Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.91 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

BÙI THỊ THÙY DUYÊN

Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GVC. TS.
Bùi Trọng Ngỗn. Các sớ liệu và kết quả trong luận văn là trung thực, chưa
được công bố trong công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong luận văn.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Bùi Thị Thùy Duyên


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của TS. Bùi Trọng Ngỗn, sự đóng
góp ý kiến thiết thực của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư


phạm – Đại học Đà Nẵng, cũng như sự động viên, chia sẻ của gia đình và bạn
bè.
Với tình cảm chân thành, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban
chủ nhiệm khoa, tổ Ngôn ngữ, cùng các thầy cô giáo trong khoa, bạn bè và gia
đình, đặc biệt là thầy giáo, TS. Bùi Trọng Ngoãn - người đã trực tiếp hướng
dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Người thực hiện

Bùi Thị Thùy Duyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
5. Bớ cục của khóa luận .............................................................................. 8
Chương Một: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...... 9
1.1. Lí thuyết chung về đoạn văn ................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 9
1.1.2. Phân loại đoạn văn ............................................................................ 9
1.1.2.1. Đoạn văn bình thường .................................................................. 10
1.1.2.2. Đoạn văn đặc biệt ......................................................................... 12
1.2. Đoạn văn mở đầu truyện ngắn ............................................................ 13
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 14
1.2.2. Vai trò của đoạn văn mở đầu truyện ngắn ......................................... 14
1.2.3. Đặc điểm của đoạn văn mở đầu truyện ngắn ..................................... 15

1.2.3.1. Cấu trúc hình thức của đoạn văn mở đầu truyện ngắn ..................... 15
1.2.3.2. Cấu trúc nội dung của đoạn văn mở đầu truyện ngắn ...................... 16
1.3. Đoạn văn kết thúc truyện ngắn ............................................................ 17
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................... 17
1.3.2. Vai trò của đoạn văn kết thúc truyện ngắn ........................................ 17
1.3.3. Đặc điểm của đoạn văn kết thúc truyện ngắn .................................... 18
1.3.3.1. Cấu trúc hình thức của đoạn văn kết thúc truyện ngắn .................... 18
1.3.3.2. Cấu trúc nội dung của đoạn văn kết thúc truyện ngắn ..................... 19
1.4. Nguyễn Huy Thiệp – cây bút truyện ngắn đặc sắc thời kì đổi mới ........ 20


1.4.1. Cuộc đời ......................................................................................... 20
1.4.2. Quá trình sáng tác............................................................................ 21
1.4.3. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ...................................................... 22
Tiểu kết chương một: ................................................................................ 23
Chương Hai: ĐOẠN VĂN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP ............................................................................ 24
2.1. Đặc điểm hình thức đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn ...................... 24
Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................... 24
2.1.1. Đoạn văn mở đầu bình thường ......................................................... 24
2.1.1.1. Đoạn văn mở đầu theo kiểu diễn dịch ............................................ 25
2.1.1.2. Đoạn văn mở đầu theo kiểu song hành........................................... 26
2.1.1.3. Đoạn văn mở đầu theo kiểu móc xích ............................................ 27
2.1.1.4. Đoạn văn mở đầu theo kiểu quy nạp .............................................. 29
2.1.1.5. Đoạn văn mở đầu theo kiểu tổng – phân – hợp............................... 29
2.1.2. Đoạn văn mở đầu đặc biệt................................................................ 30
2.1.2.1. Đoạn văn mở đầu là một từ ........................................................... 30
2.1.2.2. Đoạn văn mở đầu là câu đơn ......................................................... 31
2.1.2.3. Đoạn văn mở đầu là một bức thư ................................................... 32
2.2. Đặc điểm nội dung đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................... 33
2.2.1. Nội dung của đoạn văn mở đầu ........................................................ 33
2.2.1.1. Đoạn văn mở đầu giới thiệu chủ đề tác phẩm ................................. 34
2.2.1.2. Đoạn văn mở đầu nêu bật hình tượng nhân vật ............................... 35
2.2.1.3. Đoạn văn mở đầu dự báo về nội dung câu chuyện .......................... 36
2.2.2. Các kiểu mở đầu.............................................................................. 37
2.2.2.1. Kiểu mở trực tiếp.......................................................................... 37
2.2.2.2. Kiểu mở gián tiếp ......................................................................... 39
2.3. Quan hệ giữa đoạn văn mở đầu với các yếu tố khác thuộc văn bản ....... 44
2.3.1. Quan hệ giữa đoạn văn mở đầu với tiêu đề ....................................... 45


1

2.3.2. Quan hệ giữa đoạn văn mở đầu với phần nội dung ............................ 46


Tiểu kết chương hai: ................................................................................. 48
Chương Ba: ĐOẠN VĂN KẾT THÚC TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP ............................................................................ 50
3.1. Đặc điểm hình thức đoạn văn kết thúc trong truyện ngắn ..................... 50
Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................... 50
3.1.1. Đoạn văn kết thúc bình thường ........................................................ 50
3.1.1.1. Đoạn văn kết thúc theo kiểu song hành .......................................... 50
3.1.1.2. Đoạn văn kết thúc theo kiểu diễn dịch .......................................... 51
3.1.1.3. Đoạn văn kết thúc theo kiểu móc xích ........................................... 52
3.1.1.4. Đoạn văn kết thúc theo kiểu quy nạp ............................................. 53
3.1.1.5. Đoạn văn kết thúc theo kiểu tổng - phân - hợp ............................... 53
3.1.2. Đoạn văn kết thúc đặc biệt ............................................................... 54
3.1.2.1. Đoạn văn kết thúc là cụm từ .......................................................... 54

3.1.2.2. Đoạn văn kết thúc là một câu ........................................................ 55
3.1.2.3. Đoạn kết đặc biệt bằng những câu thơ ........................................... 57
3.2. Đặc điểm nội dung đoạn văn kết thúc trong truyện ngắn ...................... 59
Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................... 59
3.2.1. Nội dung phản ánh của đoạn văn kết thúc ......................................... 59
3.2.1.1. Đoạn kết phản ánh sự vật, sự việc, hành động ................................ 60
3.2.1.2. Đoạn kết nêu lên tâm trạng, suy nghĩ, thái độ ................................. 62
3.2.2. Các kiểu kết thúc ............................................................................. 64
3.2.2.1. Kết thúc khép ............................................................................... 64
3.2.2.2. Kết thúc mở................................................................................. 65
3.3. Mối quan hệ giữa đoạn văn kết thúc với các yếu tố khác thuộc văn bản ...... 69
3.3.1. Quan hệ giữa đoạn kết với tiêu đề .................................................... 69
3.3.2. Quan hệ giữa đoạn văn kết thúc và đoạn văn mở đầu ........................ 70
Tiểu kết chương ba: .................................................................................. 71
KẾT LUẬN.............................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 75


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Nhà văn gặp thời may và văn học được may có nhà văn” [16, tr.6].
Tác phẩm của ông vừa ra đời đã trở thành “mắt bão”, trở thành cái mà người
ta thường gọi là “trường văn, trận bút”. Người mà chúng ta đang nói đến chỉ
có thể là một hiện tượng văn học – hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút truyện ngắn đặc sắc của
văn học Việt Nam sau năm 1975. Nhà văn vừa xuất hiện “đã gây được dư
luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau,
truyện đăng rồi thì tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn

tán, chớn phịng văn cũng như chớn vỉa hè đâu đâu cũng kháo chuyện…” [16,
tr.6]. Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn học luôn luôn được người ta
nhắc đến và đem ra bàn cãi. Nhắc đến để ngợi ca cũng có, “nhắc đến để chửi
bới, mạt sát cũng có” [16, tr.463].
Cho dù có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng khơng ai có thể phủ
nhận được truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có một sức hút lớn. Phạm Xuân
Nguyên gọi ông là hiện tượng “hai lần lạ: nội dung lạ, nghệ thuật lạ”. Ông đã
“khuấy đảo”sự bình yên của người đọc bằng cách viết rạch ròi, lạnh lùng khi
nhìn vào hiện thực đời sống trần trụi. Nhưng điều đáng quan tâm hơn ở đây là
sự “khuấy đảo”của kĩ thuật viết mới lạ. Cụ thể, xét ở góc độ kết cấu văn bản,
sức hút của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nằm ở chính cách viết đoạn văn
mở đầu và kết thúc truyện.
Chọn đề tài: “Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp”, chúng tôi mong ḿn góp phần làm rõ những kĩ thuật xây dựng
truyện ngắn độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp. Qua đó, chúng tôi cũng mong
muốn thấy được dụng ý nghệ thuật và giá trị tạo nên phong cách của nhà văn
trong sáng tạo văn chương.


2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
a. Khái quát về tình hình nghiên cứu đoạn văn, đoạn văn mở đầu, đoạn
văn kết thúc trong văn bản
* Khái quát về tình hình nghiên cứu đoạn văn
Là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, đoạn văn được nhiều nhà nghiên
cứu ngữ pháp văn bản quan tâm. Có thể kể đến một sớ nhà nghiên cứu nước
ngồi như: A.M Pescơpxki (1914), N.S Paspelôp (1946), K. Bôstơ (1949),
L.A Bulakhôpxky (1952), I.R Galpêrin (1985), O.I. Moskalskaja… Các nhà
nghiên cứu đã đưa ra những thuật ngữ khác nhau để định danh đơn vị trung

gian này. A.M Pescôpxki gọi là đoạn văn; N.S Paspelôp cho là chỉnh thể cú
pháp phức hợp; L.A Bulakhôpxky gọi là thể thống nhất trên câu…[7, tr.122].
O.I. Moskalskaja cho rằng: “Đơn vị nghiên cứu nhỏ nhất, và đồng thời lại là
cơ bản ở đây không phải là thể thống nhất trên câu, mà là đoạn văn, tức là đơn
vị không phải của cấp độ cú pháp mà là của cấp độ kết cấu thuần túy” [19,
tr.119]. Nhìn chung, các ý kiến còn gây nhiều tranh cãi và chưa đi đến thống
nhất.
Trong nước, từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề đoạn
văn được nhiều người đi sâu tìm hiểu. Trần Ngọc Thêm trong bài viết: “Bàn
về đoạn văn như một đơn vị ngơn ngữ” (Tạp chí Ngơn ngữ, số 3, năm 1984)
đã đưa ra những luận chứng khẳng định: Đoạn văn là một đơn vị ngôn ngữ.
Trong cuốn Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, nhóm tác giả
Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm cho rằng đoạn
văn và những chỉnh thể trên câu là những khái niệm khác nhau: “Ðoạn văn
không phải là một đơn vị ngữ pháp cấu thành văn bản kiểu như CTC. Nó có
thể trùng, nhưng cũng có thể khơng trùng với chúng” [5, tr.112]. (CTC: chỉnh
thể trên câu, chú thích của Bùi Thị Thùy Duyên).
Trong giáo trình Giản yếu về ngữ pháp văn bản, tác giả Đỗ Hữu Châu và
Nguyễn Thị Ngọc Diệu đã tập trung trình bày về câu chủ đề của đoạn văn, các


3

phương tiện liên kết đoạn văn thông thường, quan hệ liên kết của các đoạn
văn trong văn bản, phân loại đoạn văn, cách chia tách đoạn văn [8, tr.64 – 80].
Đặc biệt, tác giả Diệp Quang Ban với những công trình như: Văn bản và
liên kết trong Tiếng Việt, Văn bản (Giáo trình cao đẳng sư phạm), Giao tiếp,
diễn ngôn và cấu tạo của văn bản đã nghiên cứu một cách có hệ thớng về cấu
tạo của đoạn văn, cụ thể ở các phương diện như: Đoạn văn và các kiểu loại
văn bản, chia tách thành đoạn văn, câu đề trong đoạn văn, một số cấu trúc

trong đoạn văn.
Như vậy, các nhà ngữ pháp văn bản đã quan tâm nghiên cứu khá đầy đủ
những biểu hiện về nội dung và hình thức của đơn vị đoạn văn. Ở mặt nào đó,
các ý kiến chưa hồn tồn thớng nhất nhưng những tiền đề lí thút họ đưa ra
có ý nghĩa rất lớn đới với ngơn ngữ học.
* Khái qt về tình hình nghiên cứu đoạn văn mở đầu, đoạn văn kết
thúc trong văn bản
Một văn bản thơng dụng thường có kết cấu ba phần: phần mở đầu, phần
triển khai, phần kết thúc. Mỗi phần có thể tương ứng với một đoạn văn (trong
văn bản vừa đủ lớn). Như vậy, xét theo chức năng của đoạn văn trong văn
bản, có thể nhận diện được ba loại: đoạn văn mở đầu, đoạn văn triển khai,
đoạn văn kết thúc. Đoạn văn mở đầu và đoạn văn kết thúc đã được các nhà
ngôn ngữ học đi vào tìm hiểu qua một số công trình nghiên cứu như:
Đinh Trọng Lạc, trong Phong cách học văn bản, đã nghiên cứu về
“lốc” giao tiếp mở đầu (làm thành phần mở đầu) và “lốc” giao tiếp kết thúc. Ở
văn bản nghệ thuật, ơng khẳng định: lớc mở đầu có chức năng nhập đề, lớc
kết thúc hồn thành chức năng ý chí tức là tác động đến người đọc để thay đổi
trạng thái tâm - sinh lý của họ.
Trong các cuốn: Giản yếu về ngữ pháp văn bản - Đỗ Hữu Châu (chủ
biên), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản – Diệp Quang Ban, Tiếng


4

Việt thực hành – Bùi Minh Toán (chủ biên), Các phương tiện liên kết và tổ
chức văn bản – Nguyễn Chí Hịa, Dùng từ viết câu và soạn thảo văn bản –
Nguyễn Thị Ly Kha, các tác giả đã nêu lên những đặc điểm chung nhất của
phần mở đầu và kết thúc văn bản. Về cơ bản, các tác giả này đều cho rằng
phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, xác lập mối quan hệ giữa tác giả
với người đọc. Còn phần kết thúc làm nhiệm vụ đặt dấu chấm cuối cùng cho

nội dung văn bản, thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản.
Đặc biệt, đoạn văn mở đầu và đoạn văn kết thúc được nghiên cứu một
cách hệ thớng trong cơng trình Lý thuyết và thực hành văn bản Tiếng Việt của
Phan Mậu Cảnh. Đoạn văn mở đầu và kết thúc của văn bản được trình bày
khá đầy đủ, chi tiết từ khái niệm, vai trị, đặc điểm hình thức, đặc điểm nội
dung…
Có thể thấy rằng, cho đến nay, việc nghiên cứu về đoạn văn nói chung
và đoạn văn mở đầu, đoạn văn kết thúc trong văn bản nói riêng đã đạt được
nhiều thành tựu nhất định. Các nhà ngôn ngữ học với mỗi cách tiếp cận, khai
thác đối tượng khác nhau đều có những đóng góp riêng. Đây được xem là cơ
sở quan trọng cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
b. Khái quát về tình hình nghiên cứu tác giả Nguyễn Huy Thiệp
* Từ góc độ văn học
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã thu hút được nhiều sự quan tâm của
các nhà phê bình, nghiên cứu với những ý kiến khác nhau. Phạm Xuân
Nguyên nhận định rằng: “Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn
học Việt Nam lập kỷ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ
trong một thời gian ngắn, và khơng có độ lùi thời gian” [16, tr.7].
Tác phẩm Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và
biên soạn (xuất bản năm 2001) đã tập hợp 54 bài viết của nhiều tác giả đăng
trên các báo. Ở đây, chúng tôi chỉ liệt kê một số bài viết tiêu biểu như:


5

Hồng Ngọc Hiến với bài viết: “Tơi khơng chúc bạn thuận buồm xi
gió” đã chỉ ra điểm nổi bật của Nguyễn Huy Thiệp là “đã nhìn thẳng vào sự
thật của đời sống hiện tại. Tác giả đã không ngần ngại nêu lên những sự bê
tha, nhếch nhác trong cuộc sống, kể cả những sự thật rùng rợn, khủng khiếp”
[16, tr.10].

Đỗ Đức Hiểu trong hành trình Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã thấy “một
giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng” [16, tr.472]. Tác giả
nhận thấy đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là thơ ca và
triết lí. Đồng thời truyện Nguyễn Huy Thiệp “rất hiện đại về cấu trúc, ngơn
từ, về chính cái “viết” của nó” [16, tr.479].
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài
cảm nghĩ đã khẳng định “truyện của Nguyễn Huy Thiệp có một sức hấp dẫn
khó cưỡng lại được” [16, tr.458]. Và “Nguyễn Huy Thiệp có một thế giới
nhân vật cũng độc đáo. Toàn những con người góc cạnh, gân ǵc. Người nào
dường như cũng sớng đến tận cùng cá tính của mình” [16, tr.459].
Xoay quanh những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt là
chùm truyện lịch sử: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết đã có nhiều ý kiến đánh
giá khác nhau. Vương Anh Tuấn trong bài viết Lịch sử trong quan niệm của
Nguyễn Huy Thiệp cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã nghiêng về phía “dân
gian” hoá, hư cấu lịch sử. Đồng thời, tác giả nhận ra “những đặc điểm miêu tả
trong truyện lịch sử Nguyễn Huy Thiệp cho ta liên tưởng nhiều hơn đến chủ
nghĩa hiện thực kì ảo, ở đó có những quan niệm nghệ thuật ít nhiều phù hợp
với quan niệm lịch sử của anh” [16, tr.332].
Trong bài viết Lịch sử Việt Nam qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
T.N.Filimonova đã nhận xét “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn chung
khá phức tạp và có nhiều bình diện cho phép có nhiều cách đọc khác. Điều
này cũng đúng đối với ba truyện lịch sử của anh” [16, tr.346].


6

Nhìn chung, các bài viết đã làm rõ được một số vấn đề trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp như: yếu tố lịch sử, giọng điệu, cách tổ chức văn
bản, xây dựng nhân vật…
* Từ góc độ ngơn ngữ

Theo chúng tơi được biết hiện chưa có một cơng trình nào nghiên cứu
trọn vẹn các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc độ ngơn ngữ học.
Bài viết của Nguyễn Thị Hương: Lời thoại trong truyện ngắn “Tướng về hưu”
của Nguyễn Huy Thiệp mới chỉ tìm hiểu vấn đề ngôn ngữ trong một tác phẩm.
Diệp Minh Tuyền với bài viết: Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới đã
nêu lên những nhận xét có tính chất khái quát về ngơn ngữ truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp. Theo tác giả, đó “là thứ ngơn ngữ Việt Nam chính xác,
trong sáng, tinh tế, giàu hình tượng, đầy cá tính. Nó có nhiều lớp từ khác
nhau: một lớp từ rất dân dã, đồng quê mà không quê mùa; một lớp từ đầy tính
thị dân của Hà Nội đương đại; một lớp từ khác nữa lại phảng phất khơng khí
cổ xưa” [16, tr.402].
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp” là một việc làm cần thiết trong việc khẳng định kĩ
thuật viết truyện ngắn rất hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đoạn văn mở đầu và đoạn văn kết
thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu
những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được tập hợp trong cuốn Truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất bản năm 2003, NXB Văn học. Bao gồm:
1. Chảy đi sông ơi

4. Khơng có vua

2. Tướng về hưu

5. Ḿi của rừng

3. Cún


6. Con gái thuỷ thần


7

7. Những người thợ xẻ

32. Đưa sáo sang sông

8. Những bài học nông thôn

33. Sống dễ lắm

9. Kiếm sắc

34. Thổ cẩm

10. Vàng lửa

35. Những người muôn năm cũ

11. Phẩm tiết

36. Chuyện ơng Móng

12. Sang sơng

37. Chú Hoạt tơi

13. Thương nhớ đồng quê

14. Mưa Nhã Nam
15. Những ngọn gió Hua Tát
16. Tâm hồn mẹ
17. Huyền thoại phố phường
18. Giọt máu
19. Chút thoáng Xuân Hương
20. Mưa
21. Nguyễn Thị Lộ
22. Trương Chi
23. Đời thế mà vui
24. Thiên văn
25. Tội ác và trừng phạt
26. Thương cả cho đời bạc
27. Chăn trâu cắt cỏ
28. Hạc vừa bay vừa kêu thảng
thớt
29. Lịng mẹ
30. Khơng khóc ở California
31. Truyện tình kể trong đêm
mưa


8

Lưu ý: Tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát bao gồm 10 câu chuyện
tách biệt, được đặt tên và mang nội dung, hình thức trọn vẹn. Vì vậy, khi khảo
sát, chúng tôi xem tác phẩm này tương đương 10 truyện ngắn, cho nên số
lượng truyện ngắn khảo sát sẽ là 47 truyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này được tiến hành bằng cách kết hợp các

phương pháp nghiên cứu lí luận ngơn ngữ, phương pháp nghiên cứu văn học,
cụ thể là các phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh – đới chiếu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài này được
triển khai theo ba chương:
Chương Một: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương Hai: Đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chương Ba: Đoạn văn kết thúc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp


9

Chương Một
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lí thuyết chung về đoạn văn
1.1.1. Khái niệm
Về phương diện lí thút, xung quanh khái niệm đoạn văn cịn có nhiều
vấn đề đang được thảo luận và chưa có sự thống nhất ý kiến.
Trần Ngọc Thêm cho rằng: Đoạn văn “là một bộ phận của văn bản,
gồm một chuỗi phát ngôn được xây dựng theo một cấu trúc và mang một nội
dung nhất định (đầy đủ hoặc không đầy đủ), được tách ra một cách hoàn
chỉnh về hình thức: ở dạng nói, nó có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết
thúc bằng quãng ngắt hơi dài; ở dạng viết, nó bắt đầu bằng dấu mở đoạn (gồm
thụt đầu dòng + viết hoa) và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn (gồm dấu ngắt phát
ngơn + x́ng dịng)” [7, tr.125].
Lê A cho rằng: “Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp
đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi

đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn” [18, tr.42].
Diệp Quang Ban quan niệm: “Đoạn văn thơng thường được hiểu là một
phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ
dấu chấm x́ng dịng” [1, tr.203].
Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm đoạn văn của Diệp Quang Ban làm
cơ sở lí luận để nghiên cứu đề tài.
1.1.2. Phân loại đoạn văn
Có nhiều cách phân loại đoạn văn dựa theo những tiêu chí khác nhau:
- Phân loại theo nội dung: Cách phân loại này lưỡng phân thành hai
kiểu là: đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung, đoạn văn khơng hồn chỉnh về nội
dung.


10

- Phân loại theo chức năng: Theo tiêu chí này, ta có ba loại: đoạn văn
mở đầu, đoạn văn triển khai, đoạn văn kết thúc.
- Phân loại theo cấu trúc: Cách phân loại này phân chia đoạn văn thành
hai loại lớn: loại đoạn văn bình thường (đoạn hoàn chỉnh về cấu trúc) và loại
đoạn văn đặc biệt (khơng hồn chỉnh về cấu trúc). Loại đoạn bình thường lại
được phân ra thành 5 loại đoạn văn nhỏ hơn.
Theo thiển ý của chúng tôi, trong các cách phân loại đoạn văn trên,
cách phân loại dựa vào cấu trúc là cách tiếp cận gần hơn cả với việc cấu tạo
một văn bản. Vì thế, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể về cách phân loại này.
1.1.2.1. Đoạn văn bình thường
Đoạn văn bình thường là đoạn văn phải chứa tối thiểu hai phần: phần
mở đoạn và phần triển khai (góc độ cấu trúc), có nội dung tương đới trọn vẹn,
hình thức tương đới hồn chỉnh. Đoạn văn bình thường bao gồm các loại đoạn
văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp, đoạn văn tổng – phân – hợp, đoạn văn song
hành, đoạn văn móc xích.

* Đoạn văn diễn dịch
Là đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu, nêu nội dung chính có tính luận
điểm, những câu tiếp theo có nhiệm vụ giải thích, chứng minh… cho câu chủ
đề. Đây là kiểu trình bày nội dung đi từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến
cái riêng.
Ví dụ:
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một
người yêu nước. Việc đó khơng tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng
nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày
nào cũng tập thì khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.
(Hồ Chí Minh, trích theo [2, tr.168])


11

* Đoạn văn quy nạp
Là đoạn văn có câu chủ đề đứng ći, nêu nội dung chính có tính khái
qt, các câu trước có nhiệm vụ nêu lên hiện tượng, dẫn chứng, tiền đề cụ
thể… cho câu chủ đề - kết luận. Đây là kiểu trình bày nội dung đi từ cụ thể
đến tổng hợp, khái qt.
Ví dụ:
Khi khơng nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng khơng nên
tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù hao
bao nhiêu cơng, tốn bao nhiêu của cũng vui lịng. Như thế mới đúng là Kiệm.
(Hồ Chí Minh, trích theo [2, tr.169])
* Đoạn văn song hành
Là đoạn văn khơng có câu chủ đề. Các câu trong đoạn có vai trị ngang
nhau, khơng phụ thuộc chặt chẽ vào nhau.
Ví dụ:
Rằm tháng Tám, trăng vẫn thiêng liêng, trong trẻo, trinh bạch như thể

lần đầu tiên biểu hiện trên cõi đời trần tục này. Con đường xưa cây nghiêng
bóng trên đầu vẫn rung rinh tán lá như thế. Mùa xuân, hai bên đ ường Nghi
Tàm, Quảng Bá, hoa su si, hoa cúc vàng nở đẹp như những thảm hoa nghiêng
màu. Mùa hè, hoa sấu rụng li ti trắng bên đường. Mùa thu, hoa sữa thơm
nồng mái phố.
(Nguyễn Thị Thu Huệ, trích theo [7, tr.145])
* Đoạn văn móc xích
Đoạn văn móc xích thường dùng để lập luận theo quan hệ kéo theo. Về
mặt nội dung, các câu đều có quan hệ qua lại. Về mặt hình thức, câu sau bao
giờ cũng lặp lại một phần của câu trước. Phép lặp cấu trúc là dấu hiệu nhận
dạng của loại đoạn này.


12

Ví dụ:
Muốn tăng gia sản xuất thì phải làm thủy lợi. Muốn làm thủy lợi thì phải
có nhiều người, có sức lớn. Muốn vậy, phải có hợp tác xã.
(Hồ Chí Minh, trích theo [10, tr.93])
* Đoạn văn tổng – phân – hợp
Là đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu và ći đoạn văn, nêu nội dung
chính có tính khái quát. Những câu ở giữa có nhiệm vụ nêu hiện tượng, dẫn
chứng, tiền đề cụ thể cho câu chủ đề - kết luận. Là đoạn văn được trình bày
theo cách: khái quát - cụ thể - khái quát.
Ví dụ:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Nguyễn Khoa Điềm – Đoạn trích “Đất nước”,
Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.118)
1.1.2.2. Đoạn văn đặc biệt
Trong văn bản, có những đoạn văn được làm thành từ chỉ một câu và
câu này có thể là câu một từ, hoặc cũng có khi đoạn văn được làm thành từ
một “câu” không trọn vẹn (chỉ tương đương với một bộ phận nào đó của một
câu thường gặp). Đó chính là đoạn văn đặc biệt. Như vậy, đoạn văn đặc biệt
có nội dung khơng trọn vẹn, hình thức khơng hồn chỉnh và thường xuất hiện


13

trong văn bản văn xuôi văn học để tạo ra sắc thái ý nghĩa bổ sung nhằm diễn
đạt các sắc thái tu từ.
Ví dụ:
Bác chắt chiu để dành được hai trăm Đơng Dương, định về tổ chức cho
nó cưới cái Soan xong bác hẵng về hậu phương mà tăng gia, nộp thuế nông
nghiệp nuôi đồng đội.
Về hậu phương…
Cấp trên cho bác về mấy lượt, bác cịn chần trừ.
(Lê Khâm, trích theo [2, tr.145])
1.2. Đoạn văn mở đầu truyện ngắn
Từ xưa đến nay, dung lượng của văn bản nghệ thuật không ai có thể
xác định được. Có những văn bản ngắn như một câu ca dao (gồm một liên lục
bát) hoặc dài tầm cỡ như toàn bộ sáng tác của H. Bandắc (Bộ Tấn trò đời với
gần 100 tác phẩm gồm cả tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn). Ở đây, chúng

tôi chỉ bàn đến văn bản truyện ngắn mà thực chất dài hay ngắn cũng khó xác
định. Có truyện ngắn dài 100 chữ nhưng có truyện trải ra đến 37 trang như
Chí Phèo của Nam Cao cũng chỉ được coi là một truyện ngắn.
Như đã nói ở trên, một văn bản thường có kết cấu 3 phần. Kết cấu của
thể loại truyện ngắn lại thường mang tính phân đoạn. Vì thế, phần mở đầu và
phần kết thúc truyện ngắn, mỗi phần có thể tương ứng với một đoạn văn. Từ
đó, ta có đoạn văn mở đầu truyện ngắn, đoạn văn kết thúc truyện ngắn.
Nói như Tsekhov: “Theo tơi, viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái
mở đầu và kết luận” [16, tr.138]. Như vậy, rõ ràng người viết truyện ngắn
thường tạo ấn tượng, sức lắng đọng cho tác phẩm bằng chính đoạn văn mở
đầu và đoạn văn kết thúc.


14

1.2.1. Khái niệm
Theo PGS.TS. Phan Mậu Cảnh: “Đoạn văn mở đầu là một phần trong
bớ cục của văn bản, có nội dung liên quan trực tiếp chặt chẽ với các phần
triển khai và kết luận, có vị trí đứng đầu văn bản” [7, tr. 149].
1.2.2. Vai trò của đoạn văn mở đầu truyện ngắn
Cha ơng ta thường nói “vạn sự khởi đầu nan”. Vì lẽ đó, đoạn văn mở
đầu truyện ngắn được người viết hết sức coi trọng. Đoạn mở đầu có tác dụng
thể hiện chủ đề của truyện. Đoạn mở được ví như một điểm tựa để nảy nở các
ý tiếp theo ở đoạn văn triển khai. Hay cũng có thể nói, nó như là khởi nguồn
của dịng sơng – dịng sơng đây chính là các phần, các đoạn, chúng hợp lưu
với nhau tạo thành văn bản truyện ngắn.
Đoạn văn mở đầu có vai trị tạo khơng khí, giọng điệu cho toàn bộ tác
phẩm. Người viết cần phải cân nhắc, lựa chọn cách mở đầu thế nào cho phù
hợp với nội dung ở các phần sau, đồng thời, lại phải tạo được “chiếc cầu
trượt” về cảm xúc, tâm lí và nhất là gợi tạo khơng khí và giọng điệu.

Ví dụ:
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, mở đầu bằng câu văn: “Hắn vừa
đi vừa chửi…” đã có rất nhiều điều đáng nói. Đây là lới vào đề rất tự nhiên.
Tác giả dùng đại từ “hắn” như thể là người đọc đã biết “hắn” là ai rồi, đã gặp
ở đâu đó trong đời thực rồi. Bước vào đầu truyện mà đã nghe tiếng chửi, mà
lại chửi nhiều, chửi liên tục, quả thật ngay từ đầu người viết đã tạo ra một
khơng khí truyện thực sự ngột ngạt, căng thẳng. Khơng chỉ vậy, cách vào đề
này cịn gây tâm lí tị mị (khi nghe tiếng chửi thơng thường người ta ḿn
xem ai chửi, chửi ai…).
Đoạn văn mở đầu là tín hiệu đầu tiên, cùng với tiêu đề, được người đọc
tiếp nhận. Nó như cánh cửa, người ta phải mở ra trước khi đi vào ngôi nhà.
Cho nên, đoạn mở đầu, xét trong toàn bộ cấu trúc nội dung và hình thức văn


15

bản truyện ngắn, là một tín hiệu mang tính thẩm mĩ. Nó có sức thu hút, khơi
gợi ở người đọc những rung động, những lơi ćn để từ đó tìm hiểu các nội
dung tiếp theo. Đoạn mở đầu truyện ngắn cịn mang tính dự báo: qua đoạn mở
này, người đọc có thể đoán biết nội dung tiếp theo mà truyện triển khai là gì.
Tóm lại, đoạn văn mở đầu truyện ngắn thường có chức năng giới thiệu
về hồn cảnh (khơng gian, thời gian, địa điểm… xảy ra sự kiện), nhân vật
tham gia nội dung câu chuyện, dự báo về nội dung câu chuyện (một cách kín
đáo).
1.2.3. Đặc điểm của đoạn văn mở đầu truyện ngắn
1.2.3.1. Cấu trúc hình thức của đoạn văn mở đầu truyện ngắn
Xét về mặt cấu trúc hình thức, đoạn văn mở đầu truyện ngắn gồm hai
loại: đoạn văn mở đầu bình thường và đoạn văn mở đầu đặc biệt.
* Đoạn văn mở đầu bình thường
Đây là những đoạn văn gồm có nhiều câu được liên kết với nhau thành

một chỉnh thể. Xét về quan hệ giữa các câu trong đoạn, đoạn mở đầu cũng
gồm có 5 loại cấu trúc đoạn văn thường gặp: đoạn văn mở đầu diễn dịch,
đoạn văn mở đầu quy nạp, đoạn văn mở đầu song hành, đoạn văn mở đầu
tổng – phân – hợp, đoạn văn mở đầu móc xích.
Ví dụ:
Thanh lách cách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát
hẳn cả người: trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng
lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng
phất trong khơng khí. Thanh rút khăn lau mồ hơi trên trán – bên ngoài trời
nắng gắt – rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.
Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu
sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa.
(Thạch Lam, trích theo [7, tr.156])


16

* Đoạn văn mở đầu đặc biệt
Là đoạn văn mở đầu tác phẩm có thể là một từ, một cụm từ, hoặc một
câu… Đây là những đoạn mở mang đậm màu sắc tu từ, thể hiện một cách ấn
tượng ý đồ của tác giả và đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
Ví dụ:
Chiều.
Nắng đã nhạt dần trên bãi biển. Người dạo chơi qua lại thưa thớt
hẳn…
(Nguyễn Thị Thu Trang, trích theo [7, tr.158])
1.2.3.2. Cấu trúc nội dung của đoạn văn mở đầu truyện ngắn
Xét từ phương diện cấu trúc nội dung, có một sớ kiểu mở thường gặp
là: kiểu mở trực tiếp, kiểu mở gián tiếp.
* Kiểu mở trực tiếp

Mở trực tiếp là đoạn mở nêu ra vấn đề hay đặt vấn đề khơng có những
ý dẫn dắt mà đi thẳng vào nội dung chủ đề của câu chuyện mà văn bản sẽ
trình bày ở phần triển khai.
Ví dụ:
Thế là xong. Anh chết rồi đấy nhỉ? Không lẽ tôi lại vui khi được một
cái tin như thế. Nhưng thật tôi cũng khơng biết có nên buồn khơng đấy. Có
người bảo: “Sống khổ đến đâu, cũng cịn hơn chết; cái tâm lí chung của
người đời như vậy”.
(Nam Cao, Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học, 2005, tr.304)
* Kiểu mở gián tiếp
Kiểu mở gián tiếp là kiểu vào đề chưa đi vào nội dung chính như mở
trực tiếp mà dẫn dắt các ý từ xa đến gần với nội dung chính, từ những thông
tin khái quát để dẫn dắt dần vào nội dung chính.
Một sớ kiểu mở gián tiếp thường gặp trong truyện ngắn như:


17

- Mở bằng miêu tả bối cảnh: miêu tả cảnh huống không gian, thời gian
- Mở đầu là phần giới thiệu về nhân vật
- Mở đề bằng cách nêu lý do - căn cứ của bài viết
- Cách mở khơi gợi cảm xúc…
Ví dụ:
Như tất cả mọi người, khi bắt đầu tiếng khóc chào đời tơi cũng được
cha mẹ, ơng bà đặt cho cái tên để gọi. Thế nhưng, từ khi gia nhập vào làng xe
lôi, cái tên cúng cơm ấy chỉ cịn hữu dụng trong gia đình, thân thuộc, bạn bè.
Cịn ngồi đường phố mỗi lần gọi đến tơi, người ta bắt đầu bằng: anh xe lôi,
cậu xe lôi hoặc thằng cha xe lơi… Nói chung là: Ê, xe lơi!
(Lê Thanh Ngun, trích theo [7, tr.168])
1.3. Đoạn văn kết thúc truyện ngắn

1.3.1. Khái niệm
Theo PGS.TS. Phan Mậu Cảnh: “Đoạn văn kết thúc là một phần trong
bố cục của văn bản, có nội dung liên quan trực tiếp chặt chẽ với các phần
triển khai và mở đầu, có vị trí đứng ći văn bản, có chức năng khép lại cả về
nội dung lẫn hình thức văn bản [7, tr.187].
1.3.2. Vai trò của đoạn văn kết thúc truyện ngắn
Là đoạn văn khép lại văn bản, đoạn văn kết thúc có vai trị quan trọng
trong việc tạo sức sớng cho truyện ngắn. Đoạn kết khơng chỉ có vai trị tạo sự
hồn chỉnh cho tác phẩm mà cịn có tác động khơng nhỏ đến những suy ngẫm,
những mối liên tưởng của độc giả. Đoạn kết như chu trình ći của một “hành
trình” dài nội dung mà người viết đã theo đuổi. Đến đây, tư tưởng, chủ đề tác
phẩm được bộc lộ, số phận của những nhân vật được khép lại.
Ví dụ:
... Sáng hơm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng,
tiếng léo xéo địi nợ ngồi đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng


18

giềng ban đêm mất gà.
(Nam Cao, Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học, 2005, tr.112)
Đoạn kết khép lại tác phẩm đã bộc lộ chủ đề của truyện. Từ nay, nghệ
thuật đối với Điền không phải là thứ ánh trăng huyền ảo mà chính là hiện thực
cuộc sớng nghèo khổ. Điền khơng trớn tránh sự thực mà “mở hồn ra đón lấy
tất cả vang động của đời”.
1.3.3. Đặc điểm của đoạn văn kết thúc truyện ngắn
1.3.3.1. Cấu trúc hình thức của đoạn văn kết thúc truyện ngắn
* Đoạn văn kết thúc bình thường
Cũng như đoạn văn mở đầu, đoạn văn kết thúc thường có 5 loại cấu
trúc thường gặp: đoạn văn kết thúc theo cấu trúc diễn dịch, quy nạp, song

hành, móc xích, tổng – phân – hợp.
Ví dụ:
Ấy là một cái nạn xe hơi khủng khiếp. Nạn nhân gần tắt thở. Máu ra
nhiều q, khó cịn phương cứu chữa. Nhưng người ta cũng mải mốt đưa xác
hắn vào nhà thương.
(Nam Cao, Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học, 2005, tr.231)
* Kết thúc bằng đoạn văn đặc biệt
Là đoạn kết khép lại tác phẩm, có thể là một từ, một cụm từ hoặc một
câu đứng ở vị trí ći tác phẩm. Loại đoạn này tuy chưa trọn vẹn về nội dung
và hình thức nhưng nó lại thể hiện được một cách ấn tượng dụng ý nghệ thuật
và dấu ấn phong cách của nhà văn.
Ví dụ:
... Bng tay chị vội vàng chồng dậy, mở cửa chạy té ra sân.
Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị.
(Ngơ Tất Tớ, trích theo [7, tr.192])


×