Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phó từ chỉ kết quả và chỉ hướng trong ca từ trịnh công sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.32 KB, 69 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Phó từ chỉ kết quả và chỉ hướng trong ca
từ Trịnh Cơng Sơn

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đã mười năm rồi Trịnh Công Sơn về với cõi thiên thu nhưng những
nhạc phẩm của ơng vẫn cịn làm ngơ ngẩn bao tâm hồn người yêu nhạc. Mỗi
giai điệu ngân lên lại đánh thức đến từng vi mạch cảm xúc trong tâm hồn
con người. Tạm lánh xa với guồng quay hối hả của cuộc sống để được đằm
mình trong những ca từ du dương của nhạc Trịnh, tâm hồn ta sẽ thảnh thơi
hơn. Nhạc sĩ tài hoa lãng tử ấy dường như đã gói hết tâm tư tình cảm, niềm
khát khao sống vào trong từng sáng tác của mình để rồi thai nghén ra hàng
trăm những nhạc phẩm có sức cuốn đến diệu kì. Người ta yêu nhạc Trịnh,
say nhạc Trịnh, những lời ca ấy còn bay đến cả những đất nước xa xơi, để
rồi ở đâu đó trên khắp thế giới này người ta vẫn cất lên những bài ca về cuộc
sống với cả những ngọt ngào và những đắng cay.
Ca từ Trịnh Công Sơn đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận, là mảnh


đất màu mỡ để nhiều người tìm tịi khám phá những cái hay, cái độc đáo.


3

Đặc biệt từ khi Trịnh về với “cõi nhớ”, càng có nhiều đề tài nghiên cứu về
âm nhạc của ơng. Phải chăng đó cũng là một cách để người đời bày tỏ niềm
tri ân sâu sắc đối với một nghệ sĩ lừng danh như Trịnh Công Sơn? Người ta
nghiên cứu về nhạc phẩm của Trịnh ở rất nhiều mảng màu, từ nhiều góc độ.
Ngơn ngữ nhạc Trịnh cũng là một mảng đề tài mà nhiều người kỳ
công khám phá trong những năm gần đây. Đi vào tìm hiểu nhạc Trịnh về
phương diện ngôn ngữ cũng là một điều thú vị, hấp dẫn bởi Trịnh Công Sơn
được coi là người thi ca, ngôn từ trong nhạc Trịnh rất nhiều điểm độc đáo.
Chọn đề tài Phó từ chỉ kết quả và chỉ hướng trong ca từ Trịnh Công Sơn,
chúng tôi mong muốn có cái nhìn sâu hơn về nhạc Trịnh ở một phương diện
của ngơn ngữ. Đó là lí do để chúng tôi chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về phó từ chỉ kết quả và chỉ hướng trong tiếng Việt
Vấn đề từ loại tiếng Việt là một trong những vấn đề đã gây ra khơng ít
những tranh luận trong giới nghiên cứu ngôn ngữ. Mặc dầu hầu hết các
nhà ngôn ngữ học đều thống nhất phân chia từ loại tiếng Việt ra làm hai lớp
từ loại cơ bản là thực từ và hư từ nhưng họ đã đưa ra một danh sách các từ
loại và tiểu loại từ khác nhau. Sự khác biệt trong quan điểm của các tác giả
thể hiện chủ yếu ở nhóm từ loại hư từ. Về phó từ, nhiều nhà nghiên cứu đã
tìm hiểu, phân loại theo những cách khác nhau và đưa ra nhiều tiểu nhóm
khác nhau.
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Giáo sư Diệp Quang
Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đã để phó từ nằm trong phụ từ, trong đó
ơng đã đề cập đến hai tiểu nhóm: phó từ chỉ kết quả: mất, được, ra, đi,... và
phó từ chỉ hướng diễn biến của tính chất nêu ở tính từ: ra, lên, đi, lại,...



4

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Đỗ Thị Kim Liên xếp phó từ
nằm trong phụ từ và bà cũng chia nhóm phó từ thành nhiều tiểu nhóm trong
đó có phó từ chỉ kết quả và phó từ chỉ hướng. Ở nhóm phó từ chỉ hướng, tác
giả đã chỉ ra các phó từ chỉ hướng của hành động như: ra, vào, lên, xuống,
sang, qua, về, lại, đến, tới, lui,..
Tác giả Nguyễn Chí Hịa trong Ngữ pháp tiếng Việt thực hành cũng
đề cập đến phó từ chỉ kết quả là những từ: thấy, ra, được, mất,...
Về nhóm phó từ chỉ hướng, có nhiều nhà nghiên cứu khác chưa thống
nhất cách gọi như trên. Giáo sư Nguyễn Lai, người nghiên cứu khá sâu về
nhóm từ chỉ hướng vận động, đã chia thành: nhóm từ chỉ hướng vận động ở
vị trí động từ và từ và từ chỉ hướng vận động đứng sau động từ. Trong cuốn
Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt tác giả cũng nói rằng “khi
những từ chỉ hướng vận động đứng sau động từ chính, phần lớn các tác giả
coi chúng là từ “hư”, từ “hao mòn”, từ “ngữ pháp”...” [10, tr.12]
Đái Xuân Ninh trong cuốn Hoạt động của từ tiếng Việt gọi những từ
chỉ hướng đứng sau động từ là “từ chỉ hướng” chứ không gọi là phó từ chỉ
hướng.
Tác giả Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại cũng
không gọi là phó từ chỉ hướng mà gọi những từ này là từ phụ chỉ hướng của
động từ (làm thành tố phụ cho trung tâm động ngữ).
Trong cuốn Động từ tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản cho rằng những từ
chỉ hướng đứng sau động từ thuộc vào nhóm “hư từ của động từ”, Nguyễn
Kim Thản gọi những từ đó là “phó động từ phương hướng”.
Phan Thị Minh Thúy trong tạp chí Ngơn ngữ và đời sống (số 6 (80) –
2002) có bài viết Cách diễn đạt thể “kết quả” trong tiếng Việt. Trong bài



5

viết này, khi tìm hiểu sâu về những từ chỉ kết quả, tác giả khơng gọi là phó
từ chỉ kết quả mà gọi là vị từ tình thái. Bài viết đã miêu tả cụ thể từng từ chỉ
kết quả.
Trong tạp chí Ngơn ngữ và đời sống số 1+2 (75+76) - 2002, với bài
viết “Thử giải nghĩa hai từ ra và đi (trong các tổ hợp kiểu “đẹp ra/ xấu đi”)”,
Nguyễn Đức Phương đã tìm hiểu về ngữ nghĩa của nhóm từ này; bên cạnh
nghĩa chung chỉ hướng di chuyển của động từ mỗi từ cịn có thêm một nghĩa
cụ thể.
Những phó từ chỉ kết quả, phó từ chỉ hướng tuy đã được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập đến nhưng chưa thống nhất cách gọi như trên. Tuy nhiên,
để thực hiện đề tài này, chúng tôi theo quan niệm của các tác giả Diệp
Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên, tìm hiểu về phó từ chỉ kết quả và phó từ chỉ
hướng. Trên cơ sở cách phân chia của các tác giả này, chúng tơi chia thành
nhóm phó từ chỉ kết quả: được, mất, ra, đi, nổi, thấy và phó từ chỉ hướng
(bao gồm cả hướng vận động và hướng diễn biến): ra, vào, lên, xuống,
sang, qua, về, lại, đến, tới, lui, đi, theo.
Chúng tôi sẽ khảo sát và nghiên cứu về giá trị ngữ nghĩa của hai tiểu
nhóm phó từ này trong những sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
2.2. Về âm nhạc Trịnh Công Sơn
Là một nhạc sĩ lừng danh tên tuổi đã in dấu trên nhiều miền đất nước
nên khi qua đời Trịnh Công Sơn đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho hàng
triệu người yêu âm nhạc. Và rồi những bài viết, những cơng trình nghiên cứu
về nhạc Trịnh cứ liên tục ra đời.
Có thể kể đến Trịnh Công Sơn ánh nến và bạn bè, Nhiều tác giả,
NXB Hội Nhà văn (2011). Cuốn sách là tập hợp những bài viết của bạn bè,



6

của những người yêu mến ông, là những lời tri âm tri kỉ, những ghi chép để
tưởng nhớ về một con người đã để lại cho đời những trang thơ, dòng nhạc
đầy ý nghĩa...
Tác giả Bửu Ý trong cuốn Tâm tình với Trịnh Cơng Sơn, NXB Văn
học (2010) cũng ghi lại những dịng cảm xúc rất chân thành: “Tơi ý thức
mình viết bao nhiêu cũng khơng đủ khơng nói hết, khơng đúng hẳn, chỉ
mong sao đây là chút “Tâm tình với Trinh Công Sơn” tập hợp lại và đưa ra
đây chia sẻ với người đọc đồng cảm”. [ 19, tr.5]
Cuốn Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng của Ban Mai, NXB Lao động
– Trung tâm Văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây (2008) là cuốn sách giới thiệu về
cuộc đời của nhạc sĩ họ Trịnh, các ca khúc của ông và một số hình ảnh, thủ
bút Trịnh Cơng Sơn.
Riêng về mảng ngơn ngữ nghệ thuật của nhạc Trịnh cũng có nhiều
cơng trình đề cập đến. Trịnh Cơng Sơn ngơn ngữ và những ám ảnh nghệ
thuật, NXB Văn hóa Sài Gịn (2008) của Bùi Vĩnh Phúc là cuốn sách viết về
những nghệ thuật đặc sắc cũng như việc sử dụng ngôn ngữ tài tình của người
thi ca này. Ngồi ra cịn có những luận văn nghiên cứu về ngôn ngữ nhạc
Trịnh như: Từ láy trong ca từ Trịnh Công Sơn của Nguyễn Thị Thiên (Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng)...
Cũng có nhiều bài viết về ngơn ngữ nhạc Trịnh trong các tạp chí ngơn
ngữ như: Tạp chí Ngơn ngữ và văn hóa số 12 (98) – 2003 có bài viết “Tính
dung hợp triết lí trong ngơn ngữ ca từ Trịnh Cơng Sơn” của Lí Thị Tuyết
Hạnh, Ngữ học trẻ 2007 có “Lời, từ trong nhạc Trịnh Cơng Sơn” của Huỳnh
Cơng Tín.


7


Dựa vào những cơng trình nghiên cứu trên, chúng tơi sẽ đi vào tìm
hiểu về phó từ chỉ kết quả và chỉ hướng trong ca từ Trịnh Công Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phó từ chỉ kết quả và phó từ chỉ
hướng; về sự xuất hiện và giá trị biểu đạt mà chúng đem lại trong ca từ Trịnh
Công Sơn.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi tìm hiểu về phó từ chỉ kết quả và phó từ chỉ hướng trong
242 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong cuốn: Trịnh Công Sơn vết
chân dã tràng, NXB Lao động – Trung tâm Văn hóa ngơn ngữ Đông Tây
2008, tác giả Ban Mai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp quy nạp
5. Bố cục đề tài
Luận văn này ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung
gồm có 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài


8

Chương II: Phó từ chỉ kết quả trong ca từ Trịnh Cơng Sơn
Chương III: Phó từ chỉ hướng trong ca từ Trịnh Cơng Sơn


Chương I:
Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

1.1. Vài nét về Trịnh Công Sơn và những ca khúc của ông
1.1.1. Trịnh Công Sơn – cuộc đời một thiên tài
Trịnh Công Sơn sinh ngày 29 tháng 2 năm 1939 tại Buôn Ma Thuột –
Đắclăk nhưng sống chủ yếu ở Huế bởi gia đình ơng gốc Huế. Xứ Huế với
những con người chất phác, nặng tình, thiên nhiên mơ mộng trữ tình đã in
đậm trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Năm 1955, cha của Trịnh Công Sơn chết vì tai nạn giao thơng. Cái
chết đột ngột của người cha thân yêu thực sự là cú sốc đầu đời đau đớn, trở
thành nỗi ám ảnh day dứt khôn ngi trong lịng ơng. Từ đó trở đi, Trịnh
Cơng Sơn ln trăn trở về sự sống và cái chết. Có lẽ đó cũng là một trong
những lí do mà ca khúc của ông mang nhiều ám ảnh về sự vô thường của
cuộc đời.


9

Và một biến cố đã xảy ra với Trịnh Công Sơn khi ông mười tám tuổi
đã khiến cuộc đời ông bước sang một ngã rẽ mới. Đã từng là một chàng trai
khỏe mạnh với nhiều giải thưởng thể thao, nhưng một lần đang tập judo, ông
bị chấn thương nặng ở ngực, suýt chết, phải nằm liệt giường hai năm. Chính
khoảng thời gian này đã giúp Trịnh Cơng Sơn có những chiêm nghiệm về
cuộc đời, về kiếp người. Thời gian ấy ông đã ra sức nghiền ngẫm những tác
phẩm của những nhà văn, nhà thơ lớn như Tagore, Albert Camus, Nguyễn
Du… Ơng cịn tìm hiểu về dân ca, âm nhạc. Trịnh Công Sơn dấn thân vào
con đường của âm nhạc, chơi ghi-ta và bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu
tay. Kể từ đó trở đi, ơng sáng tác liên tục không ngừng nghỉ.
Trịnh Công Sơn theo học ở Trường Đại học Quy Nhơn - nơi ông đã

tiếp thu và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng siêu thực Pháp. Và
cũng từ chính thành phố biển hiền hịa này, ơng đã sáng tác rất nhiều ca khúc
nổi tiếng như Biển nhớ, Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh, Cát bụi…
Vốn là một người tài hoa và lãng tử nên Trịnh Cơng Sơn u nhiều và
có những mối tình rất thơ, rất đẹp với nhiều người con gái nhưng cả đời ơng
khơng kết hơn với ai. Đó có thể là lí do vì sao nhạc sĩ họ Trịnh này lại sáng
tác nhiều ca khúc về tình yêu nhưng hầu hết là tình xa, tình nhớ, tình sầu…
Ngày 1 tháng 4 năm 2001, người nghệ sĩ tài hoa ấy đã từ giã cõi trần
về với “cõi nhớ”, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho những người yêu âm
nhạc. Trong đám tang của Trịnh Công Sơn, người ta đã cùng nhau hát vang
bài Cát bụi và Một cõi đi về để đưa tiễn ông sang một kiếp khác.
1.1.2. Những khúc ca cịn mãi với thời gian
Trịnh Cơng Sơn là người có sức sáng tạo đến kì lạ; có lẽ chưa có một
nhạc sĩ nào ở Việt Nam có số lượng tác phẩm đồ sộ như Trịnh Công Sơn.


10

Hình như Trịnh Cơng Sơn sinh ra để viết nhạc, ông đã mải miết lao động để
rồi tâm huyết cho ra đời gần 600 ca khúc. Những tác phẩm của ông không
chỉ là con số đồ sộ về số lượng mà nó cịn có sức ám ảnh, sức nặng vơ hình.
Những ca khúc đầu tay của ơng đã làm chấn động dư luận. Nhạc của Trịnh
Công Sơn đã trở thành một dòng nhạc riêng rất độc đáo - nhạc Trịnh và đã
có khơng ít ca sĩ đã hát rất thành cơng dịng nhạc này như Khánh Ly, Hồng
Nhung, Tuấn Ngọc, Quang Dũng... Nhưng thành công nhất vẫn là ca sĩ
Khánh Ly.
Trịnh Công Sơn sáng tác chủ yếu là các đề tài về tình yêu, thân phận
con người và nhạc phản chiến. Có thể thấy đề tài tình u chiếm số lượng
nhiều hơn cả. Rất nhiều bài hát nổi tiếng như: Diễm xưa, Biển nhớ, Em còn
nhớ hay em đã quên, Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa… đã làm thổn thức

bao trái tim người hâm mộ, để rồi có người phải mệnh danh ơng là người
viết tình ca hay nhất thế kỉ. Nghe nhạc tình của ơng người ta khơng hề bi
lụy, những mối tình buồn nhưng rất đẹp rất trong sáng, chân thành. Chẳng
phải ông vẫn thốt lên rằng hãy yêu nhau đi. Và Trịnh Công Sơn đã từng viết
rằng “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu
hạn, tình yêu thì vơ cùng. Chúng ta làm cách nào ni dưỡng tình yêu có thể
cứu chuộc cho thân phận trên cây thập giá đời.”
Nếu ngẫm nghĩ sâu những bài hát Cát bụi, Một cõi đi về, Đêm thấy ta
là thác đổ, Giọt lệ thiên thu, Lời thiên thu gọi… người ta sẽ thấy một sự ám
ảnh vơ hình về thân phận con người. Con người sinh ra là cát bụi rồi trở về
với cát bụi. Những bài hát ấy mang một âm hưởng da diết, đậm hơi hướng
của Phật, của Thiền và ln gieo vào lịng người những khắc khoải…
Sinh ra và lớn lên khi nước nhà đầy bom đạn chiến tranh, Trịnh Công
Sơn đã thấu hiểu được những mất mát đau thương đằng sau những hào


11

quang chiến thắng nơi chiến trường. Nhiều ca khúc viết về chiến tranh đã ra
đời. Những bài hát ấy là tiếng kêu thống thiết xé ruột xé lịng nói lên nỗi đau
khổ, đọa đày của con người trong chiến tranh. Có những ca khúc như Gia tài
của mẹ, Cho một người nằm xuống đã một thời khiến ơng có những tai tiếng
thậm chí nhạc của ơng cịn bị cấm phát hành. Nhưng cũng có những bài hát
đã đi cùng năm tháng, bài hát Huyền thoại mẹ đã trở thành một huyền thoại
bất tử; Nối vòng tay lớn đã được hát vang trong ngày đất nước thống nhất và
cho đến bây giờ những giai điệu ấy vẫn được ngân vang; ca khúc Bài ca
dành cho những xác người được làm nhạc phim trong bộ phim nổi tiếng Áo
lụa Hà Đông đã lấy đi khơng ít nước mắt của khán thính giả…
Khơng phải dễ dàng mà hiểu mà cảm được ca từ nhạc Trịnh bởi đó là
một thứ ngơn ngữ rất riêng, rất Trịnh. Những bài hát mà ông viết đều chứa

đựng trong đó rất nhiều triết lí sâu sắc và đặc biệt ca từ của nó cũng rất khó
hiểu. Liệu có ai cắt nghĩa được gió hư hao là gió như nào? Đóa hoa vơ
thường là đóa hoa gì vậy?, v.v… Rất nhiều những cách nói lạ như vậy. Song
nếu ngẫm nghĩ kĩ và thậm chí chưa thể hiểu hết những điều bí mật từ ngơn
ngữ nhạc Trịnh thì người ta vẫn có thể cảm nhận được cái hay, vẫn thấy yêu
mến lạ thường thứ âm nhạc độc đáo ấy. Nhạc Trịnh đã gieo vào lòng những
người yêu nhạc và cả những người không biết về âm nhạc những khắc khoải
những nghĩ suy và những trăn trở…
Trịnh Công Sơn thật xứng đáng được mệnh danh là người thi ca.
Những bài hát ông viết ra không đơn thuần chỉ là âm nhạc. Dường như mỗi
bài đều được bàn tay của người nghệ sĩ tài hoa nhào nặn nên bằng thứ ngôn
từ độc đáo. “Đó là cuộc hơn phối của âm nhạc và ngơn từ nghệ thuật”. Ngồi
việc sử dụng những từ ngữ lạ, hình ảnh lạ, ngay cả nhan đề bài hát cũng lạ
(Tuổi đá buồn, Có một dịng sơng đã qua đời, Diễm xưa, Hoa vàng mấy


12

độ…) thì nhạc Trịnh Cơng Sơn cịn đặc sắc ở chỗ ông dùng nhiều biện pháp
tu từ giống như thứ ngôn ngữ của thơ ca. Những biện pháp tu từ nhân hóa,
ẩn dụ, hốn dụ, so sánh, điệp, đối, câu hỏi tu từ, câu bỏ lửng được sử dụng
một cách linh hoạt khéo léo và cũng rất riêng mang đậm cá tính của Trịnh
Cơng Sơn. Có những bài hát xuất hiện rất nhiều hình ảnh so sánh thật bất
ngờ: mặt trời như trái cây tuyệt vọng; đời sẽ buồn như một vết thương; tình
u như trái chín trên cây rụng rời, hồn mình như vá khâu,… Hoặc đơi khi
chỉ là những câu bỏ lửng cũng có thể tạo cho bài hát những khoảng lặng cho
ta phải suy nghĩ: Từ khi em là nguyệt, cho tơi bóng mát thật là…
Chỉ điểm qua một vài nét độc đáo trong cách cách sử dụng ngôn từ
như trên cũng đủ để ta nhận thấy một tài năng Trịnh Cơng Sơn. Điều đó
cũng đủ để lí giải rằng vì sao Trịnh Cơng Sơn trở thành một hiện tượng âm

nhạc, vì sao những nhạc phẩm của ông có sức cuốn hút đến vậy. Và dù bây
giờ người nghệ sĩ ấy đã khơng cịn trên cõi trần nữa thì những ca khúc của
ơng vẫn cứ cịn mãi với thời gian, còn mãi trong lòng người hâm mộ.
1.2. Phó từ tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm phó từ
Theo Diệp Quang Ban, “Phó từ là những hư từ thường dùng kèm với
thực từ (động từ, tính từ). Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình
và đặc trưng với thực tại, đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách thức
nhận thức và phản ánh các quá trình và đặc trưng trong hiện thực”.[1, tr.124]
1.2.2. Phân loại phó từ
Có nhiều cách phân loại khác nhau để chia phó từ thành các tiểu loại.
Theo cách chia của Đỗ Thị Kim Liên, phó từ được chia thành hai nhóm lớn.


13

Nhóm thứ nhất là phó từ đứng trước động tính từ bao gồm 5 tiểu nhóm:
nhóm phó từ chỉ thời gian của hành động: đã, đang, sẽ, sắp, vừa, mới, bỗng ,
cịn…; nhóm phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động: đều, cũng, vẫn, cứ, cịn,
lại, ln, dần, thỉnh thoảng,…; nhóm phó từ chỉ sự phủ định khẳng định:
khơng, chưa, chẳng, chỉ có…; nhóm phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng,
chớ…. Nhóm thứ hai là phó từ đứng sau động từ bao gồm 6 tiểu nhóm:
nhóm phó từ chỉ sự kết thúc hành động: xong, rồi…; nhóm phó từ chỉ kết
quả hành động: được, mất, ra, nổi…; nhóm phó từ chỉ hành động từ mình:
lấy…; nhóm phó từ chỉ hướng hành động: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về,
lại, đến, tới, lui…; nhóm phó từ chỉ sự tiếp tục: nữa, mãi, hồi, ln…;
nhóm phó từ chỉ sự tương hỗ: nhau…
1.2.3. Đặc điểm của phó từ
- Phó từ khơng mang ý nghĩa từ vựng mà chỉ đi kèm thực từ (động,
tính từ) để bổ sung ý nghĩa phụ cho thực từ đó.

- Phó từ thường đi kèm với động tính từ.
- Phó từ khơng có khả năng làm thành phần chính của câu.
- Làm thành tố phụ trong cụm động tính từ.
1.3. Phó từ chỉ kết quả
1.3.1. Khái niệm phó từ chỉ kết quả
Như trên đã phân loại, phó từ chỉ kết quả thuộc vào một tiểu nhóm
phó từ. Cho đến nay chưa ai đưa ra một khái niệm cụ thể rõ ràng về phó từ
chỉ kết quả. Tác giả Diệp Quang Ban xếp những từ: mất, được, ra, đi thành
nhóm phó từ chỉ hết quả. Phó từ chỉ kết quả chỉ ý nghĩa quan hệ có nội dung


14

tiêu biến (mất), tiếp thụ (được), hướng (ra) hoặc dời chuyển (đi). Tác giả Đỗ
Thị Kim Liên lại xếp được, mất, ra nổi… thành nhóm phó từ chỉ kết quả.
Từ những cách phân chia trên, chúng tôi thống nhất với quan điểm
cho rằng phó từ chỉ kết quả là những hư từ đi kèm với các thực từ (động từ,
tính từ) bổ sung ý nghĩa về kết quả cho các thực từ đó. Phó từ chỉ kết quả
bao gồm: được, mất, ra, đi, nổi, thấy.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động và ngữ nghĩa của phó từ chỉ kết quả
1.3.2.1. Đặc điểm hoạt động
Trước hết, phó từ chỉ kết quả mang những đặc điểm chung của phó từ:
biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với thực tại; thường
đi kèm với động từ và tính từ; khơng có khả năng làm thành phần chính của
câu; làm thành tố phụ trong cụm động, tính từ.
Ngồi ra, phó từ chỉ kết quả cịn có những đặc điểm khác như:
- Dùng sau động từ, tính từ và bổ sung ý nghĩa về kết quả cho động từ,
tính từ đó.
- Mỗi phó từ chỉ kết quả thường đi kèm với những động tính từ theo
đặc trưng riêng về ngữ nghĩa của chúng.

- Nhóm phó từ chỉ kết quả có nghĩa gốc là động từ.
1.3.2.2. Ngữ nghĩa của phó từ chỉ kết quả
“Thể chỉ kết quả nêu ý nghĩa về cái đạt được (thành tựu) của hành
động sau khi nó đã chấm dứt” (Phan Thị Minh Thúy “Cách diễn đạt thể kết
quả trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống số 6 (80)-2002), tr. 1.


15

Nghĩa về kết quả có thể là nghĩa có lợi hay có hại, nghĩa tích cực hay
tiêu cực… Trong các phó từ biểu thị nghĩa kết quả: được, mất, ra, đi, nổi,
thấy,… mỗi từ lại có ngữ nghĩa riêng.
* Phó từ được, mất:
- Được có ý nghĩa kết quả chỉ sự may mắn, có lợi cho chủ thể, mang ý
nghĩa tích cực (làm được, mua được,…), phó từ được được dùng khá phổ
biến để diễn đạt thể kết quả.
- Mất: (kết quả + hao tổn, suy giảm): đánh mất, tuột mất, rơi mất.
* Phó từ ra
Ra biểu thị kết quả của hành động (phó từ ra làm rõ hành động đã đạt
được kết quả); phó từ này thường đứng sau những từ chỉ sự sáng tạo của tư
duy – nhận thức: tìm, kiếm, hiểu, nghĩ, đốn, nhớ, biết,… (tìm ra, kiếm ra,
nhận ra, đốn ra, nhớ ra…).
Khơng chỉ là một phó từ chỉ kết quả, ra cịn là một phó từ chỉ hướng.
Phó từ ra mang ý nghĩa chỉ hướng được dùng nhiều hơn (trường hợp này sẽ
được chúng tôi làm rõ hơn ở phần phó từ chỉ hướng).
* phó từ đi
Phó từ đi là một trong những phó từ phức tạp vừa là phó từ chỉ hướng
vận động hướng diễn biến của trạng thái, tính chất vừa là phó từ diễn đạt thể
kết quả. Tùy vào thực từ mà nó đi kèm và tùy vào ngữ cảnh mà đi mang
những chức năng và ý nghĩa khác nhau.

Khi là một phó từ chỉ kết quả đi biểu thị kết quả khơng cịn nữa khơng
tồn tại nữa (qn đi, qua đi)
* Phó từ nổi


16

Nổi xuất hiện không nhiều, làm rõ kết quả làm được hoặc không làm
được (làm nổi, vác nổi, không giấu nổi…).
* Phó từ thấy
Thấy chỉ kết quả của hành động thực hiện bởi các giác quan (nhìn
thấy, nghe thấy, tìm thấy, ngửi thấy, sờ thấy...)
1.4. Phó từ chỉ hướng
1.4.1. Khái niệm phó từ chỉ hướng
Cũng như phó từ chỉ kết quả, phó từ chỉ hướng thuộc tiểu nhóm phó
từ. Chưa có tác giả nào đưa ra một khái niệm cụ thể cho tiểu nhóm phó từ
này. Diệp Quang Ban xếp nhóm phó từ chỉ hướng vào nhóm phó từ chỉ kết
quả: hướng (ra) hoặc dời chuyển (đi). Tác giả Đỗ Thị Kim Liên thì phân cụ
thể hơn: có riêng một nhóm phó từ chỉ hướng gồm các từ: ra, vào, lên,
xuống, sang, qua, về, lại, tới, lui…
Dựa vào những tiền đề trên, chúng tôi đưa ra một khái niệm về phó từ
chỉ hướng như sau: Phó từ chỉ hướng là những hư từ đi kèm với thực từ
(động từ, tính từ) để bổ sung ý nghĩa về hướng cho các thực từ đó. Nhóm
phó từ chỉ hướng bao gồm: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đến, tới,
lui, đi, theo.
1.4.2. Đặc điểm hoạt động và ngữ nghĩa
1.4.2.1. Đặc điểm hoạt động của phó từ chỉ hướng
Cũng như phó từ chỉ kết quả, phó từ chỉ hướng thuộc tiểu nhóm của
phó từ cho nên nó cũng mang những đặc điểm của một phó từ: biểu thị ý
nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với thực tại; thường đi kèm với



17

động từ và tính từ; khơng có khả năng làm thành phần chính của câu; làm
thành tố phụ trong cụm động, tính từ.
Ngồi ra, phó từ chỉ hướng cịn mang một số đặc điểm sau:
- Dùng sau động từ, tính từ và bổ sung ý nghĩa về hướng cho động từ,
tính từ đó.
- Thường đi kèm với các động từ tác động, vận động (chạy, bay, bò
bước…): chạy: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đến, tới, lui, đi,
theo,…. Ngồi ra, chúng cịn đi kèm với một số tính từ để bổ sung về hướng
diễn biến của tính chất như: hướng tích cực hoặc tiêu cực: đẹp ra, xấu đi…;
hướng phát triển lên hoặc thu hẹp lại: to ra, to lên, nhỏ lại, bé lại…
- Phó từ chỉ hướng thực chất là các động từ chuyển sang.
1.4.2.2. Ngữ nghĩa của phó từ chỉ hướng
Trong cuốn Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, Giáo sư
Nguyễn Lai chia từ chỉ hướng thành: hướng không gian, hướng thời gian và
hướng tâm lí.
Nhóm phó từ chỉ hướng có tác dụng bổ sung ý nghĩa về hướng cho
động tính từ nên nghĩa chung của nhóm phó từ này là nghĩa bổ trợ về hướng
cho một quá trình vận động, trạng thái hoặc tính chất được nêu ở động tính
từ mà nó bổ trợ.
Nhóm phó từ chỉ hướng bao gồm: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về,
lại, đến, tới, lui, đi, theo. Những từ này khi ở vị trí gốc – vị trí động từ nó
mang nghĩa chuyển động kèm hướng chuyển động: ví dụ: ra: di chuyển theo
hướng từ khơng gian hẹp đến không gian rộng (Anh ấy ra biên giới), di
chuyển từ hướng Nam đến hướng Bắc theo địa hình địa lí Việt Nam (Tơi từ
Sài Gịn ra Hà Nội). Khi ở vị trí phó từ (đứng sau những động từ) nét nghĩa



18

di chuyển ở những từ này bị hạn chế đi, chúng chủ yếu mang nét nghĩa
hướng chuyển động bởi nét nghĩa di chuyển đã được các động từ đảm nhận.
Đối với các phó từ đứng sau tính từ thì nét nghĩa chủ yếu là hướng diễn biến
của tính chất. Tuy nhiên, mỗi phó từ lại có những nét nghĩa riêng.
* Tiểu nhóm phó từ đi, theo
Đi là một từ khá phức tạp bởi nó vừa thuộc động từ tác động vận động
như bị, chạy lại vừa thuộc nhóm động từ chỉ hướng và có thể chuyển sang
phó từ chỉ hướng (nghĩa gốc của nó vẫn là động từ tác động). Ở đây, chỉ xét
đi trong trường hợp là phó từ chỉ hướng.
So với những phó từ chỉ hướng vận động (ra, vào, lên, xuống), đi là
phó từ có hướng chung nhất. Đi mang nét nghĩa của sắc thái xuất phát (mang
đi, bay đi, ra đi…).
Theo mang nét nghĩa chỉ hướng xuất phát ngay đằng sau.
* Tiểu nhóm phó từ chỉ hướng ra, vào, lên, xuống
Đây là tiểu nhóm phó từ tiêu biểu, xuất hiện nhiều trong nhóm phó từ
chỉ hướng. Chúng biểu thị nét nghĩa chỉ hướng với những không gian cụ thể
(hướng chuyển động này thường gắn với địa hình, địa lí theo quan niệm của
người Việt). Ngữ nghĩa cụ thể của mỗi từ được thể hiện như sau:
- Ra:
+ Di chuyển từ không gian hẹp đến không gian rộng (đi ra, bước ra,
chạy ra,…)
+ Di chuyển từ hướng Nam đến hướng Bắc.
- Vào (ngược hướng với ra)


19


+ Di chuyển từ không gian rộng đến không gian hẹp (đi vào, bước
vào, chạy vào,…).
+ Di chuyển từ hướng Bắc đến hướng Nam.
- Lên: Di chuyển từ thấp đến cao (đứng lên, bước lên…).
- Xuống (ngược hướng với lên): Di chuyển từ cao đến thấp (bước
xuống, cúi xuống, nhìn xuống,…).
* Tiểu nhóm phó từ chỉ hướng sang, qua
Theo cách phân chia của Giáo sư Nguyễn Lai, hướng không gian bao
gồm: sắc thái hướng xuất phát, sắc thái hướng vượt qua và sắc thái hướng
tiếp cận thì tiểu nhóm phó từ chỉ hướng sang, qua biểu thị nét nghĩa chỉ
hướng vượt qua (bước qua, đi qua, bước sang, chạy sang,…).
Phó từ qua là tiêu biểu cho nhóm phó từ này; phó từ sang mang sắc
thái của hướng tiếp cận nhiều hơn. Cụ thể;
- Qua là chuyển động theo hướng xuyên qua, ngang qua một địa hình
nào đó.
- Sang là chuyển động tiếp cận đến những địa hình địa vật cụ thể.
Có thể thấy hướng khơng gian của hai phó từ này khơng cụ thể như
tiểu nhóm ra, vào, lên, xuống nhưng cũng khơng khái qt, trừu tượng như
phó từ đi. Lớp phó từ này biểu thị khơng gian của sự cân bằng (vận động từ
không gian này sang không gian khác khơng có sự chênh lệch về độ cao thấp
về hướng bầu trời).
* Tiểu nhóm phó từ chỉ hướng về, lại


20

Tiểu nhóm phó từ về, lại cũng là những từ chỉ hướng cùng phản ánh
sự chuyển động không gian như những từ chỉ hướng vận động khác. Lại và
về mang nét nghĩa chỉ hướng xuất phát và tiếp cận.
- Về mang sắc thái của hướng chuyển động trở lại chỗ mà chính từ đó

chủ thể đã xuất phát (bay về, đi về, tìm về,…).
- Lại cũng mang sắc thái của hướng chuyển động trở về chỗ mà chính
từ đó chủ thể đã xuất phát. Từ lại còn gợi lên sự gần gũi trên quy mô không
gian của sự chuyển động từ điểm xuất phát tới đích (quay lại, tìm lại,…).
* Tiểu nhóm phó từ chỉ hướng đến, tới
Nếu đi biểu thị hướng xuất phát; sang, qua biểu thị hướng vượt qua
thì đến, tới biểu thị hướng tiếp cận (đi đến, chạy đến, bay tới,…)
Tiểu nhóm đến, tới xuất hiện gắn liền với sự biểu hiện cụ thể trục vận
động thông qua một phạm trù khác. Đó là phạm trù mang tính chất chuyển
hóa từ khơng gian sang thời gian (đến, tới mang sắc thái kết thúc, sắc thái
hoàn thành).
Như vậy, nhóm phó từ chỉ hướng vận động đều chứa đựng trong nó
những nét nghĩa chỉ hướng chung đồng thời bản thân mỗi từ cũng thể hiện
những sắc thái ngữ nghĩa riêng.
Như trên đã đề cập, chúng tơi xác định phó từ chỉ hướng bao gồm cả
hướng vận động và hướng diễn biến. Nghĩa là phó từ chỉ hướng đi kèm động
từ là những từ bổ sung ý nghĩa về hướng vận động cho động từ và phó từ chỉ
hướng đi kèm tính từ là những từ bổ sung về hướng diễn biến của tính chất
(hướng tăng lên hoặc hướng giảm đi so với cái khởi điểm). Hơn nữa, trong
khái niệm phó từ, các nhà nghiên cứu đều khẳng định phó từ đi kèm thực từ:


21

bao gồm cả động từ và tính từ. Chính vì vậy chúng tơi cho rằng phó từ chỉ
hướng bao gồm cả hướng vận động và hướng diễn biến của tính chất.
Bên trên chúng tơi đã tìm hiểu về đặc điểm và giá trị ngữ nghĩa của
nhóm phó từ chỉ hướng vận động đứng sau động từ. Chúng tôi muốn chỉ ra
thêm một số đặc điểm và giá trị ngữ nghĩa của nhóm phó từ chỉ hướng diễn
biến của tính chất. Cần khẳng định lại rằng hướng vận động vẫn là hướng

bao trùm của nhóm phó từ này, cịn hướng diễn biến của tính chất chỉ có một
nhóm nhỏ do đó chúng tôi không phân chia môt cách cụ thể mà trong quá
trình tìm hiểu về giá trị biểu đạt của mỗi từ chúng tôi sẽ làm rõ ngữ nghĩa
của mỗi phó từ.
Có thể nhận ra phó từ chỉ hướng diễn biến của tính chất bao gồm một
số từ: ra, lên, đi, lại trong các kiểu tổ hợp như: béo ra, to lên, gầy đi, bé
lại… Đã có những nhà ngơn ngữ cho rằng theo quan niệm của người Việt
người ta thường cho ra và lên chỉ hướng tích cực, tốt hơn so với cái ban đ ầu
còn đi chỉ hướng tiêu cực, kém hơn cái ban đầu. Ví dụ: đẹp ra, khơn lên, xấu
đi…Tuy nhiên theo cách lí giải này không thể đúng với các trường hợp khác
nhau chẳng hạn: hư ra, nhỏ đi,…những trường hợp này khơng thể nói ra là
tích cực, đi là tiêu cực. Ở đây chúng tơi cho rằng những từ này bản chất của
nó vẫn là những từ chỉ hướng: ra và lên biểu thị hướng gia tăng, hơn cái ban
đầu, cái khởi điểm (X+ra/lên > X): to ra: to hơn cái ban đầu, hư ra: hư hơn
cái ban đầu, đẹp lên: đẹp hơn cái ban đầu. Ngược với ra, lên hai phó từ đi và
lại biểu thị hướng giảm sút, kém cái ban đầu (X+đi/lại < X): nhỏ đi: nhỏ hơn
cái ban đầu, bé lại: bé hơn cái ban đầu. Chúng ta sẽ xét tính chất tích cực,
hay tiêu cực khi những phó từ ấy đi kèm với tính từ nào và trong ngữ cảnh
nào.


22

Tóm lại, chúng tơi xác định những phó từ chỉ hướng bao gồm cả
hướng vận động và hướng diễn biến của tính chất. Nhóm phó từ chỉ hướng
vận động giữ vị trí chủ đạo chỉ có một vài từ đi kèm một số tính từ để bổ
sung về hướng diễn biến gia tăng hay giảm sút của tính từ nó đi kèm. Do đó,
trong q trình khảo sát, chúng tơi chia phó từ chỉ hướng nói chung và sẽ đi
cụ thể vào từng ngữ nghĩa của mỗi phó từ.


Chương II:
Phó từ chỉ kết quả trong ca từ Trịnh Công Sơn
So với nhóm phó từ chỉ hướng, phó từ chỉ kết quả xuất hiện không
nhiều trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Trong tổng số 242 ca khúc
khảo sát chúng tôi thống kê được một bảng chung về sự xuất hiện của phó từ
chỉ kết quả như sau:
Phó từ chỉ kết quả

Tần số xuất hiện

Được

7 lần

Mất

3 lần


23

Ra

11 lần

Đi

6 lần

Nổi


1 lần

Thấy

24 lần

Các phó từ này đều xuất hiện rải rác ở các bài khác nhau, một số bài
có sự xuất hiện của hai phó từ chỉ kết quả. Ví dụ: Hãy nhìn lại xuất hiện 2
phó từ chỉ kết quả: mất, ra (quên mất, tìm đâu ra), bài Như tiếng thở dài có
2 phó từ kết quả: thấy, được (mơ thấy, thấy được). Phó từ thấy có sự xuất
hiện lặp lại trong một bài hát. Do nhóm phó từ chỉ kết quả xuất hiện khơng
nhiều nên chúng tôi thống kê một cách cụ thể về sự xuất hiện của mỗi phó từ
trong từng câu hát bài hát.
2.1. Nhóm phó từ chỉ kết quả: được, mất
2.1.1. Về tần số xuất hiện
Qua việc khảo sát 242 ca khúc trong tuyển tập Trịnh Công Sơn vết
chân dã tràng, chúng tôi thống kê được Phó từ được xuất hiện 7 lần trong
tổng số 7/242 bài hát, phó từ mất xuất hiện 3 lần trong tổng số 3/242 bài hát.
Phó từ được xuất hiện ở mức trung bình, phó từ mất ở mức độ thấp so với
nhóm phó từ chỉ kết quả. Sự xuất hiện cụ thể từng từ như sau:
Phó từ

Câu hát xuất hiện
Sẽ tìm được niềm vui

Bài hát
Hãy đi cùng nhau

Chưa một lần tìm được giấc ngủ Lại gần với nhau

Được

yên
Làm sao ru được tình vơi

Lặng lẽ nơi này


24

Đường hôm qua tôi thấy được rồi

Như tiếng thở dài

Chưa thấy được ngày vui

Những con mắt trần
gian

Làm sao ta gặp được nhau

Tình khúc Ơ-Bai

Một hơm thấy được đời tơi

Tự tình khúc

Tìm hình giữa chợ tình phai mất Bống khơng là bống
Mất


rồi
Hãy nhìn lại đàn chim non quên Hãy nhìn lại
mất đường rừng
Thuyền nào chở mất thuyền quyên

Vườn xưa

2.1.2.Về giá trị biểu đạt
- Phó từ được
Như đã nói ở phần ngữ nghĩa của nhóm phó từ chỉ kết quả được
thường có ý nghĩa kết quả chỉ sự may mắn, có lợi cho chủ thể, mang ý nghĩa
tích cực.
Có hai lần phó từ được diễn đạt thể kết quả đã đạt được: Đường hôm
qua tôi thấy được rồi (Như tiếng thở dài); Một hơm thấy được đời tơi. (Tự
tình khúc). Thấy được thường để diễn tả những vật hữu hình mà ta nhìn thấy
nhưng đối với Trịnh Cơng Sơn ơng thấy được cả những thứ vơ hình, siêu
hình. Đó là một cách diễn đạt mang lại sự mới lạ, thú vị mà không mấy ai
làm được. Đường hôm qua là con đường nào vậy? Đó là con đường c ủa quá
khứ đau thương, con đường của những niềm đau chất chứa, con đường ảm
đạm của kiếp phù sinh mà Trịnh Công Sơn đã từng đi qua, từng trải nghiệm
Đường nào quạnh hiu tơi đã đi qua. Có khi ơng soi chiếu vào chính con
người mình nhìn để nhìn sâu vào bản thể mà thấu hiểu mình và cũng là để
nhích lại gần hơn với mọi người để tơi có thể u mọi người cỏ cây muôn


25

lồi. Để thấy được những điều như vậy Trịnh Cơng Sơn phải là một con
người có chiều sâu tâm tưởng, có sự trải nghiệm dày dặn và có một tình yêu
cuộc sống bao la.

Ở những trường hợp sau ý nghĩa kết quả chỉ sự may mắn, có lợi và
tích cực của được vẫn không thay đổi. Nhưng cái đặc biệt của Trịnh Cơng
Sơn là những phó từ này lại thường xuất hiện trong kết cấu phủ định, kết cấu
nghi vấn. Đây là điểm riêng của Trịnh Cơng Sơn. Các phó từ được xuất hiện
trong những kết cấu từ ngữ nhằm diễn đạt kết quả chưa đạt được: Sẽ tìm
được (Hãy đi cùng nhau), Chưa một lần tìm được (Lại gần với nhau), Làm
sao ru được (Lặng lẽ nơi này), Chưa thấy được (Những con mắt trần gian),
Làm sao ta gặp được (Tình khúc Ơ-Bai). Phải chăng đây là nỗi bất lực về
những khát khao không với tới được, là những trở trăn về những gì khơng
trọn vẹn... Đối với Trịnh Công Sơn niềm đau và nỗi mất mát luôn thường
trực đâu đây chính vì vậy những gì có được ln mỏng manh quá có thể tan
biến bất cứ khi nào. Những điều có được đạt được ln nhỏ nhoi mà những
gì khao khát lại cứ xa vời.
Phó từ được như diễn tả ước muốn, khát vọng tìm được niềm vui, tìm
được ý nghĩa của cuộc sống. Trịnh Cơng Sơn là người có khát vọng sống
mãnh liệt, qua những lời ca ông gửi vào đó niềm khát khao ấy.
- Phó từ mất
Ngược lại với được, mất thường dùng để diễn tả kết quả hao tổn suy
giảm, khơng cịn nữa. Phó từ mất xuất hiện 3 lần đi kèm 3 động từ khác
nhau và đều diễn đạt sự hao mòn suy giảm, khơng cịn nữa: Tìm hình giữa
chợ tình phai mất rồi (Bống khơng là bống), Hãy nhìn lại đàn chim non
qn mất đường rừng (Hãy nhìn lại) Thuyền nào đã chở mất thuyền quyên
(Vườn xưa). Ở đây cũng có sự phối hợp của những cách diễn đạt, tình là thứ
vơ hình nhưng cũng có thể phai mất, đàn chim non quên mất hay chính con


×