Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tài liệu luận văn Đánh Giá Thực Trạng Nợ Công Ở Việt Nam Giai Đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TRANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TRANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2018
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng (hƣớng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phạm Quốc Việt

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2018” là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Nội dung được đúc kết từ q trình học tập và kết quả nghiên cứu thực
tiễn.
Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng, kết quả nêu trong luận văn là trung thực,
nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tơi. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Quốc Việt.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.6. Kết quả mong đợi .............................................................................................3
1.7. Bố cục của luận văn ..........................................................................................3

CHƢƠNG 2: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM ....................................................................................................................4
2.1. Tổng quan lý thuyết ..........................................................................................4
2.1.1. Tổng quan lý thuyết về nợ công .................................................................4
2.1.1.1. Khái niệm nợ công ...............................................................................4
2.1.1.2. Phân loại nợ công .................................................................................5
2.1.1.3. Tác động của nợ cơng đến kinh tế xã hội ............................................6
2.1.2. An tồn nợ công .........................................................................................8
2.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây .................................................11
CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP .....................................................17
3.1. Thu thập dữ liệu ..............................................................................................17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17
CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ................................................................21


4.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và bộ máy quản lý nợ công ở Việt Nam
giai đoạn 2007-2018 ..............................................................................................21
4.1.1. Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2007-2018 .....................21
4.1.2. Bộ máy quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2018 ..................25
4.2. Thực trạng nợ công ở Việt Nam .....................................................................26
4.2.1. Quy mô nợ công ở Việt Nam và so sánh với các nước ............................26
4.2.1.1. Quy mô nợ công ở Việt Nam .............................................................26
4.2.1.2. So sánh với các nước trong khu vực ..................................................27
4.2.2. Cơ cấu nợ công ở Việt Nam .....................................................................29
4.2.2.1. Cơ cấu nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
phương ............................................................................................................29
4.2.2.2. Tỷ lệ nợ trong nước/nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ cơng.................30
4.2.3. Tình hình trả nợ cơng ...............................................................................31
4.2.3.1. Tình hình trả nợ Chính phủ ................................................................31
4.2.3.2. Tình hình trả nợ được Chính phủ bảo lãnh ........................................33

4.2.3.3. Tình hình trả nợ nước ngoài của quốc gia .........................................34
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ công Việt Nam ................................................35
4.3.1. Thâm hụt NSNN .......................................................................................35
4.3.2. Tăng trưởng GDP .....................................................................................36
4.3.3. Lãi suất .....................................................................................................38
4.3.4. Tỷ giá ........................................................................................................39
4.4. Thực trạng kiểm sốt an tồn nợ công của Việt Nam ....................................41
CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.........................................................44
5.1. Kết luận ...........................................................................................................44
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADF (Asian Development Fund): Quỹ phát triển Châu Á
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DSAs (Debt sustainability assessments): Khung đánh giá tính bền vững của nợ
DSF (Debt sustainability framework): Khung nợ bền vững
FDI (Foreign direct investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
IDA (International Development Association): Hiệp hội phát triển quốc tế
IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế
NSNN: Ngân sách nhà nước
ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức
TPCP: Trái phiếu chính phủ
UNDP (United Nations Development Program): Chương trình Phát triển Liên
Hiệp Quốc
WB (World Bank): Ngân hàng Thế giới
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại Thế giới



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các ngưỡng khuyến cáo về nợ nước ngoài theo IMF và WB ..................10
Bảng 4.1: Gánh nặng nợ công Việt Nam giai đoạn 2007-2018 ................................26
Bảng 4.2: Tỷ lệ nợ công của các nước/GDP qua các năm ........................................28
Bảng 4.3: Tỷ lệ nợ chính phủ, nợ CPBL và nợ CQĐP so với tổng dư nợ công .......29
Bảng 4.4: Tỷ lệ nợ trong nước/nợ cơng, nợ nước ngồi/ nợ cơng ............................30
Bảng 4.5: Tình hình trả nợ Chính phủ ......................................................................32
Bàng 4.6: Tình hình trả nợ được Chính phủ bảo lãnh...............................................33
Bảng 4.7 : Tình hình trả nợ nước ngồi của quốc gia ...............................................34
Bảng 4.8 : Thâm hụt NSNN và Nợ công Việt Nam/ GDP .......................................35
Bảng 4.9 : Tăng trưởng GDP và nợ công/ GDP qua các năm ..................................37
Bảng 4.10: Lãi suất thực và nợ công/ GDP qua các năm .........................................38
Bảng 4.11: Tỷ giá và nợ công/ GDP qua các năm ....................................................40


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ công Việt Nam ..........................................18


TÓM TẮT
Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu thực trạng nợ cơng cũng như tính bền
vững của nợ cơng trở nên vô cùng cần thiết trong việc điều hành chính sách của một
quốc gia nên đề tài “Đánh giá thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn từ năm
2007 đến năm 2018” được chọn. Bằng việc sử dụng thống kê mơ tả và phân tích
tương quan giữa nợ công và các yếu tố ảnh hưởng, bài viết đã tìm ra xu hướng nợ
cơng của Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018. Qua đó, tác giả đã đề
xuất một số kiến nghị với mong muốn nhằm đảm bảo an tồn nợ cơng ở Việt Nam
trong thời gian tới.

Từ khóa: Nợ cơng, an tồn nợ cơng.


ABSTRACT
Due to the importance of studying the current situation of public debt as well
as the sustainability of public debt, it is necessary to regulate the policy of a country
so the topic "Assessing the situation of public debt in Vietnam from 2007 to 2018”
is selected. By using descriptive statistics and analyzing the correlation between
public debt and influencing factors, the article found Vietnam's public debt trend
from 2007 to 2018. Thereby, the author has propose some recommendations to
ensure public debt safety in Vietnam in the coming time.
Key words: public debt, public debt safety.


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong tình hình kinh tế thế giới đầy biến động hiện nay, nợ công trở thành chủ
đề luôn được các quốc gia chú ý, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu
đầu năm 2010. Năm 2007 – 2008, hàng loạt hệ thống ngân hàng đổ vỡ, giá chứng
khoán sụt giảm, đồng tiền bị mất giá diễn ra với quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước
châu Âu gây ra cuộc khủng hoảng tài chính. Bong bóng nhà ở cùng với sự thiếu
hồn thiện hệ thống giám sát tài chính ở Mỹ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài
chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thơng qua quan
hệ tài chính nói riêng và quan hệ kinh tế nói chung của Mỹ với nhiều nước, cuộc
khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những
đổ vỡ tài chính, suy thối kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước
trên thế giới. Để đối phó với cuộc khủng hoảng này, Ngân hàng Trung ương Mỹ,
Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi

thơng dịng vốn. Khơng dừng lại ở các điều chỉnh tài khóa, các quốc gia trên cũng
tích cực bơm tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tập đồn tài chính, cũng như
kích thích hoạt động tiêu dùng và cho vay.
Những giải pháp này đã giúp phục hồi nền kinh tế nhưng lại tác động ngược
chiều lên lạm phát và tăng trưởng. Quả thực, tỷ lệ nợ công/GDP tăng rất nhanh ở
nhiều nước. Từ cuối năm 2009, sự lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ quốc gia của các
nhà đầu tư gia tăng đối với một số nước châu Âu và tăng lên vào đầu năm 2010.
Khơng chỉ Hy Lạp mà cịn có Ireland, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và cũng có
một số khu vực châu Âu khơng thuộc Liên minh châu Âu có vấn đề về nợ cơng.
Reinhart và Rogoff (2011) cho thấy nợ cơng tăng trung bình 134% ở 7 nước phát
triển là Hy Lạp, Ireland, Iceland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và Mỹ chỉ sau 3
năm khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng nợ công đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền
Euro, gây ảnh hưởng nền tài chính tồn cầu, khiến cho thủ tướng Hy Lạp và thủ
tướng Ý phải từ chức. Ngày 6/2/2012, Chính phủ Romania là chính phủ thứ 6 ở
châu Âu sụp đổ do khủng hoảng nợ (Gafin, 2012).


2

Ở Việt Nam, vấn đề nợ công cũng luôn luôn được Chính phủ và Quốc hội
quan tâm. Việt Nam đã liên tục bội chi ngân sách trong rất nhiều năm. Mức bội chi
ngân sách hiện đang ở mức cao, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là khoảng 5,6%
GDP. Việc bội chi ngân sách kéo dài ở mức cao được nhận định đã làm tăng mức
nợ công, rút ngắn kỳ hạn nợ và làm tăng gánh nặng trả nợ cho ngân sách, gây ra
mối lo về khả năng bền vững tài khóa trong trung hạn của Việt Nam (KH, 2017).
Theo tính tốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ cơng có xu hướng tăng dần đều, mỗi
năm tăng khoảng 360.000 – 380.000 tỷ đồng. Nợ công năm 2018 dự kiến lên đến
con số 3,5 triệu tỷ đồng, cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017 (Lương
Bằng, 2018). Như vậy, với những diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tầm quan trọng của việc nghiên cứu thực

trạng nợ cơng cũng như tính bền vững của nợ công trở nên vô cùng cần thiết trong
việc điều hành chính sách của một quốc gia. Đó cũng chính là lý do của việc lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn từ năm
2007 đến năm 2018” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết nêu trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đánh giá thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2018, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ cơng Việt Nam, đề xuất các
giải pháp nhằm đảm bảo an tồn nợ cơng ở Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nợ cơng và an tồn nợ cơng.
- Đánh giá thực trạng quy mơ, cơ cấu và tình hình trả nợ cơng ở Việt Nam giai
đoạn từ năm 2007 đến năm 2018.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ cơng ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an tồn nợ cơng ở Việt Nam trong thời
gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn từ
năm 2007 đến năm 2018”, luận văn lần lượt đi vào giải quyết các câu hỏi sau:


3

- Thực trạng quy mơ, cơ cấu và tình hình trả nợ công ở Việt Nam giai đoạn từ
năm 2007 đến năm 2018 như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nợ công Việt Nam?
- Việt Nam cần làm gì để đảm bảo an tồn nợ cơng trong thời gian tới?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu bao gồm thực trạng quy mơ, cơ cấu và tình
hình trả nợ cơng ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018 và các yếu tố
ảnh hưởng đến nợ công Việt Nam.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Qua việc thu thập các dữ liệu thứ cấp về nợ công và các yếu tố ảnh hưởng đến
nợ công ở Việt Nam; tác giả thực hiện thống kê mơ tả và phân tích tương quan giữa
nợ cơng và các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện quản lý nợ
cơng nhằm đảm bảo an tồn nợ cơng ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.6. Kết quả mong đợi
Qua nghiên cứu thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2018, tác giả xin đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an tồn nợ cơng ở Việt
Nam trong thời gian tới mong đóng góp cách nhìn cũng như hướng nghiên cứu cho
các nhà nghiên cứu chuyên sâu về sau, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các
nhà hoạch định chính sách khi quản lý nợ công ở Việt Nam.
1.7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Khuôn khổ lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp
Chương 4: Thảo luận kết quả
Chương 5: Kiến nghị và kết luận


4

CHƢƠNG 2: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM
2.1. Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Tổng quan lý thuyết về nợ công
2.1.1.1. Khái niệm nợ công
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nợ cơng theo nghĩa rộng là tồn bộ những
khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh. Trong đó,
nợ của Chính phủ là tồn bộ các khoản nợ trong nước và nợ nước ngoài của Chính
phủ; các cơ quan, tổ chức chính trị trực thuộc Chính phủ và các đơn vị trực thuộc

các cơ quan, tổ chức này. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ trả nợ
đối với những khoản nợ trong nước và nước ngoài của khu vực tư nhân do Chính
phủ bảo lãnh. Cịn theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) (2011), nợ công được hiểu là
nghĩa vụ trả nợ của khu vực cơng, trong đó có định nghĩa cụ thể về khu vực cơng,
bao gồm khu vực Chính phủ và khu vực các tổ chức công. Khu vực Chính phủ bao
gồm Chính phủ Trung ương, chính quyền liên bang và chính quyền địa phương.
Khu vực các tổ chức cơng bao gồm các tổ chức cơng phi tài chính và các tổ chức
cơng tài chính gồm: ngân hàng trung ương, các tổ chức nhà nước nhận tiền gửi trừ
ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính cơng khác.
Nợ công được quy định tại Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 do Quốc
hội Việt Nam ban hành bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ
chính quyền địa phương. Trong đó, các khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong
nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính
phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát
hành theo quy định của pháp luật là nợ Chính phủ. Nợ chính phủ không bao gồm
khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách
tiền tệ trong từng thời kỳ. Các khoản nợ do doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
dụng vay trong nước, nước ngồi được Chính phủ bảo lãnh là nợ được Chính phủ
bảo lãnh. Các khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực


5

thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành
hoặc uỷ quyền phát hành là nợ chính quyền địa phương.
Như vậy, có sự khác biệt giữa khái niệm nợ công ở Việt Nam và một số tổ
chức quốc tế khác như WB hay IMF. Tuy nhiên, vì bài viết này nghiên cứu thực
trạng nợ công ở Việt Nam nên tác giả sẽ sử dụng quan niệm về nợ công theo Luật
Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 do Quốc hội Việt Nam ban hành.
2.1.1.2. Phân loại nợ cơng

Tùy theo tiêu chí đánh giá phân loại mà có nhiều cách để phân loại nợ cơng.
Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý, nợ cơng bao gồm nợ trong nước và nợ nước
ngoài. Nợ trong nước là các khoản vay mà chủ thể cho vay là cá nhân, tổ chức trong
nước. Nợ nước ngoài là các khoản vay mà chủ thể cho vay là Chính phủ nước
ngồi, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài. Việc
phân loại này giúp cho các nhà hoạch định chính sách nắm bắt được tỷ lệ của từng
loại, để từ đó có sự điều tiết sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất có thể.
Theo tiêu chí kỳ hạn nợ, nợ công bao gồm nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và dài
hạn. Trong đó, nợ ngắn hạn là những khoản nợ đối với các nhà cung cấp, ngân hàng
v.v... có thời hạn 1 năm hoặc ngắn hơn. Thời hạn nợ được xác định trên cơ sở thời
hạn nợ ban đầu hoặc trên thời hạn nợ còn lại. Khoản nợ này chủ yếu để đáp ứng nhu
cầu bù đắp thiếu hụt Ngân sách tạm thời. Nợ trung hạn và dài hạn là những khoản
nợ thời hạn thanh toán từ một năm trở lên. Khoản nợ này nhằm phục vụ nhu cầu
đầu tư phát triển kinh tế. Cách phân loại này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
quản lý khả năng thanh toán các khoản vay nhằm xác định thời điểm phải thanh
toán gốc và lãi trong tương lai để đưa ra các giải pháp bố trí trả nợ phù hợp.
Theo tính chất ưu đãi của các khoản vay, nợ cơng gồm ba loại: nợ công từ vốn
vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông thường. Theo Nghị
định số 132/2018/NĐ-CP, vốn vay ODA là khoản vay nước ngồi có thành tố ưu
đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua
sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất
25% đối với khoản vay khơng có điều kiện ràng buộc. Vốn vay ưu đãi là khoản vay


6

nước ngồi có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi
chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA. Và tất nhiên, nợ thương mại thơng thường là
khoản vay có mức ưu đãi thấp nhất trong ba loại trên.
Theo tiêu chí phân cấp quản lý nợ, nợ công gồm hai loại: nợ công của trung

ương và nợ cơng của chính quyền địa phương. Nợ cơng của trung ương là các
khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh và Chính phủ có nghĩa vụ trả
nợ trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo loại hình vay. Nợ cơng của địa phương là khoản
nợ cơng mà chính quyền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ.
Theo Điều 4 Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14, nợ công bao gồm nợ
Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Trong đó, nợ
Chính phủ bao gồm 3 loại: nợ do Chính phủ phát hành cơng cụ nợ; nợ do Chính phủ
ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài; nợ của ngân sách trung ương vay từ
quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước
ngồi ngân sách. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm 2 loại: nợ của doanh nghiệp
được Chính phủ bảo lãnh; nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính
phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương bao gồm 3 loại: nợ do phát hành trái
phiếu chính quyền địa phương; nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự
trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước (NSNN).
2.1.1.3. Tác động của nợ công đến kinh tế xã hội
Mức nợ công hợp lý sẽ làm tăng trưởng kinh tế. Theo John M.Keynes (1883 –
1946), cho rằng nếu được duy trì ở một mức hợp lý, nợ cơng sẽ giúp kích thích tăng
trưởng nhờ làm gia tăng nguồn lực cho chính phủ. Đặc biệt, đối với các nước đang
phát triển, vay nợ là công cụ cần thiết để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư và
khuyến khích sản xuất khi mức tích lũy của nền kinh tế cịn thấp. Với chính sách
huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ
sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế tăng
trưởng.


7

Ngồi ra, huy động nợ cơng góp phần tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi trong

dân cư. Thực tế, nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân rất cao. Trong
nhiều năm, tính theo GDP thì tổng tiết kiệm trong nước lớn hơn nhiều con số tổng
đầu tư hàng năm. Như vây, việc Nhà nước sử dụng các chính sách tiền tệ, chính
sách tài khóa mà cụ thể là vay nợ thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP),
những khoản tiền nhàn rỗi này sẽ được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế
cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.
Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính
quốc tế góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu biết tận
dụng tốt những cơ hội này thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi với ưu điểm về trị
giá vốn vay lớn, thời hạn dài, lãi suất thấp… để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, nợ công cũng gây ra những tác
động tiêu cực nhất định. Nợ cơng sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ
các khoản tài trợ nước ngoài tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định môi
trường kinh tế vĩ mô. Trường phái tân cổ điển cho rằng thâm hụt ngân sách hiện tại
sẽ làm gia tăng gánh nặng thuế trong tương lai, do đó, người tiêu dùng có xu hướng
gia tăng tiêu dùng trong hiện tại khiến tiết kiệm quốc gia giảm và lãi suất tăng. Khi
đó hiệu ứng lấn át đầu tư gây nên hiện tượng “thoái lui đầu tư” ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế.
Keynes cho rằng để chống đỡ khủng hoảng và thất nghiệp địi hỏi phải có sự
can thiệp của Nhà nước kích cầu thơng qua hai phương pháp chính là: tăng chi tiêu
của Chính phủ để nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế; giảm thuế dẫn tới khuyến
khích người dân tiêu dùng nhiều hơn, các doanh nghiệp tăng đầu tư và kinh doanh
cũng làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Thậm chí, khi nền kinh tế suy thối, Nhà
nước cần đẩy mạnh chi tiêu để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại và có thể
tạo ra thâm hụt ngân sách, hệ quả là nợ cơng gia tăng. Có hai cách Chính phủ tài trợ
thâm hụt ngân sách là: tăng thu ngân sách bằng cách tăng thuế, phí, lệ phí và các
khoản thu khác; tiến hành vay mượn bằng cách phát hành TPCP. Như vậy, khi



8

Chính phủ phát hành TPCP để tài trợ cho các gói kích cầu sẽ làm tăng lãi suất, gây
ra hiệu ứng lấn át tới lãi suất thị trường, tạo áp lực gây ra lạm phát. Thêm nữa, việc
tài trợ ngân sách có tương quan tới cung tiền mà cung tiền quyết định đến lạm phát.
Trường phái Monetarism cho rằng lạm phát là do cung tiền dư thừa được tạo ra bởi
ngân hàng trung ương. Đây là hiệu ứng ngược từ sự thất bại của ngân hàng trung
ương trong việc tăng cung tiền trong thời kì khủng hoảng thanh khoản hay nói cách
khác là việc nới lỏng q mức của chính sách tiền tệ do ngân hàng trung ương dành
để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Do đó, hạn chế chi tiêu Chính phủ
là mục tiêu quan trọng nhất để hạn chế tăng trưởng tiền tệ quá mức.
Bên cạnh đó, việc quản lý nợ cơng của Nhà nước lỏng lẻo, cơ chế giám sát
thiếu chặt chẽ, nợ cơng sẽ tỏ ra kém hiệu quả; tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ
tràn lan. Và nghiêm trọng hơn sẽ tạo ra khủng hoảng nợ công gây ảnh hưởng tiêu
cực đến nền kinh tế và xã hội của một đất nước.
2.1.2. An tồn nợ cơng
Chính vì vậy, vấn đề một quốc gia quan tâm không chỉ là khái niệm về nợ
cơng mà là mức an tồn nợ cơng của quốc gia đó. Vậy an tồn nợ cơng là gì?
Manasse và cộng sự (2003) cho rằng: “Một quốc gia được cho là bị khủng hoảng về
nợ công nếu được Standard & Poor‟s (S&P) xếp hạng là vỡ nợ, hoặc được nhận một
khoản vay khơng ưu đãi lớn của IMF”. Chính vì vậy, xếp hạng tín nhiệm quốc gia
ra đời nhằm phân tích mức độ tin cậy tín dụng chung của một quốc gia hay nói cách
khác là đánh giá mức an tồn nợ cơng của một quốc gia. Xếp hạng tín nhiệm quốc
gia xem xét đến cả các điều kiện kinh tế chung của một nước bao gồm lượng đầu tư
nước ngồi, đầu tư cơng và tư nhân, sự minh bạch của thị trường vốn và dự trữ
ngoại tệ. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng đánh giá các điều kiện chính trị như sự
ổn định chính trị chung và mức độ ổn định kinh tế mà đất nước đó duy trì trong thời
gian chuyển đổi chính trị. Hiện nay, S&P, Moody's Investor's Service (Moody‟s) và
Fitch Ratings là 3 doanh nghiệp đánh giá tín nhiệm ảnh hưởng tồn cầu và có tiếng
nói trên tồn thế giới. Moody‟s xếp theo thứ tự từ cao đến thấp tương ứng mức Aaa

đến mức C. S&P và Fitch Ratings tương tự đánh giá từ mức AAA cho tới D. Quốc


9

gia có mức tín nhiệm cao nhất, coi như khơng bị rủi ro gì cả, thì có mã số AAA,
xuống dưới đó là AA và tiếp theo là mức A. Khi tới loại B là có rủi ro thì cũng xếp
từ BBB đi xuống. Tới cấp nguy cơ có thể vỡ nợ là loại C, và rủi ro nhất là loại D
(Phạm Quốc Hoàng, William, 2014).
Ngoài việc sử dụng mức xếp hạng tín nhiệm, IMF và WB cũng đã phát triển
khung đánh giá tính bền vững của nợ (debt sustainability assessments, DSAs) tại
các nước thu nhập thấp vào năm 2005. Vào tháng 9/2017, khung nợ bền vững (debt
sustainability framework, DSF) cho các nước này đã được IMF xem xét và đưa ra
đánh giá mới nhất nhằm đưa ra các cải cách để đảm bảo DSF vẫn phù hợp với bối
cảnh tài chính thay đổi nhanh chóng mà các nước thu nhập thấp phải đối mặt và cải
thiện hơn nữa những hiểu biết về lỗ hổng trong nợ cơng. Mục đích chính của DSF
là hướng dẫn các quyết định vay của các nước thu nhập thấp theo cách phù hợp với
nhu cầu vốn của họ với khả năng trả nợ trong hiện tại và tương lai, phù hợp với
hoàn cảnh cụ thể của họ. Giữ vai trò trung tâm đối với các chủ nợ - nhà tài trợ chính
thức trong việc cung cấp các nguồn lực phát triển mới cho các quốc gia này, khuôn
khổ đồng thời đưa ra hướng dẫn về các quyết định cho vay và cấp vốn của họ để
đảm bảo rằng các nguồn lực cho các quốc gia này được cung cấp theo các điều
khoản phù hợp với tiêu chuẩn nợ dài hạn của họ và tiến tới mục tiêu phát triển bền
vững. Bản chất mục tiêu này như một "hệ thống cảnh báo sớm" về những rủi ro
tiềm ẩn của tình trạng nợ để có thể thực hiện hành động phòng ngừa kịp thời.
Theo IMF (2018), đối với các quốc gia thu nhập thấp, nước nào có khn khổ
chính sách, thể chế, tài sản và triển vọng kinh tế vĩ mơ tốt hơn sẽ có khả năng duy
trì một mức nợ cao hơn. Do đó, DSF chia các quốc gia thành ba nhóm tương ứng
với mơi trường chính sách được đánh giá là mạnh, trung bình và yếu. Tương ứng
với ba loại này, khung nợ bền vững thiết lập ba ngưỡng chỉ định và điểm chuẩn cho

chỉ số gánh nặng nợ (được đánh giá về GDP, xuất khẩu và doanh thu) mỗi năm.
Ngưỡng tương ứng với quốc gia thực hiện chính sách mạnh là cao nhất, và đưa ra
các mức ngưỡng nợ như trong Bảng 2.1. Trên cơ sở các ngưỡng và điểm chuẩn này,
DSA đánh giá rủi ro của tình trạng khó khăn bên ngồi và tổng thể dựa trên bốn


10

loại: rủi ro thấp (khi khơng có vi phạm về ngưỡng); rủi ro vừa phải (khi các ngưỡng
bị vi phạm trong các kịch bản rủi ro); rủi ro cao (khi các ngưỡng bị vi phạm trong
kịch bản cơ sở); và trong tình trạng khó khăn về nợ nần (khi một sự kiện tồi tệ, như
truy thu hoặc tái cơ cấu, đã xảy ra hoặc được coi là sắp xảy ra).
Bảng 2.1: Các ngƣỡng khuyến cáo về nợ nƣớc ngoài theo IMF và WB
Đơn vị: %
Tỷ lệ % nợ nước Tỷ lệ % nghĩa vụ trả Tỷ lệ % tổng nợ
nợ nước ngồi trên

cơng trên

Xuất

Xuất

Thu NS

Xuất khẩu

khẩu

khẩu


30

140

10

14

35

Chính sách trung 40

180

15

18

55

240

21

23

70

ngồi trên

GDP

Chính sách yếu

bình
Chính sách mạnh

55

Nguồn: IMF (2018)
Như vậy, ngồi việc dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ
mơ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số
tín nhiệm của quốc gia; Chính phủ các nước có thể tham khảo khuyến nghị của
IMF/WB về ngưỡng an toàn nợ nước ngồi theo phân loại chất lượng khn khổ thể
chế và chính sách. Tuy nhiên chỉ nhìn vào cái ngưỡng đó là chưa đủ. Chính phủ các
nước cần phải xem xét các đặc trưng riêng của nợ công quốc gia mình, phải hiểu
được phạm vi, quy mơ và chất lượng nợ thực chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm
nợ công là hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… Điều đó địi hỏi các nhà hoạch
định chính sách cần nắm lượng thông tin đa dạng, phong phú và rất chi tiết.
Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 và
Nghị định số 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, chỉ tiêu an tồn nợ
cơng là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do
Quốc hội quyết định. Trong đó, trần nợ cơng là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an
toàn nợ công. Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an


11

tồn nợ cơng sát dưới trần nợ cơng địi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm sốt các
chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định. Có 5 chỉ tiêu an tồn nợ

cơng bao gồm: nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội, nợ của Chính phủ so với
tổng sản phẩm quốc nội, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (khơng bao gồm
cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm, nợ nước ngoài của quốc
gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so
với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, trong giai đoạn 2016 – 2020
nợ công hàng năm khơng được vượt q 65% GDP, nợ chính phủ khơng vượt q
54% GDP và nợ nước ngồi của quốc gia không vượt quá 50% GDP; nghĩa vụ trả
nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ;
nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (khơng bao gồm cho vay lại) khơng quá
25% tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm. Đây là chỉ tiêu an toàn, so với các
nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm thì chỉ số nợ cơng và nợ nước ngồi
của Việt Nam ở mức trung bình. Thơng qua nghiên cứu bằng lý thuyết và thực
nghiệm trên 101 quốc gia trong giai đoạn 1980-2008 về mối quan hệ trong dài hạn
giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia kinh tế của World bank đã chỉ
ra ước tính ngưỡng nợ cho từng quốc gia. Kết quả cho thấy ngưỡng nợ trung bình
dài hạn của nợ cơng/GDP là 77% cho tồn mẫu (bao gồm cả quốc gia phát triển và
quốc gia đang phát triển) và 64% cho các nước đang phát triển. Như vậy, với một
quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì ngưỡng an tồn nợ cơng của Việt Nam
hiện này (65%) là hợp lý.
2.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây
Makarchuk và cộng sự (2017) xem xét an toàn nợ cơng và thành phần chính
của an tồn nợ cơng là xu hướng ưu tiên để đảm bảo an toàn tài chính của Ukraine.
Bài viết sử dụng các quan điểm khoa học hiện đại để xác định bản chất của an tồn
nợ cơng và ảnh hưởng của gánh nặng nợ đối với nền kinh tế của Ukraine. Để tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến an tồn nợ cơng của Ukraine, tác giả đã phân tích
động lực của an tồn nợ công bằng hệ thống các chỉ số. Bài viết nghiên cứu các chỉ


12


số chủ yếu phản ánh nội dung và hiệu quả của quản lý nợ cơng qua việc tính một số
giá trị biên cho phép tác giả chỉ ra các yếu tố chính gây ra xu hướng tiêu cực trong
các chỉ số được tính tốn. Nghiên cứu đã xác định các giá trị nguy hiểm nhất của
các chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng an tồn nợ cơng ở Ukraine. Đặc biệt,
đây là tỷ lệ của tổng nợ công so với GDP và nợ nước ngoài trên mỗi người bằng đô
la Mỹ. Nghiên cứu này cũng đã tiến hành đánh giá chi tiết về tình trạng an tồn nợ
cơng ở Ukraine trong giai đoạn 2013 - 2016. Nó cung cấp một số ước tính về nợ
cơng, nợ cơng trong nước và nước ngồi dựa trên chi phí duy trì, tỷ lệ của tổng nợ
công trên GDP. Tác giả đã đề xuất một số cách để tăng sự an toàn nợ cơng của
Ukraine, có tính đến sự bất ổn chính trị và xung đột qn sự ở phía Đơng của đất
nước. Qua đó, tác giả đi đến kết luận nợ cơng tại Ukraine tăng nhanh, đặc biệt là nợ
nước ngồi đang ảnh hưởng đến NSNN và tình hình tài chính quốc gia. Tuy nhiên,
đánh giá về mức an toàn nợ cơng và phân tích chính sách nợ đã chỉ ra rằng theo tiê
chuẩn quốc tế, gánh nặng nợ công của Ukraine khơng đe dọa đến sự an tồn kinh tế
của đất nước. Theo tác giả, việc tăng cường an toàn nợ công cần thực hiện các biện
pháp chiến lược như sau: phát triển các công cụ nợ thay thế, phi cá nhân các khoản
chi tiêu của chính phủ sẽ giảm thiểu rủi ro chính của danh mục nợ quốc gia và cung
cấp tài chính nhà nước đủ an tồn; giảm gánh nặng nợ thơng qua vốn hóa nợ và thay
thế các khoản nợ hiện tại bằng những cái mới; sử dụng các khoản vay trong nước
theo các điều khoản lãi suất ưu đãi như một phương tiện phân phối lại thu nhập
trong nước; cải thiện nguồn vốn của người dân bằng cách đầu tư vốn vay và sử
dụng đồng vốn hiệu quả.
Panizza (2008) đã chỉ ra rằng nợ công ở các nước đang phát triển có truyền
thống tập trung vào nợ nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số
nước đang phát triển đã áp dụng các chính sách nhằm thu hồi nợ nước ngoài và thay
thế bằng nợ trong nước. Bài viết này mô tả các xu hướng gần đây trong cơ cấu nợ
công ở các nước đang phát triển và thảo luận nguyên nhân của xu hướng này. Bài
viết cũng xác định những cơ hội và thách thức có thể phát sinh từ chiến lược quản
lý nợ mới này được một số nước đang phát triển áp dụng và chỉ ra rằng khi chuyển



13

sang vay trong nước có thể đóng một vai trị tích cực trong việc giảm rủi ro tài
chính, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách khơng nên q tự mãn về điều này.
Nghiên cứu của Forslund (2011) sử dụng bộ dữ liệu mới về thành phần của nợ
công ở các nước thị trường đang phát triển và mới nổi để xem xét mối tương quan
giữa đặc điểm quốc gia và dư nợ trong nước. Tác giả bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng
có sự khác biệt lớn thành phần của nợ cơng trong khu vực và sau đó tác giả kiểm tra
hồi quy để tìm ra các yếu tố quyết định của những khác biệt này. Mặc dù nghiên
cứu nhận thấy rằng hầu hết các biến có dấu hiệu mong đợi nhưng nó cũng thấy rằng
các đặc điểm của quốc gia khơng thể giải thích sự khác biệt trong thành phần của nợ
cơng. Hơn nữa, nghiên cứu tìm thấy một mối tương quan yếu giữa lịch sử lạm phát
và thành phần của nợ cơng. Bài viết tìm hiểu các yếu tố quyết định của phát hiện
này và cho thấy các kết quả được thúc đẩy bởi sự hiện diện của kiểm sốt vốn. Ở
các quốc gia có kiểm sốt vốn vừa phải hoặc khơng có sự tương quan nghịch có ý
nghĩa thống kê giữa chia sẻ nợ trong nước và lạm phát.
Hall và Sargent (2011) nghiên cứu rủi ro lãi suất và các yếu tố quyết định khác
tác động lên tỷ lệ nợ/GDP của chính phủ Mỹ sau Thế chiến II. Nghiên cứu sử dụng
một chuỗi các ràng buộc ngân sách của chính phủ để thúc đẩy các ước tính về lợi
nhuận của khoản nợ chính phủ Mỹ. Ước tính của bài viết khác nhau về mặt khái
niệm và định lượng so với các khoản thanh toán lãi được báo cáo bởi chính phủ Mỹ.
Tác giả đã sử dụng các ước tính của mình để tính tốn các đóng góp cho sự phát
triển của tỷ lệ nợ/GDP được thực hiện bởi lạm phát, tăng trưởng và lợi nhuận danh
nghĩa được trả cho các khoản nợ có kỳ hạn khác nhau. Qua đó đã tìm được các yếu
tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ/GQP của Chính phủ Mỹ trong giai đoạn này.
Mục đích nghiên cứu của Sinha và cộng sự (2011) là để hiểu tất cả các yếu tố
ảnh hưởng đến nợ cơng ở các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và cào bằng
phương pháp hồi quy. Mơ hình hiệu ứng tổng, mơ hình hiệu ứng cố định mặt cắt

ngang, mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên mặt cắt ngang đã được sử dụng để xác định
các yếu tố trong khi mơ hình hồi quy bội tự động đã được sử dụng để dự báo số liệu
nợ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quan trọng nhất quyết định tình hình nợ


14

là tốc độ tăng trưởng GDP của cả các quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao và trung
bình. Ngồi ra, chi tiêu của chính phủ trung ương, chi tiêu giáo dục và số dư tài
khoản vãng lai cũng được xem là có ảnh hưởng đến tình hình nợ của cả hai nhóm.
FDI và lạm phát khơng có tác động đến tỷ lệ nợ/GDP giữa các quốc gia thuộc nhóm
thu nhập cao nhưng được cho là có liên quan hơn khi xác định tình hình nợ của các
quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình. Mật độ dân số và dân số trên 65 tuổi
khơng có bất kỳ tác động nào đến tỷ lệ nợ/GDP của các quốc gia thuộc nhóm thu
nhập trung bình và cao. Dự báo nợ cơng trung bình có trọng số cho các nước thuộc
nhóm thu nhập cao cho thấy mức tăng ổn định. Tình hình nợ của các quốc gia bao
gồm Thụy Sĩ, Hàn Quốc, đại diện Slovakia, Pháp và Nhật Bản có thể sẽ xấu đi
trong 5 năm tới. Tình hình nợ của Hy Lạp và Tây Ban Nha khó có thể thay đổi
nhiều trong khi Ireland, Mỹ, Canada, Ý, Hungary dự kiến sẽ tốt hơn cho đến năm
2015.
Dabrowski (2014) xác định mối quan hệ giữa sự gia tăng của nợ công, thâm
hụt/thặng dư NSNN, tốc độ gia tăng GDP thực tế và lãi suất thực khoản vay của
chính phủ có thể được mơ tả bởi phương trình sau:
Dt – dt-1 =

dt-1 –

dt-1 – pt

Trong đó, dt là tỷ lệ nợ cơng trên GDP vào cuối kỳ t, dt-1 là tỷ lệ nợ công trên

GDP vào cuối giai đoạn t-1, rt là lãi suất thực trong kỳ t, gt là tốc độ tăng trưởng
GDP thực tế từ t-1 đến t, pt là tỷ lệ cân đối tài khóa (thâm hụt hoặc thặng dư) so với
GDP trong giai đoạn t.
Phương trình trên khơng xác định trực tiếp vai trò của lạm phát. Sau khi bắt
đầu khủng hoảng tài chính tồn cầu gần đây, một số nhà kinh tế ủng hộ tỷ lệ lạm
phát tăng vừa phải như một biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế và khấu hao
trái phiếu của nợ công. Tuy nhiên, phân tích phương trình trên cho thấy cách ảnh
hưởng tiềm năng của lạm phát đến tỷ lệ nợ trên GDP là thông qua lãi suất thực. Nếu
lạm phát cao hơn là bất ngờ đối với thị trường tài chính, lãi suất thực sẽ giảm. Tuy
nhiên, kịch bản như vậy là không thể vì thị trường tài chính có thể dự báo lạm phát


15

cao hơn và ngăn chặn lợi suất thực trên chứng khốn chính phủ giảm thơng qua u
cầu lãi suất danh nghĩa cao hơn trước.
Cơng thức trên khơng tính đến những thay đổi trong tỷ giá hối đối. Trong
thực tế, nó chỉ đúng cho quốc gia mà chính phủ khơng vay bằng ngoại tệ. Và nó là
giả định khá phi thực tế. Để tính đến yếu tố này, đó là cần thiết để thay đổi phương
trình trên và thêm nợ bằng ngoại tệ:
D = Dh + eDf
Trong đó D là tổng nợ công, Dh là nợ bằng tiền quốc gia, Df là nợ bằng ngoại
tệ, e là tỷ giá hối đoái (giá của đơn vị ngoại tệ bằng tiền quốc gia).
Trần Ngọc Hoàng (2017) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ cơng qua
cơng thức sau:
d = B/(gy-i)
Trong đó, d là tỷ lệ nợ công so với GDP; B là tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước
(NSNN) /GDP (không bao gồm nợ vay); gy là tốc độ tăng trưởng GDP, i là lãi suất.
Như vậy, nợ công chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: Bội chi NSNN (B);
Tăng trưởng kinh tế GDP (gy); Lãi suất i. Ngoài ra, nợ cơng cịn chịu ảnh hưởng

bởi yếu tố tỷ giá hối đối nếu vay nợ nước ngồi và yếu tố lạm phát nếu tính theo
thời gian.
Nguyễn Trọng Nghĩa (2019) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ cơng
trong hai trường hợp: nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở. Khi nền kinh tế đóng, tỷ
lệ nợ giai đoạn t so với GDP được biểu thị bởi phương trình sau:
dt = фt dt-1 – PBt
Trong đó: dt = Dt/ PtYt, PBt = Rt – Gt, (1+it)/(1 + πt)( 1 + gt) = (1+rt)/(1+gt) =
фt
PtYt: GDP danh nghĩa giai đoạn t
Gt: Chi tiêu của chính phủ chưa tính đến chi trả lãi suất
it: Lãi suất đối với dư nợ của chính phủ tại thời điểm t-1
Dt : Dư nợ tại thời điểm t
Dt-1: Dư nợ tại thời điểm t-1


×