Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ chat bằng tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 88 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

PHẠM THỊ THANH PHÁT

Đặc điểm ngơn ngữ chat bằng tiếng Việt

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ngơn ngữ hình thành dựa trên
những cơ sở xã hội nhất định và hoàn tồn tn theo quy luật khách quan. Trong
thời đại cơng nghệ thơng tin bùng nổ như hiện nay, máy tính, mạng Internet đã trở
nên quen thuộc trong đời sống con người, việc tìm kiếm, trao đổi cơng nghệ thơng
tin đã trở nên phổ biến và hoạt động giao tiếp qua mạng trở thành nhu cầu tất yếu
của giới trẻ. Tất cả những nhân tố đó đã dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ chat – một
dạng ngôn ngữ gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng cư dân Việt hiện nay.
Trước sự ảnh hưởng của ngôn ngữ chat đối với văn hóa Việt, ngơn ngữ
Việt…đã có rất nhiều luồng quan niệm, ý kiến trái chiều. Có người nghĩ rằng nên
chấp nhận sự tồn tại của ngơn ngữ chat vì đó là kết quả từ những tác động của các
yếu tố xã hội ngồi ngơn ngữ, là sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin. Đa số ý
kiến khác phủ nhận, cho rằng phải tìm cách hạn chế, loại bỏ nó ra khỏi đời sống
giao tiếp của giới trẻ vì đó là thứ ngơn ngữ “méo mó”, “biến dạng”, ảnh hưởng


không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Là những người yêu tiếng Việt, chúng tôi luôn mong muốn được đóng góp
một phần tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc giải mã ngôn ngữ thời đại @ để thấy
rõ đặc điểm của dạng ngơn ngữ này. Đó là lý do vì sao chúng tơi tìm đến với đề tài:
Đặc điểm ngôn ngữ chat bằng tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Như đã nói, ngơn ngữ chat hiện đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi, song
những ý kiến về dạng ngôn ngữ này chỉ được bàn luận trên các trang web, qua các


3

bài báo mạng, các trang blog cá nhân…một cách tản mạn, mang tính trị chuyện,
nêu ý kiến chủ quan.
Năm 2009, tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh xuất hiện một luận
văn thạc sĩ với đề tài Ngôn ngữ chat: Tiếng Việt và tiếng Anh. Trong cơng trình
khoa học của mình, tác giả Nguyễn Thị Khánh Dương thiên về so sánh, đối chiếu
giữa ngôn ngữ chat tiếng Việt và tiếng Anh. Cô tập trung nghiên cứu các biểu tượng
cảm xúc trong chat chứ khơng đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm của ngơn ngữ chat. Vì
thế, có thể nói Đặc điểm ngơn ngữ chat bằng tiếng Việt là một đề tài khá mới mẻ
nên trong khóa luận tốt nghiệp này chúng tơi đã mạnh dạn đi vào tìm hiểu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được tập trung tìm hiểu ở đề tài này là: đặc điểm ngôn
ngữ chat, bao gồm đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong văn bản chat.
Phạm vi nghiên cứu: do điều kiện và thời lượng có hạn nên trong đề tài này
chúng tôi chỉ đi vào khảo sát các đặc điểm của văn bản chat Yahoo bằng tiếng Việt
mà người nghiên cứu cập nhật được trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2011
đến tháng 5 năm 2012 (không nghiên cứu tin nhắn, không nghiên cứu văn bản chat
bằng tiếng Anh).
4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp:
thống kê, miêu tả, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
5. Bố cục của đề tài:
Đề tài này ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính gồm ba chương:
Chương I: Những giới thuyết xung quanh vấn đề nghiên cứu
Chương II: Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm từ vựng của chat bằng tiếng Việt
Chương III: Đặc điểm ngữ pháp của chat
Vai trò của chat đối với tiếng Việt


4

CHƯƠNG I
NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặc điểm của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày hay còn gọi là phong

cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách khẩu ngữ là phong cách chức năng giao tiếp
trong sinh hoạt hằng ngày. Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày tồn
tại trong cộng đồng với tính chất là một kiểu nói năng phổ thơng, phổ biến nhất. Nó
được hình thành từ thói quen ngơn ngữ của một dân tộc thông qua con đường tiếp
xúc tự nhiên giữa mọi người trong gia đình, trong cộng đồng xã hội.
Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học tiếng Việt định nghĩa: “Phong cách
sinh hoạt hằng ngày (PCSHHN) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngơn
(văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng
ngày. Nói cụ thể hơn, đó là vai của người ông, người bà, vai của bố, mẹ, con, cháu,
anh, em, bạn, đồng nghiệp, đồng hành…tất cả những ai với tư cách cá nhân trao đổi

tư tưởng, tình cảm của mình với người khác” [11, tr. 103].
Phong cách chức năng ngơn ngữ sinh hoạt hằng ngày có thể chia ra hai biến
thể: ngôn ngữ sinh hoạt tự nhiên (khẩu ngữ tự nhiên) và ngôn ngữ sinh hoạt văn hóa
(khẩu ngữ văn hóa). Do thói quen, do mối quan hệ vai bằng nhau, hồn cảnh khơng
theo nghi thức, tâm trạng giao tiếp…khẩu ngữ tự nhiên mang tính chất tự nhiên,
thoải mái, khơng theo nghi thức, tính thân mật cao hơn tính xã giao nên sinh động,
thân mật và gần gũi. Cịn khẩu ngữ văn hóa tn theo nghi thức và mang tính xã
giao rõ rệt. Bởi lẽ, khẩu ngữ văn hóa được hình thành do nhu cầu của xã hội có trình
độ văn hóa cao và được dùng trong hoàn cảnh theo nghi thức.


5

Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt
hằng ngày tồn tại ở hai dạng: dạng nói và dạng viết, song dạng nói là chủ yếu. Tồn
tại dưới dạng nói là những lời trị chuyện, tâm sự, thăm hỏi, trao đổi, nhận xét…Tồn
tại dưới dạng viết là những dòng thư ngắn báo tin, chào hỏi, những dịng lưu niệm
tâm tình hay những đoạn nhật ký, lưu bút…
Chức năng ngơn ngữ hiện thực hóa trong phong cách chức năng ngôn ngữ
sinh hoạt hằng ngày là chức năng giao tiếp, tư duy, tạo lập quan hệ, bộc lộ cảm xúc
và chức năng giải trí.
Đặc trưng chung của phong cách ngơn ngữ sinh hoạt hằng ngày là: tính cá
thể, tính cụ thể và tính cảm xúc.
Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày mang những đặc điểm
ngôn ngữ sau đây:
1.1.1. Đặc điểm ngữ âm:
Đặc điểm ngữ âm của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
thể hiện ở âm sắc và cách phát âm. Âm sắc mang tính cá thể vì mỗi người khi phát
âm có một giọng điệu, một sắc thái âm thanh khác nhau, khơng ai giống ai (người
nói to, người nói nhỏ, người nói giọng trầm, người nói giọng bổng…)

Phát âm theo tập quán địa phương. Ví dụ: Một số nơi ở Quảng Nam, Quảng
Ngãi phát âm “xe đạp” thành “ xe độp”, “cái bao” thành “cái bơ”, “gạo”-“gộ”, …;
Bình Định: “đá - đé”, “tắm - tém”…
1.1.2. Đặc điểm từ vựng
Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trước hết thiên về dùng
những từ ngữ có hình ảnh, có tính cụ thể, giàu sắc thái biểu cảm.
Ví như: Để diễn tả hành động ngồi, phong cách khẩu ngữ sử dụng phong phú
những từ ngữ giàu sắc thái, hình ảnh: “ngồi chành bành”, “ngồi chồm hổm”, “ngồi
bệt”, “ngồi chò hỏ”…; Xấu: “xấu ghê ghớm”, “xấu đau xấu đớn”, “xấu hoắc”, “xấu
rình”, “tỉ xấu”, “xấu dã man”, “xấu kinh khủng”, “xấu tàn bạo”, “xấu vô đối”, “xấu
dễ sợ”…
Đặc điểm từ vựng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày là


6

thường sử dụng các thán từ, tình thái từ, ngữ khí từ, quán ngữ, thành ngữ:
Ví dụ 1: “Trời đất ơi”, “Mẹ ơi”, “Ối giời ơi”, “Ối bà con ơi”, “Eo ơi”, “Ơ
kìa”, “Ơ hay”, “Ơi”, “A”, “Á”, “Ái chà chà”…
Ví dụ 2: “ơi”, “hỡi”, “ời”, “ạ”, “dạ”, “vâng”, “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé”, “nghen”,
“nhá, “hả”, “hử”, “hở”, “đấy”, “nào”…
Ví dụ 3: “à…àm”, “à…ừm...”, “hừm…”, “hm...”, “ừ hứ”...
Ví dụ 4 : “Của đáng tội”, “ Nói khí khơng phải”, “Nói vơ phép”, “Khổ một
nỗi là” , “Nói bỏ ngồi tai”, “Nói dại đổ đi”, “Cịn mồ ma”, “Nó chết (một) cái là”,
“Nói (...) bỏ quá cho”, “Cắn rơm cắn cỏ”, “Chẳng nước non gì”, “Đùng một cái”,
“Chẳng ra chó gì”, “Nói trộm bóng vía”,...
Ví dụ 5: “Ba cọc ba đồng”, “Chó cắn áo rách”, “Đắt như tôm tươi”, “Nhẹ tựa
lông hồng”, “Lạnh như tiền”, “Dai như đỉa đói”, Đủng đỉnh như chĩnh trơi sơng”,
“Lừ đừ như ơng từ vào đền”, “Chó ngáp phải ruồi”, “Nồi nào úp vung nấy”, “Ba
đầu sáu tay”, “Nói có sách mách có chứng”, “Ăn trên ngồi trốc”, “Mẹ trịn con

vng”, “Hịn đất ném đi hịn chì ném lại”,...
Đặc điểm thứ ba là từ thường được dùng theo nghĩa khẩu ngữ. Ví dụ “cóc”
(khơng), “dựng tóc gáy” (sợ)...
Thứ tư, phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày ưa dùng những
từ tượng thanh, tượng hình. Chẳng hạn: “Lom khom”, “rón rén”, “lị dị”, “móm
mém”, “rũ rượi”, “xộc xệch”...; “Hu hu”, “ha ha”, “hi hi”, “ầm ầm”, “sồn soạt”,
“bốp”...
Thứ năm, trong phong cách ngơn ngữ sinh hoạt hằng ngày có mặt nhiều từ
địa phương, từ thơng tục, tiếng lóng:
Ví dụ 1: “Tùm lum” (nhiều), “tào lao” (vớ vẩn, tầm phào), “ngài om” (nói
nhiều ồn ào), “nhớp” (bẩn), “lộ chao cẳng mô ri o ?” (chỗ rửa chân đâu vậy cơ?),
“té ra” (thì ra), “từa lưa” (khơng ra gì), “sấp nhỏ” (lũ trẻ), “ưng” (đồng ý, chấp
nhận), “một chắc” (một mình), “đầu” (trơốc)...
Ví dụ 2: “Chết cha”, “chết mẹ”, “bỏ mẹ”, “cút xéo”, “khỉ khô”, “biến”,
“đếch”...


7

Ví dụ 3: “đại bàng”, “diều hâu”, “cớm” (cảnh sát giao thơng), “bốn mắt”
(người bị cận thị), “đít chai” (kính cận thị), “cưa” (tán tỉnh), “đạn” (tiền), “móm”,
“viêm màng túi” (hết tiền), “a kay con chim cú” (cay cú)...
Ngoài ra, một đặc điểm từ vựng nổi bật của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
hằng ngày nữa là thường gọi tên đối tượng bằng những cái tên chỉ rõ đặc điểm nhận
diện. Ví như: “Phát lùn”, “Lan mập”, “Ngọc cận”, “Hồn teo”...
1.1.3. Đặc điểm ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp đầu tiên dễ nhận thấy trong phong cách chức năng ngôn
ngữ sinh hoạt hằng ngày là hiện tượng vi phạm logic khách quan. Ví dụ: “Cấm
khơng hút thuốc trên xe”; “ Mình quên không làm bài tập”; …Sở dĩ mắc lỗi về câu
như vậy vì trong khi giao tiếp hằng ngày, người nói khơng quan tâm nhiều đến việc

tổ chức câu nói.
Thứ hai, do đối thoại trực tiếp và giao tiếp trong hoàn cảnh cụ thể nên câu
trong phong cách khẩu ngữ thường xuyên có hiện tượng tỉnh lược. Chẳng hạn:
“- Anh ăn cơm chưa?
- Rồi.
- Canh em nấu có ngon khơng?
- Ngon lắm!”
Bên cạnh đó, hiện tượng xuất hiện nhiều yếu tố dư trong cấu trúc cú pháp
cũng là một trong những đặc điểm ngữ pháp quan trọng của phong cách khẩu ngữ.
Ví dụ: “Cái thằng đó nó thì ăn chơi lắm.” ; “Đi đâu thế vậy ?”; “Nhà chuyên gia gì
mà ...”...
Ngồi ra, phong cách ngơn ngữ sinh hoạt hằng ngày còn hay dùng các kiểu
câu hỏi, câu cảm thán, câu đưa đẩy. Ví dụ: “Bạn ở đâu? Bạn tốt quá!”
Một đặc điểm ngữ pháp nữa của phong cách khẩu ngữ khơng thể khơng kể
đến đó là có những kiểu kết cấu riêng:
- “đã...lại”( khơng những... mà cịn ) để nhấn mạnh. Ví dụ: “Mai đã khơng
xinh lại cịn xấu tính”...
- “động từ...gì mà...động từ” biểu thị ý phủ định. Ví dụ: “làm gì mà làm”...


8

- “...thì ...”: “Đi thì đi”, “học thì học”
- Dùng câu hỏi để phủ định
...
1.1.4. Đặc điểm diễn đạt
Trong cách diễn đạt của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng
ngày thường có hiện tượng iếc hóa, nói láy, nói tắt:
Ví dụ 1: “Đẹp với điệc”, “thương với chả thiếc”, “tốt với chả tiếc”...
Ví dụ 2: “Lộn xà lộn xộn”, “lung ta lung tung”, “đú đa đú đởn”, “hí ha hí

hửng”, “hì hà hì hục”, “lởn va lởn vởn”...
Ví dụ 3: “cơ súc” (cơ đọng và súc tích), “cao - xà – lá” (cao su, xà phòng,
thuốc lá).
Khẩu ngữ ưa dùng cách nói ví von, khoa trương, ưa dùng cách diễn đạt ẩn
dụ, hốn dụ.
Ví dụ: “Trắng như trứng gà bóc”, “trắng như vơi”, “trắng như bột”, “trắng
như tuyết”...
Trong cuộc hội thoại hằng ngày, đề tài hay thay đổi, khơng có chủ đề nhất
định:
Ví dụ:
“- Nga ơi, hơm qua Phát đi đám cưới thằng Dũng đấy. Thằng Ngà cũng có đi
dự, nó đang thất nghiệp.
- Thời buổi này xin việc khó khăn lắm, Phát có hay liên lạc với mấy đứa lớp
mình khơng?”
Xuất phát từ quan hệ giữa người nói và người nghe trong thực tế nên trong
khẩu ngữ phát ngơn thường có nghĩa hàm ngơn:
Ví dụ:
- Lan hơm nay được mùa sắm sửa nhỉ?
- Mới nhận học bổng mà.
1.2.

Sơ lược về chat

1.2.1. Chat với nghĩa là một hoạt động


9

Trong tiếng Anh, chat: danh từ có nghĩa là “chuyện phiếm, chuyện gẫu,
chuyện thân thuộc”; Động từ có nghĩa là “nói chuyện phiếm, tán gẫu”. Từ ý nghĩa

đó, người Việt chúng ta đã mượn nguyên thể từ chat trong tiếng Anh để chỉ hoạt
động trò chuyện trực tuyến, trò chuyện qua mạng Internet giữa hai hoặc nhiều người
với nhau như Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa: chat là “trò chuyện, trao đổi trực tiếp
với nhau thông qua mạng Internet bằng cách gõ nội dung từ bàn phím hoặc nói qua
micro (voice chat)” [14, tr.175].
Với ý nghĩa đó, ngày nay chat đã trở thành một trong những hoạt động
không thể thiếu của người dùng máy tính. Nó giúp kết nối những con người cách
nhau rất xa về mặt địa lý nhưng vẫn có thể cùng trị chuyện, chia sẻ, tâm tình, giúp
cho các doanh nghiệp tổ chức hội thảo, họp hành qua mạng Internet…
Để có thể chat, người dùng phải sử dụng các phần mềm chat (còn gọi là phần
mềm nhắn tin nhanh - IM viết tắt của Instant Messenger). Nếu chọn đúng một
chương trình chat hợp với nhu cầu, người dùng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời
gian, đồng thời làm được rất nhiều việc có ích và Yahoo! Messenger là một phần
mền như thế.
Yahoo! Messenger (Y!M) là một phần mềm cho phép nhắn tin qua lại giữa
những thành viên có tài khoản (nick) của Yahoo! Đây có lẽ là trình chat phổ biến
nhất Việt Nam khi mà hầu hết người Việt Nam đều dùng nick Yahoo! để chat.
1.2.2. Ngơn ngữ chat
Trong q trình chat (trị chuyện trực tuyến, trò chuyện qua mạng Internet)
ấy, xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, những chatter (người chat) đã sử
dụng một dạng ngôn ngữ biến thể từ ngôn ngữ chuẩn mà chúng ta hay gọi là ngôn
ngữ chat. Như vậy, ngôn ngữ chat trước hết là ngôn ngữ hội thoại thuộc phong cách
chức năng ngơn ngữ sinh hoạt hằng ngày .
Có thể thấy, ngôn ngữ chat là sản phẩm của thời đại cơng nghệ thơng tin,
xuất hiện từ khi máy tính ra đời. Sự xuất hiện của nó có cả một quá trình lâu dài, tự
phát và cho đến nay, dạng ngôn ngữ này đã ngày càng trở nên quen thuộc và phổ
biến trong cộng đồng “dân cư mạng”. Ngôn ngữ chat không chỉ được sử dụng làm


10


công cụ giao tiếp trên “không gian ảo” như mạng Internet mà cịn thâm nhập vào
mọi khía cạnh của đời sống thông qua sách báo dành cho tuổi mới lớn, qua tin nhắn,
điện thoại và thậm chí cịn len lỏi vào học đường qua vở ghi học sinh, các bài kiểm
tra, thi cử, qua cách nói chuyện của học sinh, sinh viên…Hệ quả của ngơn ngữ chat
đem lại là tích cực hay tiêu cực thì chúng tơi sẽ đề cập trong các chương sau.

CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG CỦA CHAT
BẰNG TIẾNG VIỆT
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM CỦA CHAT
Ở mục này, trước tiên chúng tôi đề cập các biến thể ngữ âm xuất hiện trong
ngôn ngữ chat. Biến thể ngữ âm là “sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo
từ” [6, tr. 64].
Biến âm trong chat có hai dạng : (1) Biến âm từ ngữ bằng cách thay đổi
nguyên âm, phụ âm hoặc cả hai và thêm âm, bớt âm ; (2) Biến âm bằng cách sử
dụng một từ khác có một bộ phận đồng âm, chúng tôi gọi là biến âm đồng âm.
Ngồi ra, trong phần này chúng tơi cũng đề cập những hiện tượng phổ biến
trong chat, đó là hiện tượng cố ý viết lệch chuẩn chính tả, hiện tượng cố ý viết lặp
để thể hiện thái độ, cảm xúc và hiện tượng viết tắt. (Ở đề tài này chúng tôi xin được
bỏ qua hiện tượng viết chữ không dấu, gồm dấu của các con chữ ô, ă, â, ơ, đ, ê, ư,
ươ, iê, yê và dấu biểu hiện thanh điệu).
2.1.1. Hiện tượng biến âm
2.1.1.1. Biến âm nguyên âm
a. Các nguyên âm được biến đổi thành [u]:
* [o]→[u]:
- hồi→hùi. Ví dụ: : hùi xưa
- hơm→hum. Ví dụ: nuocmatthienthan666: tối hum trước
- hơn→hun. Ví dụ: : hun a cái e
- rồi→rùi. Ví dụ: ukm.depketao1: chạy đâu hết rùi?



11

- tơi→tui. Ví dụ: kieunhemummim: giup tui voi
- thơi→thui. Ví dụ: traingheo_baclieu12: thui em về có công chuyện
* [uo]→[u]:
- buồn→bùn. Ví dụ: trainhaque_baokevutruong: bùn q
- ln→lun. Ví dụ: kedanhcapgiotlethieunu: đúng lun
- muốn→mún. Ví dụ: money_can_buy_love: mún nc (muốn nói chuyện)
- tuổi→tủi. Ví dụ: thienthannho22789: bn nhiu tủi (bạn bao nhiêu tuổi)
* [Ɔ]→[u]:
- tóm→túm. Ví dụ: bongbongmua_votanvianh: túm cổ bụp chát lun
* [a]→[u]:
- làm→lùm. Ví dụ: nhoxboom_timbx: cần tìm girl dt lùm wen nek hjhjh
* [ă]→[u]:
- sắp→súp. Ví dụ: trieux1: súp bị tũn
* [ɤ ]→[u]:
- gớm→gúm. Ví dụ: : zử gúm
- ơi→ui. Ví dụ: : chịu thơy bạn ui
- trời→trùi. Ví dụ: nagoya80: trùi ui
* [ɤ ]→[u]:
- nấp→núp. Ví dụ: : trời bão mà núp
trong chăn làm gì
b. Các nguyên âm hoặc tổ hợp nguyên âm + bán âm được biến đổi thành
[i]:
* [e]→[i]:
- bệnh→bịnh. Ví dụ: than_dieu_dai_hiep_1991: nc voi ban chac minh sinh
binh (nói với bạn chắc mình sinh bệnh)
- chết→chít. Ví dụ: thanh_nhan_261091: mưa chán chít đi đc

- hết→hít. Ví dụ: trainhaque_baokevutruong: ko có ai nói chuyện hít
- kêu→kiu. Ví dụ: nagoya80: ai kiu em tự tiện wa chi
- mệt→mịt. Ví dụ: rongxanh8601: hum ni a mịt, hem rẽn tem sự zớ e đeo!!!


12

(hôm nay anh mệt, không rãnh tâm sự với em
đâu)
- nên→nin. Ví dụ: bupbe.baby91: chúng ta có nin quen nhau?
* [ie]→[i]:
- biết→bít / bit. Ví dụ: trainhaque_baokevutruong: sao mìh hem bít ta?
ckangtrai_langtu: ai bit
- biệt→bịt. Ví dụ: bongbongmua_votanvianh: em trai nhỏ đó có bịt danh là
chuột cống
- kiểu→kiu. Ví dụ: yeuanhanhchokeo_vt: kiu nay la kiu 2012 na`
- kiếm→kím. Ví dụ: yeuanhanhchokeo_vt: kho kim' lam do'
- hiệp→hịp. Ví dụ: nagoya80: ko cóa đại hịp
- hiểu→hỉu. Ví dụ: muabun_qt: o hỉu
- yêu→iu. Ví dụ: bakhia90: iu ai cung zi iu dum minh di minh thanksyou
- nhiều→nhìu. Ví dụ: thanh_nhan_261091: ko hỏi nhìu
- nhiêu→nhiu. Ví dụ: heokhi_love_heoheo: ơng bao nhiu tuổi
- nghiệm→nghịm. Ví dụ: bongbongmua_votanvianh: kinh nghịm trong thực
tế
- tiếp→típ. Ví dụ: hienlanhtotbung_hp: xl típ đi
* [ɤi]→[i]:
- ấy→í. Ví dụ: khoai.nuong_de: í có thấy lão bình đa tình đâu ko?
- mấy→mý. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: mý tuổi rùi còn mang mẹ ra đêy
* [ai]→[i]:
- bái bai→bí bi. Ví dụ: vangtrangsau_84: thơi ngủ thơi, bí bi cả nhà

* [e]→[i]:
- kêu→kiu. Ví dụ: ngoc_12388: kiu sip' di an thjt cho' koj
(kêu síp đi ăn thịt chó coi)
c. Các nguyên âm hoặc tổ hợp âm đệm + nguyên âm được biến đổi
thành [ɛ]:


13

* [a]→[ɛ]:
- bạn→bẹn. Ví dụ: rongxanh8601: bẹn ở mơ?
- hả→hẻ. Ví dụ: rongxanh8601: chỉ vậy thâu hẻ?
- sao→seo. Ví dụ: trainhaque_baokevutruong: bùn thì bùn chứ seo
* [ɤ]→[ɛ]:
- đấy→đéy / dey. Ví dụ: biggirl_xinh_9x: thang dien nao mok du dy nha
nghi dey? (thằng điên nào mà rủ đi nhà nghỉ đấy?)
- nhậu→nheu. Ví dụ: lamchanthuong_lamchanthuong: tui di nheu ne
- tâm→tem / đâu→đeo. Ví dụ: rongxanh8601: hum ni a mịt, hem rẽn tem sự
zớ e đeo!!! (hôm nay anh mệt, không rãnh tâm sự với em đâu).
* [ă]→[ɛ]:
- lắm→lém. Ví dụ: bongbongmua_votanvianh: khó lém
* [wɛ]→[ɛ]:
- cht→chét. Ví dụ: trieux1: bận cái áo đỏ chét thấy ghét
* [i]→[ɛ]:
- đi→đe. Ví dụ: zin.kute89: thang` VP im mom` đe
d. Các nguyên âm hoặc tổ hợp âm đệm + nguyên âm được biến đổi
thành [e] :
* [a]→[e]:
- hay→hêy. Ví dụ: : @ hêy nhỉ
* [ɤ]→[e]:

-đây→đêy. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: mý tuổi rùi còn mang mẹ ra đêy
* [we]→[e]:
- thuê→thê. Ví dụ: harken_bian: thê cho bian làm tổng nhá
* [i]→[e]:
- mình→mềnh. Ví dụ: : @ mặc dù mềnh 2fi thiệc
e. Các nguyên âm được biến đổi thành [ɤ]:


14

* [a]→[ɤ]:
- mà→mờ. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: cơ mờ
* [ɛ]→[ɤ]:
- nhé→nhớ. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: chơi chữ nhỏ thui nhớ
* [ɤ]→[ɤ]:
- đấy→đới. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: bên đới tung hứng kiểu gì đới
* [i]→[ɤ]:
- nhỉ→nhở. Ví dụ: ha.an_h: thế này chắc lắm gái theo lắm nhở
* [ɯ]→[ɤ]:
- chửi→chởi. Ví dụ: nikdep.nhat_zahu_08: @ anh em mak chởi nhau
f. Các nguyên âm được biến đổi thành [ɯ]:
* [a]→[ɯ]:
- mà→mừ. Ví dụ: nuocmatthienthan666: tại chỗ quen bik mừ
* [ɤ ]→[ɯ]:
- ơi→ưi. Ví dụ: bongbongmua_votanvianh: ưi
* [ɤ ]→[ɯ]:
- nhất→nhứt. Ví dụ: anh-_-yeu-_-em-_-r@t-_-nhieu.tk: vk tui hát hay nhứt
g. Một số nguyên âm có xu hướng biến đổi thành tổ hợp âm đệm
[w]+[a], kéo dài âm tiết:
* [a]→[wa]:

- mà→mòa. Ví dụ: kedanhcapgiotlethieunu: nói i mịa
* [Ɔ]→[wa]:
- có→cóa. Ví dụ: nagoya80: ko cóa đại hịp
- cho→choa. Ví dụ: b0y_crazy_2k11: choa lam wen yk (cho làm quen đi)
- đó→đóa. Ví dụ: kedanhcapgiotlethieunu: đúng đóa
- nó→noa. Ví dụ: nghiem_93: k. lm i noa ma kug ckui


15

(khơng làm gì nó mà cũng chửi)
* [o]→[wa]:
- rồi→rồi. Ví dụ: heokhi_love_heoheo: hĩu lun roài à nha
h. Nguyên âm đơn hoặc tổ hợp nguyên âm + bán âm được biến đổi
thành ngun âm đơi [ ɯɤ ]:
* [ɯ]→[ɯɤ]:
- chửi→chưởi. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: hum qua thấy chưởi bạn thanh hóa
ghê qá
* [ai]→[ɯɤ]:
- ngãi→ngữa. Ví duh: rongxanh8601: quảng ngữa hẻ?
i. Và một số trường hợp biến âm nguyên âm khác:
* [e]→[ie]:
- thế→thía. Ví dụ: : @ nhìu nik đẹp thía
- về →zìa. Ví dụ: rua_so_met_pro_py: đi mới zìa
* [ɤ ]→[o]:
- ngợp→ngộp. Ví dụ: heokhi_love_heoheo: thế ngộp thở sao zk ơi
* [ɛ]→ [a]:
- nè →nà. Ví dụ: kedanhcapgiotlethieunu: ở đây nà
* [i]→[iu]:
- xí→xíu. Ví dụ: u345: @ chờ cb xíu

* [a]→[ɔ]:
- hát→hót. Ví dụ: x1_nh: hót đi a bình
* [a]→[ɤ]:
- mày→mầy. Ví dụ: traingheo_baclieu12: chào mầy
2.1.1.2. Biến âm phụ âm
a. Biến âm phụ âm đầu
* [ƫ]→[s]:


16

- trời→xời. Ví dụ: boy_hubt_9x: úi xời
* [ƫ]→[z]:
- trai→dai / zai. Ví dụ: kim.vn10: K triều đẹp zai
- trời→dời / giời. Ví dụ:
bongbongmua_votanvianh: dùng lung tung tiếng dời hơi đất hỡi
* [ƫ]→[c]:
- trai→chai. Ví dụ: trieux1: kim ẹp chai
- trời→chời. Ví dụ: : chời
- trêu→chêu. Ví dụ: bongbongmua_votanvianh: chắc cũng chêu tui rồi
- trục trặc→chục chặc. Ví dụ: hi.libikey: e vs n.y cũng có chục chặc
* [n]→[l]:
- nói→lói. Ví dụ: : @ đy uốn sữa sao lói là bác
hàn xóm wa chơy
- nửa→lửa. Ví dụ: : @ lửa đêm ùi ai wa
* [l]→[n]:
- lắm→nắm. Ví dụ: linh_shady_kute: bé nắm anh ạ
* [ʐ]→[z]:
- rõ→dõ / zõ. Ví dụ: nikdep.nhat_zahu_08: @ hơk zõ
- rong→dong. Ví dụ: bongbongmua_votanvianh: phải nghỉ học đi bán hàng

dong
* [z]→[j]:
- già→jìa. Ví dụ: saobangtinhnhan_1987: jia nhung cung
- dạ→ja. Ví dụ: toan_zidane10: ja e day
- giang→jang. Ví dụ: thangbomkhokhao:có bạn nào ở An Jang khơng?
* [v]→[z].
- vậy→dậy. Ví dụ: nhoc_duy123: ai hát dậy
- với→dới / zới. Ví dụ: heokhi_love_heoheo: nhậu ở đâu zk cho ké zới
- vui→dui / zui. Ví dụ: lantuchuayeu: hj noi choj zui thoi


17

- vẻ →de / ze. Ví dụ: yuuri_92: thay 2 nguoi zui ze lam moa
(thấy hai người vui vẻ lắm mà)
- vơ→dơ / zơ. Ví dụ: money_can_buy_love: zơ 1 lượt kìa
- vú→dú / zú. Ví dụ:: zú nhỏ xí
- vụ→dụ / zụ. Ví dụ: zlztoday_i_miss_uzlz: zụ gì zậy ?
- vịt→dịt / zịt. Ví dụ: : hum trc ổng fang hột zịt
- viết→diết / ziet. Ví dụ: lag.thag: ziet cai chu~ nho? lai kai'
* [kw]→[w]:
- qua→wa. Ví dụ: thanhleminh7999: a cung trai wa giai doan do roi ma
- quá→ wá / wa. Ví dụ: tuyetnhietdoi_20002001: bun wa
- quái→wai. Ví dụ: kedanhcapgiotlethieunu: wai la
- quan→wan. Ví dụ: lil_pe_xu_9x_lil: kệ tui hok liên wan tới pạn
- quen→wen. Ví dụ: lytuan_kiet81: có ai làm wen ko?
- quay→way. Ví dụ: : kái way wa chửi mình
- qch→wach. Ví dụ: tuyettrongtim_10311: dap dau vao to bao chet wach
di cho roi
- Qui Nhơn→ wi nhơn. Ví dụ: chatsexdaypacon: ai ở wi nhơn

[v] thành [z] và [kw] thành [w] là hai biến thể phụ âm phổ biến và mang tính
đồng loạt nhất trong chat.
* [t’]→[h]:
- thơi→hơi. Ví dụ: tinhyeukhongdoi0710: hôi a không hát nữa đâu
* [x]→[h]:
- không→hông / hong. Ví dụ: your.knight78: sao hong dc, muabun bao
nhieu rui?
* [h]→[k]:
- hồi→qi. Ví dụ: Ví dụ: rua_so_met_pro_py: ko biết kết cơ nào tới trước
cổng trường qi
* [b]→[p]:
- bà→pà. Ví dụ: nhjmxu_m92: pà kon oj


18

- bạn→pạn. Ví dụ: vunhan810: pan dang o dau vay
- bái→pái. Ví dụ: money_can_buy_love: pái thằng ky làm sư phụ tình zục
mới được
- bái bai→pái pai. Ví dụ: money_can_buy_love: pái pai mấy đứa
- bé→pé. Ví dụ: trieux1: pé nhi
- bị→pị. Ví dụ: nghiem_93: ckúng mày pị kâm hết à?
- bia→pia. Ví dụ: ngoc_12388: su huynh toi' nay kiu ba` chu? mang pia wa
vn11 nhau thjt cho' (sư huynh tối nay kêu bà chủ mang bia qua vn11 nhậu thịt chó).
- bó→pó. Ví dụ: teen_92_blog: pó tay
- biến→piến. Ví dụ: daigia_kotien96: piến đi
* [z]→[ʐ]:
- gì→rì. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: bóng định xác nhận rì đới
(bóng định xác nhận gì đấy)
* [ŋ]→[ɲ]:

- nghen→nhen. Ví dụ: benle_langle: noi phai giu loi do nhen ox
* [v]→[γ]:
- vơ→gơ / go. Ví dụ: minh_thao911: nc j ma go duyen qua ha
* [v]→[ʐ]:
- vơ→rơ. Ví dụ: jj_yuh: uh chắc 23 a rô ăn đám cưới
b. Biến âm phụ âm cuối
* [k]→[s]:
- hic→hix. Ví dụ: nuocmatthienthan666: hix
- míc→mix. Ví dụ: nhoc_duy123: lên mix đi thảo
* [t]→[s]:
- chat→chax. Ví dụ: duccuongnguyen89: co ai chax sex ta
* [ŋ]→[k]:
- hông→hôk / hok. Ví dụ: : @ thì tk hơk có ái
nha


19

kiep_bui_doi_cp: có bạn gái nào nói chuyện hok
ta
Âm [s] trong âm tiết hix, mix, chax, [k] trong hôk, hok thuộc ba loại biến thể
trên là những phụ âm khơng có trong hệ thống phụ âm của tiếng Việt.
* [ŋ]→[n]:
- hông→hôn. Ví dụ: nhoc_duy123: đc hơn
* [ŋ]→[n]:
- mình→mìn. Ví dụ: money_can_buy_love: mìn tưởng…
Hiện tượng biến âm của ngơn ngữ chat rất phức tạp. Trong một âm tiết có
thể kết hợp cả hai hoặc nhiều loại biến âm như:
Biến âm cả phụ âm đầu và ngun âm chính (khơng tính hiện tượng viết
khơng dấu):

* [z]→[j] & [ɤ]→[ɯ]:
- giật→jut. Ví dụ: mth4o: jut mic (giựt míc)
Biến âm cả nguyên âm chính và phụ âm cuối trong một âm tiết:
* [o]→[ɛ] / [u] & [ŋ]→[m]:
- hơng→hem / hum. Ví dụ:
hoangtuboy_anhtim0101: co ai chat sex vs a hem
ukm.depketao1: ! co ai noi chuyen hum
- hổng→hẻm. Ví dụ: codonlycafe_viem_05: hẻm có răng sún đâu
* [a]→[ɛ] & [ɲ]→[n]:
- rãnh→rẽn. Ví dụ: rongxanh8601: hum ni a mịt, hem rẽn tem sự zớ e đeo!!!
(hôm nay anh mệt, không rãnh tâm sự với em đâu).
Hay, biến âm cả nguyên âm chính và bán âm cuối:
* [oi] → [ɤu]
- thơi→ thâu. Ví dụ: rongxanh8601: chỉ vậy thâu hẻ?
- rồi → rầu. Ví dụ: zlztoday_i_miss_uzlz: anh bình ko pik em rầu !
Nhiều trường hợp biến âm cả âm tiết. Có thể biến âm phụ âm đầu và nguyên


20

âm chính trong âm tiết có hai thành phần đó:
* [z]→[j] & [i]→[ɛ]:
- gì→jè. Ví dụ: nhoc_duy123: alo cái je`
* [kw]→[w] & [a]→[ɛ]:
- quá→wé. Ví dụ: hoanglan_8xx: chán wé
Hoặc biến âm tất cả các thành phần trong một âm tiết có âm đầu, âm chính,
âm cuối như trường hợp:
* [b]→[p], [ie]→[i] & [t]→[s]:
- biết→pix. Ví dụ: khocmotlandequen: ckua pix.....(chưa biết…)
* [v]→[z], [ɤi]→[i]

- vậy→dị. Ví dụ: : dị hả ?
2.1.1.3. Bớt âm
a. Bớt một phụ âm hoặc nguyên âm trong âm tiết
Hiện tượng bớt âm trong chat đa số là bỏ đi phụ âm đầu:
-đi→i / y. Ví dụ: huongmuahe_yuioip: ne nc lik su i
: hát bài y
- hồi →ồi. Ví dụ: : @ vk tk bị tàn hình ồi vậy
- đẹp→ẹp. Ví dụ: trieux1: kim ẹp chai
- đâu→âu. Ví dụ: : @ pải vịt gà âu
- đéo→éo. Ví dụ: harken_bian: tớ gọi cơng ăn rồi....éo sợ
Một số âm tiết có cấu tạo vần ây, chatter bỏ đi âm chính â chỉ giữ lại bán âm
cuối y và phụ âm đầu (nếu có):
- ấy→ý. Ví dụ:: chuyện vặt ý mà
- vậy→vy. Ví dụ: codonlycafe_viem_05: tơi cũng vy
- mấy→mý. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: mý tuổi rùi còn mang mẹ ra đêy
Bớt âm đệm :
- chuyện→chiện. Ví dụ: den412: vào nói chiện 2 đứa
Âm tiết mà người chat sử dụng không chỉ đơn thuần là bớt âm, biến âm hay
cố ý viết lệch chuẩn chính tả mà chúng thường kết hợp với nhau:


21

- gì→j. Ví dụ: muabun_qt: lam j xung a ta
Trường hợp trên là sự kết hợp giữa biến âm phụ âm và bớt âm: gì→jì→j
Hai trường hợp dưới đây lại là sự kết hợp giữa biến âm nguyên âm và bớt
âm:
- rồi→rùi→ùi. Ví dụ: : bùn ngủ ùi
- rồi→rồi→ồi. Ví dụ: buidoi_cuncon77: im lặng zậy là ko có ồi
Có khi biến âm kết hợp với bớt âm và cố ý viết lệch chuẩn chính tả:

- rồi→ rùj→uj. Ví dụ: choem.1lanyeu_94: chet het uj ak?
b. Bớt một âm tiết trong từ đa âm tiết
- bao nhiêu→nhiêu / bao nhiu→nhiu. Ví dụ:
bongbongmua_votanvianh: tóc nhiêu tuổi em?
zin.kute89: là nhiu
- bây nhiêu / bây nhiu→nhiu . Ví dụ::
nhớ nhiu đó
- bây giờ→giờ . Ví dụ: zjn0_d3ptraj: cắt hộ khẩu giờ
- lúc nãy→nãy . Ví dụ: oxtk: sr mọi người, nãy đùa á
- tinh trùng→tinh . Ví dụ: hoaphong_hp82: vao anh, anh cho tinh ma an
(vào anh, anh cho tinh mà ăn)
2.1.1.4. Thêm âm
a. Thêm một phụ âm hoặc một nguyên âm vào âm tiết
- he he→heheh. Ví dụ: kedanhcapgiotlethieunu: heheh
- ha ha→hahah. Ví dụ: kedanhcapgiotlethieunu: hahah
- ơ→ơh. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: ơh hay
- ờ→ờh. Ví dụ: : ờh
- à→ah. Ví dụ: kedanhcapgiotlethieunu: so we ah ?
- ạ→ạk. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: tài chính ạk
- à→ak. Ví dụ: nuocmatthienthan666: tính cầm hơi ak ?
- ừ→uk. Ví dụ: c0ngchua_ditimhoangtu: uk
- ứ→ứk. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: mua xong ứk mún ăn


22

- nè→ nèk / nek. Ví dụ: : có sdt nèk
- ngốc→ngock. Ví dụ: trieux1: ngock đố mày này nà
- nhóc→nhock. Ví dụ: chutieudeptrai_tim_nicodepgai_90: nhock
- mà→mak. Ví dụ: : @ tàn hình thiệt mak

- ok→okie. Ví dụ: qk1t: okie tk
Có trường hợp thêm âm sau khi đã biến âm:
- mà→mừ→mừk. Ví dụ: bupbe.baby91: ghê quá mừk
- nè→nà→nak. Ví dụ: ltgiang90st: co e nak
Dựa vào những trường hợp trên, chúng tôi nhận thấy rằng người chat có xu
hướng thêm vào cuối âm tiết một âm vị: hoặc âm vị [k] (thể hiện bằng chữ viết là k)
hoặc âm vị [h]. Đó là những phụ âm khơng có trong hệ thống phụ âm của tiếng
Việt. Những từ được thêm hai âm này đa số là hư từ (thán từ, tình thái từ, ngữ khí
từ).
Ngồi ra, cịn có hiện tượng thêm âm vị [z] (thể hiện bằng chữ viết là z) vào
những âm tiết có phụ âm đầu cũng là [z] (thể hiện bằng chữ viết là d), hay nói cách
khác là hiện tượng gấp đơi phụ âm [z] bằng hai hình thức chữ viết.
- dơ→dzơ. Ví dụ: dm0m: để mình gọi con vợ mình dzơ
- dậy→ dzay. Ví dụ: qk1t: Sao moi ng co nhiu nick @ dep dzay
b. Thêm một âm tiết vào từ đa âm tiết
- thiệt tình→thiệt cái tình. Ví dụ: lizil_han.tatca_lizil: thiệt cái tình
Trong chat, hiện tượng này ít xuất hiện hơn so với hiện tượng thêm một phụ
âm hoặc một nguyên âm vào âm tiết.
2.1.1.5. Nhận xét
Trong các biến thể ngữ âm thống kê được, biến âm nguyên âm chiếm tỉ lệ
lớn, gồm 40 loại biến thể. Con số này cho thấy biến thể nguyên âm trong chat vơ
cùng phong phú, đa dạng.
Trong số đó, các ngun âm hoặc tổ hợp nguyên âm + bán âm đa số được
biến đổi thành [u] (7 loại biến thể), thành [i], [ɛ] và [ɤ] (5 loại biến thể).
Các nguyên âm đôi, tổ hợp nguyên âm + bán âm hoặc tổ hợp âm đệm [w]+


23

nguyên âm thường biến đổi thành nguyên âm đơn. Nguyên âm đơn ấy là một trong

hai âm của âm đôi, bán âm chuyển thành âm chính hoặc có thể là âm chính trong tổ
hợp âm đệm [w]+ nguyên âm.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy biến thể phụ âm trong chat xảy ra ở cả phụ âm
đầu và phụ âm cuối, trong đó biến âm phụ âm đầu chiếm tỉ lệ lớn hơn (17 loại biến
thể), biến âm phụ âm cuối (5 loại biến thể).
Biến thể phụ âm đầu chủ yếu là biến thể ngữ âm địa phương: [ƫ]→[z], [n]→
[l], [ȥ]→[z] (biến thể ngữ âm của phương ngữ Bắc); [v]→[z], [kw]→[w], [x]→[h],
[t’]→[ h], [h]→[k] (biến thể ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ). Trong đó, đáng lưu
ý là khi thể hiện các biến thể [kw]→[w], [v]→[z] và [z]→[j], các người chat đã
dùng những chữ khơng có trong hệ thống chữ quốc ngữ: w, z và j.
Trong quá trình khảo sát biến thể phụ âm của ngôn ngữ chat, chúng tôi phát
hiện thấy có những phụ âm khơng có trong hệ thống phụ âm của tiếng Việt. Đó là
âm [s] trong âm tiết hix, mix, chax, [k] trong hôk, hok, [h] trong huhuh, heheh,
hihih, hahah.
Biến âm trong chat chủ yếu là biến âm tự do, có hai dạng: biến âm địa
phương và biến âm cá nhân.
Loại biến âm cá nhân khơng có tính đều đặn, đồng loạt, khơng tn theo một
qui luật nào cụ thể nên hầu hết khó hiểu, đặc biệt là loại biến âm kết hợp. Ví như
trường hợp khơng biến âm thành hông theo phương ngữ Nam Bộ, sau đó tiếp tục
biến âm nguyên âm và phụ âm cuối thành hem hoặc hum. Người chat này dùng
hem, người chat khác dùng hum, đôi khi cùng một người chat nhưng lúc này dùng
hình thức biến âm kiểu này, lúc khác lại dùng hình thức biến âm kiểu khác. Và
trường hợp trên chỉ xảy ra với từ hông, những âm tiết khác có âm chính [o] và âm
cuối [η] như “lơng”, “ngông”, “bông”, “mông”...lại không xảy ra hiện tượng biến
âm này. Để hiểu được và hiểu đúng những từ biến âm đó người đọc phải dựa vào
ngữ cảnh.
Chiếm tỉ lệ cao trong hiện tượng bớt âm là trường hợp bớt một phụ âm hoặc
nguyên âm trong một âm tiết mà chủ yếu là bỏ đi phụ âm đầu theo kiểu nhại giọng



24

trẻ con hoặc nhại giọng người nói ngọng. Trường hợp bớt một âm tiết trong từ đa
âm tiết xuất hiện ít hơn và xảy ra chủ yếu ở những từ thông dụng.
Biến âm của ngôn ngữ chat rất phức tạp. Trong một âm tiết có thể kết hợp cả
hai hoặc nhiều loại biến âm như đã đề cập trên đây.
Một số trường hợp biến âm trên có tác dụng tích cực:
Để tiết kiệm thời gian, những chatter thường biến những nguyên âm đôi
thành nguyên âm đơn hoặc tổ hợp [kw] thành [w] để bớt đi một kí tự.
Một số biến âm có thể được dùng như những khinh từ, uyển ngữ, nhã ngữ, có
tác dụng mờ hóa những sắc thái nghĩa xấu của từ trong những ngữ cảnh cụ thể.
Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, thể hiện ý thức xã hội nên những biến thể
ngữ âm cũng như những hiện tượng khác xuất hiện trong chat phần nào cho ta thấy
được hiện thực cuộc sống thời công nghệ, cách nói năng của con người thời nay mà
đặc biệt là cách nói năng, tâm lí, suy nghĩ, sở thích của thế hệ thanh thiếu niên
đương thời.
Tuy nhiên, ngôn ngữ chat nói chung và những biến thể ngữ âm trong chat
nói riêng phần lớn đều tiêu cực:
Tiêu cực thứ nhất mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là đa số các biến thể ngữ
âm xuất hiện trong chat khó đọc, khó phát âm.
Thứ hai, các biến thể ngữ âm thường gây khó hiểu. Thêm vào đó, hiện tượng
chat khơng dấu càng khiến cho người đọc gặp nhiều khó khăn trong việc dịch hiểu,
rất dễ dẫn đến dịch nhầm, hiểu nhầm, hiểu sai...
Như đã nói, một trong những mục đích mà các chatter biến âm là nhằm tiết
kiệm thời gian, tuy nhiên có những trường hợp đi ngược lại mục đích đó.
Việc biến âm trong ngôn ngữ chat đã tạo ra không ít những đơn vị ngữ âm và
chữ viết không phù hợp với hệ thống ngữ âm và chữ viết tiếng Việt, từ đó dần dần
hình thành thói quen phát âm và viết lệch chuẩn, làm mất đi sự trong sáng của tiếng
Việt.
2.1.2. Hiện tượng biến âm - đồng âm

Biến âm - đồng âm cũng là một dạng của biến thể ngữ âm nhưng qua khảo


25

sát, chúng tơi thấy hiện tượng này rất ít xuất hiện trong các bản chat mà chúng tôi
cập nhật được, duy chỉ có một từ:
- núp (được thay thế bằng) tờ núp. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: bóng tờ núp ak
2.1.3. Cố ý viết lệch chuẩn chính tả
Trong các bản chat, do nhiều ngun nhân khác nhau, tình trạng sai lỗi chính
tả rất nhiều, tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến hiện tượng viết lệch chuẩn
chính tả mang tính chất cố ý, phổ biến, xảy ra đồng loạt:
2.1.3.1. ch→ck; ngh→ngk; nh→nk; th→tk.
Tất cả những phụ âm khi thể hiện bằng kí hiệu chữ viết có chứa từ hai kí tự
trở lên, trong đó một kí tự là h thì kí tự h đó được thay thế bằng kí tự k:
a. ch→ck
- chào→ckao.Ví dụ: huongmuahe_yuioip: vang ckao ban
- chúng→ckúng.Ví dụ: nghiem_93: ckúng mày pị kâm hết à?
- cho→cko. Ví dụ: anhlatrum_1232003: aj cko lm wen vs
- chớ→ckớ. Ví dụ: anhlatrum_1232003: sao ckớ
- chó→ckó. Ví dụ: nghiem_93: ngu nku kon cko'
- chơi→ckơi. Ví dụ: anhlatrum_1232003: e ckơi w dế đi
- thích→thick. Ví dụ: zin.kute89: thick roi` day'
- kích →kíck. Ví dụ: girl_toc_ngan_tn: mình thíc đánh du kíck
- chi→cki. Ví dụ: khocmotlandequen: cki z
b. ngh→ngk:
- nghe→ngke. Ví dụ: lilil_p3_ng0ck.vn11_lilil: ngke nè
c. nh→nk
- như →nku. Ví dụ: nghiem_93: ngu nku kon cko'
- nhà→nka. Ví dụ: nghiem_93: nka may'' koa ai py. dien k ha? (nhà mày có

ai bị điên khơng hả?)
d. th→tk
- thằng→tkag. Ví dụ: nghiem_93: kai tkag dien la may day
Trong tkag vừa có hiện tượng cố ý viết sai chính tả vừa có hiện tượng viết


×