Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.26 KB, 76 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

ALĂNG THỊ CÔNG

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG
TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/ 2015


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của văn học vẫn ln diễn ra một q trình tiếp biến lâu dài
giữa cái cũ và cái mới. Tiếng cười trong suốt chiều dài phát triển văn học
cũng không ngừng tiếp biến và ngày càng được thể hiện ở nhiều góc độ khác
nhau. Từ những bài ca dao hài hước, châm biếm của văn học dân gian đến
tiếng cười trào phúng giễu nhại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của văn
học hiện đại ắt phải chứa đựng sự tiếp biến đó. Chỉ có điều, tiếng cười trong
tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng khơng cịn là tiếng cười amua của văn học dân
gian nữa, mà là tiếng cười dùng để phê phán, chế nhạo, phản kháng. Chính
tiếng cười trào phúng đã vinh danh sự thành công trong sáng tạo nghệ thuật
của Vũ Trọng Phụng. Đến tác phẩm trào phúng Số đỏ thì Vũ Trụng Phụng đã


thành một hiện tượng “không ai bắt chước được, khơng theo kịp được”. Nói
như Văn Tâm, Vũ Trọng Phụng là “cây đại thụ trong rừng cười nhiệt đới Việt
Nam”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng thực sự là một việc
phải làm mà không bao giờ thừa.
Mặt khác, Vũ Trọng Phụng là một tác giả văn học đặc biệt thu hút nhiều
cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau ở mọi phương diện. Về
nghệ thuật tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, tiêu biểu có thể kể đến Đinh Lựu
với cơng trình: Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Văn Tâm với bài viết:
Vài nét về đặc tính nghệ thuật (chương 6 của cơng trình Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực), hay Nguyễn Thành với cơng trình Thi pháp tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng. Trong khi đó, những cơng trình viết về ngơn ngữ của Vũ Trọng
Phụng lại hầu như rất hiếm. Chúng tôi mong rằng bài luận văn này sẽ bổ sung
một chút vấn đề vào chỗ khuyết ấy.
Song, việc tìm hiểu về Vũ Trọng Phụng cùng với đề tài “Đặc điểm ngôn
ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng” là một


3
việc làm thiết thực đối với công việc giảng dạy của bản thân sau này. Bởi
cùng với Nam Cao, Nguyễn Cơng Hoan, Ngơ Tất Tố...Vũ Trọng Phụng chính
là một trong những cây bút tiêu biểu tạo nên diện mạo của dòng văn học chủ
nghĩa hiện thực giai đoạn 1930 - 1945. Sự có mặt của trích đoạn: Hạnh phúc
của một tang gia, trích tiểu thuyết Số đỏ trong chương trình Ngữ văn 11 tập 1
chính là một minh chứng cho giá trị nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong
nền văn học Việt Nam.
Vì những lẽ như trên, chúng tơi chọn đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ người
kể chuyện trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng” để tiến hành nghiên
cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói năm 1936 là năm của Vũ Trọng Phụng khi ông liên tục cho ra
đời tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ và các thiên phóng sự làm

chấn động dư luận. Hiện tượng Vũ Trọng Phụng trở thành tiêu điểm của
những cuộc tranh luận sôi nổi suốt một thời gian dài về tài năng nghệ thuật
cũng như nội dung tư tưởng chính trị. Đến nay, khi giá trị nhà văn Vũ Trọng
Phụng đã được trao trả đúng vị trí của nó thì người ta vẫn cịn ham mê khám
phá ở các phương diện khác nữa: phương diện nghệ thuật và ngôn ngữ Vũ
Trọng Phụng.
Về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Hà Minh Đức trong bài Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng ghi nhận “Xuân Tóc Đỏ là một loại nhân vật có tính cách sống động
được miêu tả tổng hợp từ những người cùng loại và khơng rõ ngun mẫu
trực tiếp. Xn Tóc Đỏ là một nhân vật điển hình. Nhân vât mang tính tiêu
biểu cho nhiều người cùng loại trong xã hội cũ dùng thủ đoạn lừa đảo để tiến
thân” [25, tr.471].
Để xây dựng nhân vật trào phúng thành công, Nguyễn Đăng Mạnh cho


4
rằng những bức chân dung hí họa này được Vũ Trọng Phụng vẽ bằng hai thủ
pháp: “ Một là “chộp” lấy những nét “xuất thần” hài hước nhất của nhân vật
rồi cường điệu, tô đậm lên. [...]. Thủ pháp thứ hai là biến nhân vật thành
những con rối, đi đứng, nói năng, ứng xử một cách máy móc bất chấp hồn
cảnh có phù hợp hay khơng” [14, tr.423]. Những nhận xét và những dẫn
chứng được Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra đều có sức thuyết phục.
Theo Trần Đăng Suyền thì “bằng con mắt quan sát sắc sảo, với những nét
vẽ như có thần, Vũ Trọng Phụng đã làm nổi bật những cái phản tự nhiên
trong hình dáng, cử chỉ, điệu bộ, cách ăn mặc và những nét thiếu hài hòa, cân
xứng trong hình thức của nhân vật. Diện mạo của nhân vật thường mang
những nét kì quái, phản tự nhiên, phi logic rất tức cười nhằm làm nổi bật mâu
thuẫn giữa hình thức với nội dung nhân vật” [25, tr.191].
Về phương diện nghệ thuật trào phúng: Vũ Trọng Phụng tạo nên hàng

loạt những tình huống trào phúng như tình huống ngược đời, tình huống hiểu
nhầm, tình huống ngẫu nhiên... Hàng loạt những tình huống gây cười hợp lại
tạo thành một thiên tiểu thuyết cười dài trong Số đỏ.
Văn Tâm khi viết Vài nét về đặc tính nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng ghi
nhận “cái cười xã hội tư sản trong Số đỏ khơng phải là tiếng cười rúc rích rải
rác, mà chính nó là tiếng cười lớn bùng lên như một tiếng gầm thét phẫn nộ”
[23, tr. 179]. Ghi nhận này của Văn Tâm gần như đã phủ nhận phần nào nhận
xét chưa sâu sắc của Vũ Ngọc Phan trong bài Một lối văn riêng, một ngòi bút
tả chân sắc sảo, lỗi lạc: “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một quyển tiểu thuyết
hoạt kê, nhưng một lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm.[...]. Cái lối
khơi hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời nhưng
không căn cứ” [25, tr.99].
Về phương diện nghệ thuật trần thuật:
Nguyễn Quang Trung trong bài viết Nghệ thuật trần thuật mang tính hài


5
của Vũ Trọng Phụng cho rằng ấn tượng về tiếng cười vơ song là hiệu quả
nghệ thuật của hình thức trần thuật. Mà hiệu quả ấy có được là nhờ Vũ Trọng
Phụng đã tạo nên “một chuỗi những tình huống, mâu thuẫn trào phúng kế tiếp
nhau, tạo ra một hệ thống phong phú, phức tạp” [27, tr.218]. Từ đó, ơng đi
vào phân tích một cách kĩ càng ba vấn đề: một là nghệ thuật xây dựng tình
huống trào phúng trong Số đỏ, hai là sự kết hợp giữa cái ngẫu nhiên và cái tất
yếu, ba là đối lập các bình diện quan sát, miêu tả.
Nguyễn Thành trong Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhận xét:
“Trong Số đỏ, do tính hoạt kê, giễu nhại đậm đặc chi phối, nên cái nhìn của
người trần thuật lướt đi rất nhanh qua những hành động bên ngoài hơn là
dừng lại ở những ý nghĩ bên trong của nhân vật.[...]. Tính hiện đại về trần
thuật của Số đỏ, chủ yếu là do sự luân phiên góc nhìn về nhân vật” [24,
tr.233].

Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên, người viết còn được tiếp cận với
một số cơng trình khác như tác giả Trần Đăng Thao với bài Kết cấu hồnh
tráng- một đóng góp lớn của Vũ Trọng Phụng trong lĩnh vực tiểu thuyết, Trần
Văn Hiếu với bài Đôi điều so sánh về giữa Số đỏ và Truyện Trạng lợn. Tất cả
đều là những mảnh ghép quan trọng góp phần hồn thiện đầy đủ bức tranh
sáng tạo nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng.
Về phương diện ngôn ngữ:
Nguyễn Thành cơng nhận tài năng cá thể hóa ngơn ngữ nhân vật của Vũ
Trọng Phụng trong tiểu thuyết. Qua phân tích ngơn từ nhân vật Xn Tóc Đỏ,
ơng đi đến kết luận: “Trong ngôn từ cá thể của Xuân Tóc Đỏ, tồn tại hai loại
từ ngữ vơ học và kiểu cách, một loại là thực chất của nó, một loại là giả tạo
ngụy trang. Đây chính là nét độc đáo trong ngơn ngữ nhân vật Xn Tóc Đỏ”
[24, tr.266].
Đỗ Đức Hiểu trong bài viết Những lớp sóng ngơn từ cho rằng “tất cả Số


6
đỏ là ngôn từ” và nhấn mạnh: “Số đỏ là cái cười nhại với một tầm cỡ lớn.[... ].
Nó nhại một ngơn ngữ đang hình thành, hổ lốn, táp nham, lổn nhổn, không ăn
khớp - ngôn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù” . Từ đó ơng đi đến một kết
luận mới mẻ: “Lớp sóng ngơn từ phát đi từ Số đỏ là lớp sóng ngơn từ đơ thị”
[25, tr. 449].
Sau khi tổng hợp, nghiên cứu và phân loại các cơng trình của những tác
giả đi trước, chúng tơi tiếp thu được nhiều cứ liệu quan trọng xác đáng về vị
trí cũng như sự nghiệp sáng tạo của Vũ Trọng Phụng trên văn đàn Việt Nam.
Đặc biệt qua các bài viết về mảng nghệ thuật trần thuật, chúng tôi tinh chọn
được nhiều ý kiến hay để làm cơ sở, nền tảng cho đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ
người kể chuyện trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”. Chúng tôi xin
được gửi lời cảm ơn chân thành đối với các học giả đi trước đã miệt mài
nghiên cứu, cung cấp nguồn tư liệu quý về Vũ Trọng Phụng, tạo điều kiện

cho những người hậu duệ được học tập và tiếp tục nghiên cứu thêm về tác giả
này.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát và miêu tả một cách chi tiết về đặc điểm ngôn ngữ người kể
chuyện trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Sau nghiên cứu sẽ tích lũy được một khối lượng kiến thức quan trọng để
giảng dạy và làm nền tảng cho các cơng trình nghiên cứu sau này.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là văn bản nghệ thuật tiểu thuyết Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng.
4.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Đặc điểm ngôn ngữ người kể chuyện
trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”. Chúng tôi không nghiên cứu


7
đặc điểm ngơn ngữ người kể chuyện theo hướng nhìn từ góc độ lí luận văn
học mà chỉ quan tâm đến toàn bộ nội dung lời dẫn truyện (tức là không kể
các câu đối thoại của nhân vật).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ người kể chuyện
trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”, chúng tôi vận dụng linh hoạt
những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê, miêu tả: chúng tơi tiến hành thống kê, miêu các
đơn vị tình thái, lời kể lời bình trong ngơn ngữ người kể chuyện, các phương
tiện tu từ. Từ đó xác định hiệu quả ngôn ngữ người kể chuyện thể hiện trong
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Phương pháp phân tích phong các học: Sử dụng phương pháp này nhằm
chia cắt đặc điểm ngôn ngữ người kể chuyện thành các yếu tố nhỏ như: yếu

tố tình thái, lời tả và lời bình, các phương tiện và các biện pháp tu từ trong
ngôn ngữ người kể chuyện của Vũ Trọng Phụng.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được triển
khai ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và tổng quan về Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng
Chương 2: Một vài đặc điểm ngôn ngữ nổi bật trong ngôn ngữ người kể
chuyện trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Chương 3: Vai trị của các phương tiện ngơn ngữ đối với ngôn ngữ người
kể chuyện của Vũ Trọng Phụng


8

NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ SỐ ĐỎ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
1.1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm
Vấn đề phân loại phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đến nay vẫn chưa đi
đến một kết luận thống nhất. Khảo sát một số cơng trình nghiên cứu của các
nhà Việt ngữ học khác nhau, có thể xếp việc phân loại theo các cách sau:
Theo cách phân chia của Đinh Trọng Lạc, ngôn ngữ nghệ thuật không
được xếp vào cùng loại với các phong cách chức năng khác bao gồm: phong
cách hành chính - cơng vụ, phong cách khoa học, phong cách báo chí cơng
luận, phong cách chính luận, phong cách sinh hoạt hằng ngày. Ngơn ngữ
nghệ thuật được đặt thành một loại khác trong sự đối lập với ngôn ngữ phi
nghệ thuật. Theo Đinh Trọng Lạc: “Ngôn ngữ nghệ thuật - tức ngôn ngữ
trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ - là một mã phức tạp được cấu tạo nên

từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên). Chức năng thẩm mĩ của
ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật được thể hiện ở chỗ tín hiệu ngơn
ngữ (tức đặc trưng nghĩa và đặc trưng âm thanh) trở thành yếu tố tạo thành
của hình tượng” [10, tr.139]. Như vậy, Đinh Trọng Lạc cho rằng ngôn ngữ
nghệ thuật thuộc vào một hệ thống khác chứ không thuộc hệ thống các phong
cách chức năng tiếng Việt.
Theo cách phân chia của nhóm tác giả Võ Bình - Lê Anh Hiền, tác giả Cù
Đình Tú, tác giả Hồng Tất Thắng và Bùi Trọng Ngỗn, ngơn ngữ nghệ thuật
đều được xem là một phong cách chức năng.
Qua việc đọc và học tập, chúng tôi nghiêng về các phân chia thứ hai, tức
là xem ngôn ngữ nghệ thuật là một phong cách chức năng với lí do như sau:
Thứ nhất: Ngôn ngữ nghệ thuật là sự tổng hòa của các phong cách chức


9
năng ngơn ngữ khác là một cơ sở chính đáng để xếp ngôn ngữ nghệ thuật
thành một phong cách chức năng ngơn ngữ độc lập. Bởi vì thực chất phong
cách chức năng ngơn ngữ bao giờ cũng có sự giao thoa và tương tự ở nhiều
phương diện. Vấn đề chính là sự giao thoa ấy ở mức độ thấp như phong cách
khoa học và phong cách chính luận đều có chức năng thông tin và chức năng
tác động....hay đạt đến mức độ tổng hòa như phong cách nghệ thuật bao hàm
cả chức năng thơng tin của báo chí, chức năng thẩm mĩ của phong cách chính
luận, tính cảm xúc của phong cách sinh hoạt...
Thứ hai: Ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một kiểu giao tiếp như ngôn ngữ
chức năng khác. Nó có đầy đủ các điều kiện về giao tiếp như: đối tượng giao
tiếp, vai giao tiếp, mục tiêu, hoàn cảnh, nội dung giao tiếp..., các tiêu chí của
một phong cách chức năng như có chức năng, đặc trưng, đặc điểm ngơn ngữ
riêng....
Tóm lại, phong cách ngơn ngữ nghệ thuật (cịn gọi là phong cách ngơn
ngữ văn học, phong cách ngôn ngữ văn chương) là phong cách ngôn ngữ

được sử dụng trong các loại hình văn chương, được xây dựng trên cơ sở tư
duy hình tượng [18, tr.21].
1.1.2 Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tùy thuộc vào cách phân chia và cách diễn đạt của mỗi tác giả, nhưng
nhìn chung các nhà nghiên cứu phong cách học tiếng Việt đều thừa nhận 4
đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ nghệ thuật gồm: Tính hình tượng,
tính thẩm mĩ, tính tổng hợp, tính cá thể (tính riêng trong phong cách nghệ
thuật của nhà văn).
Thứ nhất, tính hình tượng, theo Đinh Trọng Lạc, “là thuộc tính của lời nói
thơ (lời nói nghệ thuật) truyền đạt khơng chỉ thơng tin logic mà cịn cả thơng
tin được tri giác một cách có cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng) nhờ hệ
thống những hình tượng ngơn từ” [10, tr.146]. Như vậy hệ thống ngôn từ


10
nghệ thuật có sự khác biệt so với ngơn từ phi nghệ thuật ở chỗ nó chứa đựng
thơng tin được tri giác một cách có cảm tính. Tức là so với ngôn ngữ phi
nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật thường chứa đựng một nét nghĩa bổ sung
hay một nét nghĩa hình tượng nào đó.
Hình tượng văn học do được tạo nên từ chất liệu ngơn từ nên có tính chất
phi vật thể. Nó khơng được nhìn thấy bằng mắt thường mà tác động vào trí
tuệ, liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Hình tượng “mặt trời” trong bài
thơ sau sẽ thấy rõ được sự khác biệt của ngôn từ nghệ thuật so với ngôn từ
phi nghệ thuật. Và thể hiện rõ tính phi vật thể của hình tượng văn học:
(1 )Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Viếng lăng Bác - Vũ Phương
(2) Mặt trời đang mọc ở phương Tây
Thiên hạ sống trên trái đất này
Nhớn nhác gọi nhau và khẽ hỏi

Thức dậy hay là ngủ nữa đây
Mặt trời đang mọc ở phương Tây - Puskin.
Mặt trời (1) là hình ảnh mặt trời trong tự nhiên, mọc ở phương Đông, lặn ở
phương Tây. Mặt trời (2) ngồi ý nghĩa là hình ảnh tự nhiên phát ra ánh sáng
rực rỡ còn chứa đựng trong đó những nét nghĩa hình tượng mới. Đó là hình
tượng một vị lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã đem lại ánh sáng của hịa
bình tự do cho dân tộc Việt Nam. Mặt trời (3) có nét nghĩa khác đó là hình
tượng của ánh sáng văn hóa phương Tây rực rỡ, tiến bộ. Như vậy có thể thấy
rằng ngơn ngữ phi nghệ thuật có thể trở thành ngơn ngữ nghệ thuật nếu nó có
thêm nghĩa hình tượng nào đó. Mặt khác, ngơn ngữ nghệ thuật khi được đặt
vào một dụng ý nghệ thuật khác nhau thì sẽ chứa đựng hình tượng nghệ thuật
khác nhau.


11
Tính hình tượng trong ngơn ngữ nghệ thuật được tạo nên bởi việc tận
dụng triệt để các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ. Có 3 loại hình tượng
trong văn học, đó là hình tượng quang cảnh (hình tượng thiên nhiên và hình
tượng đời sống), hình tượng nhân vật và hình tượng cảm xúc.
Tính thẩm mĩ có thể được xem là yếu tính đầu tiên của ngơn ngữ nghệ
thuật. Tính thẩm mĩ trong ngơn ngữ nghệ thuật khơng chỉ đơn thuần là sự thể
hiện chính xác về từ câu, hài hịa trong hình thức âm thanh hình ảnh như một
số phong cách ngơn ngữ khác. Nó cịn được đặc biệt chú ý ở khả năng tạo
nên những ý tưởng thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ trong lịng người đọc thơng
qua hình tượng văn học.
Cái đẹp là một trong các phạm trù thẩm mĩ của cuộc sống nói chung và
của văn học nghệ thuật nói riêng. Nói như Bêlinxki “cái đẹp là điều kiện
không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì khơng có và khơng
thể có nghệ thuật”.
Cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp của cuộc sống được nhân lên

bởi cái đẹp của các chất liệu nghệ thuật trong sự xếp đặt tạo hình của người
nghệ sĩ. Chất liệu của văn chương nghệ thuật là ngơn từ. Chính vì vậy mà
ngơn ngữ nghệ thuật được dùng để thể hiện cái đẹp của cuộc sống phải là thứ
ngơn ngữ giàu chất tạo hình, đậm chất biểu hiện và có giá trị biểu trưng lớn
nhất. Thử xét đoạn văn sau trích trong tùy bút Người lái đị sơng Đà của
Nguyễn Tn: “Cưỡi lên thác sơng Đà, phải cưỡi đến như là cưỡi hổ. Dòng
thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy cái bờm
sóng đúng luồng rồi, ơng đị ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước mà
phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy.”
Người ta nói vượt sóng Nguyễn Tuân gọi cưỡi sóng, cách nói này gợi lên sự
uy vũ của thiên nhiên nhưng đồng thời lại gọi dậy cái tư thế hiên ngang hùng
dũng của người vượt sóng. Thay vì nói làn sóng dữ dội, Nguyễn Tuân gọi là


12
bờm sóng gợi liên tưởng đến cái nhấp nhơ của bờm ngựa. Dịng thác có thể
nói đến tính cuộn xiết của nước nhưng Nguyễn Tuân cho nó một cái tên bạo
tính hơn cách miêu tả ấy nhiều: dịng thác hùm beo. Chỉ trong vài câu ngắn
dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện ra hung dữ, đầy biến hóa.
Bên cạnh việc lột tả được cái đẹp của cuộc sống bằng ngơn từ nghệ thuật,
tính thẩm mĩ của phong cách ngơn ngữ nghệ thuật cịn thể hiện ở chỗ khơi
dậy được xúc cảm thẩm mĩ trong lòng người đọc. Hiện thực cuộc sống được
phản ánh trong văn chương không phải lúc nào cũng là những khía cạnh đẹp
nhưng đều nhằm mục đích hướng đến cái đẹp. Chính lúc ấy, tính thẩm mĩ của
nghệ thuật phải được khắc họa ở phương diện khác. Trong Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng có đoạn: “Chí bình sinh của cụ cố Hồng chỉ là được làm một cụ
cố. Cho nên chưa 50 tuổi, cụ cũng đã làm ra vẻ già cả sắp chết: ra phố là cụ
phải mặc áo bông, chưa đến mùa rét cụ đã khoắc cái áo ba đờ xuy dầy sù;
trước khi trả tiền phu xe, cụ phải ôm ngực ho rũ rượi hàng năm phút và đếm
nhầm một xu để phu xe tưởng cụ đã lẫn lộn; nằm dài trên khay đèn thuốc

phiện, nghe ai nói chuyện, cụ cũng nhắm nghiền mắt lại, nhăn mặt khẽ gắt:
“Biết rồi, biết rồi, khổ lắm, nói mãi!...” mặc dầu cụ chưa hiểu đầu đuôi câu
chuyện ra làm sao, mặc dầu cụ vẫn vui lịng lắng tai nghe.”[15, tr. 646]. Hiện
thực được nói đến trong đoạn văn trên không phải là hiện thực chứa đựng
tính thẩm mĩ. Các ngơn từ mà Vũ Trọng Phụng sử dụng đều là ngôn từ tự
nhiên không trau chuốt của cuộc sống thường ngày. Nhưng tính thẩm mĩ của
đoạn văn lại được thể hiện thông qua cách sắp xếp ngôn từ thành những cái
bất thường gây nên tiếng cười thẩm mĩ đối với người đọc. Những cái bất
thường trong suy nghĩ, hành động, nói năng của cụ cố Hồng gây nên những
tiếng cười châm biếm, phê phán đối với những “Bê-li-cốp” trong xã hội Việt
Nam lúc bấy giờ.
Như vậy, tính thẩm mĩ là một đặc trưng quan trọng của phong cách chức


13
năng ngơn ngữ nghệ thuật. Nó được thể hiện ở hai mối quan hệ đó là quan hệ
với hiện thực cuộc sống và quan hệ với xúc cảm thẩm mĩ của người đọc.
Tính tổng hợp của phong cách ngơn ngữ nghệ thuật thể hiện ở nhiều
phương diện. Theo Cù Đình Tú đó là sự có mặt tồn bộ các loại phương tiện
biểu hiện của các phong cách trong ngôn ngữ văn chương một cách tồn vẹn,
có hiệu quả. Ngơn ngữ nghệ thuật thường khai thác triệt để tiếng nói sinh
động của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày:
“-.... Cứ ỡm ờ mãi!
- Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thơi!
- Khỉ lắm nữa!
- Lẳng lơ thì cũng chẳng mịn...
- Thật đấy. Chính chun cũng chẳng sơn son để thờ? Nhưng này! Duyên
kia ai đợi mà chờ? Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình? Hàng đã ế bỏ mẹ ra
thế này này, mua chẳng mua giúp lại được cái bộ ếm....” [15, tr.605]. Trong
đoạn hội thoại giữa Xuân Tóc Đỏ và chị hàng mía trên xuất hiện từ ngữ địa

phương miền Bắc như “tị”, “ếm”, những từ thông tục như: “khỉ”, “ế bỏ mẹ”,
sử dụng lối đối đáp ca dao: “Lẳng lơ thì cũng chẳng mịn/ Chính chun cũng
chẳng sơn son để thờ/ Duyên kia ai đợi mà chờ? Tình kia ai tưởng mà tơ
tưởng tình”. Cũng trong Số đỏ, giới thiệu “cảnh bồng lai trên cõi thế”, Vũ
Trọng Phụng viết: “Về phía tây thành Hà Nội có một cái hồ mà người ta chịu
khó ngăn đơi ra thành một con đường cho nó thành ra hai cái hồ. Con đường
ấy là con đường Cổ Ngư, nổi tiếng khắp xứ, trong hai mươi triệu đồng bào
khơng cịn ai là khơng biết, vì những thiếu nữ hoặc kh các hoặc không,
cùng những ông sinh viên trường cao đẳng hoặc trường luật học, hoặc sinh
viên không trường nào cả, thường đêm đêm đem nhau lên đó để làm nũng với
nhau, để mạt sát những chế độ gia đình của nhau, độ vài tháng, để rồi sau
cùng, thì rủ nhau nhảy xuống hai cái hồ ở đấy.... Thành thử khách sạn Bồng


14
Lai cũng được nổi tiếng y như đường Cổ Ngư và hồ Trúc Bạch. Những người
Việt Nam hoàn toàn, những người Việt Nam biết tự trọng thì phải có bổn
phận là khách hàng của khách sạn ấy ít ra là một lần, nếu khơng muốn bị
những trí thức bậc tân tiến khinh bỉ là dân vong bản, vong quốc vân
vân...”[15, tr.667]. Đoạn văn này mang đậm phong cách ngôn ngữ báo chí,
nó như một bài báo ngắn giới thiệu về vị trí địa lí, mục đích xây dựng của
khách sạn Bồng Lai, “quảng cáo” khách sạn Bồng Lai đối với người đọc.
Hơn thế, nó tái hiện lại khơng khí của “những tấn đại thảm kịch của những
cảnh địa ngục giữa Hà thành”[15, tr.667].
Mặc dù có sự tổng hịa các phong cách chức năng ngôn ngữ khác, ngôn
ngữ nghệ thuật vẫn khơng phải là sự thâu tóm một mớ hỗn độn các đặc tính
mà ln có sự đa dạng trong hình thức thể hiện. Trước khi được đưa vào văn
chương, các đặc tính khác nhau của phong cách ngơn ngữ chức năng đều phải
được thâu tóm vào nhãn quan khác nhau của người sáng tạo văn chương. Hay
nói cách khác, sự có mặt của các phong cách chức năng khác trong ngơn ngữ

nghệ thuật chỉ là nhằm mục đích hỗ trợ cho mục đích tái hiện hiện thực và
cùng hướng về chức năng thẫm mĩ. Sự tổng hợp này làm cho ngôn ngữ văn
chương luôn luôn chuyển đổi, biến động, nhiều giọng điệu, màu sắc phong
cách, tạo nên sự hứng thú cho người đọc.
Tính cá thể trong ngơn ngữ nghệ thuật chính là cái riêng độc đáo trong
cách sử dụng ngơn ngữ của mỗi cá nhân người nghệ sỹ, không lặp lại ở người
khác [cá thể: riêng lẻ từng người, không phải tập thể]. Chính tính cá thể này
tạo nên một lằn ranh trong nhận thức người đọc, giúp người đọc nhận diện
văn phong của người sáng tác. Trong nền văn học Việt Nam, người ta nhớ
đến một Nguyễn Tuân trong vai một người nghệ sĩ chơi trị chơi của ngơn từ.
Hãy xem nghệ thuật tuyển từ của Nguyễn Tuân trong việc theo đuổi ngơn từ
chính xác nhất để đặc tả màu xanh nước biển chiều Cô Tô như một cuộc trình


15
diễn ngơn ngữ ngoạn mục: “Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non?
Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vịng?[...]. Nó xanh
như cái màu áo Kim Trọng trong tiết thanh minh?[...]. Thế thì nước biển
xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con
sóng Giang Châu thì có đúng khơng?[...]. Thế thì nó xanh như một màu áo
cưới, được khơng? Hay là nói thế này: nước biển chiều nay xanh như một
trang sử của loài người,[...]. Chao ôi, nước biển Cô Tô chiều nay xanh cái
màu xanh của ngọc bích, hoặc là chao ơi nó xanh như một niềm hy vọng trên
cửa bể”. Người ta biết đến một Vũ Trọng Phụng chuyên sắp xếp các trật tự từ
thành một mớ mâu thuẫn nực tiếng cười giễu nhại: “Bà chính chuyên đến nỗi
chồng bà kiệt lực, cạn sức, phải trốn xuống suối vàng”, “Ngày nay dân ta
văn minh mất rồi, rõ thảm hại!”, “Tôi đã nhất định....nói có vong hồn ơng
Đoan với ơng Phán nhà tơi chứng giám cho, tôi nhất định thủ tiết với hai
ông!”, “Xin lấy danh dự ra mà làm hại một đời em”, “Hạnh phúc của một
tang gia”...( Số đỏ); “vì chưng mỗi người đều có một cái tiểu sử về nhân

duyên kỳ lạ và đặc biệt cả”, “phong lưu những râu và ria”, “cái tiếng dâm
của Nghị Hách thì đã lừng lẫy cả mấy tỉnh” (Giông tố). Điều cần chú ý là
tính cá thể của ngơn ngữ nghệ thuật khơng tồn tại trong văn học dân gian
truyền miệng. Nói cách khác, tính cá thể hay dấu ấn phong cách tác giả là
một trong những đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật trong việc
khẳng định chủ thể sáng tạo.
Tính cá thể thể hiện ở cách cá thể hóa ngơn ngữ của mỗi nhà văn, nhà thơ.
Tùy vào sở trường, thị hiếu, mục đích của mỗi người mà khai thác ngơn ngữ
ở góc độ khác nhau. Cách chơi chữ, nói lái tạo nên những nét nghĩa nước đôi
trong thơ Hồ Xuân Hương đã tạo nên một Hồ Xuân Hương táo bạo, độc, lạ.
Để đến nỗi người ta mãi tranh luận xem thơ bà thanh hay tục. Với bản thân
người viết, thơ nữ sĩ họ Hồ thật ra không phải để bàn, hay để luận, mà chỉ để


16
thưởng. Thơ bà chính là “truyện cười hiện đại” dành riêng cho bậc trí thức
văn chương. Ta bắt gặp những dịng thơ với những ngơn từ thấm đẫm màu
sắc trí tuệ, đậm chất triết lí nhân sinh của Chế Lan Viên hay những ngôn từ
sôi nổi trẻ trung cuồng nhiệt của Xn Diệu. Sự cá thể hóa ngơn ngữ ln
gắn liền với sự sáng tạo của người viết, tạo nên những hiện tượng lệch chuẩn
trong ngôn ngữ.
1.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ nổi bật
Cũng như các phong cách chức năng ngôn ngữ khác, phong cách chức
năng ngôn ngữ được xét ở ba bình diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Về đặc điểm ngữ âm:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là minh chứng tiêu biểu nhất về sự tận
dụng mọi tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt. Vận dụng khả năng gợi tả của âm
thanh tiếng Việt kết hợp với thủ pháp điệp các nguyên âm, phụ âm để diễn tả
điều mà tác giả muốn nói một cách độc đáo. Ví dụ phép điệp phụ âm đầu:
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Thu ẩm - Nguyễn Khuyến
Phụ âm /l/ là phụ âm vang bên, phù hợp cho việc gợi tả sự lay động của
bóng trăng trên mặt nước xao động nhẹ dưới làn gió hiu hiu. Sự lặp lại của
phụ âm đầu /l/ đầy sức gợi tả, làm hiện ra trước mắt người đọc những đường
nét lay động của bức tranh trăng thu. Trăng dường như không phải từ trên cao
rọi xuống mà lại loe ra từ dưới làn ao lóng lánh những con sóng vàng nhờ
chính ánh sáng của trăng. Tất cả những lay động và hiện tượng trăng loe ấy
rất phù hợp với cái nhìn của một người đang say chếnh chống.
Trong phong cách ngơn ngữ nghệ thuật, ngữ âm ln ln đóng vai trị
quan trọng, khơng dừng lại ở tư cách vỏ âm thanh của ngôn ngữ mà nó cịn
góp phần khơng nhỏ vào sự biểu đạt nội dung. Cái hay của văn xuôi nghệ
thuật (tự sự) không chỉ được biểu đạt từ thông tin cơ sở mà còn thể hiện từ


17
thông tin bổ sung. Thông tin bổ sung ấy thường được tạo ra từ sự hòa phối
âm thanh, từ sự hài hịa của thanh điệu. Có thể thấy điều này qua nhiều đoạn
văn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam:
(1)“Tiếng trống thu khơng trên cái chịi của huyện nhỏ ; từng tiếng một
vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám
mây ánh hồng như ngọn lửa sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt
hình rõ rệt trên nền trời”.
(2)“Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua
gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã
đóng cửa im ỉm, trừ một vài cửa hàng cịn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một
khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An
thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi
hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chõng, đưa mắt theo dõi những
người về nhà muộn, từ từ đi trong đêm”.
(3)“Liên vỗ vai em, ngồi xuống chõng. An cũng ngồi xuống và ngả đầu

vào vai Liên. Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng
tối, lắng tai cũng khơng nghe thấy nữa. Sao trên trời vẫn lấp lánh. Cả phố
huyện bây giờ mới thật là hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm
canh và tiếng chó cắn. Từ phía ga, bóng đèn lồng vói bóng người đi về; chị tí
đương sửa soạn đồ đạc và bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, còn vợ
chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ”.
Đoạn (1) có 26 thanh bằng trên 26 thanh trắc, đoạn (2) có 55 thanh bằng
trên 53 thanh trắc, đoạn (3) có 54 thanh bằng trên 55 thanh trắc. Chính nhờ sự
phân bố hài hịa của các thanh bằng trắc như trên làm cho các đoạn văn mang
giọng điệu buồn bã, tù đọng, trải dài trầm lặng như chính cuộc sống của chị
em Liên nơi phố huyện nghèo. Khơng khí tù đọng của phố huyện nghèo
khơng chỉ được thể hiện bằng các hình ảnh cụ thể qua đôi mắt của chị em


18
Liên; mà cịn được bộc lộ qua chính những thanh âm đồng đều trĩu nặng của
phép hài thanh mà Thạch Lam đã sử dụng.
Về đặc điểm từ vựng:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng toàn bộ vốn từ tiếng Việt. Cả
những lớp từ ít thơng dụng nhất cũng có mặt và có khi được sử dụng khá phổ
biến trong văn chương. Ví dụ trong tiểu thuyết Thầy Lazaro Phiền của
Nguyễn Trọng Quản sử dụng rất nhiều từ biến âm trong khẩu ngữ như: đặng
(được), bịnh hoạn (bệnh hoạn), ngấc mặt (ngước mặt), đờn bà (đàn bà), giựt
mình (giật mình), mầng (mừng),chúa nhựt (chủ nhật).... Hay các tiểu thuyết
của Vũ Trọng Phụng sử dụng rất nhiều từ ngữ dùng trong tướng thuật, toán số
như các sao Quan Phù, Thái Tuế, Thiên quan quý nhân, Hồng loan, Thiên Hỷ,
các tuổi cầm tinh Dậu, Thân,...(Giông tố); thân mệnh, âm dương, đường tử
tức, cung quan lộc, thùy châu, tiền vận, hậu vận, Khốc Hư, phú, quý, khang,
ninh,...(Số đỏ).
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật rất chú ý sử dụng một lớp từ ngữ mang

sắc thái văn chương. Ví dụ cùng một từ chết - chỉ sự tắt thở, khơng cịn sự
sống - được sử dụng theo từ ngữ mang sắc thái văn chương với những cung
bậc khác nhau.
- Bác Dương thơi đã thơi rồi
Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến- Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
Truyện Kiều, Nguyễn Du
- Sang ngày thứ hai, cô Lan đi mời các cụ trong chùa về đọc kinh siêu
thốt. Đúng giờ ngọ trưa ngày thứ ba thì cụ đi.
Hàng xóm, Nguyễn Thắng
- Ba tơi viết khơi hài hơn nhưng rất thấm thía, con về mau nếu khơng thì ba
sẽ đi đồn tụ với ơng bà.


19
Giấc mơ đi Mĩ, Tuyết Mai
- Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên
Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến
- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Viếng lăng Bác, Vũ Phương
Điểm nổi bật thứ ba về đặc điểm từ vựng trong phong cách ngơn ngữ
chính là sự sáng tạo của nhà văn trong cách dùng từ. Có thể thấy điều này
trong nhiều tác phẩm của các nhà văn khác nhau. Thông thường, người ta
dùng chữ hạt + danh từ chỉ cây/ vật.
Ví dụ: hạt + na = hạt na.
Hạt + sương = hạt sương
Nhưng trong tác phẩm Tờ hoa, Nguyễn Tuân lại tạo ra cách kết hợp khác
tạo nên những lớp từ ngữ mới mẻ của riêng mình: hạt + tính từ như: hạt đau,
hạt buốt sắc, hạt bụi bặm khách quan nơi rốn bể, hạt xót, hạt cát khối tình
con…hạt ngọc trịn trặn ánh người. Trong truyện Người con gái thủy thần,

Nguyễn Huy Thiệp viết: "Trước mặt tơi, dịng sơng đang thao thiết chảy" .
“Thao thiết” có thể là từ phái sinh của từ “thao thao” (là từ Hán Việt, chỉ
“nước chảy cuồn cuộn”, Đào Duy Anh, tr. 823), chỉ hình ảnh dịng nước chảy
nhanh, mạnh, khơng ngừng nghỉ như chính hành trình tìm kiếm sự thật và
như chính nỗi buồn triền miên, bất tận của Chương (nhân vật trong truyện).
Về đặc điểm ngữ pháp: Do nguyên lí của văn chương là phản ánh cuộc
sống, nhất là thể văn tự sự thiên về tính hướng ngoại, tái hiện hiện thực khách
quan nên để bao quát được bề rộng và chiều sâu của hiện thực, các nhà văn
thường tận dụng mọi kiểu câu tiếng Việt. Đặc biệt là hay sử dụng các kiểu
câu đặc biệt, câu dưới bậc, câu tỉnh lược tùy vào dụng ý của nhà văn.
Ví dụ câu dưới bậc:


20
“Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên trên cái giường nhà hắn. Hắn thấy
mình mẩy đau như dần, đầu nặng, miệng khơ và đắng. Cổ thì ráo và rất cháy”.
(Đời thừa - Nam Cao). Ở ví dụ này phần trạng ngữ chỉ thời gian được tách ra
thành một câu riêng với dụng ý mọi hoạt động xảy ra ở các câu sau đó đều
bắt đầu từ cái “sáng hơm sau” ấy.
Ví dụ câu đặc biệt:
- Chết! Chết! Lại đốn trúng đến cả những việc nhỏ nhặt thế nữa (Giông tố
- Vũ Trọng Phụng). Đây là dạng câu đặc biệt danh từ sử dụng cấu trúc cảm
thán nhằm bộc lộ thái độ ngạc nhiên của những nàng hầu Nghị Hách trước tài
xem số của cụ Hải Vân.
Ví dụ câu tỉnh lược:
Vợ Trương Ba: Cái Gái chưa về hả ông?
Hồn Trương Ba: Chưa.
Hồn Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ.
Đây là loại câu tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ, thể hiện mối quan hệ ngang
hàng, gần gũi của Hồn Trương Ba và vợ.

Riêng trong thơ, tồn tại những kiểu câu được gọi là cú pháp thơ ca. Có
khi quan hệ cú pháp giữa các câu rất mờ.
Ngoài ra, phong cách chức năng ngơn ngữ nghệ thuật cịn đặc biệt chú ý
việc sử dụng triệt để các hình thức tu từ.
Đây là phong cách ngôn ngữ mà người viết bao giờ cũng hướng đến sự
sáng tạo. Sự sáng tạo này gắn liền với hiện tượng lệch chuẩn như lệch chuẩn
về ngữ âm, về từ vựng ngữ nghĩa, về cú pháp; những hiện tượng bất thường
trong ngôn ngữ thơ, hiện tượng phá cách trong các thể thơ truyền thống.
1.2 Ngôn ngữ người kể chuyện
“Ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ của tác giả hoặc của nhân vật
được tác giả dùng để kể lại câu chuyện trong tác phẩm tự sự.[...]. Nhà văn


21
dùng ngôn ngữ người kể chuyện để thuật lại cốt truyện, xây dựng người và
cảnh, thể hiện tư tưởng tình cảm, phát biểu ý kiến...”[9, tr.38, tập 2]. Qua
ngôn ngữ người kể chuyện kết hợp với ngôn ngữ đối thoại của nhân vật,
người đọc sẽ nắm bắt được hiện thực cuộc sống được nhà văn tái hiện và
cũng nắm được tư tưởng tác phẩm, tư tưởng tác giả được bộc lộ trong tác
phẩm.
Ở mỗi góc độ tiếp cận, ngơn ngữ người kể chuyện có những cách hiểu
khác nhau.
Dưới góc độ lí luận văn học, ngơn ngữ người kể chuyện cần được quan
tâm đến những vấn đề như kiểu lời đối thoại, kiểu lời kể chuyện, giọng điệu
ngôn ngữ người kể chuyện. Theo Trần Đình Sử, “tác giả khơng bao giờ hiện
diện trong tiểu thuyết như một người kể, người phát ngôn, mà chỉ xuất hiện
như một tác giả hàm ẩn, một cái tôi thứ hai của nhà văn, với tư cách là người
mang hệ thống quan niệm và giá trị trong tác phẩm[...]. Người trần thuật là kẻ
được sáng tạo ra để mang lời kể. Và hành vi trần thuật là hành vi của người
trần thuật đó mà sản phẩm là văn bản tự sự” [23, tr. 17].

Dưới góc độ phong cách học, ngơn ngữ người kể chuyện có thể được
nghiên cứu ở tất cả mọi bình diện: ngữ âm, từ vựng- ngữ nghĩa, ngữ pháp,
ngữ dụng học, tu từ học. Trong luận văn này, chúng tôi quan tâm đến các khía
cạnh: các đơn vị tình thái trong ngơn ngữ người kể chuyện, lời tả và lời bình
trong nghệ thuật dẫn chuyện, các phương tiện và các biện pháp tu từ trong
ngôn ngữ người kể chuyện. Tiếp cận ngôn ngữ người kể chuyện dưới góc độ
phong cách học giúp người đọc tài năng vận dụng sáng tạo ngôn từ và thơng
qua đó, hiểu rõ hơn những vấn đề tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm qua
những lớp sóng ngôn từ này.


22
Chương 2: MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NỔI BẬT TRONG
NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG SỐ ĐỎ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
2.1 Các đơn vị tình thái trong ngơn ngữ người kể chuyện của Vũ Trọng
Phụng khảo sát qua Số đỏ
2.1.1 Các phương tiện ngữ âm
Các phương tiện ngữ âm biểu thị tình thái trong phát ngơn bao gồm ngữ
điệu và nhấn giọng. Ngữ điệu thực hiện chức năng tình thái ở chỗ nó có thể
giúp ta phân biệt được câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán thông qua
các dấu câu. Trong luận văn này chúng tôi chỉ khảo sát một số dấu câu thể
hiện rõ rệt tính tình thái như dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Bảng 2.1.
Ngữ điệu câu

Số lượng

Tỉ lệ (%)


Ngữ điệu tình thái qua dấu chấm, dấu hai chấm,

1688

94,3

Ngữ điệu tình thái qua dấu cảm thán.

67

3,7

Ngữ điệu tình thái qua dấu hỏi.

33

1,8

Ngữ điệu tình thái qua dấu hỏi + chấm than

1

0,2

dấu ba chấm.

Nhằm mục đích tường thuật câu chuyện với một ngữ điệu tình thái khách
quan, ngôn ngữ người kể chuyện chủ yếu sử dụng dấu chấm câu. Kết quả
thống kê cho thấy các loại câu này chiếm tỉ lệ 94,3 %.
Tuy nhiên, vấn đề tình thái đáng chú ý nhất qua các phương tiện ngữ âm chữ viết trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng chính là ngữ điệu tình

thái qua dấu hỏi (chiếm 1,8%) và qua dấu cảm thán (chiếm 3,7%). Dấu hỏi
được đặt ở cuối câu nghi vấn dùng trong văn bản đối thoại dùng để hỏi, có
người đáp hoặc tự trả lời. Nhưng ở đây, dấu hỏi được dùng trong các câu


23
tường thuật của người kể chuyện, hỏi không nhằm mục đích để tìm kiếm câu
trả lời mà là bày tỏ một sự nghi vấn nào đó. Vợ chồng Văn Minh tự vấn xem
mình phải xử sự như thế nào trước thanh thế rởm “mỗi ngày một to tướng
mãi ra” của Xuân Tóc Đỏ. Họ bị rơi vào trường hợp há miệng mắc quai như
thế:
- Tuyên bố rằng Xuân vốn con nhà hạ lưu, làm nghề nhặt banh sân quần,
vì một trị dâm dục bỉ ổi mà phải đuổi?
- Thế thì cịn đâu là những cái thích của bọn khách hàng phụ nữ vốn ưa
cái nhanh mồm nhẹ miệng và những cử chỉ ngộ nghĩnh của Xuân Tóc Đỏ
nữa?
Nỗi băn khoăn của ông Cẩm trước bản dự luật buộc sở cảnh sát phạt dân
thành phố 4 vạn đồng và Ty cảnh sát chi nhánh này phải phạt cho được 5
đồng:
- An Nam hay bị cẩm phạt phần nhiều chỉ một ít bồi, bếp, phu xe, hàng
rong, cịn thì tồn người Pháp cả, làm thế nào cho phạt đủ 5 nghìn bạc?
Nỗi lo âu, sự hồi nghi của bà Phó Đoan:
- Hay là cậu Phước sắp địi về?
- Ơng thầy số đã kêu số cậu Phước thọ lắm, hay là thầy số đoán nhảm?
- Vậy mà bây giờ thốt nhiên cậu lại “thế” thì bởi đâu?
Hỏi nhưng nhằm bày tỏ thái độ hoài nghi:
- Việc xây sân quần mà lại để cho cả xã hội văn minh thì bà có cần gì?
- Quả ban ấy có phải là để nhường nhịn khơng?
- Sao tài tử Xuân, giáo sư quần vợt, mà lại đến nỗi...quốc sỉ như thế?
Thậm chí thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm:

- Và như thế thì ơng Victor Ban càng giàu chứ sao?
- Còn về cái thù sinh tử nó chẳng đủ sợ, bởi lẽ ở đời này, mỗi lúc mà ai
giết được ai?


24
Hay là những câu hỏi tu từ, hỏi nhằm mục đích phủ định:
- Làm thế nào bây giờ? Câu hỏi này chính là để phủ định: “Khơng thể
làm gì được!”
Hay là những câu hỏi tu từ, hỏi nhằm mục đích khẳng định:
- Cái gì mà mày khơng làm được, hở thể thao? Câu này khẳng định “thể
thao làm được tất cả.”
- Nhưng cụ cố Hồng cịn cần gì cậy thầy xem số nữa?
- Cũng như người đời, cụ thấy sung sướng đầy đủ thì thơi chứ?
Bên cạnh dấu hỏi, khơng phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ người kể chuyện
trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng lại xuất hiện khá dày đặc các câu cảm thán.
Câu cảm thán thường được dùng để biểu hiện cảm xúc hoặc nhằm bộc lộ
trạng thái tình cảm ở thời điểm nhất định: tức giận, ngạc nhiên, vui mừng...
Với ngôn ngữ người kể chuyện trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, dấu cảm
thường bày tỏ thái độ mỉa mai châm biếm xen lẫn sự hoài nghi. Chính những
điều này góp phần làm cho Số đỏ chứa giọng điệu giễu nhại, mỉa mai, châm
biếm. Ví dụ nhại lại chân lý cổ động thể thao của Văn Minh và sự ngụy biện
cho việc lười tập thể thao, sự mâu thuẫn giữa tuyên ngôn và hành động của
Văn Minh:
- Một linh hồn khỏe trong một cái xác thịt khỏe!
- Ơng khơng thể thao, thể dục cũng khơng, vì khơng có thì giờ!
Mỉa mai, cười cợt hành động, việc làm của Xn Tóc Đỏ:
- Thì ra nó bị bắt quả tang nhìn trộm một cơ đầm lúc cơ này thay váy để
mặc quần đùi!
- Lần đầu! Nó cảm thấy đời nó từ nay dễ thường đã vào một kỉ nguyên

mới.
- Cịn ba miếng nữa lại thuộc hình tam giác, mà lại cũng có lỗ trịn ở
giữa nữa, cái đó mới quái lạ cho chớ!


25
- Xn Tóc Đỏ vừa sung sướng vì đã tìm thấy chỗ hẹn vừa bất bình ở chỗ
bị mắng gián tiếp là đồ ngu!
- Thật là thuốc thánh!
Hoặc là những lời khẳng định đầy sự mỉa mai, chua chát của người kể
chuyện trước những sự việc là đời, buồn cười trong thế giới nhân vật Số đỏ:
- Trong 16 phố ấy chẳng may có khi xảy ra một sự gì phạm vào trật từ thì
phần nhiều lại khơng thấy bóng vía các thầy cảnh sát đâu cả!
- Mười sáu phố cho hai người, việc tuần phòng thành ra gần như là việc
tập đua xe đạp!
- Cảnh tượng ấy nếu không có cái giá trị qi gở, ít ra cũng hay ho chẳng
kém một tấm ảnh khiêu dâm!
- Như vậy thật là sự đắc thắng của Bình dân vậy thay!
- Sau cùng thì mỗi khi ai mời Xuân một bữa cơm, là được một cái hân
hạnh nữa rồi!
- Ấy là vì ông phán thấp cổ bé miệng nên tiếng than không thấu đến trời
vậy!
- Ôi! Thật là một triệu chứng tốt cho thể thao nước nhà...., mà chính lại
là của bà Phó Đoan!
- Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài
cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!
Như vậy, qua khảo sát, ta thấy Vũ Trọng Phụng đã tận dụng tối đa các
loại câu hỏi, câu có dấu chấm than nhằm đặt ra những câu hỏi tu từ, những
lời khẳng định hoặc phủ định mang tính chế giễu một cách hóm hỉnh. Đó
cũng là một bộ phận khơng nhỏ trong việc tạo nên một Số đỏ trào phúng giàu

chất mỉa mai, giễu nhại.
2.1.2 Các phương tiện từ vựng
Như đã trình bày ở trước, trong tiếng Việt, phương tiện biểu thị tình thái


×