỗ trợ
tơi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu tại các chung cư.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần của tất cả
những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.



4

LỜI CAM KẾT

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những nhận
định và luận cứ khoa học đưa ra trong luận văn này hồn tồn khơng sao chép từ các
cơng trình khác mà xuất phát từ chính kiến bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn đều có
nguồn gốc rõ ràng. Những số liệu trích dẫn đều được sự cho phép của các cơ quan
ban ngành. Nếu có sự đạo văn và sao chép tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước
hội đồng khoa học.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Phan Thị Thắng

năm 2013


5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 10
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 5
1.6. KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KÊNH THAM
LƯƠNG - BẾN CÁT - RẠCH NƯỚC LÊN .................................................................... 7
2.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ...................................................................................... 7
2.1.1 Thu hồi đất................................................................................................................ 7
2.1.2. Tái định cư............................................................................................................... 7
2.1.3 Luật đất đai năm 2003 và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan................. 8
2.2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG ................................................. 9
2.2.1. Khái niệm về sinh kế bền vững ............................................................................... 9
2.2.2. Các khung lý thuyết phân tích sinh kế bền vững .................................................. 10
2.3. CHỈ SỐ VỀ SỰ ĐẢM BẢO SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH BỀN VỮNG .................... 18
2.3.1. Khái niệm về sự bảo đảm sinh kế hộ gia đình ...................................................... 18
2.3.2. Chỉ số về sinh kế hộ gia đình bền vững ................................................................ 19
2.4. TỔNG QUAN VỀ TÁI ĐỊNH CƯ VÀ NHỮNG CẢNH BÁO CỦA CÁC TỔ
CHỨC QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ TÁI ĐỊNH CƯ ........................................................... 22
2.4.1. Tổng quan về tái định cư ....................................................................................... 22
2.4.2. Những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về vấn đề tái định cư............................ 23


6

2.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ TÁI ĐỊNH CƯ ........................ 26

2.6. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KÊNH THAM LƯƠNG BẾN CÁT –RẠCH NƯỚC
LÊN ................................................................................................................................. 28
2.6.1. Xuất xứ của dự án ................................................................................................. 28
2.6.2. Tình hình thực hiện dự án tại quận Bình Tân ....................................................... 29
2.6.3. Cơng tác tạm cư và bố trí tái định cư .................................................................... 30
2.6.3.1. Cơng tác tạm cư: ................................................................................................ 30
2.6.3.2. Cơng tác bố trí tái định cư: ................................................................................. 30
2.6.3.3. Tình hình 173 hộ dân được bố trí tại các căn hộ chung cư trên địa bàn quận: .. 31
2.6.3.4. Chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội nơi bố trí tái định cư; những vấn
đề phát sinh sau khi tái định cư ....................................................................................... 32
2.6.3.5. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các
hộ dân sau khi được bố trí tái định cư. ............................................................................ 33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........ 35
3.1. SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 35
3.2. MƠ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ................................................ 36
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................. 36
3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 37
3.3. CÁC BIẾN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH ................................................... 39
3.4. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU .................................................................................. 43
3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............................................................................... 44
3.5.1. Phương pháp phân tích hồi quy Logit .................................................................. 44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 47
4.1. THƠNG TIN TỔNG QT VỀ HỘ GIA ĐÌNH TÁI ĐỊNH CƯ .......................... 47
4.1.1. Tuổi của chủ hộ: .................................................................................................... 47
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ .................................................................................. 48


7

4.1.3. Qui mơ hộ .............................................................................................................. 50

4.1.4. Tình hình lao động của hộ ..................................................................................... 51
4.1.5. Mục đích sử dụng tiền đền bù: .............................................................................. 52
4.2. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ ................. 54
4.2.1. Về nguồn lực kinh tế: ............................................................................................ 54
4.2.1.1. Việc làm ............................................................................................................. 54
4.2.1.2. Thu nhập bình qn của hộ ................................................................................ 59
4.2.1.3. Thơng tin về chi phí ........................................................................................... 62
4.3. HỊA NHẬP CUỘC SỐNG MỚI............................................................................. 64
4.4. ƯỚC LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN THU NHẬP SAU TÁI
ĐỊNH CƯ ........................................................................................................................ 67
CHƯƠNG 5 CÁC KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................... 71
5.1. Tóm lược phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 71
5.2. Các kết quả nghiên cứu và phân tích........................................................................ 71
5.2.1. Thống kê mơ tả ...................................................................................................... 71
5.2.2. Kết quả phân tích Mơ hình Binary Logit .............................................................. 72
5.3. Các hàm ý chính sách rút ra ..................................................................................... 73
5.4. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................... 75
5.5. Hướng nghiên cứu mở rộng ..................................................................................... 75


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các biến trong nghiên cứu của CARE về chất lượng cuộc sống ................... 21
Bảng 2.2: Những loại hình thiệt hại chính của tái định cư và biện pháp giảm thiểu ...... 24
Bảng 3.1: Những yếu tố ảnh hưởng đến xác suất quyết định của hộ .............................. 38
Bảng 3.2: Mô tả các biến nghiên cứu và phân tích trong đề tài ...................................... 39
Bảng 4.1: Bảng thống kê điều tra theo tuổi và giới tính của chủ hộ ............................... 47
Bảng 4.2: Thông tin chung về lao động trong hộ............................................................ 51
Bảng 4.3: Mục đích sử dụng tiền đền bù ........................................................................ 52

Bảng 4.4: Cơ cấu nghề nghiệp của lao động trong hộ trước và sau tái định cư ............. 55
Bảng 4.5: Thay đổi việc làm theo nhóm tuổi ................................................................. 56
Bảng 4.6: Thay đổi việc làm theo giới tính của chủ hộ .................................................. 57
Bảng 4.7: Quan hệ giữa trình độ chuyên môn của chủ hộ đến thay đổi việc làm........... 57
Bảng 4.8: Thu nhập bình quân của hộ trước và sau tái định cư ...................................... 59
Bảng 4.9: Các nguồn thu nhập chính .............................................................................. 59
Bảng 4.10: Thơng tin về chi phí của hộ (Triệu đồng) ..................................................... 62
Bảng 4.11: Chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình ........................................................... 63
Bảng 4.12: Bảng ma trận các thành phần đã hiệu chỉnh ................................................. 64
Bảng 4.13: Các nhân tố mơi trường của mơ hình ........................................................... 65
Bảng 4.14: Điểm các nhóm nhân tố hịa nhập cuộc sống mới của hai loại hình ............ 66
Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mơ hình Logit ................................................................ 67
Bảng 4.17: Giá trị đo lường độ phù hợp của mơ hình .................................................... 67
Bảng 4.18 Kiểm định Omnibus về sự phù hợp tổng qt của mơ hình .......................... 68
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định mơ hình thơng qua bảng giá trị kỳ vọng và xác suất ..... 68
Bảng 4.20: Ước lượng xác suất cải thiện thu nhập theo tác động biên từng yếu tố ....... 69


9

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP ........................................... 12
Hình 2.2: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE ........................................... 13
Hình 2.3: Mơ hình lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID .......................................... 15
Hình 2.4: Sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình ...................................................................... 19
Hình 4.1: Thống kê trình độ chuyên môn của chủ hộ trong độ tuổi lao động ................ 48
Hình 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................................... 49
Hình 4.3: Trình độ học vấn theo loại hình tái định cư .................................................... 50
Hình 4.4: Quy mơ hộ gia đình ......................................................................................... 51
Hình 4.5: Mục đích sử dụng tiền đền bù theo nhóm thu nhập ........................................ 53

Hình 4.6: Mục đích sử dụng tiền đền bù theo biến động thu nhập sau tái định cư ......... 54
Hình 4.7: Cơ cấu nghề nghiệp theo thời gian và loại hình tái định cư............................ 56
Hình 4.8: Nguyên nhân thay đổi việc làm phân theo loại hình tái định cư ..................... 58
Hình 4.9: Các nguồn thu nhập của hộ ............................................................................. 60
Hình 4.10: Các nguyên nhân thu nhập giảm ................................................................... 61
Hình 4.11: Nguyên nhân thu nhập tăng........................................................................... 61


10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND: Ủy ban nhân dân
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
CARE: Tổ chức nghiên cứu và giáo dục
DFID: Bộ phát triển toàn cầu Vương quốc Anh
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
WB: Ngân hàng thế giới


1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều có
những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại không gian đô thị cho phù hợp với tình
hình phát triển của thành phố như: phát triển thương mại, phát triển đầu tư, nhu cầu
chỉnh trang đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng bao gồm cả việc xây dựng các cơng trình

hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn,
dân số gần 8 triệu dân và không ngừng tăng nhanh nhưng các cơ sở hạ tầng kỹ
thuật không thể tăng cùng đã tạo ra một sức ép rất lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng
đô thị của thành phố và cũng đặt ra một nhu cầu về nhà ở rất lớn. Dù có cố gắng
hạn chế tối đa, nhưng việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, di dời, giải
phóng mặt bằng và tái định cư cho nhiều hộ gia đình là điều không thể tránh khỏi.
Với quyết tâm xây dựng thành phố văn minh hiện đại, chính quyền thành
phố đã xem vấn đề di dời, tái định cư là một trong những chương trình trọng điểm,
nhằm chỉnh trang nâng cấp đơ thị cho phù hợp với sự phát triển của quá trình đơ
thị hố. Nhiều dự án đã giải tỏa được hàng chục ngàn căn nhà ổ chuột, sắp xếp chỗ
ở khang trang trong các chung cư cao tầng cho rất nhiều hộ dân có thu nhập thấp,
dãn bớt dân ra các vùng ven, làm sạch các kênh rạch bị ô nhiễm, cải tạo được
nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng cũ kỹ, góp phần tạo nên một bộ mặt mới sạch đẹp,
văn minh cho Thành phố. Tuy nhiên, việc giải toả, di dời, tái định cư không chỉ
dừng lại ở việc đưa một bộ phận dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác, mà tái định cư
còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như: công ăn việc làm, học hành, y tế, sự tiếp cận
các dịch vụ đô thị, nhà ở, các quan hệ xã hội,…Do đó, tái định cư cần được nhìn
nhận là một quá trình thay đổi có tính hệ thống về kinh tế, văn hố, xã hội của
người dân hơn là chỉ dừng lại ở việc xem xét đây là quá trình thay đổi chỗ ở của
người dân. Chính sách và những hành động hỗ trợ thực tế đóng một vai trị, nếu
khơng muốn nói là có tính quyết định trong việc ổn định cuộc sống người dân tái


2

định cư, trước mắt là nhận ngôi nhà mới, và cả về lâu dài cho cuộc sống sau tái định
cư.
Quận Bình Tân được thành lập theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 05/11/2003, gồm 3 xã (Tân Tạo, Bình Trị Đơng, Bình Hưng Hịa) và thị
trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh trước đây; vị trí địa lý nằm trong khu vực phía

Tây của thành phố, tiếp nối với đồng bằng sơng Cửu Long theo tuyến quốc lộ 1A,
diện tích tự nhiên 5.188,67ha; dân số 254.635 người (trong đó 80% hộ dân phi nông
nghiệp, hơn 70% dân nhập cư), hiện nay dân số 610.345 người, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng “Thương mại, dịch vụ - Công nghiệp - nông nghiệp”, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội đã hình thành khá rõ nét theo xu thế phát
triển đơ thị.
Bình Tân là quận ven của thành phố, q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh
mẽ, chịu tác động từ những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại không gian đô thị
của Quận, chỗ ở của một bộ phận người dân bị thay đổi (giải tỏa, di dời và tái định
cư), trong đó dự án tiêu thốt nước và cải thiện ơ nhiễm kênh Tham Lương – Bến
Cát – Nước Lên là một dự án có quy mơ lớn, cần được triển khai với tiến độ cấp
bách vì trực tiếp ảnh hưởng đến việc giải quyết thốt nước và ơ nhiễm cho một khu
vực rộng lớn. Hệ kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên nằm về phía Đơng
Bắc - Tây Nam của Trung tâm thành phố nối liền với Sơng Sài Gịn và Sơng Chợ
Đệm với diện tích lưu vực 14.900 ha, bao gồm phần đất của 9 quận huyện: quận
12,quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận 8, quận Bình Thạnh, quận
Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Mơn.
Qua những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá sinh kế hộ gia đình sau
tái định cư thuộc dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, quận Bình
Tân, Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi về các đặc
điểm kinh tế xã hội các hộ gia đình trước và sau khi tái định cư, từ đó phát hiện ra
những khó khăn và những tổn thất mà những người dân tái định cư đang gặp phải
cùng nguyên nhân của những khó khăn và những tổn thất này. Dựa vào kết quả


3

nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp cho vấn đề tái định cư thuộc dự án tiêu
thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương- Bến Cát- Rạch Nước Lên quận
Bình Tân nói riêng và tình hình tái định cư tồn dự án nói chung.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với 3 mục đích cụ thể như sau:
- Tìm hiểu những sự biến đổi về đời sống và thu nhập của các hộ gia đình sau
khi bị thu hồi đất.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải thiện thu nhập của hộ dân sau
thu hồi đất.
- Gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân sau
tái định cư.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích đã nêu ra trong mục 1.2, đề tài tìm câu trả lời cho 02
câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Cuộc sống của các hộ gia đình đã có những sự biến đổi như thế nào về khía
cạnh kinh tế xã hội sau khi tái định cư tại các chung cư và khu dân cư quận Bình
Tân?
- Những nhân tố nào làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội của người dân tái
định cư trên địa bàn nghiên cứu?
- Cần phải có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
sau tái định cư.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được khảo sát trong đề tài nghiên cứu là những hộ gia đình có đất bị
thu hồi thuộc dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên và hiện đang tái
định cư tại quận Bình Tân, huyện Bình Chánh. Đề tài chỉ tập trung khảo sát các hộ


4

gia đình bị giải tỏa trắng, tức là sau khi nhận tiền đền bù họ phải tự tìm nơi ở để ổn
định cuộc sống và lo toan mọi việc.
Việc giới hạn đối tượng khảo sát này nhằm hai mục đích: Thứ nhất, những hộ

thuộc diện giải tỏa trắng là những hộ chịu ảnh hưởng nhiều nhất do việc thu hồi đất
gây ra, những hộ này đã có một thời gian sống nhất định tại địa phương trước khi bị
thu hồi đất, tức là họ đã xây dựng được một “cộng đồng” tương đối rõ nét nơi mà
họ đang sinh sống. Thứ hai, những hiểu biết, kiến thức, cũng như những trải nghiệm
của những đối tượng được khảo sát này có thể lý giải về tính ổn định trong việc đưa
ra kết quả nhận định và đánh giá trong suốt quá trình điều tra tìm hiểu về những yếu
tố được khảo, đặc biệt là những thay đổi trong đời sống người dân sau khi bị thu hồi
đất.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên nghiên cứu chỉ tập trung khảo
sát các hộ gia đình thực hiện tái định trên trên địa bàn quận Bình Tân, huyện Bình
Chánh, khơng khảo sát những hộ gia đình đã di chuyển sang địa phương khác, do
rất khó khăn trong việc tìm kiếm. Điều này, trên thực tế đã diễn ra cho tất cả các dự
án, việc tự tìm chỗ ở để tái định cư là quyết định của những hộ đó. Nhà nước tập
trung vào việc ổn định cuộc sống của hộ tại các khu tái định cư có quy hoạch. Việc
đề tài tập trung vào đối tượng này thì kết quả nghiên cứu sẽ là thơng tin hữu ích cho
chính quyền địa phương, ban quản lý các khu dân cư, chung cư có những giải pháp
cụ thể để hỗ trợ cho cuộc sống của hộ tại các nơi này.
- Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu những biến đổi về đời sống và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc cải thiện thu nhập của các hộ gia đình bị thu hồi tồn bộ đất để thực
hiện dự án tiêu thốt nước và cải thiện ơ nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát –
Rạch Nước Lên. Đề tài khơng nhằm nghiên cứu hay đánh giá các chính sách bồi
thường tái định cư hiện hành mà chỉ nhằm nêu rõ thực trạng đời sống kinh tế, xã hội
của người dân sau khi bị thu hồi đất. Đề tài cũng khơng đề cập đến những khía cạnh
kinh tế, xã hội liên quan đến lợi ích nhà nước, ban ngành, xã hội


5

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu sơ cấp: tiến hành điều tra, khảo sát 124 hộ dân bị thu bị hồi đất bằng
cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Danh sách các hộ tái định cư được xác
định thông qua sự trợ giúp của Ban quản lý các khu chung cư, khu tái định cư của
Quận
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các phịng ban chun mơn của quận như
phịng thống kê, Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng, Ban quản lý dự án và các
số liệu thống kê liên quan khác.
* Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp thông dụng trong nghiên
cứu, là cách thu thập thông tin, số liệu để kiểm chứng những giả thiết hoặc để giải
quyết những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này,
tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá tình hình đời
sống thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình (số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình,
phân tích tương quan…) nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản thuộc phạm vi của
đề tài.
* Phương pháp phân tích hồi quy: là phương pháp nghiên cứu nhằm lượng
hóa mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố quan sát. Trong đề tài, tác giả vận dụng
phương pháp kinh tế lượng nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự cải thiện
thu nhập của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất bằng mơ hình Binary Logistic.
1.6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn được trình bày trong 5 chương như sau:
Chương 1 nhằm giới thiệu tổng quát về vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và phạm vi
nghiên cứu. Chương 2 lược khảo tổng quan tài liệu về sinh kế bền vững; các nghiên
cứu về sinh kế bền vững, các chỉ số về sinh kế bền vững hộ gia đình của các tổ chức
như UNDP, CARE, DFID; các nghiên cứu trước và những cảnh báo của các tổ chức
quốc tế về cuộc sống của người dân sau tái định cư. Tổng quan về dự án Kênh


6


Tham Lương-Bến Cát - Rạch Nước Lên. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên
cứu; khung phân tích; chi tiết về các thơng tin để xác định các khía cạnh kinh tế xã
hội phát sinh và cách thức chọn các biến; cách thiết lập bảng câu hỏi, cách chọn
mẫu, kỹ thuật phân tích để kiểm định các giả thiết, trình bày kết quả nghiên cứu xác
định cuộc sống của người dân tốt hơn hay xấu đi và trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 4 trình bày kết quả phân tích kinh tế xã hội của các hộ gia đình sau khi tái
định cư, và kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sau tái
định cư. Chương 5 nêu những kết luận và hàm ý chính sách gồm có tóm lược
phương pháp nghiên cứu, gợi ý một số chính sách nhằm ổn định cuộc sống của hộ
sau tái định cư, hạn chế của nghiên cứu, hướng nghiên cứu mở rộng.


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
KÊNH THAM LƯƠNG - BẾN CÁT - RẠCH NƯỚC LÊN
Chương này cung cấp khung khái niệm để phân tích những khía cạnh của tái
định cư và đời sống của người dân. Chương này chứa đựng hai phần thơng tin
chính. Phần thứ nhất trình bày tổng quan các lý thuyết về sinh kế bền vững, khái
niệm tái định cư, ổn định kinh tế xã hội sau tái định cư giúp làm sáng tỏ các cơ sở lý
thuyết của các câu hỏi nghiên cứu và là cơ sở để thảo luận các chương tiếp theo.
Phần thứ hai sẽ trình bày và tóm lược những nghiên cứu có liên quan đã được thực
hiện trước đây
2.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1 Thu hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
quản lý theo quy định của Luật này (Luật đất đai năm 2003).
2.1.2. Tái định cư

Tái định cư là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những người
bị ảnh hưởng bởi các dự án của nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết
hoặc thu hồi khơng hết, phần cịn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống, phải
chuyển đến nơi ở mới. Tái định cư bao gồm tái định cư tự nguyện và tái định cư bắt
buộc.
Tái định cư tự nguyện: là do nhu cầu cuộc sống người dân tự nguyện di
chuyển từ nơi này sang định cư ở nơi khác.
Tái định cư bắt buộc: Dự án phát triển dẫn đến những mất mát tái định cư
không thể tránh khỏi, trong đó những người bị ảnh hưởng khơng cịn lựa chọn nào


8

khác ngoài việc xây dựng lại cuộc sống, thu nhập và cơ sở vật chất ở bất cứ một
nơi nào khác (ADB 1995)
2.1.3 Luật đất đai năm 2003 và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan
Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất: Là việc nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Hỗ trợ khi bị nhà nước thu hồi đất: Là việc nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
Người bị thu hồi đất: Theo Nghị định 197/2004/NĐ – CP của Chính phủ ban
hành ngày 03/12/2004:
Người bị thu hồi đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đang sử
dụng đất bị nhà nước thu hồi.
Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi
thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư tại Nghị định này.
Tổng thu nhập của hộ thường được thu từ một nguồn hay nhiều nguồn. Qua
các cuộc điều tra của Tổng cục thống kê qua các năm 2004, 2006, 2009 về dân số,

nhà ở thì thu nhập được chia thành 5 nguồn:
Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: bao gồm thu do trồng trọt,
chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và các họa động liên quan đến nông
nghiệp.
Thu nhập từ tiền công, tiền lương: bao gồm thu nhập chính 7 ngày, các cơng
việc phụ 7 ngày, việc làm chính 12 tháng. Thành phần thu nhập của mỗi công việc
bao gồm cả tiền mặt và giá trị hiện vật nhận được các khoản: tiền công, trị giá ăn
trưa, các loại phụ cấp, bảo hộ lao động có liên quan đến cơng việc.


9

Thu nhập ngành nghề tự sản xuất, ngành nghề cá thể đó là ngành nghề tự do,
có thể mua bán, sản xuất chế biến các sản phẩm trong nông nghiệp hoặc phi nông
nghiệp, các chủ hộ tự bỏ vốn và gia đình có khi th ngồi.
Thu nhập từ hưu trí, trợ cấp học bổng: thu nhập bình quân từ quỹ bảo hiểm xã hội
như trợ cấp hưu trí, mất sức, các khoản trợ cấp xã hội khác và học bổng, trợ cấp giáo dục.
Thu nhập khác: bao gồm tiền cho thuê nhà ở, thu từ biếu khách hàng tiêu
dùng, thu nhập bình quân từ lãi cho vay mượn trong 12 tháng kể cả nhận và sẽ
nhận, bao gồm các khoản tiền và giá trị hiện vật có tính chất trợ giúp đã nhận được
trong 12 tháng mà khơng phải hồn trả lại từ các tổ chức, cá nhân không phải thành
viên của hộ, kể cả trong và ngoài nước.
2.2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG
2.2.1. Khái niệm về sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế bền vững lần đầu tiên được giới thiệu bởi Brundtland
Commission, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển, thuộc đại học Oxford,
năm 1987, nó đã liên kết các khía cạnh về kinh tế xã hội và môi trường sống một
cách cụ thể (Krantz, 2001). Năm 1992, Robert Chambers và Gordon Conway đã đề
xuất một khái niệm về sinh kế bền vững được áp dụng ở cấp độ hộ gia đình:
Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản (cửa hàng, tài nguyên, khả

năng tiếp cận) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh
sống: sinh kế bền vững là nó có thể đương đầu và phục hồi trước tác
động của những áp lực và những cú sốc gặp phải, khơng những thế nó
cịn duy trì và tăng cường được các khả năng và tài sản của mình và
cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ sau; có thể đóng góp
những lợi ích rịng thu được từ các hoạt động của mình cho sinh kế
khác ở địa phương hay trên thế giới trong ngắn hạn cũng như dài
hạn. (Chambers & Conway, 1992).


10

Khái niệm trên đã liên kết 3 khái niệm hiện có là năng lực, sự cơng bằng giữa
các thế hệ và sự bền vững. Trong các thành phần khác nhau của một sinh kế thì
thành phần phức tạp nhất là danh mục các tài sản mất đi khi mà người dân xây dựng
lại cuộc sống của họ. Danh mục tài sản này nó bao gồm tài sản hữu hình như cửa
hàng và tài ngun và tài sản vơ hình như quyền lợi và khả năng tiếp cận (Krantz,
2001).
Cho đến gần đây Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và Bộ phát triển quốc tế
Vương quốc Anh (DFID) đã nghiên cứu khái niệm và cách tiếp cận mới về sinh kế
bền vững. Ian Scoones, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển, Vương
quốc Anh, đã đề xuất một định nghĩa về sinh kế bền vững như sau:
Sinh kế bao gồm những khả năng và tài sản (cả tài nguyên vật chất và
xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống.
Sinh kế bền vững là khi mà nó có thể đương đầu và phục hồi khi trải
qua những tổn thất và những cú sốc gặp phải, khơng những thế nó
cịn duy trì và nâng cao những khả năng và tài sản của mình, trong
khi khơng làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. (Scoones, 1998)
Điểm khác biệt chính giữa định nghĩa mới này và định nghĩa trước đó của
Chambers và Conway là ở chỗ nó khơng bao gồm những yêu cầu để một sinh kế

được xem là bền vững như đóng góp lợi nhuận rịng từ các hoạt động của mình cho
sinh kế của người khác.
2.2.2. Các khung lý thuyết phân tích sinh kế bền vững
Khung lý thuyết về sinh kế, hay còn được hiểu là khung lý thuyết về sinh kế
bền vững được xây dựng dựa trên những cơng cụ được sử dụng để phân tích và cải
thiện khả năng sinh kế. Khi xây dựng khung lý thuyết các nhà nghiên cứu đưa ra
một số cấu trúc phân tích để thuận tiện trong việc hệ thống hóa những nhân tố khác
nhau, mà nó kìm hãm hay nâng cao cơ hội sinh kế (DFID, 1999). Có nhiều khung lý
thuyết về sinh kế được sử dụng để giải thích những khái niệm về sinh kế, nhưng


11

trong khuôn khổ của luận văn này, khung lý thuyết về sinh kế bền vững của 3 tổ
chức UNDP1, CARE2, DFID3 sẽ được phân tích sâu.
 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP
Khung lý thuyết này tập trung vào hai chiến lược khác nhau có tên gọi là: đối
phó (coping) và thích ứng. Chiến lược coping là sự đối phó trong ngắn hạn trước
những cú sốc cụ thể4 , trong khi đó chiến lược thích ứng đưa đến những thay đổi dài
hạn trong cung cách ứng xử trước những cú sốc hay những căng thẳng. UNDP đặc
biệt chú ý đến tầm quan trọng của những công nghệ có ý nghĩa cải thiện sinh kế của
người dân. Theo Krantz (2001), thông thường những nghiên cứu của UNDP được
thực hiện ở cấp độ quốc gia và vận hành những chương trình đặc biệt ở cấp độ một
vùng tương đương cấp huyện. Theo UNDP có 5 bước để thiết kế, thực thi và đánh
giá những chương trình sinh kế bền vững như sau:
1. Xác định sự đền bù được thực hiện dựa trên những rủi ro phải đối diện,
những tài sản và những kiến thức cộng đồng mất đi
2. Phân tích vi mơ, vĩ mơ, chính sách mà nó tác động đến chiến lược sinh kế
của người dân
3. Hỗ trợ và xác định những đóng góp tiềm năng của khoa học kỹ thuật hiện

đại, góp phần bổ sung hệ thống kiến thức bản địa góp phần cải thiện sinh kế
4. Nhận dạng những đầu tư về kinh tế xã hội để loại bỏ những cản trở chiến
lược sinh kế

1

United Nations Development Programme

2

Christian Action Research and Education

3

UK Department for International Development

4 4

Trong khuôn khổ luận văn này thuật ngữ “cú sốc” ngụ ý là những tổn thất hay những khó khăn
do tái định cư gây ra.


12

5. Đảm bảo rằng giai đoạn đầu tiên của quá trình thích ứng phải diễn ra thực sự
để mà tồn bộ tiến trình hồn tồn là sự phát triển, hơn là những sự kiện
riêng lẽ.
Sự liên kết và trật tự của những nhân tố khác biệt ở cách tiếp cận này được
mơ tả ở hình 2.1. Theo phương pháp tiếp cận này những chính sách của chính phủ
có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân được sử dụng. Nhiều các hoạt động hỗ trợ

khác nhau được thực hiện theo những chương trình sinh kế bền vững đặc biệt, ln
được thực thi từ cấp vùng (quận, huyện) trở lên.
NGƯỜI DÂN
Khả năng sinh kế

Đời sống
Cửa hàng
và tài nguyên

Quyền
và cơ hội
Tài sản vơ hình

Nguồn: Krantz, 2001

Hình 2.1: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP
 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE
Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE được mơ tả trong hình 2.2.
Nó tập trung vào sinh kế hộ gia đình. “Khung tài sản” mô tả những chỉ số, gồm khả
năng của thành viên hộ gia đình, những nguồn tài nguyên, tài sản mà hộ gia đình có
thể truy cập được, những khả năng được giúp đỡ, hỗ trợ lúc khó khăn bởi họ hàng,
chính quyền. Để đánh giá những thay đổi đang diễn ra về vần đề an ninh sinh kế hộ
gia đình, địi hỏi một cái nhìn tồn diện về sự tiêu dùng và tài sản của từng thành
viên hộ gia đình. CARE đưa ra mơ hình hoạt động của một sinh kế dựa trên tính
năng động và sự tương tác, gồm các bước sau:


13

1. Nhận dạng những khu vực địa lý tiềm năng, sử dụng dữ liệu thứ cấp để tìm

ra những người chủ hộ
2. Nhận dạng những nhóm bị tổn thương và những khó khăn về sinh kế mà họ
phải đối mặt
3. Thu thập những dữ liệu phân tích, ghi chú những xu hướng về thời gian và
nhận dạng những chỉ dẫn mà nó sẽ được kiểm định
4. Lựa chọn những khu vực để thực thi các chính sách can thiệp

Về an ninh
của:

Tài nguyên
thiên nhiên

Tài sản
Vốn con người

Vốn xã hội

Khả năng sinh kế Lợi ích và cơ hội

Cơ sở hạ tầng
Kinh tế
Văn hóa
Chính trị
Mơi trường

Thu
nhập
Sản


Căng thẳng
và va chạm

Hộ
gia
đình

Vốn kinh tế
Cửa hàng và
các nguồn lực

Tiêu
thụ

Lương thực
Dinh dưỡng
Sức khỏe
Nguồn nước
Nhà ở
Giáo dục
Sự trợ giúp của
cộng đồng
An tồn cá
nhân

Trao đổi
Xử lý

Tình
huống


Chiến lược
sinh kế

Nguồn: Krantz, 2001

Hình 2.2: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE

Kết quả
sinh kế


14

Giá trị của an ninh sinh kế, gần đây đã trở thành một cơng cụ chính để tổng
hợp và phân tích thơng tin ở cấp độ cộng đồng. Mục tiêu chính trong nghiên cứu về
sinh kế của CARE là hiểu được tính tự nhiên của những chiến lược sinh kế ở những
mục khác biệt trong hộ gia đình, tức là nhận dạng những khó khăn và những cơ hội.
Như đã đề cập CARE nhấn mạnh đến những khả năng của những người chủ hộ để
đảm bảo những sinh kế thiết yếu cho họ.
 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID
Cách tiếp cận của DFID về sinh kế được mơ tả trong hình 2.3. Khung lý
thuyết này được xây dựng xung quanh 5 hạng mục chính của tài sản sinh kế, được
mơ tả trong hình ngũ giác, chúng có mối liên hệ lẫn nhau và theo nghiên cứu này
sinh kế phụ thuộc vào sự kết hợp của những loại tài sản khác nhau, mà nó là phần
quan trọng để phân tích, (Vật chất, con người, tài chính, tự nhiên, xã hội). Khung lý
thuyết đã đưa ra các phân tích sinh kế theo các phần về tổ chức, chính sách, nghiên
cứu, những quy tắc về văn hóa. Nó quyết định ai được thụ hưởng những loại tài sản
nào và hệ thống những chiến lược sinh kế cuốn hút người dân, (Carney, 1998).
Phương pháp tiếp cận của DFID nhằm tăng hiệu quả các cơ quan của chính phủ

hoặc các tổ chức phi chính phủ trong việc giảm những tác động từ những “cú sốc”
theo hai cách chính: thứ nhất lấy con người làm trung tâm. Thứ hai là áp dụng tổng
thể chương trình hỗ trợ, để cải thiện sinh kế của người dân.
Hình 2.3 đã chỉ ra 5 loại tài sản/nguồn lực cơ bản của các hộ gia đình như sau:
Vốn nhân lực (H = Human capital): mô tả các dịch vụ về y tế; giáo dục;
dinh dưỡng; Kiến thức và kỹ năng; Năng suất làm việc; năng lực thích ứng,
cho phép người dân theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt
được mục tiêu sinh kế của họ.
Vốn tự nhiên (N= Natural capital): Đất đai và sản xuất; nước và các nguồn
lợi thủy sản; cây và lâm sản; Động vật hoang dã; Thực phẩm và sợi; Đa
dạng sinh học; dịch vụ môi trường.


15

Vốn xã hội (Social capital): Mạng kết nối (bảo trợ, khu dân cư, thân thích);
Quan hệ của sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau; Các nhóm chính thức và phi
chính thức;Phổ biến các quy định và xử phạt; Đại diện tập thể; Cơ chế cho
tham gia vào các quyết định; Lãnh đạo.
Vốn vật thể (physical capital): Vốn hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản
và nhu cầu sản xuất hàng hóa thiết yếu để hỗ trợ sinh kế bao gồm: giao
thông-đường xá, xe cộ; nơi trú ẩn an tồn và các tịa nhà; Cấp nước và vệ
sinh môi trường; Năng lượng; Thông tin liên lạc; Công cụ và thiết bị sản
xuất (hạt giống, phân bón và thuốc trừ sâu); Cơng nghệ truyền thống.
Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính chỉ rõ các nguồn lực về tài
chính mà người dân sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của họ, nó có thể
gồm: Tiết kiệm; Tín dụng-nợ; Kiều hối, lương hưu; Tiền lương.
H= Vốn con người
N= Vốn tự nhiên
F= Vốn tài chính


S= Vốn xã hội
P= Vốn vật chất

Chính sách & Tổ chức

Tài sản sinh kế
+ Tình huống
dễ bị tổn
thương

Ảnh
hưởng

H
S

-Cú sốc
-Xu hướng
-Thời vụ

N
P

F

Khả
năng
tiếp cận


Chính sách

Tổ chức

-Luật

-Cấp chính quyền

-Chính sách

-Tổ chức tư

-Văn hóa

-Tổ

chức

phi

chính phủ

Kết quả sinh kế
-Giảm nghèo
-Tăng thu nhập
-Cải thiện cơ sở hạ tầng cộng đồng
-Cải thiện các vấn đề kinh tế xã hội

Chiến lược
sinh kế


-Tăng cường phúc lợi

Nguồn: Krantz, 2001

Hình 2.3: Mơ hình lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID


×