Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Kiểu câu đẳng thức trong thơ phạm tiến duật trần đăng khoa bằng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.57 KB, 76 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

PHAN VĂN CHI

Kiểu câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến
Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Câu là đơn vị ngữ pháp quan trọng và là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của
ngữ pháp. Tuỳ theo các bình diện (cấu tạo, ngữ nghĩa, logic, chức năng) mà các
nhà nghiên cứu chia câu tiếng Việt ra thành nhiều loại khác nhau.
Trong ngữ pháp truyền thống lâu nay đã xuất hiện thuật ngữ câu đẳng
thức. Tuy nhiên, nó vẫn là một khái niệm khá xa lạ.
Khái niệm đẳng thức được nhắc đến nhiều trong tốn học để chỉ hai biểu
thức có giá trị bằng nhau và khi hốn đổi vị trí thì ý nghĩa của biểu thức đó vẫn
khơng thay đổi. Vậy liệu khái niệm câu đẳng trong tiếng Việt có liên quan gì đến
khái niệm đẳng thức trong tốn học. Để bài luận văn của mình có những minh
xác cụ thể, tơi xin đi vào khảo sát kiểu câu đẳng thức trong thơ của ba tác giả
Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa và Bằng Việt.
Việc lựa chọn khảo sát kiểu câu đẳng thức trong ba nhà thơ Phạm Tiến


Duật, Trần Đăng Khoa và Bằng Việt là hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đây là
ba nhà thơ tiểu biểu cho nền văn học cách mạng Việt Nam và đã có những ảnh
hưởng nhất định đến sự phát triển của nền văn học nước nhà. Cả ba nhà thơ đều
đã tạo cho mình một phong cách và lối đi riêng độc đáo. Với việc khảo sát kiểu


3

câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt, chúng tôi
hi vọng sẽ hiểu rõ hơn về cấu tạo ngữ pháp, cơ chế ngữ nghĩa của câu đẳng thức,
qua đó xác định những giá trị tu từ và vai trò của kiểu câu đặc thù này. Xa hơn,
chúng tơi mong muốn lí giải được phần nào những điểm tương đồng và khác biệt
trong việc vận dụng kiểu câu này trong thơ của ba nhà thơ nói trên.
Không những vậy, thực hiện đề tài “Kiểu câu đẳng thức trong thơ
Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt”, với chúng tôi là một cơ hội
để hiểu thêm về câu tiếng Việt nhờ đó mà tích luỹ được thêm nhiều kiến thức
phục vụ cho việc dạy học sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu có tính trọng tâm của đề tài là kiểu câu đẳng thức,
do đó phần lịch sử vấn đề chủ yếu trình bày về các ý kiến đối với kiểu câu đẳng
thức, còn về phần tác giả khảo sát cho phép chúng tôi chỉ điểm qua.
Kiểu câu đẳng thức từ trước đến giờ rất ít được giới nghiên cứu quan tâm,
có chăng thì đó chỉ là một vài ý kiến sơ lược. Các ý kiến này thường chỉ nêu khái
niệm, cho ví dụ mà khơng phân tích các phương diện cịn lại. Chẳng hạn như
cách nhìn nhận của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà về câu đẳng thức
trong Phong cách học Tiếng Việt, ở đây hai tác giả này đã nêu quan điểm của
mình về câu đẳng thức câu đẳng thức là kiểu câu biến thể trong đó có thể thay
đổi vị trí của các thành phần câu theo cơng thức “V là C” “B là C – V” (V: vị
ngữ, C: chủ ngữ, B: bổ ngữ) .
Cao Xuân Hạo trong Sơ thảo ngữ pháp chức năng cũng trình bày cách hiểu

của mình về kiểu câu đẳng thức, theo quan niệm của ngữ pháp chức năng câu
được phân tích thành hai khái niệm là đề và thuyết. Khi đó câu đẳng thức là câu
mà đề và thuyết có quan hệ phi tham tố. Tức là khi đề không phải là tham tố của


4

vị từ làm hạt nhân cho thuyết mà cũng không có quan hệ trực tiếp nào về nghĩa
với bất kỳ tham tố nào của nó và ngược lại cũng thế.
Nguyễn Đức Tồn trong một bài nghiên cứu nhỏ về cơ chế tạo nghĩa của so
sánh và ẩn dụ cũng có đề cập sơ qua về câu đẳng thức. Theo ông, câu đẳng thức
hay có cách gọi khác là câu đẳng nhất là những câu có câu tạo A là B hoặc A
như B, mà ở đó hai vế câu tương đương nhau và có thể hốn vị qua lại với nhau.
Nguyễn Văn Hiệp trong Cú pháp tiếng Việt, NXB Hà Nội, năm 2009
(nguồn www.vietlex.com) lại quan niệm rằng câu đẳng thức là kiểu câu có ý
nghĩa đồng nhất như : Ông ấy là bố tôi-> Bố tôi là ông ấy; Nó là sinh viên giỏi
nhất lớp -> Sinh viên giỏi nhất lớp là nó; hoặc mang ý nghĩa thuộc tính như: Nó
là sinh viên -> Sinh viên là nó; Seoul là một thành phố đẹp -> Thành phố đẹp là
Seoul. Với quan điểm như vậy giữa chủ ngữ và vị ngữ có thể hốn đổi vị trí cho
nhau.
Phải chăng bản chất của câu đẳng thức là kiểu câu chỉ có giá trị tu từ học
nên chưa được các nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu một cách cụ thể về cấu tạo
ngữ pháp, cơ chế ngữ nghĩa cũng như vai trò của kiểu câu đặc biệt này.
Riêng về ba nhà thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu về họ.
Phạm Tiến Duật là một nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ tươi trẻ, khoẻ
khoắn về cuộc đời người lính. Cũng vì điều này mà khi đi vào tìm hiểu thơ Phạm
Tiến Duật, các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào khía cạnh nội dung trong thơ ơng,
đặc biệt là về hình tượng người lính. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có
thể kể đến như: Nhiều tác giả (1997), Phê bình văn học Bằng Việt, Phạm Tiến

Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh; Lê quang
Trung (1996) Thơ của một nhà thơ quân đội, Dọc đường văn học, NXB Văn
học…


5

Nếu Phạm Tiến Duật là một hồn thơ khoẻ mạnh, tràn đầy sinh lực của đời
lính thì đến với thơ Trần Đăng Khoa ta bắt gặp một thế giới trẻ thơ đầy màu sắc,
tràn ngập tình yêu người, yêu đời. Thơ Trần Đăng Khoa đã làm tốn rất nhiều
giấy mực của các nhà nghiên cứu, trong đó một số cơng trình tiêu biểu như: Định
Hải (1983), Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng; Lã Thị Bắc Lý (2006),
Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm; Trần Đăng Suyền (2005),
Nhà văn - hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Sở giáo dục Thừa Thiên Huế
xuất bản…và rất nhiều cơng trình lớn nhỏ khác.
So với hai nhà thơ trên, thì Bằng Việt lại có tiếng thơ sâu lắng hơn. Những
cơng trình nghiên cứu về Bằng Việt chủ yếu đi vào tìm hiểu ở góc độ phong cách
học và văn học. Có thể điểm qua một số cơng trình như: Lê Đình Kị, “Hương
cây - Bếp lửa, đất nước và dân tộc”, Báo Văn nghệ, số 25, 5/1969; Vũ Quần
Phương, “Về một chặng đường thơ Bằng Việt”, Tạp chí Văn nghệ, ngày
21.6.1974; Thiếu Mai (1983), Thơ những gương mặt, NXB Tác phẩm mới; Anh
Chi, “Đọc Bằng Việt”, Tạp chí Nhà văn, số 9, 2001; Nguyễn Hồng Sơn
(2001), Thơ với tuổi thơ Bằng Việt, NXB Kim Đồng…
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu này đã khái qt và đi sâu vào
tìm hiểu những khía cạnh nội dung và nghệ thuật của ba nhà thơ một cách rất cụ
thể và rõ ràng. Chính nhờ đó, chúng tơi có cái nhìn cận cảnh hơn về phong cách
nghệ thuật cũng như những suy tư, tình cảm mà các nhà thơ gửi gắm trong đó.
Tuy nhiên, riêng về mảng ngơn ngữ trong thơ của ba nhà thơ này thì các nhà
nghiên cứu vẫn chưa chú trọng tìm hiểu, đặc biệt về kiểu câu đẳng thức trong thơ
của Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt thì chưa có nhà nghiên cứu

nào đề cập đến. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, thì những cơng trình nghiên cứu
về ba nhà thơ này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều kiến thức bổ ích trong q
trình thực hiện đề tài.


6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Như đã xác định ở tên đề tài, đối tượng nghiên cứu là câu đẳng thức trong
thơ Trần Đăng Khoa, Phạm Tiến Duật
Phạm vi nghiên cứu là các bài thơ tiêu biểu của ba nhà thơ Phạm Tiến
Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt, cụ thể như sau:
Phạm Tiến Duật với tập Vầng trăng và những quầng lửa (1983), NXB
Văn học.
Trần Đăng Khoa với Tuyển thơ Trần Đăng Khoa (2001), NXB Thanh
niên.
Bằng Việt với tập Thơ Bằng Việt (2003), NXB Văn học Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp, trong đó
đặc biệt chú trọng 3 phương pháp cơ bản:
- Phương pháp thống kê, phân loại
Tiến hành khảo sát kiểu câu đẳng thức trong thơ của ba tác giả Phạm Tiến
Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt.
- Phương pháp phân tích, miêu tả
Tiến hành phân tích, miêu tả để xử lí dữ liệu thu được.
- Phương pháp liên hội, so sánh
Tiến hành so sánh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong
việc sử dụng kiểu câu đẳng thức giữa ba nhà thơ.
5. Dự kiến đóng góp
Với đề tài “Kiểu câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng

Khoa, Bằng Việt” chúng tơi mong muốn có được đề xuất một cách nhìn đầy đủ
hơn, xác đáng hơn về kiểu câu đẳng thức.
6. Bố cục đề tài


7

Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Khảo sát câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa,
Bằng Việt.
Chương 3: Vai trò của câu đẳng thức trong thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng
Khoa, Bằng Việt.
B.NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
1.1 Kiểu câu đẳng thức trong tiếng Việt
1.1.1. Khái quát về câu tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm
Câu không phải là đơn vị có sẵn như từ mà là một đơn vị do người nói dùng
từ cấu tạo nên trong q trình suy nghĩ, thông báo.
Từ trước tới giờ, trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa về câu. Trong thời
cổ đại Hy Lạp, Aristote đã cho rằng: “Câu là một âm phù hợp có ý nghĩa độc lập
mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó cũng có ý nghĩa độc lập”. Học phái ngữ pháp
Alecxandri (thế kỷ III-II trước CN) lại cho rằng: “Câu là sự tổng hợp của các từ
biểu thị một tư tưởng trọn vẹn”.
Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm câu,
nhưng chúng tôi thống nhất lấy quan niệm về câu của Diệp Quang Ban “Câu là
đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp tự lập và ngữ điệu kết
thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người
nói hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình thành và

biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm” [tr.125, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thơng ,
NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội, 1989].


8

1.1.1.2 Đặc điểm
Câu có chức năng thơng báo
Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập
Câu có ngữ điệu kết thúc
Câu được gắn với ngữ cảnh nhất định:
1.1.1.3 Thành phần
Câu tiếng Việt gồm có 2 thành phần đó là thành phần chính và thành phần
phụ.
Thành phần chính gồm có: vị ngữ và chủ ngữ
Thành phần phụ gồm có: trạng ngữ, đề ngữ, tình thái ngữ, giải thích ngữ,
liên ngữ…
1.1.1.4 Phân loại
Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại câu, các nhà nghiên cứu phân loại
câu dựa vào một số bình diện sau:
a. Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp:
- Câu đơn
- Câu phức
- Câu ghép
b. Phân loại theo hành động ngôn trung
- Câu trần thuật
- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
c. Phân loại theo cơ chế ngữ nghĩa:

- Câu tồn tại
- Câu hành động


9

- Câu quá trình
- Câu trạng thái
- Câu quan hệ
d. Phân loại theo cơ chế ngữ nghĩa logic:
- Câu khẳng định
- Câu phủ định
Hiện nay, dựa trên sự tồn tại của thì trong tiếng Việt, các nhà ngữ pháp
chức năng phân loại câu tiếng Việt thành hai loại câu:
- Câu có thì
- Câu khơng có thì
1.1.2 Câu đẳng thức
1.1.2.1 Các quan niệm về câu đẳng thức
Cho đến này, câu đẳng thức còn chưa được nghiên cứu sâu trong giới ngữ
pháp tiếng Việt. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về câu đẳng thức và tìm được
cho mình một cách hiểu phù hợp nhất không phải là điều dễ dàng.
Ngữ pháp truyền thống qua các thời kỳ khác nhau lại có những nhận định
khác nhau về câu đẳng thức. Theo Võ Bình, Lê Hiền Anh, Nguyễn Thái Hịa, Cù
Đình Tú thì câu đẳng thức được hiểu là kiểu câu có hai vế có thể đổi vị trí của
nhau mà nội dung khơng thay đổi. Kiểu này có từ “là” làm vị ngữ (hay hệ từ)
[Phong cách học Tiếng Việt, 1982]
Trong khẩu ngữ tiếng Việt, những động từ chỉ hành động, trạng thái, sự tiếp
thụ… đều có thể thức hóa.
-


Cha tơi đang đọc báo – Người đang đọc báo là cha tôi.

-

Tôi thích Tốn. – Tốn học là mơn tơi thích.

-

Buổi trưa nóng nhất – Nóng nhất là buổi trưa.

-

Ngồi đây rõ nhất. – Rõ nhất là ngồi đây.


10

Đến năm 1995, theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, thì khái niệm câu
đẳng thức được nhận định là kiểu câu biến thể trong đó có thể thay đổi vị trí của
các thành phần câu theo cơng thức V là C (V: vị ngữ, C: chủ ngữ) hoặc B là C-V
(B: bổ ngữ) [Phong cách học Tiếng Việt, 1995]
Bước sang năm 2006, tác giả Nguyễn Thái Hoà, lại cho rằng câu đẳng thức
là các biến thể của câu khẳng định, cho phép biến thể, đổi vị trí các thành phần
tạo ra một đẳng thức giữa hai vế (A = B -> B = A), giữa hai vế có từ “là”, sau
“là” ý nghĩa được nhấn mạnh. [Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học, 2006 ]
Ví dụ: Lan thích âm nhạc => (Người) thích âm nhạc (là) Lan => Âm nhạc
(là) (mơn) Lan thích nhất.
Như vậy, ta thấy rằng, tuy ở mỗi thời điểm ngữ pháp truyền thống có cách
diễn đạt khác nhau về quan niệm câu đẳng thức nhưng nhìn chung các tác giả
đều thừa nhận rằng câu đẳng thức là kiểu câu biến thể của câu khẳng định, nó có

thể cho phép thay đổi vị trí của các thành phần chính theo mơ hình “V là C”
(riêng trong sách Phong cách học (1995), hai tác giả Định Trọng Lạc và Nguyễn
Thái Hồ đưa ra thêm mơ hình “B là C-V”). Với quan niệm này, ta có thể hiểu
câu đẳng thức là một kiểu câu phái sinh từ một câu khẳng định bất kì.
Các tác giả đã đưa ra những ví dụ sau về câu đẳng thức
(1) Cha tôi đang đọc báo – Người đang đọc báo là cha tơi.
(2) Tơi thích Tốn. – Tốn học là mơn tơi thích.
(3) Buổi trưa nóng nhất – Nóng nhất là buổi trưa.
(4) Ngồi đây rõ nhất. – Rõ nhất là ngồi đây.
(5) Chị tôi đứng kia – Đứng kia là chị tôi
(6) Ban đêm rét nhất - Rét nhất là ban đêm
(7 )Chỗ này xem rõ nhất – Xem rõ nhất là chỗ này
(8) Lan thích âm nhạc - Âm nhạc là mơn Lan thích


11

Từ những nhận định trên, các tác đi vào tìm hiểu và lấy một số ví dụ trong
thơ ca như:
(9) Hay sủa gâu gâu
Là con chó vện
(Trần Đăng Khoa)
(10) Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
(Nguyễn Duy)
(11)Thức là ngày, ngủ là đêm
Nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa
( Nguyễn Duy)
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét rõ hơn các ví dụ trên. Trước tiên là các ví dụ :
(1) Cha tơi đang đọc báo – Người đang đọc báo là cha tôi

(2) Tôi thích Tốn. – Tốn học là mơn tơi thích
(8) Lan thích âm nhạc - Âm nhạc là mơn Lan thích
(10) Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
Xét ví dụ các ví dụ trên, ta thấy rằng các thành phần “người đang đọc báo”,
“toán học”, “âm nhạc”, “mặt trời”, “mặt trăng vành vạnh” hoàn toàn có đầy đủ
tư cách để xem nó như chủ ngữ, nên thật khiên cưỡng nếu xem các ví dụ trên
được cấu tạo theo mơ hình “V là C” . Khi đảo ngược trật tự lại, các ví dụ trên sẽ
chuyển thành: “Cha tôi là người đang đọc báo”, “Môn tôi thích là tốn học ”
“Mơn Lan thích là âm nhạc” “Trái tim anh là mặt trời” “Tình của em là mặt
trăng vành vạnh”. Ở các ví dụ trên, từ “là” khơng thể bị lược bỏ, vì nếu bỏ từ
“là”, câu sẽ không đảm bảo về mặt cấu tạo ngữ pháp cũng như cơ chế ngữ
nghĩa.


12

Các ví dụ cịn lại :
(3) Buổi trưa nóng nhất – Nóng nhất là buổi trưa :
Xét ví dụ trên, “nóng nhất” là vị ngữ diễn tả tính chất của buổi trưa, “buổi
trưa” là chủ ngữ chỉ đối tượng phản ánh của tính chất “nóng nhất”. Khi đảo
ngược trật tự lại ta sẽ có câu: “Buổi trưa là nóng nhất”, từ “là” có thể tồn tại hoặc
khơng tồn tại, nếu khơng có từ “là” câu này vẫn có thể chấp nhận được “Buổi
trưa nóng nhất”.
(4)Ngồi đây rõ nhất. – Rõ nhất là ngồi đây :
Xét ví dụ trên, theo quan niệm của chúng tôi đây là kiểu câu khuyết chủ
ngữ, “ngồi đây” không thể xem là chủ thể của đặc tính “rõ nhất” . Do đó, chúng
ta có thể dễ dàng thêm chủ ngữ vào, ví dụ như : “Rõ nhất là bạn ngồi đây”.
Chính vì điều đó, ví dụ này khơng thể được cấu tạo theo mơ hình “V là C”.
(5) Đứng kia là chị tơi:

Xét ví dụ trên, “đứng kia” phán ảnh vị trí tồn tại và hành động “đứng” của
“chị tôi”. Xem xét về mặt ngữ nghĩa đây là câu diễn đạt sự tồn tại. Theo quan
niệm của chúng tôi, câu này cũng tương tự như câu: “Kia là chị tôi”, động từ
“đứng” chỉ nhằm làm rõ thêm trạng thái tồn tại của chủ thể “chị tôi” mà thơi.
Nên ví dụ này chúng tơi xếp nó vào kiểu câu tồn tại.
(6)Ban đêm rét nhất - Rét nhất là ban đêm:
Xét ví dụ trên, “rét nhất” là vị ngữ diễn tả tính chất của ban đêm, “ban
đêm” là chủ ngữ chỉ đối tượng phản ánh của tính chất “rét nhất”. Khi chúng ta
đảo ngược trật tự lại sẽ có câu: “Ban đêm là rét nhất”, từ “là” có thể tồn tại hoặc
khơng tồn tại, nếu khơng có từ “là” câu này vẫn có thể chấp nhận được “Ban
đêm rét nhất”.
(7) Chỗ này xem rõ nhất - Xem rõ nhất là chỗ này:


13

Ví dụ này tương tự như ví dụ (4), “chỗ này” không thể xem là chủ thể
hành động của cụm động từ “xem rõ nhất”, do đó ví dụ (7) khơng đáp ứng mơ
hình cấu tạo “V là C”.
(9)Hay sủa gâu gâu
Là con chó vện
Xét ví dụ trên, “hay sủa gâu gâu” là vị ngữ diễn tả đặc trưng, tính chất nổi
bật của “con chó vện”, và “con chó vện” là chủ ngữ đồng thời là chủ thể của đặc
trưng, tính chất đó. Khi ta đảo ngược trật tự lại, thì ta sẽ có câu “Con chó vện là
hay sủa gâu gâu”, sự tồn tại của từ “là” ở đây là khơng cần thiết, ta có thể lược
bỏ. Ta hồn tồn có thể nói “Con chó vện hay sủa gâu gâu”
(11) Thức là ngày, ngủ là đêm
Nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa
Ở ví dụ này, “thức” là vị ngữ diễn tả đặc điểm của chủ ngữ “ngày”,
“ngủ” là vị ngữ diễn tả đặc điểm của chủ ngữ “đêm”. Khi ta đảo ngược tật tự

lại, ta có “Ngày là thức, đêm là ngủ”, ở đây, ta hồn tồn có thể lược bỏ từ “là”,
mà câu vẫn có nghĩa “Ngày thức, đêm ngủ”.
Xét tất cả các ví dụ trên, ta nhận thấy rằng cấu tạo ngữ pháp của các câu
không giống nhau, chính vì điều đó khó có thể xem tất cả các câu trên đều là câu
đẳng thức. Ngoài 3 ví dụ khơng đáp ứng đủ u cầu về cấu trúc cấu tạo của câu
đẳng thức, ta có thể chia các ví dụ ra thành 2 nhóm chính, nhóm thứ nhất khi đảo
lại, không thể thiếu từ “là” gồm các ví dụ (1), (2), (8) và (10), cịn những câu cịn
lại thuộc nhóm 2, là nhóm mà khi đảo ngược trật tự lại, có hay khơng có từ “là”
đều có thể châp nhận được. Từ nhận định này, khơng thể xem xét tất cả các ví dụ
trên là câu đẳng thức, mà chúng tôi chỉ xem xét những câu thuộc nhóm 2. Cịn
những câu thuộc nhóm 1, chúng tơi xếp nó vào loại câu tương đồng hay có cách
gọi khác là câu đẳng nhất..


14

Các nhà ngữ pháp truyền thống cho rằng, mơ hình câu đẳng thức có thể đổi
vị trí hai thành phần C, V cho nhau cho nhau mà nội dung không thay đổi. Thật
ra, đó là một sự nhầm lẫn trong cách hiểu “nghĩa” là gì. Trong tốn học , nếu
A=B thì ta có thể dễ dàng suy ra B=A, nhưng trong ngơn ngữ khơng phải thế. Vì
một lẽ đơn giản là khi hoán vị hai vế cả chủ ngữ và vị ngữ thì nội dung đều đã
thay đổi. “Cái nói đến” và “cái được nói đến” khơng cịn như cũ nữa. Ở đây,
chúng ta chỉ có thể nói rằng có thể hốn vị hai vế mà câu vẫn khơng mất tính ngữ
pháp, nghĩa là vẫn có thể chấp nhận được về phương diện phù hợp với các quy
tắc ngữ pháp. Quan niệm câu đẳng thức là kiểu câu biến thể từ một câu khẳng
định bất kì cũng thiếu thuyết phục. Câu đẳng thức ra đời không phải từ việc thay
đổi trật từ C- V, mà đó là sự thay đổi tự thân trong bản thân nó, thể hiện một
cách tư duy mới của người Việt chứ không chỉ đơn giản chỉ là một cách diễn đạt
đảo ngược so với trật từ thơng thường.
Trong khi đó, tác giả Nguyễn Đức Tồn lại cho rằng, câu đẳng thức hay có

cách gọi khác là câu đẳng nhất là những câu có câu tạo “A là B” hoặc “A như
B”, mà ở đó hai vế câu tương đương nhau và có thể hốn vị qua lại với nhau.
Nếu chúng ta hiểu theo cách hiểu của tác giả Nguyễn Đức Tồn thì phạm vị của
câu đẳng thức sẽ rất lớn, bởi lẽ nó bao gồm cả kiểu câu “A như B” (Cô giáo như
mẹ hiền). Với cách quan niệm như thế này, thì việc xác định câu đẳng thức sẽ rất
dễ dãi và kiểu câu này sẽ mất đi giá trị đặc biệt của nó.
Khơng chỉ dừng lại ở việc không thống nhất quan niệm về khái niệm câu
đẳng thức trong nội bộ ngữ pháp truyền thống mà giữa ngữ pháp truyền thống và
ngữ pháp chức năng, khái niệm câu đẳng thức cũng được hiểu hồn tồn khác
nhau. Ngữ pháp chức năng phân tích câu thành hai thành phần đề và thuyết. Khi
đó câu đẳng thức là câu mà đề và thuyết có quan hệ phi tham tố. Tức là khi đề


15

không phải là tham tố của vị từ làm hạt nhân cho thuyết mà cũng khơng có quan
hệ trực tiếp nào về nghĩa với bất kỳ tham tố nào của nó và ngược lại cũng thế.
Xét đến quan hệ phi tham tố, có bốn quan hệ cơ bản là quan hệ đẳng thức,
quan hệ định tính, quan hệ điều kiện và quan hệ ẩn nghĩa. Chính vậy, câu đẳng
thức là những câu mà khi đề và thuyết có quan hệ đẳng thức hay đồng nhất hoá
(equative), hai thành phần thường thuộc một phạm trù ngữ pháp giống nhau:
hoặc cùng là danh ngữ, hoặc cùng là vị ngữ. Khi đó, câu đẳng thức phản ánh một
nhận định về tính đồng nhất của hai thực thể hoặc hai sự tình được coi là tương
đương nhau về một phương diện nào đấy hoặc là chỉ một. Câu đẳng thức là câu
mà cả đề và thuyết đều xác định về hình thức và nội dung.
Ví dụ:
(12) Sao Hơm là sao Mai
(13) Người phụ nữ xinh đẹp ấy là cô giáo em
(14) Mai Phương Thuý là hoa hậu Việt Nam năm 2006
Theo cách hiểu này thì hai giá trị V và C tương đương nhau và khơng lệ

thuộc vào nhau và từ “là” có vai trị rất quan trọng, là động từ chính, khơng thể
bị lược bỏ khi chúng ta đảo ngược trật tự câu. Với cách giải quyết của ngữ pháp
chức năng, thì ta nhận thấy rằng câu đẳng thức chính là mơ hình câu đẳng nhất
hay câu tương đồng mà chúng tôi đã nói ở trên.
Ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng có cách quan niệm rất khác
nhau về câu đẳng thức, nếu ngữ pháp truyền thống cho rằng câu có mơ hình “V
là C” là câu đẳng thức, thì ngữ pháp chức năng lại cho rằng câu có hai vế đề và
thuyết tương đương nhau là câu đẳng thức. Nếu ngữ pháp truyền thống với mơ
hình câu đẳng thức “V là C”, ta có thể hiểu V sẽ là những đặc điểm, tính chất,
hành động, trạng thái nổi bật của C, V giải thích sáng rõ vấn đề cho C thì theo


16

ngữ pháp chức năng trong câu đẳng thức, đề và thuyết sẽ tương đương nhau, tức
là đề và thuyết chỉ là hai cách diễn tả khác nhau của cùng một vấn đề.
Các trường phái ngữ pháp khác nhau, thì cách giải quyết các vấn đề cũng
khác nhau, tuy nhiên nếu cả hai trường phái ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp
chức năng đều đi vào nghiên cứu kiểu câu đẳng thức, thì chúng tơi thiết nghĩ
phải có sự thống nhất chung về khái niệm, để tránh gây ra sự nhầm lẫn..
1.1.2.2. Khái niệm câu đẳng thức
Như ta biết ở phạm vi cú pháp, trong tiếng Việt thông thường đối tượng
được xác định trước tiếp đến mới nêu lên đặc trưng của đối tượng, hay nói cách
khác tư duy của người Việt là tư duy tổng hợp tính , chứ khơng phải là tư duy
phân tích tính như ở một số ngơn ngữ khác.
Ví dụ:
người Việt: ngựa trắng
người Trung Quốc: bạch mã
người Anh: white hourse
Chính vì vậy mà trong cách diễn đạt của người Việt kiểu câu phổ biến

thường là Chủ ngữ (C) - Vị ngữ (V) - Bổ ngữ (B) hoặc trạng ngữ (TN), C –V- B.
Vì vậy, kiểu câu có sự thay đổi trật tự “V là C” hoặc “B là C-V” thường
được các nhà phong cách học gọi là câu đẳng thức. Các tác giả Đinh Trọng Lạc
và Nguyễn Thái Hồ đã phân tích chúng như sau:
(7)Hay sủa gâu gâu
Là con chó vện
Con chó vện là chủ thể của hành động và như vậy câu đẳng thức phải là:
đặc trưng của đối tượng - đối tượng và quan niệm truyền thống vẫn cho rằng đó
là câu được cấu tạo theo mơ hình “V là C”, C ở đây đồng thời là chủ ngữ cũng
chủ thể hành động.


17

Trong câu đẳng thức, C là chủ ngữ hay chủ thể có thể diễn tả bởi nhiều vị
ngữ hay nhiều đặc trưng khác nhau nhưng khi ta đảo để trở thành câu đẳng thức
thì V đó hay đặc trưng đó trở thành phương diện tiêu biểu nhất đại diện cho cả
chủ thể đó. Trong thơ ca, kiểu câu này khơng phổ biến nhưng cách diễn đạt theo
lối đẳng thức hoá sẽ gây bất ngờ cho người đọc, bởi vì nó đi ngược lại với tư duy
bình thường của người Việt Nam
Theo cách hiểu như thế này thì các câu đã xét trên như:
(1)Cha tôi đang đọc báo – Người đang đọc báo là cha tơi.
(2)Tơi thích Tốn. – Tốn học là mơn tơi thích.
(8)Lan thích âm nhạc - Âm nhạc là mơn Lan thích
(10) Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
(12) Sao Hơm là sao Mai
(13) Người phụ nữ xinh đẹp ấy là cô giáo em
(14) Mai Phương Thuý là hoa hậu Việt Nam năm 2006
Những câu trên không được xem là câu đẳng thức mà là câu đẳng nhất,

tức là hai thành phần C và V tương đương nhau, V chỉ là một cách diễn đạt khác
của C, chứ V không phải là đặc điểm, tính chất của C.
Cần phải nói thêm rằng, theo quan niệm của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn
Thái hoà, câu đẳng thức cịn có mơ hình “B là C-V”, tuy nhiên, hai tác giả này
không đưa ra bất kỳ ví dụ nào để minh hoạ, theo quan niệm của chúng tơi, kiểu
câu có câu tạo “B là C-V”, là những câu như :
- Hoa là mẹ em trồng
- Gấu bông là anh ấy tặng
- Người thân thiết là anh dễ thân (Phạm Tiến Duật)


18

Những ví dụ trên, chúng tơi khơng xếp nó vào câu đẳng thức, vì nếu xếp
nó vào câu đẳng thức thì nó khơng có sự nhất qn về cấu trúc, chính vì lẽ đó ,
mà những câu được cấu tạo theo mơ hình “B là C-V” , chúng tơi sẽ làm rõ ở
những cơng trình sau.
Nói tóm lại, theo quan niệm của chúng tôi, câu đẳng thức là kiểu câu được
cấu tạo theo cấu trúc “V là C”, trong đó V diễn tả đặc trưng của đối tượng và C
là đối tượng, đồng thời là chủ thể của hành động, tính chất, đặc điểm trạng thái
được nhắc tới ở V. Câu đẳng thức là kiểu câu định nghĩa, xác định đối tượng,
định danh đối tượng bằng những đặc tính nổi bật nhất của đối tượng đó, gây ấn
tượng mạnh mẽ với người đọc bằng cách đưa những đặc điểm, tính chất nổi bật
nhất của sự vật, hiện tượng ra đầu câu. Cần phải nói thêm rằng câu đẳng thức tồn
tại một cách độc lập, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về ngữ nghĩa cũng như ngữ
pháp và chúng ta khơng nên xem nó là một hình thức biến thể của kiểu câu
khẳng định như cách hiểu của một số nhà nghiên cứu trước đây.
Chúng ta cần có sự phân biệt rõ ràng giữa câu đẳng thức và câu đẳng nhất,
hai khái niệm này hồn tồn khác nhau, khơng thể xem câu đẳng thức và câu
đẳng nhất là hai cách gọi khác nhau của cùng một vấn đề. Câu đẳng thức có mơ

hình cấu trúc “V là C”, cịn câu đẳng nhất có mơ hình cấu trúc “C ~ V” (~ :
tương đương). Phân biệt câu đẳng thức và câu đẳng nhất chúng tôi sẽ làm rõ ở
mục sau.
1.1.2.3 Vai trị của từ “là” trong câu đẳng thức
Trong mơ hình cấu tạo của câu đẳng thức thì từ “là” có vai trị rất quan
trong, nếu như khơng có từ “là” thì sẽ khơng tồn tại câu đẳng thức.
Trước tiên, chúng tôi đi xem xét ý nghĩa từ vựng của từ “là” trong tiếng
Việt.
Trong tiếng Việt, từ “là” được hiểu theo những nghĩa sau:


19

- là: hàng tơ nõn dệt thưa và mỏng, thường được nhuộm đen.
Ví dụ: quần là áo lượt
khăn là
- là: từ trực tiếp chỉ ra tên gọi nghề nghiệp, thuộc tính, bản chất của người, vật,
hiện tượng.
Ví dụ:
Tơi là nơng dân.
Vàng là kim loại quý.
- là: từ chỉ ra quan hệ tương đương về giá trị.
Ví dụ:
Hai với hai là bốn.
- là (động từ): làm phẳng quần áo, vải vóc...
Là quần áo hiệu giặt là.
- là: di chuyển sát bề mặt (mặt đất, mặt nước) cách đều bề mặt một khoảng được
coi là bé.
Ví dụ:
Chiếc trực thăng là một vịng rồi hạ cánh.

“Là” trong câu đẳng thức được dùng với nghĩa thứ 2, tức là từ chỉ ra tên
gọi nghề nghiệp, thuộc tính, bản chất của người, vật, hiện tượng .
Một điều cần lưu tâm khi xác định câu đẳng thức là chúng ta cần có cái
nhìn hợp lí về từ “là”, cú pháp của câu đẳng thức là “V là C”, vậy “là” giữ vai trị
gì?
Khi phân tích vai trò của từ “là” trong câu chứa “là”, Nguyễn Văn Hiệp
cho rằng có 3 cách giải thích khác nhau sau:
+ cách giải thích thứ 1: cho “là” là động từ, có thể kết hợp với các hư từ để
chỉ thời, thể, tình thái, vì vậy nó được xem là vị ngữ.


20

+ cách giải thích thứ 2: cho “là” là hệ từ, dung để liên kết chủ ngữ và vị
ngữ.
+ cách giải thích thứ 3: cho “là” vẫn là hệ từ, nhưng chủ trương “là”+ bộ
phận đứng sau mới có tư cách là vị ngữ.
Xét riêng trong câu đẳng thức, thì ta nhận thấy rằng, từ “là” hồn tồn
khơng có nghĩa từ vựng, do đó chúng ta khơng thể xem nó là động từ. Cách giải
thích thứ nhất là khơng hợp lý. Trong khi đó, cách giải thích thứ ba, lại cho “là”
là hệ từ và cho rằng “là” + bộ phận sau mới có đầy đủ tư cách là vị ngữ, theo
chúng tôi, cách giải quyết này cũng không thể chấp nhận được, vì rõ ràng, cấu
tạo câu đẳng thức là “V là C”, như vậy “là” hoàn toàn tách biệt ra khỏi thành
phần vị ngữ. Do đó, cách giải thích thứ 2 là hợp lí nhất.
Như vậy, trong câu đẳng thức ta có thể xem “là” là hệ từ, có tư cách ngữ
pháp độc lập, dùng để liên kết giữa chủ ngữ và vị ngữ.
1.1.2.4 Phân biệt câu đẳng thức và câu đồng nhất (câu đẳng nhất)
Khái niệm câu đồng nhất rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình nghiên cứu
về câu đẳng thức. Tuy nhiên, nếu đi vào tìm hiểu và nghiên cứu thì chúng ta
nhận thấy rằng hai khái niệm này hoàn toàn khác xa nhau.

Khái niệm câu đồng nhất hay câu đẳng nhất là những câu có mơ hình C ~
V và hai thành phần này được nối với nhau bởi động từ “là”, “là” diễn tả mối
quan hệ đồng nhất, hoặc thuộc tính giữa hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Hai
thành phần C, V tương đương nhau về mặt ngữ nghĩa (có thể tương đương hoàn
toàn hoặc chỉ tương đương trong một mối quan hệ ngữ nghĩa nhất định nào đó).
Câu đồng nhất có thể chia ra thành 3 loại: câu đồng nhất tuyệt đối, câu
đồng nhất tương đối và câu quy loại.
Trong bếp là chỗ tốt nhất (câu đồng nhất tuyệt đối).
Trán nàng là sự minh mẫn (câu đồng nhất tương đối).


21

Tơi là sinh viên (câu quy loại ).
Ở mơ hình cấu tạo của câu đẳng nhất, từ “là” đóng vai trị là động từ
chính, giữ vị trí quan trọng trong kết cấu vị ngữ.
Trong khi đó câu đẳng thức lại là kiểu câu có mơ hình “V là C”, mà ở đó
C là những hành động, đặc điểm, tính chất nổi bật của C, và C là chủ thể của
những hành động, đặc điểm, tính chất đó.
Ví dụ như:
Hay sủa gâu gâu
Là con chó vện
Khi chúng ta đảo ngược trật tự lại, sẽ được : Con chó vện là hay sủa gâu
gâu. Ở mơ hình đảo ngược này, chúng ta hồn tồn có thể bỏ từ “là” mà khơng
ảnh hưởng đến cấu tạo ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa của câu “Con chó vện hay
sủa gâu gâu”, chúng ta có thể làm được như vậy, bởi lẽ “là” ở đây là hệ từ, là
thành phần phụ trong câu. Còn đối với câu đẳng nhất, thì chúng ta khơng thể bỏ
từ “là” được, vì từ “là” trong câu đẳng nhất chính là động từ chính trong thành
phần vị ngữ của câu.
1.1.2.5. Cấu tạo của câu đẳng thức

Cấu tạo của câu đẳng thức rất đa dạng, V có thể là từ, cụm từ, hoặc là một
kết cấu chủ-vị (cú) tương tự như vậy C cũng có thể là từ, cụm từ hoặc là một kết
cấu chủ-vị (cú).
Xét về phương diện cấu tạo ngữ pháp, câu đẳng thức có thể là câu đơn,
cũng có thể là câu phức. Câu đẳng thức là câu phức khi thành phần vị ngữ hoặc
chủ ngữ được cấu tạo bởi một kết cấu chủ - vị.
Để đảm bảo tính chất của vị ngữ thì những từ hoặc cụm từ đóng vai trị vị
ngữ ln ln là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ. Cịn những từ loại
khác khơng thể được chấp nhận, vì nếu những từ loại khác được đưa lên đầu câu


22

thì từ “là” sẽ bị chuyển thành động từ và khơng cịn là hệ từ nữa, khi đó câu đẳng
thức sẽ là câu đẳng nhất. Trong khi đó C trong câu đẳng thức thường sẽ là danh
từ, cụm danh từ, đại từ, cụm đại từ hoặc cũng có thể là một cú.
Thật ra, chúng ta khơng cần nói dài dịng như thế này, hạn chế của chúng
ta là dễ xảy ra nhầm lẫn khi xác định giữa câu đẳng thức và câu đẳng nhất,
nhưng với việc phân định một cách rạch ròi vài trò của từ “là” , ta sẽ khơng cịn
nhầm lẫn nữa.
Chúng tơi, sẽ tiếp tục làm rõ hơn thành phần cấu tạo câu đẳng thức khi đi
vào miêu tả cấu tạo ngữ pháp của những câu đẳng thức, mà chúng tôi khảo sát
được ở 3 nhà thơ Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Bằng Việt.
1.1.2.6 Câu đẳng thức và sự thay đổi tư duy thơ
Tư duy thơ là một phạm trù rộng lớn, do vậy chúng ta khó có thể đưa ra
một khái niệm cụ thể.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách
khoa Hà Nội, 2005), tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một
cách đặc biệt - bộ não người- tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan
dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận ... Theo một định nghĩa khác, tư

duy là danh từ triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những
cảm giác của con người để sửa đổi và cải tạo thế giới thơng qua hoạt động vật
chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với
nó.
Từ khái niệm tư duy như đã nêu trên, ta có thể hiểu tư duy thơ là tồn bộ
hoạt động trí óc để cho ra đời một bài thơ, đó có thể là sự nhìn nhận, cách đánh
giá, diễn đạt, các phương thức thể hiện…tất cả quá trình suy nghĩ, sắp xếp đó
của nhà thơ thì được hiểu là tư duy thơ.


23

Tư duy thơ ở mỗi gian đoạn lại khác nhau. Và có thể nói, sự xuất hiện của
câu đẳng thức chính là dấu hiệu đánh dấu cho sự thay đổi của tư duy thơ Việt
Nam từ sau cách mạng tháng 8.1945.
Trước cách mạng tháng 8.1945 kiểu câu đẳng thức không hề tồn tại trong
thi ca, nó chỉ mới xuất hiện sau cách mạng. Chúng tơi đã tìm đọc thơ của một số
nhà thơ trước cách mạng tháng 8 và nhận thấy rằng khơng có sự xuất hiện của
kiểu câu đẳng thức, kiểu câu này chỉ bắt đầu xuất hiện từ năm 1945.
Như ta biết, tư duy của người Việt là tư duy tổng hợp tính, và trong thơ,
các nhà thơ cũng tư duy theo lối đó, nhận định sự vật, hiện tượng, rồi mới đến
phát hiện ra những đặc điểm, tính chất, trạng thái của chúng. Trước cách mạng
tháng 8, hầu hết các nhà thơ đều tư duy theo lối như vậy. Chúng ta có thể kể ra
hàng loạt những câu thơ như vậy:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khơ lạc mấy dịng
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sơng dài, trời rộng, bến cô liêu…
(Tràng giang – Huy Cận)
Đây là 2 khổ đầu của bài thơ “Tràng giang” được Huy Cận sáng tác tháng
9/1939, chúng ta có thể nhận thấy rằng, các sự vật, hiện tượng được nhắc đến
trước rồi mới đến đặc điểm, tính chất của chúng, “sóng gợn”, “con thuyền xi
mái”, “thuyền về”, “nước lại sầu trăm ngả”, “củi một cành khơ lạc mấy dịng”,


24

“gió đìu hiu”, “nắng xuống”, “trời lên”, “sơng dài”, “trời rộng”, “bến cơ
liêu”…và nếu tính chất đặc điểm của sự vật có được đảo lên đầu câu thì tác giả
cũng chỉ có một biện pháp tu từ duy nhất, đó là biện pháp đảo ngữ, ví dụ như “lơ
thơ cồn cỏ”.
Chúng ta có thể kể ra hàng loạt những câu thơ thể hiện lối tư duy tổng hợp
tính của thi nhân Việt Nam trước cách mạng tháng 8:
…Gió theo lối gió mây đường mây
Dịng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?...
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Hay như:
Chiều mộng hịa thơ trên nhánh dun,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền…
(Thơ duyên – Xuân Diệu)
Và rõ ràng chúng ta khơng thể nào tìm thấy bất kỳ một câu thơ nào diễn
đạt theo lối đẳng thức. Nếu muốn nêu đặc điểm, tính chất của sự vật lên đầu câu,

nhà thơ chỉ có một cách duy nhất là dùng biện pháp đảo ngữ.
Tuy nhiên, từ sau cách mạng tháng 8, thì kiểu câu đẳng thức bắt đầu xuất
hiện, tuy không được sử dụng một cách rộng rãi, nhưng hầu như tất cả các nhà
thơ đều ít nhiều sử dụng nó. Một số câu thơ đẳng thức trong thơ Hồng Cầm
như:
Và dai dẳng em ơi
Là cơn say khát lá


25

(Nhớ)
Long lanh mắt ướt
Là mưa ái phi
(Mưa Thuận Thành)
Mênh mang là cõi giá băng
Mình tơi mãi níu bóng hằng lửng lơ
(Tình anh thể phách)
Hay như một vài câu thơ đẳng thức trong thơ Nguyễn Duy :
Trong veo là nắng với trời
Ngổn ngang thân mến là người với nhau
(Mưa trong nắng, nắng trong mưa)
Lần lữa mãi là ta lỡ dại
Để thành mất cắp cả tình u
(Một góc chiều Hà Nội)
Như vây, chúng ta có thể nhận thấy rằng với sự ra đời của câu đẳng thức,
đã đánh dấu sự thay đổi trong tư duy thơ. Các nhà thơ đã mạnh dạn thể hiện lối
tư duy phân tích tính thơng qua một kiểu câu cụ thể chứ không chỉ đơn giản bằng
biện pháp tu từ đảo ngữ như trước đây.
1.2 Các tác giả khảo sát

1.2.1 Phạm Tiến Duật
1.2.1.1 Con người
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941. Ông là một trong những
nhà thơ tiêu biểu của nền văn học cách mạng nước nhà. Thơ ông đã tạo nên một
dư âm mạnh mẽ trong lòng độc giả nhiều thế hệ.
Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà
giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Năm 1964,


×