Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Kiêng kị trong những ngày tết của người việt ở quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.56 KB, 82 trang )

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Kiêng kị trong những ngày Tết của ngƣời Việt ở
Quảng Nam

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ngọc Phƣợng
Ngƣời hƣớng dẫn : Lƣu Trang

à Nẵng, tháng 5/ 2013
1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tính từ mốc thời gian 1306, khi cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa và
vua Chiêm Thành Chế Mân với sính lễ là hai châu Ơ và châu Lý thì khu vực Quảng
Nam – Đà Nẵng đã thuộc về Đại Việt ngót 7 thế kỉ. Nhưng phải đợi đến năm 1471,
khi bước chân “Bình Chiêm” của bậc minh qn Lê Thánh Tơng đặt lên Hải Vân
Quan, phóng tầm mắt về một dải sơn hà rộng lớn ở phương Nam, lập ra đạo thừa
tuyên thứ 13 thì khu vực này mới chính thức trở thành một phần không thể tách rời


của lãnh thổ Việt Nam.
Tiến trình lịch sử phát triển liên tục, nền văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến sâu
sắc giữa Việt - Chăm đã tạo cho vùng đất nơi trung độ đất nước, một hải cảng có vị
trí chiến lược quan trọng như Đà Nẵng cùng với vùng đất rộng lớn với đa phần là
đồi núi như Quảng Nam là một, mãi đến ngày 6 tháng 11 năm 1996, khi Quảng
Nam được tách ra khỏi tỉnh lị Quảng Đà - những nét văn hóa độc đáo, vừa có sự kế
thừa truyền thống văn hóa người Việt vừa khơng ngần ngại dung nạp, biến đổi các
yếu tố văn hóa bản địa. Và nét văn hóa của người Việt tại vùng đất này thể hiện rất
nhiều qua các dịp Tết mang những bản sắc chung của đất nước cũng như những tục
lệ riêng của từng khu vực.
Như một kết quả tất yếu của sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế - xã hội,
những nét truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc đang dần dần bị mai một. Tuy
vậy, các ngày Tết - được xem như một phần văn hóa của dân tộc thì vẫn giữ được
những nét đặc trưng của nó từ xưa đến nay. Nhưng ngày nay rất ít người (đặc biệt
là giới trẻ) không hiểu rõ được hết các tục lệ cũng như kiêng kị của những ngày Tết
của dân tộc mình. Là sinh viên năm cuối của khoa lịch sử, ngành văn hóa – du lịch
của trường đại học Sư phạm, cũng là người con của vùng đất Quảng Nam, đã được
học và nghiên cứu văn hóa Việt qua các học phần: “Cơ sở văn hóa Việt Nam”,
“Phong tục tập quán Việt Nam”, “Ẩm thực Việt”… em mong muốn được tìm hiểu
rõ hơn về những phong tục, tập quán và nhất là những kiêng kị trong các ngày Tết
của người Việt tại Quảng Nam.
2


Thực hiện đề tài này, với mong muốn và hi vọng đem lại một cái nhìn cụ thể,
chân thực và khoa học về những kiêng kị trong Tết của người Việt tại Quảng Nam,
đồng thời có những hiểu biết sâu sắc hơn về tục lệ truyền thống của dân tộc ta nói
chung và của người Việt ở Quảng Nam nói riêng để từ đó đề xuất các biện pháp
nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị tích cực của nó. Trong quá trình nghiên cứu
tìm hiểu cũng giúp bản thân em hiểu rõ hơn về các tục lệ, những kiêng kị trong

ngày Tết mà trước đây em chỉ được nghe chỉ dạy từ những bậc người lớn mà vẫn
chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của chúng. Từ đó em đã mạnh dạn chọn đề tài
“Kiêng kị trong những ngày Tết của người Việt ở Quảng Nam” làm đề tài cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tết là một trong những ngày hội văn hóa đặc thù của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, nổi bật là người Việt. Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, mùa của
những lộc non hé lá, và cũng là mùa của lễ hội. Cũng chính vì vậy mà mùa xuân là
mùa tập trung phần lớn các Tết trong năm. Tuy nhiên các ngày Tết của người Việt
còn dàn trải trong cả năm với các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Ở Quảng Nam, các
dịp Tết được tổ chức dựa theo các dịp Tết của cộng đồng người Việt trên khắp đất
nước. Ngồi ra, cịn có các ngày Tết đặc trưng theo từng vùng miền bởi trong nội
địa Quảng Nam còn phân ra vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển, mà mỗi
nơi lại có những đặc trưng riêng trong nét tổ chức và trong cả những kiêng kị.
Những kiêng kị trong dịp Tết còn trở thành một trong những cư xử, hoạt động
thường diễn ra không thể thiếu nhằm tránh đi sự xui xẻo, tìm kiếm sự may mắn khi
bắt đầu một năm mới hay đại loại làm một cơng việc gì đó chẳng hạn như buôn bán,
xây dựng, sản xuất, ra khơi, xuất hành, học hành thi cử… để tạo nên những kết quả,
những sự thành công như mong muốn… Như vậy, đối với người Việt trong cả nước
nói chung và người Việt ở Quảng Nam nói riêng, việc kiêng kị trong những ngày
Tết khơng phải là tín ngưỡng mà là một tập tục truyền thống, một trong những quan
niệm cơ bản đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người và mỗi gia đình qua nhiều thế hệ và
vẫn cịn giữ mãi cho đến ngày nay và mai sau.

3


Đã có rất nhiều cuốn sách, tác phẩm, đề tài khoa học, cơng trình nghiên cứu
của các học giả, nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề này như:
Ngay từ thời phong kiến, vào thế kỉ thứ XIV, trong tác phẩm viết bằng chữ

Hán của ơng Trịnh Hồi Đức là “Gia Định thành thơng chí” đã có phần nói về
phong tục và miêu tả khá tỉ mỉ về tục đón Tết Nguyên Đán, những kiêng kị của
người dân Gia Định nói riêng và người Nam Bộ (lúc bấy giờ) nói chung.
Ngày nay, tại ngành Bảo tàng học, trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, khi nghiên cứu về những kiêng kị trong dịp Tết
Nguyên Đán, Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Trường Phát – nhà nghiên cứu văn hóa dân
gian cho biết: “Xông nhà ngày Tết là việc hết sức trọng đại vì thế hầu như nhà nào
cũng kiêng kị rất cẩn thận. Bởi nếu không điều xấu sẽ vận vào bản thân mình, gia
đình mình”. Bên cạnh đó, Phó giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo – chủ tịch hội Văn
nghệ dân gian Việt Nam cũng giải thích về câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua
vôi” và việc kiêng quét nhà trong ngày Tết cổ truyền.
Bên cạnh đó, trong cuốn “Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình”
cũng đã tìm hiểu về những nét văn hóa cổ truyền đặc trưng của người Việt Nam qua
2 hướng khác nhau như sau: “Nghiên cứu văn hóa thơng qua nếp sinh hoạt của gia
đình người Việt” và “Tìm hiểu diện mạo thơng qua những dịp Tết, hội hè”. Từ đó
đã có bức tranh tổng quát về các dịp Tết của người Việt.
Tác giả Ngô Bạch trong cuốn “Nghi lễ dân gian và những điều kiêng kị” đã
giới thiệu về các phong tục truyền thống trong ngày lễ Tết cổ truyền. Bên cạnh đó,
sách đã đề cập đến những vấn đề kiêng kị trong quan niệm của người Việt xưa một
cách chi tiết và cụ thể.
Võ Văn Hòe trong “Tết xứ Quảng” đã giới thiệu Tết cổ truyền xứ Quảng, các
khâu chuẩn bị Tết, chợ Tết, bánh trái ngày Tết. Mặt khác tác giả cũng đã đề cập đến
các lễ và tục trong những ngày Tết. Đặc biệt còn giới thiệu phong tục ngày Tết của
các dân tộc miền núi Quảng Nam. Dù vậy, những nội dung cụ thể còn hạn chế, chưa
đi sâu khai thác các giá trị, ý nghĩa của những kiêng kị trong Tết của người Việt. Sự
phân hóa vùng miền với những đặc trưng trong những kiêng kị vẫn chưa được đề
cập.
4



Trong cuốn “100 điều nên biết về phong tục Việt Nam” cũng đã nói và giải
thích tại sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong 3 ngày Tết. Ngoài ra sách cũng đề cập
đến những phong tục trong các ngày Tết như chúc tết, hái lộc, múa lân, xông nhà…
Ngoài ra, các bài nghiên cứu khoa học, luận văn của các anh chị đi trước cũng
từng đề cập, ví dụ như trong “Tuyển tập báo cáo: Hội sinh viên nghiên cứu khoa
học lần thứ 6” đã có đề tài “Phân tích, so sánh nguyên nhân của những điều kiêng
kị trong các ngày lễ của Pháp và Việt Nam” của sinh viên Đỗ Thị Thủy và Đặng
Thị Thu Thảo, lớp 04CNP03, trường đại học Ngoại ngữ. Trong bài đã nêu rõ
nguyên nhân, nguồn gốc và quan niệm của những kiêng kị trong các ngày Tết ở
Việt Nam, từ đó so sánh với những kiêng kị trong các dịp lễ của Pháp.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, em đã
cố gắng sưu tầm, tập hợp lại và mô tả một cách đầy đủ, khoa học; góp phần tích cực
vào sự phát triển của đề tài của mình. Tuy nhiên, từ trước đến nay, các tác phẩm đề
cập sâu sắc, chi tiết và đầy đủ về những kiêng kị trong Tết của người Việt ở Quảng
Nam vẫn chưa có hoặc cịn hạn chế nên việc nghiên cứu sẽ không tránh phải một số
sai sót.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Kiêng kị trong những ngày Tết của người Việt tại Quảng
Nam” nhằm hiểu rõ hơn về những truyền thống văn hóa của người dân Việt, mà cụ
thể đối tượng ở đây là người dân Việt xứ Quảng.
So sánh sự khác biệt và nét tương đồng giữa những kiêng kị trong Tết của các
vùng miền, từ đó rút ra được những nét đặc sắc, những tích cực, hạn chế và tác
động của các phong tục, truyền thống đó đối với người dân Việt xứ Quảng.
Qua việc nghiên cứu để làm rõ thêm những biến đổi trong những kiêng kị
ngày Tết trong phạm vi khơng gian và thời gian.
Ngồi ra đề tài cịn nhằm mục đích giúp người dân xứ Quảng hiểu thêm về
những phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Từ đó có những
nhận thức đúng đắn trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những truyền thống đặc
sắc này.
5



4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà đề tài hướng đến là những nét kiêng kị của người Việt
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong các ngày Tết. Mặc dù nguồn tư liệu tương đối
hạn chế, nhưng trong phạm vi đề tài này em sẽ cố gắng tìm hiểu và trình bày một
cách toàn diện, hệ thống về những nét kiêng kị bao gồm: nguồn gốc, quan niệm,
biểu hiện của chúng thông qua những quan niệm, hình thức, nguyên tắc thực hiện
và các vấn đề liên quan. Từ đó rút ra được nhận xét và làm nổi bật nét riêng biệt của
những kiêng kị chỉ có riêng trong dịp Tết của người Việt ở Quảng Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian:
Các ngày Tết thì có mặt khắp mọi nơi trên đất nước ta với những khơng khí,
nét đẹp gần như đi suốt chặng đường lịch sử của dân tộc, cho đến bây giờ vẫn giữ
được gần như là nguyên vẹn, mặc dù mỗi vùng có một nét văn hóa riêng song
những quan niệm về Tết ở mỗi miền trên đất nước ta đều mang nhiều nét tương
đồng, kể cả những kiêng kị trong những ngày nghĩ ngơi và vui chơi ấy. Trong đề tài
này, em tập trung nghiên cứu những kiêng kị trong các ngày Tết từ khi người Việt
xuất hiện ở vùng đất Quảng Nam này.
- Phạm vi không gian:
Tập trung đi sâu nghiên cứu những kiêng kị của người Việt trong ngày lễ Tết
trên phạm vi khảo sát là thành phố trực thuộc tỉnh, các huyện miền núi, huyện ven
biển ở tỉnh Quảng Nam.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em khai thác tư liệu từ nhiều nguồn
khác nhau. Trên cơ sở những tài liệu đã tham khảo, em chia chúng thành các nguồn
tư liệu sau:
- Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến

thức cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài.
6


+ Tài liệu cung cấp một cách tổng quát nhất về khái niệm, đặc điểm, nguồn
gốc… của những kiêng kị ở Việt Nam như: “Nghi lễ dân gian và những điều kiêng
kị” của Ngô Bạch (Nxb Thời đai); 100 điều cần biết về tín ngưỡng, phong tục Việt
Nam của Trương Thìn (Nxb Hà Nội); Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển
Thượng) của Toan Ánh (Nxb Trẻ)…
+ Điều kiện tự nhiên và cư dân Quảng Nam, một trong những yếu tố, điều
kiện tác động đến những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt ở Quảng Nam
được cung cấp khá đầy đủ, chi tiết trong: “Tổng tập văn nghệ dân gian xứ Quảng”;
“Tập tục xứ Quảng theo một vòng đời” của Võ Văn Hòe (Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội); “Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng” của Thạch Phương, Trần Đình An chủ biên
năm 2010 (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội)…
+ Những kiêng kị trong các dịp Tết của người Việt ở Quảng Nam trong một số
sách như: “Tết xứ Quảng” của Võ Văn Hòe (Nxb Đà Nẵng), “Văn hóa xứ Quảng –
một góc nhìn” của các tác giả Nguyễn Văn Hèo, Hồ Tấn Tuấn, Lưu Anh Rô (Nxb
Lao động)…
Ngồi ra, các luận văn tốt nghiệp, các cơng trình nghiên cứu khoa học của
khóa trước, các bài viết trên các website tạo nền tảng, định hướng cho việc hình
thành cấu trúc đề tài, phương pháp trình bày đề tài.
- Tài liệu thực địa: Là nguồn tư liệu sẽ thu thập được trong các chuyến đi thực
tế ở địa phương.
b. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài em sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu
Trong q trình nghiên cứu đề tài này, em sử dụng các phương pháp lôgic và
lịch sử để xem xét các sự vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác như
thống kê, mơ tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong q trình

nghiên cứu em thực hiện đề tài qua các bước sau:
+ Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung
nghiên cứu của đề tài. Em đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại các
7


thư viện ở Đà Nẵng… Ngồi ra, em cịn tìm kiếm tư liệu thông qua bạn bè, thầy cô,
giáo viên hướng dẫn…
+ Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, em tiến hành phân tích, thống kê
các nguồn tư liệu để tìm ra được tính tồn vẹn, phát hiện ra các mối quan hệ giữa
các vấn đề liên quan từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung
của đề tài.
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Để rút ra được những đặc điểm nổi bật của những kiêng kị của người Việt ở
Đà Nẵng – Quảng Nam, em đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu về nguồn
gốc, truyền thuyết, cơ sở quan niệm và vấn đề liên quan giữa các vùng miền.
- Phương pháp thực địa
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, em tiến hành nghiên
cứu thực địa, khảo sát thực tế. Thuận lợi lớn nhất là trong quá trình lớn lên và học
tập tại hai vùng đất này em đã phần nào hiểu được những nét văn hóa ấy từ trước.
Ngồi ra em cịn thu thập các thông tin từ những người làm trong công tác nghiên
cứu, bảo tồn tín ngưỡng văn hóa ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Đây là phương pháp
dùng để kiểm tra – đối chứng sự chính xác của các thơng tin tránh được sự chủ quan
áp đặt. Qua đó, tìm được những thơng tin chính xác, đầy đủ phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài.
6. óng góp của đề tài
Thơng qua việc nghiên cứu về những kiêng kị trong lễ tết của người Quảng
Nam, em hi vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn tồn diện, sâu sắc hơn về lễ tết nói
chung và những kiêng kị trong lễ tết của người Quảng Nam nói riêng.
Khơng những thế, nghiên cứu cịn làm rõ nhiều vấn đề kiêng kị trong lễ tết của

người dân xứ Quảng trước đây, bên cạnh đó cịn phát hiện nhiều nét mới cũng như
làm nổi bật những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ tết của người Việt.
Qua đó, việc nghiên cứu mong rằng với những kết quả đạt được sẽ có đóng
góp nhất định giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn về những giá trị
văn hóa của lễ tết, nhất là những điều kiêng kị đồng thời góp phần nâng cao nhận
8


thức của mọi người trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền
thống văn hóa, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì đề tài có kết
cấu gồm 2 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về vùng đất, con người và các loại Tết của người Việt ở
Quảng Nam
Chƣơng 2: Kiêng kị trong những ngày Tết của người Việt ở Quảng Nam

------ -------

9


NỘI DUNG
C ƢƠN

1: TỔN

QUAN VỀ VÙN

V CÁC LO


ẤT, CON N ƢỜ QUẢN

NAM

TẾT CỦA N ƢỜ V ỆT

1.1. iều kiện tự nhiên
- Tỉnh Quảng Nam nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích
10.407,4 km², gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 16 huyện với 244 xã/ phường/ thị
trấn. Tỉnh Quảng Nam nằm ở 14057'10'' đến 16003'50'' vĩ độ Bắc, 107012'50'' đến
108044'20'' kinh độ Đơng, phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, phía Nam
giáp Quảng Ngãi và Kom Tum, phía Tây giáp với nước Cộng hịa Dân chủ Nhân
dân Lào, phía Đơng giáp biển Đơng với trên 125 km đường bờ biển.
+ Quảng Nam nằm ở vùng trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc –
Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà
Nội 860 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam.
Ngồi ra Quảng Nam cịn là vùng đất nằm trong cái nơi của các di sản văn hóa thế
giới nổi tiếng với Phố cổ Hội an và Thánh địa Mỹ Sơn, đồng thời cịn giáp với Cố
đơ Huế.
+ Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Quảng Nam là cầu nối quan trọng giữa
Tây Nguyên, các nước Lào, Campuchia… thông với cửa ngõ quan trọng ra biển
quốc tế là Cảng Tiên Sa của Thành phố Đà Nẵng. Quảng Nam cịn nằm ở trung tâm
của khu vực Đơng Nam Á, với bán kính 3.200 km bao phủ khu vực Nam Trung
Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan về phía Bắc; Singapore, Malaisia về phía Nam;
Philippine, Brunei về phía Đơng; Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia về phía
Tây. Với vị trí địa lí của mình, Quảng Nam có điều kiện tương đối thuận lợi trong
quan hệ và giao lưu kinh tế song song với sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Đây cũng là yếu tố căn bản đầu tiên cho sự hình thành những giá trị văn hóa đặc
sắc, đa dạng của vùng đất rộng lớn Quảng Nam.

- Điạ hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông
với đa phần là đồi núi xen kẽ là vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển. Địa
hình đồi núi chiếm diện tích lớn (chiếm 72% diện tích tự nhiên) với nhiều ngọn cao
trên 2.000m như Lum Heo cao 2.045m, Tion cao 2.032m, Gole - Lang cao 1.855m
10


(huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam,
Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Vùng đồng bằng có hai dạng
địa hình khác nhau là vùng đồng bằng nhỏ hẹp được phù sa bồi đắp và vùng ven
biển chủ yếu là đất cát, là nơi tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ... và các khu chức năng của tỉnh. Vùng trung du là những vùng địa hình đồi bát
úp xen kẽ các dải đồng bằng. Ngoài ra vùng ven biển phía đơng sơng Trường Giang
là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành.
+ Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi dày đặc gồm sơng Thu
Bồn, sơng Tam Kỳ và sông Trường Giang.
- Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và
mùa khô, chịu nhiều ảnh hưởng của mùa đơng lạnh miền Bắc. Quảng Nam có 2 loại
khí hậu khá rõ rệt: khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ơn đới núi cao.
Khí hậu nóng và khô từ tháng 2 đến tháng 4, nhiều mưa từ tháng 9 đến tháng 12.
+ Nhiệt độ trung bình năm 25,4oC. Mùa đơng nhiệt độ vùng núi cao có thể
xuống dưới 20oC. Độ ẩm trung bình trong khơng khí đạt 84%.
+ Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5,
6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69
đến 165 giờ/tháng.
+ Lượng mưa trung bình 2000-2500 mm, nhưng phấn bố khơng đều theo thời
gian và không gian, mưa nhiều ở miền núi, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12,
chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ
vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây
ngập lũ ở các vùng ven sơng.

Nhìn tổng quan chúng ta có thể thấy rằng, Quảng Nam nằm ở trung độ của
Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam nhất là trong đường bộ, là cầu
nối quan trọng giữa cửa ngõ của cả miền Trung là Thành phố Đà Nẵng với Tây
Nguyên và các nước trong hành lang kinh tế Đông Tây. Cùng với hệ thống phương
tiện giao thông vận tải đang được xây dựng và nâng cấp, địa hình đứng liền kề sơng
núi, đồng ruộng, trong một cảnh quan thiên nhiên hài hịa, Quảng Nam có điều kiện
11


tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và cả việc bảo tồn những
giá trị văn hóa truyền thống.
1.2. Sơ lƣợc lịch sử Quảng Nam
Quảng Nam – vùng đất bất khuất, kiên cường trong thiên nhiên khắc nghiệt
đầy gió Lào và cát trắng. Cịn khi nhắc đến con người ta sẽ nhớ về những bà mẹ
Việt Nam anh hùng – những người mẹ, người vợ gắn cả cuộc đời mình với những
bước đi thăng trầm của đất nước qua các cuộc kháng chiến. Sự lựa chọn có phần
khắc nghiệt nhưng rất đỗi hào hùng của lịch sử đã nhìn ra sức mạnh của to lớn của
đất và người nơi đây. Cũng bới chính vì vậy, vùng đất này đã để lại dấu ấn rất riêng
biệt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta.
Quảng Nam có nghĩa là vùng đất mở rộng về phương Nam. Đối với vị trí địa lí
của nước ta thời kì này địa danh Quảng Nam biểu dương một quyết định chiến lược
quan trọng và thiết yếu của dân tộc Việt Nam. Quảng Nam phản ánh trung thực tiến
trình Nam tiến không ngừng suốt mấy mươi thế kĩ, xuất phát từ Đơng Đình hồ phía
Nam sơng Dương Tử cho đến ngày nay khi dân tộc Việt Nam đã phát triển tiến hóa
và sinh tồn, đã góp mặt chính danh và xứng đáng cùng những anh em vùng Đơng
Nam Á nói riêng và các dân tộc bạn bè trên thế giới nói chung.
Lần giở lại những trang sử đầu tiên, thật không khó để nhận ra một bề dày lịch
sử xuyên suốt qua các thời đại của Quảng Nam. Những phát hiện khảo cổ học đã
chứng minh tại Quảng Nam có dấu vết của một sự diễn tiến lịch sử từ cuối thời kì
đồ đá mới đến văn hố Sa Huỳnh và văn hoá Chăm Pa. Căn cứ vào tư liệu thành

văn của Trung Quốc lẫn Việt Nam, có thể xác định vùng đất Quảng Nam hiện nay,
vào thời kì Bắc thuộc nằm trong quận Nhật Nam. Năm 137, Khu Liên lãnh đạo
nhân dân Tượng Lâm (Nhật Nam) nổi dậy, sau đó thành lập nước Lâm Ấp. Thời kì
này, Quảng Nam nằm trong châu Lý (Rí) của Lâm Ấp.
Lịch sử hình thành và phát triển của Quảng Nam gắn liền với quá trình mở
rộng lãnh thổ của Đại Việt. Điều này minh chứng cho vị trí chiến lược quan trọng
của mảnh đất “yết hầu” của miền Thuận Quảng trên hành trình mở nước về Nam
của dân tộc.
12


Năm 1301, Thượng Hồng Trần Nhân Tơng trong chuyến du ngoạn ngắm
phong cảnh ở đất Chiêm Thành đã hứa gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chăm
lúc bấy giờ là Chế Mân. Theo giao ước đó, năm 1306, vua Trần Anh Tơng gả em
gái mình là cơng chúa Huyền Trân cho vua Chăm Chế Mân với lễ vật là hai châu Ơ
và Lý (Rí) do Chiêm Thành dâng tặng. Năm 1307, vua Trần đổi tên thành châu
Thuận và châu Hoá, cử Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý và đặt chức quan để cai trị. Như
vậy, cách đây hơn 700 năm, bước chân đi làm dâu xứ lạ của cô công chúa nhà Trần
đã mang lại cho Đại Việt một vùng đất rộng lớn ở phương Nam, đặt nền móng cho
cơng cuộc mở nước của dân tộc. Từ đời vua Trần Dụ Tơng trở đi, tình hình đất
nước ngày càng suy yếu, bộ máy cầm quyền dần bộc lộ những sa sút nghiêm trọng.
Vùng đất châu Ô, châu Lý (lúc bấy giờ gọi chung là Thuận - Hố) ln mất ổn định
vì sự quấy phá của Chăm Pa. Phải đợi đến năm 1471 thì lịch sử vùng Thuận Hố
nói chung và Quảng Nam nói riêng mới chính thức được xác lập khi lịch sử nước
nhà xuất hiện một bậc minh quân: Lê Thánh Tơng.
Năm 1471, Lê Thánh Tơng soạn “Bình Chiêm sách” huy động 70 vạn tinh
binh cùng 1000 chiến thuyền do đích thân nhà vua chỉ huy tiến về phía nam thực
hiện cơng cuộc “Bình Chiêm”, mở rộng đất đai đến tận Thạch Bi Sơn (Phú Yên) và
thành lập đạo thừa tuyên thứ 13 mang tên Quảng Nam (tức là mở rộng về phương
nam). Có lẽ, khi đứng trên đỉnh Hải Vân quan nhìn về dải đất phía nam rộng lớn,

minh quân Lê Thánh Tông đã dự cảm được vị thế quan trọng của mảnh đất “Đồng
Long” trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc. Và khơng phải ngẫu nhiên khi mốc
thời gian 1471 trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển khơng ngừng của Quảng
Nam bởi vì khi này địa danh Quảng Nam chính thức xuất hiện trong dòng chảy bất
tận của lịch sử Việt Nam với 3 phủ và 9 huyện (tiền thân của Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Thuận, Phú Yên sau này) và đặt quan cai trị.
Dưới thời các Chúa Nguyễn, năm 1570, Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đạo
Quảng Nam, truyền nối con cháu lấn dần vào Nam, xâm chiếm trọn vẹn nước
Chiêm Thành, lập phủ Diên Khánh, phủ Bình Thuận, huyện Yên Phúc và huyện
Hòa Đa. Từ năm 1604 trở đi, lịch sử Đàng Trong ghi nhận Quảng nam có vị trí tiên
cảng trong việc trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền… Đến năm 1744, Chúa
13


Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát sau khi chiếm được Hà Tiên, Rạch Giá liền chia
nước thành 12 dinh. Đồng thời lấy Hội An là cửa biển duy nhất buôn bán với nước
ngồi. Quảng Nam trở thành trung tâm bn bán sầm uất nhất ở phía Nam mà
người ngoại quốc thường gọi là Quảng Nam Quốc.
Đến giữa cuối thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu,
nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng…
Quan lại lợi dụng quyền hạn sinh sự làm khổ dân. Trước hồn cảnh đó, khi phong
trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm
1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp
cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh
bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách…
chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn
phong kiến Trịnh - Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng
góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam.
Năm 1806 Vua Gia Long, sau khi thống nhất được đất nước, chia nước ra làm
23 trấn. Bắc Thành có 11 trấn, Gia Ðịnh thành có 5 trấn, miền trung có 7 trấn trong

đó có Quảng Ngải trấn, Bình Ðịnh trấn và Phú Yên trấn; và 4 doanh, thuộc đất kinh
kỳ: Trực Lệ, Quảng Ðức doanh (Thừa Thiên), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh
và Quảng Nam doanh. Như thế Ðạo Quảng Nam hay Quảng Nam doanh bắt đầu từ
đây chính thức chia thành 3 trấn: Quảng Ngãi trấn, Bình Ðịnh trấn, Phú Yên trấn và
1 doanh là Quảng Nam doanh.
Năm 1831,Vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh và đặt chức Tổng
Ðốc, Tuần Phủ, Bố Chánh Sứ, Án Sát, Lãnh Binh trông coi việc cai trị. Và địa
danh tỉnh Quảng Nam có từ đây.
Trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Quảng
Nam đã đi đầu, lập công ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng đất Quảng
Nam - Đà Nẵng. Đáng chú ý khi phong trào Cần Vương được phát động, Quảng
Nam là địa phương hưởng ứng mạnh mẽ và có tổ chức, đó là Nghĩa hội Quảng Nam
được thành lập vào tháng 9 năm 1885. Dưới sự lãnh đạo của các chí sỹ yêu nước
Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến… quân và dân Quảng Nam đã lập
14


nên những chiến công hiển hách, gây tổn thất cho quân Pháp và triều đình Huế, mở
rộng liên kết với phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi và Bình Định. Quảng Nam
tự hào là nơi phát tích phong trào và là quê hương của những nhà lãnh đạo tâm
huyết trước vận mệnh của dân tộc như: Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Thái Phiên…
Sau Hiệp định Giơnevơ, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng
Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm các quận Hịa
Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức,
và Thường Tín và Quảng Tín ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức,
Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ.
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà
Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng

Nam - Đà Nẵng gồm Thành phố Đà Nẵng và các huyện Hồ Vang, Ðiện Bàn, Duy
Xun, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang và Phước
Sơn.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được
chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng
Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Giằng (nay là huyện Nam Giang),
Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện
Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nơng Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước,
Trà My (nay là Bắc Trà My và Nam Trà My), Núi Thành và 2 thị xã: thị xã Tam Kỳ
(nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã Hội An (nay là
thành phố Hội An).
Hơn 700 năm lịch sử của Quảng với tư cách là một phần lãnh thổ của Việt
Nam khơng phải là dài trong tiến trình hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc nhưng
cũng đủ để khẳng định một dấu ấn riêng; mang trong mình ý chí quật cường của
mảnh đất nơi sống lưng của đất nước. Quảng Nam đang ngày càng đi lên mạnh mẽ
trên hành trình hội nhập, phát triển trong thời đại mới. Và chính tiến trình lịch sử
phát triển liên tục cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí chiến lược hàng đầu đã
15


tạo cho Quảng Nam những nét riêng biệt, độc đáo về văn hoá - xã hội hay cách thức
sinh hoạt lễ Tết so với các vùng miền khác của đất nước.
1.3. ặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa dân cƣ
1.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức được tái lập. Với vị
trí địa lý của mình, Quảng Nam có điều kiện tương đối thuận lợi trong quan hệ và
giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước và nước bạn láng giềng. Trong
những năm gần đây, với những vận động nội lực cùng với những chính sách của
Đảng và nhà nước đã khiến Quảng Nam ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bắt
đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến

hành phân vùng thành các thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn…, đồng thời với
việc điện, đường, trường, trại được đưa về nơi vùng sâu vùng xa cho đồng bào dân
tộc thiểu số. Với mục tiêu xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo
điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong
những năm qua Quảng Nam đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát
triển. Tốc độ GDP bình quân đang ngày một tăng cao, giá trị sản xuất các mặt hàng
công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện… kim ngạch xuất khẩu
tăng, các ngành du lịch thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.
Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Quảng Nam tăng từ 12.918,9 tỉ đồng năm 2006
lên 23.644,5 năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình qn hằng năm đạt 16,3%.
Trong đó khu vực nông lâm thủy sản tăng 3%, dịch vụ tăng 15,6%, công nghiệp xây dựng tăng 21,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của
ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nghành nông lâm thủy
sản. Quy mô kinh tế GDP tính theo giá so sánh năm 2010 gấp hơn 1,8 lần so với
năm 2005.
Kể từ khi tái lập tỉnh vào năm 1997 đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư đồng bộ, đáp ứng cơ bản nhu cầu của
nhà đầu tư. Kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định trong nhiều năm, tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt mức cao hơn bình quân cả nước, trong đó
năm 2012 đạt 11,2%. Cơ cấu tổng sản phẩm từng bước chuyển dịch theo hướng
16


tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, năm 2012 giá
trị ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 79,8% GDP, nông nghiệp chiếm
20,2% GDP. Quảng Nam hiện có nhiều khu kinh tế và khu công nghiệp đã và đang
hoạt động, thu hút nhiều nhà đầu tư, đồng thời phần nào giải quyết công ăn việc làm
cho phần lớn cư dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Trên cơ sở những lợi thế của mình, Quảng Nam đã có những kế hoạch và chính
sách phù hợp để tạo cho mình một nền tảng vững chắc nhằm phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của tỉnh.

Sở Kế hoạch – đầu tư Quảng Nam cũng đã công bố danh sách 16 dự án lớn
được tỉnh kêu gọi đầu tư từ nước ngoài với tổng số vốn dự kiến khoảng 5,7 tỉ USD.
Trong 16 dự án trên, có 9 dự án thuộc khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam còn có
các khu cơng nghiệp: Nam Điện Ngọc, Thuận n, Tràng Nhật, Đại Hiệp, Đơng
Quế Sơn, Đơng Thanh Bình, Tây An, Bắc Chu Lai, Nơng Sơn. Bên cạnh đó, ngành
du lịch cũng rất phát triển với những lợi thế về di tích lịch sử - văn hóa về danh
thắng, những sản phẩm thủ cơng và món ăn cổ truyền.
Quảng Nam hiện nay có 2 di sản được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới là
Thánh địa Mỹ Sơn và khu Phố cổ Hội An cùng khu dự trữ sinh quyển Cù Lao
Chàm. Với những thế mạnh đó, Quảng Nam xác định du lịch là một ngành mũi
nhọn nên trong nhiều năm qua tỉnh đã đề ra nhiều chính sách phù hợp khuyến khích
các ngành và các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành du lịch. Cơ sở vật
chất kĩ thuật cũng như nguồn nhân lực làm việc bên ngành du lịch cũng tăng lên
một cách đáng kể.
Đến năm 2010, tồn tỉnh có 195 dự án đầu tư du lịch với tổng số vốn dự kiến
trên 91 nghìn tỉ đồng, trong đó có 174 dự án trong nước, đã có 110 dự án đi vào
hoạt động. Đa số các dự án có quy mơ lớn đều tập trung đầu tư vào các khu vực ven
biển thuộc huyện Điện Bàn và thành phố Hội An. Các bãi biển: Cửa Đại, Hà My,
Bình Minh, Tam Thanh, Biển Rạng được chú trọng đầu tư. Bên cạnh đó đã hồn
thành 9 tuyến đường quan trọng để phục vụ phát triển du lịch và dân sinh với tổng
số vốn giải ngân gần 300 tỉ đồng.

17


Bên cạnh đó, Quảng Nam cịn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước
có cơ sở hạ tầng giao thông tương đối thuận tiện với 4 loại hình giao thơng chính:
đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng khơng. Đường bộ hiện nay có các
tuyến đường quốc lộ đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam là đường Hồ Chí Minh, 1A,
14B, 14D, 14E với chiều dài hơn 400km. Đặc biệt, quốc lộ 14 (14B, 14D, 14E) là

tuyến đường bộ thông suốt với nước CHDCND Lào qua cửa khẩu Đắc ốc (huyện
Nam Giang). Đường hàng không gồm có sân bay Chu Lai đã được nâng cấp hồn
thiện và mở các chuyến bay nội địa. Trong tương lai, sân bay Chu Lai sẽ phục vụ
các tuyến bay quốc tế vận tải hành khách, hàng hoá trong khu vực Bắc Á, Thái Bình
Dương. Đường sắt có tuyến đường sắt bắc - nam chạy qua địa bàn tỉnh Quảng Nam
có chiều dài 95 km, đi qua các ga: Trà Kiệu, Phú Cang, Tam Kỳ, Diêm Phổ, Núi
Thành. Đường biển, tỉnh Quảng Nam có cảng Kỳ Hà là một cảng nước sâu nằm
trong khu kinh tế mở Chu Lai và ngay cạnh khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng
Ngãi). Từ đây, hàng hố có thể vận chuyển đến các nước, đồng thời là điểm dừng
chân thuận lợi của các tuyến vận tải hàng hải quốc tế.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp của tỉnh bước đầu đã khai thác
được thế mạnh về nguồn nguyên liệu trên địa bàn, góp phần thúc đẩy một số ngành
kinh tế mũi nhọn; phục vụ định hướng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
như công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ,
sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp điện năng, đồng thời chuẩn bị những tiền đề
cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao.
Về đầu tư: Quảng Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
với các dự án tầm quốc gia và những sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu
như Ơtơ Trường Hải, Kính nổi Chu Lai, Gạch men Đồng Tâm, thiết bị vệ sinh Inax,
thiết bị ngành may Groz Becker, Indochina Capital, Vina Capital, Victoria, Golden
Sand…
Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quảng Nam với các đối tác quốc tế không
ngừng được mở rộng. Trong những năm qua, Quảng Nam đã kết nghĩa với tỉnh Sê
Kơng (Lào), thành phố Osan (Hàn Quốc) và có sự hợp tác với vùng Nord-Pas de
Calais (Pháp)... qua đó đã có nhiều thỏa thuận thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa
18


xã hội và thu hút đầu tư. Các tổ chức quốc tế lớn như UN-Habitat, UNESCO, Tầm
nhìn thế giới, Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB ... đã có

nhiều hoạt động hợp tác với Quảng Nam trong việc lập quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu văn hóa, nghệ thuật.... Đặc biệt,
thành phố Hội An vinh dự được đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia viếng thăm và
đã được chọn đăng cai nhiều hoạt động quốc tế lớn như Hội nghị Bộ trưởng du lịch
APEC, cuộc thi Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Hoàn Vũ, Lễ Hội giao lưu văn hóa Việt
Nam - Nhật Bản, Liên hoan hợp xướng quốc tế...
Nghị quyết Đại hội lần thứ XX Đảng bộ tỉnh đã xác định: “Cơ cấu kinh tế
của tỉnh giai đoạn 2011 – 2020 và giai đoạn tiếp theo là: Công nghiệp - Dịch vụ.
Phấn đấu đưa Quảng Nam cơ bản thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Chuyển
dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp, nông thơn theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất
thực phẩm, nguyên liệu, hàng thủ công và phát triển dịch vụ. Mục tiêu chính là đạt
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững”.
1.3.2. Văn hóa, dân cư
Quảng Nam khơng chỉ để lại ấn tượng là một vùng đất đang vươn lên mạnh
mẽ về kinh tế hay việc phát triển bền vững của xã hội, mà đó cịn là ấn tượng về con
người, về những giá trị văn hóa mang đặc trưng của vùng đất duyên hải Nam Trung
Bộ được gìn giữ và hun đúc từ bao đời nay. Vùng văn hóa Quảng Nam được hình
thành trong tổng thể vùng văn hóa miền Trung, địa hình nằm ở chính trung điểm đất
nước theo trục Bắc - Nam, đây là nơi giao hịa của những sắc thái văn hóa giữa hai
miền và giao lưu văn hóa với bên ngồi, điều này góp phần làm cho Quảng Nam
giàu truyền thống và độc đáo về bản sắc văn hóa.
Phần lớn dân cư Quảng Nam là người Việt có nguồn gốc từ miền Bắc và Bắc
Trung Việt. Ðó là những con người có ý chí và bản lãnh chấp nhận những khó khăn
của cuộc sống phiêu lưu và khai phá. Ðó cũng là những con người nhận trách
nhiệm lịch sử, đội quân tiên phong của Chúa Nguyễn vào Nam trấn thủ và mở mang
bờ cõi. Có thể nói cộng đồng những người khai phá vùng đất mới Quảng Nam là
những con người bản lãnh và khát vọng, giàu tinh thần đấu tranh, được tôi luyện
19



trong gian khổ và trưởng thành trong chiến đấu khắc phục những khó khăn từ thiên
nhiên và do lịch sử đem lại.
Hiện nay dân số của Quảng Nam gần 1,5 triệu người ,có khoảng 20 dân tộc
sinh sống trong đó có 93,6% là dân tộc Kinh, gần 6,4% dân số là các dân tộc ít
người (trong đó chủ yếu là dân tộc Cơ-Tu, Xơ đăng, Mnông, Co, Gié-Triêng,..); dân
số thành thị chiếm 17,51%; dân số 15 tuổi trở lên hơn 1,09 triệu người chiếm tỷ lệ
72,94% trong tổng dân số.
Người ta thường nói Quảng Nam là vùng đất “Ðịa Linh Nhân Kiệt”, là quê
hương của Cách mạng. Ðiều này không có gì thần bí, đó là một điều hiển nhiên khi
con người ở đó được sinh trưởng trong một mơi trường đa dạng và phong phú về
mọi mặt và được tơi luyện trong một tiến trình đấu tranh gian khổ. Do đó, chỉ mới
qua vài thế kỷ trong cộng đồng dân tộc, từ đầu Triều Nguyễn, Quảng Nam đã hình
thành một trung tâm văn học thứ hai của đất nước ngồi trung tâm văn học cổ kính
của cựu đơ Hà Nội. Quảng Nam đã sản sinh ra nhiều danh nhân khoa bảng. Tiêu
biểu là Khoa thi năm Mậu Tuất (1898), tồn quốc có 18 vị Tân Khoa, thì Quảng
Nam có 5 vị, 3 Tiến Sĩ và 2 Phó Bảng. Ðó là một điều hy hữu trong lịch sử thi cử
của nước nhà. Kể từ các triều Lý , Trần, Lê, Nguyễn có tất cả 187 khoa thi Tiến Sĩ
với 2971 người đậu Tiến Sĩ nhưng chưa có khoa nào 5 người đồng hương cùng đậu.
Những danh hiệu Ngũ Phụng Tứ Phi hay Tứ Kiệt nói lên tài học và sự vinh hiển đậu
đạt của các danh sĩ Quảng Nam, con cháu người Quảng Nam nói chung và Tộc
Trần nói riêng lấy đó làm vinh dự và noi gương.
Đến với Quảng Nam, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cơng
trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Đó là 2 di sản văn hóa thế giới
được UNESCO cơng nhận với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Khu di
tích Mỹ Sơn là cả một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy
nghiêm, kì tráng, lưu dấu một thời huy hồng của các vị vua Chăm. Có thể nói đền
tháp Mỹ Sơn là một hình ảnh điển hình của kiến trúc cổ Champa. Cho đến nay, qua
rất nhiều nghiên cứu của các chun gia trong và ngồi nước thì kĩ thuật nung gạch,
kĩ thuật xây dựng đền tháp Chăm vẫn cịn là một ẩn số. Điều này góp phần tăng
thêm vẻ huyền bí cho những ngơi tháp cổ Mỹ Sơn khi khách đến thăm. Bên cạnh

20


đó, đơ thị cổ Hội An – nơi “hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa”, là nơi tổ cư, tụ
cư và hợp cư của nhiều sắc thái văn hóa của người Việt, người Hoa, người Nhật
Bản và người châu Âu… từ mãi thế kĩ XVI. Hội An là một trong số rất ít những đơ
thị được bảo tồn tương đối nguyên vẹn với một tổng thể kiến trúc phong phú, đa
dạng.
Quảng Nam cịn có trên 260 di tích văn hóa, lịch sử Cách Mạng, trong đó có
15 di tích xếp hạng quốc gia sẽ mãi mãi là niềm tự hào, là những trang sử hào hùng
minh chứng cho truyền thống đấu tranh Cách Mạng kiên cường của người xứ
Quảng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Quảng Nam cũng là nơi
lưu giữ hàng trăm cơng trình kiến trúc Việt cổ như đình, chùa, văn miếu, lăng miếu,
nhà ở… có niên đại cách đây 300 – 500 năm. Các di tích này khơng chỉ có giá trị về
mặt văn hóa, nghệ thuật mà cịn có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện sự phát triển
lâu đời của một vùng văn hóa Đàng Trong. Những kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp
Chăm Khương Mỹ, Chiêu Đàn, Bàng An, Phật viện Đông Dương là những nơi ghi
lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt.
Giá trị văn hóa của Quảng Nam khơng chỉ tỏa sáng từ những cơng trình kiến
trúc cổ mà còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các
phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương nặng nghĩa
tình này. Đây chính là tài sản vơ giá, là niềm tự hào cộng đồng dân tộc Quảng Nam.
Lễ hội ở Quảng Nam hết sức phong phú và đa dạng gồm các lễ hội của người dân
miền núi, miền biển, lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo… tất cả đều mang yểu tố
tín ngưỡng, tâm linh, được tổ chức đều đặn hằng năm để cầu mong cho mưa thuận
gió hịa, quốc thái dân an, để ca ngợi những bậc tiền nhân, hướng về cội nguồn
truyền thống của dân tộc và khát vọng đến tương lai, đến giá trị chân - thiện - mỹ
của con người nơi đây, tiêu biểu như lễ hội Bà Thu Bồn (12/2 Âm lịch) hay lễ tế cá
Ơng…
Quảng Nam cịn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và

phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm nghề và làng nghề
đã tồn tại và phát triển như một phần không thể tách rời đời sống của mỗi làng q,
thơn xóm nơi đây.
21


Bên cạnh đó, văn hố ẩm thực phong phú với mì Quảng, cao lầu Hội An, bị
tái Cầu Mống, bánh tráng cuốn thịt heo, giò ốc, ốc vú nàng, bánh vạc, bánh bao,
bánh tổ,…đã làm nên nét riêng của vùng đất này. Các món ăn đất Quảng đi vào đời
sống, vào câu ca dao dân ca, vào tâm linh - tâm hồn người Quảng Nam. Những món
ăn từ dân dã đến cầu kỳ mà từ cách ăn đến cách chế biến cũng như tính cách người
Quảng: cần kiệm, dè sẻn mà lại phóng khống, vui tươi, mộc mạc mà đậm chất. Từ
con cá nục cuốn bánh tráng, rau muống chấm nước mấm nguyên chất, cái bánh bèo
con con, đến món mì Quảng sợi vàng óng ánh, con bị thui bên trong nhét lá ổi, lá sả
thơm phức. Mì Quảng bây giờ đã là món ngon thân quen của người Việt ở nhiều
nơi, khơng thua gì phở Bắc, bún bị Huế hay hủ tiếu Mỹ Tho…
1.4. Các ngày Tết của ngƣời Việt
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển những ngày Tết của người Việt
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với chặng đường lịch sử cả ngàn năm,
trong hành trình lịch sử khơng ngừng phấn đấu phát triển đó đã xuất hiện rất nhiều
các lễ Tết cổ truyền đặc sắc và mang từng nét độc đáo riêng biệt, trong đó q trình
hình thành đa dạng và nội dung phong phú. Các ngày Tết là sự kết tinh quan trọng
giữa tinh thần và tình cảm của dân tộc Việt. Văn hóa Tết được bắt rễ sâu xa trong
lịng mỗi người dân, có nguồn sống mới mẻ và dồi dào tinh hoa văn hóa, vượt qua
chặng thời gian lâu dài, dần dần hình thành nên một phần di sản vơ cùng quý báu
trong nền văn hóa sáng lạn của dân tộc Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước.
Cùng với những bước tiến của nhà nước, khởi nguồn và quá trình phát triển
của Tết là một chặng đường chậm và dài bắt đầu từ việc hình thành, hồn thiện, đến
thâm nhập vào trong cuộc sống xã hội; là sự đánh dấu việc xã hội loài người đã phát
triển đến một giai đoạn nhất định. Sự tiến bộ của lực lượng sản xuất xã hội, đời

sống nhân dân không ngừng được nâng cao, sự xuất hiện của tôn giáo và các hoạt
động xã hội đã góp phần tạo điều kiện cho việc sản sinh và phát triển của Tết.
Nguồn gốc các ngày Tết cổ truyền của người Việt phần lớn có liên quan đến nền tri
thức khơng ngừng được hồn thiện và phong phú trong các lĩnh vực như thiên văn,
lịch, toán học của đất nước; đặc biệt là sau khi các tháng trong năm được phân chia
ra cụ thể, rõ ràng theo cách tính âm lịch thì càng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
22


sự xuất hiện của Tết cổ truyền hơn. Sự phân chia các tháng trong năm đã tạo tiền đề
cho việc sản sinh các ngày Tết, có nghĩa là trong suốt thời gian một năm, căn cứ vào
các mùa được phân chia cũng như trình tự thay đổi của các mùa, con người thơng
qua q trình lao động sản xuất của bản thân mà từng vùng từng khu vực hình thành
nên các phong tục tập quán không giống nhau, đồng thời điều đó cũng đại diện cho
các hoạt động thờ cúng tín ngưỡng với những tâm nguyện tốt đẹp của con người.
Tết của người Việt cũng được hình thành trên cơ sở đó.
Sau khi Việt Nam thực hiện cơng cuộc thống nhất tồn đất nước, chế độ kinh
tế, chính trị, xã hội ổn định, nền văn hóa, khoa học phát triển với tốc độ nhanh
chóng, các nền văn hóa địa phương đã tạo được tiền đề phát triển để hịa mình vào
làn sóng ấy. Lấy bề dày lịch sử truyền thống lâu đời làm nền tảng mà hòa quyện
trong nhau, cùng góp phần thể hiện nét văn hóa mang đậm tính lịch sử xuyên suốt
những Tết truyền thống, hình thành nên một thể văn hóa thống nhất lấy văn hóa nhà
nước làm biểu tượng. Điều này cũng tạo điều kiện văn hóa xã hội tốt đẹp cho q
trình hình thành cuối cùng của các ngày Tết của cộng đồng người Việt trên khắp đất
nước.
Các ngày Tết cổ truyền của người Việt không chỉ là một bộ phận cấu thành
quan trọng trong các hoạt động vui chơi giải trí cũng như trong nền văn hóa dân
gian, mà cịn là cơ hội quan trọng trong quá trình giao lưu giữa các lĩnh vực văn hóa
và kinh tế mậu dịch. Hầu như mỗi một ngày Tết đều được coi là ngày hội về giao
lưu kinh tế mậu dịch, cũng như được gọi là ngày hội về giao lưu văn hóa trong

phạm vi tổng thể. Trong những ngày Tết này, việc nghĩ ngơi cũng đồng thời là việc
mua sắm, trao đổi hàng hóa tăng cao giúp thúc đẩy kinh tế thương mại.
Mặt khác, sự xuất hiện và phát triển của các ngày Tết cổ truyền là một quá
trình kết tinh hội tụ mọi nét văn hóa lịch sử trên chặng thời gian lâu dài của cả một
quốc gia và dân tộc. Người hiện đại thông qua các phong tục tập quán về các ngày
Tết lưu truyền từ xa xưa có thể hiểu một cách tường tận bức tranh phong phú đầy
sắc màu về cuộc sống của tổ tiên thời cổ đại, quá trình tự trải nghiệm, tham gia và
sáng tạo ra các nền văn hóa cũng như các ngày Tết, đã khiến cho nền văn hóa ưu tú,
tinh tế của Việt Nam khơng ngừng được bảo lưu, lan truyền và phát huy sáng
23


lạn. Từ đó nhà nước ban hành quy định cho phép tiến hành một số hoạt động Tết
với quy mô lớn, xác lập qui phạm các lễ nghi đạo đức và phát huy vai trò tuyên
truyền và giáo dục đến với mỗi người dân trên cả nước.
Do sự phát triển xã hội và sự tiến bộ của thời đại, quan niệm tư tưởng, hình
thức trải nghiệm và thú vui về cuộc sống cũng đã có những biến đổi quan trọng.
Văn hóa các ngày Tết của người Việt theo xu thế chung của cả nước cũng không
ngừng được phát triển và đổi mới theo hành trình thời gian tương ứng với nó. Một
số ngày Tết cổ truyền quan trọng trong đó đặc biệt là các ngày Tết như: Tết Nguyên
Đán, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu vẫn đang được lưu truyền sâu
rộng trong dân gian. Bên cạnh đó, một số lượng nhỏ các ngày Tết khác lại dần dần
bị mai một, từ đó bị loại ra khỏi cuộc sống đời thường hằng ngày của cộng đồng
người Việt. Mặt khác, trong những năm gần đây, các ngày Tết với nguồn gốc từ
phương Tây đã dần dần xâm nhập vào tầng lớp thanh niên như lễ Tình nhân, ngày
Cá tháng tư, Ngày của mẹ, lễ Giáng sinh v.v.. Những Tết mang đậm tính "hải
ngoại" này đã góp phần tạo nên những phương thức biểu đạt tâm tư tình cảm mang
màu sắc tươi mới của người người Việt, đặc biệt được thịnh hành sâu rộng trong
giới trẻ tại các thành phố lớn.
Ngày nay cùng với chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao và

phong cách sống cũng ngày một thay đổi theo hướng phát triển hoàn thiện của loài
người trong xã hội hiện đại, phương thức tổ chức chúc mừng trong các ngày Tết
cũng theo đó mà xuất hiện những biến đổi tương ứng, đó là sự kết hợp đan xen lẫn
nhau giữa nét cổ truyền và hiện đại. Có một bộ phận người dân khơng cịn hài lịng
với các phương thức tổ chức chúc tụng trong các ngày Tết với phong tục tập quán
cổ truyền mang tính chất bảo thủ lạc hậu nữa, họ bắt đầu tìm kiếm, theo đuổi một
phương thức đón lễ Tết mới đơn giản gọn nhẹ, mang tính vui chơi giải trí nhiều
hơn. Những phương tiện hiện đại như Internet, điện thoại di động đã được sử dụng
để biểu đạt tâm tư, tình cảm hay những lời chúc tốt đẹp.
Trải qua một quá trình phát triển liên tục, có tính kế thừa và biến đổi cho phù
hợp với từng giai đoạn, thời đại, những ngày Tết của người Việt vẫn là một phần
không thể thiếu trong đời sống tinh thần và truyền thống văn hoá của dân tộc. Ở
24


một mặt nào đó, Tết của người Việt vẫn giữ được những truyền thống q báu của
ơng cha ta, góp phần tơ điểm cho cuộc sống thêm hài hịa và tươi đẹp hơn. Trong
thời đại mới với nhiều thách thức mới, dưới sự quan tâm, định hướng của Đảng,
Nhà nước những ngày Tết truyền thống này sẽ tiếp tục song hành cùng dân tộc trên
con đường xây dựng bản sắc văn hoá Việt.
1.4.2. Khái quát về những ngày Tết của người Việt
Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp và người mình cho rằng sự tái
sinh của vạn vật trong mùa Xuân diễn tiến rất từ tốn và chậm rãi, đó cũng là dịp để
nhà nơng nghĩ ngơi sau những khoảng thời gian lao động vất vả, một nắng hai
sương. Từ trong q trình Nam tiến cha ơng cha ta lúc an cư lập nghiệp, vào lúc
nông nhàn đã tổ chức nên các Tết nhằm xua tan bớt những mệt nhọc trong lao động
thường ngày. Cũng chính bởi lẽ đó mà mùa Xuân thường là mùa tập trung những
ngày Tết lớn nhỏ của cộng đồng người Việt. Vì thế, mừng Xuân không thể là một
việc gấp rút. Và rằng tục ngữ ta có câu:
“Tháng Giêng ăn Tết ở nhà”

Mỗi cái Tết nơi đây đều được tổ chức thường niên theo tiết trời của nước ta
thuộc văn hóa Đơng Á - thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh
tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau
(và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thừa") trong đó tiết quan trọng nhất
là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này
được biết đến là Tết Nguyên Đán. Cái Tết được tổ chức theo quy mô lớn nhỏ phù
hợp với hồn cảnh mỗi địa phương, mỗi gia đình.
Nước Việt là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn
Tết riêng, đơi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn
Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hố riêng của dân tộc mình tuy nhiên trong số
đó Tết của người Việt chiếm đại đa số kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong một
năm người Việt có nhiều ngày Tết khác nhau. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà
nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ. Phần lớn các ngày Tết của người
Việt đều là những ngày Tết chung của cả dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ
nước đã chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa - đều được khởi nguồn và hình thành sơ bộ
25


×