Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
-------------------------------------------

VÕ THỊ KIỀU MY

CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA
BỆNH NHÂN UNG THƯ
(Nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện
Ung bướu Đà Nẵng)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÀ NẴNG, 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
-------------------------------------------

VÕ THỊ KIỀU MY

CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA BỆNH
NHÂN UNG THƯ
(Nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện
Ung bướu Đà Nẵng)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

NIÊN KHÓA 2013 - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi và dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Lê Quang Sơn. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung
thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tác giả khóa luận

Võ Thị Kiều My


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 9
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 9
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 10
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................ 10
3.2. Khách thể nghiên cứu: ............................................................................ 10
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................. 10
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 10
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................. 11
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 11
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ......................................................... 11
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi....................................................... 11
7.3. Phương pháp phỏng vấn.......................................................................... 11

7.4. Phương pháp thống kê trong toán học. ................................................... 11
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ......................................................................................... 11
8.1. Phần mở đầu ............................................................................................ 11
8.2. Phần nội dung.......................................................................................... 11
8.3. Phần kết luận và khuyến nghị ................................................................. 12
NỘI DUNG ............................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA BỆNH NHÂN
UNG THƯ ................................................................................................................. 13
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cách ứng phó với stress của bệnh nhân .......... 13
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề cách ứng phó với stress ở nước ngồi ...... 13
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về cách ứng phó với stress ở Việt Nam .... 17
1.2.Các khái niệm chính của đề tài ........................................................................ 19


1.2.1. Bệnh ung thư ........................................................................................ 19
1.2.2. Stress .................................................................................................... 20
1.2.3. Cách ứng phó ....................................................................................... 21
1.2.4. Cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư .................................. 24
1.3. Lý luận chung về cách ứng phó với stress ...................................................... 25
1.3.1. Các mức độ stress ................................................................................ 25
1.3.2. Các kiểu ứng phó ................................................................................. 29
1.4. Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân ung thư ........................................................ 30
1.4.1. Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân ung thư .............................................. 30
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư .. 34
1.5.1. Ảnh hưởng của stress đến bệnh nhân ung thư ..................................... 34
1.5.2. Các yếu tố khách quan hưởng đến cách ứng phó của bệnh nhân ung thư
............................................................................................................. 35
1.5.3. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến cách ứng phó của bệnh nhân ung
thư ... ............................................................................................................. 40
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 43

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 44
2.1.Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................... 44
Khái quát địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 44
2.1.1.Khái quát khách thể nghiên cứu ............................................................ 46
2.1.2.Quy trình tiến hành nghiên cứu............................................................. 46
2.2.Các phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ......................................................... 47
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.................................................... 47
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn....................................................................... 53


2.2.4. Phương pháp thống kê toán học. .......................................................... 55
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 57
3.1. Mức độ cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Ung
bướu Đà Nẵng. ....................................................................................................... 57
3.1.1. Kết quả chung về kiểu ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư tại
bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. ...................................................................... 57
3.1.2. So sánh cách ứng phó với stress của bệnh nhân nam và bệnh nhân
nữ.

............................................................................................................. 66

3.1.3. So sánh cách ứng phó của bệnh nhân ung thư theo nghề nghiệp ........ 67
3.1.4. So sánh cách ứng phó của bệnh nhân ung thư qua các giai đoạn
bệnh. ............................................................................................................. 69
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress. ....................................... 71
3.2.1. Các yếu tố khách quan ......................................................................... 71
3.2.2. Các yếu tố chủ quan. ............................................................................ 73
3.3. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ bệnh nhân ung thư ứng phó với stress ............. 75

Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 76
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 78
1. Kết luận: ............................................................................................................. 78
1.1. Về mặt lí luận........................................................................................... 78
1.2. Về mặt thực tiễn....................................................................................... 78
2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 81


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu........................................................46
Bảng 3.1: Mức độ ứng phó với stress của bệnh nhân qua các kiểu ứng phó. ...........57
Bảng 3.2: Kiểu ứng phó tích cực chủ động. ..............................................................58
Bảng 3.3: Kiểu ứng phó xoa dịu căng thẳng .............................................................59
Bảng 3.4: Kiểu ứng phó tìm kiếm sụ hỗ trợ. .............................................................60
Bảng 3.5: Kiểu ứng phó lảng tránh. ..........................................................................61
Bảng 3.6: Kiểu ứng phó tiêu cực ..............................................................................63
Bảng 3.7: Mức độ tương quan giữa các kiểu ứng phó. .............................................64
Bảng 3.8: So sánh cách ứng phó với stress của bênh nhân theo giới tính. ...............66
Bảng 3.9: So sánh cách ứng phó của bệnh nhân ung thư theo nghề nghiệp. ............67
Bảng 3.10: So sánh cách ứng phó của bệnh nhân ung thư qua các giai đoạn bệnh. .69
Bảng 3.11: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của bệnh
nhân ung thư. .............................................................................................................71
Bảng 3.12: Sự suy kiệt về sức khỏe của bệnh nhân ung thư ảnh hưởng đến cách ứng
phó với stress. ............................................................................................................72
Bảng 3.13: Thời gian điều trị bệnh của bệnh nhân ung thư ảnh hưởng đến cách ứng
phó với stress. ............................................................................................................72
Bảng 3.14: Khả năng tài chính ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của bệnh
nhân ung thư ..............................................................................................................73
Bảng 3.15: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của bệnh

nhân ung thư. .............................................................................................................73
Bảng 3.16: Vấn đề công việc ảnh hưởng đến cách ứng phó của bệnh nhân ung thư.
...................................................................................................................................74
Bảng 3.17: Sự quan tâm từ gia đình ảnh hưởng đến cách ứng phó của bệnh nhân
ung thư.......................................................................................................................74
Bảng 3.18.: Sự quan tâm từ xã hội ảnh hưởng đến cách ứng phó của bệnh nhân ung
thư..............................................................................................................................75


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: So sánh cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư theo giới tính
...................................................................................................................................66
Biểu đồ 3.2: So sánh cách ứng phó của bệnh nhân ung thư theo nghề nghiệp .........68
Biểu đồ 3.3: So sánh cách ứng phó của bệnh nhân ung thư qua các giai đoạn bệnh.
...................................................................................................................................70


9

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 110.000 trường hợp mắc ung thư mới và hơn
73% trong số đó tử vong – là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do ung thư cao
nhất trên thế giới. Cũng như hầu hết các nước đang phát triển khác, nước ta thường
chẩn đoán ung thư ở giai đoạn muộn, do đó việc điều trị vơ cùng khó khăn và tiên
lượng kém. Lý do là triệu chứng của ung thư thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu,
trong khi người dân ở các nước đang phát triển vẫn chưa có thói quen tầm sốt bệnh
thường xun. Một trong những nguyên nhân dẫn đến diễn biến bệnh diễn ra nhanh
hơn là các bệnh nhân chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lí dễ dẫn đến lo âu, stress trong

lúc đang bị bệnh. Có thể nói stress là hiện tượng luôn xảy ra ở bệnh nhân đặc biệt là
bệnh nhân ung thư. Khả năng xuất hiện stress cao hơn ở bệnh nhân ung thư vì họ đối
diện trực tiêp với “cái chết” và sự lo lắng. Tuy nhiên, stress có thể khơng xảy ra hoặc
sẽ được giảm thiểu khi bệnh nhân có cách ứng phó.
Cách ứng phó với stress của bệnh nhân trong các giai đoạn bệnh là một việc hết
sức quan trọng, khi bệnh nhân có khả năng đương đầu với stress thì stress lại có thể
là một nhân tố tích cực bởi chính stress buộc bệnh nhân phải đối đầu với bệnh và tìm
ra cách ứng phó thích hợp. Tuy nhiên stress cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình
điều trị bệnh của bệnh nhân nếu stress đó q lớn và khơng được giải tỏa. Cụ thể là
stress làm tinh thần bệnh nhân giảm sút rõ rệt, quá lo lắng làm cho quá trình điều trị
bệnh gián đoạn, hoặc stress nặng làm cho các giai đoạn bệnh chuyển biến nhanh hơn
và xấu hơn. Do vậy việc tìm được cách ứng phó cho bệnh nhân là hết sức quan trọng.
Cách ứng phó với stress giúp bệnh nhân đối diện dễ dàng hơn với bệnh, giữ vững
được tinh thần lạc quan để có kết quả điều trị bệnh tốt.
Ý thức được tầm quan trọng của việc ứng phó với stress, nhiều nhà khoa học đã
có những nghiên cứu để phổ biến và nhân rộng ra mọi người. Tuy nhiên việc làm này
chưa được chú trọng ở các trường đào tạo cũng như ở các bệnh viện. Đã có khơng ít
đề tài nghiên cứu về stress và cách ứng phó với stress ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy


10

nhiên nghiên cứu cách ứng phó với stress ở bệnh nhân cịn ít và chưa có hiệu quả thực
tiễn đặc biệt là ở bệnh nhân ung thư.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Cách ứng phó
với stress của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung xác định đặc điểm cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung
thư đang điều trị tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Các bệnh nhân ung thư: gồm 92 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện
ung bướu Đà Nẵng
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng ứng phó với
stress bằng các kiểu ứng phó khác nhau. Có sự khác biệt về cách ứng phó với stress
của bệnh nhân ở các giai đoạn bệnh, ở bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ, ở bệnh nhân
có nghề nghiệp khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của
bệnh nhân là: trình độ học vấn, giai đoạn bệnh, thời gian điều trị, khả năng tài chính,
sự quan tâm từ gia đình, sự quan tâm từ xã hội,…
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cách ứng phó với stress của bệnh nhân
- Nghiên cứu đặc điểm cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư đang
điều trị tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
- Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao cách ứng phó với stress của
bệnh nhân.


11

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về nội dung: nghiên cứu kiểu loại, đặc điểm ứng phó với stress và các yếu tố
ảnh hưởng đến cách ứng phó của bệnh nhân ung thư.
Về khách thể và địa bàn: nghiên cứu trên 92 khách thể là bệnh nhân ung thư
đang điều trị tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận về cách ứng

phó với stress dựa trên các tài liệu nghiên cứu liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng bảng hỏi để tìm ra đặc điểm cách ứng phó với stress của bệnh nhân và
phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của bệnh nhân. Đề xuất
biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao cách ứng phó với stress của bệnh nhân.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng bảng phỏng vấn để thu thập thông tin về những biểu hiện cách ứng phó
của bệnh nhân về những cảm xúc mà bệnh nhân từng trải qua tương ứng với các yếu
tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến cách ứng phó của bệnh nhân.
7.4. Phương pháp thống kê trong toán học.
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và phân tích số liệu.
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Bài nghiên cứu gồm 3 phần chính:
8.1. Phần mở đầu
8.2. Phần nội dung
Chương 1: Lý luận về cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư


12

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
8.3. Phần kết luận và khuyến nghị


13

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA

BỆNH NHÂN UNG THƯ
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cách ứng phó với stress của bệnh nhân
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề cách ứng phó với stress ở nước ngồi
Đã có nhiều nước trên thế giới quan tâm đến khả năng ứng phó với những hồn
cảnh khó khăn, stress. Những nghiên cứu chủ yếu đi vào các vấn đề liên quan như:
cách ứng phó, hành vi ứng phó. Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tơi tổng hợp, phân
tích theo các hướng tiếp cận chính sau đây: Cách đo hành vi ứng phó; ảnh hưởng của
ứng phó đến thể chất và tinh thần; cách ứng phó liên quan đến những trải nghiệm sớm
của cá nhân; ảnh hưởng của các thành phần tâm lí cơ bản đến hành vi và cách ứng
phó; mối quan hệ giữa cách ứng phó với sự chuyển đổi xã hội.
+ Cách đo hành vi ứng phó:
Đây là hướng nghiên cứu nhằm xây dựng những trắc nghiệm đo hành vi ứng
phó xem con người ứng phó như thế nào đối với hồn cảnh.
Folkman và Lazarus (1980) đã xây dựng trắc nghiệm “Cách ứng phó”. Trắc
nghiệm đo hai kiểu ứng phó cơ bản nhất là: 1. Kiểu ứng phó tập trung cảm xúc: đây
là kiểu ứng phó chú ý nhiều đến cảm xúc cá nhân, kiểu ứng phó này có mục đích làm
giảm sự căng thẳng trong các tình huống mà con người gặp phải; 2. Kiểu ứng phó tập
trung giải quyết vấn đề: là kiểu ứng phó hướng vào việc giải quyết vấn đề hay định
hướng để thay đổi hoàn cảnh. [Dẫn theo 10]
Tuy vậy, trên thực tế cách ứng phó của con người khơng đơn giản chỉ là hai
cách như Folkman và Lazarus đã nêu, nó mang tính đa dạng. Nên, một trắc nghiệm
khác được ra đời. Đó là trắc nghiệm “ứng phó” của Carver, Sheiner, và Weintraub
(1989). Các tác giả đưa ra 5 thang đo về cách ứng phó tập trung vào vấn đề, 5 thang
đo về cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, 3 thang đo về cách ứng phó khơng tích
cực. Bên cạnh những thang đo được liệt kê ở trên cịn có nhiều trắc nghiệm, thang đo
khác nhưng ít được dùng hơn.
+ Ảnh hưởng của kĩ năng ứng phó đến thể chất và tinh thần:


14


Nezu và Ronan (1988) nghiên cứu về kĩ năng ứng phó của trẻ vị thành niên.
Họ chỉ ra rằng nếu vị thành niên khơng có kĩ năng phịng ngừa những tác động của
hồn cảnh có thể dẫn đến stress, trầm cảm và lo âu. Để giải quy ết được các vấn đề,
vị thành niên cần có niềm tin dựa vào năng lực, xác lập được những kĩ năng ứng phó
với những hồn cảnh khó khăn của bản thân. [Dẫn theo 23]
Kovacs (1989) lại cho rằng, có nhiều vấn đề về tâm thần của trẻ em liên quan
đến sự hiểu biết của các em về các kĩ năng xã hội. Đây là một trong những nguyên
nhân làm tăng ý tưởng và hành vi tự sát. [ Dẫn theo 23]
Các tác giả khác như: Carver, Scheiner và Weintraub (1989) thì cho rằng: Hành
vi ứng phó có tính chất ổn định và được coi là xu hướng ứng xử. Theo các tác giả,
con người có cách ứng phó nhất định trong nhiều tình huống khác nhau. Cách ứng
phó của cá nhân ảnh hưởng đến chính cá nhân đó. [Dẫn theo 7]
+ Cách ứng phó liên quan đến những trải nghiệm sớm của cá nhân:
Một xu hướng khác nghiên cứu về kĩ năng ứng phó, đó là: Cách ứng phó thể
hiện mối liên quan giữa hành vi ứng phó với các sự kiện của cuộc sống, những trải
nghiệm sớm của cá nhân. Dưới đây là nh ững nghiên cứu thể hiện xu hướng này.
Các tác giả Myers L.B, Brewin C.R (1994) cho rằng, đứa trẻ có những trải
nghiệm âm tính sớm thường có kiểu ứng phó dồn nén, ức chế khi nó gặp quang cảnh
của sự kiện cũ hoặc những hoàn cảnh làm chúng liên tưởng tới những sự kiện cũ, đặc
biệt những sự kiện liên quan đến gia đình. Ở hồn cảnh này, có mối quan hệ chặt chẽ
giữa các trải nghiệm cảm xúc với cách mà con người ứng phó với hồn cảnh khó
khăn, với stress tâm lý. [Dẫn theo 4]
Maria Cristina Richaud (2000) nghiên cứu và nhận thấy mối quan hệ với cha
mẹ và bạn cùng tuổi trong thời thơ bé được coi là một trong những khía cạnh quan
trọng nhất, quyết định sự phát triển của nhân cách và hành vi. Những người có khó
khăn trong mối quan hệ tương tác có thể có nguy cơ khơng phát triển nguồn lực phù
hợp để ứng phó với khó khăn, stress trong cuộc sống. Những người như vậy ln có
xu hướng cảm nhận thế giới là rất nguy hiểm, thù địch và họ cảm thấy cần phải tiếp
cận một cách hung hăng hơn, lảng tránh hay ức chế. [Dẫn theo 3]



15

+ Ảnh hưởng của các vấn đề tâm lí cá nhân và xã hội đến hành vi ứng phó và
cách ứng phó:
Cảm giác về một chỗ dựa tinh thần và vật chất, thông tin và cảm xúc ở con
người là một cảm giác dương tính, chi phối hồn tồn đến cách ứng xử với người
khác, với môi trường xã hội cũng như với những tình huống khó khăn.
Đây là nghiên cứu về sự ủng hộ xã hội của các tác giả: Cobb .S (1976), Cohen
và Wills (1985), Cohen và Syme (1985), Kirkham, Schilling, Norelius, Schinke,
Yablin (1986), Zick và Temoshok (1987), Cohen S (1988), Hays, Turner và Coats
(1992). Các tác giả đều nhấn mạnh sự ủng hộ của xã hội là nhân tố trung gian thúc
đẩy sự vững tin của con người, khích lệ con người thực hiện những hành động hiệu
quả trong những tình huống khó khăn. [Dẫn theo 3]
Bandura (1977), Thomson S.C (1981), Wallston K.A, Wallston, Smith, và
Dobbins (1987), Cohen S và Edwards (1989), Taylor S.E, Helgeson, Reed và Skokan
(1991) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa kiềm chế tâm lí và cách ứng phó có hiệu quả.
[Dẫn theo 3]
Nghiên cứu khác lại đánh giá những đặc điểm của nhân cách là nguồn lực chính
của hành vi ứng phó. Những đặc điểm đó là: tính tự tin, tính tự ch ủ, tính có trách
nhiệm, biết đồng cảm với người khác, tính sẵn sàng trải nghiệm, … Đây là nghiên
cứu của Holahan và Moos (1987, 1990, 1991), Worden và Sobel (1978), Friedman
(1993).
Terry D.J. (1991); Lees M.C., Neufeld R.W.J. (1999) nghiên cứu mối liên quan
đánh giá về tình huống khó khăn, nhận diện về các khía cạnh khác nhau của stress
với hành vi ứng phó. Theo họ, việc con người ứng xử như thế nào trong hồn cảnh
khó khăn thường chịu ảnh hưởng của việc họ đánh giá về chính hồn cảnh đó, tình
huống đó. [Dẫn theo 3]
Segersform S.C, Taylor S.E, Kemeny M.E, Fahey J.L (1998); Horowwitz,

Adler và Kegeles (1988) tiếp cận nghiên cứu mối liên quan của cách ứng phó với tính
lạc quan và bi quan. Các tác giả nhận thấy tính lạc quan có quan hệ với khuynh hướng
sử dụng cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, thể


16

hiện những khía cạnh dương tính trong tình huống căng thẳng; ngược lại tính bi quan
thường đi kèm với xu hướng ứng phó như phủ nhận hoặc tránh xa tình huống, tập
trung trực tiếp vào những cảm giác căng thẳng của bản thân. [Dẫn theo 7]
Gunther K.C, Cohen L.H, Armeli S (1999); Lazarus và Folkman (1984) quan
tâm đến vai trò của tính nhạy cảm đối với hành vi ứng phó trong tâm lí học nhân cách.
Theo các tác giả, tính nhạy cảm tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình hình thành
hành vi ứng phó của con người trong những hoàn cảnh gây căng thẳng, từ việc tri
giác, đánh giá hoàn cảnh, huy đ ộng các nguồn l ực ứng phó cho đến việc áp dụng
các phương án ứng phó nhất định và đánh giá h ậu quả của các ứng phó đã được lựa
chọn.
Hong Y, Chiu C, Dweck C.S, Lin D.M.S, Wan W (1999) nghiên cứu mối quan
hệ giữa trí tuệ và các thuộc tính của năng lực với xu hướng ứng phó tốt và nhận thấy
các thuộc tính của năng lực là cầu nối trung gian giữa trí tuệ và xu hướng ứng phó
của con người.
Lazarus và Folkman cho rằng hành vi ứng phó có tính chất tình huống rõ rệt,
chịu ảnh hưởng từ chính cách nhìn nhận, đánh giá tình huống của con người ngay
trong thời điểm xảy ra tình huống. Mục đích của các nghiên c ứu của các tác giả này
nhằm tìm ra những khn mẫu ứng phó có hi ệu qu ả v ới những tình huống, hồn
cảnh nhất định để có thể giúp những người rơi vào hồn cảnh đó có cách ứng phó phù
hợp. Vai trị của tơn giáo, niềm tin và ảnh hưởng của nó đến hành vi ứng phó và cảm
giác bình an của con người được Mahoney nghiên cứu và cơng bố. Tác giả đã có bước
tổng hợp các nghiên cứu trước về kĩ năng ứng phó với hồn cảnh của cá nhân được
khích lệ bởi gia đình, bạn bè và cha cố trong nhà thờ trước khi hình thành nghiên cứu

của mình về vai trị của tơn giáo đối với cách con người ứng xử với hoàn cảnh khó
khăn. Theo tác giả, chính những lời răn dạy của chúa, những lời khuyên của cha cố
về sự bình yên trong tâm hồn đã hướng con người đến cách ứng xử nhất định với
hoàn cảnh. Như vậy, các nghiên cứu theo khuynh hướng tìm kiếm mối quan hệ của
các nhân tố tâm lí xã hội và tâm lí cá nhân đã xác định được ảnh hưởng của các nhân
tố này đối với cách mà con người ứng xử trong những hồn cảnh khó khăn. [24]


17

+ Mối quan hệ giữa cách ứng phó với sự chuyển đổi xã hội:
McCubbin (1980) nghiên cứu ảnh hưởng có hại của cách ứng phó sai lầm với
stress trong gia đình và chỉ ra rằng cách ứng phó sai lầm có thể dẫn đến việc phá huỷ
hệ thống gia đình.
Fosson lại chỉ ra những kiểu chuyển đổi trong gia đình có thể dẫn đến stress và
cách mà các thành viên ứng phó v ới những sự chuyển đổi này.
Slavin (1991) phát hiện: chuyển đổi xã hội liên quan đến những vấn đề vĩ mô
như quan hệ dân tộc, tục lệ, lễ nghi, sự phân hoá kinh tế - xã hội và nó có liên quan
đến thói quen, văn hố của mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Cuộc sống xã hội địi hỏi mỗi
cá nhân phải thích nghi với chuyển đổi xã hội. Vì thế, hành vi ứng phó của mỗi con
người đều chịu ảnh hưởng của văn hoá. Sự lựa chọn cách ứng xử của con người trước
hoàn cảnh mới đã làm nên văn hố hành vi, nhiều khi nó liên quan đến chuẩn mực
văn hoá, lễ nghi, tập tục ở cấp độ xã hội. Vì vậy, những chương trình tự giáo dục,
phân loại giá trị và chế ngự stress là những phương pháp được đề nghị để ứng phó
với những chuyển đổi xã hội. Bên cạnh đó, cịn có các nghiên cứu khác như: “Ứng
phó với bệnh ung thư” của B. Siegel, Carl và Simonton (1980); “Ứng phó với tình
trạng mình là nạn nhân của tội phạm” của Scheiner (1981), Berg và Jonhson (1979),
Brooks (1981); “Ứng phó với stress ở nơi làm việc” của Revicki và May (1985),
Macke và Cooper (1987), Adler và Matthews (1994); “Ứng phó với tiếng ồn, với
những ảnh hưởng của môi trường” của Cullen, Cherniack, Rosenstock (1990); “Cách

ứng phó của phụ nữ với việc nạo thai” của N. Sumer, C. Cozzarelli, B. Major (1998);
“Cách ứng phó với những khủng hoảng tinh thần, những tổn thương tâm lí” của E.A.
Holman, R.C. Silver (1998), … Các nghiên cứu này đã cho độc giả thấy được một
khuôn mẫu hành vi ứng phó hiệu quả với hồn cảnh nhất định. [Dẫn theo 21]
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về cách ứng phó với stress ở Việt Nam
Việt Nam hiện cịn rất ít các nghiên cứu trực tiếp về cách ứng phó với stress.
Năm 2006, Viện Tâm Lý học thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam đã tiến
hành nghiên cứu về cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hồn cảnh khó khăn tại
một số trường THCS, THPT, học sinh thuộc các Trung tâm giáo dục thường xuyên ở


18

Hà Nội và một số trẻ thuộc Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Nghiên cứu đã đưa
ra một số kết quả về những đặc điểm ứng phó của trẻ vị thành niên Việt Nam với
những hồn cảnh khó khăn trong đó có stress.
Bên cạnh nghiên cứu của Viện Tâm lý học, Trung tâm và chương trình giáo
dục Lê Thánh Tơng, Sở giáo dục và đào tạo TP.Hồ Chí Minh với sự tài trợ của
UNESSCO và UNICEF đã biên soạn và triển khai chương trình giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ em. Trong chương trình này, ứng phó với stress được đề cập nhưng
khơng sâu, cịn mờ nhạt. [18]
Ngồi ra, cịn có một số đề tài nghiên cứu về kĩ năng ứng phó với stress.
Năm 2008, Đỗ Thị Thu Hồng với đề tài nghiên cứu : “Kĩ năng ứng phó với
những khó khăn trong cuộc sống của học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội” đã nêu lên
các loại khó khăn trong cuộc sống mà học sinh trung học cơ sở của hai trường được
khảo sát gặp phải. Tuy nhiên, tác giả không cho người đọc thấy được khái niệm kĩ
năng ứng phó với khó khăn và biểu hiện cụ thể của biểu hiện này.[ 8]
Nguyễn Hữu Thụ- Nguyễn Bá Đạt, trong bài báo trên Tạp chí Tâm lý học, số
3 (120), 3-2009 “ Các Kiểu ứng phó với stress trong học tập của sinh viên Đại học
Quốc Gia Hà Nội” đã sử dụng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính nhằm đánh

giá sự thay đổi cảm xúc, nhận thức, hành vi của sinh viên trước các tình huống gây
stress trong học tập và đo khả năng ứng phó với các tình huống gây stress của sinh
viên. [18]
Lê Thị Thanh Thủy với bài báo “ Stress trong học tập và cách ứng phó ở học
sinh cuối cáp trung học phổ thơng” đã phân tích những ngun nhân, ảnh hưởng và
cách ứng phó với stress của học sinh cuối cấp trung học phổ thơng có dấu hiệu. [19]
Năm 2011, với tên đề tài “Kĩ năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường
Trung học cơ sở Tứ Minh thành phố Hải Dương”, Nguyễn Thị Minh Hải không chỉ
ra được bản chất của kĩ năng ứng phó với căng thẳng mà lại đi sâu vào phân tích các
biện pháp ứng phó với căng thẳng (từ lý luận đến thực tiễn): nhóm biện pháp điều
chỉnh nhận thức của bạn thân, nhóm biện pháp điều chỉnh lối sống, nhóm biện pháp
tìm về gia đình, nhóm biện pháp hoạt động xã hội [7]


19

Trịnh Viết Then- Mai Thị Nguyệt Nga “Ứng phó với stress của giáo viên mầm
non trên địa bàn Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra phân loại bao
gồm 5 kiểu ứng phó với stress của giáo viên mầm non đó là: kiểu ứng phó “tích cực
chủ động”, kiểu ứng phó “tìm kiếm sự hộ trợ”, kiểu ứng phó “xoa dịu căng thẳng”,
kiểu ứng phó “ lảng tránh”, kiểu ứng phó “ tiêu cực”. Trong nghiên cứu này, tác giả
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi là chủ yếu, ngồi ra cịn kết hợp
với các phương pháp khác như phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát. [17]
Trần Thị Kim Huệ “Sử dụng test CSI để khảo sát kỹ năng ứng phó với stress
của sinh viên trường Đại học Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi” Trong nghiên cứu này,
tác giả đã sử dụng test CSI để khảo sát KNUPS của sinh viên (SV) trường Đại học
Phạm Văn Đồng (ĐH PVĐ). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra KNUPS của SV ĐH PVĐ
theo phương diện tổng quát và theo các lát cắt khác nhau như khối ngành, giới tính....
cũng như các tác nhân ảnh hưởng đến KNUPS của SV, các biện pháp nhằm giáo dục
KNUPS cho SV. [Dẫn theo 29]

Như vậy, qua tổng quan tài liệu chúng tôi nhận thấy, những nghiên cứu về
stress, kĩ năng ứng phó, cách ứng phó với stress chủ yếu tập trung vào stress trong
học tập mà ít tập trung vào bệnh nhân ung thư. Bởi thế đây là một khoảng trống cần
được nghiên cứu, làm rõ. Đề tài: “ Cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư”
được lựa chọn sẽ mang lại ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn trong bối cảnh hiện nay.
1.2.Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Bệnh ung thư
Theo định nghĩa của Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á đưa ra ung thư là thuật ngữ
dùng cho những căn bệnh trong đó các tế bào bất thường phân chia vượt ngồi tầm
kiểm sốt và có thể lan truyền qua các mơ khác. Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào.
Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ,
vô tổ chức, khơng tn theo các cơ chế kiểm sốt về phát triển của cơ thể. [Dẫn theo
27]
Đa số người bệnh ung thư đều hình thành các khối u. U ác tính hồn tồn khác
với khối u lành tính.U lành tính: chỉ phát triển tại chổ thường rất chậm, có vỏ bọc


20

xung quanh nên ranh giới rõ, mật độ thường mềm hoặc chắc, khơng xâm lấn, khơng
di căn, khi bóc đi sẽ khỏi bệnh. U ác tính: thường phát triển nhanh, u thường khơng
có ranh giới rõ, xâm lấn ra xung quanh và thường di căn xa theo đường bạch mạch
và đường máu.
Sau khi đã tổng quan các tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu chúng tôi rút ra: “Ung thư như là quá trình bệnh lý trong đó một số tế
bào thốt ra khỏi sự kiểm sốt, sự biệt hóa sinh lý của tế bào và tiếp tục nhân lên.
Những tế bào này có khả năng xâm lấn và phá hủy các tổ chức xung quanh gây nên
di căn và cuối cùng ung thư gây tử vong cho người bệnh“.
1.2.2. Stress
Bài nghiên cứu chỉ tập trung vào khái niệm cũng như những biểu hiện của stress

dưới góc độ Tâm lí học. Do đó, dưới đây chúng tơi trình bày một số quan niệm tiêu
biểu sau đây:
+ Theo nhà Tâm lí học Eric Albert: “Stress là sự nỗ lực của cơ thể để thích nghi
với những đổi thay” [25]
+ Bruce Singh và Sidney Bloch lại cho rằng: “stress đề cập tới các hoạt động
hoặc các tình huống, gây ra cho con người những yêu cầu về cơ thể và tâm lý quá
mức và đe dọa gây mất thăng bằng” [24]
+ Tác giả Tô Như Kh quan niệm: “stress chính là những phản ứng khơng đặc
hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các
tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trị quyết định
khơng chủ yếu do các tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân
đó”. Định nghĩa này đề cập đến vai trò của yếu chủ quan về tác nhân đó”. Định nghĩa
này đề cập đến vai trị của yếu tố nhận diện và thái độ của con người trong stress.[Dẫn
theo 2]
+ Một số nhà tâm lý học khác như: Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy và Lê
Khanh đã nêu lên thành phần quan trọng của stress là xúc cảm và một số nguyên nhân
cơ bản gây ra stress ở con người, khi cho rằng: “stress là những xúc cảm nảy sinh


21

trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình huống phải chịu
đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết
định hành động nhanh chóng và trọng yếu” [6]
+ Theo Nguyễn Thành Khải, “Dưới góc độ tâm lý học, có thể hiểu stress là
trạng thái căng thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt
động cũng như trong cuộc sống” [12]
+ Một số tác giả khác quan niệm: “Stress là kết quả tương tác giữa khả năng
đáp ứng của một số cá nhân và những địi hỏi được đặt ra cho cá nhân đó trong mơi
trường của họ. Q trình tương tác có thể dẫn đến những hậu quả nhiều mặt tùy theo

khả năng ứng phó đó” [21]
Kế thừa nhiều trong những quan niệm ở trên (coi stress là sự căng thẳng tâm lý,
stress là phản ứng tâm lý của chủ thể trước hoàn cảnh hoặc trong hoạt động), chúng
tôi xác định: Stress là sự căng thẳng về mặt tâm lý xuất hiện khi họ gặp khó khăn (
thậm chí q tải so với sức chịu đựng thơng thường) trong q trình thực hiện hoạt
động bất kì.
1.2.3. Cách ứng phó
Những tình huống, những khó khăn tâm lí xuất hiện phổ biến như stress đã
hướng các nhà nghiên cứu tâm lí quan tâm tới việc tìm hiểu cách ứng phó như thế
nào. Xuất phát điểm cho những nghiên cứu về thuật ngữ ứng phó ngày nay là nghiên
cứu với thuật ngữ cơ chế phòng vệ (defense mechanism) của nhà tâm thần học nổi
tiếng Sigmund Freud. Haan (1963) đã phát triển thuật ngữ này với 20 cơ chế cái Tơi
(Ego mechanisms) và 10 cơ chế ứng phó (coping mechanisms). Hiểu ứng phó trong
thuật ngữ Ego, ứng phó có mục đích và liên quan đến việc lựa chọn, trong khi cơ chế
phịng vệ mang tính khn mẫu. Thuật ngữ ứng phó (coping) khơng được nhắc đến
trong các từ khóa tóm tắt trong các nghiên cứu tâm lí học cho đến năm 1967. Sau đó,
các hình thức gọi khác nhau được sử dụng như phong cách ứng phó, khả năng ứng
phó (coping style, coping resources), v.v.


22

Trong những nghiên cứu sau này, ứng phó có thể được định nghĩa là tổng thể
nỗ lực nhận thức và hành vi cá nhân sử dụng để giảm ảnh hưởng của căng thẳng .
Snyder và Dinoff (1999) đã đưa ra một định nghĩa có sự tổng hợp nhiều quan điểm
trước đó: “ứng phó là một phản ứng nhằm giảm bớt gánh nặng về thể chất, tình cảm
và tâm lí có liên quan đến các sự kiện cuộc sống căng thẳng và phức tạp hàng ngày”
. [Dẫn theo 2]
Tác giả Phan Thị Mai Hương định nghĩa về cách ứng phó và phân biệt với chiến
lược ứng phó: “…hành vi ứng phó là cách mà cá nhân thể hiện sự tương tác của mình

với hồn cảnh tương ứng với logic của riêng họ, với ý nghĩa trong cuộc sống của con
người và với những khả năng tâm lí của họ”. Định nghĩa về cách ứng phó và phân
biệt với chiến lược ứng phó, tác giả chỉ ra rằng: “Chiến lược ứng phó là sự ứng phó
một cách chủ động, có dự định trước một tình huống xảy ra. Cách ứng phó là những
phương thức ứng phó cụ thể hơn trước một tình huống, một hoàn cảnh nhất định.
Trong một chiến lược ứng phó có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau. trong một số
trường hợp, chiến lược ứng phó có thể hiểu như cách ứng phó” .
Trong những năm gần đây, vấn đề ứng phó chiếm lĩnh một số lượng lớn các
nghiên cứu trong tâm lý học phương Tây. Việc cung cấp đầy đủ thơng tin sẽ hồn
thiện khái niệm “ứng phó” nhằm làm rõ hơn ý nghĩa của phạm trù này trong tâm lý
học cũng như khả năng ứng dụng của nó trong xã hội. Khái niệm ứng phó xuất phát
từ tiếng Anh “cope” có nghĩa là ứng phó, đương đầu, đối mặt, thường là trong những
tình huống bất thường, những tình huống khó khăn và stress. Trong Tâm lý học có 4
hướng nghiên cứu để lý giải vấn đề này:
+ Hướng tiếp cận coi ứng phó như là sự phịng vệ của cái tơi: Theo hướng này,
ứng phó được hiểu như là cách thức tự vệ tâm lý, được sử dụng để làm giảm căng
thẳng (Haan, 1977) . Hiệu quả của sự phòng vệ được đánh giá dựa trên tính hiệu quả
của những phản ứng đáp trả của cá nhân. [Dẫn theo 3]
+ Hướng tiếp cận coi ứng phó như là đặc điểm riêng biệt trong nhân cách của
cá nhân: Cách tiếp cận này được phản ánh trong các nghiên cứu của Moos , xem ứng
phó như là một khuynh hướng tương đối ổn định của cá nhân nhằm đáp ứng lại những


23

tình huống khó khăn theo một cách thức nhất định. Tuy nhiên, tính ổn định của các
cách thức ứng phó khó có thể khẳng định bằng thực nghiệm. Hơn nữa, các nhà nghiên
cứu đã phát hiện rằng con người có khuynh hướng đáp lại những tình huống khác
nhau theo những cách khác nhau, nên các phương pháp đo lường nét riêng biệt của
cá nhân thường ít có khả năng dự báo việc sử dụng các cách ứng phó. [Dẫn theo 3]

+ Hướng tiếp cận tính đến những địi hỏi riêng biệt của các loại hồn cảnh cụ
thể: Đó là nghiên cứu của Felton và Revenson (1984) . Khái niệm ứng phó được xem
xét ở góc độ này khơng liên quan đến q trình phịng vệ cũng như các đặc điểm riêng
biệt của cá nhân mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, do hoàn cảnh quyết định. Các phê phán
cách tiếp cận này tập trung vào sự thiếu khả năng khái quát hóa của các chiến lược
ứng phó với các hồn cảnh khác nhau.
+ Hướng tiếp cận coi ứng phó là mặt năng động của của chủ thể: Đó là nghiên
cứu của Lazarus và Folkman (1984) . Ứng phó là những nỗ lực của cá nhân, bao gồm
cả hành động bên ngoài và tâm lý bên trong nhằm giải quyết những tình huống vốn
gây mệt mỏi hoặc vượt quá khả năng của cá nhân, buộc cá nhân phải nỗ lực để giải
quyết. Lý thuyết tập trung vào hai cấp độ của sự đánh giá trong q trình ứng phó. Ở
cấp độ đầu tiên, cá nhân đánh giá liệu sự kiện xảy ra có gây khó khăn cho cuộc sống
của mình hay khơng. [Dẫn theo 3]
Lazarus và cộng sự lại cho rằng: “Ứng phó là sự cố gắng cả trong hành động
và về mặt tâm lý để kiểm sốt những địi hỏi của môi trường cũng như bên trong cơ
thể và các xung đột”. Định nghĩa này bao hàm cả các khía cạnh nhận thức, cảm xúc
và hành vi của quá trình ứng phó.
Theo Keil (2004), ứng phó là những nỗ lực về nhận diện và hành vi được tiến
hành để kiểm soát (làm giảm, đưa về mức tối thiểu, kiềm chế hoặc thích ứng) những
khó khăn cá nhân và những u cầu của hoàn cảnh nhằm giúp cho cá nhân vượt ra
được những tác nhân gây stress ở họ.
Theo Delongis và cộng sự (2011) trong một nghiên cứu về ứng phó với stress,
định nghĩa ứng phó là sự nỗ lực nhận thức và thực hiện các hành vi để giải quyết vấn
đề . [Dẫn theo 7]


24

Như vậy, ngoài hai chức năng ban đầu: đấu tranh với những vấn đề gây ra stress
và điều chỉnh cảm xúc mà những vấn đề đó đưa ra, ứng phó còn bao gồm cả những

yếu tố của sự sửa đổi và thay đổi. Có thể hiểu ứng phó là cách mà cá nhân thể hiện
sự tương tác của mình với hoàn cảnh tương ứng với logic của riêng cá nhân, với ý
nghĩa trong cuộc sống và với những khả năng tâm lý của họ. [17]
Như vậy, ứng phó là hành động để giải quyết nhiều tình huống của cuộc sống
và làm cho con người có thể thích ứng với hồn cảnh sống. Tuy nhiên, vì phạm vi
nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào những tình huống khó khăn, gây stress nên
chúng tơi dựa vào những mặt tích cực của các quan niệm nêu trên và xác định: “Ứng
phó là hành động của cá nhân, bao gồm các hành động như nhận diện những tác
nhân gây mệt mỏi, căng thẳng; xác định các phương án ứng phó và thực hiện các
phương án ứng phó nhằm giải quyết những tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc
những tình huống vượt quá khả năng của cá nhân và giúp cá nhân thích ứng với hồn
cảnh”.
1.2.4. Cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư
Khi gặp phải stress, bệnh nhân cần tìm cách vượt qua stress. Có như vậy họ mới
lấy lại được cân bằng tâm lý. Khi đó họ cần nổ lực nhận diện stress của mình, tại sao
mình bị stress, phải đối diện với stress thế nào và cần hành động ra sao để vượt qua
stress. Đó chính là cách ứng phó với stress.
Qua nghiên cứu tài liệu chúng tơi thấy rằng chưa có tác giả nào đưa ra định
nghĩa về cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư. Do đó, chúng tơi chỉ có thể
dựa vào những nghiên cứu về ứng phó và đặc điểm tâm lý bệnh nhân ung thư để đưa
ra khái niệm cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư.
Sau khi đã tổng quan các tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu chúng tôi rút ra: “Cách ứng phó với stress của bệnh nhân ung thư là hành
động của cá nhân mắc ung thư ở các giai đoạn khác nhau, bao gồm các hành động
như nhận diện những tác nhân gây mệt mỏi, căng thẳng; xác định các kiểu ứng phó
và thực hiện các kiểu ứng phó nhằm giải quyết những tình huống gây mệt mỏi, căng


25


thẳng hoặc những tình huống vượt quá khả năng của cá nhân và giúp cá nhân thích
ứng với hồn cảnh”.
1.3. Lý luận chung về cách ứng phó với stress
1.3.1. Các mức độ stress
Có rất nhiều loại stress được chữa trị và chẩn đốn ngày nay, nhưng có thể chia
các loại stress đó thành bốn loại chính: Stress tích cực (Eustress), Stress tiêu cực
(Distress), Hyperstress, Hypostress.
- Stress tích cực (Eustress)
Đây là một trong những loại stress hữu ích. Nó xuất hiện ngay sau khi bạn có
nhu cầu cần sử dụng đến sức lực thể chất của mình. Eustress chuẩn bị cơ bắp, tăng
nhịp đập tim và sự tập trung tâm trí vào bất cứ tình huống mà bạn cần phải sử dụng
sức mạnh cơ bắp. Eustress cũng có thể sử dụng trong những nỗ lực sáng tạo. Khi một
người cần có thêm những năng lượng để sáng tạo, Eustress giúp cho họ có được
những sự kích thích/ hưng phấn cần thiết.
- Stress tiêu cực (Distress)
Nỗi buồn khổ là một trong những loại stress tiêu cực. Nó là một trong những
loại stress mà tâm trí và cơ thể phải chịu đựng khi những thói quen thơng thường phải
thay đổi và điều chỉnh. Tâm trí chưa thích nghi và thoải mái với sự thay đổi này, nó
vẫn có xu hướng quay lại thói quen cũ. Có hai loại distress là cấp diễn và trường diễn.
- Stress cấp tính (Acute Stress)
Stress cấp diễn: là một loại stress xuất hiện ngay sau khi có sự thay đổi về thói
quen. Nó là một loại stress mạnh mẽ, nhưng nó diễn ra rất nhanh. Stress cấp tính tạo
ra những cảm giác không thoải mái và bất định. Triệu chứng của stress loại stress này
thường là: đau đầu, đau lưng, đau bụng, tim đập nhanh, đau cơ hoặch đau mình.
- Stress trường diễn (Chronic Stress)
Stress trường diễn xuất hiện khi có một sự thay đổi kéo dài trong khi cơ thể
chưa thích ứng được. Kiểu stress này thường xuất hiện khi chúng ta đi du lịch quá dài
(trên 6 tháng qua nhiều nơi) hoặc ai đó liên tục thay đổi công việc hoặc chuyển nhà.



×